Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Tôi có cảm nhận nghiệp chướng là có thật. Và tính nhân quả là điều không sai. Nhưng có điều tôi không thể coi đây là một lý thuyết mà chỉ là một cảm nhận qua những gì tôi đã nhận thấy trong cuộc đời tối. Tôi kể những câu chuyện này là những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm bằng chính cuộc đời mình.

Hy vọng rằng các bạn sẽ chia sẻ.

14 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi tôi còn nhỏ. mỗi khi giết gà, vịt làm cỗ cúng ông bà tổ tiên thì ba mẹ tôi luôn đuổi tôi ra chỗ khác. Ông bà không cho tôi nhìn thấy cảnh những sinh vật hiến tế cho nghi lễ của con người. Những người giúp việc cho nhà tôi rất tuân thủ điều này.Ngày ấy, mỗi khi tôi nhõng nhẽo đòi xem cắt cổ gà là lập tức ông bếp báo ngay với cha mẹ tôi và tôi được bế đi chỗ khác với vài cái đét đít của các chị tôi.

Nhưng tôi nhớ mãi một hiện tượng mà cho đến nay tôi không giải thích nổi. Đó là nhà tôi có mua được một con ngỗng. Nó nói được tiếng người. Tất nhiên nó không nói rảnh rọt như một con người mà chỉ một số câu. Mỗi khi tôi trêu chọc nó là nó sấn sổ lại tôi và nói" Muốn! Muốn!" "Mày trêu ông hà? Ông đánh chết mày bây giờ". Tiếng nói của nó không sõi. Đại khái tựa tựa như tiếng vịt nói tiếng người trong phim hoạt hình vịt Donal. Bình thường nó vẫn kêu như một con ngỗng.

Mẹ tôi sau thấy chỉ nuôi một con cũng tội , nên mua thêm một con nửa cho nó có bạn. Ký ức thời thơ ấu của tôi là hình ảnh hai con ngỗng quấn quýt và yêu thương nhau. Khi đến ngày mùng 5 tháng 5 một con phải ra tiệm thịt quay Tân Phúc Điền là tiệm thịt quay nổi tiếng Hanoi ngày xưa ở phố hàng Buồm. Tôi nhớ lại. lúc ấy con ngỗng còn lại kia cất tiếng bi thương thảm thiết. Vài tháng sau, con ngỗng biết nói kia lại bị cắt cổ làm đám giổ. Nó khỏe lắm, ông bếp, chị sen và cả mẹ tôi với bắt được nó phải chịu bó cánh và cẳng. Ngày ấy theo thông lệ, tôi lại bị đuổi đi chỗ khác. Tôi còn nghe được tiếng con ngỗng kêu: "Thôi chết tôi rồi! Ai cứu tối với" "Ai cứu tôi với!". Tôi lại nghe được câu nói quen thuộc: "Ngỗng à! Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác! Đừng làm kiếp ngỗng cho tao ăn thịt". Sau đó tôi không còn nghe tiếng kêu thảm thiết của con ngỗng nữa. Chỉ một thời gian không lâu, gia cảnh gia đình tôi sa sút.

Có thể các bạn cho là trí tưởng tưởng trong ký ức tuổi thơ của tôi. Vâng! Cũng có thể như vậy! Nhưng tôi nhớ như vậy và đây là cảm nhận về nghiệp chướng đầu tiên của tôi trong cuộc đời mà tôi có thể nhớ được.

Còn tiếp

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với rất nhiều hiện tượng tâm linh đang ngày càng phổ biến và công khai hiện nay thì rất có thể dẫn đến những nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của nhiều "thế giới" với những đặc điểm, hình thái tồn tại khác nhau. Chúng là một giới mà giới này không có đủ các khả năng để tiếp cận và "nhìn thấu" được giới khác". Ngược lại, các giới khác (nếu có) cũng chưa chắc đủ khả năng để thấy sự tồn tại của chúng ta.

Đôi khi chúng ta thấy hiện tượng khác thường, không (hoặc chưa giải thích được) - biết đâu đó là sự giao thoa giữa các nền văn minh và các thế giới. Điều khiển sự tương tác giữa các giới đó là quy luật vũ trụ siêu nhiêu và bí hiểm mà bao nhiêu thế hệ loài người vẫn đang tìm kiếm, minh chứng. Mọi thứ hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta biết rằng trí óc và khả năng con người là giới hạn. Khi chưa biết thì không thể khẳng định là tuyệt đối không có.

Trường hợp đôi ngỗng của chú Thiên Sứ cũng rất có thể như thường thấy trong các chuyện cổ tích là có những giới khác biến hóa mang hình hài của giới sinh vật thuộc hệ Trái Đất. Và không nằm ngoài luật điều khiển của siêu nhiên. Đã là luật thì tất nhiên phải sinh hậu quả khi áp dụng rồi. "Nghiệp chướng" thì cũng nằm trong quy luật nhân - quả đó thôi.

Thiển ý của Phoenix phiếm đàm, mong được tham khảo thêm các ý kiến

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà nói với tôi giọng phẫn uất:

-"Thằng ấy chính là chú tôi. Lúc không nhà không cửa tôi cho nó ở nhờ 800 m vuông đất. Nó ở từ năm 76 đến giờ (2000). Bây giờ đòi nó không trả. Tôi bán nhà bán cửa theo kiện, tốn kém cả chục năm trời. Nhưng nó vẫn trơ ra. Tôi còn cái nhà hơn 300 cây sẽ bán nốt. Tôi sẽ theo kiện đến cùng. Không xong tôi ra giữa chợ Bến Thành tẩm xăng tự tử. Tôi cũng ăn chay, làm công quả. Sao tôi khổ thế này!".

Nhìn người đàn bà đăng quằn quại trong tâm hồn, tôi không khỏi cám cảnh cho bà ta. Bà ấy chỉ có một mẹ một con. Bản thân bà cũng là con gái duy nhất của một bà mẹ mà bố bà ấy đã bỏ đi từ nhỏ.

Tôi ra được quẻ: Kinh Lưu Niên. Tôi giật mình: "Đây chính là quẻ của định mệnh, quẻ của nghiệp chướng phải trả". Tôi hỏi bà: "Bà đã bán đi nhiều nhà lắm hả?". "Dà! Mẹ tôi chết đi để lại cho tôi gần chục căn nhà, tôi đã bán hết theo kiện. Tôi nay chỉ còn một cái đang ở. Tôi sẽ bán nốt theo kiện đến cùng. Tôi tức lắm. Nó ăn không, ăn hỏng của tôi".

Kinh Lưu Niên, một sự lừa đảo, chèn ép, bất lương....

Tôi chợt hỏi bà:

-"Có phải mẹ của bà ngày xưa sống bằng nghề cho vay nặng lãi không?".

-"Sao thầy biết?".

-"Quẻ nói vậy! Đây chính là nghiệp chướng của bà! Ngày xưa mẹ bà sau khí ông chồng bỏ đi chỉ còn một cái nhà duy nhất. Còn ít vốn mẹ bà đã sống bằng nghề cho vay nặng lãi. Tài sản mà mẹ bà để lại cho bà chính là do xiết nợ người ta mà có. Cái nhà bà đang ở chính là cái tài sản mẹ bà có trước khi làm nghề này...".

-"Đâu! Thày nói sai rồi! Nhà mẹ tôi ngày xưa bán lâu rồi. Đây là cái nhà tôi mua sau này!".

-"Bà không hiểu ý tôi. Tôi muốn nói rằng: Nó tương đượng với cái nhà mà mẹ bà chỉ còn một cái trước khi làm nghề này. Nó là giá trị tài sản đích thực của mẹ bà".

Bà ta ngồi im lặng. Tôi nói tiếp:

-"Bà hãy bình tĩnh nghĩ lại! Những người ngày xưa cũng đã bao lần uất ức vì họ nghèo không trả được nợ khiến gia đình họ phải tan nát. Bây giờ nghiệp quả báo ứng thì bà phải mất đi dưới hình thức khác. Có thể chính do bà ăn chay và làm công quả, nên dun dủi bà đến đây và tôi coi thấy được điều này. Nên tôi khuyên bà đừng theo kiện nữa. Của trời, Trời lại lấy đi. Bà có cái nhà trị giá 300 cây , bà còn sướng hơn nhiều người. Nếu tối nói đúng thì bà hãy rũ bỏ và bình tâm sống với tài sản còn lại . Theo tôi nó mới đích thực của bà. ...".

Tôi không nhớ tôi còn nói gì nữa không. Nhưng người đàn bà ấy im lặng ra về. Nhìn người đàn bà thất thểu ra cửa vì tự thấy mình oan trái. Tôi ngậm ngùi nghĩ đến câu của các cụ truyền lại:

Ngày xưa quả báo thì lâu.

Bây giờ quả báo ở đâu đến liền.

Hình như bài ca này có nguyên ủy từ vũ trụ: Các thiên thể quay theo hình xoắn ốc rời khỏi tâm với tốc độ góc ngày càng nhanh. Có thể chính tốc độ vũ trụ ngày càng nhanh cho một thiên thể, nên sự tương tác cũng nhanh theo tốc độ chuyển động trong một chu kỳ của nó.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NhatChiMai đạo Phật nên tin vào nhân quả nghiệp báo. NCM đã nhiều lần giật mình vì thấy quả báo nhãn tiền đến với mình. Nhiều khi NCM chê bai hay coi thường ai điều gì, thì chẳng bao lâu NCM sẽ rơi vào hoàn cảnh đúng như vậy, nhiều lúc trùng hợp không thể tin được :rolleyes:

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Jimsy cũng hay phải trả giá đắt cho những phát biểu của mình :unsure:,nhiều cái linh tinh không nhớ lắm nhưng có câu nhớ nhất là cũng tầm gần bằng giờ này năm ngoái có phát biểu một câu:" chỉ cần tìm được một người con gái để yêu đơn phương thôi cũng tốt là tuyệt lắm rồi" chả mấy lâu sau rơi vào tình trạng như thế :rolleyes: ,chả thấy tuyệt gì cả!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nàng có chồng Việt kiều vốn con nhà tử tế và chỉ chờ đi Hoa Kỳ.

Với tôi nàng cũng có mối quan hệ dây mơ rễ má, nên nàng thường hỏi tôi:

-"Bao giờ em xuất ngoại?".

-"Năm nay chưa được!".

Chồng nàng đã định cư ở Hoa Kỳ đến lúc cưới nàng là đã 16/ 17 năm sống nới đất khách. Nhưng vẫn chưa thi nhập quốc tịch. Khi lấy vợ, người chồng cũng chí thú làm ăn và thi quốc tịch để bảo lãnh vợ. Câu trả lời của tôi vẫn đều đặn là:

-"Năm nay chưa đi được".

Ròng rã cũng 9 năm trời. Nàng thiếu điều muốn chửi tôi. Thật xui cho nàng, lúc thì chồng thi trượt, lúc thì "đánh piano" vân tay lại bị nước vôi ăn do làm nghề thợ nề. Năm thì say rượu đụng xe...Rồi thì hồ sơ bào lãnh cũng đến thì nàng lại bị cật vấn sao lấy chồng gần 10 năm chưa có con?

Cuối cùng tôi phải khuyên nàng thả chim phóng sinh. Nhưng ở tỉnh lẻ như nàng chẳng có chỗ nào bán chim phóng sinh cả? Lên Sài Gòn đi tìm cả ngày trời cũng chẳng có. Không hiểu tại sao lại như vậy? Nàng vẫn loay hoay bổ sung giấy tờ. Bên Hoa Kỳ thì nhờ luật sư. Tất cả anh em bên chồng ở Hoa Kỳ đứng ra bảo lãnh và cam kết, nàng vẫn chưa đi được. Cuối cùng, nàng phải lên tận núi Bà Đen ở Tây Ninh mới mua được chim phóng sinh để thả.

Nàng đến nói với tôi :

-"Em đã thả chim rồi. Em mua hết chim tốn cả gần 2.000.000đ, tính cả tàu xe đấy!".

Tôi hơi buồn và nói với nàng:

-"Em sẽ đi trong năm nay".

Khi nàng ra về với sự vui vẻ, tôi nói với vợ tôi:"Người này không nhân hậu và ích kỷ. Có ra nước ngoài cũng không khá được". "Sao thế anh? Cô ấy vất vả lên tân núi Bà cầu phước mà?". "Đây là một cuộc đổi chác chứ làm phước gì! Làm phước thật thì chẳng tốn đến thế".

Đến nay nàng vẫn chưa có con. Làm ở đâu cũng đành hanh nên chẳng bền. Thật tội nghiệp.

14 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cô em gái vặt lông sống những con cò. Những con cò bị vặt lông trụi thùi lụi run rẩy trong đau đớn, chờ con người lấy hai thanh tre kẹp cổ, nướng trên lửa cho trụi hết lông con, xong mới làm thịt. Vợ tôi bảo: "Sao mày ác thế? Mày nhìn những con chim bị vặt lông kìa. Mày tưởng tượng nó đau đớn thế nào trước khi chết? Rồi mày lại sắp thiêu sống nó. Khủng khiếp quá!". Cô em vợ tôi tỉnh ngộ, đem cả chục con chim vừa có lông vừa trụi thùi lụi đi cho. Cô ta nói: "Từ nay em sẽ chẳng bao giờ ăn cò nữa". Nghe được câu chuyện này, tôi nói: "Con Liên sẽ sinh con trong năm nay và trở nên khá giả". Chẳng là cô ta đang có bầu, theo sự tính toán của tôi - nếu cô ta sinh con năm nay thì tốt và sang năm thì xấu mà bác sĩ dự sinh là vào khoảng trước hoặc sau Tết vài ngày.

- Tại sao thế hả anh? Chính nhờ em khuyên nó mới không nướng những con cò đấy chứ?

- Việc giết cò vì vô ý thức, nên không thể coi cô ta là ác. Nhưng chính sự thức tỉnh - chợt ngộ - từ trong tâm khiến cô ấy không ăn cò nữa, chứng tỏ cô ấy có tâm hiền. Lời khuyên chỉ là tác động bên ngoài mà thôi.

Sự việc nghiệm, cô Liên sinh con trước Tết và khá giả. Câu chuyện cách đây cũng khoảng 15 năm rồi.

Vũ trụ huyền vĩ mênh mông, hư ảo. Nghiệp chướng trùng trùng, không dễ mấy ai ngộ được.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đến giờ phuong2t vẫn tin là có nghiệp chướng và có quả báo, nhưng chú Thiên Sứ cho con hỏi là nghiệp chướng này do ai làm người đó chịu hay có thể do cả đời trước để lại nữa ạ?

Ngày xưa con từng nghe câu nói: " Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" Nếu đúng như vậy thì không công bằng chút nào phải không chú? Ai làm thì người đó chịu chứ chú nhỉ? Không thể cha làm sai rồi bắt con đi tù được phải không ạ?

À, chú ơi nếu một người "tâm thiện nhưng khẩu xà" thì có gặp quả báo hay bị mất phúc đức không ạ? Nghĩa là một người tâm thì tốt nhưng mỗi tội hay nói năng không suy nghĩ, nói bậy và đôi khi còn độc đoán và cay nghiệt nữa đó chú? Như vậy có bị giảm đi phúc đức và may mắn không ạ?

Cháu thấy những câu chuyện mà chú kể ra ở đây nghe huyền bí nhưng rất hữu ích chú ạ. Nó làm cho con người ta sống thiện hơn ạ, Cháu nghĩ thế!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đến giờ phuong2t vẫn tin là có nghiệp chướng và có quả báo, nhưng chú Thiên Sứ cho con hỏi là nghiệp chướng này do ai làm người đó chịu hay có thể do cả đời trước để lại nữa ạ?

Ngày xưa con từng nghe câu nói: " Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" Nếu đúng như vậy thì không công bằng chút nào phải không chú? Ai làm thì người đó chịu chứ chú nhỉ? Không thể cha làm sai rồi bắt con đi tù được phải không ạ?

À, chú ơi nếu một người "tâm thiện nhưng khẩu xà" thì có gặp quả báo hay bị mất phúc đức không ạ? Nghĩa là một người tâm thì tốt nhưng mỗi tội hay nói năng không suy nghĩ, nói bậy và đôi khi còn độc đoán và cay nghiệt nữa đó chú? Như vậy có bị giảm đi phúc đức và may mắn không ạ?

Cháu thấy những câu chuyện mà chú kể ra ở đây nghe huyền bí nhưng rất hữu ích chú ạ. Nó làm cho con người ta sống thiện hơn ạ, Cháu nghĩ thế!

Nghiệp chướng và quả báo là hai mặt của một vấn đề. "Nghiệp ai người đó chịu" - hoàn toàn chính xác. Nhưng cũng có câu: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" - Đúng luôn! Không có gì mâu thuẫn với vế trên. Tại sao lại như vậy - Lý học Đông phương giải thích rằng: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Khi đời cha ăn mặn thì nghiệp của người con sẽ ứng vào gia đình ăn mặn này và là con của gia đình này. Tất yếu đời con khát nước. Đại loại là như vậy. Có khi vài đời sau nghiệp mới thể hiện quả báo vì còn thời gian tích lũy nghiệp duyên.

Với người "Tâm thiện, khẩu xà" thì họ hay bị nói xấu, chỉ trích. Nếu cộng nghiệp thì bị vu cáo. Trong kinh Phật có giải thích nghiệp nào thì quả nấy.

Phuong2t có biết triều đại nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại không? Chính là thời Hùng Vương đấy - 2262 năm. Bởi vì tổ tiên ta trong trị quốc lấy chữ Nhân làm căn bản và là một quốc gia văn hiến của nhân loại.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ

Chính xác là nghiệp chướng hay nghiệt chướng?

Cháu đọc một số bài báo thấy nói là "nghiệt chướng"???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ

Chính xác là nghiệp chướng hay nghiệt chướng?

Cháu đọc một số bài báo thấy nói là "nghiệt chướng"???

"Nghiệp" là từ chính xác nhất. Còn "nghiệt" không sai nhưng trong một trường hợp cụ thể của "Nghiệp".

Người Việt ta dùng từ "nghề nghiệp" chứ không ai dùng từ "nghề nghiệt" cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai vợ chồng bị sét đánh khi bắt cá trên sông

(Dân trí) - Đang giăng lưới bắt cá trên đoạn sông Đa Mặn (thượng lưu sông Hàn, TP Đà Nẵng), vợ chồng anh Lê Văn Sân và chị Hồ Thị Hồng bất ngờ bị sét đánh ngã xuống sông.

Sự việc xảy ra vào khoảng 16h chiều ngày 5/8. Theo lời kể của các ngư dân chứng kiến vụ việc, cả hai vợ chồng anh Sân bị sét đánh trúng lật nhào xuống sông. Khoảng 2h sau, người dân ở đây mới lặn tìm vớt được xác anh Sân; còn chị Hồng thì may mắn được một ghe đánh cá gần đó cứu, giữ được mạng sống và cả đứa con đang mang.

Gia đình anh Sân rất khó khăn, anh chết đi bỏ lại chị Hồng sắp đến ngày sinh nở và một bé trai đang học lớp 2.

Sơn Phong

http://dantri.com.vn/Sukien/Hai-vo-chong-b...08/8/245187.vip

Không biết là nghiệp gì, chỉ thấy tội nghiệp quá...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa Nghiêm đươc quen biết với 1 gia đình , đời Ông Nội sống thời Pháp thuộc , Ông có một khă năng cờ bạc bịp chưa bao giờ biết thua chỉ có thắng nhiều hay ít và không bị phát hiện vì ông luôn di chuyển theo ghe đi về lục tỉnh dắt theo cậu con cả như người hầu , nhưng tuyệt nhiên không muốn cho con mình theo con đường đó nhưng cậu ta do chẳng được học hành gì nên chỉ tiếp nhận những gì xảy ra ở sòng bạc 1 cách thông minh khi mới vừa 14 tuổi , tên thường gọi ở nhà của các con cũng mang tên các quân bài như Cô XẬP , cậu XÌ , Cô XÁM , Cậu MÁNH , thế rồi ông mất đi khi còn rất trẻ chưa đến 50 các con còn rất nhỏ Cô Xập vừa tròn 16 Cậu Mánh vừa lên 10 , cuộc sống Phong lưu khi ông được bạc nhưng chả có đồng để dành , cửa nhà sa sút Cậu Xì sớm đội bánh trên đầu bán dạo để nuôi mẹ và em , chẳng biết là may hay rủi khi cậu được 1 ông trùm thuốc phiện và cờ bạc đem về nuôi , cậu phát huy năng khiếu được tích lủy trong những tháng ngày theo Bố , Cứ cậu cầm hộ bài cho ai người ấy thắng bạc !!! khỏi phải nói đời cậu được thế giới đỏ đen nuông chiều như thần tài trên chiếu bạc . Đời cậu lại sang trang khi có tay trọc phú đưa hẳn cậu về nhà và cùng gia đình người ấy xuống tàu sang Pháp . Cậu chả phải làm gì cứ theo lão trọc phú ấy chia bài và ngồi vào chân nào trống . vì cuộc đời cuốn đi như thế cậu trở thành Đại phú có nhiều điền sản tiền của , nhưng cậu đã mất đi những người thân mà tâm nguyện cậu khi có tiền đem về nuôi sống gia đình . Có tiền tất nhiên cậu sở hữu 1 cô vợ đầm rất đẹp nhưng cô vợ là cổ máy tiêu tiền như diễn viên điện ảnh nhưng không sanh 1 đứa con nào cho cậu , nỗi đau đáu quê hương cậu có thêm người vợ việt ở miền nam nước pháp , Bà này sanh được cho Cậu 2 người con , một trai một gái , ăn học thì chọn trường Hoàng Gia để gởi 2 Con không ngại tốn kém . thế nhưng nghiệp chướng oan gia khi cậu con trai vừa xong trung học cậu lại lao vào ma túy với băng xã hội đen người ả rập , cô con gái lao vào casino như 1 cách đốt điền sản của bố , hệ quả tất yếu cuối đời ông lại chết cô độc trong nhà dưỡng lão . không người thân khi các con ông không còn đường quay về. Thật là oan gia nghiệp chướng của THIÊN TRẢ ĐỊA .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi:

Nghiệp chướng là một khái niệm minh triết cổ nhằm cố gắng lý giải những hiện tượng trong mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của con người. Sự lý giải này đưa con người đến những khái niệm đạo đức và nhân bản, nhưng nó không thuộc về phạm trù đạo đức, mà nó là một khái niệm thể hiện sự liên hệ hữu cơ giữa hành vi và hệ quả của hành vi như một quy luật tất yếu khách quan.

Trước sự bi thảm của đồng loại:nghèo, đói, chết oan ức...vv..... khái niệm "tội nghiệp" vửa thể hiện hệ quả của "nghiệp" vửa thể hiện sự chia sẻ vì đau lòng cho sự bi thảm của đồng loại mang tính nhân bản. Toàn bộ danh từ này có thể hiểu là "Tội" phải chịu do "nghiệp chướng" đem lại.

Nhưng chính vì quan niệm nghiệp chướng hướng con người tới những giá trị nhân bản và đạo đức, nên người ta dễ hiểu lầm quan niệm này mang tính duy tâm chủ quan và mang tính tín ngưỡng, khi tri thức khoa học hiện đại chưa tìm được mối liên hệ giữa hành vi và hệ quả vốn có nhiều tương tác phức tạp. Thực ra:

Khái niệm "nghiệp chướng" là một tư duy minh triết cổ giải thích sự liên hệ hữu cơ giữa hành vi và hệ quả của hành vi như một quy luật tất yếu khách quan.

Đây là một lý giải đúng phản ánh bản chất của hiện tương trong mối quan hệ nhân quả từ hành vi của con người, hay là cái nhìn sai của cổ nhân - tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.

Nhưng nếu giả thuyết cho rằng: Nếu khái niệm nghiệp chướng thể hiện bản chất mối liên hệ nhân quả từ hành vi của con người thì nó phải là hệ quả của một tri thức rất vĩ đại trong việc nhân thức tính quy luật sự tương tác giữa hành vi con người và hệ quả của nó. Bởi vì từ hành vi đến hệ quả là một quá trình tương tác cực kỳ phức tạp trong mối liên hệ giữa con người - vũ trụ thông qua môi trường sống.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh ta đến gặp tôi với vẻ mặt buồn bã: "Thầy xem cho em, hôm nay em sang Mỏ Cày đòi nợ có được không? Nó nợ em 1.500.000 mà đến nay mãi chưa trả" (Thời giá khoảng năm 1990). Tôi độn quẻ và trả lời: "Người này rất nghèo. Họ không có khả năng trả anh. Nhưng nếu anh đòi được họ số tiền này thì mẹ anh sẽ bệnh năng và có thể chết!". Anh ta giật mình: "Thưa thày! Đúng là nhà nó nghèo thật. Em cũng không hy vọng nó có trả cho em. Nhưng cũng chính vì mẹ em bệnh mà nhà cũng khó quá, nên em phải đi đòi nợ. Được đồng nào hay đồng đó. Nhưng nay thày nói thế thì em biết làm sao bây giờ?". Tôi trả lời: "Nếu anh sang nhà con nợ của anh và nói vì thấy họ nghèo anh cho họ số nợ này để họ yên tâm sống, anh có làm được không? Nếu anh làm được thì mẹ anh sẽ khỏi bệnh và sau ba tháng anh sẽ có một số tiền gấp 10 lần số anh cho. Cụ thể là 15.000.000 đồng!". Anh ta ngồi suy nghĩ một lúc và hỏi lại tôi: "Thưa thày! Nếu em nghe lời thày, không đòi nợ nữa, nhưng cũng không cho mà để họ tùy ý trả thì mẹ em có khỏi bệnh và em có tiền không?" Tôi nói: "Nếu thế thì mẹ anh vẫn khỏi bệnh, nhưng ba tháng sau anh sẽ chỉ có số tiền gấp ba số tiền hiện nay!". Anh ta mừng rỡ nói: "Thưa Thày! Em hứa với thày, nếu thày nói đúng thì em sẽ mời thày đi nhà hàng nổi nhậu một bữa không say không về". Tôi cười và nói với anh ta: "Tôi sợ lúc ấy anh không còn đồng nào để mời tôi đi nhà hàng nổi". Anh ta ngạc nhiên: "Sao thế ạ? Không lẽ với số tiền lớn như thế mà em không mời nổi thày đi ăn nhà hàng nổi?". "Đến lúc đó anh sẽ biết tại sao!". Anh ta nói: "Thầy yên tâm đi, đến lúc đó em sẽ quay lại đây rước thày đi nhậu.'. Nói xong anh ta vui vẻ tặng tôi gói thuốc Jet rồi ra về.

Một năm trôi qua. Anh ta quay lại mặt thiểu não nói với tôi: "Thày nói đúng quá! Khi em về thì vài ngày sau mẹ em bớt bệnh, khỏe lại! Ba tháng sau bà con bên Mỹ gửi về cho em một số tiền Dol, đổi ra tiền Việt được hơn 4,500. 000. Nhưng cái nhà em đang ở của ba anh em chúng em. Hai người anh khá giả ra ở riêng. Nay thấy em có tiền, họ về đánh giá trị cái nhà là 7.500. 000. Hai anh em hứa sẽ không sở hữu nhà nếu em đưa họ 5.000. 000. Thế là em phải chạy sất bất mới vay được 500. 000 để đưa họ. Nên chẳng còn tiền đâu để mời thày đi. Thày thông cảm, thày cũng nói trước rồi mà - Anh ta nói tiếp - hôm nay em đến để hỏi thày: Nếu bây giờ em sang nhà con nợ và nói cho họ luôn số nợ thì em còn được gấp 10 lần không?" . Tôi cười và nói với anh: "Nhân duyên lúc đó và bây giờ khác nhau. Bây giờ anh cho thì cũng muộn rồi. Tùy anh thôi. Nhưng nếu anh cho họ thì sau này anh sẽ khá giả". Anh ta buồn bã ra về. Sau đó tôi cũng không gặp lại anh ta nữa.

Ngày ấy nếu anh ta cho thì lòng hiếu thảo lo lắng cho người mẹ bệnh với lòng từ tha nợ cho một người nghèo (Trong trường hợp dự báo chưa chứng nghiệm), nghiệp duyên sẽ rất khác với việc vì cần tiền lớn hơn nên cho.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứ còn thêm:

...và sau ba tháng anh sẽ có một số tiền gấp 10 lần số anh cho. Cụ thể là 15.000.000 đồng!".

Thì cứ như là cái giá của việc làm điều thiện ấy nhỉ

Thì tại lúc đó tôi có nói thế mà.Nhưng anh ta có tin đâu. Quẻ chưa chứng nghiệm mà.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Anh Thiên Sứ,

Tâm không thiện thì mọi cái chỉ là một cuộc mặc cả đổi chác mà thôi

Thì cứ như là cái giá của việc làm điều thiện ấy nhỉ :lol:

Anh làm em cứ mắc cười khi nghĩ đến những người thường nói :"Tôi chỉ muốn phát lớn và giàu có nhanh nhanh vì tôi rất thiện tâm ,muốn có nhiều tiền để làm từ thiện" :P

Laviedt

Chị laviedt đã sâu sắc khi trao đổi đièu này với Anh Thiên Sứ ! nhưng đôi lúc ta thấy rằng không dễ ai cũng nhận thức được phải thực Thiện Tâm trong hoàn cảnh khó mà hy sinh cho cái khó hơn để được nhận cái Lộc trời cho sắp tới. Vì điều này mà Anh Thiên Sứ đã phải lộ Thiên Cơ để mong người ta NGỘ mà nhận Duyên lành.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

:lol:

Cũng tại sự THIỆN TÂM của Thiên Sứ mà.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nàng là người đứng đắn. ít nhất nàng tự cho là như thế. Bởi vậy, nàng không thể chấp nhận được chồng nàng đi bia ôm. Thật ghê tởm! Nàng khinh bỉ chồng nàng. Mặc dù chồng nàng hết sức năn nỉ xin tha lỗi. Nhưng nàng kiên quyết. Nàng yêu người khác mà nàng cho là thủy chung, sâu sắc và tử tế hơn người đã cùng nàng từ thuở hàn vi. Cuộc chia tay diễn ra, nàng chính thức lấy người nàng yêu.

Hơn 20 năm trôi qua - cuộc đời nàng là một chuỗi những lận đận. Từ hàng tỷ đồng của hơn 20 năm trước, đến nay vài trăm ngàn cũng ít có. Gặp lại nàng trong sự tiều tụy lo toan. Thật tôi cũng không ngờ đây là Hương Liên * của ngày xưa nữa. Điều này một thày bói đã nói với tôi từ hơn 20 năm về trước về nghiệp quả của nàng. Nhưng tôi phải công nhận người chồng sau tận tụy và thủy chung với nàng.

-------------------

* Tên đã thay đổi.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mất cái này thì được cái kia. Buông củ khoai thì bắt củ từ.Được hay mất cũng không biết được. Rắn cắn đuôi thì cũng chẳng rỏ đầu đuôi. Hic! B) Nghiệp tai, nghiệp tai!

Biết khi nào phán được như Sư Phụ, chời?!

Lactuong

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

He he, Sư Phụ lớn tuổi hơn ae mình rồi. Thôi thì , ae mình tích đức khi bằng Sư Phụ cũng được 30 năm rồi. Chỉ mong hiểu biết bằng được chút xíu Nữ Hoàng thôi, cũng mãn nguyện lắm rồi B) . Hic

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

He he, Sư Phụ lớn tuổi hơn ae mình rồi. Thôi thì , ae mình tích đức khi bằng Sư Phụ cũng được 30 năm rồi. Chỉ mong hiểu biết bằng được chút xíu Nữ Hoàng thôi, cũng mãn nguyện lắm rồi B) . Hic

Chính xác là như vậy. Nếu anh chị em chịu khó xem rộng các sách, suy ngẫm và tìm hiểu đúng phương pháp. Mọi chuyện sẽ như ý. Người xưa có câu: "Trong sách có người ngọc, trong sách có nhà vàng".

Chúc vạn sự may mắn và thành đạt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhìn nàng và nói: "Cô là một đại gia. Nhưng thần sắc cô cho thấy cô là người rất nghiệt ngã với người làm. Cô quá cầu toàn và kỹ lưỡng nên không ai vừa ý cô cả. Xin lỗi! Cô cho tôi hỏi: Cô có lận đận tình duyên không?". "Thưa Thày không! Em một vợ một chồng và anh ấy vẫn sống với em".

"Lạ nhỉ? - Tôi thầm nghĩ - Có vấn đề gì trong tướng pháp và tuổi vợ chồng con cái người này?".

Cuối cùng tôi được biết rằng: Nàng đúng là đại gia. Nhưng là người vợ thứ 4 của một ông chồng vẫn sống đầy đủ với những người vợ ở không chờ nàng nuôi và hàng chục cô bồ các loại. Nhưng nàng vẫn thấy hạnh phúc. Thôi thế cũng được. Bà vợ thứ 7 của Pi Cát sô vẫn bằng lòng với hạnh phúc của mình. Bà phát biểu: Với tôi thì vẫn còn nửa cái ly. Nhưng các bà vợ khác của ông lại cho rằng: Chỉ còn nửa cái ly".

8 năm sau, nàng đã xuất ngoại. Chồng cũng đã thôi rồi. Nhưng phải thừa nhận nàng vẫn giàu có và lâu lâu lại về thăm tôi.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cắm đầu cắm cổ ăn bát bún bò giò heo. Tôi ăn theo kiểu cho lợn chết đói, vì đến cả nước cặn cũng không còn. Tôi ngẩng đầu lên thì hai người bạn gái tôi ngồi trước mặt cũng vừa ăn xong. Trong đó có một người gọi là yêu tôi và tôi cũng yêu nàng. Hai nàng bỏ lại cả nửa tô nước lèo với hai cục giò heo đầy nạc mà hai nàng chỉ nhấm nháp sơ qua. Vào thời ấy, cách đây gần 30 năm trước , người yêu tôi coi như đại gia, nàng có hẳn một tiệm may trung bình với vốn lận lưng ngót cả chục cây vàng. Còn tôi chỉ là một thợ cơ khí tuy bậc lương cao 4/7, nhưng nghèo xơ xác. Chẳng bao giờ có một xu dính túi, trừ ngày lĩnh lương.

Lúc ấy, sau lưng hai nàng có một người ăn mày cầm lon guigo chực xin hai nàng chút nước căn và đồ ăn thừa - lớp người mà thời ấy người ta gọi là "vét đĩa". Tôi bảo Lương *: "Đàng sau em có người xin đồ ăn thừa kìa! Em cho họ đi". Nàng ngoảnh mặt lại. Người ăn mày chìa cái lon guigo nói: "Xin hai cô". Nàng quay lại mặt lạnh như tiền, nói với tôi: "Em không bao giờ cho ai đồ ăn thừa cả. Phải tội chết!". Một thoáng cảm phục lòng nhân ái cao cả của nàng trong tôi. Tôi nói: "Vậy em mua cho ông ta một tô bún đi!". "Tiền đâu mà em mua cho người ta như vậy?". "Thế thì em cho ông ta chỗ nước lèo kia đi". Trả lời cho đề nghị của tôi, nàng đổ hai tô nước lèo vào làm một và chồng cái tô không lên. Nhìn người ăn mày thất thểu đi ra, tôi không thể không cảm thấy chạnh lòng. Tôi im lăng và cay đắng cho ông.

Cuộc tình của tôi với nàng không thành, vì ngoài tôi ra , nàng còn có người khác. Sau này nàng cũng lấy chồng và không phải anh bạn đồng hành với tôi. Chồng nàng có một vợ trước đã ly thân, nhưng vẫn quậy nàng khiến nàng chịu không nổi phải bỏ đi với đưa con gái. Sau này hỏi thăm nàng, tôi biết nàng đã về quê và mở tiệm chạp pô bán tạp hóa cho bà con trong xóm. Cũng có tin đồn là nàng đã chết khi tôi gặp lại người chủ nhà mà nàng đã thuê ngày trước. Chẳng biết tin đồn có đúng không. Nhưng làm tôi không khỏi chạnh buồn.

Duyên tình hay nghiệp oan khiên

Mà sao mãi mãi trăng đêm nhắc sầu.

-------------

* Tên đã thay đổi.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay