Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Mạo muội hỏi, thực tế, bạn làm như thế nào ?

Phản quang tự kỷ là thể nhập Tính thấy để thấy mọi sự bằng chính cái Tính thấy chứ không bị thấy qua một lớp của Ý thức. Không dùng Ý Thức để can thiệp vào chủ và khách trong sự thấy thì Thức chuyển thành Trí.

Phản quang là bối trần hiệp giác, ngược lại, phóng quang là bối giác hiệp trần. Bối trần là xả bỏ phiền não và những thứ gây nên phiền não, hiệp trần là nắm bắt những thứ gây nên phiền não và dính mắc vào phiền não mà hành động. Bối giác là bỏ quên Tính thấy, xen ý thức thái quá vào sự thấy thì che lấp sự thấy như thật, gọi đó là quay lưng lại với Tính thấy. Hiệp giác là để Tính thấy làm chủ trì sự thấy.

Thế nào là để Tính thấy làm chủ trì sự thấy ?

Ví dụ, có người chửi mình là cẩu tặc, mà mình không thành cẩu tặc thì tiếp theo thế nào ? Nếu chấp cho lời nói ấy là thật thì liền bị sự chấp làm lăng kính để Tính thấy chiếu qua, đã chiếu qua sự chấp của thức tình thì hành động tiếp theo là chửi lại họ. Người ta bảo mình là cẩu, mình liên mở miệng sủa người ta, vậy mình thành cẩu thật. Người ta bảo mình là cẩu thì mình thấy người ta nói như vậy, biết thế thôi vì biết được thế là do Tính thấy Thanh tịnh luôn hiện tiền, Tính thấy đâu phải là cẩu là tặc gì, mà chính Tính thấy lại là con người thật là Bản lại Diện mục của mình. Hành động theo sự bối giác hiệp trần thì liền thành cẩu tặc, mình bối trần hiệp giác thì chẳng liên quan đến cẩu hay tặc.

Ví dụ, tham gia giao thông, bất giác dính mắc vào những sự kiện nào đó làm kết quả tai nạn giao thông. Đó chính là do phóng quang, bất giác quên sự tỉnh giác bỏ rơi Tính thấy, làm cho Tính thấy phóng quang qua Thức đại chạy theo phân biệt, nghiêng về một bên nên có sự kiện tai nạn ập tới mà không phản ứng kịp thời.

Không phóng quang theo những sự việc bên ngoài thì gọi là phản quang, phản quang là không phóng quang bừa bãi, phóng quang thì thành phóng túng, phản quang thì sử lý sự việc phóng khoáng. Đó cũng gọi là dừng nghiệp và chuyển nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản quang tự kỷ là thể nhập Tính thấy để thấy mọi sự bằng chính cái Tính thấy chứ không bị thấy qua một lớp của Ý thức. Không dùng Ý Thức để can thiệp vào chủ và khách trong sự thấy thì Thức chuyển thành Trí.

Phản quang là bối trần hiệp giác, ngược lại, phóng quang là bối giác hiệp trần. Bối trần là xả bỏ phiền não và những thứ gây nên phiền não, hiệp trần là nắm bắt những thứ gây nên phiền não và dính mắc vào phiền não mà hành động. Bối giác là bỏ quên Tính thấy, xen ý thức thái quá vào sự thấy thì che lấp sự thấy như thật, gọi đó là quay lưng lại với Tính thấy. Hiệp giác là để Tính thấy làm chủ trì sự thấy.

Thế nào là để Tính thấy làm chủ trì sự thấy ?

Ví dụ, có người chửi mình là cẩu tặc, mà mình không thành cẩu tặc thì tiếp theo thế nào ? Nếu chấp cho lời nói ấy là thật thì liền bị sự chấp làm lăng kính để Tính thấy chiếu qua, đã chiếu qua sự chấp của thức tình thì hành động tiếp theo là chửi lại họ. Người ta bảo mình là cẩu, mình liên mở miệng sủa người ta, vậy mình thành cẩu thật. Người ta bảo mình là cẩu thì mình thấy người ta nói như vậy, biết thế thôi vì biết được thế là do Tính thấy Thanh tịnh luôn hiện tiền, Tính thấy đâu phải là cẩu là tặc gì, mà chính Tính thấy lại là con người thật là Bản lại Diện mục của mình. Hành động theo sự bối giác hiệp trần thì liền thành cẩu tặc, mình bối trần hiệp giác thì chẳng liên quan đến cẩu hay tặc.

Ví dụ, tham gia giao thông, bất giác dính mắc vào những sự kiện nào đó làm kết quả tai nạn giao thông. Đó chính là do phóng quang, bất giác quên sự tỉnh giác bỏ rơi Tính thấy, làm cho Tính thấy phóng quang qua Thức đại chạy theo phân biệt, nghiêng về một bên nên có sự kiện tai nạn ập tới mà không phản ứng kịp thời.

Không phóng quang theo những sự việc bên ngoài thì gọi là phản quang, phản quang là không phóng quang bừa bãi, phóng quang thì thành phóng túng, phản quang thì sử lý sự việc phóng khoáng. Đó cũng gọi là dừng nghiệp và chuyển nghiệp.

Bác ơi, cháu cố hiểu mấy khái niệm của bác theo các từ "chuyên ngành", hiểu nôm của cháu có thể coi như của bác nói trên, nói như bác làm rối rắm vấn đề quá. Nếu bác theo đường tu hành hay gì đó, có lẽ bác nên học thêm cách làm người hiểu mình theo cách của người. Nói rõ hơn, cũng như người thầy đi dạy, cách hiểu của thầy với 1 bài toán rất bao hàm tổng quát với các lí thuyết cao siêu, nhưng cách dạy trò ko thể làm theo cách thầy hiểu được.

Giờ cháu thỉnh ý kiến bác cái này, mình sống tốt làm việc tốt nhưng những người mình làm việc, quan hệ ko nghĩ như mình ( ko phải là người ta có ý đồ xấu gì đâu nhé). Một cá nhân hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao, nhiều cá nhân có cách hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao? Làm thế nào để bảo vệ mình mà vẫn thay đổi được người ta?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác ơi, cháu cố hiểu mấy khái niệm của bác theo các từ "chuyên ngành", hiểu nôm của cháu có thể coi như của bác nói trên, nói như bác làm rối rắm vấn đề quá. Nếu bác theo đường tu hành hay gì đó, có lẽ bác nên học thêm cách làm người hiểu mình theo cách của người. Nói rõ hơn, cũng như người thầy đi dạy, cách hiểu của thầy với 1 bài toán rất bao hàm tổng quát với các lí thuyết cao siêu, nhưng cách dạy trò ko thể làm theo cách thầy hiểu được.

Giờ cháu thỉnh ý kiến bác cái này, mình sống tốt làm việc tốt nhưng những người mình làm việc, quan hệ ko nghĩ như mình ( ko phải là người ta có ý đồ xấu gì đâu nhé). Một cá nhân hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao, nhiều cá nhân có cách hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao? Làm thế nào để bảo vệ mình mà vẫn thay đổi được người ta?

Ý đoạn trên của MrPlkaR cũng không sai, ngôn ngữ thường dùng ngày nay so với ngôn ngữ tôn giáo tâm linh thì ngôn ngữ ấy có đẳng cấp thâp hơn, ở đẳng cấp thấp hơn thì khó hiểu ngôn ngữ ở cấp cao hơn. Vậy đúng là muốn tiếp cận với giới có ngôn ngữ thấp hơn thì phải nói dài dài và nhiều nhiều thêm cho đến khi họ thấm được loại ngôn ngữ chuyên môn của tâm linh tôn giáo thì mới có triển vọng. Nhưng mà cứ tiếp cận lâu thì cũng tự nhiên thấm đấy.

Tớ còn chưa lập gia đình, gọi chi bằng bác hở MrPlkaR, gọi bằng anh được rồi, nếu mà 9x thì có thể gọi bằng chú đi.

Sống tốt và làm việc tốt mà thiếu cái phóng khoáng thì cũng khó lạc quan đấy. Bởi vì nói riêng trong công việc nó có rất nhiều yếu tố chi phối khiến cho riêng mình làm tốt cũng chưa đủ mà còn phải làm cực tốt. Công việc nào cũng như nhau, không chỉ yêu cầu làm nhanh mà còn phải làm cực nhanh. Và trong công việc thì luôn phải lấy tiêu chí thêm bạn bớt thù thì mới nên nghĩ đến cách "bảo vệ mình mà vẫn thay đổi được người ta". Nếu nhẫn chịu không được thì mình phải giải quyết vấn đề bằng cách nhẫn chịu thật nhiều, nhẫn chịu thật nhiều mà không giải quyết được vấn đề thì phải nhẫn chịu cực nhiều. Nhưng thật tế chỉ cần nhẫn chịu thật nhiều là giải quyết được khá khá lắm rồi.

Trong quan hệ còn người cùng chung việc làm, có sự tương tác về tiểu chuẩn thực hiện công việc, cùng một công việc nhưng có nhiều tiêu chuẩn được làm, làm xong thì đem ra nhận xét, nhận xét không đúng chỗ không đúng lúc thì có mâu thuẩn tiêu chuẩn. Cho nên phải khéo mà thích nghi và lấy thâm niên trong công việc là chỗ đứng vững chắc để thêm kinh nghiệm chuyên môn. Nói chung nên cảnh giác với tư tưởng cao rằng đang phải rèn luyện tôi luyện. Một phen trải qua sự sóng gió thì sau này hiển vinh làm sếp cũng là lẽ đương nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý đoạn trên của MrPlkaR cũng không sai, ngôn ngữ thường dùng ngày nay so với ngôn ngữ tôn giáo tâm linh thì ngôn ngữ ấy có đẳng cấp thâp hơn, ở đẳng cấp thấp hơn thì khó hiểu ngôn ngữ ở cấp cao hơn. Vậy đúng là muốn tiếp cận với giới có ngôn ngữ thấp hơn thì phải nói dài dài và nhiều nhiều thêm cho đến khi họ thấm được loại ngôn ngữ chuyên môn của tâm linh tôn giáo thì mới có triển vọng. Nhưng mà cứ tiếp cận lâu thì cũng tự nhiên thấm đấy.

Tớ còn chưa lập gia đình, gọi chi bằng bác hở MrPlkaR, gọi bằng anh được rồi, nếu mà 9x thì có thể gọi bằng chú đi.

Sống tốt và làm việc tốt mà thiếu cái phóng khoáng thì cũng khó lạc quan đấy. Bởi vì nói riêng trong công việc nó có rất nhiều yếu tố chi phối khiến cho riêng mình làm tốt cũng chưa đủ mà còn phải làm cực tốt. Công việc nào cũng như nhau, không chỉ yêu cầu làm nhanh mà còn phải làm cực nhanh. Và trong công việc thì luôn phải lấy tiêu chí thêm bạn bớt thù thì mới nên nghĩ đến cách "bảo vệ mình mà vẫn thay đổi được người ta". Nếu nhẫn chịu không được thì mình phải giải quyết vấn đề bằng cách nhẫn chịu thật nhiều, nhẫn chịu thật nhiều mà không giải quyết được vấn đề thì phải nhẫn chịu cực nhiều. Nhưng thật tế chỉ cần nhẫn chịu thật nhiều là giải quyết được khá khá lắm rồi.

Trong quan hệ còn người cùng chung việc làm, có sự tương tác về tiểu chuẩn thực hiện công việc, cùng một công việc nhưng có nhiều tiêu chuẩn được làm, làm xong thì đem ra nhận xét, nhận xét không đúng chỗ không đúng lúc thì có mâu thuẩn tiêu chuẩn. Cho nên phải khéo mà thích nghi và lấy thâm niên trong công việc là chỗ đứng vững chắc để thêm kinh nghiệm chuyên môn. Nói chung nên cảnh giác với tư tưởng cao rằng đang phải rèn luyện tôi luyện. Một phen trải qua sự sóng gió thì sau này hiển vinh làm sếp cũng là lẽ đương nhiên.

Cám ơn anh, bàn ra bàn vào chẳng qua để chiêm nghiệm xem bản thân lí giải và người khác lí giải nó khác nhau như thế nào thôi. Nhà em chưa cần dùng đến các môn cao siêu để xứ lí cuộc sống bản thân nên cứ nôm na nó vậy, mong anh ko chê văn em dùng nó đẳng cấp thấp. Lạc quan, phóng khoáng có khi em còn hơn bác đấy! Nhà em dân xây dựng mà! Không rõ bác làm nghề gì, chứ cái cực của nghề tụi em nó hơn kha khá nghề khác đấy, tiếp xúc cũng đủ loại to đùng đến bé tí với bao hỉ nộ ái ố! Em vẫn yêu nghề, yêu đời mới sống đến giờ mà ko phải hổ thẹn với bản thân, gặp ai cũng đủ tự tin mà ngang hàng trao đổi. Em trao đổi những tâm tư trên này coi như tâm sự, hay hay dở các bác lượng thứ!

^____^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ, xin cho phép daretolead được trao đổi thêm với thầy về ý kiến của mình. Có lẽ thầy hiểu sai ý của bài viết và của daretolead. Bài viết bài tỏ quan điểm việc phóng sinh chim như hiện nay bằng mười sát sinh chứ không nói là người phóng sinh ác gấp mười lần người bắt chim. Theo daretolead hiểu thì ở đây là bàn đến kết quả của việc phóng sinh (gồm một quá trình từ người bán bắt chim, người mua mua và thả chim, rồi chim bị chết thảm,...) Kết quả không như mong đợi của việc phóng sinh. Bài viết cũng đã lên án những kẻ bắt chim để bán. Cũng đã đưa ra ý kiến là những người, nếu vì đồng tiền mà phải bắt chim đem bán, thì nên cố gắng chăm sóc cho chim, không để chim chết.

Thầy Thiên Sứ có bàn về truyền thống tốt đẹp của văn hóa phương đông. Daretolead hoàn toàn đồng ý. Nhưng cần lưu ý là xã hội đã có sự thay đổi nên daretolead nghĩ hình thức làm từ thiện cũng phải thay đổi. Việc phóng sinh biến tướng thành một công việc kinh doanh của một số người. Như vậy người mua chim để phóng sinh cũng cần suy nghĩ trước khi tham gia vào "quá trình kinh doanh" này. Daretolead nghĩ đây là suy nghĩ về vấn đề toàn cầu chứ không phải chuyện nhỏ. Giống như việc một số nước kém phát triển sử dụng lao động trẻ em để sản xuất, trước đây nếu không biết thì khách hàng vẫn mua hàng bình thường do có giá rẻ. Hiện nay, người tiêu dùng ở các nước phát triển sẽ tẩy chay hàng hóa được sản xuất sử dụng sức lao động của trẻ em. Hoặc như gặp trẻ ăn xin ở ngã tư đường phố, người có lòng từ tâm sẽ cho tiền các em. Nhưng họ không biết rằng các em bị lợi dụng bởi những kẻ chăn dắt để đi ăn xin. Như vậy càng xin được nhiều tiền, "việc kinh doanh" càng phát triển, càng nhiều trẻ em bị lợi dụng. Chính quyền sẽ phải ra tay. Để giúp đỡ các em nhỏ này, đâu thể bằng việc cho tiền! Cần các tổ chức đoàn hội, nếu muốn giúp hãy ủng hộ các tổ chức này.

Daretolead nghĩ nếu người mua chim phóng sinh, có lòng từ bi thật sự, sau khi thả chim ra, thấy cảnh chim chết do không bay nổi do bị gãy cánh, không còn sức, hoặc lại bị bắt, bẻ chân,... thì lần sau sẽ không mua chim phóng sinh nữa. Những người có tâm huyết thật sự thì sẽ tham gia vào các tổ chức bảo vệ động vật, lên tiếng tạo dư luận,... Daretolead nghĩ đây mới là những cách làm thiết thực.

Nhưng vấn đề mà anh đặt ra thuộc trách nhiệm của chính quyền, chứ không phải hành vi cá nhân.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ,

Mặc dù con chưa được may mắn gặp chú ngoài đời nhg qua trang web này con được biết chú qua những bài viết và nhg việc làm của chú, quả thật con rất ngưỡng mộ và muốn học tập chú nhg việc làm thiện nguyện còn thì "Nhân vô thập toàn" đúng ko ạ :P . Con tuổi thì cũng chưa phải là nhiều,tiền thì còn quá ít so với tuổi, công danh sự nghiệp thì là zero nhg qua bài viết của chú và bản thân con đang cố gắng chỉ 1 phần nhỏ làm theo là việc phóng sinh con đã cảm nhận được điều mình làm ko những mang lại sự thanh thản tâm hồn cho mình mà còn rất tốt cho đứa con bé bỏng của mình nữa. Con xin kể lại câu chuyện này, chả là đi chợ con thấy những con chim tội nghiệp bị người ta bóp cổ rồi vặt lông nên con đã mua về dự định thả ở nhà cho chúng bay đi nhg ko ngờ khi thả ra thì chúng ko bay mà cứ quanh quẩn ở đó nên con đã mang thóc gạo lên cho chúng ăn con trai con hơn 2 tuổi cũng theo mẹ lên và làm theo mẹ. Chuyện như thế cũng ko có j để nói cho đến hôm 2 mẹ con sang ngoại ăn giỗ thì có ông trẻ ở quê lên biếu cụ bà nhà con 2 con chim để cụ nấu cháo, khổ thân chúng bị trói quặt ra sau vứt ở xó nhà chờ lên bếp con thấy thế có ý nói với cụ là thả nó ra nhg cụ bảo thịt nó bổ lắm ;) , con chả biết làm sao đành cho chúng vào lồng cho ăn... Đến chiều ông trẻ sau khi ngủ trưa dậy bảo ông sẽ hóa kiếp cho mày :lol: bèn bóp cổ rồi ngồi làm lông chúng, cu con nhà con đứng đó bèn nói "Cụ làm thế nó đau thì sao?", cụ cười cười ko trả lời chỉ nói chống chế " Thằng này bé tí mà...",hic. cụ vẫn tiếp tục công việc của mình cu con bèn chạy lại chỗ mẹ và nói"Cụ thật đáng ghét" :) :lol: . Đấy sự việc nhà con thế ạ con cũng thấy buồn mà chả làm j được thôi việc mình mình làm thấy đúng thấy vui khi làm được việc có ích cho con mình nó noi theo thế là vui rồi. Còn trong cuộc sống trong gia đình còn nhiều việc ko vui con cũng cảm thấy con như những con chim bị nhốt trong lồng kia đang có rất nhiều uất khí mà chưa

được giải thoát đấy ạ. Nhg đến lúc lên nhà cho chim ăm thấy lòng mình dịu lại, hichic buồn quá.

Kính chú sức khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead đọc trên báo Tuổi trẻ online bài "phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh" . Bạn whitehouse tham khảo thêm nhé.

Chào anh Daretolead,

WH đã đọc và chỉ nghĩ thế này nếu ko có những người mua để phóng những con chim tội nghiệp kia thì chúng đã bị cho vào các nhà hàng , quán nhậu hết rồi :) . Vì thế đó là 1 trong những hành động cụ thể để cứu giúp chúng bên cạnh những hành động khác mà những người có tâm đã, đang và sẽ làm. Và như bản thân WH mua về để thả mà chúng ko muốn bay đi chúng lại ở lại với mình đấy thôi ;)

Vài lời chia sẻ.

WH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Daretolead,

WH đã đọc và chỉ nghĩ thế này nếu ko có những người mua để phóng những con chim tội nghiệp kia thì chúng đã bị cho vào các nhà hàng , quán nhậu hết rồi :) . Vì thế đó là 1 trong những hành động cụ thể để cứu giúp chúng bên cạnh những hành động khác mà những người có tâm đã, đang và sẽ làm. Và như bản thân WH mua về để thả mà chúng ko muốn bay đi chúng lại ở lại với mình đấy thôi ;)

Vài lời chia sẻ.

WH.

Cảm ơn whitehorse đã có lời chia sẻ. Bạn chắc hẳn là người có lòng từ tâm. Thật mừng cho con của bạn được hưởng sự giáo dục như vậy từ bạn.

Cũng chia sẻ thêm với bạn. Việc đưa những con vật bị bắt, bị nuôi như thế này về với môi trường sống tự do trước đây của chúng không phải dễ. Đây là vấn đề đau đầu mà các tổ chức bảo vệ động vật gặp phải. Daretolead được xem một bộ phim rất cảm động về đề tài này. Đây là một câu truyện có thật. Một gia đình ở Mỹ rất yêu động vật, một ngày nọ, người con và cha phát hiện một chú chim khi bay di trú theo đàn bị thương ở cánh. Họ đã cứu chú chim, chăm sóc và đợi đến ngày chú chim bay trở lại đề hòa cùng các đàn chim di chú bay qua. Tuy nhiên, chú chim không thể cất cánh bay được do ở dưới đất quá lâu. Ngoài ra, chú chim này không dám bay một mình vì trước đó thường bay theo đàn, có chim bố, chim mẹ dẫn đầu. Thế là, 2 bố con phải giả làm chim để huấn luyện cho chú. Thiết kế lại chiếc máy bay theo hình dáng của chim. Huấn luyện cách cất cánh, bay, đáp, chuẩn bị thể lực cho chú chim rồi bay cùng chú về Phương Nam tránh rét. Việc này sau đó thu hút sự quan tâm của công chúng rất nhiều. Chẳng hạn khi bay, máy bay phải qua các không phận khác nhau, rồi được cho phép hạ cánh xuống sân bay lạ, máy bay bị hư hỏng, tai nạn, mất phương hướng trong sương mù, mưa v.v... rất cảm động. Mỗi thành phố, khu vực mà họ bay qua, đều nhận được sự cỗ vũ của người dân. Trong chuyến hành trình tìm lại "cội nguồn, bầy đàn, tự do" của mình, chú chim đã có con người đồng hành. Cuối cùng chú đã trở về nơi sinh sống, hòa nhập lại với bầy đàn.

Tại sao người ta lại mất công làm như vậy? Bởi vì, theo daretolead nghĩ, những ngơời này là những người thật sự yêu tự do biết đơợc giá trị của tự do có ý nghĩa thế nào với chú chim mà họ cứu và nuôi trong nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn,

BẠn nào quan tâm tới tư tưởng Phật giáo thì đã quá hiểu ý nghĩa của việc phóng sinh - điều đầu tiên của phép tu thập thiện, một trong 10 hành vi giúp hành giả chuyển bánh xe pháp trong bản thân mình.

Mình cũng chia sẻ một phần quan điểm của daretolead về việc phóng sinh, theo suy nghĩ của mình, hành vi phóng sinh rốt ráo nhất trong cuộc sống hiện đại chính là tôn trọng tự nhiên, góp sức bảo vệ môi trường sinh thái.

Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá heo xứng đáng được đối xử như người

Cập nhật lúc 11:17, Thứ Bảy, 09/01/2010 (GMT+7)

Các nhà khoa học cho rằng cá heo là loại động vật thông minh nhất trên thế giới chỉ sau con người, tỉ lệ giữa bộ não với cơ thể chúng lớn hơn nhiều so với "bà con" gần gũi nhất của chúng ta là tinh tinh, và chúng có những hành vi chứng tỏ mức độ thông minh vượt trội của mình. Một nhà khoa học còn phát biểu, cá heo xứng đáng được đối xử hay hưởng những quyền lợi như những con người “không - thật - sự - là - người”.

Posted Image

Cá heo là động vật thông minh và tình cảm

Các nghiên cứu về hành vi cá heo cho thấy loài cá này có tính cách khác biệt giữa các cá thể, sự tự nhận thức và thậm chí là cả tư duy về tương lai. Ngoài ra chúng còn có cấu trúc xã hội phức tạp, có khả năng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn hay như bao vây các đàn cá để săn mồi. Không những thế, chúng còn có thể truyền dạy cho các cá thể khác những hành vi mới mà chúng học được.

Có nhiều trường hợp cá heo dạy đồng loại các hành vi mới đã được quan sát. Một chú cá heo được cứu thoát ở phía Nam Australia, sau khi hồi phục được thả về tự nhiên, đã dậy những con cá heo hoang dã khác trò đi bằng đuôi mà chú được học trong thời gian điều dưỡng. Theo nhà sinh vật biển Mike Bossley, điều đó “giống như bạn được xem một buổi biểu diễn tự phát”, bởi đi bằng đuôi không phải là hành vi tự nhiên của loài cá heo và chúng chỉ “học” hành vi này để vui đùa.

Posted Image

Cá heo "mặt người".

Nghiên cứu do tiến sỹ tâm lí học Diana Reiss tại trường đại học City University of New York tiến hành cho thấy, cá heo có thể nhận biết bản thân mình trong gương, và còn có thể lợi dụng nó để xem xét các phần khác trên cơ thể. Khả năng này trước đây chỉ được phát hiện trên người và 1 số ít các loài động vật khác như vượn, voi hay lợn. Trong một cuộc nghiên cứu khác, tiến sỹ Reiss còn có thể dạy cho những chú cá heo lồng 1 loại ngôn ngữ đơn giản dựa trên các kí hiệu.

Còn trong một nghiên cứu khác của nhà động vật học Lori Marino và các đồng sự tại trường đại học Emory, Mỹ, hình ảnh chụp cắt lớp của não cá heo cho thấy kích thước não của chúng chỉ đứng sau con người, có nghĩa là não cá heo to hơn khá nhiều so với loài tinh tinh.

Vỏ não của loài cá heo mũi chai đặc biệt lớn và có các nếp nhăn giống như người, và điều này tương ứng với trí thông minh của chúng. Các múi não làm tăng thể tích não và khả năng tạo các liên kết thần kinh. Marino cho rằng các phát hiện về não cá heo khiến chúng ta cần xem xét lại cách đối xử với loài cá này, đặc biệt là các hành vi gây tổn thương cho chúng.

Reiss và Marino phát biểu rằng với các nghiên cứu mới nhất về cá heo và trí thông minh của chúng, việc nuôi cá heo lồng hay giết chúng để lấy thịt là những hành vi “vô nhân đạo”. Mỗi năm có khoảng 300 nghìn cá heo, cá voi và rùa biển bị chết, một phần trong số đó bị giết để lấy thịt trong các cuộc săn bắn hàng năm ở Taiji, Nhật Bản. Posted Image Cá heo trổ tài tại công viên MarinePark. (Nguồn ảnh: vinaset.com)

Nghiên cứu của Reiss và Marino sẽ được trình bày trong một cuộc hội thảo tại San Diego, California vào tháng tới. Hội nghị còn có sự tham gia của Thomas White (đại học Loyola Marymount ở Los Angeles), người đã tuyên bố cá heo xứng đáng được đối xử như những con người “không – thật – sự - là – người”. Ông là tác giả của cuốn sách “Bảo vệ loài cá heo” (In Defense of Dolphins).

  • Anh Phương (Theo Physorg)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiên cứu của Reiss và Marino sẽ được trình bày trong một cuộc hội thảo tại San Diego, California vào tháng tới. Hội nghị còn có sự tham gia của Thomas White (đại học Loyola Marymount ở Los Angeles), người đã tuyên bố cá heo xứng đáng được đối xử như những con người “không – thật – sự - là – người”. Ông là tác giả của cuốn sách “Bảo vệ loài cá heo” (In Defense of Dolphins).

Theo sự tích cá heo trong Kho tàng cổ tích Việt nam - Nguyễn Đổng Chi thì tiền thân của cá heo là một con ngưòi khả kính ( một ông sư suýt đắc đạo )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên sứ

Cháu có chuyện buồn nên vào net tìm đọc tin để làm mình không còn thời gian để suy nghĩ, vô tình đọc được topic về Nghiệp chướng của chú, càng đọc cháu càng thấy mình mở mang tầm hiểu biết thêm. Lâu nay nhiều điều cháu cứ vô tâm làm theo lời chỉ dạy của cha mẹ mà không biết là phải làm việc thiện xuất phát từ tâm vì vậy cháu đã đăng ký thành viên để được tham khảo thêm những lời chỉ bảo của chú với mọi người trên diễn đàn. Cháu cảm ơn chú vì đã giúp cháu thêm giác tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên sứ

Cháu có chuyện buồn nên vào net tìm đọc tin để làm mình không còn thời gian để suy nghĩ, vô tình đọc được topic về Nghiệp chướng của chú, càng đọc cháu càng thấy mình mở mang tầm hiểu biết thêm. Lâu nay nhiều điều cháu cứ vô tâm làm theo lời chỉ dạy của cha mẹ mà không biết là phải làm việc thiện xuất phát từ tâm vì vậy cháu đã đăng ký thành viên để được tham khảo thêm những lời chỉ bảo của chú với mọi người trên diễn đàn. Cháu cảm ơn chú vì đã giúp cháu thêm giác tâm

Cảm ơn Xa Lam vì sự khen ngợi.

Tôi cũng chỉ sống theo tự nhiên, biết đến đâu thì nói đến đó thôi. Không tự cho mình là thiện, cũng có những ân hận vì sai lầm. Nhưng nếu những gì tôi góp được sự tốt đẹp hơn cho mọi người thì cũng cố gắng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các loài động vật thực ra chúng rất có tình và có sự đồng cảm với đồng loại. Cái này tôi chứng kiến nhiều trên thực tế. Bởi vậy sự lạm sát là một việc đẩy con người vào những nghiệp chướng rất khó lường. Dưới đây là một thực tế mà anh Mieumap chứng kiến, tôi xin đưa lên đây để tham khảo.

Chỉ mới hôm qua thôi, chính Miêu đã chứng kiến một chú bò rơi nước mắt khi đồng loại bị... đập đầu giết thịt (và rồi sau đó chú ấy cũng bị như thế!). Miêu vô tình trông thấy cảnh ấy và nghe cả tiếng rống thống thiết của chúng thì cũng nghe nghẹn lòng, nhưng biết sao được! Hôm nay Miêu lại phải dùng đến... thịt của chúng trong bữa tất niên cơ quan. Chắc là khó nuốt trôi...

Đức Phật nói:

Cái bao tử (Dạ dày ) của con người là mồ chôn hàng vạn sinh linh.

Tôi vẫn còn ăn mặn. Nhưng đang cố gắng hạn chế đến mức tối đa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc được những bài viết của chú Thiên Sứ thật lắng đọng. Cháu là người mà khi thất bại nhất, buồn chán nhất đã nhờ chú tư vấn trên diễn đàn, và cũng thật may mắn được chú trả lời. Bây giờ cuộc sống của cháu cũng khá chút rồi, như vậy cháu cũng đã cảm thấy hạnh phúc. Nhưng những ngày đó cháu còn bận bịu, mấy hôm nay rảnh một chút cháu tìm đọc các mục trên diễn đàn và đã vào mục này, càng đọc cháu càng thấy thấm thía và cũng thấy đúng chú ạ. Đọc xong nghĩ lại những gì mình đã trải qua thấy đúng là cuộc sống này có nhân có quả, mặc dù biết là nhân vô thập toàn. Như đơn giản có nhiều lúc chúng cháu rất gặp khó khăn, mà thường mỗi khi có khó khăn thì cứ kéo theo một loạt, ko biết ở đâu cứ ùn ùn tới, làm cho cháu chán trường lắm, ví dụ có lúc cháu hết tiền chỉ còn lại một số rất ít đủ để cho cuộc sống hàng ngày thôi nhưng lại có anh bạn hỏi vay tiền, nhưng vì anh ấy rất khó khăn mà con thì ốm nên thương tình cháu vẫn cho anh ấy mượn, biết rằng anh ấy mượn khó lòng trả được, và mình cũng đang khó khăn. Nhưng tự nhiên sau mấy hôm cháu lại được người khác giúp đỡ, công việc tốt hơn và lại còn có thêm một khoản tiền nữa. Lúc đó thì cháu cũng không suy nghĩ hay liên hệ gì, chỉ giờ đọc được bài viết của chú thì nghĩ lại ngẫm nghĩ thấy thật đúng, bây giờ vợ chồng cháu có một cô con gái đáng yêu, hai vợ chồng cứ bảo nhau là phúc của ông bà tổ tiên, hì, vì mới đầu cũng hơi khó khăn để có bé. Cháu nghĩ ai cũng có những cái chưa tốt nhưng biết hướng thiện và sửa những cái chưa tốt đó thì cũng đã là tốt rồi, và cháu hy vọng có nhiều người đọc được những bài viết của Chú để có được cái nhìn và cách sống hướng thiện hơn.

Chúc chú khỏe để có nhiều bài viết hay.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú THIENSU và anh chị em trên diễn đàn !

Có thể có nghiệp quả báo thật chú ạ ! Vấn đề này niếu đúng sẽ liên quan đến vấn đề tâm linh , cháu nghĩ vậy vì cháu cho rằng đã có quả báo báo thì tức là phải có một quy luật ( hay quan hệ ) nói theo cách nói của khoa học , còn theo cách nói của duy tâm thì có một " trung tâm siêu hình ( ông trời chẳng hạn) nào đó theo dõi và chi phối . Khi đó ai làm việc thiện ,ai làm việc ác sẽ bị (được) trung tâm này cập nhật và tổng hợp lại để ra quyết định xem con người ấy ở kiếp sau hay những năm sau sẽ gặp những điều may hay rủi !

Lúc nhỏ cháu hay được mẹ cháu răn dạy làm người phải ăn ở hiền lành .....và bà cụ hay trích dẫn câu nói :" Con ơi hãy ở cho hiền;Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau " . Và bà cụ hay dẫn những câu chuyện trong làng ngoài xóm có những nhà đời ông cha làm việc này việc nọ không tốt nên bây giờ con cháu hiện đang bị thế này thế kia -Theo kiểu :" Đời cha ăn mặn , đời con khát nước " .

Cháu có hai câu chuyện thế này :

1. Truyện thứ nhất có liên quan đến tâm linh :

Họ hàng nhà cháu do nhiều nguyên nhân nên mồ mả các cụ ... bị thất lạc rất nhiều ( Chỗ cháu trước kia là vùng cách mạng nên bị địch đánh phá và đi tản cư nhiều) . khoảng hơn 10 năm lại đây chúng cháu có thực tâm muốn tìm lại mộ các cụ để hương khói và đắp điếm ....;Chúng cháu đã áp dụng nhiều biện pháp kể cả đi gọi hồn nhưng thấy rất mờ mịt và mơ hồ .

Trong số mộ muốn tìm thì có cả mộ bà nội cháu , sau nhiều lần tìm kiếm không có kết quả ,một hôm nhân ngày giỗ anh trai cháu ( anh ấy là liệt sỹ ) gia đình cháu cử một anh và một chị cháu và cũng là cháu nội của bà cụ đi gặp một cô đồng ở núi đôi ,huyện Sóc Sơn để mời vong bà cụ về để hỏi xem cụ nằm ở đâu ? ( do đã lâu nên cháu không nhớ tên cô đông và địa chỉ cụ thể ) . Thật lạ lùng là khi cô đông lên đồng ( lúc vong cụ nhập vào cô đồng ) thì cụ cứ hỏi thăm và nói đúng tên con ,cháu vẫn còn đang sống của cụ ,và tất nhiên bà cụ cũng nói mộ "ta" giờ vẫn ở Đầu Chùa và hướng dẫn qua sơ đồ ..... ; Chúng cháu mừng quá và đến luôn chỗ đó ( Giờ nhà nước đã sử dụng đất vào việc khác , trước kia là nghĩa trang ) thì chẳng thể xác định được chỗ nào cả .

Nhưng tối hôm đó, khi ngủ cháu lại mơ thấy mình đi đâu đó trên một bờ ( kiểu như bờ vùng ở ngoài đồng - Bờ đất to ở các cánh đồng ngoài Bắc mọc đầy cỏ ) đất to ,đến một con ngòi dân dẫn nước ,cạnh đấy có một cái chuôm cạn mọc đầy cây cỏ năn thì cháu rẽ phải và nhìn thấy phía trước ở cuối bờ ngòi có một nấm đất và có ai đó hướng dẫn văng vẳng đó là mộ bà nội cháu . Trước khi tỉnh giấc cháu kịp nhìn thấy ở phía bắc ngôi mộ có một thửa ruộng vãn còn toàn gốc rạ ( gốc rạ - gốc cây lúa sau khi gặt) . Lẽ tất nhiên cháu không thể xác định được là khu vực có ngôi được báo mộng nằm ở cánh đồng nào ?

Sáng hôm sau trước khi đi TPHCM công tác lâu ngày ,cháu đã tìm gặp một anh trai cháu cũng là cháu nội bà và là người đi gọi hồn cụ sáng hôm trước để nói lại tình hình và dặn phải giữ bí mật, vì vài hôm nữa gia đình có nhờ A Truyền là GV khoa tâm lý ở trường ĐHSP Hà Nội về tìm mộ giúp để xem tìm có đúng như trong báo mộng không .

Đến cuối tuần , khi điện về nhà hỏi anh trưởng họ nhà cháu ( cháu nội) đã thấy mộ bà chưa thì anh ấy vui sướng trả lời là thấy rồi , và thấy ở bãi Đìa Trám ( bãi nghĩa địa hiện tại được quy hoạch và chuyển ở các nơi về )chứ không phải ở bãi Đầu chùa như khi đi gọi hồn cụ hướng dẫn mà Hai bãi này nằm cách nhau hàng cây số .

Và thật bất ngờ là mọi điều trong giấc mơ về cơ bản đều đúng như thực tại ở khu vực thấy mộ :Con đường đất to chính là con đường giao thông đi từ đầu đến cuối nghĩa địa , con gòi nhỏ là con gòi dẫn nước chung quanh nghĩa địa , chuôm cạn mọc đầy cỏ năn ( Cây cỏ năn rất giống với cây hành mọc nhiều ở các chuôm nước miền Bắc - nhưng giai đoạn đó phần lớn ao chuôm đã được người dân khai hoang nên không còn cây này nữa , có thể cái chuôm này vừa nhỏ lại gần bãi nghĩa địa nên còn bỏ hoang) ,ruộng gốc rạ là thửa ruộng duy nhất còn bỏ lại sau khi gặt lúa do gia đình này chuyển đi miền Nam nên chưa có ai làm ,còn các ruộng khác ở chung quanh vào thời điểm đó đã geo trồng hêt .

Cùng ngày tìm mộ đó A Truyền là GV khoa tâm lý ở trường ĐHSP Hà Nội còn tìm thấy một số gôi mộ nữa của các cụ trong họ nhà cháu nhưng tạm thời chưa xác định được tên . Vài tuần sau khi ngủ cháu lại được báo mộng : Cháu đứng trước một mảnh đất nhỏ mà chung quanh đã có ai đó xây gạch hình chữ nhật kiểu như móng nhà , trong đó có một ngôi mộ và có tiếng ai đó văng vẳng nói với cháu đây là mộ cụ nội mày , cháu thắc mắc là cụ ông hay cụ bà thì được nhắc lại ( có vẻ hơi dằn giọng) là cụ ông mày ấy ? Trong mơ cháu thấy bốn bức tường xây bằng gạch tận dụng ( thứ gạch phá ở từong ra và lóc hết vữa cũ đi để xây lại ) ,tường thì không thẳng hàng ,hình chữ nhật thì lại không được cân đối . Sau đó thì thấy mấy người cả trai cả gái gánh đất đổ vào phần vừa xây đó .

Sáng hôm sau tỉnh dậy cháu và ông anh hôm nọ tá hỏa phóng xe máy đi tìm khắp làng xem có nhà ai đang xây nhà hặc xây công trình phụ không , vì nếu không nhanh mà họ làm xong rồi thí giở ( vì một phần làng xóm bây giờ trước kia là bãi tha ma ) ; Lúc đó cháu cũng không nghĩ được là ông cụ nằm ở đâu ; Đành chịu vậy !

Cho đến một hôm , đang giờ làm việc buổi chiều thấy có gì đó bồn chồn trong người nên cháu quyết định đi từ cơ quan về nhà ( trên đường về nhà thì phải đi ngang qua bãi nghĩa địa ) đến ngang bãi nghĩa địa ( cách đường khoảng 1km) chợt nhìn đến phía bãi nghĩa địa của thôn thấy ở một góc có mấy người đang lúi húi làm gì đó, thế là cháu rẽ vào . Đến nơi thấy mấy bố con nhà một ông ở cùng làng vừa mới xây quây xung quanh mấy ngôi mộ nhà họ và đang gánh đất đổ vào . Trong số những ngôi mộ được xây quây đó có một ngôi của một cụ nhà cháu do A Truyền tìm được cùng với hôm thấy mộ bà nội cháu nhưng chưa xác định được tên .Thật ngạc nhiên là tất cả các chi tiết trong giấc mơ đều đúng như thực tế ở hiện trường . Và ngạc nhiên hơn nữa là từ lúc cháu mơ đến ngày họ xây và ngày cháu phát hiện ra họ đã xây xong cách nhau hơn một tháng .

Lập tức cháu khẳng định đây là mộ cụ nội của mình và thông báo cho gia đình và chỉ mấy ngày sau A Truyền lại về và xác định được tên người nằm dưới mộ đúng tên với cụ nội cháu .

Cháu đã đọc hai cuốn sách nói về đề tài tâm linh và tìm mộ của TS Đỗ Kiên Cường nhưng cháu thấy trong hai trường hợp này của cháu thì hình như TS chưa đề cập đến và vì vậy cháu thấy lập luận của TS phủ nhận truyện có vong hồn hay không có vong hồn chưa thuyết phục lắm , ít nhất là đối với cháu .

2.Câu truyện thứ hai liên quan đến quả báo :

Cạnh nhà cháu ở có một dải đất trước kia là vườn của nhà chùa , sau cách mạng cho mấy hộ dân ở một phần còn lại làm đường dân sinh , có mấy nhà ở dọc con đường đó thấy đường rộng cứ xây lấn ra , khoảng mấy năm sau nhà nào cũng gặp chuyện không may :

- Nhà thứ nhất : Có nhà thì bà vợ đang rất khỏe mạnh tự nhiên lăn ra ốm nặng , mang đi viện thì bảo ung thư giai đoạn cuối , về nhà cứ quặt quẹo gần chục năm chẳng chết nhưng cũng chẳng khỏi , bấy giờ lại mang đi viện khám thì vẫn viện K ấy lại bảo không phải ung thư nhưng cũng không chuẩn đoán được là bệnh gì ........

-Nhà thứ hai : Một nhà có ba anh em trai , bố mẹ chia dọc đất cho ba anh em nên cả ba đều giáp đường :

+ Người conlàm nhà thò ra đường thì khi sinh con đầu lòng đứa trẻ khóc hơn bốn tháng trời ( Ngủ thì thôi chứ cứ thức là khóc gần như cả đêm lẫn ngày ) , bây giờ khi đã lớn nhưng trí tuệ cũng không được bình thường mà cứ ngơ ngơ thế nào ấy .....

+ Người con thứ hai làm nhà lùi vào trong ( phần nhà không thò ra đường , tuy tường rào cả ba anh em vẫn thẳng hàng và lấn ra đường ) hiện tại đã có hai con nhưng thấy không sao ............

+ Người con út làm nhà thò ra phần đường giống như Người con cả thì ở được mấy năm thì bị đi tù mấy năm ( mà tù vì nguyên nhân rất vớ vẩn )....Giờ đi xem xét ở đâu đó bảo mai kia có tiền là phá đi để làm lùi vào .....

- Nhà thứ ba : Nhà cuối cùng ở xóm đó cũng làm nhà lấn ra đường thì ở được khoảng mấy năm thì vợ cũng ốm đau và đi hết viện này đến viện khác vẫn chẳng hết bệnh mà lại phải mổ vùng bụng đến vài lần đến giờ vẫn yếu rớt mùng tơi ......

Chuyện còn nhiều nhưng cháu chỉ làm theo chú góp chút ít chuyện quanh mình để mọi người tham khảo chứ không có ác ý gì với họ .Tất nhiên trong cuộc sống có thể họ còn gặt hái được nhiều thành quả lớn nhưng con người ta thường hay dấu diếm nên cháu chẳng biết được để kể ra đây .

* Còn cháu thì sao :D nhà cháu không ở phía ấy và cũng không lấn chiếm đất )

Chưa thống kê được hết vì cháu mới sống được một đoạn ngắn tũn ,nhưng đã gặp rất nhiều bất lợi : Nào mất cắp , nào đồng nghiệp bắt nạt , nào cấp trên đối xử không công bằng , kiếm tiền thì không ra nhưng cứ tích cop được mấy đồng lương còm xong vợ chồng lại hì hụi góp vào đầu tư mấy việc cỏn con và lại lỗ hêt, cuối cùng mắc thêm nợ vào người trả mãi vẫn chưa hêt . Đi xem thì đâu cũng bảo có hậu lắm sau này sẽ phát to ( cháu bảo chỉ có chờ đến 70 mươi tuổi rồi khác phat tang)

Vì vậy cháu hay nói vui với bạn bè là kiếp trước :Chắc mình ăn ở chẳng ra gì ........ nên kiếp này mới vất vả vậy ! Có khả năng là có tiến kiếp và quả báo chú ạ !Vì vậy chúng ta phải giáo dục con cháu và khuyên mọi người sống cho hiền lành và nhân hậu !

Kính chào chú và mọi người !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả thế giới này đều đang vận động một cách rất có quy luật. Chính vì tính quy luật này làm nên khả năng tiên tri của Lý học Đông phương. Một trong những quy luật ấy là luật nhân - quả.

Ngày xưa quả báo thì trầy ....

Ngày nay quả báo đến ngay tức thì....

Đây là một trong những quy luật vũ trụ mà các nhà khoa học đã khám phá:

Dù đứng ở đâu trong vũ trụ thì đều thấy các Thiên Hà chạy càng nhanh và xa chúng ta.

Nếu làm ác mà quả báo đến ngay thì có lẽ thế nhân này thành Phật cả rồi và chẳng cần phải tu. Nhưng chính vì sự tác động của nghiệp chướng phức tạp và phải xuyên qua nhiều tương tác gián tiếp, khó suy luận. Nên kẻ ác mới nhơn nhơn ra vậy. Đến khi quả báo đến mới thấy rõ thì hối hận không kịp.

Lỡ bước sa chân. Một đời ân hận.

Quay đầu nghĩ lại. chín suối ngậm ngùi.

Các cụ có nói: Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá.

Các cụ mê tín chăng? Không đâu! Lũ lụt tăng nặng, dầu tràn ngập biển, tài nguyên cạn kiệt, khí hậu nóng lên ....chính là quả báo đấy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể có nghiệp quả báo thật chú ạ

Trong phim "V trả thù" (V for vendetta) có 1 câu nói thế này: "Bất kì một vật gì trong vũ trụ này, khi bạn tác động vào chúng 1 lực, bạn sẽ nhận lại được 1 phản lực cân bằngngược chiều!"

Có thể hiểu đây là 1 phát biểu của ngành vật lý. Nhưng suy rộng ra, đó là cái thế cân bằng của vũ trụ, chính là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. NDK luôn nhớ câu nói này để chiêm nghiệm, cố gắng giảm càng nhiều "tác động xấu" và tăng "tác động tốt" xuất phát từ bản thân mình.

NDK xin trích đăng lại 1 đoạn bài phỏng vấn của báo Vietnamnet với Đức Pháp Vương Gyalwang Druk về quy luật nhân quả:

Có một độc giả đặc biệt gửi thư đến cho Đức Pháp Vương, là bà Đỗ Thị Huệ. Bà đã từng theo con đường tu hành, nhưng cuối cùng giã từ cửa Phật, vì bà chứng kiến người một người bạn thân của mình sống trong chân thành, lao động cần cù, nhưng không thay đổi được đời sống gia đình. Họ vẫn sống trong đói nghèo, bệnh tật và có những lúc không được đối xử công bằng. Trong khi đó, có những người trong đời sống này sống một cuộc sống toan tính, lừa lọc thậm chí chà đạp lên lợi ích của người khác, nhưng lại sung túc và giàu có. Bà Huệ không thể cứu giúp được người bạn của mình, bà Huệ thấy bất lực và đã rời bỏ cửa chùa.

Nếu bây giờ người đàn bà bất hạnh đó đến trước Ngài để hỏi "đức tin của tôi sẽ hướng vào đâu, tôi tìm hạnh phúc ở đâu trong hiện thực xã hội này". Ngài có thể nói với bà điều gì, và bằng cách nào Ngài mang lại cho người đàn bà ấy đức tin?

"Đối với quy luật nhân quả, không bao giờ quá muộn"

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Đạo Phật, thật ra không phải là một tôn giáo, mà là cách thức, phương tiện giúp con người sống có hạnh phúc ngay trong cuộc sống thực tại. Như vậy, điều quan trọng là các phật tử và mọi người khác, nên làm thế nào để hướng cuộc đời mình theo cách sống có ý nghĩa, tốt đẹp, an vui, hài hòa với mọi người.

Trong trường hợp câu hỏi của bà Huệ, đạo Phật có một danh từ gọi là quy luật về "Nghiệp". Đơn giản hơn, là quy luật nhân - quả. Nếu ta gieo trái ngọt, sẽ có trái ngọt. Gieo hạt cay đắng, sẽ nhận quả đắng.

Đôi khi, vì chưa biết giáo lý nhân quả nên người ta thường thắc mắc là đời này tôi sống tốt, mà có nhiều khổ đau. Tại sao có người sống quá bất thiện, mà lại có hạnh phúc. Bởi ta chưa biết rằng đời trước, năm trước ta đã gieo nhân bất thiện, nay ta phải nhận quả đắng. Còn những người khác, có thể đời trước họ đã nhân lành, nên bây giờ họ vẫn đang được hưởng quả lành.

Tuy thế, tất cả chúng ta đều không biết rằng khi nào quả của mình sẽ chín. Như chúng ta trồng một cái cây, không thể ngồi mong đợi quả chín. Đến mùa, đủ nhân duyên, điều kiện thì trái sẽ chín, ngoài sự kiểm soát.

Nhân quả giống như một vòng quay. Nhân tạo quả, quả lại tạo nhân. Như ta gieo một hạt, cho quả, quả lại tạo ra vô số hạt mới. Chúng tôi gọi là vòng luân hồi sinh tử. Trong đó, con người bị dẫn dắt, trôi lăn trong vòng sinh tử.

Nhưng chúng ta không quá muộn trong bất kì điều gì. Nếu đời trước chúng ta đã phạm sai lầm, nhưng nay biết tỉnh ngộ, biết tìm một hướng sống mới, ngay bây giờ vẫn có thể loại trừ được Nghiệp. Giống như bệnh ung thư, nếu phát hiện sớm thì vẫn có cách điều trị.

Đối với quy luật nhân quả, không bao giờ quá muộn, chúng ta vẫn có thể làm điều gì đó, và nên nỗ lực làm gì đó, để loại trừ bớt khổ đau trong kiếp sống hiện tại bằng cách sống tốt hơn, hòa bình hơn, chia sẻ với mọi người hơn. Đừng vì một bất công, bằng cặp mắt cái nhìn hiện tại, mà từ bỏ tôn giáo, từ bỏ con đường đẹp đẽ mà mình đang theo.

Tôi khuyên mọi người hãy tin vào quy luật giữa nhân quả, chấp nhận quả của mình đã chín, dù là quả khổ đang phải chịu đựng. Vẫn còn cách thay đổi cách sống, thay đổi hành động của mình, đừng hủy hoại niềm tin của mình. Sống không có đức tin thì cuộc sống ấy đi vào tăm tối.

Tôi khuyên bà Huệ hãy tìm hiểu kĩ về quy luật nhân quả, phát khởi niềm tin, giúp mọi người có hành động tích cực, bằng hài hòa, thương yêu, thiện hạnh, cân bằng với những hạt giống bất hạnh mình đã gieo từ nhiều đời. Hãy tìm cho mình đức tin để chuyển hóa cuộc sống hiện tại. Hãy trở lại với cuộc sống tâm linh, làm những gì mình có thể để loại trừ bớt các bất thiện nghiệp.

Đau khổ này không phải do ai đem lại, mà do chính mình đã gây ra có thể từ tháng trước, năm trước, hay vô số đời trước.

Có một số người luôn đổ lỗi cho Phật, Trời, Chúa, đã mang lại bất hạnh cho chúng ta. Nhưng sự thực, cách nhìn của triết lý Phật giáo là không bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai. Người đáng đổ lỗi nhất chính là bản thân mình, là sự lười biếng, buông trôi của mình.

Như khi ta biết mình có bệnh, đến tìm bác sĩ, bác sĩ hướng dẫn một vài phương cách mà vẫn không nghe theo. Khi bệnh nặng thì ta không thể đổ lỗi cho bác sĩ.

Không có ai mang khổ đau cho mình ngoài chính mình. Hãy nỗ lực cố gắng, cải thiện cuộc sống hiện tại, vẫn kịp thời chuyển bớt những kết quả xấu mình đã tạo.

Tìm về cội nguồn khổ đau, bất an là chính chúng ta. Trở về để cải thiện chính mình. Hạnh phúc sẽ luôn bên chúng ta.

-----------

Vui vui ngoài lề 1 tí:

Đội Anh năm 66 sút bóng chưa qua vạch vôi lại được công nhận - Anh thắng Đức. Hôm qua Anh sút qua vạch hẳn 20m lại không đc công nhận - Anh thua Đức! :D

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện tình chim yến' làm độc giả rơi lệ

VIETNAMNET.VN

Cập nhật lúc 19:20, Thứ Bảy, 21/08/2010 (GMT+7)

Một tờ báo tại Pháp sau khi mua lại và đăng tải những bức ảnh cảm động về tình yêu sinh tử của một đôi tiểu yến tử đã tiêu thụ hết sạch lượng báo xuất bản trong thời gian ngắn nhất.

Những bức ảnh vô tình được một nhiếp ảnh gia chộp lại trên đường đã tường thuật lại câu chuyện tình li biệt cảm động của đôi chim yến: “cô gái” lúc đó ven theo đường cái, lượn vòng sát mặt đường thì đâm phải một chiếc ô tô đang lao tới.

Posted Image

“Cô gái” bị thương, tình hình vô cùng nguy cấp… “Chàng trai” từ đâu bay đến mang thức ăn kiếm được cho “người yêu” như để an ủi “cô ấy”.

Posted Image

Lúc “chàng trai” bay đi kiếm mồi lần nữa trở về thì phát hiện “cô gái” đã chết. “Chàng trai” dường như muốn gọi “cô gái” thức dậy, cố gắng hết sức để gọi “cô gái” dậy.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Khi “chàng trai” phát hiện cô gái thật sự đã chết và không thể trở về bên mình, nó đã ngửa mặt lên trời kêu khóc. “Chàng trai” cứ đứng mãi đó bên cạnh “cô gái”, cả thế giới như lắng đọng. “Chàng trai” đau khổ, tuyệt vọng đứng mãi bên xác “người yêu”… Một câu chuyện tình giản đơn nhường vậy nhưng đã lấy đi nước mắt của hàng vạn công chúng khi chứng kiến nó qua những bức ảnh. Không biết nhiều người có còn cho rằng “động vật không có trí não và tình cảm” hay không?

(Theo Zing)

-----------------------------------------------------

Bởi vậy, chỉ vì chúng ta không nghe được tiếng nói của muôn loài, không chia sẻ được tâm trạng của chúng. Thực sự chúng cũng đau đớn, vui mừng như chúng ta vậy. Bởi vậy, tàn sat chúng sẽ mang nghiệp chướng rất nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để tôi thường thả chim là vậy.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một hành động bình thường nhỏ nhoi đôi khi chứa đựng một tấm lòng rộng lớn, ở phía bên kia người nhận sẽ nhận được 1 trái tim vĩ đại vì đã chia sẽ biển yêu thương.

Trong cuộc sống tôi đã từng biết có những căn nhà thật to đẹp nhưng không còn đón tiếp họ hàng người thân thuộc cũng chỉ bởi vì nhà to nhưng lòng lại hẹp. Nhà rất gần nhưng lòng thì xa nên chẳng bao giờ còn đến với nhau được nữa! :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có cảm nhận nghiệp chướng là có thật. Và tính nhân quả là điều không sai. Nhưng có điều tôi không thể coi đây là một lý thuyết mà chỉ là một cảm nhận qua những gì tôi đã nhận thấy trong cuộc đời tối. Tôi kể những câu chuyện này là những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm bằng chính cuộc đời mình.

Hy vọng rằng các bạn sẽ chia sẻ.

Không biết gia đình cháu đã tạo nên nghiệp chướng gì,mà cháu thấy càng ngày mọi thứ càng tồi tệ hơn. Bố mẹ thì đau ốm suốt, hiện tại mẹ cháu bệnh rất nặng, rồi anh chị em trong nhà cũng mỗi người một nơi, ai cũng vất vả, cháu là lớn nhất đã xây dựng gia đình mà gia đình riêng của cháu cũng gặp nhiều chuyện buồn lắm. Nhiều lúc nghĩ cháu cũng không muốn sống nữa, đặc biệt khi cháu bắt đầu đi lấy chồng mọi chuyện càng trở lên nặng nề hơn, gia đình nhiều mất mát, tiền của không nói nhưng cả tình cảm cũng vậy. Mỗi lần như vậy lại ngồi ngẫm nghĩ không biết mình đã làm gì sai trái để phải bị như vậy. Biết rằng cuộc sống cần vươn lên nhưng sao cháu thấy khó quá, cháu muốn trốn chạy cũng không nổi, buồn quá không biết tâm sự với ai nên cháu lại vào diễn đàn, và cũng nhờ diễn đàn mà cháu thấy còn một chút gì đó ý nghĩa. Thôi thì phận ai người ấy chịu, cháu nghĩ vậy, ai cũng có sai trái, nhưng tấm lòng mình không sai trái là được. Mong sao ngày mai sẽ tốt đẹp hơn!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con trai công tử Bạc Liêu... chạy xe ôm

Thanh Niên Online - Thứ Tư, 1/9

Gần cuối đời, ông Trần Trinh Đức - con trai của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy - tìm về quê hương sinh sống. Không nghề nghiệp, không đất đai, ông sống tạm trong ngôi nhà do một doanh nghiệp thương tình cho mượn cùng với vợ và người con gái bị tâm thần.

Tài sản có giá trị duy nhất hiện tại của ông là chiếc xe gắn máy để chạy xe ôm kiếm sống trước cửa nhà hàng - khách sạn mang tên "Công Tử Bạc Liêu".

Bị lấy nhà, quay về quê cha

Rất tình cờ tôi gặp con trai công tử Bạc Liêu ngay tại khuôn viên của ngôi nhà “Công Tử Bạc Liêu”. Vẫn nét phong độ pha lẫn phong trần trên khuôn mặt của người đàn ông tuổi đã quá 60, bằng giọng trầm buồn ông kể: “Trước đây tôi sống tại căn nhà số 44/5 phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM, do một người tốt bụng cho ở nhờ để hành nghề chạy xe ôm.

Sau khi bà ấy mất, con cái bán căn nhà này nên tôi không còn chỗ ở nữa. Đầu tháng 7.2010, tôi về quê cha sống ở căn nhà trên đường Trần Huỳnh, phường 7, thị xã Bạc Liêu do một doanh nghiệp cho mượn”.

Thật ra sau khi công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy mất, tài sản để lại không nhiều, nhưng vẫn còn một số căn nhà tại TPHCM. Anh em ông Trần Trinh Đức chia nhau bán để lấy vốn làm ăn. Sau nhiều phen thất bại chốn thương trường, ông lặn lội qua tận Campuchia mua bán đồ cũ, nhưng cũng chẳng khá. Điều bất hạnh hơn, đứa con gái của ông sau một vụ tai nạn đã bị bệnh tâm thần. Ông quay về TPHCM với tài sản có giá trị nhất là chiếc xe gắn máy để hành nghề chạy xe ôm nuôi cả gia đình.

Tháng 7.2009, trong một chuyến về Bạc Liêu giỗ cha, ông nảy sinh ý định xin UBND tỉnh một căn nhà để làm chỗ thờ cha. Do không nằm trong bất cứ diện nào để xét chọn cấp nhà nên Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bạc Liêu trả lời, nếu ông có yêu cầu về Bạc Liêu, sẽ xem xét cất nhà tình nghĩa cho ông ở để thờ cha mình. Tuy nhiên, điều thúc đẩy ông Đức về Bạc Liêu không phải là việc UBND tỉnh cấp nhà tình thương mà là việc một doanh nghiệp thương tình đứng ra hứa cấp đất, xây phủ thờ tại vị trí đẹp nhất của dự án.

Sự thật về việc con trai công tử được cấp nhà

DN đó là Cty CP địa ốc Bạc Liêu, còn người đứng ra kêu gọi ông Trần Trinh Đức quay về là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Luận. Ông Luận cho biết:

“Tôi muốn ông Đức về đây là bằng tình cảm cá nhân, bằng sự quý mến về phong cách của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, hoàn toàn không vì mục đích kinh doanh. Tôi dành cho ông Đức một diện tích đất tại khu Hồ Nam của dự án với yêu cầu cất nhà 3 gian theo kiểu xưa để sưu tầm và trưng bày những hiện vật và phủ thờ Công tử Bạc Liêu. Anh Đức ở đây và có quyền mua bán để kiếm sống. Nói thật, nghe con trai Công tử Bạc Liêu chạy xe ôm kiếm sống tại TPHCM, là một doanh nghiệp, tôi cũng thấy xót”.

Dù thực tế là vậy, nhưng vào thời điểm bấy giờ có nhiều tờ báo đưa tin con trai Công tử Bạc Liêu được cấp đất tại Cty CP địa ốc. Thậm chí còn nêu sau khi nhà được xây dựng xong, ông Đức được Cty CP địa ốc trả lương 5 triệu đồng/tháng.

Cho đến nay dự án xây dựng phủ thờ Công tử Bạc Liêu tại Cty CP địa ốc Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn. Ông Đức không có tài sản gì ngoài chiếc xe gắn máy và danh xưng con trai Công tử Bạc Liêu trong khi việc vận động các mạnh thường quân bỏ tiền ra cất nhà hiện mới dừng lại con số 70 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Luận cho biết thêm: “Tôi khẳng định là chưa bao giờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trần Trinh Đức. Phần đất tôi dự kiến làm phủ thờ Công tử Bạc Liêu là cho ông Đức mượn với thời gian 50 năm”.

Như vậy ông Trần Trinh Đức hiện tại vẫn chưa có nhà ở, việc làm. Ông cho biết, sẽ cầm chiếc xe gắn máy tiếp tục chạy xe ôm ngay quê hương mình. Bởi nếu không chạy xe ôm thì lấy gì nuôi vợ cùng đứa con tâm thần để tiếp tục chờ đợi dự án phủ thờ chưa biết chừng nào xây dựng xong.

Hơn 2 tháng về đất Bạc Liêu, ông được giám đốc Nhà hàng - khách sạn Công Tử Bạc Liêu thương tình cho 50 kg gạo. Ông ngậm ngùi: “Tôi rất lấy làm buồn khi người ta nói “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nhưng tôi nghĩ mình còn có quê hương nên cuối đời về đây sống bằng tình thương của mọi người. Chắc chắn người ta chẳng giúp tiền bạc cho mình mãi được. Phải tự cứu mình bằng nghề cũ thôi”.

Công tử Bạc Liêu ngày xưa giàu có, ăn chơi thế nào tôi không được biết, nhưng trước mặt tôi là con trai ông đang không nghề nghiệp, không nhà cửa, phải gánh vác một gia đình với đứa con gái không bình thường. Dự án phủ thờ Công tử Bạc Liêu với bao nhiêu viễn cảnh vẫn còn nguyên đó. Tôi thấy tội cho ông. Càng tội hơn khi có ai đó xúi giục ông làm hồ sơ xin lại căn nhà, bởi ai cũng biết đây là căn nhà của ông hội đồng Trần Trinh Trạch đã được Nhà nước quản lý từ sau năm 1945.

Theo Lao Động

Visit My Website

-----------------------------------------------------------

Không biết đây có phải là nghiệp gì đây không?

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết đây có phải là nghiệp gì đây không?

Thảo luận vấn đề khoa học này một chút và lấy bài viết của thiên đồng để làm cơ sở ví dụ:

Chúng ta hãy tưởng tượng một thiếu phụ gầy đét xanh xao đang bế một đứa con vàng vọt khóc ngăt ngèo trên tay vì thiếu sữa đi ăn mày đứng cạnh nhìn công tử khi công tử đốt tiền,hay đứng cạnh kho thóc đầy ắp của điền chủ, thiếu phụ ấy sẽ ngĩ gì về công tử về điền chủ và nếu quá khứ của thiếu phụ ấy là ruộng đất của gia đình đã bị các phú ông dùng mưu kế lừa lọc lấy đi rồi chồng thiếu phụ ấy vì chống lại việc lấy đất đã bị pháp luật thực dân và lính thực dân bắt tống vào tù rồi.Bản thân thiếu phụ do không tìm được việc làm hay do sinh sản bị các căn bệnh của sản khoa làm yếu sức nên không tìm được việc làm mướn.

Việc quả báo có thể lắm chứ những thực dân kia có thể đã bị bỏ xác tại một chiến trường nào đó mà do chính người chồng của thiếu phụ ấy vượt ngục ra nhằm vào bắn và oán khí của thiếu phụ ấy có thể đeo đẳng công tử lắm chứ.

Đó là điều buồn của thế kỷ trước khi khoa học chưa phát triển, ngày nay các nhà kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thể làm ngược lại họ có thể thuê ruộng đất của người nông dân nếu họ không có nhu cầu làm việc trên đồng ruộng của họ nữa hay người nông dân góp cổ phần ruộng đất của mình vào và nhà kinh doanh trang bị trình độ lao động cho họ và tận dụng sức manh của khoa hoc kỹ thuật sản xuất lớn năng xuất cao để trả lương cao cho họ thậm chí trả tới hình thức một gia đình chỉ một người chồng đi làm cũng có thu nhập như khi cả nhà cùng đi là trên mảnh ruộng manh mún đó.Như vậy thì nhân quả sẽ là phúc lộc dài lâu cho nhà kinh doanh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Trúc mẫu hậu” và nước mắt sau song sắt.

Gần 10 năm sau vụ án Năm Cam chấn động cả nước, người dân Sài Gòn vẫn nhắc về số phận của những người trong gia đình Năm Cam với cái kết buồn của một gia đình lặn ngụp trong cuộc sống giang hồ. Năm Cam chết, vợ đi tù, con đứa đi tù, người đi tu, suốt 10 năm qua, cuộc sống của gia đình Năm Cam đã trải qua không ít sóng gió.

Gặp Trúc “mẫu hậu” trong trại giam Xuân Lộc, thấy người phụ nữ từng lừng lẫy một thời này giờ ốm yếu, khổ sở với đủ các thứ bệnh hành hạ trong người. Kể về chồng và những đứa con của mình, Trúc “mẫu hậu” rơm rớm nước mắt khi nghĩ đến những sóng gió đã đến với gia đình bà trong suốt 10 năm qua. Ở tuổi ngoài 60, ước mơ duy nhất của bà là sớm trở về và quy y nơi cửa phật, thành tâm sám hối để cầu mong sự bình yên sẽ trở lại với gia đình bà.

Trúc “mẫu hậu” hiện đang thụ án tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc. Bà đã được giảm án một lần 9 tháng, nhưng năm nay, do vi phạm nội quy nên bà không được tiếp tục xét giảm. Tuy nhiên, đã nhận thức được lỗi lầm của mình, nên Phan Thị Trúc đã xác định sẽ thành tâm cải tạo để sớm có ngày trở về với gia đình. Hai năm trước, Phan Thị Trúc đã nộp đầy đủ 2,9 tỷ tiền án dân sự mà Tòa án yêu cầu, với hy vọng sẽ sớm được hưởng lượng khoan hồng từ pháp luật. Theo lời cán bộ quản giáo của phân trại 5, thì từ khi vào trại đến nay, Trúc “mẫu hậu” hầu như không vi phạm các quy định của trại.

Posted Image

Cuộc sống của "Chính cung Trúc mẫu Hậu" ở trại giam Xuân Lộc.

Những ngày đầu mới đến, Trúc “mẫu hậu” sống trong tâm trạng hoảng loạn, tuyệt vọng. Bà thường xuyên khóc lóc vật vã khi nghĩ đến những sóng gió của gia đình mình. Nhưng sau một thời gian, sự động viên, quan tâm của cán bộ trại cũng như sự giúp đỡ của các phạm nhân khác, Trúc “mẫu hậu” đã dần lấy lại được cân bằng. Bà sống tốt và sống hòa đồng với các phạm nhân khác. Mỗi lần con cái lên thăm nuôi, có nhiều đồ ăn thức uống, bà cũng chia sẻ bớt cho các phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn, nên được mọi người yêu quý. Những ấn tượng của phạm nhân trong trại về Trúc “mẫu hậu” – vợ của trùm giang hồ Năm Cam dần dần không còn rõ nét trong suy nghĩ của phạm nhân ở trại giam Xuân Lộc.

Khi được phóng viên hỏi về cuộc sống trong trại giam, bà kể: “Mấy năm vào đây, sức khỏe tôi suy sụp đi trông thấy. Hồi chưa bị bắt, tôi mập mạp, khỏe mạnh và chỉ có vài ba thứ bệnh lặt vặt. Nhưng giờ đây, tôi bị bệnh tiểu đường, bị suy tim, đau phổi, đường ruột và thường xuyên đau đầu, mắt tôi càng ngày càng mờ đục. Những sóng gió và những biến cố quá lớn của gia đình đã khiến tôi lao tâm khổ tứ, hoàn toàn suy sụp rồi đánh mất sức khỏe một cách nhanh chóng. Việc đi lại với tôi bây giờ thực sự là một cực hình. Mỗi lần con cái lên thăm, muốn ra gặp chúng cho đỡ nhớ, nhưng chỉ cái việc đi từ khu giam giữ ra nhà thăm gặp cũng ngày càng trở nên quá sức đối với tôi”.

Do sức khỏe ốm yếu, lại tuổi đã cao, nên theo chính sách của Đảng và Nhà nước, Trúc “mẫu hậu” được Ban Giám thị trại tạo điều kiện cho sống trong một căn phòng nhỏ với hai phạm nhân khác cùng cảnh ngộ bệnh tật. Phan Thị Trúc cũng không phải lao động hay tham gia các hoạt động của trại mà chỉ tập trung vào việc uống thuốc, điều trị bệnh để tránh suy giảm sức khỏe: “Tôi ốm yếu quá, nên đến việc tự chăm lo vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn. Mỗi lần tắm rửa, chỉ việc múc nước cũng khiến tôi không thở được. Mỗi lần đứng lên ngồi xuống thì lại thấy xây xẩm mặt mày. Cũng may ở trong này, tôi được chị em bạn tù giúp đỡ nhiều. Người giúp giặt quần áo, người giúp lấy hộ phần cơm, người chăm sóc tôi lúc đau yếu nên tôi cũng đỡ được phần nào. Điều khiến tôi lo lắng nhất là sức khỏe của tôi ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Dù Ban Giám thị trại đã tạo điều kiện cho tôi đi chữa bệnh ở bệnh viện ngoài, nhưng cũng không có nhiều dấu hiện thay đổi. Tôi chỉ mong mình có thể cải tạo thật tốt, sớm được giảm án, hi vọng sống được đến ngày trở về, để khỏi mang tiếng chết trong tù cho con cháu đỡ tủi”.

Được giam cùng trại giam với Hải Bánh nhưng khác phân trại, Trúc “mẫu hậu” cho biết bà vẫn gặp Hải Bánh trong những lần Hải Bánh xuống phân trại dưới này để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Ở trong trại Xuân Lộc, Hải Bánh rất sôi nổi tham gia các hoạt động của trại. Là người có nhiều tài, năm ngoái, Hải Bánh có đưa đoàn cờ người của phạm nhân xuống các phân trại biểu diễn. Khi gặp Trúc “mẫu hậu”, Hải Bánh cũng qua chào đòi đàng hoàng.

Trúc “mẫu hậu” kể: “Năm trước Hải Bánh có đưa đoàn cờ người xuống nên tôi có gặp cậu ta. Dù Hải Bánh là người đã khai ra chồng tôi, tôi vẫn cố gắng vui vẻ với anh ta, vì tôi nghĩ thời gian đã lâu rồi, không nên đào bới chyện gì. Tôi cũng dặn con cháu tôi là mình sai thì mình chịu, đừng trách người ta, hãy chôn chặt những hận thù, bỏ qua mọi thứ để sống cho tương lai và chỉ nghĩ về tương lai”.

Chuyện về người con gái đi tu

Ngày Năm Cam bị tuyên án tử hình, nhiều người vẫn không thể quên hình ảnh cô con gái thứ 4 của Năm Cam – người đã xuất gia đi tu từ nhỏ - khóc ngất đi phía bên ngoài phiên tòa. Ai cũng cám cảnh và thương cảm cho người con gái hiền lành của Năm Cam sớm đã gửi thân nơi cửa phật, xa lánh bụi trần mà vẫn phải chịu những sóng gió của gia đình.

Posted Image

Kể về người con gái đã xuất gia của mình, Trúc “mẫu hậu” ứa nước mắt. Bà gọi cô con gái đã đi tu của mình là sư cô, chứ không gọi là con, vì người đã xuất gia là người đã không còn thờ cha mẹ, chỉ còn thờ phật. Con gái bà đã không còn là con của bà nữa, mà trở thành người của nhà chùa. Bà bảo trong nhà, bà thương sư cô nhất, cũng xót xa cho sư cô nhất, bởi sư cô là người chịu nhiều tổn thương nhất trong bi kịch của cả gia đình.

Dù khi Năm Cam còn sống, Trúc “mẫu hậu” đã từng làm mưa làm gió, khiến bao nhiêu người khổ sở, khiếp hãi, nhưng ở vị trí một người mẹ, bà vẫn hiền dịu và yêu thương các con, vẫn đau đáu mong mỏi các con có được một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Cho nên khi thấy các con mình cũng bị ảnh hưởng bởi những sai lầm của bố mẹ, lương tâm của người mẹ đã khiến Trúc “mẫu hậu” ngày đêm không thể ăn ngon, ngủ yên.

Bà kể: “Trong những đứa con của tôi, sư cô là hiền lành và ngây ngô nhất. Hồi còn bé, sư cô cũng như bao đứa trẻ bình thường, cũng thích vui đùa, nghịch ngợm và đôi khi có thể làm bố mẹ bận lòng về những trò nghịch phá của mình. Thế nhưng càng lớn, tính cách của sư cô càng hiền lành, kín đáo. Sư cô thường trầm ngâm, không biểu lộ tình cảm nhiều và e ngại giao tiếp với xã hội bon chen bên ngoài. Dù là mẹ, nhưng lúc đó tôi đã luôn cảm thấy lo lắng, vì phát hiện ra con mình có điều gì đó rất khác so với những đứa trẻ bằng tuổi, cái điều đó tôi không cắt nghĩa được.

Sau đó, thiên hướng của sư cô bắt đầu bộc lộ ngày một rõ rệt. Sư cô đã biết theo người ta lên chùa từ những năm 7, 8 tuổi. Cứ đi học ở trường thì thôi, về nhà là sư cô lại lên chùa, giúp đỡ các nhà sư và ngồi nghe giảng kinh phật, đôi khi sư cô lên đó chỉ để ngồi ngắm nhìn và cảm nhận khung cảnh tĩnh mịch và yên bình trong chùa. Sư cô không còn chơi với những đứa trẻ cùng tuổi nữa mà thường chìm trong những ưu tư, trầm mặc không ai hiểu được. Tất cả những biểu hiện đó đều không giống với những biểu hiện bình thường của những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Ngay từ lúc đó, vợ chồng tôi đã bắt đầu lo lắng và lờ mờ cảm nhận được những suy nghĩ và sự lựa chọn của con gái mình. Nên mỗi lần sư cô đi chùa về, chồng tôi đều mắng và tìm mọi cách hạn chế con gái, vì theo ông ấy, hướng thiện là tốt, nhưng một đứa trẻ lên 8 thì chưa cần hướng thiện như thế.

Nhưng sự ngăn cản của vợ chồng tôi chẳng ngăn được ý chí của đứa con gái đã hướng cái tâm mình theo nhà phật. Năm sư cô lên 9 tuổi, sư cô về nhà nói với vợ chồng tôi, xin phép vợ chồng tôi cho được xuất gia tu hành. Chồng tôi sôi lên sùng sục, quát tháo ầm ĩ, cấm không cho con gái đi tu. Ông ấy còn dọa: Con mà đi tu thì đừng trách bố. Nhưng sư cô không sợ. Sư cô nhờ người nấu cơm chay cho ăn trong suốt hai năm trời, để gột rửa mọi bụi bẩn, muộn phiền của trần thế. Hai năm sau, sư cô lên chùa, xin được làm người tu hành.

Ngày sư cô đi tu, chồng tôi vẫn đang thụ án trong trại giam sau vụ gây lộn với một nhóm giang hồ vì bênh anh rể. Ông ấy không có mặt để chứng kiến con gái mình xuất gia đi tu, gửi thân nơi cửa phật, nhưng tôi thì có mặt. Tôi nhớ hôm đó ngoài con gái tôi còn có một cô nữa cũng quyết định xuống tóc đi tu. Cô kia thì đi tu vì thất tình, bị người yêu ruồng bỏ, nhưng con gái tôi thì hoàn toàn chưa nhuốm bụi trần, chưa trải qua các cung bậc hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời.

Sau này tôi nghĩ nó sinh ra có lẽ là để trở thành người của nhà chùa, sinh ra để sống một cuộc đời xa lánh trần tục. Con gái tôi đã mang căn tu trong người, nên đó là con đường duy nhất mà nó lựa chọn, con đường nó nhất định phải đi, không thể nào khác. Ngày hôm đó, tất cả mọi người có mặt ở đó đều khóc thương nó, tiếc cho nó. Tôi cũng không cầm được nước mắt. Chỉ mong con gái mình sẽ nghĩ lại. Nhưng nó không khóc. Mắt nó ráo hoảnh. Nó nhìn tôi rồi vái lạy tôi lần cuối, bảo là sau này con thành người tu hành rồi, bố mẹ có mất con cũng chẳng được vái lạy nữa. Đó là lần cuối cùng nó vái lạy tôi, lần cuối cùng nó gọi tôi là mẹ, lần cuối cùng nó xưng con. Từ ngày hôm sau, trở thành người tu hành, nó gọi tôi là cô, gọi bố là chú. Pháp danh của con gái tôi là Diệu Quang. Và kể từ ngày hôm đó, tôi cũng gọi con gái mình là sư cô Diệu Quang”.

Sau khi sư cô Diệu Quang trở thành người nhà phật, Năm Cam đi tù về, thấy con gái mình đã xuất gia, dù rất đau lòng nhưng biết không thay đổi được gì, Năm Cam cũng chỉ còn biết cắn răng chấp nhận sự thật. Trúc “mẫu hậu” kể thỉnh thoảng bà và Năm Cam vẫn lên chùa nơi sư cô Diệu Quang tu hành để thăm nom sư cô, nhưng cả hai vợ chồng không còn được phép thể hiện tình cảm của bố mẹ dành cho con cái với sư cô Diệu Quang nữa. Trước mặt các tăng ni phật tử, hai vợ chồng ông trùm Năm Cam –Trúc “mẫu hậu” vái lạy sư cô Diệu Quang theo đúng lệ của nhà chùa. Nhưng Trúc “mẫu hậu”, bà không vái lạy bản thân con gái bà, mà vái lạy cái áo phật mà sư cô Diệu Quang đang mặc trên người.

(Còn nữa)

nguồn vietnamnet.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật nhân quả

Ông tôi buồn, vì cậu con trai "đích tôn" của ông không chịu gần gũi, xoa bóp cho ông khi nhà chưa kịp thuê người đấm bóp. Ông nói cậu cứ đi đâu hoài, không chăm sóc cho ông, không gần gũi ông.

Ông tôi đang trong cơn bạo bệnh, thời kỳ cuối của căn bệnh ung thư. Chắc không còn lâu nữa đâu...

Các bà tôi nói, ngày trước khi ông cố của tôi, tức ba của ông tôi, cũng bị ung thư và nằm trong bệnh viện, mỗi người con thay phiên nhau vào ngủ với ông vài đêm. Ông tôi là người duy nhất không ngủ lại với ông cố. Ông nói rằng ngủ nơi lạ khó lắm, không ngủ được. Đến khi ông cố tôi mất, ông vẫn chưa hề một đêm chăm sóc cha mình.

Đến khi bà cố của tôi bị bệnh và lưu lại nhà thương, ông tôi cũng không hề qua thăm. Chỉ khi bà cố về nhà, ông mới qua thăm hỏi. Mà ông tôi ở rất gần nhà bà cố, mất 10 phút chạy xe máy.

Vậy, tôi có thể thấy rõ luật nhân quả rồi. Nhưng nghĩ xa hơn, đó là bài học cho tôi, cho mọi người thật sự quan tâm trong việc giáo dục con cái về sau.

Cậu tôi được chăm sóc như trứng mỏng từ nhỏ đến giờ, chuyện trong nhà một tay mẹ lo, cậu không biết làm gì ngoài việc đi học, đi làm. Rồi cậu tôi lấy vợ, một tay bà tôi và mợ tôi gánh, cậu chỉ việc thấy có vợ bên cạnh mà thôi. Ngày ông tôi bị bệnh nằm nhà thương, tôi hỏi cậu nhà thương nào, phòng nào, tình hình ông ra sao... thì cậu chần chừ và nói rằng hỏi má cậu cho chắc vì cậu không biết.

Vậy, trong đầu cậu biết những gì? Làm sao ông trách cậu được khi từ nhỏ đến giờ cậu tôi chưa hề thấy được cảnh ông tôi chăm sóc cho cha mẹ mình, cậu tôi chưa phải tận tay chăm sóc ai, vậy làm sao cậu có kinh nghiệm hay ý thức về việc chăm sóc chính cha mình.

Tôi cứ nghĩ, do cha mẹ yêu thương con và chiều con quá, làm mọi thứ cho con mà không nghĩ là đang làm hư con mình. Bây giờ ông trách cậu mà như trách mình, mọi chuyện do ông mà ra. Mà ông không còn lâu nữa hiện hữu bên cậu, vậy khi ông mất đi, cậu tôi sẽ mất đi một người đã chăm sóc cho mình, giờ chỉ còn mẹ. Mà rồi cậu có biết đường mà chăm bà không? hay mọi sự nhờ vợ mình.

lmhuong

Nguồn Vnexpress

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Blog/2010/09/3BA20A68/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay