Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Theo caí hiểu của tôi thì sự mộ đạo, ăn ở hiền lành tử tế với mọi người chỉ là hình thức mà thế nhân nhận thấy, hoặc người nào đó tự nhận thấy. Nhưng bên trong cái thể hiện ấy, có những mầm mống của - tôi nói theo ngôn ngữ Phật giáo - những chủng tử ác. mà do họ không tự nhận thức được điều đó. Như cô gái mà tôi nói đến không cho người ăn mày vét đĩa xin nước căn trong tô bún bò. Cô ta vẫn tự cho mình là người tử tế vì nghĩ rằng: "Không cho người khác ăn đồ ăn thừa của mình". Cô ta đã chồng hai tô bún thừa lên nhau để cho người ăn mày khỏi ăn được nước cặn. Đấy là ác mà con người không nhận thức được.

hihihi bác thiên sứ nói đúng quá

Đôi khi sư ngộ nhận giữa thiện và ác chỉ trong gang tấc thôi

Có lẽ là phải tuy cảm nhận cua mỗi người

Viẹc thiện thì tùy tính chất của tưng sự việc

Không nên đánh đồng mọi thứ lại :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiện & Ác, Nghiệp & Duyên đôi khi chúng ta vì bất hạnh quá! muốn quay đầu về bờ giác nhưng lỡ gieo nghiệp dầy trong vô thức mà không đủ duyên để gây phước. Vẫn phải đi gầy dựng, thế nên có những người luôn làm thiện, phát tâm công đức bồ đề vẫn cảm thấy không tháo gỡ được, tự trách mình sao ăn ở thiện toàn mà không hết nghiệp.

Chưa hết nhưng có vơi đi. Thế đấy có cái lỡ vay lỡ gieo nhưng không dễ gặp Duyên để trả. Do là nghiệp NẶNG. Nhưng hãy tin rằng từ tâm là con đường ngắn để hội đủ Duyên lành trả dần nghiệp chướng.

Như trường hợp người tâm nguyện" có ai mất không hàng(áo quan) tôi xin tặng" nhưng có mấy ai có cơ hội gặp hoàn cảnh khốn cùng đó để được thực hiện tâm nguyện của mình, dù xã hội quanh ta quá nhiều khốn khó! Sống không nhà, chết không mồ.

Dù sao chúng ta cứ cạn nghĩ, 2 cây tội phước song hành, chăm cho cây phước xanh tươi thì cây tội héo mòn.

Vài dòng chia sẽ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Đường Tăng gặp được Tôn Ngộ Không, chỉ lắc mình 1 cái là Tôn Ngộ Không có thể đưa Đường Tăng tới Tây Trúc.

Nhưng kiếp nạn (81) của Đường Tăng phải trải qua là không thể thay đổi được, vậy nên vẫn phải Quốc bộ như thường.

Vậy nên ai đó giầu, đó là cái duyên Tiền bạc nó tới. Còn ai đó vẫn nghèo là do duyên với cái Tiền to, bạc lớn nó chưa tới. Hoàn toàn có thể phải đợi tới kiếp sau.

Nhưng đôi khi Trời cũng nhầm lẫn, chứ ko phải là ko bao giờ nhầm nhé.

Cho nên cũng có người chết sớm quá, có ngừoi chết muộn quá, có người giầu nhanh, có người nghèo lâu,v.v...

Số trời có thể Cải

Mệnh trời khó Cưỡng

Điều chắc chắn rằng: Cứ reo hạt Thiện, ắt gặp Quả Thiện.

Khi nào sẽ được thì ngoài công sức và thành tâm, cũng cần thời gian và Tài trí, chứ không là thằng ăn cắp nó Mổ mất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua Tetpy đi ăn uống với bạn, tình cờ nghe chuyện này.

Vừa rồi miền trung có bão lớn nên mạng viễn thông gặp nhiều sự cố đứt dây, nghẽn mạng, mất điện nên trạm ko hoạt động được,... nên cty phải điều nhân viên kỹ thuật các tỉnh khác đến Đà NẴng, Quảng nam,... hỗ trợ. Có 1 anh nhân viên kỹ thuật ở Đắc Lắc xuống thị trấn Nam Phước của Quảng nam hỗ trợ mấy ngày ở đó. Vì lụt lội nên chả có gì để ăn, anh ta vét mấy đồng còn lại lội nước mua mì tôm ở 1 quán tạp hóa. Anh ta mua 4 gói mì gói, 1 gói thuốc lá Con ngựa, chủ tạp hóa lấy của anh ta 100.000 ngàn chẵn!

Cái việc buôn gian bán lận và bắt chẹt người mua thì ....phổ biến quá!

Bây giờ Tetpy đang ngồi viết mà vẫn còn thấy tức cho anh kia.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, các anh chị và các bạn.

Hôm nay lần đầu tiên cháu biết diễn đàn cũng nhờ chú Thiên Sứ xuất hiện.

Phần nghiệp chướng thì cháu nghĩ là có chú à. Cháu tin nghiệp chướng và có vô vàn sự chứng kiến của cháu từ nhỏ đến bây giờ.

Có 1 chuyện cháu cứ nhớ mãi đến giờ khi đọc chuyện phóng sinh chim của chú.

Nhà cháu ở quê có mấy cây bạch đàn 2 bên đường vào nhà, chim sẻ về đậu mỗi chiều rất nhiều, cứ cuối tuần là có mấy người xách súng săn xuất hiện, bắn làm cho chịm bay nháo nhác. Khi ấy chị em cháu còn nhỏ lắm, mà những người này là người lớn nên chị em cháu có nói sao người ta cũng kệ. Chỉ khi ba mẹ cháu có nhà mới đuổi được người ta.

Đến giờ cháu cũng không hiểu tại sao người ta lại thích bắn chim đến thế :unsure: . Giờ cháu lớn, đã có gia đình, con trai cháu rất thích ngắm những chú chim sẽ sà xuống ăn gạo, nhìn cảnh ấy cháu thấy thanh thản lắm chú ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi,

Về việc thả chim phóng sinh mình có cần chọn thời gian và địa điểm không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi,

Về việc thả chim phóng sinh mình có cần chọn thời gian và địa điểm không ạ?

Nếu không có cầu nguyện gì, việc thả chim chỉ là thuần do lòng từ bi thì không cần chọn thời gian và địa điểm.

Nhưng có việc đáng lưu ý: Có lần tôi đi qua một ngôi chùa, thấy bên hông chùa họ bán chim phóng sinh. Tôi xuống mua và thả hết tất cả chim bán ở đấy - ngay tại chỗ. Sau đó có người nói với tôi rằng: Nên đem chim ra chỗ khác thả, không thì những người bán chim sẽ bắt lại những con chim đó và lại đem bán. Tôi thấy vô lý, nhưng cũng đưa lên đây để anh chị em suy ngẫm.

Còn nếu có cầu nguyện gì - thí dụ như: cầu sức khỏe, bình yên cho gia đình...vv....thì đem chim về nhà thả. Hiệu ứng được giải thoát của đàn chim sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho tới hôm nay cháu mới hiểu mọi chuyện diễn ra thế nào. Cháu cảm ơn bác thiên sứ đã có loạt bài rất hay về nghiệp chướng. Từ nhỏ cháu vẫn thường trách ông trời và cháu cố gắng làm mọi chuyện dù có vấp phải khó khăn đến cỡ nào. Cái cháu nghĩ đến lúc ấy chỉ là mình không chịu trời thì trời phải chịu mình bởi vì bản tính cháu rất nóng nảy và bướng bỉnh. Đến khi đạt được nhiều việc nhưng tâm cháu vẫn chẳng thanh thản chút nào. Cháu lúc ấy cũng chẳng hiểu tại sao 1 ông thầy dạy thêm Anh văn cho cháu lúc ấy lại nói rằng có cảm giác cháu là người sống phù du, sẽ chẳng làm được gì mặc dù cho đến sau này cháu vẫn đặt được nhiều việc và cảm thấy khá hơn bạn bè mình nhiều dù có lúc cũng be bét. Đến giờ cháu hiểu chính cái mục đích trong công việc của cháu đã không tốt rồi nên dù đạt được tâm vẫn không thanh thản, lúc nào cũng cảm thấy không bằng người, cảm thấy tự ti. Chính mình phải vượt qua mình, việc mình làm và cái tâm mình như thế nào sẽ tạo nghiệp thế ấy. Trời không phải là người gây tốt xấu cho mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao nghiệp chướng lại đến với người ta thấy tốt mà không đến với người ta thấy họ xấu tính ? Câu trả lời rất khó bởi ta rất khó thấy được tiền kiếp của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

– Con chim sẻ làm mồi cất tiếng kêu thảm thiết vì chân bị trói lại, đôi cánh yếu ớt chỉ đưa thân mình nó lên khoảng 15cm rồi rơi xuống. Đồng loại của nó nghe tiếng liền kéo đến, khi sà xuống cạnh con chim mồi thì cũng là lúc 2 cánh chiếc bẫy chim sập xuống.

Trong một lần đến thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc công tác, tình cờ chúng tôi được chứng kiến cảnh tưởng chừng như chỉ có ở các miền quê hoặc núi rừng, trên những cánh đồng. Đó là việc thợ bẫy chim “tác nghiệp” ngay giữa thành phố, trên những hè phố cạnh các cơ quan nhà nước.

Posted Image

Loài chim sẻ đang bị săn bắt hàng ngày, không chỉ ở các miền quê mà còn ở trong cả những thành phố: Ảnh: NDT

Anh T., người thợ đánh bẫy chim mà chúng tôi gặp cho biết, anh làm nghề này đã được gần 10 năm nay. Trước đây, anh thường đến các cánh đồng sau mùa gặt ở các miền quê để đặt bẫy nhưng lâu nay số lượng chim sẻ ngày càng ít dần, nên anh phải chuyển vào đánh trong thành phố. Địa điểm có chim thường là cạnh các toà nhà lớn.

Người thợ đánh chim còn cho biết, mùa đánh chim sẻ thường diễn ra trong khoảng 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11 âm lịch). Hiện tại đang trong thời điểm cuối của mùa đánh bắt nên số lượng cũng có phần ít hơn so với đầu mùa. Bình thường mỗi ngày anh bẫy được khoảng hơn 50 con, lúc nào “trúng quả” thì được 200 con. Giá mỗi con bán sỉ cho nhà hàng là 4000 đồng, còn đem ra chợ thì 5000 đồng/ con.

Đồ nghề dùng để bẫy chim sẻ cũng không cầu kỳ, chỉ cần 2 tấm lưới được đóng khung lại, ràng với nhau bởi những sợi dây dù. Khi đặt bẫy, 2 tấm lưới sẽ trở thành 2 cái cánh, chim mồi được bỏ ở giữa, chân buộc vào một vật nặng.

Tuy vậy, việc đánh bắt chim sẻ sẽ không có hiệu quả cao nếu không có sự góp sức của công nghệ kỹ thuật số. Đó là chiếc máy phát âm thanh hình như một cái loa, có khe dắt thẻ nhớ chứa file tiếng kêu của chim sẻ. Cái máy này liên tục hoạt động để dụ chim sẻ sà xuống khu vực con chim mồi. Sau đấy người đặt bẫy sẽ kéo dây (đã buộc vào 2 tấm lưới), 2 cánh của cái bẫy sẽ sập xuống và con chim không thể nào thoát được vì mắt lưới rất nhỏ.

Anh T. cho biết, có lần 1 phát úp lưới bẫy được tới 40 con. Nay số lượng ngày càng ít đi, khi vào trong thành phố đặt bẫy thì mỗi lần úp bẫy chỉ được 1 hoặc 2 con.

Thiết bị âm thanh giúp ích cho việc đánh bắt chim sẻ. Lâu nay anh T. thường chọn địa điểm đánh bắt chim ở thành phố Vĩnh Yên vì các miền quê nay ít chim hơn.

Posted Image

Ảnh: NDT

Con chim mồi được đặt ở giữa 2 tấm lưới, chân bị buộc vào một chiếc que. Nó chỉ có thể cất cánh đưa thân mình lên khoảng 15cm rồi rơi xuống. Chưa chắc ăn, người thợ săn chim còn lấy một thanh sắt nặng đè lên.

Posted Image

Đặt bẫy và ngồi đợi. Anh T. cho biết, có phát úp lưới anh đánh được cả đàn 40 con. Nay thì thì chỉ được 1 đến vài con một lần úp lưới. Ảnh: NDT

Posted Image

Chú chim sẻ sau khi dính bẫy được đưa vào lồng, nơi có hàng chục đồng loại của nó cũng đang cố đâm đầu vào thành lồng để thoát. Khi vừa vào thì con chim này chỉ có thể đứng yên một chỗ, đầu cúi xuống với ánh mắt mệt mỏi. Sau một lúc nó mới có thể hồi phục và tìm lối thoát.

Posted Image

Hàng chục con chim sẻ bị mắc bẫy. Sau khi tìm cách thoát qua các lỗ của lồng sắt không được, chúng lại tập trung vào một góc.

Posted Image

Người đánh chim sẽ bán ngay tại chỗ cho những người nào có nhu cầu. Ảnh: NDT

Posted Image

Khi có người đến mua chim, anh T. bèn khoá 2 cánh của con chim sẻ lại để chúng không thể bay được. Ảnh: NDT

Posted Image

Khi 2 cánh đã bị khoá thì dù được thả ra nhưng chú chim cũng không thể bay được. Chúng được cho vào túi ni lông đem về, thường thì người mua sẽ chế biến thành món chim sẻ quay, một món mà dân nhậu rất khoái. Ảnh: NDT

Posted Image

Số chim bán hết, anh T. lại mang bẫy đi đặt nơi khác. Trung bình mỗi ngày đi đánh, anh T. thu nhập được khoảng 200 nghìn. Hôm nào "đỏ" thì có thể được nhiều hơn. Thời điểm năm 2008, có ngày anh bắt được 200 con, bán đi được tới 800 nghìn đồng. Ảnh: NDT

Posted Image

Posted Image

Số chim sẻ được cho vào nồi nước sôi. Trong tích tắc không có con nào có thể sống. Có người thích uống rượu tiết chim sẻ sẽ lấy tiết trước khi nhúng vào nước sôi. Do thân hình nhỏ bé của nó nên mỗi con chỉ được khoảng 3-5 giọt tiết. Nhưng cũng có những người mua chim sẻ về ngâm rượu để chữa bệnh (công dụng thế nào thì người viết bài này chưa được biết). Ảnh: NDT

Posted Image

Chim sẻ được làm sạch sẽ, trước khi đưa vào chiên giòn nó sẽ được thui qua lửa ga. Người chế biến nói rằng làm như thế thịt chim sẽ thơm hơn.

Ảnh: NDT

Duy Tuấn-Thu Hương.

nguồn Vietbao.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, việc thả chim là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu nhằm giải tỏa uất khí và các âm khí trong cuộc đất. Lũ chim, chúng cũng có tình như chúng ta, chúng cũng có con để chăm sóc. Nên khi bị bắt chúng cũng đau khổ, hốt hoảng và căm hận. Trong lồng chim tụ tập đông đúc đó, một khối uất khí được hình thành. Theo nguyên lý đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu khối uất khí này sẽ kết hợp với tà khí quanh ta. Bởi vậy khi được thả chim bay đi sẽ mang theo toàn bộ tà khí và uất khí được giải toả. Dương khí sẽ tụ lại sau đó.

Đây chính là cách hòa thượng Thích Viên Thành dùng nối long mạch cầu Hoàng Long với vài ngàn con chim và Thiên Sứ tôi đã dùng để bán thành công một miếng đất lớn ở Hanoi.

Đừng tạo uất khi sẽ rất bất lợi cho chúng ta. Nhai và nuốt vào trong người nữa thì cực kỳ nguy hiểm. Chúng sẽ thấm vào máu thịt chúng ta và di truyền lại các thế hệ sau, cho đến khi đủ nhân duyên thì phát tác . Cái mà chúng ta gọi là nghiệp chướng.

Đức Phật nói:

"Cái bao tử (Dạ dày) của con người chính là mồ chôn hành vạn chúng sinh".

Con chào chú Thiên Sứ,

Quả thật con thật sự có duyên nên mới biết đến diễn đàn lý học, con đã học được rất nhiều điều từ những bài viết, những tâm sự của các cô chú, các anh chị trên này, hướng con tới những việc làm thiện, từ những bài viết của chú con đã học và đang cố gắng thực hành 1 cách thường xuyên vì con tin là có luật nhân quả nên con muốn tâm mình sáng hơn việc làm của mình hướng thiện hơn để còn tích đức cho những đứa con của mình.

Thưa chú, con đang có 1 thắc mắc hi vọng chú sẽ đọc và giải thích cho con. Con đã, đang từng bước thực hiện việc phóng sinh ạ, nhưng có điều là con mua chim về nhà phóng nhưng chúng ko bay đi chúng cứ quanh quẩn ở sân thượng, tối đến thì chui vào dưới lùm cây cảnh trên đó để ngủ nên con mang gạo và che cho chúng khỏi lạnh, chúng đã ở nhà con được 1 thời gian rồi ạ :lol: . Từ khi đọc được mục này đến nay con cố gắng đều đặn thả cá chú ạ và hiện tại là thêm nuôi chim ạ :lol: .

Con có vài lời lẩn thẩn mong các cô chú các anh chị đừng cười :lol: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào chú Thiên Sứ,

Quả thật con thật sự có duyên nên mới biết đến diễn đàn lý học, con đã học được rất nhiều điều từ những bài viết, những tâm sự của các cô chú, các anh chị trên này, hướng con tới những việc làm thiện, từ những bài viết của chú con đã học và đang cố gắng thực hành 1 cách thường xuyên vì con tin là có luật nhân quả nên con muốn tâm mình sáng hơn việc làm của mình hướng thiện hơn để còn tích đức cho những đứa con của mình.

Thưa chú, con đang có 1 thắc mắc hi vọng chú sẽ đọc và giải thích cho con. Con đã, đang từng bước thực hiện việc phóng sinh ạ, nhưng có điều là con mua chim về nhà phóng nhưng chúng ko bay đi chúng cứ quanh quẩn ở sân thượng, tối đến thì chui vào dưới lùm cây cảnh trên đó để ngủ nên con mang gạo và che cho chúng khỏi lạnh, chúng đã ở nhà con được 1 thời gian rồi ạ :lol: . Từ khi đọc được mục này đến nay con cố gắng đều đặn thả cá chú ạ và hiện tại là thêm nuôi chim ạ :lol: .

Con có vài lời lẩn thẩn mong các cô chú các anh chị đừng cười :lol: .

Chẳng có gì để cười cả, Mặc dù trên thế gian vẫn có người bảo những hành vi đó là ngu, hoặc vớ vẩn. Họ vẫn tàn nhẫn và vẫn giàu. Trên thực tế , người ta giết sinh vật vô tôi vã mà chẳng thấy những sinh vật đó nó trả thù. Nhưng khi vận số xui rồi thì nghiệp chướng thật là nặng. Lúc ấy nếu chợt nghĩ lại thì đã sang phim. Đây là loại tương tác gián tiếp (Hiểu theo nghĩa con người không trực tiếp nhận thức được bằng giác quan). Nó tương tự như một thứ phóng xạ, hay một dang ô nhiễm môi trường nào đó, con người cũng không trực tiếp nhận thức bằng giác quan. Nhưng chết.

Nếu mua chim về thả mà nó cứ quanh quẩn ở nhà là tốt đấy. Cứ thả tiếp.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có gì để cười cả, Mặc dù trên thế gian vẫn có người bảo những hành vi đó là ngu, hoặc vớ vẩn. Họ vẫn tàn nhẫn và vẫn giàu. Trên thực tế , người ta giết sinh vật vô tôi vã mà chẳng thấy những sinh vật đó nó trả thù. Nhưng khi vận số xui rồi thì nghiệp chướng thật là nặng. Lúc ấy nếu chợt nghĩ lại thì đã sang phim. Đây là loại tương tác gián tiếp (Hiểu theo nghĩa con người không trực tiếp nhận thức được bằng giác quan). Nó tương tự như một như phóng xạ, hay một dang ô nhiễm môi trường nào đó, con người cũng không trực tiếp nhận thức bằng giác quan. Nhưng chết.

Nếu mua chim về thả mà nó cứ quanh quẩn ở nhà là tốt đấy. Cứ thả tiếp.

Đúng ạ, con mua chim và cá về để thả cũng có người bảo con là hâm, nên con bảo là chim ở chỗ khác bay tới nhà mình, cá thì con ra ao của chùa con thả vì con nghĩ nếu thả ở ngoài thì chúng lại bị người ta đánh bắt mất, còn con học chú ăn đờmi chay đấy ạ :lol: . Con thật may vì được chú chỉ giáo, con vẫn nghe và làm theo.

Kính chúc chú và gia đình sức khỏe.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng ạ, con mua chim và cá về để thả cũng có người bảo con là hâm, nên con bảo là chim ở chỗ khác bay tới nhà mình, cá thì con ra ao của chùa con thả vì con nghĩ nếu thả ở ngoài thì chúng lại bị người ta đánh bắt mất, còn con học chú ăn đờmi chay đấy ạ :lol: . Con thật may vì được chú chỉ giáo, con vẫn nghe và làm theo.

Kính chúc chú và gia đình sức khỏe.

Cảm ơn whitehorse tín nhiệm.

Chú thì không phải lúc nào cũng từ đúng trở lên đâu. Lắm lúc cũng từ sai trở xuống đấy. Uống rượu say sưa chú cũng đi vài đường lả lướt, thấy người đẹp cũng ngả nón chào mặc dù không quen...hi. Nửa máu giang hồ, nửa máu văn nhân. Có điều chú thấy thế nào chú nói thế.

Còn cái sự tích "đờ mi chay" của chú là thế này. Số là con gái chú hồi nhỏ ốm yếu, chú nguyện ăn chay một tháng cho nó chóng khỏe mạnh. Nhưng được vài hôm thấy bà xã cực quá. Đi chợ phải mua riêng đồ ăn cho chú. Nấu cơm cho mọi người xong thì phải kèm nấu riêng cho chú. Thế là chú đổi lại thành "đờ mi chay" hai tháng. Hi. Chứ mình ăn chay để thành Phật mà bắt một người phụng sự thì còn quái gì thành chánh quả nữa. Phải không nhỉ? Thế là chú trở thành tổ sư "đờ mi chay". Hi. Cả nhà muốn ăn gì thì ăn, chú chỉ ăn rau, củ trong món có thịt đó thôi. Thí dụ như món Cari bò với khoai tây thì chú chỉ ăn khoai tây. Đức Phật nói: "Cái bao tử (Dạ dày) của con người là mồ chôn hàng vạn sinh linh". Ăn chay để tưởng niệm và bớt sát sinh để giải nghiệp thôi. Chứ ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi.Híc!

Con người lúc nào cũng cảm thấy cô đơn trong vũ trụ này. Lúc nào cũng mong muốn giao lưu với người ngoài hành tinh. Không biết người ngoai hành tinh như thế nào? Thịt có thơm như thịt nai không? Làm món bit tết thì ngon hơn thịt bò không? Lạy Chúa và Đức Ala toàn năng với nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người. Tại sao con người không đồng cảm với muôn sinh vật trên trái Đất này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead đọc trên báo Tuổi trẻ online bài "phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh" . Bạn whitehouse tham khảo thêm nhé.

Cái đó chúng ta đã bàn rồi. Làm một việc thiện trong lúc này là sự cảnh tỉnh chứ không phải chỉ là làm phước cho ta. Bài viết đó tôi cho rằng không nhân bản. Nó dạy chúng ta tập thờ ơ vơ với nỗi đau khổ của con người đấy.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 02.01.2010 Giờ 14:00

Ngôi nhà của những người điên

SGTT - Nhìn tôi, ông Trần Châu bỗng nói: “Chú bị sỏi thận và viêm họng hạt”. Tôi giật mình, cả hai chứng bệnh mà tôi phải đi xét nghiệm mới tìm ra, giờ ông Trần Châu chỉ nhìn mặt mà đoán trúng phóc!

Posted Image

Ông Trần Châu trong giờ sinh hoạt với bệnh nhân

Lời cha dặn

Ông Châu nói, ông xem mạch chỉ là xem cho có, cái chính là ông đoán bệnh qua sắc mặt, ánh mắt và giọng nói của bệnh nhân. Đó là bí quyết cha ông truyền lại.

Trước khi gặp ông, tôi không nghĩ rằng ông là một thầy thuốc. Chúng tôi tìm đến ông là để quay một tập phim tài liệu về cơ sở bảo trợ xã hội Trần Châu ở thôn La Vang, Ninh Sơn, Ninh Thuận, gần chân đèo Sông Pha, nơi nương tựa của hơn bảy mươi người bệnh tâm thần. Ông Châu nói, chính nghề thầy thuốc là cái duyên đưa đẩy ông gầy dựng nên cơ sở Trần Châu.

Năm 1972, trong cái khốc liệt của “mùa hè đỏ lửa”, hàng trăm người ở thánh địa La Vang, Hải Đăng tìm vào vùng rừng núi Ninh Sơn khẩn hoang lập ấp, đặt tên thôn La Vang. Ông Trần Châu lúc bấy giờ là một chàng trai trẻ. Sau năm 1975, ông làm giáo viên chuyên trách xoá nạn mù chữ cho cộng đồng. Thế rồi cha ông – lương y Trần Chẩn – trước khi qua đời đã truyền nghề lại cho ông cùng lời căn dặn: “Làm thầy thuốc là để chữa bệnh cứu người, nếu con kiếm tiền bằng sinh mạng của bệnh nhân thì con sẽ tàn mạt đến đời con đời cháu”. Trần Châu lấy lời dặn của người cha làm lời thề cho cuộc hành hiệp của đời mình. Như được trời ban, vùng rừng núi Ninh Sơn có nhiều loài thảo dược chữa được các bệnh viêm xoang, bướu cổ, bại liệt, phù thận, viêm gan... ông ra công khai thác để làm thuốc chữa bệnh cứu người. Tiếng lành đồn xa, có khi hàng chục bệnh nhân từ Sài Gòn thuê xe đò tìm đến ông chữa bệnh. Dĩ nhiên là ông không lấy tiền. Nhưng nhiều người khỏi bệnh đã quay lại tạ ơn, ông từ chối thì họ bỏ lại phong bì rồi ra về. Ông không dám xài vì sợ phạm lời thề. Đến năm 1995, số tiền ơn nghĩa ấy ông đếm được 30 triệu đồng, ông mang lên uỷ ban xã Quảng Sơn, trình bày ngọn ngành và nhờ uỷ ban nhận số tiền này để giúp đỡ người nghèo. Uỷ ban xã từ chối. Ông mang về xây dựng một căn nhà làm nơi nương tựa cho những người ăn xin cơ nhỡ.

Nhưng vùng núi rừng heo hút này không phải là chốn qua đường của những kiếp hành khất lang thang. Ngôi nhà ông Trần Châu dựng lên hầu như bỏ trống. Một hôm, có việc đi Phan Rang, ông gặp một người bệnh tâm thần ngồi trên góc phố, ông chở về bỏ vô ngôi nhà, cho ăn, cho mặc.

“Thanh thản vô cùng”

Từ ngôi nhà đầu tiên ấy, từ người điên đầu tiên ấy, đến nay cơ sở bảo trợ xã hội Trần Châu trở thành một trại tâm thần với hơn 70 người bệnh tâm thần. Hỏi ông lấy gì để nuôi họ, để cơi nới, xây dựng thêm nhà cửa, thiết bị, cơ sở vật chất cho việc ăn ở, sinh hoạt của một trại tâm thần, Trần Châu nói, đã là số kiếp thì phải chấp nhận gắn hết cuộc đời mình với nó, tánh ông xưa nay chưa biết từ chối bất kỳ một số phận nào bày ra trước mắt. Ông có vườn xoài hơn một mẫu, ông đào ao nuôi cá, xây chuồng heo để cung cấp thức ăn cho bệnh nhân. Hàng ngày, ông chạy xe đi mua gạo về bán lẻ cho bà con trong vùng. Ông còn làm nước rửa chén chở đi bán lẻ đầu làng cuối xóm, làng xóm biết ông, thương ông, mua giúp ông, cả chợ Quảng Sơn sẵn sàng cho ông nợ tiền gạo, tiền củi, tiền mắm muối khi cần. Rồi bệnh nhân gần xa cũng từ đó mà có cơ hội đền ơn đáp nghĩa, trả tiền chữa bệnh bằng cách đóng góp vào công việc của ông, các mạnh thường quân, các đoàn công tác xã hội, chính quyền địa phương chung tay với ông vì một lý lẽ đơn giản: giảm bớt người điên lang thang ngoài xã hội.

Hỏi những bệnh nhân ấy đến đây bằng cách nào, ông nói có khi họ tự tìm đến, nhưng phần lớn là có người đưa đến. Họ, những người không tuổi, không tên, không biết đâu là mẹ cha, cửa nhà, quê quán. Trần Châu nói, nhiều khi ông nhìn họ và tự hỏi, tại sao họ không đến nơi khác mà lại đến với mình, vậy là do cái duyên, mà đã là duyên thì không lý do gì quay lưng với họ. Rồi ông kể, có một đứa bé khoảng mười bốn mười lăm tuổi, vừa điên, vừa điếc lại vừa câm, mỗi lần ông đi đâu về là nó mừng rỡ, ra hiệu cho mọi người và chạy đến ôm ông. Sau đó không lâu, ông phát hiện nó bị ung thư gan, ông đưa đi điều trị nhưng đã muộn. Lúc hấp hối, nó thều thào cố gọi một tiếng “Châu” rồi tắt thở. Ông đã suy sụp hết mấy tuần như mất một người thân.

Khi họ đến đây, mỗi người mang một trạng thái điên loạn khác nhau, thậm chí có người phải xiềng xích và cách ly trong phòng riêng vì bấn loạn. Nhưng chẳng bao lâu thì họ hoà nhập vào một tập thể yên lành. Mỗi người dường như có một đồng hồ sinh học. Sau giờ ăn sáng, họ tự động kéo ra sân ngồi phơi nắng. Sau giờ cơm trưa, tự động về phòng nghỉ. Ba giờ chiều, lại kéo ra sinh hoạt văn nghệ; năm giờ, kéo ra sân lễ để cầu kinh. Họ chắp tay, nghiêm trang khấn nguyện, có người đọc thành lời, có người chỉ biết ê a, có người mấp máy vành môi. Nhưng trong từng ánh mắt, tất cả đều lộ vẻ trang nghiêm và hướng thiện như chưa từng điên loạn bao giờ.

Trong giờ văn nghệ cũng thế, có người hát hay và hát say sưa, đầy cảm xúc, có người hát liên hoàn từ bài này sang bài khác, có người cầm micro ú ớ chẳng nên lời nhưng ánh mắt thì say sưa như diễn tả một điều gì đó. Hàng chục người ngồi dưới cũng im lặng nhìn lên như đang lắng nghe. Ông Trần Châu đứng nép một góc nhà nhìn họ, ông cười, cái cười rất lạ lùng như ông đang thưởng thức, như thấu hiểu được tiếng lòng của họ. Rồi ông quay sang nói với tôi: “Sống với những con người như thế, mình cảm thấy thanh thản vô cùng”.

bài và ảnh: Võ Đắc Danh

Nhời bàn của Sư Thiến:

Đây mới đúng là Thánh nhân.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái đó chúng ta đã bàn rồi. Làm một việc thiện trong lúc này là sự cảnh tỉnh chứ không phải chỉ là làm phước cho ta. Bài viết đó tôi cho rằng không nhân bản. Nó dạy chúng ta tập thờ ơ vơ với nỗi đau khổ của con người đấy.

Thưa thầy Thiên Sứ, Daretolead thấy bài viết này cũng đáng để suy ngẫm. Thời điểm này, người nghĩ mình có lòng tốt thì nhiều, nhưng người có lòng tốt thật thì ít. Daretolead nghĩ phóng sinh là một việc thiện, nhưng phóng sinh như thế nào thì cũng cần hiểu rõ. Daretolead thấy càng nhiều người phóng sinh kiểu này thì càng nhiều chim trời bị bắt, bị chết. Phóng sinh bằng cách "mua" chim thì chẳng khác nào khuyến khích người ta mưu sinh bằng cách đi bẩy chim, bắt cá rồi đem bán để "phóng sinh". Có cầu thì sẽ có cung. Có nhiều cách thiết thực hơn để làm từ thiện mà.

Bàn rộng ra, làm việc thiện cũng cần suy nghĩ cho thấu đáo. Nhiều người tưởng mình đang làm việc thiện nhưng không suy ra được hậu quả gián tiếp. Như vậy việc thiện chỉ mang tính phô trương, hình thức chứ chưa đi vào thực chất. Làm việc thiện cũng khó lắm vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có mấy lời, xem như tâm sự với mọi người :

Theo cháu, muốn tốt đẹp thì từ bé ngoài chuyện học hành chữ nghĩa..., cần nhất là được giáo dục thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là đúng, thế nào là sai,....theo đúng luân thường đạo lý ( đại ý là vậy).

Lớn lên, tính cách phát triển rồi hình thành...con người từ chỗ được dạy dỗ sẽ chuyển dần sang tự dạy chính mình, ai mải mê chuyện đời thường mà quên mất tự dạy mình sẽ sa dần vào các chuyện sai trái từ bé dần đến lớn khi nào không biết.

Càng nhiều tuổi, con người càng phải tranh đấu nhiều chuyện, các mâu thuẫn sẽ xuất hiện giữa những cái mình tôn trọng trong tâm với cái lợi danh...cho bản thân.

Thực sự, thấy giữ mình đôi lúc thật khó!!!

Khi đó, đi tìm lý tưởng cuộc sống đối chọi với các thứ tầm phào hàng ngày sẽ rất bấp bênh, người thế này người thế kia...Lúc đó, cái gì là sợi dây dẫn lối, cháu thiết nghĩ nếu trong tâm ta còn nhớ được các bài học cơ bản ngày xưa thật tốt biết bao. Nhưng :

Xã hội tốt đẹp thì cá nhân trong đó cũng dễ mà tốt đẹp, xã hội nhiều chuyện xấu xa- thể hiện từ câu chuyện cuộc sống của mỗi cá nhân mà gom góp lại thành dư luận...- thì càng bào mòn ý chí, khi đó, ko biết lấy cái gì để trụ vững, ta cảm thấy chỉ là con cá bé lẻ loi giữa đại dương toàn loài dữ rình rập.

Cháu không đọc nhiều cổ văn, ko nghiên cứu nhiều khoa học tâm linh, ko đọc kinh kệ,...lòng chỉ cố gắng sao đạt được mấy điều cơ bản như tâm sự. Khi gặp sự ko hay đã làm đủ cách, thôi thì cố gắng bám vào "ở hiền gặp lành" và đôi lúc an ủi "vật nào chỗ nấy" mỗi người sinh ra đã có 1 vị trí sắp đạt về cơ bản là đến chừng mực nào đó rồi, thế liệu có quá bi quan???

Nghĩ chán chê, tự dưng bật ra câu hỏi, mọi người thử trả lời xem :

Trong các quan to, quan bé thời nay, lí do họ làm quan là nhằm mục đích gì? Lí do nào là gặp nhiều nhất và có nhân quả không? Nếu lí do trên đi ngược lại với những gì tốt đẹp ta được dạy dỗ từ bé, thì ngược lại những cái bé hay ngược lại những cái lớn nghiêm trọng hơn?

Vài lời lan man như thế, cũng mong có cô bác anh chị nào tâm sự cùng cho lạc quan thêm chút chút!! ^__^

MrPlkaR

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có mấy lời, xem như tâm sự với mọi người :

Theo cháu, muốn tốt đẹp thì từ bé ngoài chuyện học hành chữ nghĩa..., cần nhất là được giáo dục thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là đúng, thế nào là sai,....theo đúng luân thường đạo lý ( đại ý là vậy).

Lớn lên, tính cách phát triển rồi hình thành...con người từ chỗ được dạy dỗ sẽ chuyển dần sang tự dạy chính mình, ai mải mê chuyện đời thường mà quên mất tự dạy mình sẽ sa dần vào các chuyện sai trái từ bé dần đến lớn khi nào không biết.

Càng nhiều tuổi, con người càng phải tranh đấu nhiều chuyện, các mâu thuẫn sẽ xuất hiện giữa những cái mình tôn trọng trong tâm với cái lợi danh...cho bản thân.

Thực sự, thấy giữ mình đôi lúc thật khó!!!

Khi đó, đi tìm lý tưởng cuộc sống đối chọi với các thứ tầm phào hàng ngày sẽ rất bấp bênh, người thế này người thế kia...Lúc đó, cái gì là sợi dây dẫn lối, cháu thiết nghĩ nếu trong tâm ta còn nhớ được các bài học cơ bản ngày xưa thật tốt biết bao. Nhưng :

Xã hội tốt đẹp thì cá nhân trong đó cũng dễ mà tốt đẹp, xã hội nhiều chuyện xấu xa- thể hiện từ câu chuyện cuộc sống của mỗi cá nhân mà gom góp lại thành dư luận...- thì càng bào mòn ý chí, khi đó, ko biết lấy cái gì để trụ vững, ta cảm thấy chỉ là con cá bé lẻ loi giữa đại dương toàn loài dữ rình rập.

Cháu không đọc nhiều cổ văn, ko nghiên cứu nhiều khoa học tâm linh, ko đọc kinh kệ,...lòng chỉ cố gắng sao đạt được mấy điều cơ bản như tâm sự. Khi gặp sự ko hay đã làm đủ cách, thôi thì cố gắng bám vào "ở hiền gặp lành" và đôi lúc an ủi "vật nào chỗ nấy" mỗi người sinh ra đã có 1 vị trí sắp đạt về cơ bản là đến chừng mực nào đó rồi, thế liệu có quá bi quan???

Nghĩ chán chê, tự dưng bật ra câu hỏi, mọi người thử trả lời xem :

Trong các quan to, quan bé thời nay, lí do họ làm quan là nhằm mục đích gì? Lí do nào là gặp nhiều nhất và có nhân quả không? Nếu lí do trên đi ngược lại với những gì tốt đẹp ta được dạy dỗ từ bé, thì ngược lại những cái bé hay ngược lại những cái lớn nghiêm trọng hơn?

Vài lời lan man như thế, cũng mong có cô bác anh chị nào tâm sự cùng cho lạc quan thêm chút chút!! ^__^

MrPlkaR

Từ người ăn mày cho đến kẻ làm vua, có ai lạc quan đâu. Sở dĩ được chỗ sống mà an vui là vì không phụ bạc chính mình, không phụ bạc mình thì phải thực hiện cái phận sự của mình. Tuệ Trung Thượng Sỹ nói: Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.

Cái lạc quan chân thật không phải là tìm bên ngoài mà được, và lạc quan thì không khó chỉ ngại thấy của báu thật thì không chịu lấy dùng mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ, Daretolead thấy bài viết này cũng đáng để suy ngẫm. Thời điểm này, người nghĩ mình có lòng tốt thì nhiều, nhưng người có lòng tốt thật thì ít. Daretolead nghĩ phóng sinh là một việc thiện, nhưng phóng sinh như thế nào thì cũng cần hiểu rõ. Daretolead thấy càng nhiều người phóng sinh kiểu này thì càng nhiều chim trời bị bắt, bị chết. Phóng sinh bằng cách "mua" chim thì chẳng khác nào khuyến khích người ta mưu sinh bằng cách đi bẩy chim, bắt cá rồi đem bán để "phóng sinh". Có cầu thì sẽ có cung. Có nhiều cách thiết thực hơn để làm từ thiện mà.

Bàn rộng ra, làm việc thiện cũng cần suy nghĩ cho thấu đáo. Nhiều người tưởng mình đang làm việc thiện nhưng không suy ra được hậu quả gián tiếp. Như vậy việc thiện chỉ mang tính phô trương, hình thức chứ chưa đi vào thực chất. Làm việc thiện cũng khó lắm vậy!

Tùy. Đấy là cách nghĩ của anh. Còn tôi chỉ diễn đạt cách hiểu theo đúng cái tâm của tôi. Tôi thấy lũ chim bị bắt thì tôi mua thả. Bởi vì nếu không có ngay cả tôi trên thế gian này, người ta vẫn bắt chim bán, để ăn, hoặc cho người khác thả.

Mỗi người có cái nghiệp của mình. Như daretolead cũng là một cách nghĩ. Nhưng lên án những người có tâm hướng thiện tội bằng 10 người bán chim thì thật là một ý tưởng phi nhân, nếu xét về nguồn gốc của việc thả chim.

Cách nhìn phi nhân đó xuất phát từ một sự suy lý mang tính cắt lát thời gian. Tôi nghĩ rằng:

Nếu chúng ta chỉ xét cắt lát thời gian hiện tại: Có người mua chim phóng sinh, nên người ta mới bán. Và kết luận: "Có cầu nên mới có cung. Vậy tội ở người cầu. Nếu đứng ai mua thì sẽ không có người bán".

Đấy là cách nhìn mà tôi gọi là cắt lát thời gian. Sự sai lầm này dẫn đến một ý tưởng phi nhân - Theo quan điểm của tôi . Bởi vì, việc mua chim phóng sinh mang tính khuyến khích những giá trị nhân bản có một lịch sử lâu dài từ hàng ngàn năm trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Hàng ngàn năm trước, khi con người còn sống trong trạng thái hoang dã thì việc tiêu diệt các sinh vật làm lương thực là điều thực tế đã xảy ra. Nhưng sự phát triển của văn minh nhân loại đã khiến những con người nhận thức được mối liên hệ giữa môi trường và cân bằng sinh thái - tạm gọi vậy đi. Câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân ái của con người với sinh vật trong lịch sử văn hóa Đông phương cách đây hàng thiên niên kỷ chình là câu thành ngữ "Mở lưới vua Thang". Anh hãy tự tìm hiểu lấy câu chuyện này. Trong các truyện cổ tích của văn hóa truyền thống Việt nam nhắc nhở rất nhiều đến việc cứu sống các sinh vật khác. Cái này anh cũng tự tìm hiểu lấy. Bởi vậy việc thả chim phóng sinh chính là sự tiếp nối truyền thống đó. Do đó, nếu không có người bán chim phóng sinh, thì vẫn có người mua chim sẽ bị ăn thịt để thả ra. Và tôi nhắc lại rằng: Điều này có từ hàng ngàn năm trước trong văn hóa đạo lý phương Đông. Ít nhất hình ảnh con người - (dù là động cơ gì - mua danh, không nghĩ sâu, ...vv....theo cách nói của anh) mua chim thả ra, sẽ nhắc nhở lương tâm của con người nhân đạo với nhau, trước hình ảnh đó.

Tại sao không lên án những kẻ bắt chim và lợi dùng lòng nhân đạo, lại lên án những người mua chim vì một truyền thống nhân đạo Đông phương có từ hàng ngàn năm trước? Điều này không khác gì nói rằng: Đừng cho những kẻ ăn mày vì không thiếu những kẻ lười biếng lợi dụng giả vờ ăn mày. Cách nghĩ này nếu là cá nhân trong bàn trà thì không nguy hiểm gì cho xã hội, Nhưng phổ biến trên phương tiện truyền thống là phi nhân. Việc kẻ lười biếng, lợi dụng lòng nhân đạo giả vờ ăn mày thì đó là lừa đảo, Việc này thuộc trách nhiệm của luật pháp. Còn việc từ thiên là mối quan hệ xã hôi thuộc về một phạm trù đạo đức cần được khuyến khích.Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Không thế lấy mối quan hệ kinh tế cung cầu của lý thuyết kinh tế hiện đại, cắt lát cuộc sống rồi phân tích một cách hình thức như vậy được.

Anh hãy suy nghiệm kỹ việc này. Tôi không ngăn cản suy nghĩ của anh. Đây là topic có tựa là "Nghiệp chướng". Hậu quả thế nào, dù chỉ là ý niệm không thể chia sẻ cho ai được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ người ăn mày cho đến kẻ làm vua, có ai lạc quan đâu. Sở dĩ được chỗ sống mà an vui là vì không phụ bạc chính mình, không phụ bạc mình thì phải thực hiện cái phận sự của mình. Tuệ Trung Thượng Sỹ nói: Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.

Cái lạc quan chân thật không phải là tìm bên ngoài mà được, và lạc quan thì không khó chỉ ngại thấy của báu thật thì không chịu lấy dùng mà thôi.

Cháu hiểu nôm thôi, ý tứ cháu muốn diễn đạt nó là như này : sống phải biết thế nào là tốt đẹp và tìm cho mình lý tưởng sống, thế mới lạc quan, có cái cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nhưng lý tưởng đó nó bị tác động bởi môi trường, khi tìm người cùng tâm sự thấy khó khăn thì lạc quan cũng suy giảm ( nhưng ko phải vì thế mà buông xuôi). Ai vẫn an vui khi xung quanh toàn bậu sậu sặc mùi thì quả thực khó hiểu ( hay là dùng câu cửa miệng giả mù giả điếc...), vậy, tìm cách giải quyết vấn đề này như nào? Quả thực, bậc hậu sinh như cháu thấy rối trí!!! Hay bỏ lên núi xa lánh cuộc đời?? Hay đi làm cái gì đó hòng thay đổi 1 chút gì đó ???....Hix, nói nữa chắc mọi người bảo hâm mất!^__^

Còn vụ chim mua thả của bác Thiên Sứ, ý kiến cá nhân của cháu là cháu chưa được như bác, từ tâm xuất thành hành động, thật sự mà nói, tuổi trẻ quả có nhiều lỗi lầm như thế, thờ ơ, vô tình,...Thôi thì bác bỏ quá cho cái tội nông nổi ai cũng 1 thời :lol: Nói thế này mong bác ko giận, bằng tuổi cháu chắc chả ai mua chim thả cả mà toàn lo chuyện "vĩ mô cơm áo gạo tiền" :lol: Còn ý bác nào nói trên, chắc là nói đại ý có làm việc thiện thì làm đến nơi đến chốn có kết quả cụ thể cho người nào đó chứ ko trách gì việc bác Thiên Sứ "nghĩ cạn" cả. Thế có đúng ko ah?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu hiểu nôm thôi, ý tứ cháu muốn diễn đạt nó là như này : sống phải biết thế nào là tốt đẹp và tìm cho mình lý tưởng sống, thế mới lạc quan, có cái cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nhưng lý tưởng đó nó bị tác động bởi môi trường, khi tìm người cùng tâm sự thấy khó khăn thì lạc quan cũng suy giảm ( nhưng ko phải vì thế mà buông xuôi). Ai vẫn an vui khi xung quanh toàn bậu sậu sặc mùi thì quả thực khó hiểu ( hay là dùng câu cửa miệng giả mù giả điếc...), vậy, tìm cách giải quyết vấn đề này như nào? Quả thực, bậc hậu sinh như cháu thấy rối trí!!! Hay bỏ lên núi xa lánh cuộc đời?? Hay đi làm cái gì đó hòng thay đổi 1 chút gì đó ???....Hix, nói nữa chắc mọi người bảo hâm mất!^__^

Núi thì vẫn cao, sông thì vẫn tràn nước. Người được chỗ sống an vui thì thấy núi cao, thấy sông tràn nước, người sống bằng cách tìm vui thú thì thấy sông núi có đẹp có xấu, người lên núi lánh xa cuộc đời nhưng đâu biết người ta lên núi là để luyện ngọc-Ngọc thiêu trên núi càng trong, Hoa sen giữa lửa sắc hồng vẫn tươi.

Vậy Hoa sen giữa lữa sắc hồng vẫn tươi, đó có phải là sự lạc quan không. Nếu đây là sự lạc quan thì đâu phải ngoài lửa mà tìm lấy sắc tươi, ngoài sự tác động của môi trường mà mong tìm một lý tưởng sống. Và lại cái lý phản quang kia ấy lại có thể từ mình mà đàm thuyết với người để cho người ta lạc quan, làm cho người ta lạc quan thì mình có bạn đạo. Có được môi trường bạn đạo thì tiến đến cảnh giới chân trần bày ngực thẳng vào thành, tô đất trét bùn nụ cười thanh, bí quyết thần tiên đâu cần đến, cây khô cũng khiến nở hoa lành.

Tô đất trét bùn nụ cười thanh, vì sống giữa chỗ sặc mùi mà ngọc báu nơi mình vẫn sáng thì lo gì nữa. Đó chẳng phải là lạc quan sao, đó chẳng phải là lý tưởng sống sao. Lo gì cái việc giữ lấy cái lạc quan riêng cho mình. Vui sướng hạnh phúc là cái vị ngọt của kẹo, an lạc tự tại là cái vị bất thoái chuyển của ngọc như ý. Trẻ con thì chọn vị ngọt, người trí thì nhận ngay lấy như ý ngọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tùy. Đấy là cách nghĩ của anh. Còn tôi chỉ diễn đạt cách hiểu theo đúng cái tâm của tôi. Tôi thấy lũ chim bị bắt thì tôi mua thả. Bởi vì nếu không có ngay cả tôi trên thế gian này, người ta vẫn bắt chim bán, để ăn, hoặc cho người khác thả.

Mỗi người có cái nghiệp của mình. Như daretolead cũng là một cách nghĩ. Nhưng lên án những người có tâm hướng thiện tội bằng 10 người bán chim thì thật là một ý tưởng phi nhân, nếu xét về nguồn gốc của việc thả chim.

Cách nhìn phi nhân đó xuất phát từ một sự suy lý mang tính cắt lát thời gian. Tôi nghĩ rằng:

Nếu chúng ta chỉ xét cắt lát thời gian hiện tại: Có người mua chim phóng sinh, nên người ta mới bán. Và kết luận: "Có cầu nên mới có cung. Vậy tội ở người cầu. Nếu đứng ai mua thì sẽ không có người bán".

Đấy là cách nhìn mà tôi gọi là cắt lát thời gian. Sự sai lầm này dẫn đến một ý tưởng phi nhân - Theo quan điểm của tôi . Bởi vì, việc mua chim phóng sinh mang tính khuyến khích những giá trị nhân bản có một lịch sử lâu dài từ hàng ngàn năm trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Hàng ngàn năm trước, khi con người còn sống trong trạng thái hoang dã thì việc tiêu diệt các sinh vật làm lương thực là điều thực tế đã xảy ra. Nhưng sự phát triển của văn minh nhân loại đã khiến những con người nhận thức được mối liên hệ giữa môi trường và cân bằng sinh thái - tạm gọi vậy đi. Câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân ái của con người với sinh vật trong lịch sử văn hóa Đông phương cách đây hàng thiên niên kỷ chình là câu thành ngữ "Mở lưới vua Thang". Anh hãy tự tìm hiểu lấy câu chuyện này. Trong các truyện cổ tích của văn hóa truyền thống Việt nam nhắc nhở rất nhiều đến việc cứu sống các sinh vật khác. Cái này anh cũng tự tìm hiểu lấy. Bởi vậy việc thả chim phóng sinh chính là sự tiếp nối truyền thống đó. Do đó, nếu không có người bán chim phóng sinh, thì vẫn có người mua chim sẽ bị ăn thịt để thả ra. Và tôi nhắc lại rằng: Điều này có từ hàng ngàn năm trước trong văn hóa đạo lý phương Đông. Ít nhất hình ảnh con người - (dù là động cơ gì - mua danh, không nghĩ sâu, ...vv....theo cách nói của anh) mua chim thả ra, sẽ nhắc nhở lương tâm của con người nhân đạo với nhau, trước hình ảnh đó.

Tại sao không lên án những kẻ bắt chim và lợi dùng lòng nhân đạo, lại lên án những người mua chim vì một truyền thống nhân đạo Đông phương có từ hàng ngàn năm trước? Điều này không khác gì nói rằng: Đừng cho những kẻ ăn mày vì không thiếu những kẻ lười biếng lợi dụng giả vờ ăn mày. Cách nghĩ này nếu là cá nhân trong bàn trà thì không nguy hiểm gì cho xã hội, Nhưng phổ biến trên phương tiện truyền thống là phi nhân. Việc kẻ lười biếng, lợi dụng lòng nhân đạo giả vờ ăn mày thì đó là lừa đảo, Việc này thuộc trách nhiệm của luật pháp. Còn việc từ thiên là mối quan hệ xã hôi thuộc về một phạm trù đạo đức cần được khuyến khích.Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Không thế lấy mối quan hệ kinh tế cung cầu của lý thuyết kinh tế hiện đại, cắt lát cuộc sống rồi phân tích một cách hình thức như vậy được.

Anh hãy suy nghiệm kỹ việc này. Tôi không ngăn cản suy nghĩ của anh. Đây là topic có tựa là "Nghiệp chướng". Hậu quả thế nào, dù chỉ là ý niệm không thể chia sẻ cho ai được.

Thưa thầy Thiên Sứ, xin cho phép daretolead được trao đổi thêm với thầy về ý kiến của mình. Có lẽ thầy hiểu sai ý của bài viết và của daretolead. Bài viết bài tỏ quan điểm việc phóng sinh chim như hiện nay bằng mười sát sinh chứ không nói là người phóng sinh ác gấp mười lần người bắt chim. Theo daretolead hiểu thì ở đây là bàn đến kết quả của việc phóng sinh (gồm một quá trình từ người bán bắt chim, người mua mua và thả chim, rồi chim bị chết thảm,...) Kết quả không như mong đợi của việc phóng sinh. Bài viết cũng đã lên án những kẻ bắt chim để bán. Cũng đã đưa ra ý kiến là những người, nếu vì đồng tiền mà phải bắt chim đem bán, thì nên cố gắng chăm sóc cho chim, không để chim chết.

Thầy Thiên Sứ có bàn về truyền thống tốt đẹp của văn hóa phương đông. Daretolead hoàn toàn đồng ý. Nhưng cần lưu ý là xã hội đã có sự thay đổi nên daretolead nghĩ hình thức làm từ thiện cũng phải thay đổi. Việc phóng sinh biến tướng thành một công việc kinh doanh của một số người. Như vậy người mua chim để phóng sinh cũng cần suy nghĩ trước khi tham gia vào "quá trình kinh doanh" này. Daretolead nghĩ đây là suy nghĩ về vấn đề toàn cầu chứ không phải chuyện nhỏ. Giống như việc một số nước kém phát triển sử dụng lao động trẻ em để sản xuất, trước đây nếu không biết thì khách hàng vẫn mua hàng bình thường do có giá rẻ. Hiện nay, người tiêu dùng ở các nước phát triển sẽ tẩy chay hàng hóa được sản xuất sử dụng sức lao động của trẻ em. Hoặc như gặp trẻ ăn xin ở ngã tư đường phố, người có lòng từ tâm sẽ cho tiền các em. Nhưng họ không biết rằng các em bị lợi dụng bởi những kẻ chăn dắt để đi ăn xin. Như vậy càng xin được nhiều tiền, "việc kinh doanh" càng phát triển, càng nhiều trẻ em bị lợi dụng. Chính quyền sẽ phải ra tay. Để giúp đỡ các em nhỏ này, đâu thể bằng việc cho tiền! Cần các tổ chức đoàn hội, nếu muốn giúp hãy ủng hộ các tổ chức này.

Daretolead nghĩ nếu người mua chim phóng sinh, có lòng từ bi thật sự, sau khi thả chim ra, thấy cảnh chim chết do không bay nổi do bị gãy cánh, không còn sức, hoặc lại bị bắt, bẻ chân,... thì lần sau sẽ không mua chim phóng sinh nữa. Những người có tâm huyết thật sự thì sẽ tham gia vào các tổ chức bảo vệ động vật, lên tiếng tạo dư luận,... Daretolead nghĩ đây mới là những cách làm thiết thực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và lại cái lý phản quang kia ấy lại có thể từ mình mà đàm thuyết với người để cho người ta lạc quan, làm cho người ta lạc quan thì mình có bạn đạo.

Mạo muội hỏi, thực tế, bạn làm như thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay