Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Kính chào bác Thiên Sứ,

Nhân tiện topic cháu xin hỏi mấy câu thiển cận:

- Xung quanh cháu, những người sống có tâm, sống tốt thường thiệt thòi? Cuộc đời vốn dĩ SẮC & KHÔNG, ngay thực tế ĐƯỢC & MẤT? ta thấy MẤT thấy thiệt là ta đang gieo NHÂN lành còn được QUẢ gặt về thời gian ta sẽ nhận khi chín khi đủ Duyên PHÚC sẽ che HỌA.

- Theo xu thế phát triển XH từ trước tới giờ thì "XH càng tàn bạo càng phát triển" (tất nhiên chúng ta không có cơ hội chứng kiến kết cục của thế giới)? Có nghe hoặc thấy Bạo phát Bạo tàn ?

Cháu cũng nghe được 1 câu đại loại "Tiền dày thì Đức mỏng", mong được chú chỉ bảo. Tôi cũng mong được mọi người trong diễn đàn chia sẻ thắc mắc của mình. Không hẳn như thế, con người ta ai cũng đang mang 2 túi Phước & Tội, Nếu Phước dầy thì tội vơi và ngược lại.

Vài dòng lạm bàn mong bạn NGỘ !

Cảm ơn bạn wildlavender, có lẽ bạn hiểu nhầm câu hỏi của tôi hoặc tôi không hiểu ý bạn, đặc biệt trong câu hỏi về XH phát triển theo quan điểm Nghiệp chướng. Rất mong bạn chia sẻ thêm.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ,

Cảm ơn bạn wildlavender, có lẽ bạn hiểu nhầm câu hỏi của tôi hoặc tôi không hiểu ý bạn, đặc biệt trong câu hỏi về XH phát triển theo quan điểm Nghiệp chướng. Rất mong bạn chia sẻ thêm.

Xin cảm ơn.

Có lẽ tôi không hiểu kịp hết câu hỏi của bạn, nhưng để diễn giải ý trả lời của tôi : Khi vận động xã hội phát triển càng bạo tàn ? thì định luật giới hạn của thời gian càng sớm nhận nghiệp quả, Những hệ quả dành cho con người như thiên tai bệnh tật khổ đau đã là vòng xoáy đi trước những phát kiến của trí não con người với mong muốn ngăn chặn hay hóa giải đó là điều không dễ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ,

Nhân tiện topic cháu xin hỏi mấy câu thiển cận:

- Xung quanh cháu, những người sống có tâm, sống tốt thường thiệt thòi? Cuộc đời vốn dĩ SẮC & KHÔNG, ngay thực tế ĐƯỢC & MẤT? ta thấy MẤT thấy thiệt là ta đang gieo NHÂN lành còn được QUẢ gặt về thời gian ta sẽ nhận khi chín khi đủ Duyên PHÚC sẽ che HỌA.

- Theo xu thế phát triển XH từ trước tới giờ thì "XH càng tàn bạo càng phát triển" (tất nhiên chúng ta không có cơ hội chứng kiến kết cục của thế giới)? Có nghe hoặc thấy Bạo phát Bạo tàn ?

Cháu cũng nghe được 1 câu đại loại "Tiền dày thì Đức mỏng", mong được chú chỉ bảo. Tôi cũng mong được mọi người trong diễn đàn chia sẻ thắc mắc của mình. Không hẳn như thế, con người ta ai cũng đang mang 2 túi Phước & Tội, Nếu Phước dầy thì tội vơi và ngược lại.

Vài dòng lạm bàn mong bạn NGỘ !

Cảm ơn bạn wildlavender, có lẽ bạn hiểu nhầm câu hỏi của tôi hoặc tôi không hiểu ý bạn, đặc biệt trong câu hỏi về XH phát triển theo quan điểm Nghiệp chướng. Rất mong bạn chia sẻ thêm.

Xin cảm ơn.

Cuộc đời con người ngắn ngủi. Bởi vậy, không dễ gì kịp nhận ra chân lý, đâu đúng đâu sai. Cho đến lúc chết, con người vẫn còn có thể ngộ nhận. Tôi mời anh xem những câu chuyện trong link này. Những kinh nghiệm sống của tôi gom vào đấy cả.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=272

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân tiện xin chia sẻ 1 chút về bản thân. Ở trong diễn đàn này, tôi giống như kẻ ngoại đạo. Tôi là người theo chủ nghĩa Duy vật, tức là Vật chất quyết định Ý thức ( :( nói cho vui vậy thôi). Tôi chưa đọc sách nào liên quan đến Duy tâm. Hồi mới ra trường, tôi cũng có đôi lần được đọc sách đó, tuy nhiên tôi không nhập tâm được và cũng không tin lắm nên không tìm hiểu thêm và cũng không nhớ được (hồi đó tôi còn mải tìm hiểu cuộc sống thực). Tuy nhiên tôi vẫn cảm nhận được sự đúng đắn, mối liên hệ của các bài viết trong sách Duy tâm (kinh Phật) nhìn theo quan điểm Duy vật. Vì vậy tôi không phải là người phản bác chủ nghĩa Duy tâm, bởi vì có rất nhiều điều chủ nghĩa Duy vật không giải thích được. Bây giờ có được chút ít kinh nghiệm cuộc sống, hiểu được chút it lòng người và có những vướng mắc không lý giải được nên tôi đi tìm lời giải thích cho mình ở chủ nghĩa Duy tâm.

Bạn có thể thấy các điều mình thắc mắc đã có câu trả lời ở ngay trong định nghĩa về vật chất của Lê Nin.

Bạn tìm đọc các tiểu sử về các khoa học lớn của thế giới bạn sẽ tìm ra câu trả lời về sự hội nhập của các dòng triết học cổ đại và hiện đại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn các bác đã chia sẻ. Thật là có duyên khi được hỏi chuyện với các bác (gọi là bác có lẽ cho đúng kể cả tuổi tác lẫn kinh nghiệm sống và hiểu biết). Cháu rất mong có dịp được các bác chỉ bảo thêm.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này đệ cũng hay gặp. Nhất là lúc còn đi học, Ko hiểu tại sao nhỉ? nhưng nhiều cái giống như dự báo, đến lúc nó xảy ra thì mình thành chủ động, ko bị động nữa :(

Các bác cho em hỏi là em cũng một vài lần gặp trường hợp kiểu thế này. Có những sự việc xảy ra rồi mình cứ ngờ ngợ là lặp lại, sau đó cố nhớ thì hoá ra đã xảy ra trong mơ. Hồi bé thì số lần nhiều hơn, giờ 3x tuổi vẫn có lần như vậy, đặc biệt em có đọc đâu đó là người nào hay mơ mình bay thì giác quan thứ 6 phát triển hơn người thường, mà em hồi bé rất hay mơ mình bay.

Vậy, làm thế nào để biết mình có hay không co giác quan thứ 6, làm thế nào để phát triển nó?

Cảm ơn các bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bác cho em hỏi là em cũng một vài lần gặp trường hợp kiểu thế này. Có những sự việc xảy ra rồi mình cứ ngờ ngợ là lặp lại, sau đó cố nhớ thì hoá ra đã xảy ra trong mơ. Hồi bé thì số lần nhiều hơn, giờ 3x tuổi vẫn có lần như vậy, đặc biệt em có đọc đâu đó là người nào hay mơ mình bay thì giác quan thứ 6 phát triển hơn người thường, mà em hồi bé rất hay mơ mình bay.

Vậy, làm thế nào để biết mình có hay không co giác quan thứ 6, làm thế nào để phát triển nó?

Hãy sống như những người bình thường đỡ vất vả.

Không cần phải phát triền,100 tuổi tự phát triển đủ hết.

Mơ thấy bay có nghĩa là ngày nghĩ đến chim bồ câu. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Thiên Sứ và mọi người!

Hôm nay có duyên vào đọc topic này. Rất hay và thú vị. Nhưng cũng có những điều làm cháu băn khoăn.

Cháu rẩt tin vào nhân quả. Và cũng được nghe rất nhiều về những câu chuyện như thế. Cháu còn trẻ cái nhìn còn hạn hẹp nhưng cũng xin mạo muộn đc neu ra nhưng băn khoăn của mình.

Cháu đc biết rằng một quả mà mình nhận ko chỉ do một nhân tạo nên mà do rất nhiều nhân tạo ra. Giống như ko phải vì mình ăn óc khỉ hay chứng kiến người khác ăn óc khỉ mà ko can ngăn nên giờ mình bị thành ra thế này thế kia. Có thể đó chỉ là giọt nước làm tràn ly cho bao cái nhân mà mình đã làm phải không ạ.

Cháu còn rất băn khoăn một điều nữa. Hình như ở trang hai thì phải, bác Thiên Sứ có nói với một bạn rằng: Việc làm thiện là việc của mình còn lừa đảo là việc của họ.....". Giờ không biết bác còn nghĩ như vậy ko? Ngày trc cháu cũng nghĩ như thế và cũng có những phân vân như bạn ấy.

Nhưng từ ngày biết tới phật pháp cháu ko nghĩ như thế nữa. Giống như ta bị mất tiền trc hết trách bản thân vì ta bất cẩn nên tạo điều kiện cho người khác làm việc xấu, như thế là mình cũng có lỗi.

Một lần vào chùa Từ Hiếu, cháu có được nghe một câu chuyện. Rằng có một người trông dáng vẻ rất đáng thương, đến một ngôi chùa gặp một vị sư già đang ngồi trc cửa chùa, xin muốn gặp trụ trì. Sư Thầy mới hỏi anh muốn gặp Thầy trụ trì có việc gì? Anh ta nói rằng con anh ta bị tai nạn giờ rất nguy kịch, ko có tiền chữa bệnh, quê lại ở xa, mong đc giúp đỡ. Sư thầy đồng ý giúp anh, nhưng anh phải dẫn thầy đi, xem tình hình thế nao, để thầy còn biết đường giúp đỡ, lỡ giờ đưa tiền cho anh mà thiếu thì lỡ việc chữa trị cho cháu bé. Anh ta phân vân, rồi cũng đưa Sư Thầy đến bệnh viện, đến đó cứ trần trừ mãi bảo thầy đứng đợi ở cổng bệnh viện để anh ta đi đây một chút xíu, và thế là mất hút. (Sư THầy đó chính là Thầy Trụ Trì).

Hay giống như cháu, mới đây thôi, cháu gặp một ông cụ ở bến xe tay cầm tờ một nghìn đồng, xin cháu 2 nghìn để đủ tiền đi xe buýt. Một thoáng nghi ngờ, nhưng cháu vẫn đưa cho ông cụ. Rồi một lúc sau, cháu thấy ông cụ ấy lại làm như thế với những người khác. Cháu lúc ấy cảm thấy rất buồn. Đáng lẽ lúc ấy cháu phải hỏi ông cụ muốn đi xe tuyến bao nhiêu và đi đâu, để cháu mua vé cho cụ luôn. Nếu làm như thế thì chắc cụ ấy đã ko có cơ hội lừa gạt mình.

Nhưng nhiều lúc cũng tại chỉ vì một cái tặc lưỡi cho qua, hay chỉ là để cho tâm mình thanh thản và cũng tại ta ko có trí tuệ như vị Thầy TRụ TRì kia mà chính ta lại là người tạo cơ hội cho người khác làm việc xấu.

Đây là những suy nghĩ của cháu. Có gì sai sót mong mọi người bỏ qua cho cháu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho cháu hỏi chú Thiên sứ một chút

Nếu muốn liên lạc với Chú Vũ Bằng thì có thể liên lạc bằng cách nào ạ.

Mong chú giúp cháu

Cảm ơn chú nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Thiên Sứ và mọi người!

Hôm nay có duyên vào đọc topic này. Rất hay và thú vị. Nhưng cũng có những điều làm cháu băn khoăn.

Cháu rẩt tin vào nhân quả. Và cũng được nghe rất nhiều về những câu chuyện như thế. Cháu còn trẻ cái nhìn còn hạn hẹp nhưng cũng xin mạo muộn đc neu ra nhưng băn khoăn của mình.

Cháu đc biết rằng một quả mà mình nhận ko chỉ do một nhân tạo nên mà do rất nhiều nhân tạo ra. Giống như ko phải vì mình ăn óc khỉ hay chứng kiến người khác ăn óc khỉ mà ko can ngăn nên giờ mình bị thành ra thế này thế kia. Có thể đó chỉ là giọt nước làm tràn ly cho bao cái nhân mà mình đã làm phải không ạ.

Cháu còn rất băn khoăn một điều nữa. Hình như ở trang hai thì phải, bác Thiên Sứ có nói với một bạn rằng: Việc làm thiện là việc của mình còn lừa đảo là việc của họ.....". Giờ không biết bác còn nghĩ như vậy ko? Ngày trc cháu cũng nghĩ như thế và cũng có những phân vân như bạn ấy.

Nhưng từ ngày biết tới phật pháp cháu ko nghĩ như thế nữa. Giống như ta bị mất tiền trc hết trách bản thân vì ta bất cẩn nên tạo điều kiện cho người khác làm việc xấu, như thế là mình cũng có lỗi.

Một lần vào chùa Từ Hiếu, cháu có được nghe một câu chuyện. Rằng có một người trông dáng vẻ rất đáng thương, đến một ngôi chùa gặp một vị sư già đang ngồi trc cửa chùa, xin muốn gặp trụ trì. Sư Thầy mới hỏi anh muốn gặp Thầy trụ trì có việc gì? Anh ta nói rằng con anh ta bị tai nạn giờ rất nguy kịch, ko có tiền chữa bệnh, quê lại ở xa, mong đc giúp đỡ. Sư thầy đồng ý giúp anh, nhưng anh phải dẫn thầy đi, xem tình hình thế nao, để thầy còn biết đường giúp đỡ, lỡ giờ đưa tiền cho anh mà thiếu thì lỡ việc chữa trị cho cháu bé. Anh ta phân vân, rồi cũng đưa Sư Thầy đến bệnh viện, đến đó cứ trần trừ mãi bảo thầy đứng đợi ở cổng bệnh viện để anh ta đi đây một chút xíu, và thế là mất hút. (Sư THầy đó chính là Thầy Trụ Trì).

Hay giống như cháu, mới đây thôi, cháu gặp một ông cụ ở bến xe tay cầm tờ một nghìn đồng, xin cháu 2 nghìn để đủ tiền đi xe buýt. Một thoáng nghi ngờ, nhưng cháu vẫn đưa cho ông cụ. Rồi một lúc sau, cháu thấy ông cụ ấy lại làm như thế với những người khác. Cháu lúc ấy cảm thấy rất buồn. Đáng lẽ lúc ấy cháu phải hỏi ông cụ muốn đi xe tuyến bao nhiêu và đi đâu, để cháu mua vé cho cụ luôn. Nếu làm như thế thì chắc cụ ấy đã ko có cơ hội lừa gạt mình.

Nhưng nhiều lúc cũng tại chỉ vì một cái tặc lưỡi cho qua, hay chỉ là để cho tâm mình thanh thản và cũng tại ta ko có trí tuệ như vị Thầy TRụ TRì kia mà chính ta lại là người tạo cơ hội cho người khác làm việc xấu.

Đây là những suy nghĩ của cháu. Có gì sai sót mong mọi người bỏ qua cho cháu.

Kể ra thì vị sư trụ trì kia đúng là rảnh rỗi nhỉ? Nếu là tôi thì tôi sẽ cho một số tiền trong khả năng của tôi. Tôi không mất thời gian đi theo anh chàng kia và ngồi chờ dài cổ ở cổng bệnh viện làm gì. Nếu sau đó, có ai đó bảo là tôi ngu thì tự khắc tôi sẽ biết rằng mình bị lừa. Còn nếu chẳng ai nói gì thì thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu nghĩ rằng tiền trong túi này là của mình, thì khi bị lừa ai cũng tức tối cả, nhưng nếu nghĩ tiền này do duyên mà tạm có, hết duyên lại bỏ túi ta chạy sang túi người khác, thì cho dù mình tự nguyện cho hay bị cướp giật lừa gạt, cũng thấy lòng thanh thản hơn nhiều.

Chỉ có điều khi mình bị lừa và có cảm giác đau lòng, thì tránh đừng làm vậy cho người khác. Tiền đã không muốn ở với mình, nó không đi ra bằng cách này thì cũng đi bằng cách khác mà thôi. Còn đã muốn ở với mình, người khác có muốn lấy cũng không được, hoặc là mất đi lại tìm được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ,

Cháu hôm nay mới đọc topic này. Mặc dù từ nhỏ tới lớn cũng được nghe mọi người nói về Nhân-Quả nhưng đọc rồi cháu thấy buồn, buồn cho bản thân, buồn cho những hoàn cảnh mình thấy. Cái mình thấy thì mình cũng chưa hiểu hết, còn bản thân thì long đong lận đận.

Nhân tiện topic cháu xin hỏi mấy câu thiển cận:

- Xung quanh cháu, những người sống có tâm, sống tốt thường thiệt thòi?

- Theo xu thế phát triển XH từ trước tới giờ thì "XH càng tàn bạo càng phát triển" (tất nhiên chúng ta không có cơ hội chứng kiến kết cục của thế giới)?

Cháu cũng nghe được 1 câu đại loại "Tiền dày thì Đức mỏng", mong được chú chỉ bảo. Tôi cũng mong được mọi người trong diễn đàn chia sẻ thắc mắc của mình.

Xin cảm ơn.

Tôi xin kể câu truyện cổ như là một lời mạn đàm cho một ý mà mnn đặt ra:

- Theo xu thế phát triển XH từ trước tới giờ thì "XH càng tàn bạo càng phát triển" (tất nhiên chúng ta không có cơ hội chứng kiến kết cục của thế giới)?

I - Trong cuộc chiến, kinh đô nước Trần (Tôi không nhớ địa danh) bị vậy. Vị tổng tư lệnh quân dôị tả xung hữu đột, khuyến khích quân dân chống giặc. Giặc tan. Vị thừa tướng được phong công đầu, Tổng Tư lệnh được phong nhì. Các quan thắc mắc. Vua nói:

Khi chiến tranh xảy ra, mất nước đến nơi, từ quan đến dân hầu như không giữ lễ. Chỉ có tể tướng vẫn khoan thai ứng xử đúng lễ nghi triều chính. Bởi vậy ta phải thưởng cho tể tướng.

II - Thời cổ, có người đàn bà góa nhà bị sập vì mưa to gió lớn. Chay sang nhà người đàn ông cô đơn xin tá túc qua đêm. Người đàn ông sợ mang tiếng trai gái lăng nhăng không cho vào. Người đàn bà nói: "Sao ông không làm như nhà hiền triết Liễu Hạ Huệ ôm người con gái trong lòng. mà không tai tiếng gì?". Người đàn ông nói: "Ta không phải Liễu Hạ Huệ, nên không thể làm như ông ta!".

Mnn nghĩ việc này thế nào?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin kể câu truyện cổ như là một lời mạn đàm cho một ý mà mnn đặt ra:

I - Trong cuộc chiến, kinh đô nước Trần (Tôi không nhớ địa danh) bị vậy. Vị tổng tư lệnh quân dôị tả xung hữu đột, khuyến khích quân dân chống giặc. Giặc tan. Vị thừa tướng được phong công đầu, Tổng Tư lệnh được phong nhì. Các quan thắc mắc. Vua nói:

Khi chiến tranh xảy ra, mất nước đến nơi, từ quan đến dân hầu như không giữ lễ. Chỉ có tể tướng vẫn khoan thai ứng xử đúng lễ nghi triều chính. Bởi vậy ta phải thưởng cho tể tướng.

II - Thời cổ, có người đàn bà góa nhà bị sập vì mưa to gió lớn. Chay sang nhà người đàn ông cô đơn xin tá túc qua đêm. Người đàn ông sợ mang tiếng trai gái lăng nhăng không cho vào. Người đàn bà nói: "Sao ông không làm như nhà hiền triết Liễu Hạ Huệ ôm người con gái trong lòng. mà không tai tiếng gì?". Người đàn ông nói: "Ta không phải Liễu Hạ Huệ, nên không thể làm như ông ta!".

Mnn nghĩ việc này thế nào?

Ôi, lâu lắm lại thấy bác nhắc lại chuyện này. Chuyện của bác kể là 1 ý khác của câu hỏi của cháu.

Chuyện I, đó là cách xử thế của người làm vua (hay người cầm đầu cũng vậy). Cháu không phân tích sâu chuyện này, ở vị trí người lãnh đạo sẽ phải có các quyết định chiến lược và chiến thuật, xét kỹ thì cũng thấy sự tàn bạo trong quyết định này.

Chuyện II, đơn giản là cách xử thế của người quân tử (theo nghĩa của thời đó), quân tử phòng thân-tiểu nhân phòng bị gậy, không liên quan gì đến câu hỏi của cháu.

Đúng là câu hỏi của cháu quá rộng để mọi người suy nghĩ theo cách của mình. Tuy nhiên nếu chỉ xét trong chủ đề của topic "Nghiệp Chướng" thì cháu muốn được mọi người bày tỏ quan điểm theo đúng quan điểm này thôi hay đơn giản là: Tại sao XH càng tàn bạo lại càng phát triển??? :lol:

Xin cảm ơn bác và mong mọi người tiếp tục chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao XH càng tàn bạo lại càng phát triển??? :lol:

:lol:

Chip mới nghe câu này do mnn nói. Lấy cái gì làm thước đo để đánh giá của sự phát triển XH mà mnn nhắc tới ? Từ cảm nhận hay từ số liệu hay từ sử sách ?

Làm sao đánh giá được xã hội phát triển đó tàn bạo hơn cái xã hội kém phát triển hơn ?

Câu hỏi "Tại sao XH càng tàn bạo lại càng phát triển???" của mnn quá đơn giản đến mức mênh mông bát ngát; Chip cũng muốn bàn luận với mnn lắm nhưng......

:P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi, lâu lắm lại thấy bác nhắc lại chuyện này. Chuyện của bác kể là 1 ý khác của câu hỏi của cháu.

Chuyện I, đó là cách xử thế của người làm vua (hay người cầm đầu cũng vậy). Cháu không phân tích sâu chuyện này, ở vị trí người lãnh đạo sẽ phải có các quyết định chiến lược và chiến thuật, xét kỹ thì cũng thấy sự tàn bạo trong quyết định này.

Chuyện II, đơn giản là cách xử thế của người quân tử (theo nghĩa của thời đó), quân tử phòng thân-tiểu nhân phòng bị gậy, không liên quan gì đến câu hỏi của cháu.

Đúng là câu hỏi của cháu quá rộng để mọi người suy nghĩ theo cách của mình. Tuy nhiên nếu chỉ xét trong chủ đề của topic "Nghiệp Chướng" thì cháu muốn được mọi người bày tỏ quan điểm theo đúng quan điểm này thôi hay đơn giản là: Tại sao XH càng tàn bạo lại càng phát triển??? :lol:

Xin cảm ơn bác và mong mọi người tiếp tục chia sẻ.</FONT></FONT>

Theo tôi cụ Thiên Sứ đang nhắc đến đạo của người quân tử nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng, đấy.

Chuyện I của bạn cũng nên xem lại. Các vị vua sáng tôi thấy đều hết lòng với dân tôc của họ cả. Có vị đã về với tổ tiên rồi mà vẫn còn lo cho cháu con chứ chưa vui chơi ở chốn thần tiên đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi cụ Thiên Sứ đang nhắc đến đạo của người quân tử nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng, đấy.

Chuyện I của bạn cũng nên xem lại. Các vị vua sáng tôi thấy đều hết lòng với dân tôc của họ cả. Có vị đã về với tổ tiên rồi mà vẫn còn lo cho cháu con chứ chưa vui chơi ở chốn thần tiên đâu.

Dạ, cháu cũng hiểu như vậy, có lẽ bác Thiên Sứ đang xem việc cháu hỏi có nghiêm túc không thì đúng hơn. Có thể ở vị trí của bác hoặc tại thời điểm này chưa thích hợp để bác diễn đạt nhiều hơn. Nếu bác sẵn lòng và cho phép, cháu xin 1 dịp gần nhất đến gặp bác...

Cháu bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện I như vậy là do cháu chưa hiểu hết ẩn ý của bác TS về Nghiệp Chướng (hoặc đây là câu trả lời rất riêng cho cháu mà cháu chưa hiểu). Thưa bác Liêm Trinh, cũng vì vậy mà cháu nói không phân tích sâu chuyện I. Cháu mới nhìn ở góc độ người lãnh đạo khi ra quyết định thôi. Cũng như có người phải ra lệnh giết 1 cán bộ hay lính của mình không phải vì người đó đáng phải chết nhưng vì cục diện (chính trị) bắt buộc phải làm (trường hợp này bây giờ người ta hay gọi là làm VD).

Có bạn hỏi rằng làm gì có cơ sở để nói XH càng phát triển càng tàn bạo. Vâng, bạn thử xem lại lịch sử, có nạn diệt chủng nào như ở Campuchia, có vũ khí nào xóa sổ 2 thành phố như ở Nhật,... và bạn đã nghĩ xem liệu chiên tranh thế giới thứ III xảy ra sẽ thế nào chưa... Hay đơn giản hơn, ngày xưa người ta cướp để khỏi đói, còn bây giờ người ta cướp để làm giàu.

Cháu đang suy nghĩ về câu nói của bác wildlavender: "Khi vận động xã hội phát triển càng bạo tàn? thì định luật giới hạn của thời gian càng sớm nhận nghiệp quả, Những hệ quả dành cho con người như thiên tai bệnh tật khổ đau đã là vòng xoáy đi trước những phát kiến của trí não con người với mong muốn ngăn chặn hay hóa giải đó là điều không dễ". Có thời gian cháu sẽ suy nghĩ thêm.

Xin cảm ơn các bác đã góp ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng như có người phải ra lệnh giết 1 cán bộ hay lính của mình

Những câu như thế này không nên viết ở diễn đàn - Lộ tâm.

còn bây giờ người ta cướp để làm giàu.

Bạo lực chỉ sinh bạo lực mà thôi, Lưới trời lồng lộng thưa mà không lọt.

Hình như trên thế giới không còn có nước nào là chưa có pháp luật, cảnh sát và nhà tù?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tàn bạo để phát triển chỉ có thể có trong chiến tranh thôi. Nhưng chẳng bao giờ bền lâu cả. Tuy nhiên đó cũng là chỉ xét về một phía, chứ về toàn cục thì đấy là sự thụt lùi về tính nhân bản. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh" là vậy. Nhà Tần chiến thắng lục quốc, thống nhất Trung Hoa. Nhưng cũng là đế chế ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước này (221 - 214 BC). Thậm chí chưa nói đến tàn bạo, chỉ cần tính nhân văn kém thì sự phát triển cũng chỉ nhất thời. Không bao giờ có thể có sự phát triền bền vững trong một cuộc sống thiếu cân đối. Đây chính là nguyên lý của Lý học Đông phương cho tất cả mọi vấn đề và mọi hiện tượng. Nhưng tiêu chí nào để nhận xét về tính nhân văn trong một xã hội kém hay rực rỡ thì cũng còn nhiều quan niệm khác nhau. Chỉ một khái niệm "Văn hóa" mà thế nhân đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau, thì tính nhân văn quả là mù mờ. Híc!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu nghĩ rằng tiền trong túi này là của mình, thì khi bị lừa ai cũng tức tối cả, nhưng nếu nghĩ tiền này do duyên mà tạm có, hết duyên lại bỏ túi ta chạy sang túi người khác, thì cho dù mình tự nguyện cho hay bị cướp giật lừa gạt, cũng thấy lòng thanh thản hơn nhiều.

Chỉ có điều khi mình bị lừa và có cảm giác đau lòng, thì tránh đừng làm vậy cho người khác. Tiền đã không muốn ở với mình, nó không đi ra bằng cách này thì cũng đi bằng cách khác mà thôi. Còn đã muốn ở với mình, người khác có muốn lấy cũng không được, hoặc là mất đi lại tìm được.

Ồ, nghe bác anmay nói vậy mà cháu thấy... thanh thản quá! Đúng là khi bị kẻ khác lừa, tiền mất, lòng cứ tức tối không sao tả. Nhưng sau khi đọc cái reply của bác, cháu lại có thể dễ dàng bỏ qua lỗi lầm của họ và cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tàn bạo để phát triển chỉ có thể có trong chiến tranh thôi. Nhưng chẳng bao giờ bền lâu cả. Tuy nhiên đó cũng là chỉ xét về một phía, chứ về toàn cục thì đấy là sự thụt lùi về tính nhân bản. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh" là vậy. Nhà Tần chiến thắng lục quốc, thống nhất Trung Hoa. Nhưng cũng là đế chế ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước này (221 - 214 BC). Thậm chí chưa nói đến tàn bạo, chỉ cần tính nhân văn kém thì sự phát triển cũng chỉ nhất thời. Không bao giờ có thể có sự phát triền bền vững trong một cuộc sống thiếu cân đối. Đây chính là nguyên lý của Lý học Đông phương cho tất cả mọi vấn đề và mọi hiện tượng. Nhưng tiêu chí nào để nhận xét về tính nhân văn trong một xã hội kém hay rực rỡ thì cũng còn nhiều quan niệm khác nhau. Chỉ một khái niệm "Văn hóa" mà thế nhân đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau, thì tính nhân văn quả là mù mờ. Híc!

Dạ, cảm ơn các bác đã chỉ bảo, cháu nói hơi quá.

Ở vị trí lãnh đạo hay cầm đầu không phải quyết định nào cũng được ủng hộ hay được nhìn nhận đúng ngay mà có khi sau đấy rất lâu mọi người mới nhìn thấy sự đúng đắn của quyết định, quyết sách. Nếu người lãnh đạo thiếu mất tính quyết đoán thì rất khó để dẫn dắt 1 tổ chức, chắc chắn 1 người lãnh đạo không ít hơn 1 lần phải đưa ra quyết định mà bản thân mình không mong muốn và bị phản đối. Chuyện này rất dài, có lẽ cho cháu nói ở topic khác, không làm loãng chủ đề của bác Thiên Sứ.

Về chuyện chiến tranh hay bạo lực để phát triển cũng không phải ý cháu nói đến, đây chỉ là ví dụ rất thô thiển để nói về việc phát triển XH và là động tác cuối cùng để 1 XH thay đổi. VD này cháu không trả lời cho câu chuyện của bác Thiên Sứ. Sự tàn bạo của XH không phải chỉ thể hiện ở góc độ bạo lực, cháu muốn nói đến khía cạnh kinh tế, văn hóa,... Thế giới bây giờ có các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật quí hiếm, quyền con người và các tổ chức cứu trợ... đây là 1 mặt khác của XH để thấy rằng XH ngày càng tàn bạo. Có lẽ diễn đạt của cháu không tốt mong mọi người thông cảm.

Cháu cũng nói rằng, cháu chưa hiểu hết ẩn ý của bác. Cháu sẽ suy nghĩ thêm về câu chuyện bác đưa ra. Ở trong diễn đàn này cháu giống như người ngoại đạo, rất mong mọi người chỉ bảo để cháu có thể học hỏi thêm khía cạnh khác của cuộc sống.

Cảm ơn các bác đã cho cháu chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn mnn ạ.

Ở vị trí lãnh đạo hay cầm đầu không phải quyết định nào cũng được ủng hộ hay được nhìn nhận đúng ngay mà có khi sau đấy rất lâu mọi người mới nhìn thấy sự đúng đắn của quyết định, quyết sách. Nếu người lãnh đạo thiếu mất tính quyết đoán thì rất khó để dẫn dắt 1 tổ chức, chắc chắn 1 người lãnh đạo không ít hơn 1 lần phải đưa ra quyết định mà bản thân mình không mong muốn và bị phản đối.

"Thành công bởi quả quyết, thất bại bởi chần trừ"

Đã là người lãnh đạo bao giờ cũng cao hơn mọi người bên dưới một cái đầu là chắc chắn bạn ạ.

Làm gì thì làm lớn thì phải đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên trên hết.Quyền lợi của bản thân chỉ được bảo đảm khi quyền lợi của dân tộc, đất nước đuợc đảm bảo và quyền lợi của những người xung quanh mình hài hoà.

Con người là một tiểu vũ trụ riêng khía cạnh tâm lý thôi thì triết học, khoa học vẫn còn chưa hiểu rõ hết.

Có những quyết định hoàn toàn không phải là bản chất của mình mà như các cụ nói: " Ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Tôi đã thấy có những người ở trạng thái đặc biệt nên có những quyết định với những người xung quanh cũng rất đặc biệt và những người bị ảnh hưởng của quyết định đặc biệt ấy lại rất hài lòng với quyết định ấy (tất nhiên những người xung quanh này cũng nằm trong phạm vi đặc biệt do sự đồng bộ thông tin rất lạ lùng là một phần bí ẩn của dự đoán tập thể).

Có lẽ diễn đạt của cháu không tốt mong mọi người thông cảm.

Có bạn nói như vậy mọi người mới có cái để bàn luận.

Sự việc phát triển do tương tác của các mặt đối lập nếu các mặt đối lập bị đồng hóa thành một thì lý học diễn đạt trạng thái này là " Vật cực tắc phản" "Cực thịnh tất suy" nên cứ để các mặt đối lập hoạt động bình thường sự việc sẽ phát triển tốt hơn.

Sự tàn bạo của XH không phải chỉ thể hiện ở góc độ bạo lực, cháu muốn nói đến khía cạnh kinh tế, văn hóa,... Thế giới bây giờ có các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật quí hiếm, quyền con người và các tổ chức cứu trợ... đây là 1 mặt khác của XH để thấy rằng XH ngày càng tàn bạo.

Theo tôi đây là một dấu hiệu của nhân bản phát triển lên đấy chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có bạn hỏi rằng làm gì có cơ sở để nói XH càng phát triển càng tàn bạo. Vâng, bạn thử xem lại lịch sử, có nạn diệt chủng nào như ở Campuchia, có vũ khí nào xóa sổ 2 thành phố như ở Nhật,... và bạn đã nghĩ xem liệu chiên tranh thế giới thứ III xảy ra sẽ thế nào chưa... Hay đơn giản hơn, ngày xưa người ta cướp để khỏi đói, còn bây giờ người ta cướp để làm giàu.

- Vậy hiện giờ Pôn-pốt hay phát xít Nhật, phát xít Đức có phát triển ko ?

Chuyện chiến tranh thế giới thứ III ko cần phải lo. Chỉ vì 1 điều đơn giản: nếu ai cũng lấy cái vũ khí hóa học để giành phần thắng thì người chiến thắng sẽ ko còn chỗ để tồn tại lâu dài trên trái đất này. Có chăng chạy lên sao Hỏa mà sống thôi. :lol:

- Xã hội phát triển hay kém phát triển đều tồn tại sự tàn bạo. Thời nào cũng cướp để làm giàu cho cá nhân cả, ko ai cướp chỉ để khỏi đói. Cướp đc 1 thì lại muốn thêm 1 nữa. Chẳng qua ko có để mà cướp thôi. Sự tàn bạo nó ở lòng tham của con người chứ ko phải ở sự phát triển của xã hội.

Về chuyện chiến tranh hay bạo lực để phát triển cũng không phải ý cháu nói đến, đây chỉ là ví dụ rất thô thiển để nói về việc phát triển XH và là động tác cuối cùng để 1 XH thay đổi. VD này cháu không trả lời cho câu chuyện của bác Thiên Sứ. Sự tàn bạo của XH không phải chỉ thể hiện ở góc độ bạo lực, cháu muốn nói đến khía cạnh kinh tế, văn hóa,... Thế giới bây giờ có các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật quí hiếm, quyền con người và các tổ chức cứu trợ... đây là 1 mặt khác của XH để thấy rằng XH ngày càng tàn bạo. Có lẽ diễn đạt của cháu không tốt mong mọi người thông cảm.

Có lẽ Mnn đã nhầm lẫn chế độ và xã hội. Hay khái niệm của chip khác khái niệm của Mnn.

Chiến tranh hay bạo lực cách mạng là 1 trong những phương thức để thay đổi 1 chế độ cai trị

Thế giới bây giờ có các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật quý hiếm, quyền con người và các tổ chức cứu trợ là vì:

- Cuộc sống được nâng cao, con người cập nhật thông tin dễ dàng hơn, phương tiện giao thông hiện đại con người có thể đi xa ra khỏi lãnh thổ của mình. Do đó, con người có điều kiện quan tâm đến nhau hơn. Ví dụ: Ở Somali có nhiều người thiếu ăn. Hồi xưa họ cũng thiếu ăn, nhưng bây giờ họ đỡ hơn vì đc các tổ chức nhân đạo quan tâm.

Nếu như hồi xưa người dân Somali đủ ăn, bây giờ XH phát triển người Somali thiếu ăn thì Chip đồng ý với kết luận của Mnn

Đọc truyện xưa tích cũ, bạn vẫn thấy những tấm gương cứu người cứu vật. Nhưng điều này chỉ thể hiện trong phạm vi hạn hẹp.

Có đôi lời nhiều chuyện chỉ mong mọi việc được nhìn nhận 1 cách khách quan

Thân

:lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Vậy hiện giờ Pôn-pốt hay phát xít Nhật, phát xít Đức có phát triển ko ?

Chuyện chiến tranh thế giới thứ III ko cần phải lo. Chỉ vì 1 điều đơn giản: nếu ai cũng lấy cái vũ khí hóa học để giành phần thắng thì người chiến thắng sẽ ko còn chỗ để tồn tại lâu dài trên trái đất này. Có chăng chạy lên sao Hỏa mà sống thôi. :lol:

- Xã hội phát triển hay kém phát triển đều tồn tại sự tàn bạo. Thời nào cũng cướp để làm giàu cho cá nhân cả, ko ai cướp chỉ để khỏi đói. Cướp đc 1 thì lại muốn thêm 1 nữa. Chẳng qua ko có để mà cướp thôi. Sự tàn bạo nó ở lòng tham của con người chứ ko phải ở sự phát triển của xã hội.

Có lẽ Mnn đã nhầm lẫn chế độ và xã hội. Hay khái niệm của chip khác khái niệm của Mnn.

Chiến tranh hay bạo lực cách mạng là 1 trong những phương thức để thay đổi 1 chế độ cai trị

Thế giới bây giờ có các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật quý hiếm, quyền con người và các tổ chức cứu trợ là vì:

- Cuộc sống được nâng cao, con người cập nhật thông tin dễ dàng hơn, phương tiện giao thông hiện đại con người có thể đi xa ra khỏi lãnh thổ của mình. Do đó, con người có điều kiện quan tâm đến nhau hơn. Ví dụ: Ở Somali có nhiều người thiếu ăn. Hồi xưa họ cũng thiếu ăn, nhưng bây giờ họ đỡ hơn vì đc các tổ chức nhân đạo quan tâm.

Nếu như hồi xưa người dân Somali đủ ăn, bây giờ XH phát triển người Somali thiếu ăn thì Chip đồng ý với kết luận của Mnn

Đọc truyện xưa tích cũ, bạn vẫn thấy những tấm gương cứu người cứu vật. Nhưng điều này chỉ thể hiện trong phạm vi hạn hẹp.

Có đôi lời nhiều chuyện chỉ mong mọi việc được nhìn nhận 1 cách khách quan

Thân

:lol:

Vâng, tôi tôn trọng và cảm ơn cách nhìn khác của bạn (xin tạm gọi thế) trong câu hỏi của tôi. Tôi không nói là phát-xít hay Khme đỏ phát triển mà nói rằng lịch sử ít khi chứng kiến các vụ thảm sát như vậy ở thời phong kiến chẳng hạn.

Bạn có thấy chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới, mục tiêu giống nhau nhưng hình thức khác nhau, liệu đó có là sự tàn bạo hơn của XH phát triển (hay bạn hiểu là chế độ cũng được).

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mnn ơi

Vâng, tôi tôn trọng và cảm ơn cách nhìn khác của bạn (xin tạm gọi thế) trong câu hỏi của tôi. Tôi không nói là phát-xít hay Khme đỏ phát triển mà nói rằng lịch sử ít khi chứng kiến các vụ thảm sát như vậy ở thời phong kiến chẳng hạn.

Đọc lại lịch sử chút xa thì như những đạo quân Mông cổ đi tới đâu thì có những dân tộc bị triệt hạ, những thành quách bị san phẳng. Còn cận kề xem lại chính sử dã sử của Trung quốc những hán sở tranh hùng....,

Với Campot nội cái việc ăngcovát bị chìm trong rừng già đã là một nghi vấn về lịch sử của Campot rồi.......

Bạn có thấy chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới, mục tiêu giống nhau nhưng hình thức khác nhau, liệu đó có là sự tàn bạo hơn của XH phát triển

Hic bắt đầu đi vào đạo học chính nghĩa rồi, chúc bạn cứ tiếp tục như vậy nhé. :lol: :lol: :P :( :lol: :lol: :lol: :P

Hình thức mới bao giờ cũng phải tiến bộ hơn hình thức cũ mới phù hợp với quy luật vận động, phát triển và mới tồn tại được một giai đoạn nhất định trước khi lại tiếp tục vận động phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có thấy chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới, mục tiêu giống nhau nhưng hình thức khác nhau, liệu đó có là sự tàn bạo hơn của XH phát triển (hay bạn hiểu là chế độ cũng được).

Bản chất thực dân vẫn là thực dân, mới hay cũ chỉ là hình thức, vì hình thức cũ thế giới đã quá quen rồi ko còn phù hợp với tình hình hiện tại, nên xuất hiện hình thức mới, là bình mới rượu cũ. Nhưng theo TL đây ko phải là động lực phát triển xã hội mà chỉ đơn giản là công cụ quyền lực phục vụ cho lợi ích của 1 giai cấp cầm quyền trong 1 thời điểm nào đó chứ ko phải là phục vụ lợi ích cho toàn xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay