Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

ĐỊA NGỤC CÓ HAY KHÔNG ?

Bangkok Thailand, ngày 23/11/2001

Khi con ngủ và đang trải qua cơn ác mộng


Con có đau đớn hay không?


Khi con đau đến mức không chịu nổi


Thì Phật của con cho con một ân-huệ


Đó là sự thức tỉnh và con biết rằng mình mơ



Những điều con nghĩ ác và làm ác


Con kheo che dấu không ai biết


Nhưng nó sẽ hiện ra trong giấc mơ thành cơn ác mộng


Con thấy rất đau khổ về các cách thức bị trừng phạt


Giống hệt như lúc bình thường chưa ngủ



Cũng vậy



Sống trong đời


Nếu con nghĩ, nói và làm những điều ác


Tự nhiên địa ngục hình thành


Và chắc chắn con phải rơi vào ấy!



Địa-ngục vốn không có


Nhưng chính con đã tạo ra


Con phải trả giá khổ đau trong địa ngục ấy


Không ai có thể cứu con được


Dù cho con có hối lộ hàng ngàn tăng bằng hình thức cúng trai tăng



Và nếu con cứ tiếp tục nghĩ , nói và làm ác


Thì địa ngục tự nhiên biến thành nhiều tầng


Con khó mà thoát ra lắm!



Con phải làm việc từ thiện để diệt lòng tham


Con phải kiên-nhẫn chịu đựng trước chướng ngại để diệt sự nóng giận


Con phải phát tâm giải thoát cho chúng sanh khỏi khổ đau

Con phải làm ba việc ấy thường xuyên


Là con thực hiện đời sống có giơí luật, có thiền định và có trí-huệ.


Bằng con đường ấy


Con biến địa ngục thành thiên-đường!


Duy-Tuệ


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, việc thả chim là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu nhằm giải tỏa uất khí và các âm khí trong cuộc đất. Lũ chim, chúng cũng có tình như chúng ta, chúng cũng có con để chăm sóc. Nên khi bị bắt chúng cũng đau khổ, hốt hoảng và căm hận. Trong lồng chim tụ tập đông đúc đó, một khối uất khí được hình thành. Theo nguyên lý đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu khối uất khí này sẽ kết hợp với tà khí quanh ta. Bởi vậy khi được thả chim bay đi sẽ mang theo toàn bộ tà khí và uất khí được giải toả. Dương khí sẽ tụ lại sau đó.

Đây chính là cách hòa thượng Thích Viên Thành dùng nối long mạch cầu Hoàng Long với vài ngàn con chim và Thiên Sứ tôi đã dùng để bán thành công một miếng đất lớn ở Hanoi.

Đừng tạo uất khi sẽ rất bất lợi cho chúng ta. Nhai và nuốt vào trong người nữa thì cực kỳ nguy hiểm. Chúng sẽ thấm vào máu thịt chúng ta và di truyền lại các thế hệ sau, cho đến khi đủ nhân duyên thì phát tác . Cái mà chúng ta gọi là nghiệp chướng.

Đức Phật nói:

"Cái bao tử (Dạ dày) của con người chính là mồ chôn hành vạn chúng sinh".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay lò dò vào diễn đàn đọc thấy mục "Nghiệp Chướng", TH cũng xin nói chút về gia đình lớn. Bắt đầu từ thời ông nội tới đời Thiên Huy thôi. Hiện nay anh chị họ của Thiên Huy (anh em chú bác ruột) đã lên hàng ông bà nội /ngoại rồi. (Suy ra mình cũng cỡ đó mặc dù TH mới 27 tuổi :lol: ). Cháu họ nội/ngoại nhỏ nhất cũng 1 tuổi òi, lớn nhất 7,8 tuổi. Ôi! Lạy chúa! Tình trạng Đại gia đình là vậy. Nếu theo tên tiếng Hoa, Thiên Huy lót chữ Chấn.

Ông của TH gốc người thuộc trấn Lại Pô, Lào Nguyên, Quãng đông/Quãng châu (TH không nhờ rõ) Trung Quốc. Từ năm 12 tuổi, ông đã bỏ quê hương theo tàu lưu lạc qua Việt Nam. Ông không biết 1 chữ tiếng Việt kể cả nói chuyện.

Qua VN ông sống bằng đủ nghề từ khuân vác,... (không có chuyện trộm cắp nhé). Theo tinh thần người Hoa, ông họ Đặng nên ông tìm người cùng họ và được 1 người họ Đặng sống ở Cái Thia cưu mang và cho công ăn việc làm. Qua người ân này, ông học được nghề thuốc. Sau này, bà nội TH cũng do người ân hỏi cưới cho ông nội. Bà nội TH là người Việt gốc.

Ông bà TH nghèo toàn sống ở dưới ghe đến mấy mươi năm mới mua được miếng đất trên bờ. Những năm cuối đời ông mua thêm được miếng đất nhỏ để làm nơi an nghỉ cho ông bà sau khi mất. Ông TH có đúng 10 người con. Tuổi ba Huy bằng với tuổi những người con của con lớn của ông nội - con của cô Hai; con của bác Ba. (Tới 62 tuổi ông nội còn cố kiếm thêm người con Út). Bó tay!

Lúc sinh thời và ra nghề thuốc, ông còn bán tạp hóa. Tuy ông bà TH nghèo nhưng ông luôn sống đúng chữa Nhân. Ai nghèo không tiền uống thuốc, ông hốt thuốc cho đôi lúc còn tặng gạo giúp họ qua cơn khốn đốn mặc dù ông bà không dư dã gì. Cả đời ông bà TH sống như vậy nên con cháu ông bà được hưởng phúc.

Hiện nay anh chị họ (con chú bác cô cậu ruột của TH) toàn người giàu có. Người giàu nhất đứng trong hàng top những người giàu nhất Việt Nam. Đa phần con cháu ông bà ai cũng có đất và của cải dư dật. Riêng gia đình TH thì cha mẹ đủ nuôi 2 con học hành tới nơi tới chốn. Tiền bạc không dư. TH được hưởng phần phúc ông bà để lại nên được cái tạm gọi là có kiến thức, còn túi tiền thì chưa dư dật gì cả, sống được thôi hà. Anh chị em họ hàng của TH rất tương trợ nhau nhưng rất ít khi cậy nhau. Những năm cuối đời ông của TH cũng tự thân không nhờ con cháu gì (lúc này cháu ông đã có đất có nhà). Ông tự mua miếng đất nhỏ để làm nơi an nghỉ cho ông bà. Cái tính tự thân này được duy truyền hầu hết cho con cháu. Chỉ cậy nhau khi không thể nào không cậy. Kết quả trong những người con của ông bà nội, mỗi gia đình đều có mức độ giàu sang và học thức khác nhau (từ giàu tột đỉnh đến đủ sống, từ Tiến Sỉ tới trình độ 12/12 đều có đủ).

Từ những việc trong gia đình, Thiên Huy ngẫm lại : mặc dù ông của TH sinh ra và lớn lên bên đất Trung Hoa nhưng "lá rụng về cội" cuối đời ông lại an nghỉ trên đất Việt. Của cải dòng họ hầu như tập trung tại TPHCM trên ngay chính đất nước Việt Nam mặc dù các anh chị họ đi nước ngoài như đi chợ. TH nghĩ chắc chắn mình là con cháu người Lạc Việt vì TH sinh ra và lớn lên bằng sự cưu mang của con người Việt Nam. Trong gia đình lớn toàn những người làm kinh tế, duy chỉ TH theo nghiên cứu và TH đặc biệt ham mê lý học Đông Phương. ;) Hy vọng TH không phụ niềm tin của chính mình. :lol:

Bàn về việc làm từ thiện, TH nghĩ muốn làm từ thiện, bản thân Thiên Huy phải sống được, sống tốt việc thiện mới chân thiện được. :lol: Việc làm từ thiện là do từ tâm mà ra.

Hiện TH tin rằng, để thành người sống tốt cần 3 điều kiện: Luật + Tĩnh tâm + Trí tuệ.

(nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại)

+ Luật để Thiên Huy không làm bậy

+ Tĩnh tâm để Thiên Huy sáng suốt hơn sau mỗi lần vấp sai lầm

+ Trí tuệ để Thiên Huy thấy được cái sai, khắc phục cái sai nhìn ra chân thiện. :lol:

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cái tính tự thân này được duy truyền hầu hết cho con cháu."

Câu này TH viết theo cách nói thông thường cuộc sống. Câu viết vui vậy thôi!

Về mặt tự nhiên, chỉ có DNA được truyền lại cho thế hệ sau tuy nhiên việc truyền này sẽ có chút biến đổi. ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiệp chướng nhân quả thời nay thật nhãn tiền.

Câu chuyện này tôi được chứng kiến thời thiếu niên, gia đình tôi sống trong một khu lao động ở Quận ven. Nhà nhà san sát nhau, nhà này thấu chuyện nhà kia, mà chẳng cần bước qua đã ới ới thăm hỏi nhau như một nhà. Vì thế có đi hết ngõ cũng chưa nấu xong nồi cơm bát canh.

Xéo nhà tôi có một gia đình đông con, thời đấy 4,5 con chưa gọi là đông mà gia đình này được xem là đông con vì tôi không nhớ hết, dù biết Chị Gái, Anh trai, anh Ví, Chị Dù đều là con của bác ba Đen, do da bác và cả bác Gái đều đen nhẻm, và tất nhiên một lũ con cũng đứa màu da quạ, da dơi cả.

Ai ai cũng biết bác ba Đen chuyên ăn thịt chó, quanh năm không bắt chó đi lạc, cũng thịt chó bệnh của hàng xóm để cả gia đình ăn. hôm nào vật vả lắm cũng ra quán cầy tơ mua cho mình bác đĩa dồi và xị rượu trắng, bác cứ thế nhâm nhi suốt buổi. Hình ảnh sống của gia đình bác luôn là nổi ám ảnh của tôi vì bác luôn đập đầu Chó trong một bao tải và thui rơm um khói cả xóm.

Cho đến một ngày văng vắng Bác, nghe đâu bác ốm không dậy nổi. Cả xóm vận động Bác đi nhà thương thí (ngày xưa nhà thương không phải đóng tiền thường gọi thế) Cơm cháo mỗi ngày được các con bác xin từ những láng giềng quen đùm bọc nhau đem vào nuôi bác. và nghe đâu bác chẳng ăn gì từ những gà mên cơm tình nghĩa đó, bác vẫn thèm thịt chó !

Thế là những ông bợm cùng chiếu với bác cũng góp tiền mua cho bác một tí thịt cầy + lá mơ len lén đem vào tận giường đút cho Bác, Nhưng oái oăm thay ! Thèm là thế mà có ăn được đâu ! Mắt cứ long lên nhìn rồi chảy dãi dù đưa vào mồm vẫn lắc đầu.

Ngày qua tháng lại chả tìm ra bệnh, người cứ quắt queo, mà lạ hơn nữa là bác không nằm chỉ ngồi mà không tựa lưng vào thành giường, chỉ ngồi chổm chống tay thở dốc như người bệnh suyển.

Ngán ngẩm kiểu nuôi bệnh mà không tìm ra bệnh, bác gái quyết đưa về để nhỡ có bề gì thì mất tại nhà còn nhìn mặt các con.

Những ngày ở nhà tôi lại có dịp tận mắt trông thấy biểu hiện và tư thế của bác trong những ngày đau đớn cuối đời. Ngày Bác ngồi tư thế 2 tay chống đất, tối chảy dãi ở miệng và tru những tiếng dài nghe rợn người.

Sau có vị Hòa thượng gần đó đã đến gia đình đọc kinh giải nghiệp cho Bác vì một lẽ bác đã sát sinh quá nhiều. Có dấu hiệu giảm tiếng tru trong đêm, nhưng bác vẫn không đổi tư thế ngồi (dù là ngồi đât).

Cho đến một ngày Vị Hòa thượng yêu cầu các con đông đủ để gặp Thầy, Việc trước tiên tìm cho thầy 5 con chó với 5 màu lông khác nhau. Đem về tắm rửa, chăm bẳm nâng niu, lấy vải dầy lót cho chúng ngồi, đút cho chúng ăn, nấu sữa cho uống, mua ngũ vị về xông nhà trong 3 ngày, Trong khi đó lời kinh tụng niệm của thầy vang đều cho 3 ngày. Bác Ba Đen từ từ gập ngừoi lại và ngã vật ra thở hắt xuôi tay .

Xong một kiếp người , nghiệp chướng oan gia. Thầy đã ra tay cứu độ để giải thoát . Tôi chỉ tổng hợp từ người lớn kể lại với một phần trí nhớ của tuổi thơ.

Có lẽ từ câu chuyện này tôi chẳng bao giờ muốn nếm thử món thịt chó dù có câu :

Sống trên đời này không ăn miếng dồi chó,

chết xuống âm phủ biết có hay không?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua, tôi đã thả hơn 200 con chim. Nhìn chúng bay tự do tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc.

Bác Thiên Sứ ơi, không biết trươc khi thả chim , bác có niệm phật không? Theo như lời của một đại sư có nói : việc phóng sinh là việc tốt , chúng ta nên làm lễ niệm Phật: Qui Phật , Qui Pháp Qui tăng .

Qui Phật: Giúp không đọa địa ngục

Qui Pháp: Giúp không đọa ngã quỷ

Qui Tăng: Giúp không đọa súc sinh

Làm như vậy thì không những là cứu được thân mạng của chúng mà còn cứu được cả huệ mạng của chúng nữa .Nói tam qui y thì đời sau không vào địa ngục, không vào ngã quỷ, không vào súc sinh , khi làm người thì thấm nhuần Phật Pháp .

Thân người khó được , Phật Pháp thì trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu .

Con người ngày nay , tuy khoa học phát triển cũng có phục vụ cho đời sống của chúng sinh đó , nhưng công nghệ sát hại chúng sinh cũng thật ghê gớm . Con ngừoi ngày nay phát minh được cái nọ cái kia, họ cứ nghĩ rằng thật ghê gớm, vĩ đại lắm , nhưng kiến thức mà họ có được ngày nay so với chỉ một vũ trụ này thôi cũng chỉ như hạt cát giữa cả đại dương . Lời thánh nhân nói đâu có tin hichic. Cái gì họ cũng phải tận mắt thấy được , phái có khoa học chứng minh. Nào có biết nghiệp chướng sâu dày nên đã che hết mắt mũi rồi còn đâu . Có lúc ban mai cũng có nói một chút gì đó theo sự hiểu biết về phật pháp , hi vọng giúp một phần để cứu bớt cho những sinh linh nhỏ bé khác, có những lúc cũng cảm thấy thân thể mình đau đớn khi có con vật nào bị sát hại . Có nói thì thường cũng hay bị cho là linh tinh . Ban Mai chỉ biết rơi nước mắt sót thương cho cả sinh linh bị giết hại , mà cũng sót thương cho cả người kia . nghiệp chướng biết bao giờ trả hết , chồng chất hết kiếp này sang kiếp khác . Thế giới này chiến tranh do đâu ? Sao người ta cứ phải đi tìm những thứ vũ khí tối tân để làm gì, trong khi giới lãnh đạo lúc nào cũng kêu gọi hòa bình ? Nếu như không có chiến tranh , không giết hại sinh mạng thì đâu có chất chồng oán hận gây ra các vụ giết người thật dã man , chiến tranh đau thương, và những oán hận ngút trời , nghiệp chướng đồng thời cũng là nguyên nhân của bão lũ , nhưng có mấy ai hiểu điều này ? Nếu như giải quyết được vấn đề thù hận này thì thế giới này có khác chi nơi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi, không biết trươc khi thả chim , bác có niệm phật không? Theo như lời của một đại sư có nói : việc phóng sinh là việc tốt , chúng ta nên làm lễ niệm Phật: Qui Phật , Qui Pháp Qui tăng .

Qui Phật: Giúp không đọa địa ngục

Qui Pháp: Giúp không đọa ngã quỷ

Qui Tăng: Giúp không đọa súc sinh

Làm như vậy thì không những là cứu được thân mạng của chúng mà còn cứu được cả huệ mạng của chúng nữa .Nói tam qui y thì đời sau không vào địa ngục, không vào ngã quỷ, không vào súc sinh , khi làm người thì thấm nhuần Phật Pháp .

Thân người khó được , Phật Pháp thì trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu .

Con người ngày nay , tuy khoa học phát triển cũng có phục vụ cho đời sống của chúng sinh đó , nhưng công nghệ sát hại chúng sinh cũng thật ghê gớm . Con ngừoi ngày nay phát minh được cái nọ cái kia, họ cứ nghĩ rằng thật ghê gớm, vĩ đại lắm , nhưng kiến thức mà họ có được ngày nay so với chỉ một vũ trụ này thôi cũng chỉ như hạt cát giữa cả đại dương . Lời thánh nhân nói đâu có tin hichic. Cái gì họ cũng phải tận mắt thấy được , phái có khoa học chứng minh. Nào có biết nghiệp chướng sâu dày nên đã che hết mắt mũi rồi còn đâu . Có lúc ban mai cũng có nói một chút gì đó theo sự hiểu biết về phật pháp , hi vọng giúp một phần để cứu bớt cho những sinh linh nhỏ bé khác, có những lúc cũng cảm thấy thân thể mình đau đớn khi có con vật nào bị sát hại . Có nói thì thường cũng hay bị cho là linh tinh . Ban Mai chỉ biết rơi nước mắt sót thương cho cả sinh linh bị giết hại , mà cũng sót thương cho cả người kia . nghiệp chướng biết bao giờ trả hết , chồng chất hết kiếp này sang kiếp khác . Thế giới này chiến tranh do đâu ? Sao người ta cứ phải đi tìm những thứ vũ khí tối tân để làm gì, trong khi giới lãnh đạo lúc nào cũng kêu gọi hòa bình ? Nếu như không có chiến tranh , không giết hại sinh mạng thì đâu có chất chồng oán hận gây ra các vụ giết người thật dã man , chiến tranh đau thương, và những oán hận ngút trời , nghiệp chướng đồng thời cũng là nguyên nhân của bão lũ , nhưng có mấy ai hiểu điều này ? Nếu như giải quyết được vấn đề thù hận này thì thế giới này có khác chi nơi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà ?

Banmai thân mến.

Chuyện là như thế này.

Hôm kia (10 / 10. Mậu Tý) Tôi có việc nhờ Thiên đồng lấy xe chở đi, lúc về đến Lăng Ông Bà Chiểu thì hơi kẹt xe, nên xe đi chậm chậm sát vệ đường. Bên vệ đường ngay hông chùa, một người đàn bà đứng tuổi ngồi bán chim với hai lồng chim, nét mặt thiểu não. Lúc ấy cũng gần tối. Tôi lúc đầu chỉ có ý định mua giúp bà ấy vài con chim thôi. Nhưng nhìn lồng chim nhếch nhác với hàng trăm con chim nháo nhác kêu thảm thiết. Tôi có ý mua hết lồng chim này để thả. Ý nghĩ vửa thoáng qua thì xe đi chờ tới xa đến khoảng 20 mét. Tôi nói Thiên Đồng dừng xe và chờ tôi. Tôi quay lại hỏi mua hết thì bà ấy đòi 5000 đ một con. Cuối cùng ngã giá 4.500 đ con với điều kiện tôi mua hết. Bà ấy than: "Vốn mua vào đã 4.200 đ". Nhìn đám chim chen chúc trong lồng kêu thảm thiết khi trời tối thật tội nghiệp. Bây giờ là giờ đáng nhẽ chúng phải bay về với tổ ấm của chúng. Bà mở cửa lổng thò tay vào bắt từng con một và đếm cho tôi. Lũ chim vừa tuột khỏi tay bà lập tức bay đi. Nhưng cũng có con đuối sức chỉ bay là là, cũng có con xơ xác lông cánh, bay không được, cũng cố gắng chui vào lùm cây tìm đường thoát thân. Khi bắt đầu thả lồng nhỏ hơn, bà bán chim gọi tên một người nữa xem có còn chim không đem ra bán. Một người đàn ông xuất hiện sau hàng rào của chùa. Tôi thoáng nghĩ "Sao trong chùa lại chứa chấp mấy người này nhỉ?". Bà bán chim đỡ lồng chim từ tay người đàn ông qua hàng rào và bảo gọi thêm một người nữa đem chim ra bán. Tôi bắt đầu nghĩ đến túi tiền của tôi : "Lạy Chúa! Nhiều chim thế chắc túi tiền của mình vơi đáng kể!". Nhưng nghe tiếng chim kêu thảm thiết, tôi có cảm giác như chúng đang tha thiết gọi: "Ông ơi! Cứu chúng tôi với!'. "Thôi được! Bà bán hết đi!". Lồng chim vửa thả hết thì một người nữa đi lại với lồng chim, nhưng ít hơn khiến tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên tôi cũng làm bộ than hết tiền. Anh ta nói: "Tôi bán hết chỗ này chỉ khoảng hơn 60 con. Tôi chỉ lấy 250. 000 đ thôi!". "Được rồi! Anh thả đi". Người đàn ông mở cửa lồng, hướng vào hàng rào chùa. Đám chim trong lồng người đàn ông chắc khỏe mạnh. Chỉ một loáng chúng bay hết vào sân chùa.

Tôi đứng dậy đi về phiá Thiên đồng đang đợi, lòng thanh thản. Tôi nói với Thiên Đồng: "Chúng nó cũng là người như chúng ta vậy".

Tôi kể cho Thiên Đồng nghe câu chuyện:

Ngày xưa khi tôi còn bé. Một đêm, ba tôi đang ngủ, chợt nửa đêm tỉnh dậy, thảng thốt nói với mẹ tôi: "Này bà! Tôi nằm mơ thấy một cô gái chùng 17, 18 tuổi chạy đến tôi khóc lạy kêu cứu "Ông ơi! Cứu con với! Nó giết con rồi ông ơi!". Lúc ấy ba tôi chẳng hiểu chuyện gì. Nhưng sáng hôm sau, ba tôi thấy con chim hoàng yên nuôi trong nhà bi mèo tha đâu mất. Trong lồng chỉ còn chiếc cánh chim đẫm máu. Mẹ tôi bảo: "Chim nó cũng là người bị hóa kiếp chim con ạ!".

Banmai thân mến.

Tôi không niệm Phật trong lúc thả chim. Nhưng tôi biết một tài liệu cổ mà tôi tin chắc là luật pháp thời Hùng Vương. Ngày ấy, ông cha ta đã qui định. Không phá tổ chim vào mùa Xuân.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Banmai thân mến.

Tôi không niệm Phật trong lúc thả chim. Nhưng tôi biết một tài liệu cổ mà tôi tin chắc là luật pháp thời Hùng Vương. Ngày ấy, ông cha ta đã qui định. Không phá tổ chim vào mùa Xuân.

Theo TH, chúng ta không nên phá hay bắt cạn kiệt bất cứ con gì vào mùa xuân.

Nhìn về mặt tự nhiên, chúng ta làm vậy để bảo tồn muôn loài.

- Bảo tồn = duy trì + phát triển + khai thác.

- Mỗi loài đều đóng vai trò nhất định trong cân bằng sinh thái.

Nhìn về mặt tâm lý, chúng ta giữ yên bình cho muôn loài và cho chính chúng ta. :)

TH sẽ không làm từ thiện như thả chim trong lồng người ta bán vì TH không đủ khả năng :) và không muốn làm vậy.

Sau này dư dã, TH làm theo cách của mình! Tâm tùy ý xuất như vậy từ thiện không những đạt chân thiện mà còn được toàn thiện. :)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH sẽ không làm từ thiện như thả chim trong lồng người ta bán vì TH không đủ khả năng smile.gif và không muốn làm vậy.

Sau này dư dã, TH làm theo cách của mình! Tâm tùy ý xuất như vậy từ thiện không những đạt chân thiện mà còn được toàn thiện.

Đúng vậy! Mỗi người tùy tâm duyên hiến thí.

Nhưng quan niệm của tôi thì thả chim không chỉ tạo phước mà còn là một tuyệt chiêu trong Phong thủy nhằm lấy lại sinh khí cho đất.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

... quan niệm của tôi thì thả chim không chỉ tạo phước mà còn là một tuyệt chiêu trong Phong thủy nhằm lấy lại sinh khí cho đất.

Dạ con biết điều này qua sự chỉ dẫn phong thủy cho các thành viên của chú.

Hiện con chưa hiểu Phong thủy cũng như vấn đề liên quan nhiều nên chưa con chưa muốn làm (vì con sợ mình làm tình hình tồi tệ hơn). :)

Con chỉ làm cái con hiểu và quyết định làm. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiếm sống là nghiệp của muôn loài. Loài nào mà chẳng miếng ăn làm đầu. Nhưng bắt chim kiếm sống kiều này thì nghiệp chướng trùng trùng. Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.

Thứ Hai, 10/11/2008 - 11:26 AM

Bẫy chim bằng thuốc độc, hậu hoạ khôn lường

Posted Image

Bán chim trời dọc đường 1A. (Ảnh: VNN)

Chim được bẫy bằng thức ăn có tẩm hỗn hợp bột trắng trộn vớt thuốc diệt chuột Trung Quốc. Có con ăn xong chết ngay tại chỗ, có con cất cánh được vài mét thì bổ nhào xuống nước.

Dọc tuyến đường 1A từ Huế đi Đà Nẵng mùa này bày bán rất nhiều thịt chim, mà không ít trong số đó được bẫy bằng thức ăn tẩm độc.

Cứ vào mùa nước nổi, các loài chim di cư bay về các cánh đồng ở Thừa Thiên Huế kiếm ăn rất nhiều. Người dân sống ven các cánh đồng cũng từ đó có nghề bẫy chim. Gia đình ông Nguyễn Văn Xiển đã 4 đời chuyên bẫy chim bằng cách đặt chim gỗ trên các khoảng đồng khác nhau. Ngày nhiều nhất, ông cũng được 4-5 con, nhưng khi có, khi không. Kiểu bẫy chim truyền thống như gia đình ông Xiển chỉ mang lại thú vui chứ không mang lại hiệu quả kinh tế, nên hiện nay không còn phù hợp. Nhiều người chuyển sang bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc.

Ông Dương Văn Ba, sống ở làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết: “Bẫy chim bằng thuốc vừa nhanh, vừa khỏe mà còn bẫy được nhiều. Tui chuyển sang bẫy chim bằng thuốc tới mùa lụt ni là đã mùa thứ 3 rồi. Khỏe hơn ngày trước gánh chim gỗ nhiều”.

Thuốc như ông Dương Văn Ba nói là một loại bột màu trắng, trộn với ít thuốc diệt chuột Trung Quốc mà những người bán dạo ở các tỉnh phía Bắc hay vào Huế bán. Không rõ đó là thuốc gì, chỉ thấy có mùi như bột sắn rang cháy. Từ hai loại đó, người ta làm mồi chim bằng cách tẩm vào các loại cá như cá mại, cá diếc con... để qua một buổi, rồi đặt trên các cọc đóng ngoài cánh đồng.

Khi đã ăn vào, tùy con chim to nhỏ, tùy sức vóc mỗi con mà thuốc độc ngấm nhanh hay lâu. Có con vừa ăn xong liền ngã lăn quay tại chỗ. Có con đến khi cất cánh bay lên khoảng 2 mét thì cụp cánh bổ nhào xuống nước.

Cứ buổi sáng đi đặt mồi thì buổi trưa hoặc đầu buổi chiều đi nhặt chim. Một ngày bẫy chim bằng mồi tẩm thuốc độc có thể thu được 10 - 15 con đủ loại. Những con chim chết do thuốc được vặt lông làm thịt ngay tại chỗ. Những con ngấm thuốc nhưng chưa chết thì đem làm cảnh ở chỗ bán thịt chim.

Anh Nguyễn Văn Lương, ở thôn Lợi Nông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, một người có nhiều kinh nghiệm về bẫy chim bằng thuốc độc, cho biết: “Những con chết thì làm liền cho khỏi thâm tím thịt của nó. Còn con sống thì mang ra làm cảnh thì người ta mới tin. Hơn nữa, nhiều người muốn tự tay làm chim nên họ mua chim còn sống thôi”.

Nếu không bán ở dọc đường thì người ta lại mang về các chợ quanh đó để bán. Chợ Thủy Dương, chợ Thần Phù, chợ Hôm, chợ Mai… ở huyện Hương Thủy, mùa này, không buổi chợ nào là không có chim đã bị nhổ lông, moi bụng được bán.

Đến chợ Thần Phù ở xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, tôi tỏ ra ái ngại khi hỏi mua một con mỏ giác, bà Hà, một người bán thịt chim mỏ giác và vịt nước nói: “Chim ni chỉ được bẫy bằng thuốc mê thôi. Ăn không có chi phải sợ. Mà chú thấy đó, có ai có chuyện chi mô nà?”.

Ông Dương Văn Ba, làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết thêm: “Không chỉ có vùng Hương Thủy và các xã ở Phú Vang, người ở mấy xã dưới Phú Lộc cũng mua thuốc ni để bẫy đó. Hiện nay, người ta dùng phổ biến lắm”.

Chỉ tính ở các huyện phía Nam Thừa Thiên Huế, một cánh đồng trung bình có 2-3 người đi bẫy chim bằng thức ăn tẩm độc, một người bẫy được trung bình 10 con chim/ngày. Vậy, ở các huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc mỗi ngày có bao nhiêu thịt chim tẩm độc được mang đi tiêu thụ?

Việc bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc đang mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân.

Nhưng cái họa mà họ mang lại cho cộng đồng là khôn lường. Đó là chưa kể đến sự tận diệt các loài chim di cư như cò, diệc, mỏ giác … ngày càng tăng.

Theo VietNamNet

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài viết của bác Thiên Sứ về Nghiệp Quả, thực là hay.

Xin cảm ơn và chờ đợi tiếp những câu chuyện đầy ý nghĩa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Banmai thân mến.

Chuyện là như thế này.

Hôm kia (10 / 10. Mậu Tý) Tôi có việc nhờ Thiên đồng lấy xe chở đi, lúc về đến Lăng Ông Bà Chiểu thì hơi kẹt xe, nên xe đi chậm chậm sát vệ đường. Bên vệ đường ngay hông chùa, một người đàn bà đứng tuổi ngồi bán chim với hai lồng chim, nét mặt thiểu não. Lúc ấy cũng gần tối. Tôi lúc đầu chỉ có ý định mua giúp bà ấy vài con chim thôi. Nhưng nhìn lồng chim nhếch nhác với hàng trăm con chim nháo nhác kêu thảm thiết. Tôi có ý mua hết lồng chim này để thả. Ý nghĩ vửa thoáng qua thì xe đi chờ tới xa đến khoảng 20 mét. Tôi nói Thiên Đồng dừng xe và chờ tôi. Tôi quay lại hỏi mua hết thì bà ấy đòi 5000 đ một con. Cuối cùng ngã giá 4.500 đ con với điều kiện tôi mua hết. Bà ấy than: "Vốn mua vào đã 4.200 đ". Nhìn đám chim chen chúc trong lồng kêu thảm thiết khi trời tối thật tội nghiệp. Bây giờ là giờ đáng nhẽ chúng phải bay về với tổ ấm của chúng. Bà mở cửa lổng thò tay vào bắt từng con một và đếm cho tôi. Lũ chim vừa tuột khỏi tay bà lập tức bay đi. Nhưng cũng có con đuối sức chỉ bay là là, cũng có con xơ xác lông cánh, bay không được, cũng cố gắng chui vào lùm cây tìm đường thoát thân. Khi bắt đầu thả lồng nhỏ hơn, bà bán chim gọi tên một người nữa xem có còn chim không đem ra bán. Một người đàn ông xuất hiện sau hàng rào của chùa. Tôi thoáng nghĩ "Sao trong chùa lại chứa chấp mấy người này nhỉ?". Bà bán chim đỡ lồng chim từ tay người đàn ông qua hàng rào và bảo gọi thêm một người nữa đem chim ra bán. Tôi bắt đầu nghĩ đến túi tiền của tôi : "Lạy Chúa! Nhiều chim thế chắc túi tiền của mình vơi đáng kể!". Nhưng nghe tiếng chim kêu thảm thiết, tôi có cảm giác như chúng đang tha thiết gọi: "Ông ơi! Cứu chúng tôi với!'. "Thôi được! Bà bán hết đi!". Lồng chim vửa thả hết thì một người nữa đi lại với lồng chim, nhưng ít hơn khiến tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên tôi cũng làm bộ than hết tiền. Anh ta nói: "Tôi bán hết chỗ này chỉ khoảng hơn 60 con. Tôi chỉ lấy 250. 000 đ thôi!". "Được rồi! Anh thả đi". Người đàn ông mở cửa lồng, hướng vào hàng rào chùa. Đám chim trong lồng người đàn ông chắc khỏe mạnh. Chỉ một loáng chúng bay hết vào sân chùa.

Tôi đứng dậy đi về phiá Thiên đồng đang đợi, lòng thanh thản. Tôi nói với Thiên Đồng: "Chúng nó cũng là người như chúng ta vậy".

Tôi kể cho Thiên Đồng nghe câu chuyện:

Ngày xưa khi tôi còn bé. Một đêm, ba tôi đang ngủ, chợt nửa đêm tỉnh dậy, thảng thốt nói với mẹ tôi: "Này bà! Tôi nằm mơ thấy một cô gái chùng 17, 18 tuổi chạy đến tôi khóc lạy kêu cứu "Ông ơi! Cứu con với! Nó giết con rồi ông ơi!". Lúc ấy ba tôi chẳng hiểu chuyện gì. Nhưng sáng hôm sau, ba tôi thấy con chim hoàng yên nuôi trong nhà bi mèo tha đâu mất. Trong lồng chỉ còn chiếc cánh chim đẫm máu. Mẹ tôi bảo: "Chim nó cũng là người bị hóa kiếp chim con ạ!".

Banmai thân mến.

Tôi không niệm Phật trong lúc thả chim. Nhưng tôi biết một tài liệu cổ mà tôi tin chắc là luật pháp thời Hùng Vương. Ngày ấy, ông cha ta đã qui định. Không phá tổ chim vào mùa Xuân.

Bác Thiên Sứ kính mến , điều quan trọng nhất là tấm lòng từ bi của bác đối với những con chim tội nghiệp kia . Mọi việc tùy duyên . Bác đã cứu được tính mạng cho biết bao chúng sinh như vậy thì sẽ được điều tốt lành . Nếu ta làm phước mà lại còn nghĩ đến việc khác rằng vì có lợi cho ta mà làm thì nó sẽ như một sự trao đổi mà thôi. Khi sự làm phước thực sự xuất phát từ lòng từ bi đó mới là làm phước ,và sẽ có công đức vô lượng .

Ban Mai đã làm được gì đâu .hic hic Bên này chim đắt lắm , cả mấy trăm đô 1 con hic hic .Chim bồ câu rất nhiều , họ không có tập quán ăn thịt chim như bên nhà mình . Mèo hoang thì cũng đông khiếp lắm . Con nào con nấy béo núc níc Ở VN thì hic hic cái chi cũng ăn hết . Mà bên này có cái mình không ăn thì họ lại ăn , nhiều khi BM nhìn cũng thấy sợ kiểu ăn sống chúng sinh của họ lắm hic hic .

Share this post


Link to post
Share on other sites

NhatChiMai đạo Phật nên tin vào nhân quả nghiệp báo. NCM đã nhiều lần giật mình vì thấy quả báo nhãn tiền đến với mình. Nhiều khi NCM chê bai hay coi thường ai điều gì, thì chẳng bao lâu NCM sẽ rơi vào hoàn cảnh đúng như vậy, nhiều lúc trùng hợp không thể tin được :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời!!!!!

Sao NCM giống mình quá, nhưng nhờ bị quả báo như vậy mà mình nhận được nhiều bài học để tự răn mình. Lúc nào cũng tâm niệm sống phải có thiện tâm nhưng những lo toan của đời thường làm đôi lúc mình không kiểm soát được hành vi, lời nói. E nghiệp của mình quá nặng. :rolleyes:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cô em gái vặt lông sống những con cò. Những con cò bị vặt lông trụi thùi lụi run rẩy trong đau đớn, chờ con người lấy hai thanh tre kẹp cổ, nướng trên lửa cho trụi hết lông con, xong mới làm thịt. Vợ tôi bảo: "Sao mày ác thế? Mày nhìn những con chim bị vặt lông kìa. Mày tưởng tượng nó đau đớn thế nào trước khi chết? Rồi mày lại sắp thiêu sống nó. Khủng khiếp quá!". Cô em vợ tôi tỉnh ngộ, đem cả chục con chim vừa có lông vừa trụi thùi lụi đi cho. Cô ta nói: "Từ nay em sẽ chẳng bao giờ ăn cò nữa". Nghe được câu chuyện này, tôi nói: "Con Liên sẽ sinh con trong năm nay và trở nên khá giả". Chẳng là cô ta đang có bầu, theo sự tính toán của tôi - nếu cô ta sinh con năm nay thì tốt và sang năm thì xấu mà bác sĩ dự sinh là vào khoảng trước hoặc sau Tết vài ngày.

- Tại sao thế hả anh? Chính nhờ em khuyên nó mới không nướng những con cò đấy chứ?

- Việc giết cò vì vô ý thức, nên không thể coi cô ta là ác. Nhưng chính sự thức tỉnh - chợt ngộ - từ trong tâm khiến cô ấy không ăn cò nữa, chứng tỏ cô ấy có tâm hiền. Lời khuyên chỉ là tác động bên ngoài mà thôi.

Sự việc nghiệm, cô Liên sinh con trước Tết và khá giả. Câu chuyện cách đây cũng khoảng 15 năm rồi.

Vũ trụ huyền vĩ mênh mông, hư ảo. Nghiệp chướng trùng trùng, không dễ mấy ai ngộ được.

Chú Thiên Sứ ơi, có việc này cháu băn khoăn mãi bây giờ mới dám hỏi. Cháu biết rằng mình tạo nghiệp cũng nhiều, nhưng tính cháu cũng thương người và hay giúp đỡ mọi người. Cháu mang thai đứa thứ 2, bác sỹ nói rằng ngày sinh là 15/2/2008, tức là sang năm Mậu Tý. Một số người bảo thế thì tốt cho gia đình. Nhưng rồi con bé gái nhà cháu nó tòi ra trước đúng ngày 30 tết, là ngày 6/2/2008, thành ra sinh năm Đinh Hợi. Có phải là tại cháu đã tạo nghiệp không? Bây giờ cháu cũng không nhớ cháu làm cái gì đặc biệt vào năm đó, nhưng cháu không làm gì quá xấu cả, chỉ ăn mặn thôi. Cháu sinh năm Kỷ Mùi, chồng cháu năm Ất Mão, con trai lớn năm Quý Mùi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi, có việc này cháu băn khoăn mãi bây giờ mới dám hỏi. Cháu biết rằng mình tạo nghiệp cũng nhiều, nhưng tính cháu cũng thương người và hay giúp đỡ mọi người. Cháu mang thai đứa thứ 2, bác sỹ nói rằng ngày sinh là 15/2/2008, tức là sang năm Mậu Tý. Một số người bảo thế thì tốt cho gia đình. Nhưng rồi con bé gái nhà cháu nó tòi ra trước đúng ngày 30 tết, là ngày 6/2/2008, thành ra sinh năm Đinh Hợi. Có phải là tại cháu đã tạo nghiệp không? Bây giờ cháu cũng không nhớ cháu làm cái gì đặc biệt vào năm đó, nhưng cháu không làm gì quá xấu cả, chỉ ăn mặn thôi. Cháu sinh năm Kỷ Mùi, chồng cháu năm Ất Mão, con trai lớn năm Quý Mùi.

Nhà này dù sao cũng được cách tam hợp tuổi. Cũng không đáng lo lắm. Nhưng năm tam tai Tỹ Ngọ Mùi thì nên thả chim - nói theo các cụ gọi là giải hạn.

Thiên Can , mạng và tuổi cha đều sinh con - sắp phát rồi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những câu chuyện của chú Thiên Sứ thật hay quá.

Giữa những bon chen, chụp giật của cuộc sống thường ngày, những câu chuyện của chú làm tâm và lòng cháu thanh thản và hướng Thiện. Chú cho phép cháu copy lại và post vao blog của cháu chú nhé.

Tính cháu hay thương người, nếu có thể là giúp ngay, cho ngay. Nhưng có một lần, cháu đã gặp phải tình huống này mà cháu cứ buồn mãi: Buổi trưa đi làm về, ra bãi để xe thì cháu gặp 3 cậu bé bán tăm, gày gò, khổ sở. Chúng tiến lại phía cháu, tay chìa ra đám tăm và miệng thì ú ớ muốn mời cháu mua tăm. Cháu thấy vậy đoán là: mấy cậu bé này bị câm nên lấy ít tiền trong ví ra đưa cho một cậu và ko lấy tăm. Cả ba cúi đầu cám ơn cháu và đi. Lát sau dừng lại đèn đỏ ở Ngô Quyền, cháu thấy cả 3 đứa đang đứng cười nói bô lô ba la và đếm số tăm còn lại trong túi. Không biết chúng có cười cháu là mụ ngớ ngẩn ko nữa, hic hic.

Cháu thấy buồn ko phải vì tiếc tiền vì cháu có thể cho chúng nó nhiều hơn thế nữa, nhưng chúng nó còn bé quá mà đã vậy ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con xin phép bác cho con tâm sự đôi dòng với chị Cuchep và những anh chị có tâm trạng như chị Cuchep. Nếu có gì ko đúng, xin bác nhắc nhở, con sẽ sửa chữa ạ. Con cám ơn bác.

Chị Cuchep mến !

Em hiểu tâm trạng của chị và biết 1 số người cũng có suy nghĩ giống chị.

Thật ra suy nghĩ của 1 đứa con nít rất nông cạn và hạn hẹp. Em nghĩ nó cười nói bô lô ba la vì bản chất trẻ con là như thế. Nó mừng, vì nó có được tiền, vì hôm nay sẽ ko bị đói... Ít đứa trẻ nào nghĩ ra được là: mụ này ngớ ngẩn quá, bị mình gạt.

Nếu đc chọn lựa, chắc chắn ai cũng muốn làm con của những ông bố bà mẹ biết lo lắng cho con, gia đình giàu có, đủ ăn đủ mặc. Nhưng số phận những đứa trẻ này ko may mắn, rơi vào trúng gia đình như vậy. Bản năng sinh tồn, nó chỉ biết là làm như thế này thì có tiền, thì sẽ ko bị đói. Tất cả đều do người lớn chỉ, nó làm gì có đủ nhận thức để biết như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Người lớn đôi khi còn phạm sai lầm, huống chi 1 đứa trẻ sống trong 1 hoàn cảnh kém may mắn. Đó là những đứa trẻ đáng thương hơn đáng trách.

Dù sao thì chuyện cũng qua rồi, chị đừng nghĩ đến và buồn nữa (bùn hoài mau già lém :( ) Rút kinh nghiệm cho lần sau. Suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi hành động là được rùi :rolleyes:

Đây là 2 tình huống mà chip đã gặp phải xin chia sẻ cùng các anh chị:

Trung thu năm ngoái, nhóm bạn của chip gom góp đc 1 ít tiền. Sau đó mua sữa hộp, bánh kẹo để làm quà trung thu cho trẻ em lang thang. Bọn chip ra khu vực bánh mì Như Lan ở SG. Khi phát cho các em thì rất nhiều em khác chạy tới. Đang phát thì có 1 chị mang bầu khều chip nói: em, nhà chị có 3 đứa nhỏ. Đang ngẩn tò te vì gặp tình huống bất ngờ phát sinh, hok biết xử lý như thê nào (vì số phần quà thì ít mà trẻ em ngay tại đó thì nhiều) thì bịch cuối cùng đã phát hết, chị ấy quay lưng đi. Văng vẳng đâu đây tiếng mấy đứa nhỏ phân bua: con này nó lấy rồi đưa cho mẹ nó giữ, chạy lại lấy tiếp. Cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây là mạnh được yếu thua; nhanh chân thì còn, chậm chân thì hết.

Những đứa trẻ trong lớp học tình thương ở bến Bạch Đằng thì khác. Khi đc cho 1 bịch kẹo thì có em cầm đem đến những ghế đá phía xa xa chia cho các bạn. Mặc dù có những bé ko có đc đôi dép để mang, thầy phụ trách thấy thương, mua dép tặng mấy em. Đứa này mừng rỡ, chạy kêu đứa kia: ê thầy cho dép kìa, lại lấy đi.

Có 1 lần, chip đang giảng bài cho 1 cô bé lớp 6, một đứa em chạy tới kêu: cô kia cho chôm chôm nè, lại đó ăn đi. Chip ngưng giảng, im lặng để cho cô bé tự quyết định. Cô bé nghĩ ngợi 1 lúc rồi nói: thôi ko ăn đâu, để làm cho xong bài tập này đã, rồi quay xuống cuốn vở mải miết giải toán. Cuối buổi, cô bé bảo: cô dạy con luôn nha cô. Thầy ở trường con khó lắm, cứ nói ai học kém phải đi học thêm hoài. Mà con thì ko có tiền để học thêm. Thấy bé ham học, chip tự nhủ sẽ hướng dẫn cho bé học dài dài đến hết lớp 9. Nhưng sau đó, mải miết với công việc riêng tư mà chip đã bỏ dở nửa chừng. Đôi lúc nhớ lại thấy aý náy.

Trẻ con, tự bản thân nó ko thể phân biệt được cái nào đúng cái nào sai khi chưa được bảo ban dạy dỗ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiếm sống là nghiệp của muôn loài. Loài nào mà chẳng miếng ăn làm đầu. Nhưng bắt chim kiếm sống kiều này thì nghiệp chướng trùng trùng. Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.

Thứ Hai, 10/11/2008 - 11:26 AM

Bẫy chim bằng thuốc độc, hậu hoạ khôn lường

Posted Image

Bán chim trời dọc đường 1A. (Ảnh: VNN)

Chim được bẫy bằng thức ăn có tẩm hỗn hợp bột trắng trộn vớt thuốc diệt chuột Trung Quốc. Có con ăn xong chết ngay tại chỗ, có con cất cánh được vài mét thì bổ nhào xuống nước.

Dọc tuyến đường 1A từ Huế đi Đà Nẵng mùa này bày bán rất nhiều thịt chim, mà không ít trong số đó được bẫy bằng thức ăn tẩm độc.

Cứ vào mùa nước nổi, các loài chim di cư bay về các cánh đồng ở Thừa Thiên Huế kiếm ăn rất nhiều. Người dân sống ven các cánh đồng cũng từ đó có nghề bẫy chim. Gia đình ông Nguyễn Văn Xiển đã 4 đời chuyên bẫy chim bằng cách đặt chim gỗ trên các khoảng đồng khác nhau. Ngày nhiều nhất, ông cũng được 4-5 con, nhưng khi có, khi không. Kiểu bẫy chim truyền thống như gia đình ông Xiển chỉ mang lại thú vui chứ không mang lại hiệu quả kinh tế, nên hiện nay không còn phù hợp. Nhiều người chuyển sang bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc.

Ông Dương Văn Ba, sống ở làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết: “Bẫy chim bằng thuốc vừa nhanh, vừa khỏe mà còn bẫy được nhiều. Tui chuyển sang bẫy chim bằng thuốc tới mùa lụt ni là đã mùa thứ 3 rồi. Khỏe hơn ngày trước gánh chim gỗ nhiều”.

Thuốc như ông Dương Văn Ba nói là một loại bột màu trắng, trộn với ít thuốc diệt chuột Trung Quốc mà những người bán dạo ở các tỉnh phía Bắc hay vào Huế bán. Không rõ đó là thuốc gì, chỉ thấy có mùi như bột sắn rang cháy. Từ hai loại đó, người ta làm mồi chim bằng cách tẩm vào các loại cá như cá mại, cá diếc con... để qua một buổi, rồi đặt trên các cọc đóng ngoài cánh đồng.

Khi đã ăn vào, tùy con chim to nhỏ, tùy sức vóc mỗi con mà thuốc độc ngấm nhanh hay lâu. Có con vừa ăn xong liền ngã lăn quay tại chỗ. Có con đến khi cất cánh bay lên khoảng 2 mét thì cụp cánh bổ nhào xuống nước.

Cứ buổi sáng đi đặt mồi thì buổi trưa hoặc đầu buổi chiều đi nhặt chim. Một ngày bẫy chim bằng mồi tẩm thuốc độc có thể thu được 10 - 15 con đủ loại. Những con chim chết do thuốc được vặt lông làm thịt ngay tại chỗ. Những con ngấm thuốc nhưng chưa chết thì đem làm cảnh ở chỗ bán thịt chim.

Anh Nguyễn Văn Lương, ở thôn Lợi Nông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, một người có nhiều kinh nghiệm về bẫy chim bằng thuốc độc, cho biết: “Những con chết thì làm liền cho khỏi thâm tím thịt của nó. Còn con sống thì mang ra làm cảnh thì người ta mới tin. Hơn nữa, nhiều người muốn tự tay làm chim nên họ mua chim còn sống thôi”.

Nếu không bán ở dọc đường thì người ta lại mang về các chợ quanh đó để bán. Chợ Thủy Dương, chợ Thần Phù, chợ Hôm, chợ Mai… ở huyện Hương Thủy, mùa này, không buổi chợ nào là không có chim đã bị nhổ lông, moi bụng được bán.

Đến chợ Thần Phù ở xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, tôi tỏ ra ái ngại khi hỏi mua một con mỏ giác, bà Hà, một người bán thịt chim mỏ giác và vịt nước nói: “Chim ni chỉ được bẫy bằng thuốc mê thôi. Ăn không có chi phải sợ. Mà chú thấy đó, có ai có chuyện chi mô nà?”.

Ông Dương Văn Ba, làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết thêm: “Không chỉ có vùng Hương Thủy và các xã ở Phú Vang, người ở mấy xã dưới Phú Lộc cũng mua thuốc ni để bẫy đó. Hiện nay, người ta dùng phổ biến lắm”.

Chỉ tính ở các huyện phía Nam Thừa Thiên Huế, một cánh đồng trung bình có 2-3 người đi bẫy chim bằng thức ăn tẩm độc, một người bẫy được trung bình 10 con chim/ngày. Vậy, ở các huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc mỗi ngày có bao nhiêu thịt chim tẩm độc được mang đi tiêu thụ?

Việc bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc đang mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân.

Nhưng cái họa mà họ mang lại cho cộng đồng là khôn lường. Đó là chưa kể đến sự tận diệt các loài chim di cư như cò, diệc, mỏ giác … ngày càng tăng.

Theo VietNamNet

Chú Thiên Sứ ơi!

con là thành viên mới ,đọc những mẫu chuyện của Chú thật cảm động nhưng ......con chỉ nói cảm nhận của con,xin Chú cho con lời khuyên

Nhiều lần đi chùa con thấy người ta bán chim ,bán cá,.... con rất muốn mua và phóng sanh ,nhưng một thoáng suy nghỉ như vầy nè ,nên con không mua và không dám nhìn họ.Con nghĩ"nếu mình mua giúp họ phóng sanh thì tốt cho mình(mang lại sự thanh thản vì làm việc tốt),và sự giải thoát cho chú chim và những con cá ,nhưng...những ngươi buôn bán sau khi buôn may bán đắt thì họ càng bắt nhiều hơn,càng bất chấp hơn và ....họ kinh doanh tốt thì họ mở nhiều chi nhánh hơn....v.v.v...thế thì con mua giúp họ chẳng chẳng khác nào con tiếp tay cho họ???",xin Chú cho con ý kiến,cho nên về sau con có gặp thật lòng con không dám nhìn những người bán chim cũng như những con chinm hay con cá bị nhốt trong lòng ,mà con lém lém đi lướt qua!nhưng lòng con rất buồn!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi!

con là thành viên mới ,đọc những mẫu chuyện của Chú thật cảm động nhưng ......con chỉ nói cảm nhận của con,xin Chú cho con lời khuyên

Nhiều lần đi chùa con thấy người ta bán chim ,bán cá,.... con rất muốn mua và phóng sanh ,nhưng một thoáng suy nghỉ như vầy nè ,nên con không mua và không dám nhìn họ.Con nghĩ"nếu mình mua giúp họ phóng sanh thì tốt cho mình(mang lại sự thanh thản vì làm việc tốt),và sự giải thoát cho chú chim và những con cá ,nhưng...những ngươi buôn bán sau khi buôn may bán đắt thì họ càng bắt nhiều hơn,càng bất chấp hơn và ....họ kinh doanh tốt thì họ mở nhiều chi nhánh hơn....v.v.v...thế thì con mua giúp họ chẳng chẳng khác nào con tiếp tay cho họ???",xin Chú cho con ý kiến,cho nên về sau con có gặp thật lòng con không dám nhìn những người bán chim cũng như những con chinm hay con cá bị nhốt trong lòng ,mà con lém lém đi lướt qua!nhưng lòng con rất buồn!!!

diệu tâm thân mến ! Nỗi băn khoăn của bạn cũng như của nhiều người, không muốn tiếp tay cho những kẻ làm giàu pha màu sát khí !

Nhưng nếu bạn nghĩ được rằng cứu thoát một đàn chim, giải phóng cho đàn cá, bạn đã đem lại cho chúng sự tái sinh, trở về với bầu trời với dòng sông của sự sống. Sinh khí bắt đầu từ đây làm tâm bạn an bình, còn những người bán, nghiệp quả theo họ như một vòng xoáy, vì không có sự tiếp tay của bạn, họ vẫn chọn một nghề khác với một nghiệp quả khác tương tự, nếu có phát triển đi chăng nữa cũng chỉ làm nặng thêm hạt nhân oán đối.

Thôi thì ta cứ làm khi lòng mình thấy Phải, thấy An, thấy còn Cảm xúc. Còn mọi việc như bánh xe luân hồi tuân theo luật trả vay. Vài dòng lạm bàn có gì không phải ta lại tiếp tục học hỏi từ những gương thiền định.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một câu chuyện trong đời thực đã cho tôi đáp án về nghiệp quả, tôi xin post lên đây để minh chứng:

Cách nhà tôi không xa có một đôi vợ chồng trẻ chưa xứng tầm Đại Gia, nhưng công việc làm ăn mỗi ngày một phát triển thuận lợi. Họ đã có những ý tưởng giúp người nghèo và cơ nhỡ rất thiết thực. Hàng tháng cứ vào đúng ngày 14 và rằm, 30 và mùng một. Họ cùng gia đình nấu 1 xe cơm chay với nhiều món ngon được chế biến hoàn hảo như quán. Ai cũng được ăn bất kể tôn giáo, sắc tộc, sang hèn đều miễn phí. Tiếng lành đồn xa, người bán vé số, em bé đánh giày tận đâu đâu cũng kéo nhau đến ăn, cả những người buôn bán quanh đấy dù không khó khăn cũng đến ăn để đỡ được bữa cơm nhà.

Vợ chồng còn bắt đầu một tâm nguyện mới, đến tháng Vu Lan, tổ chức xe đi viếng Thập cảnh Chùa ở tỉnh xa để bà con chòm xóm có điều kiện đóng góp cho các chùa nghèo. Cũng miễn phí xe và ăn uống !

Quả là việc làm này công đức hằng hà !(chắc họ nghĩ thế)

Thế nhưng ! Ở đời vẫn còn đó những chữ NHƯNG làm ta suy nghĩ cho đến cạn nguồn căn nguyên.

Theo lộ trình xe đi đến nơi xa nhất là một ngôi chùa nằm trên sườn núi Chứa chan thuộc tỉnh Đồng nai. Chùa này cũng có đường đi khá cheo leo như thử thách phật tánh, nhẫn tánh của người đến viếng.

Người chồng đã mau mắn như người dẫn đường, thuê cho mình một cuốc xe ôm để được tham quan trước khi đưa đoàn đến vãng cảnh.

Con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp nhiều đá cạnh đã không dễ dàng cho anh xe ôm giữ chặt tay lái đưa khách đến nơi an toàn, cả hai đều tuột khỏi vị trí yên xe và rơi tự do 2 hướng khác nhau. Người ngồi dậy lại là anh xe ôm với một ít xây xát nhẹ. Nhưng người khách đã nằm đó bất động. Sau khi hoàn hồn anh lái xe đã vội chạy về nơi xuất phát kêu gọi sự cấp cứu. Anh Chồng được đưa đến bệnh viện với chẩn đoán ban đầu, chấn thương mặt trước vùng sọ trán.

Trong giờ phút bối rối ấy, mọi người tập trung quanh bệnh viện để nghe ngóng .

Tiếp đó lại có ca cấp cứu mới được chuyển vào viện là một bé trai 5 tuổi, cháu đã bị ngã khi leo trèo lên các bậc đá làm thang cho dòng người đi viếng. Bé là con trai của người bị nạn.

Thật là Họa vô đơn chí, ai ai cũng xót xa bàng hoàng trước 2 sự cố này . Người vợ cũng lên tiếng bảo bà con cứ đi viếng chùa, Chị ở lại bệnh viện với vài người thân.

Tình hình sau đó cháu bé cũng hồi phục nhanh nhưng người chồng lại là một ca khó so với một bệnh viện của huyện. Tất nhiên chuyến đi được kết thúc sớm so với dự tính ban đầu.

Về đến tp, với tiện nghi của một bệnh viện lớn, người chồng cũng qua khỏi với một vết lõm ở trán với một nét ngẫn ngơ như trẻ thơ. Hy vọng với thời gian và tốn kém khá lớn may ra hồi phục đươc một phần trí nhớ.

Và có lẽ anh cũng đang muốn QUÊN, quên đi tất cả quá khứ, công việc mà vợ chồng anh đã làm, đã giàu có từ những đồng tiền cho vay nặng lãi, từ những hành xử nóng nãy, đạp đổ nồi canh bún mà con nợ của anh không còn khả năng góp đúng lịch, đến những xấp vải của người thợ may(cũng là con nợ) đang giữ của khách mà anh đã thu hồi không một lời giải thích không một chữ ghi chép. Đến những chậu hoa bán rằm mùng một của một con nợ trốn góp cho vợ chồng anh cũng bị vùi dập như cỏ dại gặp lũ.

Khi đương thời Anh cũng đã ý thức được việc tích đức nhưng có đủ không ? Khi túi TỘI quá đầy mà túi PHƯỚC quá vơi !

Và có phải chăng chư Phật thập phương đã từ chối tiếp nhận bước chân của vợ chồng Anh được đến cạnh ngài để sám hối để hồi hướng hồi tâm ?

Và có phải chăng nghiệp quả nhãn tiền, phước ưu tội chướng đang được giải bàn cho bài toán của cuộc đời.

Một câu chuyện có thật mà tôi chứng kiến và nghiền ngẫm, tôi đã chọn chủ đề của Topic này để kể lại.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cám ơn những chia sẻ của chipchip, bạn phân tích cũng đúng. Thực tình mình ko trách chúng nó, mỗi người một hoàn cảnh mà.

Câu chuyện của chị wildlavender thật hay quá. Cám ơn những chia sẻ của chị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà này dù sao cũng được cách tam hợp tuổi. Cũng không đáng lo lắm. Nhưng năm tam tai Tỹ Ngọ Mùi thì nên thả chim - nói theo các cụ gọi là giải hạn.

Thiên Can , mạng và tuổi cha đều sinh con - sắp phát rồi.

Thưa chú Thiên Sứ, cháu không mong phát, cháu chỉ mong cả nhà bình yên cứ thế này mãi là vui rồi. Cháu từ trước đến nay không biết về thả chim, cháu mới biết hồi tháng 8 năm nay, lúc đi chùa gặp sư thầy khuyên làm lễ phóng sinh. Đấy là lần đầu tiên cháu biết. Cháu sẽ làm lễ phóng sinh thường xuyên. Cháu chưa chứng kiến nghiệp báo, nhưng bản thân cháu đã thực nghiệm được làm việc thiện thì tốt. Đã 4, 5 lần rồi, mấy năm trước, bạn của vợ chồng cháu vay tiền rồi không trả được, bọn cháu đều xóa nợ hết. Mấy tháng sau thì có tiền nhiều hơn số tiền cho đi, đến từ nhiều nguồn khác nhau, rất bất ngờ. Việc này đã xảy ra với cháu 4, 5 lần rồi nên cháu rất tin.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay