TheTrung

Truyền Thuyết Hùng Vương Và Avatar

52 bài viết trong chủ đề này

Chào bạn, Rubi

Đã có hôm nào đó đọc được bài này và định hỏi bạn một câu nhưng bận sau đó lại quên. Nay nhớ, tìm lại và hỏi bạn vậy nhé:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

Sapa

Hai câu hỏi là có ý như nhau nên Rubi trả lời chú Sapa thế này:

Hôn mê không phải là Tánh Biết nhưng không vượt ra ngoài Tánh Biết. Hôn mê thuộc về Sự Bị Biết, sau khi hôn mê thuộc về Sự Biết. Sự Bị Biết thuộc về Pháp, Sự Biết thuộc về Ý Thức.

Vậy thì phải nói "khi hôn mê có Ý thức hay không?" chứ không phải nói "khi hôn mê có Tánh biết hay không?"

Trước khi hôn mê, Tánh biết không thêm. Sau khi hôn mê, Tánh biết không bớt. Vậy khi đang hôn mê, Tánh biết không mất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Đặt tên Avatar làm tên núi

Thanh Niên Online

27/01/2010 14:34

Posted Image

Những ngọn núi treo lơ lửng trên không trong phim Avatar - Ảnh: Reuters

Bị ấn tượng bởi vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi treo lơ lửng trên không - một trong những kỹ xảo tuyệt vời trong bộ phim bom tấn Avatar - khiến các nhà chức trách ở thành phố Trương Gia Giới thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc quyết định đổi tên ngọn núi thuộc thành phố này từ "Southern sky column" (Cột trời phía nam) thành tên "Avatar hallelujah mountain" vào 25-1 vừa qua, theo như trang web chính thức của chính quyền thành phố (www.zjj.gov.cn). Nhà chức trách lấy lý do là những ngọn núi lơ lửng trên không trong bộ phim được truyền cảm hứng từ "Cột trời phía nam" khi một nhà nhiếp ảnh Hollywood chụp hình ở đây vào năm 2008. Dịch vụ du lịch quốc tế Trung Quốc còn mời gọi du khách hãy tham gia "Chuyến du hành tuyệt diệu đến với vùng ngọn núi nổi hay Avatar - Pandora". Theo trang web điện ảnh Boxofficemojo.com, đến nay doanh thu Avatar đã lên đến 1,8437 tỉ USD trên toàn thế giới, vượt qua kỷ lục tưởng như không thể phá vỡ nổi 1,8428 tỉ USD của bộ phim Titanic.

Theo Th.Phương - H.Chi, Reuters, Tuổi Trẻ

Biết bao nhiêu phim có ngọn núi hùng vĩ như vậy, chỉ đơn giản vì một bộ phim ăn khách mà đổi tên cả một ngọn núi thì nghe không thuyết phục lắm. Biết đâu vài chục năm sau sẽ là có những câu chuyện đại loại như "Phim Avatar lấy cảm hứng từ Trung Quốc", rồi lại TQ nắm giữ bí mật vũ trụ... :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE,

Chắc ace ít nhiều đều nghe nói về Avatar phim bom tấn đang chiếu sắp vượt kỷ lục của Titanic trở thành phim có doanh thu cao nhất của mọi thời đại ( trên 1.2 Tỷ USD).

Tôi mới xem hôm qua, nhưng trước khi xem Avatar 3D tôi đã được đọc bài dưới đây tại TuanVietnam (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-) nên có phần chú ý. Và việc này không thừa, vì đúng là Avatar có quá nhiều sự trùng lặp với các truyền thuyết thời Hùng Vương. Ngoài cốt truyện lấy từ nỏ thần và vũ trụ quan hòa đồng với thiên nhiên, còn có những sự trùng hợp khác như sau:

1. Triết lý chủ đạo: Người Navi' tin rằng năng lượng tự nhiên cần được gìn giữ qua sự chung sống hài hòa và tuân thủ quá trình luân chuyển liên tục - thể hiện qua hình ảnh Eywa (Mẫu) nguồn của cây tinh thần và các bông hoa bay - các hình tượng được hình ảnh hóa của Thái Cực, tính thấy, và khí. Câu chủ đạo là "I see you" = Tôi 'thấy' bạn.

2. Cốt truyện: Nỏ thần ( xin đọc thêm bài dưới)

3. Người Navi' = Nam Việt, sống gần gũi với cây, rừng.

4. Hình ảnh chủ đạo: Người xanh cao và mũi tẹt

5. Biểu tượng: người Navi' là bạn, thuần phục và tôn thờ một loại chim giống như chim Hạc, chấp nhận cả những kẻ biết rằng đến từ phía kẻ thù.

6. Hành động: Cách chống lại kẻ thù bằng cách huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài = Truyền thuyết Thánh Gióng - đạo quân lớn nhanh như thổi ( cách giải thích của Thiên Sứ)

7. Có các bộ lạc khác: Có những bộ lạc khác chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi - như người phương Bắc

8. Màu của chim theo ngũ hành: Chim chúa là Vàng ( Thổ) - Đỏ ( hỏa), chim quân là Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy).

Còn có thể có nhiều chi tiết khác nữa như vì Cameron đã viết kịch bản trong gần 10 năm, nên những ai quan tâm có thể đọc thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Avatar_%282009_film%29 tất nhiên là sau khi xem phim ( không phải để quảng cáo cho phim đâu nhé)

Phải chăng đây là 1 nghiệm nữa của "văn hiến Việt Nam đã điểm"?

Trân trọng

Thế Trung

LT hoàn toàn đồng ý với cách đặt vấn đề này. Khó có chuyện trùng lặp nhiều chi tiết đến vậy được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LT hoàn toàn đồng ý với cách đặt vấn đề này. Khó có chuyện trùng lặp nhiều chi tiết đến vậy được.

Lại thêm một chuyện vui nữa, thế giới đang bàn tán Avatar bắt chước từ 1 phim khác ... và phim này tên là Vietnam Colony, một phim của Ấn Độ làm năm 1993:

Mời ACE xem tại đây:

http://indianterminal.com/forum/first-cut-...nam-colony.html

Đại khái nói về một công ty xây dựng muốn chiếm đất của dân, nhưng ở trung tâm khu đất lại có nhóm người Vietnam nghèo nhưng không hèn ở nên không chiếm được và phải gửi gián điệp "Trọng Thủy" đến để phá từ trong phá ra.

Tất nhiên cái so sánh này chỉ là chi tiết vụn vặt không mang nhiều tính minh triết và nhân sinh quan như so sánh với truyền thuyêt thời Hùng Vương, nhưng do tên phim cũng là Vietnam nên ta cũng nên châm chước.

Một lần nữa nó khẳng định dù trực tiếp hay gián tiếp Avatar cũng là về Việt Nam mà thôi.

Trân trọng

Thế Trung

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết đâu phim Vietnam colony cũng lấy cảm hứng từ truyền thuyết nỏ thần? Vì không dưng Ấn Độ làm phim về Việt Nam làm gì?

Liệu ông đạo diễn có tuyên bố gì về chuyện nỏ thần và Việt Nam không? Giờ Tỵ ngày 21/12/Kỷ Sửu quẻ Khai Lưu Niên => Có lẽ là vào sang năm ^^ Hy vọng là thế ^^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE,

Chắc ace ít nhiều đều nghe nói về Avatar phim bom tấn đang chiếu sắp vượt kỷ lục của Titanic trở thành phim có doanh thu cao nhất của mọi thời đại ( trên 1.2 Tỷ USD).

Tôi mới xem hôm qua, nhưng trước khi xem Avatar 3D tôi đã được đọc bài dưới đây tại TuanVietnam (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-) nên có phần chú ý. Và việc này không thừa, vì đúng là Avatar có quá nhiều sự trùng lặp với các truyền thuyết thời Hùng Vương. Ngoài cốt truyện lấy từ nỏ thần và vũ trụ quan hòa đồng với thiên nhiên, còn có những sự trùng hợp khác như sau:

1. Triết lý chủ đạo: Người Navi' tin rằng năng lượng tự nhiên cần được gìn giữ qua sự chung sống hài hòa và tuân thủ quá trình luân chuyển liên tục - thể hiện qua hình ảnh Eywa (Mẫu) nguồn của cây tinh thần và các bông hoa bay - các hình tượng được hình ảnh hóa của Thái Cực, tính thấy, và khí. Câu chủ đạo là "I see you" = Tôi 'thấy' bạn.

2. Cốt truyện: Nỏ thần ( xin đọc thêm bài dưới)

3. Người Navi' = Nam Việt, sống gần gũi với cây, rừng.

4. Hình ảnh chủ đạo: Người xanh cao và mũi tẹt

5. Biểu tượng: người Navi' là bạn, thuần phục và tôn thờ một loại chim giống như chim Hạc, chấp nhận cả những kẻ biết rằng đến từ phía kẻ thù.

6. Hành động: Cách chống lại kẻ thù bằng cách huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài = Truyền thuyết Thánh Gióng - đạo quân lớn nhanh như thổi ( cách giải thích của Thiên Sứ)

7. Có các bộ lạc khác: Có những bộ lạc khác chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi - như người phương Bắc

8. Màu của chim theo ngũ hành: Chim chúa là Vàng ( Thổ) - Đỏ ( hỏa), chim quân là Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy).

Còn có thể có nhiều chi tiết khác nữa như vì Cameron đã viết kịch bản trong gần 10 năm, nên những ai quan tâm có thể đọc thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Avatar_%282009_film%29 tất nhiên là sau khi xem phim ( không phải để quảng cáo cho phim đâu nhé)

Phải chăng đây là 1 nghiệm nữa của "văn hiến Việt Nam đã điểm"?

Trân trọng

Thế Trung

Daretolead xin được trao đổi thêm với anh Thế Trung về các nhận xét trên.

Về triết lý chủ đạo và cốt truyện của bộ phim: daretolead cho rằng bộ phim muốn truyền tải nhiều thông điệp. Thông điệp hay được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề chung sống hài hòa với thiên nhiên. Đây cũng là điều dễ hiểu vì hiện nay vấn đề hủy hoại môi trường, biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Một thông điệp khác cũng rất hay qua bài (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-). Nhưng lưu ý rằng thông điệp chính trong truyền thuyết nỏ thần là: "Nỏ thần vô ý trao tay giặc, nên nỗi cờ đồ đắm biển sâu". Nội dung này được khắc họa xuyên suốt ở truyền thuyết nỏ thần trong khi đó Avatar còn có nhiều điều khác nữa để nói.

Qua Avatar, người Việt Nam ta một lần nữa nhớ về "Nỏ thần". Xin trích lại một phần nhận định trong bài viết trên Tuần Việt Nam:"... đó là bài học về lòng tin với phía bên kia, bài học về có "Tâm" phải đi kèm với có "Lực" (kiểu như tuyên bố Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước - Daretotead).... Chuyện Trọng Thủy trở thành rể của vua An Dương Vương cũng chẳng khác nào chuyện Jake Sully dần dần trở thành người dân Navi, anh không muốn hai bên bị tổn hại, theo quá trình diễn biến rất tự nhiên. Sức mạnh tinh thần của nước Âu Lạc chính là chiếc Nỏ Thần, còn sức mạnh tâm linh, cội nguồn của sự sống bất diệt trên hành tinh Pandora nói chung và tộc người Navi nói riêng là Cây Linh Hồn có kết nối với từng tán cây, ngọn cỏ..."

Về ý so sánh Người Na'vi = Nam Việt, sống gần gũi với cây rừng, người xanh cao, mũi tẹt. Daretolead thấy đây là sự ngẫu nhiên chứ ông đạo diễn chẳng phải chủ tâm đề cập đến Việt Nam. Hình ảnh mũi tẹt, da xanh hoàn toàn mang tính thiết kế điện ảnh. Theo đạo diễn thì màu xanh là màu của hy vọng, thiên nhiên,... Daretolead nghĩ cần gì phải đi tìm sự tương đồng này để tự hào là Việt Nam. Phương châm hiện nay của ta là "Tiến ra Biển Đông" và daretolead thấy tự hào là Việt Nam có lẽ là nơi duy nhất dùng từ "nước" (water) để chỉ tổ quốc (nước Việt Nam).

Về truyền thuyết Thánh Gióng: daretolead chưa được đọc cách giải thích của thầy Thiên Sứ. Tuy nhiên hiện daretolead hiểu truyền thuyết Thánh Gióng đề cao tình thần hợp nhất của đất nước (cả con người và thiên nhiên) khi đất nước nguy biến (dân cùng nhau góp gạo, thổi cơm cho cậu bé ăn), hình ảnh Thánh GIóng lấy tre làng làm vũ khí,... Daretolead nghĩ đây là một hình tượng rất đẹp về dân tộc Việt Nam rồi. Nếu đợc thì anh diễn giải thêm về "huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài" cho daretolead biết thêm được không?

Các so sánh khác thì daretolead cảm thấy chưa đủ sức thuyết phục lắm. Ví dụ, anh có thể cho daretolead biết "loại chim giống như chim hạc" là như thế nào không? và nó liên quan gì đến Việt Nam?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế Trung thân mến.

Hôm qua tồi đã xem đến 1g 30 sang phim này. Đồng ý với ý kiến của Thế Trung về những điểm tương đồng đến ngạc nhiên về những tình tiết chủ yếu của bô phim với triết lý Đông phương và tìnnhh tiết nỏ thần trong truyện. Nhưng người làm phim có một tư duy logic đến kinh ngạc khi họ thể hiện sự hợp lý đến từng mảng da của một sinh vật hoàn toàn tưởng tượng. Tất nhiên tôi rất khâm phục đất nước đã tạo ra những con người mlàmm bộ phim này.

Những người Navi (Nam Việt hay Việt Nam) cưỡi một con vật về hình tượng thì giống chim Phương Hoàng, nhưng lại gọi là con rồng - Đây cũng là hai hình tượng huyền thoại của Việt Nam. Con phượng hoàng chúa tể mang sắc đỏ - Đây cũng là biểu tượng của phương Nam.

Trong truyện tính Mỵ Châu Trong Thủy mà tôi phục chế lại và coi như một tác phẩm văn học thì Trong Thủy yêu Mỵ Châu thật sự và tự tử vì mối tình (Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại). Hoàn toàn giống với tình tiết của câu truyện này.

Tuy nhiên, điều tôi phàn nàn là đoạn cuối tuy có hậu, nhưng bất hợp lý. Nhưng bí ẩn của vũ trụ mà quân xâm lăng muốn chiếm chưa được làm rõ để nâng tầm minh triết của bộ phim, mà phần lớn đoạn đầu đã đặt vấn đề: Một dân tộc sống gần gũi với thiên nhiên với những giá trị văn hóa nhân bản.

Có một chi tiết này, khiến tôi nghĩ đến một giá trị văn hóa Việt:

Đó là khi nhân vật chính giết một con vật đã coi là một việc bất đắc dĩ và mong nó tiếp tục một kiếp khác. Điều này làm tôi nghĩ đến các bà già xưa trên đất Viết, trước khi cắt cổ một con gà, hay vịt thường nói: "Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác, đừng làm kiếp gà để bị ăn thịt".

Sự lắng nghe ngôn ngữ tổ tiên trong qua khứ để tìm hương đi trong tương lai, chính là hình tượng về khả năng tiên tri trong quá khứ và vị lại.

Tôi vẫn cho rằng "Tác phẩm Mỵ Châu Trong Thủy mang tính nhân bản, lên án chiến tranh và ca ngợi tình yêu con người".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead xin được trao đổi thêm với anh Thế Trung về các nhận xét trên.

Về triết lý chủ đạo và cốt truyện của bộ phim: daretolead cho rằng bộ phim muốn truyền tải nhiều thông điệp. Thông điệp hay được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề chung sống hài hòa với thiên nhiên. Đây cũng là điều dễ hiểu vì hiện nay vấn đề hủy hoại môi trường, biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Một thông điệp khác cũng rất hay qua bài (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-). Nhưng lưu ý rằng thông điệp chính trong truyền thuyết nỏ thần là: "Nỏ thần vô ý trao tay giặc, nên nỗi cờ đồ đắm biển sâu". Nội dung này được khắc họa xuyên suốt ở truyền thuyết nỏ thần trong khi đó Avatar còn có nhiều điều khác nữa để nói.

Qua Avatar, người Việt Nam ta một lần nữa nhớ về "Nỏ thần". Xin trích lại một phần nhận định trong bài viết trên Tuần Việt Nam:"... đó là bài học về lòng tin với phía bên kia, bài học về có "Tâm" phải đi kèm với có "Lực" (kiểu như tuyên bố Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước - Daretotead).... Chuyện Trọng Thủy trở thành rể của vua An Dương Vương cũng chẳng khác nào chuyện Jake Sully dần dần trở thành người dân Navi, anh không muốn hai bên bị tổn hại, theo quá trình diễn biến rất tự nhiên. Sức mạnh tinh thần của nước Âu Lạc chính là chiếc Nỏ Thần, còn sức mạnh tâm linh, cội nguồn của sự sống bất diệt trên hành tinh Pandora nói chung và tộc người Navi nói riêng là Cây Linh Hồn có kết nối với từng tán cây, ngọn cỏ..."

Về ý so sánh Người Na'vi = Nam Việt, sống gần gũi với cây rừng, người xanh cao, mũi tẹt. Daretolead thấy đây là sự ngẫu nhiên chứ ông đạo diễn chẳng phải chủ tâm đề cập đến Việt Nam. Hình ảnh mũi tẹt, da xanh hoàn toàn mang tính thiết kế điện ảnh. Theo đạo diễn thì màu xanh là màu của hy vọng, thiên nhiên,... Daretolead nghĩ cần gì phải đi tìm sự tương đồng này để tự hào là Việt Nam. Phương châm hiện nay của ta là "Tiến ra Biển Đông" và daretolead thấy tự hào là Việt Nam có lẽ là nơi duy nhất dùng từ "nước" (water) để chỉ tổ quốc (nước Việt Nam).

Về truyền thuyết Thánh Gióng: daretolead chưa được đọc cách giải thích của thầy Thiên Sứ. Tuy nhiên hiện daretolead hiểu truyền thuyết Thánh Gióng đề cao tình thần hợp nhất của đất nước (cả con người và thiên nhiên) khi đất nước nguy biến (dân cùng nhau góp gạo, thổi cơm cho cậu bé ăn), hình ảnh Thánh GIóng lấy tre làng làm vũ khí,... Daretolead nghĩ đây là một hình tượng rất đẹp về dân tộc Việt Nam rồi. Nếu đợc thì anh diễn giải thêm về "huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài" cho daretolead biết thêm được không?

Các so sánh khác thì daretolead cảm thấy chưa đủ sức thuyết phục lắm. Ví dụ, anh có thể cho daretolead biết "loại chim giống như chim hạc" là như thế nào không? và nó liên quan gì đến Việt Nam?

Chào Daretolead,

Xin trao đổi lại một số ý bạn có hỏi:

1. Phim có nhiều thông điệp nhưng chỉ có 1 triết lý chủ đạo, việc này bạn tự suy xét thêm.

2. Hình ảnh Thánh Gióng lớn nhanh như thổi để chiến đấu với giặc chính là hình ảnh hợp sức của dân chúng nhanh chóng chống địch.

3. Hình ảnh chim: bạn xem bài của chú Thiên Sứ và nghĩ thêm về Lạc Việt..

4. Tại sao Navi là Nam Việt thì đó là viết tắt và bạn xem thêm bài viết mới của tôi về phim Vietnam colony.

Nhắc bạn riêng những đoạn thế này " Daretolead nghĩ cần gì phải đi tìm sự tương đồng này để tự hào là Việt Nam. ... " là không hợp lý khi trao đổi vì mang tính qui kết, mỗi người hành động theo minh triết của mình, không có nghĩa hành động giống nhau thì qui kết được việc đó là như nhau.

Trân trọng

Nguyễn Thế Trung

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cẩn thận.

Một cái bẩy khổng lồ của những người nghiên cứu mà giới khoa học luôn cảnh báo là " You see what you want to see "

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Daretolead,

Xin trao đổi lại một số ý bạn có hỏi:

1. Phim có nhiều thông điệp nhưng chỉ có 1 triết lý chủ đạo, việc này bạn tự suy xét thêm.

2. Hình ảnh Thánh Gióng lớn nhanh như thổi để chiến đấu với giặc chính là hình ảnh hợp sức của dân chúng nhanh chóng chống địch.

3. Hình ảnh chim: bạn xem bài của chú Thiên Sứ và nghĩ thêm về Lạc Việt..

4. Tại sao Navi là Nam Việt thì đó là viết tắt và bạn xem thêm bài viết mới của tôi về phim Vietnam colony.

Nhắc bạn riêng những đoạn thế này " Daretolead nghĩ cần gì phải đi tìm sự tương đồng này để tự hào là Việt Nam. ... " là không hợp lý khi trao đổi vì mang tính qui kết, mỗi người hành động theo minh triết của mình, không có nghĩa hành động giống nhau thì qui kết được việc đó là như nhau.

Trân trọng

Nguyễn Thế Trung

Chào Thế Trung,

Daretolead chỉ muốn trao đổi thêm để hiểu rõ hơn những nội dung mà Thế Trung đã trình bày thôi. Về nội dung phim thì do là thưởng thức nghệ thuật nên mỗi người có cảm nhận khác nhau nên daretolead chỉ muốn trao đổi thêm xem người khác hiểu thế nào thôi. Riên daretolead thì nghĩ rằng xem người để liên hệ với ta, tìm ra sức mạnh đã sẵn có ở bản thân ta.

Ý Thế Trung nói là

2. Hình ảnh Thánh Gióng lớn nhanh như thổi để chiến đấu với giặc chính là hình ảnh hợp sức của dân chúng nhanh chóng chống địch.

chính là điều mà daretolead muốn làm rõ khi Thế Trung trước đó có nhận xét rằng:

6. Hành động: Cách chống lại kẻ thù bằng cách huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài = Truyền thuyết Thánh Gióng - đạo quân lớn nhanh như thổi ( cách giải thích của Thiên Sứ)

Daretolead không hiểu "sự ủng hộ rộng lớn của các loài" trong truyền thuyết Thánh Gióng là gì nên mởi hỏi cho rõ. Nếu là cách giải thích mới thì cũng muốn được nghe thêm vậy.

Về hình ảnh chim, daretolead đọc tài liệu về hình tượng chim trên trống đồng nên mới hỏi Thế Trung xem hình tượng chim có sự tương đồng như thế nào, có phải là một cách giải thích mới không?. Thế Trung có thể giải thích trực tiếp theo nhận xét của chính Thế Trung cho daretolead được chứ? Hoặc vui lòng cho đường link đến bài viết của thầy Thiên Sứ.

Về phim Vietnam Colony, daretolead chưa xem nên không dám cho nhận xét về ý nghĩa của phim này. Nhưng cũng xin nói thêm là về cốt truyện thì có rất nhiều phim/truyện/truyền thuyết giống nhau. Ví dụ: có thể xem thêm bình...loạn trên một forum về điều này

Daretolead cũng cho rằng đạo diễn Cameroon mất 10 năm để đưa Avatar lên màn ảnh liên quan nhiều đến kỹ thuật làm phim chứ không hẳn là vì đầu tư cho cốt truyện.

Daretolead cũng đã đọc qua bài viết về Vietnam colony nhưng vẫn chưa hiểu đơợc tại sao Thế Trung lại nói:

4. Tại sao Navi là Nam Việt thì đó là viết tắt và bạn xem thêm bài viết mới của tôi về phim Vietnam colony.

Nếu được thì mong nhận được lời giải thích thêm vì sao có sự kết luận này.

Daretolead nghĩ mình "mạn đàm" để hỏi thêm những điều chưa rõ hoặc khác với ý kiến của mình trong topic này thì bình thường mà. Nếu không phiền thì Thế Trung có thể diễn giải thêm để daretolead hiểu:

mỗi người hành động theo minh triết của mình, không có nghĩa hành động giống nhau thì qui kết được việc đó là như nhau.

là ý Thế Trung muốn nói gì với daretolead không? Daretolead chỉ muốn hiểu rõ ý để tránh những tranh luận hơi quá mức cần thiết và không đáng có khi trao đổi trên diễn đàn. Nếu Thế Trung cảm thấy không thích cách daretolead trao đổi thì Daretolead xin ngừng việc "mạn đàm" tại đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi giơ tay muốn hỏi ạ.

Có anh chị nào có biết bộ link (links sống) về phim Avatar này không ? Nếu biết thì anh chị chỉ giúp để cho các độc giả và Rubi download về xem Posted Image.

Rubi cũng biết có một bộ link nhưng các link đó đã "die". Chắc bộ phim này nhẹ cũng phải cỡ tới 5G đến 7G.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, TheTrung

Chào ACE,

Chắc ace ít nhiều đều nghe nói về Avatar phim bom tấn đang chiếu sắp vượt kỷ lục của Titanic trở thành phim có doanh thu cao nhất của mọi thời đại ( trên 1.2 Tỷ USD).

Tôi mới xem hôm qua, nhưng trước khi xem Avatar 3D tôi đã được đọc bài dưới đây tại TuanVietnam (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-) nên có phần chú ý. Và việc này không thừa, vì đúng là Avatar có quá nhiều sự trùng lặp với các truyền thuyết thời Hùng Vương. Ngoài cốt truyện lấy từ nỏ thần và vũ trụ quan hòa đồng với thiên nhiên, còn có những sự trùng hợp khác như sau:

Trước khi chia sẽ cái nhìn về những sự trùng hợp khác mà TheTrung đề ra, Sapa muốn nhắc lại câu truyện Nỏ Thần mà Trọng Thủy đã ăn cắp và tráo đổi thành công với sứ mạng được giao phó; chứ không phải như người hùng Jake Sully đã không làm tròn sứ mạng mà còn giúp người Na'vi đánh trả lại. Trọng Thủy thì tình-hiếu vẹn toàn, nhưng Jake Sully thì không.

1. Triết lý chủ đạo: Người Navi' tin rằng năng lượng tự nhiên cần được gìn giữ qua sự chung sống hài hòa và tuân thủ quá trình luân chuyển liên tục - thể hiện qua hình ảnh Eywa (Mẫu) nguồn của cây tinh thần và các bông hoa bay - các hình tượng được hình ảnh hóa của Thái Cực, tính thấy, và khí. Câu chủ đạo là "I see you" = Tôi 'thấy' bạn.

Như thế thì TheTrung có thể đưa ra những điểm tương đồng giữa Triết lý chủ đạo của người Việt và người Na'vi là như thế nào không?

2. Cốt truyện: Nỏ thần ( xin đọc thêm bài dưới)

Xin đọc lại chuyện Nỏ Thần ...

3. Người Navi' = Nam Việt, sống gần gũi với cây, rừng.

Người Việt sống ở vùng đồng bằng, gần gũi với sông biển chứ không sống trong rừng rú ...

4. Hình ảnh chủ đạo: Người xanh cao và mũi tẹt

Người Việt thì được ghi nhận là da vàng mũi tẹtthấp người chứ không phải xanh cao ... và nhìn hình này có cho rằng đó là mũi tẹt?

Posted Image

khi so ra với:

Posted Image

hoặc

Posted Image

5. Biểu tượng: người Navi' là bạn, thuần phục và tôn thờ một loại chim giống như chim Hạc, chấp nhận cả những kẻ biết rằng đến từ phía kẻ thù.

Đó không phải là chim giống như chim Hạc mà là một Sư Tử Chúa biết Bay "flying king lion" và người Navi' cũng không phải tôn thờ gì. Họ chỉ quý trọng con thú linh này vì trong huyền thoại của họ có một vị anh hùng dẫn dắt dân chúng trong chiến thắng là người duy nhất mới thuần phục được và cỡi nó thôi. Với lại, TheTrung hãy để ý Rồng Á Đông không có cánh nhưng lại biết bay trong khi Châu Âu hay Tây Phương họ minh họa Rồng lại có cánh mới bay được. Tại sao?

6. Hành động: Cách chống lại kẻ thù bằng cách huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài = Truyền thuyết Thánh Gióng - đạo quân lớn nhanh như thổi ( cách giải thích của Thiên Sứ)

Thánh Gióng minh họa cho một sức mạnh của một CÁ NHÂN hơn là của một TẬP THỂ QUẦN CHÚNG ...

7. Có các bộ lạc khác: Có những bộ lạc khác chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi - như người phương Bắc

Đâu chỉ có người phương Bắc mới chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi và chuyện đó không phải là điểm trùng hợp gì quan trọng; trừ phi TheTrung có ý gì đặc biệt muốn thảo luận?

8. Màu của chim theo ngũ hành: Chim chúa là Vàng ( Thổ) - Đỏ ( hỏa), chim quân là Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy).

Như đã có nói, đó là loại rồng kiểu Châu Âu hay Tây Phương và Sư Tử Chúa biết Bay "flying king lion" đó được biểu tượng với màu Thổ-Hỏa (Vàng-Đỏ) cũng là hợp lý chứ TheTrung có thấy con Sư Tử nào màu Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy) hay không?

Nói Ngũ Hành thì còn thiếu màu TRẮNG (Kim) thì sao gọi là Màu của chim theo ngũ hành được?

Còn có thể có nhiều chi tiết khác nữa như vì Cameron đã viết kịch bản trong gần 10 năm, nên những ai quan tâm có thể đọc thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Avatar_%282009_film%29 tất nhiên là sau khi xem phim ( không phải để quảng cáo cho phim đâu nhé)

Phải chăng đây là 1 nghiệm nữa của "văn hiến Việt Nam đã điểm"?

Trân trọng

Thế Trung

Hình như ý kiến của

Xin cẩn thận.

Một cái bẩy khổng lồ của những người nghiên cứu mà giới khoa học luôn cảnh báo là " You see what you want to see "

không phải là không có lý!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Hai câu hỏi là có ý như nhau nên Rubi trả lời chú Sapa thế này:

Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề.

Hôn mê không phải là Tánh Biết nhưng không vượt ra ngoài Tánh Biết. Hôn mê thuộc về Sự Bị Biết, sau khi hôn mê thuộc về Sự Biết. Sự Bị Biết thuộc về Pháp, Sự Biết thuộc về Ý Thức.

Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Có thể hỏi như vầy:

Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật?

Vì rằng:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Do đó, mà Sapa mới hỏi về cái từ vựng -Cái Biết - thuộc về Sự Biết trong câu hỏi thứ nhất chứ không hỏi về cái thuộc về Sự Bị Biết.

Nay Rubi giải thích và cho rằng: Sự Biết thuộc về Ý Thức thì cấu trúc của Ý Thức nó lại là như thế nào?

Vậy thì phải nói "khi hôn mê có Ý thức hay không?" chứ không phải nói "khi hôn mê có Tánh biết hay không?"

Tánh Biết lại là một từ vựng khác mà Sapa muốn nói đến, vì rằng Rubi đã lý giải về nó và cho rằng:

thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh.

Như vậy, câu hỏi thứ nhì:

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

thì đâu có gì là không được; ví như:

Rubi có Phật Tánh.

Rubi có Phật Tánh không?

Rubi đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Phật Tánh không?

Tuy nhiên, Rubi cũng đã trả lời:

Trước khi hôn mê, Tánh biết không thêm. Sau khi hôn mê, Tánh biết không bớt. Vậy khi đang hôn mê, Tánh biết không mất.

như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao:

Cái Biết là Phật Tánh luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Daretolead và Sapa,

Tên gọi của phim Avatar nghĩa là thế thân hay ẩn dụ.

Tôi hiểu và cảm nhận ẩn dụ này theo những gì đã viết và tôi coi là mình đã 'thấy' được nó.

Các bạn không thấy như vậy và với những cách so sánh và lý luận như của hai bạn thì tôi cũng không có thêm nhận xét gì nữa.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề.

Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Có thể hỏi như vầy:

Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật?

Vì rằng:

Do đó, mà Sapa mới hỏi về cái từ vựng -Cái Biết - thuộc về Sự Biết trong câu hỏi thứ nhất chứ không hỏi về cái thuộc về Sự Bị Biết.

Nay Rubi giải thích và cho rằng: Sự Biết thuộc về Ý Thức thì cấu trúc của Ý Thức nó lại là như thế nào?

Tánh Biết lại là một từ vựng khác mà Sapa muốn nói đến, vì rằng Rubi đã lý giải về nó và cho rằng:

thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh.

Như vậy, câu hỏi thứ nhì:

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

thì đâu có gì là không được; ví như:

Rubi có Phật Tánh.

Rubi có Phật Tánh không?

Rubi đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Phật Tánh không?

Tuy nhiên, Rubi cũng đã trả lời:

như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao:

Cái Biết là Phật Tánh luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi?

Sapa

Rubi chào chú Sapa!

Có lẽ Rubi sẽ lập một chủ đề "I see you" để đối thoại theo chủ đề. Như vậy sẽ đỡ làm cho các độc giả bị tác động nhiều vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Thế Trung

Gửi Daretolead và Sapa,

Tên gọi của phim Avatar nghĩa là thế thân hay ẩn dụ.

Tôi hiểu và cảm nhận ẩn dụ này theo những gì đã viết và tôi coi là mình đã 'thấy' được nó.

avatar (danh từ)

* Ấn Độ, (thần thoại,thần học) thiên thần giáng thế

* sự giáng sinh; sự hoá thân, sự hiện thân

* giai đoạn (trong sự hoá thân)

av.a.tar –noun

1. Hindu Mythology. the descent of a deity to the earth in an incarnate form or some manifest shape; the incarnation of a god.

2. an embodiment or personification, as of a principle, attitude, or view of life.

3. Computers. a graphical image that represents a person, as on the Internet.

Không hề là ẩn dụ!

Các bạn không thấy như vậy và với những cách so sánh và lý luận như của hai bạn thì tôi cũng không có thêm nhận xét gì nữa.

Trân trọng

Thế Trung

Let's just all agree to disagree!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Rubi giơ tay muốn hỏi ạ.

Có anh chị nào có biết bộ link (links sống) về phim Avatar này không ? Nếu biết thì anh chị chỉ giúp để cho các độc giả và Rubi download về xem Posted Image.

Rubi cũng biết có một bộ link nhưng các link đó đã "die". Chắc bộ phim này nhẹ cũng phải cỡ tới 5G đến 7G.

http://ch131.com/

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế Trung thân mến.

Hôm qua tồi đã xem đến 1g 30 sang phim này. Đồng ý với ý kiến của Thế Trung về những điểm tương đồng đến ngạc nhiên về những tình tiết chủ yếu của bô phim với triết lý Đông phương và tìnnhh tiết nỏ thần trong truyện. Nhưng người làm phim có một tư duy logic đến kinh ngạc khi họ thể hiện sự hợp lý đến từng mảng da của một sinh vật hoàn toàn tưởng tượng. Tất nhiên tôi rất khâm phục đất nước đã tạo ra những con người mlàmm bộ phim này.

Những người Navi (Nam Việt hay Việt Nam) cưỡi một con vật về hình tượng thì giống chim Phương Hoàng, nhưng lại gọi là con rồng - Đây cũng là hai hình tượng huyền thoại của Việt Nam. Con phượng hoàng chúa tể mang sắc đỏ - Đây cũng là biểu tượng của phương Nam.

Trong truyện tính Mỵ Châu Trong Thủy mà tôi phục chế lại và coi như một tác phẩm văn học thì Trong Thủy yêu Mỵ Châu thật sự và tự tử vì mối tình (Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại). Hoàn toàn giống với tình tiết của câu truyện này.

Tuy nhiên, điều tôi phàn nàn là đoạn cuối tuy có hậu, nhưng bất hợp lý. Nhưng bí ẩn của vũ trụ mà quân xâm lăng muốn chiếm chưa được làm rõ để nâng tầm minh triết của bộ phim, mà phần lớn đoạn đầu đã đặt vấn đề: Một dân tộc sống gần gũi với thiên nhiên với những giá trị văn hóa nhân bản.

Có một chi tiết này, khiến tôi nghĩ đến một giá trị văn hóa Việt:

Đó là khi nhân vật chính giết một con vật đã coi là một việc bất đắc dĩ và mong nó tiếp tục một kiếp khác. Điều này làm tôi nghĩ đến các bà già xưa trên đất Viết, trước khi cắt cổ một con gà, hay vịt thường nói: "Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác, đừng làm kiếp gà để bị ăn thịt".

Sự lắng nghe ngôn ngữ tổ tiên trong qua khứ để tìm hương đi trong tương lai, chính là hình tượng về khả năng tiên tri trong quá khứ và vị lại.

Tôi vẫn cho rằng "Tác phẩm Mỵ Châu Trong Thủy mang tính nhân bản, lên án chiến tranh và ca ngợi tình yêu con người".

Chào thầy Thiên Sứ. Học trò thấy thầy có nhắc đến giá trị văn hóa việt:

"Đó là khi nhân vật chính giết một con vật đã coi là một việc bất đắc dĩ và mong nó tiếp tục một kiếp khác. Điều này làm tôi nghĩ đến các bà già xưa trên đất Viết, trước khi cắt cổ một con gà, hay vịt thường nói: "Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác, đừng làm kiếp gà để bị ăn thịt"."

Nên học trò cũng muốn hỏi thêm về câu ca dao/tục ngữ "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Trước đây khi còn đi học, và hiện nay vẫn nghe mọi người giải thích đây là câu ca dao/tục ngữ nói về tình đoàn kết giữa anh em/dân tộc,...

Daretolead đọc trong quyển "Người Việt Nam và triết học đông tây" thì thấy tác giả có giải thích khác, cho rằng đây là một cái nhìn của người Việt Nam ta về sự sống và cái chết.

Daretolead cũng tìm thêm thông tin, về nhà hỏi các bác ở quê, làm nông, thì được biết nếu đã trồng bầu mà trồng thêm bí thì cây bí mọc đến đâu, cây bầu bị chết đến đó. Trên thân và lá cây bí có rất nhiều gai nhỏ, khi có gió sẽ rung và đập vào lá bầu vô số lỗ rất nhỏ. Bầu sẽ bị héo úa và chết.

Vậy tại sao không nói là " ơi thương lấy bầu cùng,..."

Đây chính là cái nhìn về sự sống và cái chết của dân tộc ta.

Cha mẹ trước lúc chết vẫn lo cho con cái sống khổ. Sống chỉ là tạm bợ, "Sống gửi thác về" là vậy.

Vậy nói: "Bầu ơi thương lấy cùng,..." quả thật rất sâu sắc.

Daretolead thấy và thích cách giải thích này hơn cách giải thích cũ mà người ta vẫn đang hay dùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Thế Trung

avatar (danh từ)

* Ấn Độ, (thần thoại,thần học) thiên thần giáng thế

* sự giáng sinh; sự hoá thân, sự hiện thân

* giai đoạn (trong sự hoá thân)

av.a.tar –noun

1. Hindu Mythology. the descent of a deity to the earth in an incarnate form or some manifest shape; the incarnation of a god.

2. an embodiment or personification, as of a principle, attitude, or view of life.

3. Computers. a graphical image that represents a person, as on the Internet.

Không hề là ẩn dụ!

Let's just all agree to disagree!

Sapa

Trong một số vấn đề học thuật chuyên môn mà dùng từ điển thì đôi khi không chính xác lắm. Người làm ra từ điển đôi khi cũng không thể bao quát được hết từ A hay B dùng trong mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau như thế nào. Các từ điển thông thường chỉ đưa ra ý nghĩa thông dụng. Ngoài ra trong nghệ thuật người ta còn có thể dùng phương pháp ẩn dụ và hoán dụ. Đôi khi từ "Avatar" thì như ý nghĩa bạn nói nhưng nếu dùng trong nghệ thuật cũng có thể được xem là ẩn dụ hay hoán dụ (dùng từ này thay thế cho ý nghĩa khác). Trong trường hợp này từ "Avatar" có thể không mang nghĩa ẩn dụ, nhưng từ này ẩn dụ cho một cái gì đó chăng? Ngay cả khi mình học tiếng Anh ở VN, nhiều từ không hiểu cũng dùng từ điển nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài thì thấy rằng có một số từ đặt trong một số ngữ cảnh khiến cho mình rất confuse theo nghĩa mà mình đã biết. Đôi khi cũng cần phải suy luận ngược lại mà rút thêm kinh nghiệm cho vốn ngoại ngữ của mình.

Về tài năng của Cameroon trong lĩnh vực điện ảnh thì khỏi bàn rồi. Phim "Avatar" nếu lấy hoàn toàn chính xác theo Truyền thuyết Nỏ thần thì chẳng thà ông Cameroon lấy luôn câu chuyện này dựng thành phim, với tài năng của mình thì BW nghĩ Cameroon vẫn có thể đưa câu chuyện này trở nên nổi tiếng (hơn). Phim "Avatar" có liên quan gì đến truyền thuyết này hay không thì chắc chỉ có Cameroon xác nhận được. Tuy nhiên những tình tiết trong phim mà mình thấy thì có lẽ Cameroon cũng là một người am hiểu về triết lý của phương Đông. Ông tổng hợp những kiến thức và những tính minh triết mà ông nắm được để làm nên một bộ phim "Avatar" theo hướng gần gũi hơn với cái nhu cầu tiếp thu của con người ngày nay. Bởi vì Cameroon cho dù có nghiên cứu chuyên sâu về Lý học phương Đông thì nghề chính của ông là một đạo diễn. Muốn có một bộ phim ăn khách thì phải thu hút được thị hiếu của người đương đại.

Vài ý kiến của BW.

Thân!

BabyWolf

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong một số vấn đề học thuật chuyên môn mà dùng từ điển thì đôi khi không chính xác lắm. Người làm ra từ điển đôi khi cũng không thể bao quát được hết từ A hay B dùng trong mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau như thế nào. Các từ điển thông thường chỉ đưa ra ý nghĩa thông dụng. Ngoài ra trong nghệ thuật người ta còn có thể dùng phương pháp ẩn dụ và hoán dụ. Đôi khi từ "Avatar" thì như ý nghĩa bạn nói nhưng nếu dùng trong nghệ thuật cũng có thể được xem là ẩn dụ hay hoán dụ (dùng từ này thay thế cho ý nghĩa khác). Trong trường hợp này từ "Avatar" có thể không mang nghĩa ẩn dụ, nhưng từ này ẩn dụ cho một cái gì đó chăng?

Các bác lại tán vấn đề ra rộng quá, "bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng" rồi. Nếu chịu khó nghe nguyên gốc tiếng Anh của phim một tí thì các nhà khoa học trong phim gọi "cái body chủng Navi" mà "người trái đất" điều khiển bằng sóng não là "avatar". Vậy avatar có nghĩa là hiện thân. Đơn giản vậy thôi.

Thật ra cái tứ của phim này cũng không mới, nó đã được các tôn giáo đề cập đến từ xưa rồi là tách rời hồn và xác. Hồn của anh lính có 2 cái xác 1 là xác người trái đất, 2 là xác chủng Navi, giống như cái hồn đó có 2 cái áo, thay đổi qua lại thôi. Khác chăng là phương tiện, cách thức để thay hồn đổi xác. Trong phim này thì họ xây dựng cách thức này có tính chất khoa học ( nhấn mạnh khoa học ngày nay) Biết đâu trong tương lai, có thể thay hồn đổi xác, chẳng cần nguyên một cái hòm to đùng, mà chỉ cần cái remote nho nhỏ hay 1 nút nhỏ nào đó hay bằng năng lực tinh thần, và nó quay lại, cũng như các vị phật, chúa, bụt, thần tiên trong truyền thuyết ngày nay. Đến lúc đó các truyền thuyết thần tiên lại có cơ sở khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì thấy là TheTrung chỉ đặt vấn đề với những gì mình hiểu thôi chứ cũng không phải khẳng định gì cả. Cho dù Cameroon không có một sự liên quan gì đến các truyền thuyết thời Hùng Vương thì những điểm tương đồng đó cũng chứng tỏ những tính minh triết của Văn Hiến Việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng tới và ca ngợi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, BabyWolf

Trong một số vấn đề học thuật chuyên môn mà dùng từ điển thì đôi khi không chính xác lắm. Người làm ra từ điển đôi khi cũng không thể bao quát được hết từ A hay B dùng trong mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau như thế nào. Các từ điển thông thường chỉ đưa ra ý nghĩa thông dụng. Ngoài ra trong nghệ thuật người ta còn có thể dùng phương pháp ẩn dụ và hoán dụ.

Nếu muốn nói về "ẩn dụ" hay "hoán dụ" thì có thể viết thành một chuyên đề đấy; nhưng ở đây chúng ta đang nói đến cái từ "Avatar" và cái "nghĩa" của từ này.

Đôi khi từ "Avatar" thì như ý nghĩa bạn nói nhưng nếu dùng trong nghệ thuật cũng có thể được xem là ẩn dụ hay hoán dụ (dùng từ này thay thế cho ý nghĩa khác). Trong trường hợp này từ "Avatar" có thể không mang nghĩa ẩn dụ, nhưng từ này ẩn dụ cho một cái gì đó chăng?

Đó chỉ là tên của phim. "Avarta" là tên của phim, cũng như "Titanic", "Aliens", "The Abyss" là tên của những cuốn phim điện ảnh của đạo diễn James Cameron đã từng dàn dựng và sản xuất. Chẳng lẽ, những từ ngữ này đều được dịch ra bằng tên phim tiếng Việt là "Ẩn Dụ" là "Hiện Thân" là v.v... ?? Nội dung của phim có thể "ẩn dụ" một hay nhiều vấn đề gì đó nhưng có phim nào lại không có nội dung, cốt truyện muốn xây dựng ... đâu.

Ngay cả khi mình học tiếng Anh ở VN, nhiều từ không hiểu cũng dùng từ điển nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài thì thấy rằng có một số từ đặt trong một số ngữ cảnh khiến cho mình rất confuse theo nghĩa mà mình đã biết. Đôi khi cũng cần phải suy luận ngược lại mà rút thêm kinh nghiệm cho vốn ngoại ngữ của mình.

Do mình không quen thuộc lối dùng từ word-choice thích hợp mà ngoại ngữ đó thường diễn tả vì phải am tường hoặc được sống từ nhỏ đến lớn thì sẽ trở nên rõ ràng vậy.

Về tài năng của Cameroon trong lĩnh vực điện ảnh thì khỏi bàn rồi. Phim "Avatar" nếu lấy hoàn toàn chính xác theo Truyền thuyết Nỏ thần thì chẳng thà ông Cameroon lấy luôn câu chuyện này dựng thành phim, với tài năng của mình thì BW nghĩ Cameroon vẫn có thể đưa câu chuyện này trở nên nổi tiếng (hơn).

Tại sao phải kèo kéo "Truyền thuyết Nỏ thần" vào "Avatar"?

Phim "Avatar" có liên quan gì đến truyền thuyết này hay không thì chắc chỉ có Cameroon xác nhận được.

Cũng như người Ấn, họ cũng đặt vấn đề rằng phim "Avatar" có liên quan gì đến phim "Vietnam Colony" của họ hay không thì chắc chỉ có Cameroon xác nhận được.

Rồi đặt vấn đề tiếp xem phim "Vietnam Colony" của Ấn có liên quan gì đến truyền thuyết Nỏ Thần hay không thì chắc chỉ có đạo diễn Siddique Lal xác nhận được.

Trong khi cả 2 cuốn phim và truyền thuyết Nỏ Thần lại là những vấn khác nhau nhưng người ta vẫn thích kiếm cái gì đó có chút tương đồng rồi bắt quàng chăng?

Tuy nhiên những tình tiết trong phim mà mình thấy thì có lẽ Cameroon cũng là một người am hiểu về triết lý của phương Đông. Ông tổng hợp những kiến thức và những tính minh triết mà ông nắm được để làm nên một bộ phim "Avatar" theo hướng gần gũi hơn với cái nhu cầu tiếp thu của con người ngày nay. Bởi vì Cameroon cho dù có nghiên cứu chuyên sâu về Lý học phương Đông thì nghề chính của ông là một đạo diễn. Muốn có một bộ phim ăn khách thì phải thu hút được thị hiếu của người đương đại.

Vài ý kiến của BW.

Thân!

BabyWolf

Đương nhiên, đó là ý kiến của BW.

Nếu như hỏi thẳng Cameron rằng có phải ông am hiểu về triết lý của phương Đông không? Ông sẽ trả lời như Babywolf thấy hay là theo cái thấy của ông ta nhỉ!

Sapa

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì thấy là TheTrung chỉ đặt vấn đề với những gì mình hiểu thôi chứ cũng không phải khẳng định gì cả. Cho dù Cameroon không có một sự liên quan gì đến các truyền thuyết thời Hùng Vương thì những điểm tương đồng đó cũng chứng tỏ những tính minh triết của Văn Hiến Việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng tới và ca ngợi.

Chào bác sapa,

BW chỉ nêu thêm ý kiến của mình và hi vọng bổ khuyết thêm cho TheTrung thôi chứ thực chất cũng chưa từng xem phim này. Chắc có lẽ hôm nay mới bắt đầu xem, vì nhà đã mua đĩa từ khi chủ đề này mở rồi nhưng BW cũng chưa có thời gian xem. Và ngoài ra ý mà BW muốn nói cũng giống như của LTCD trên đây.

Mong các bạn có thêm luận điểm gì thì gửi lên để cùng suy ngẫm.

Thân!

BabyWolf :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì thấy là TheTrung chỉ đặt vấn đề với những gì mình hiểu thôi chứ cũng không phải khẳng định gì cả. Cho dù Cameroon không có một sự liên quan gì đến các truyền thuyết thời Hùng Vương thì những điểm tương đồng đó cũng chứng tỏ những tính minh triết của Văn Hiến Việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng tới và ca ngợi.

daretolead thấy mọi người hoàn toàn có quyền tự do bày tỏ chính kiến riêng, và cũng có quyền tự do nhận xét. daretolead thấy những so sánh của thetrung chưa thật chính xác nên mới mạn đàm nhằm làm sáng tỏ thêm (và có một số câu hỏi mà thetrung cũng chưa trả lời daretolead - daretolead hỏi thật sự chứ không phải bắt bí vì nếu thetrung trả lời thì daretolead lại có dịp được chia sẻ cách hiểu và các kiến thức của mình).

daretolead thấy rằng minh triết việt rất tuyệt vời nhưng nhiều người việt nam lại chưa biết và quên mất.

daretolead nghĩ người mỹ cũng có minh triết của họ. và loài người nói chung, nhân dân mỹ nói riêng đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. avatar thể hiện minh triết của người mỹ, nó cũng hướng đến điều tốt đẹp. tuy nhiên đây chỉ là tác phẩm của một cá nhân mỹ nên cũng mang dấu ấn cá nhân, nhiều lời khen chê khác nhau. ví dụ, trong avatar, dân tộc na'vi chưa thể chống lại đạo quân loài người khi chưa có sự xuất hiện của anh lính. người (da trắng) của loài người trở thành lãnh đạo của một dân tộc mới (da xanh) và đánh bại đội quân xâm lược (da trắng)... người mỹ vẫn ít khi chấp nhận họ có thể bị đánh bại bởi một dân tộc khác bằng chính nội lực của dân tộc này. luôn phải có một vị anh hùng mỹ đứng ra giải quyết vấn đề...

về việc liên hệ nếu có giữa nội dung của avatar và truyền thuyết hùng vương rồi kết luận tính minh triết của văn hiến việt cũng gần gũi với cái con người thời nay hướng đến và ca ngợi (theo langtucodoc) daretolead thấy sao sao đó. theo daretolead thì nên lấy minh triết việt để đánh giá nội dung của bộ phim thì hay hơn, mới có thể đưa ra những nhận xét khen chê khiến người khác phải cảm phục.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay BW mới vừa xem xong, còn thêm một chi tiết nữa là Pandora có 15 bộ tộc (trùng với con số của 15 bộ thời Hùng Vương). Thêm một chi tiết để ACE nghiệm thêm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay