Thiên Sứ

Suy Nghiệm Về Thần Thoại Và Khoa Học

2 bài viết trong chủ đề này

Hôm nay, nhân xem bài trên báo Thanh Niên có tựa là "Tiền thân của Đại Bàng Kim Sí Điểu", những câu chuyện liên quan trong bài báo khiến tôi liên hệ giữa minh triết Đông phương - Bao gồm cả Ấn Độ với những tri thức của khoa học hiện đại. Sự suy tưởng còn kéo dài và mênh mông vô tận. Tôi mạnh dạn đưa lên đây để trao đổi với quí vị và anh chị em. Dưới đây là toàn bộ bài viết trên Thanh Niên Online - cũng đang được đưa lên trang chủ của diễn đàn.

-------------------------------------------------------

Tiền thân của Đại bàng Kim Sí Điểu

18/01/2010 0:23

Posted Image

Thần điểu Garuda bằng đá - Ảnh: Diệp Đức Minh

Trước khi hóa thành Đại bàng Kim Sí Điểu, loài chim hộ pháp này đã là thần điểu Garuda trong một tiền kiếp ở sông Hằng và có mặt trên các đền đài, phù điêu bằng đá của người Chăm...

Chuyện nổi tiếng nhất về Garuda là đã vô hiệu hóa sức mạnh bạt ngàn của thần gió Vayu. Lúc Vayu dồn hết sức mạnh của mình để nổi trận cuồng phong dữ dội suốt một năm nhằm thổi bay đỉnh núi Meru, nhưng thần điểu Garuda luôn dùng đôi cánh khổng lồ che cho ngọn núi vô tội ấy, khiến Vayu không làm gì được. Một hôm thừa lúc Garuda bay đi để uống ánh sáng từ thần mặt trời rót xuống, thần gió dồn hết sức thổi bay ngọn Meru từ đất liền ra biển, tạo thành đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay). Garuda là thần điểu thường được Vishnu cưỡi trong phù điêu tạc ở nhiều nơi trên vương quốc Chămpa (như trên phù điêu ở làng Ưu Điềm nói ở các bài trước). Sau này, Garuda hóa thân thành Đại bàng Kim Sí Điểu là một trong Thiên long bát bộ của nhà Phật. Kim Sí Điểu mỗi ngày ăn 500 con rồng nhỏ và 1 con rồng chúa, ăn mãi đến nỗi loài rồng sắp tuyệt chủng vội kéo đến cầu cứu với Phật. Đức Phật gọi Kim Sí Điểu tới khuyên nhủ nên chấm dứt cuộc đại sát sinh ấy, Kim Sí Điểu thưa nếu không ăn rồng thì lấy gì mà sống. Phật bảo từ đây hãy ngưng sát hại, thay vì ăn thịt rồng "mỗi ngày đúng ngọ ta sẽ bảo các đệ tử của ta trước khi ăn cơm sẽ cúng dường cho ngươi". Kim Sí Điểu đồng ý, đến nay ở các chùa tại Việt Nam, Trung Quốc theo truyền thống Đại thừa và một số nước khác trên thế giới hằng ngày trước khi thọ trai đều lấy vài hạt cơm, hoặc đôi ba sợi mì, bỏ vào chén nước nhỏ, đem ra giữa trời khấn rằng: Đại bàng Kim Sí Điểu - Khoáng dã quỷ thần chúng - La Sát quỷ tử mẫu - Cam lồ tất sung mãn.

Posted Image

Thần cứu nhân độ thế Vishnu đang ngồi trên vai thần điểu Garuda - Ảnh : Võ Quang Yến

Nghĩa là, trước nay xin cúng dường lên Đại bàng Kim Sí Điểu, đồng thời cấp cơm nước cho quỷ thần ở nơi rừng núi vắng vẻ, hoang dã và cho mẹ con của bà quỷ La Sát, để tất thảy đều được hưởng vị cam lồ đầy đủ không thiếu đói. Khấn rồi vái ba vái, xong mới vào nhà ăn trưa. Hình ảnh Kim Sí Điểu sau này chính là Garuda trong thần thoại Ấn Độ cổ đại mà người Chăm ở Việt Nam đã tiếp nhận và điêu khắc. Để biết rõ thêm về Đại bàng Kim Sí Điểu, thiết tưởng cần tham khảo nội dung mà hòa thượng Kim Cang Tử và các học giả khác ở Việt Nam đã đưa vào cuốn Từ điển Phật học Hán-Việt, rằng: Kim Sí Điểu hai cánh rộng đến 306 vạn dặm, khi ăn các vật như rồng, cá, vàng, bạc, châu báu đều tiêu hóa được hết, chỉ trừ có kim cương. Kinh Cựu Hoa Nghiêm chép: Ví như Kim Sí Điểu bay liệng trên hư không, dùng con mắt thanh tịnh quan sát cung điện của Đại hải long vương, lấy hết sức mạnh của hai cánh rẽ nước biển khiến cho nước tách đôi ra (để đi lại tự do trong bất cứ đại dương nào). Nếu biết được có con trai con gái nào của Long vương mệnh đã chết, bèn quắp lấy họ trong chớp mắt đưa lên khỏi biển. Một tài liệu khác cũng mô tả sức mạnh của vua Kim Sí Điểu (tức Kim Sí Điểu vương) khi quạt cánh đã phát ra một luồng kình lực cực mạnh làm mù mắt người và khiến các loài rồng hoảng sợ chạy trốn tán loạn khắp nơi trong 3.000 thế giới. Khi sinh ra, Kim Sí Điểu vương phát sáng với hào quang màu vàng chói (khiến các thiên thần phải bịt mắt), có tay chân như người, mặt trắng và cánh màu đỏ rực. Sức mạnh của thần điểu Garuda cũng như của Kim Sí Điểu vương so với các sinh vật khác giống như sự vững chãi của cây đại thụ nghìn vạn năm so với những loài cỏ dại yếu ớt.

Nếu tính bằng con số của người đời nay, thì Kim Sí Điểu vương thân cao ngót 160.000 km, sải cánh dài 80.000 km, đủ sức kẹp ngọn Hymalaya để ném ra khỏi tầm mắt của mặt trời (thần Surya).

Nhưng sức mạnh ấy lại xuất phát từ một... khoảng không im lặng! Thật vậy, mọi tướng trạng lớn nhỏ trong vũ trụ, từ hạt bụi li ti đến thân hình cao to khổng lồ của thần điểu Garuda, của Kim Sí Điểu vương, được những bản kinh tối cổ của Ấn Độ như Upanishad giải thích qua chuyện kể thâm trầm, như tóm lược dưới đây: Một vị đại sư đưa đệ tử của mình đi thọ giáo 12 năm về kinh Veda. Đệ tử ấy học thông thuộc Veda rồi trở về đầy vẻ kiêu căng. Để giúp anh ta tiêu trừ lòng tự mãn và khai mở trí tuệ cho anh, một hôm vị đại sư kêu anh đến hỏi: "Cái gì làm nên vũ trụ, hình thành Tự ngã của con? Cái gì nhỏ hơn hạt cải, hạt kê, nhưng cũng lại lớn hơn trái đất, bầu trời?". Anh ta ngẩn người, không trả lời được, vì lâu nay chỉ biết học thuộc kinh sách, chứ chưa biết sống theo những giáo huấn tuyệt vời trong đó. Bấy giờ, đại sư ôn tồn bảo: "Này, con hãy ra lượm một quả vả của cây vả to lớn ngoài sân kia đem vào đây". Xong, đại sư bảo: "Con hãy tách quả vả ra". Anh bắt đầu bóc vỏ. Lại bảo: "Hãy bóc nữa, con thấy gì trong đó?". Thưa: "Dạ trong đó có các hạt vả". Bảo tiếp: "Con hãy tách một hạt ấy xem có gì?". Anh lại lấy tay tách nhẹ một hạt, và tách mãi, cuối cùng bạch sư phụ: "Thưa thầy, trong lòng của hạt vả này là cái mầm. Giữa cái mầm tí hon kia là một khoảng không rất nhỏ, nó không có gì hết". Nghe xong đại sư dạy: "Này con, chính cái không có gì hết ấy đã làm nên sự hiện hữu của cây vả to lớn kia. Con và mọi sinh linh khác cũng vậy, tất cả đều xuất hiện từ cái không có gì hết nghĩa là từ một khoảng không rất nhỏ - khoảng không khiêm tốn, vô hình - nhưng tràn ngập trong cõi đời này và tạo nên nguồn sống. Cái ấy chính là con. Chính là Tự ngã của con, chứ không phải kinh sách, văn tự và trí nhớ suông mà con đang ôm giữ!". Giáo huấn trên có thể chiêm nghiệm khi đối diện trước các tượng thờ bằng đá có tạc thần điểu Garuda, thần sấm sét Indra, thần chết Yama, thần hạnh phúc Ganesha... (Còn tiếp)

Giao Hưởng

------------------------

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn tượng làm tôi suy ngẫm và mạnh dạn chia sẻ với quý vị và anh chị em bắt đầu chính ở đoạn này:

Nhưng sức mạnh ấy lại xuất phát từ một... khoảng không im lặng! Thật vậy, mọi tướng trạng lớn nhỏ trong vũ trụ, từ hạt bụi li ti đến thân hình cao to khổng lồ của thần điểu Garuda, của Kim Sí Điểu vương, được những bản kinh tối cổ của Ấn Độ như Upanishad giải thích qua chuyện kể thâm trầm, như tóm lược dưới đây: Một vị đại sư đưa đệ tử của mình đi thọ giáo 12 năm về kinh Veda. Đệ tử ấy học thông thuộc Veda rồi trở về đầy vẻ kiêu căng. Để giúp anh ta tiêu trừ lòng tự mãn và khai mở trí tuệ cho anh, một hôm vị đại sư kêu anh đến hỏi: "Cái gì làm nên vũ trụ, hình thành Tự ngã của con? Cái gì nhỏ hơn hạt cải, hạt kê, nhưng cũng lại lớn hơn trái đất, bầu trời?". Anh ta ngẩn người, không trả lời được, vì lâu nay chỉ biết học thuộc kinh sách, chứ chưa biết sống theo những giáo huấn tuyệt vời trong đó. Bấy giờ, đại sư ôn tồn bảo: "Này, con hãy ra lượm một quả vả của cây vả to lớn ngoài sân kia đem vào đây". Xong, đại sư bảo: "Con hãy tách quả vả ra". Anh bắt đầu bóc vỏ. Lại bảo: "Hãy bóc nữa, con thấy gì trong đó?". Thưa: "Dạ trong đó có các hạt vả". Bảo tiếp: "Con hãy tách một hạt ấy xem có gì?". Anh lại lấy tay tách nhẹ một hạt, và tách mãi, cuối cùng bạch sư phụ: "Thưa thầy, trong lòng của hạt vả này là cái mầm. Giữa cái mầm tí hon kia là một khoảng không rất nhỏ, nó không có gì hết". Nghe xong đại sư dạy: "Này con, chính cái không có gì hết ấy đã làm nên sự hiện hữu của cây vả to lớn kia. Con và mọi sinh linh khác cũng vậy, tất cả đều xuất hiện từ cái không có gì hết nghĩa là từ một khoảng không rất nhỏ - khoảng không khiêm tốn, vô hình - nhưng tràn ngập trong cõi đời này và tạo nên nguồn sống. Cái ấy chính là con. Chính là Tự ngã của con, chứ không phải kinh sách, văn tự và trí nhớ suông mà con đang ôm giữ!".

Đây chính là sự miêu tả gián tiếp bằng hình tượng của Tính thấy trong minh triết Phật giáo và Thái cực trong Lý học Đông phương. Như vậy, khái niệm về một trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, cái có trước vạn vật, nó làm nên "vũ trụ" "hình thành Tự ngã", nó "nhỏ hơn hạt cải, hạt kê, nhưng cũng lại lớn hơn trái đất, bầu trời". Chúng ta cũng biết rằng Kinh Vệ Đà có trước cả tư duy minh triết của Phật giáo. Đây chính la dấuu ấn còn lại của sự nhận thức vũ trụ từ một nền văn minh tối cổ đã bị hủy diệt, mà phần còn lại có thể phục hồi được nhân danh nền văn hiến Việt chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - một lý thuyết thống nhất vũ trụ, được phát hiện từ nền văn minh cổ xưa đó.

"Này, con hãy ra lượm một quả vả của cây vả to lớn ngoài sân kia đem vào đây". Xong, đại sư bảo: "Con hãy tách quả vả ra". Anh bắt đầu bóc vỏ. Lại bảo: "Hãy bóc nữa, con thấy gì trong đó?". Thưa: "Dạ trong đó có các hạt vả". Bảo tiếp: "Con hãy tách một hạt ấy xem có gì?". Anh lại lấy tay tách nhẹ một hạt, và tách mãi, cuối cùng bạch sư phụ: "Thưa thầy, trong lòng của hạt vả này là cái mầm. Giữa cái mầm tí hon kia là một khoảng không rất nhỏ, nó không có gì hết".

Tôi nhận thấy rằng: Quả vả chỉ là một hình tượng, một dạng tồn tại của vật chất. nó được chia nhỏ, chia nhỏ mãi và đến tận cùng thì không có gì hết. Đó là một thực tại - vật chất không thể chia nhỏ mãi. Điều gì sẽ xảy ra với thì nghiệm đi tìm "Hạt của Chúa"? Khi vật chất không thể chia nhỏ mãi.

Phải chăng tất cả những giá tri học thuật cổ Đông phương đang ẩn náu trong cổ tích, thần thoại, chuyện ngũ ngôn và trong các bản văn thế hiện tính minh triết của nó?

Vài lời chia sẻ. Cảm ơn sự quan t6am của quí vị và anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay