langkhach

Đổng Công Tuyển Trạch - Sách Chọn Ngày Tốt

31 bài viết trong chủ đề này

chào cụ

Chào anh Liêm Trinh.

Vấn đề trao đổi học thuật trong mục "Đổng công tuyển ..." - Tôi có hỏi về ngày 1/10/2010 là ngày - được quan niệm như thế nào đối với sách "Đổng công tuyển ..." ???

Khi thật sự, anh Liêm Trinh có Chức năng & Nhiệm vụ được giao, thì phương pháp tiếp cận v/đ như vậy, thường không đem lại hiệu quả khi "phá án", Tại sao vậy ? Bài học của năm thứ nhất là: "Bảo vệ từ xa" => "chặt đầu rắn" ...v.v...

Mong rằng, Tôi nhận thức được điều anh được quyền công bố !!!

Hà Uyên.

Nói chung liêm trinh nghiên cứu nhưng vẫn chọn ngày theo phương châm ngày nào làm được nhiều việc nhất là ngày tốt nhất mà thôi. Liêm trinh vẫn nghĩ những ngày lễ hội đông người tụ họp cần nhất là thời tiết đẹp và đặc biệt trời không mưa,vấn đề hóa giải trời mưa khoa học hiện đại đã làm được rồi cụ ạ.

Liêm trinh không có thói quyen nghi ngờ những gì mà cả một hệ thống tinh hoa đã nghiên cứu tổng kết kiểm chứng đạt độ chính xác cao qua thực tiễn.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính các bậc tiền bối !

Cũng có thể ngày này được chọn theo sách này

HỨA CHÂN QUÂN NGỌC HẠP KÝ

(ĐÂY LÀ BÀI ĐẦU NGỌC HẠP )

Ông Hứa Chân thấy người đổi tác phúc thi nguyện , bái biểu thượng chương , làm chay , hoặc có kẻ được phúc , có kẻ tội (tai họa ) có nhà lê cầu đảo lại sinh ra tại họa , phá tận con cháu như thế là tại sao ? Vì thế ông Chân Quân xét trong bản án Thiên Tào , chỉ vì những kẻ không biết chọn ngày mà trung tiến tiên tổ , không biết những ngày lục giáp (trong vòng 60 ngày ) lục giáp tuần , trong các vì sao hoặc ở địa phủ hoặc ở nhân gian , đi trí phạm phải mà con cháu phải chịu tai họa , vì vậy ngài Chân Quân mới chép rành rẽ làm quyển Ngọc Hạp này để cho những vị Quốc sư đạo xài nhân dân , mỗi khi muốn kế tự , cầu thân , lễ phật , tránh những ngày Thiên cách , Tuần cách , Quỷ cách trong vòng lục giáp (60 ngày ) Lục giáp tuần trung ấy thì tự nhiên biết được cát hung vậy.

.

VIETHA thân mến

Cảm ơn bạn, chúng ta cùng thanh đàm khi mùa Xuân mang theo "sinh khí" đến cho sự sống !

Đứng trên quan điểm về "tinh -tú", Tôi hiểu "tinh" gồm có ngũ tinh - còn đối với "tú" thỉ đương nhiên là Nhị thập bát tú rồi. Vậy thì đối với "thần" (sao), thì xét như thế nào ? Cho nên, cũng phải xét đến đồng thời cả ngày lẫn đêm, có nghĩa rằng: tinh - tú - thần. Do vì, ngày - đêm là một nhịp điệu đồng thời.

Cũng một quan điểm, khi xem xét đến ngày 1/10/2010 như sau:

Ngày 1 dương lịch, tháng 10 năm 2010 (DL) tức là ngày: GIÁP Thân, tháng Ất Dậu năm Canh Dần.

Đây là ngày, tháng, năm mà đa phần là Kim, Mộc xung khắc - do đó, ngày GIÁP gặp tháng Dậu, ngày Thân (đa Kim) có can Canh lộ ở thiên can hợp Ất hóa Kim nữa bằm dập là tượng bất cập nhu nhược nhưng lại cố chấp, hành động thì thiếu quả đoán do suy nghĩ quá nhiều và khi đến nơi đến chốn thì lại hối tiếc. Do có Thân, Dậu là Quan - Sát hỗn hợp nên thiếu quy củ và lại có sự bất chính trong nội bộ giai do Ất ngã theo chiều gió Canh kim (sát phạt nặng) ...

Còn việc gốc rễ là do chi niên Dần làm gốc cho GIÁP bám mà kháng cường lực của Canh Kim nhưng nhật thần lại là Thân cũng là nguồn Thiên Khắc Địa Xung. Vì đây là ngày lễ:

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội;

Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam và Thăng Long-Hà Nội;

Triển lãm các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật qua các thời kỳ;

Chương trình văn hóa nghệ thuật tổng hợp do chuyên gia quốc tế đạo diễn;

Lễ ra mắt Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” và công bố kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giá trị lịch sử-văn hóa 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”

v.v...

Cho nên ý nghĩa bám vào gốc rễ là bắt buột dẫu cho có bị bằm dập đủ thứ cùng phải bám. Như có thêm giờ Dần (tuy có xung với chi ngày) khai mạc buổi lễ với chữ Bính can giờ khắc chế được Canh Sát tàng trong Thân càng đỡ. Thực ra, nếu như không phải là năm Dần thì ngày GIÁP Thân ví như gổ chất đống ngâm trong nước nên lâu mới tốt nhưng vì có gốc rề ở trụ Năm đại diện cho Tổ Tiên thì làm gì làm cũng phải duy trì "Thăng Long ngàn năm văn hiến" vậy. Phải chịu đựng để tàng lá còn che rợp giá trị lịch sử-văn hóa Việt Nam.

(Tân) trong nguyệt lệnh Dậu là CHÁNH QUAN đại diện cho địa vị, danh giá, sự nghiệp thuộc về VĂN không như (Canh tàng, lộ) của Nhật thần và niên can nghiêng về VÕ nên ứng hợp trong vấn đề kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Khi xét tới ngày 2/9/1945, thì cũng là ngày Giáp Thân, với số ngày gồm 23770 ngày - có nghĩa rằng: phải có ngày Quốc khánh - Độc lập Dân tộc => thì mới có ngày Kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hạ long. Khi lấy số tích kể từ ngày 2/9/1945 gồm 23770 ngày này, ứng dụng vào một số môn Học thuật Đông phương, thấy cũng mang nhiều hàm ý chiêm nghiệm vậy.

Cảm ơn VIETHA đã quan tâm.

Hà Uyên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các phép chọn ngày nhiều lắm, nhưng theo các thầy giỏi ở Hà Nội thì người Tàu hiện chỉ theo:

1. Đổng công tuyển trạch nhật yếu lãm.

2. Hiệp kỷ biện phương thư: Sách do nhà xuất bản văn hóa - thông in ấn hành năm 2008. Chỉ cần xem phần lập thành (cho 12 tháng x 60 ngày can chi) từ trang 317 đến 586 của cuốn 2.

3. Tụ bảo lâu: Nhà sách Hiến Chương - Bắc Kinh (chưa dịch Việt ngữ).

Ngoài ra các thày theo môn phái nào thì kết hợp với chọn ngày theo kiểu riêng của môn phái đó như: Huyền Không, Lục Nhâm đại độn, Thái Ất, v.v...

Dân ta hiện nay hay dùng nhiều phép chọn ngày được ấn hành ở Sài Gòn trước 1975, như ngày Thanh Long Hoàng Đạo - đây là cách chọn ngày tốt của một dòng họ ở Vân Nam, Người Trung Hoa coi thường và không thèm dùng.

Mời mọi người download bản dịch Đổng Công có chua chữ Tàu và âm Hán Việt tại đây:

http://www.mediafire.com/?tzoonmdgytm

hoặc:

http://www.mediafire.com/file/tzoonmdgytm/Dong cong tuyen trach nhat yeu lam.pdf

Bản này vẫn chưa hoàn thiện, khi nào hoàn thiện tôi lại up tiếp !

Vì có chua chữ Tàu nên tôi để vào file có định dạng đuôi .pdf, định dạng này mọi người xem được luôn nếu máy đã cài Adobe Acrobat mà không phải cài font phức tạp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Langkhach.

Tôi xin phép được đưa bài viết của bạn - chắc còn tiếp tục - ra trang chủ của diễn đàn. Riêng trong mục này, tôi đưa lên hạng "Những bài viết cần chú ý".

Một lần nữa xin cảm ơn tác giả - Bác Lê Văn Sửu và Langkhach.

thầy Thiên Sứ cho hỏi: vậy tài liệu về đổng công tuyển trạch yếu dụng theo đ][ngf link trên có dịch đúng không ahj, hay là phải copy lại phần mà anh Lang khách viết và dịch lại vậy thầy, thầy trả lời sớm giúp tuấn anh với nhé, vì tuấn anh bây giờ đang xem và theo sách doawload về từ đường link trên "Mời mọi người download bản dịch Đổng Công có chua chữ Tàu và âm Hán Việt tại đây:

http://www.mediafire.com/?tzoonmdgytm

hoặc:

http://www.mediafire.com/file/tzoonmdgytm/Dong cong tuyen trach nhat yeu lam.pdf

"

thầy nhé. rất mong thầy sớm giúp đỡ trả lời giùm. Tuấn Anh chân thành cảm ơn thầy nhiều!

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

thầy Thiên Sứ cho hỏi: vậy tài liệu về đổng công tuyển trạch yếu dụng theo đ][ngf link trên có dịch đúng không ahj, hay là phải copy lại phần mà anh Lang khách viết và dịch lại vậy thầy, thầy trả lời sớm giúp tuấn anh với nhé, vì tuấn anh bây giờ đang xem và theo sách doawload về từ đường link trên "Mời mọi người download bản dịch Đổng Công có chua chữ Tàu và âm Hán Việt tại đây:

http://www.mediafire.com/?tzoonmdgytm

hoặc:

http://www.mediafire.com/file/tzoonmdgytm/Dong cong tuyen trach nhat yeu lam.pdf

"

thầy nhé. rất mong thầy sớm giúp đỡ trả lời giùm. Tuấn Anh chân thành cảm ơn thầy nhiều!

Trân trọng

Tôi chưa có thời gian kiểm tra và không phải biên tập viên của cuốn sách này. Đây là tài liệu tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hanoi, được tổ chức trọng thể vào sáng ngày 1/10/2010.

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/...mp;cn_id=344857

Ngày 1-10 không biết có phải là ngày đẹp không (???),

Cũng là ngày Quốc khánh nước CHND Trung Hoa. (!!!)

- Ngày 10/6/2009 là ngày Chính phủ ký quyết định chính thức về ngày Đại lễ dân tộc.

- Ngày 10/6/2009 là ngày 18/5 Việt lịch, nhằm ngày Bính Tuất, tháng Canh Ngọ, năm Kỷ Sửu. Ngày tiết Mang chủng - ngày "Tiết phạm" theo Lục Nhâm. [Huyền yếu tiết phạm]

Share this post


Link to post
Share on other sites