Rubi

Đồ Họa Âm Dương Ngũ Hành

4 bài viết trong chủ đề này

Chào mừng tất cả các độc giả ghé thăm gian trưng bày này của Rubi.

Các độc giả kính mến!

Rubi tạo gian trưng bày "ĐỒ HỌA ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH" để trưng bày các hình bảng minh họa sự phát kiến và chỉnh lý các vấn đề về Âm dương Ngũ hành. Các chỉnh lý do Rubi thực hiện và tự minh hoạ, kiến thức cơ bản và nhất là sự ứng dụng của Rubi còn nhiều hạn chế, vậy các độc giả xem nếu có góp ý thì Rubi cũng rất cảm ơn. Rubi cũng xin cảm ơn tất cả các khách quý đã thăm quan gian trưng bày.

Kính mến!

Thông tin về trang nguồn

Trang đích trưng bày là các diễn đàn lý học, đặc biệt là Diễn đàn Lý học Đông phương.

Trang nguồn, hiện tại Rubi xác định là http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikimedia.

Kết nối chủ đề liên quan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các độc giả kính mến!

Không như nội dung ở chủ đề cùng tên đã tạo trước đây, ở chủ đề này, lần này Rubi sẽ song song phát triển minh họa theo hai hướng, hai hướng phát triển cho cùng một vấn đề. Trong hai hướng này, cần kết luận hướng nào là đúng, hướng nào không đúng, đây là một kết luận mà hiện tại chưa thể làm được. Theo các biểu hiện nguyên lý trong các sách lý học từ trước tới nay thì Rubi thấy hai hướng này đều tồn tại:

-Hướng thứ nhất là theo nguyên lý Bát quái Tiên thiên ứng với Hà Đồ, với một ví dụ yếu tố: "Quái Càn có tính chất Âm dương Ngũ hành là Dương Thái dương Kim".

-Hướng thứ hai là theo nguyên lý Bát quái Tiên thiên ứng với Lạc Thư (thêm số 10 vào Trung cung), với một ví dụ yếu tố: "Quái Càn có tính chất là Âm dương Ngũ hành là Dương Thái Dương Hoả".

Theo hướng thứ nhất, các nguyên lý còn lại có thể chứng minh cho nó có triển vọng cần quan tâm và phát triển. Theo hướng thứ hai, các nguyên lý có vẻ có sự truyền thừa từ trước tới nay. Tuy là có biểu hiện theo cả hai hướng nhưng hệ thống nguyên lý đang tồn tại từ trước tới nay của mỗi hướng đều như có vẻ chưa được hoàn chỉnh.

Quá trình phát triển sự chỉnh lý theo hướng thứ nhất của Rubi đã tạo ra những yếu tố cần nắm bắt để tiếp cận chỉnh lý theo hướng thứ hai. Việc nghiên cứu để đi đến kết luận hướng nào là đúng trong hai hướng trên là một yếu tố nền tảng để phát triển chỉnh lý hệ thống Âm dương Ngũ hành. Các bước ứng dụng chỉnh lý được áp dụng chung cho cả hai hướng thì Rubi sẽ dần dần trình bày cụ thể tiếp sau. Ví dụ bước ứng dụng chình lý được áp dụng chung cho cả hai hướng là: "Tiên thiên Bát quái ứng với Âm dương Ngũ hành Tương sinh".

Các độc giả kính mến, Rubi nói trước như vậy để mọi người dễ tiếp cận với nội dung trong chủ đề này. Rubi xin trận trọng cảm ơn các độc giả tham quan cũng như phát biểu ý kiến góp ý.

Kính mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUỸ ĐẠO BỐN MÙA

Các độc giả kính mến!

Tài liệu ảnh này với mục đích sưu tầm nghiên cứu xác định cách định vị hình bảng Âm dương Ngũ hành Tương sinh.

Posted Image

Kích thước xem thử: 240x240 điểm ảnh

Độ phân giải tối đa (700 × 700 điểm ảnh, kích thước: 190 kB, định dạng MIME: image/jpeg)

Liên kết dự phòng

Đặc tính hình

Tập tin này có chứa thông tin về nó.

Chi tiết cao cấp

Hướng: Thường

Phân giải theo bề ngang: 72 dpi

Phân giải theo chiều cao: 72 dpi

Phần mềm đã dùng: Adobe Photoshop CS4 Windows

Ngày giờ sửa tập tin: 19:53, ngày 17 tháng 1 năm 2010

Không gian màu: sRGB

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP XEM SAO

Posted Image

Kích thước xem thử: 240x240 điểm ảnh

Độ phân giải tối đa (700 × 700 điểm ảnh, kích thước: 247 kB, định dạng MIME: image/jpeg)

Liên kết dự phòng

Đặc tính hình

Tập tin này có chứa thông tin về nó.

Chi tiết cao cấp

Hướng: Thường

Phân giải theo bề ngang: 72 dpi

Phân giải theo chiều cao: 72 dpi

Phần mềm đã dùng: Adobe Photoshop CS4 Windows

Ngày giờ sửa tập tin: 08:43, ngày 19 tháng 1 năm 2010

Không gian màu: sRGB

Thiên văn học cổ Đông phương-Nguồn: nhantu.net

Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng:

- Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão).

- Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ).

- Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu).

- Nửa đêm (giờ Tí).

Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy.

Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy:

Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.

- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc.

- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.

- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn.

- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.[1]

Và ông kết luận:

- Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân.

- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu.

- Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông.

- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ.

Rubi:

Rubi thấy thời điểm quan sát Sáng Xuân và Chiều Thu là tương đồng tạo nên điểm thứ nhất, và, thời điểm quan sát Ngày Hè và Đêm Đông là tương đồng tạo nên điểm thứ hai. Nối điểm thứ nhất với điểm thứ hai sẽ được một trục, gọi là trục gì thì Rubi chưa nghĩ ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites