HungNguyen

Tử Cấm Thành Do Người Việt Thiết Kế

19 bài viết trong chủ đề này

Phim tư liệu: Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa

Posted Image

(Vietinfo) Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Bộ phim “Tử Cấm Thành : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay :

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này : Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

Gần đây, Trung Quốc được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TQ đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

Tại các nước láng giềng, TQ càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử.

Mối bang giao “hữu hảo” giữa TQ và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Chủ nhật 1 tháng 11 năm 2009, tại hội trường Madison District Government Center, số 6507 Clumbia Pike, Annandale, VA 22312 (vùng thủ đô Hoa thịnh đốn), có một cuộc hội thảo liên quan đến mối giao hảo Tàu Việt trong bối cảnh toàn cầu. Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động khắp nơi cùng xuất hiện để cùng mọi người quan tâm đến tương lai đất nước, thảo luận, trao đổi.

http://vietinfo.eu/875/75812/phim-tu-c%E1%...ot-bao-chua.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc Nguyễn An xây Tử Cầm Thành thì từ hồi tôi học lớp 6 trường Thăng Long - Ngõ Trạm Hanoi, cô giáo dãy Sử đã nói "Tử Cấm Thành Bắc Kinh là do Nguyễn An xây" - nhưng chỉ là nói miệng, không phải chương trình dạy chính thức. Tuy nhiên, ngoài cô giáo tôi nói ra thì không thấy sách vở nào nói đến nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đọc thấy tài liệu này sư phụ ạ, Ngoài ra trên VTV chương trình Thăng Long nhân kiệt cũng có một chương trình riêng về Nguyễn An, ngoài ra bác con nhà sử học Đinh Xuân Lâm cũng có nói đến chi tiết này.

--------------------------------------

Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc).

Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác" cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Quốc). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám.

Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.

Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: "Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý.

Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.

Như vậy là việc kiến trúc sư Nguyễn An xây thành chắc lấy từ trong sách của ông Dương Sỹ Kỳ kể về việc xây thành Bắc Kinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến trúc sư Nguyễn An

Nguyễn An, người Việt Nam có công lớn trong việc xây dựng Bắc Kinh

Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành, là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, tọa lạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Khách du lịch quốc tế không ngớt tới đó thăm viếng, trầm trồ khen ngợi, nhưng ít ai biết rằng công trình đó có sự đóng góp quan trọng của một người Việt Nam vào thời nhà Minh, đó là Nguyễn An.

Một số bài báo và sách vở của Trung Quốc và Đài Loan cung cấp tư liệu cho chúng ta về Nguyễn An như: “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm thái giám Nguyễn An, người An Nam” đăng trên tuần san sử địa Cái Thế, xuất bản ngày 11-11-1947 tại Thiên Tân. “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Đại Bắc Kinh” đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2-2-1950 tại Thiên Tân. “Sự đóng góp cho Trung Quốc của người Giao Chỉ đời Minh” trích trong tạp chí Học Nguyên của Hồng Công và sau này được đưa vào sách “Minh sử luận tùng” xuất bản tại Đài Loan.

Năm 1407, Trương Phụ, tướng của nhà Minh đem quân sang nước ta, lúc đó gọi là An Nam, với danh nghĩa giúp nhà Trần đánh nhà Hồ, bắt được cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương giải về Trung Quốc (Hồ Quý Ly bị an trí ở Quảng Tây, còn Hồ Hán Thương nhờ giỏi về binh khí, được cho làm quan, năm 1445 thăng đến chức Công Bộ thị lang, tương đương Thứ trưởng Bộ Công nghiệp ngày nay). Theo lệnh của Minh Thành Tổ, Trương Phụ khôi phục lại tên Giao Chỉ của nước ta như đời Hán, và tuyển chọn nhân tài có học vấn 9.000 người, cùng với 7.700 nghệ nhân đưa về Trung Quốc để xây dựng kinh đô. Ngoài ra, ông ta còn chọn một số thanh thiếu niên thông minh, tuấn tú, đưa về Nam Kinh đào tạo thành thái giám để phục vụ trong cung. Trong số đó có một vài người tài giỏi, nổi bật là : Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An. Đó là duyên cớ khiến Nguyễn An đến triều đình nhà Minh, thân cận với hoàng đế Minh triều và được tin dùng nhờ kiến thức và tài năng siêu việt.

Thái giám người Giao Chỉ là một thế lực đáng kể tại triều đình nhà Minh. Phạm Hoành là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc. Nguyễn An được các vua Thành Tổ, Anh Tông tin dùng, giao cho trọng trách tiếp nối các công trình xây dựng Bắc Kinh.

Để hiểu hơn về công việc của Nguyễn An, ta điểm qua một chút về sử đời Minh. Năm 1368 Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên, lên ngôi hiệu là Minh Thái Tổ, đóng đô ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Minh Thái Tổ băng hà, thái tử mất sớm, thái tôn (cháu đích tôn) lên ngôi hiệu là Huệ Đế, năm 1399 bị Yên Vương Chu Lệ là con thứ của Chu Nguyên Chương cướp ngôi. Chu Lệ lấy hiệu là Minh Thành Tổ, năm 1421 dời đô về Bắc Bình là kinh đô cũ của nhà Nguyên, đổi tên là Bắc Kinh, rồi giao Nguyễn An trông coi việc kiến thiết đô thành. Sách “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” chép rằng đời vua Minh Anh Tông có hạ lệnh cho thái giám Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu Bắc Kinh và làm đốc công xây dựng tường thành Bắc Kinh. Sách “Thủy Đông nhật ký” của Diệp Thịnh đời Minh ghi rằng: “Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương, đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua chỉ là những người thừa hành phận sự, thực hiện những công trình do Nguyễn An quy hoạch, thiết kế ra đó thôi”. Trong 9 cửa thành lầu nói trên, ngày nay còn tồn tại cửa Chính Dương còn gọi là Tiền Môn ở phía nam quảng trường Thiên An Môn.

Còn 2 cung, 3 điện là một quần thể kiến trúc to lớn của Cố Cung Bắc Kinh. Hai cung là Càn Thanh Cung và Khôn Ninh Cung. Ba điện là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân xây lần đầu hoàn thành năm 1420 (đời Minh Thành Tổ) nhưng qua năm sau bị sét đánh cháy rụi. Mãi 20 năm sau, đến đời vua Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) mới sai Nguyễn An thiết kế xây dựng lại. Sách “Chính Thống thực lục” ghi: “Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), hai cung, ba điện xây dựng hoàn thành, nhà vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo mỗi người 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền”. (Ba điện này đến năm 1557 bị cháy một lần nữa, thiệt hại nặng nề, đời Gia Tĩnh thứ 38 (1559) được khởi công xây dựng lại, 3 năm sau hoàn thành, đến 1645 - đời Thuận Trị năm thứ 2 nhà Thanh - được đổi tên thành điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa như ngày nay). Tháng 4 năm sau (1442), vua Anh Tông ra lệnh cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) đời Cảnh Đế, sông Hoàng Hà tại vùng Trương Thu, Sơn Đông, bị vỡ đê, triều đình lại cử Nguyễn An đi trị thủy, không may ông bị bệnh mất trên đường công tác. Mặc dù giữ cương vị quan trọng, công lao to lớn, nhưng ông sống thanh bạch, khi mất trong nhà không có tới 10 lạng bạc, tài năng và phẩm hạnh thanh cao của ông khiến người đương thời rất khâm phục và cảm mến.

THIẾU BÌNH (Theo Minh sử, TQ sử lược)

Đoạn này giống như Thăng Long nhân kiệt đã nói về việc Nguyễn An bị đi đày sang Trung Quốc làm tù binh nhưng lại rất được trọng dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự đã được đề cập đến rất lâu rồi, độ vang cũng khá rộng nhưng nghe thuật lại, một số du khách Việt trong và ngoài nước biết chuyện cố tình hỏi thì hướng dẫn viên TQ không bao gờ nhắc đến tên nhà KTS Việt kiệt xuất này và hình như bảng giới thiệu di tích lịch sử không hề ghi dòng nào về việc này. Đáng tiếc thay và đáng hổ thẹn thay cho lớp con cháu người Việt, có của báu mà không dám nhận, hay không biết đòi ??

................................................................................

Tham khảo

Bắc Kinh trở thành thủ đô của nước Tầu từ năm 1420. Du khách viếng Trung Hoa từ hơn 500 năm qua đều hết lời khen ngợi kiến trúc độc đáo của thủ đô này. Tác giả công trình kiến trúc thủ đô Bắc Kinh ấy là người Việt Nam: Nguyễn An.

Bài viết này gồm các tiết mục:

1. Sơ lược giai đoạn lịch sử Tầu Việt.

2. Từ Yên kinh đến Bắc Kinh.

3. Nguyễn An là ai?

4. Công trình kiến trúc thành Bắc Kinh.

Posted Image

Nhiều sử gia Trung Hoa cho rằng ngày nay dân thành Bắc Kinh

nên làm lễ ghi ơn công trình sư Nguyễn An, người Việt Nam, đã vẽ kiểu

và xây kinh đô Bắc Kinh với kiến trúc được công nhận là toàn mỹ.

I. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:

A: SỬ TẦU:

Sau khi đánh bại nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh từ năm 1368 và tồn tại được 277 năm (đến năm 1644).

Chu Nguyên Chương (Thái Tổ) làm vua từ 1368 đến 1398 bị bệnh mất, lập cháu nội đích tôn là Chu Doãn Văn làm hoàng đế (Huệ Đế). Các người con khác của Minh Thái Tổ không phục vị hoàng đế trẻ này nên cử binh tranh ngôi. Triều thần hợp sức giúp Huệ Đế trừ được hầu hết các ông chú của vua trẻ là Chu vương Chu Túc, Tề vương Chu Loại Chi, Tương vương Chu Bách, Đại vương Chu Quế, Đàn vương Chu Tiện. Chỉ trừ Yên vương Chu Đệ, một thế lực mạnh nhất, là còn tồn tại.

Chu Đệ là người như thế nào?

Là con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cùng Mã hậu, Chu Đệ sinh năm 1360, tướng mạo tuấn vĩ, đặc biệt có bộ râu rất đẹp. Được phong làm Yên vương vào năm Hồng Vũ thứ 3 (năm 1370), lúc ông mới được 10 tuổi nhưng phải đơị đến năm 20 tuổi (1380) mới được lãnh đất phong, chính thức trấn giữ Yên kinh (tên cũ của Bắc Kinh).

Chu Đệ nhanh trí, đa mưu, anh dũng quyết đoán, biết trọng hiền đãi sĩ, được thủ hạ kính phục và suy tôn. Chiến công mà vua cha khen ngợi không tiếc lời diễn ra vào năm Chu Đệ 30 tuổi. Bấy giờ Chu Đệ cùng Tấn vương Chu Phong được lệnh cất quân đánh Thái úy Nãi Nhi Bất Hoa (Mông Cổ). Trong lúc Tấn vương chần chừ vì sợ, một mình Chu Đệ dẫn quân vượt cửa Cổ Bắc, tiến thẳng đến Di Đô Sơn. Nhờ Đệ biết lợi dụng thời cơ xuất quân tấn công trong lúc tuyết băng phủ kín đất trời, đã khiến Nãi Nhi Bất Hoa trở tay không kịp, phải nộp thành đầu hàng.

Khi vua cha băng hà, biết Huệ Đế muốn tóm thâu quyền bính về một mối, Chu Đệ giả điên nhưng trong bóng tối âm thầm củng cố binh lực, chờ cơ hội. Khi nhà vua trẻ phải đối đầu với nhiều thế lực, kinh thành lúc nào cũng rối loạn. Chu Đệ giương cờ bình nạn, lấy danh nghĩa thảo phạt gian thần ngay từ tháng 10 năm 1399 (năm đầu tiên của vua Huệ Đế, niên hiệu Kiến Văn), nhưng kỳ thật là dấy binh làm loạn, cướp ngôi vua từ tay cháu của mình. Đến năm 1402 , Chu Đệ tiến quân thẳng vào kinh đô, bức Huệ Đế phải phóng hỏa thiêu hủy cung điện.

Chu Đệ chính thức lên ngôi vào tháng 6 năm 1402, xưng là Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc).

Trong 4 năm khởi loạn, nhờ đám thái giám của Huệ Đế vốn không phục quan lại triều đình trở cờ nội gián, Yên vương Chu Đệ biết rõ nội tình ở kinh đô, một yếu tố then chốt để quyết định thắng bại. Chu Đệ biết ơn đám thái giám này và trọng dụng họ.

Trong số những thái giám được trọng dụng có Nguyễn An, người Việt Nam. Nguyễn An được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trách nhiệm chỉ huy công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh từ năm 1404 và mãi đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất.

B- VIỆT SỬ:

Khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, Hồ Hán Thương cử sứ sang mừng, nhân thể xin nhà Minh phong tước cho. Vua nhà Minh cử Dương Bột sang sứ nước ta phủ dụ, và phong cho Thương làm An Nam quốc vương. Từ đấy, sứ thần nhà Minh sang nước ta thường xuyên, chủ yếu là hạch sách, đòi cống nạp, giữ phận chư hầu. Trong số cống nạp, theo lệ, nhà Minh bắt xứ ta phải nạp cho họ các hạng người tài giỏi.

Đúng vào năm Nguyễn An lãnh nhận việc xây dựng thành Bắc Kinh (1404), Hồ Hán Thương sai Phan Hòa Phủ đi sứ sang chầu nhà Minh, dâng voi làm lễ cống.

Vì cha của Hán Thương là Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần nhưng cha con họ Hồ khéo che dấu, ban đầu bịt mắt được sứ nhà Minh nhưng sau triều Minh đã biết rõ thực hư, muốn gây việc binh đao.

Vào mùa xuân năm 1405, Minh Thành Tổ sai sứ sang nước ta đòi lại đất mà họ nói là ta đã chiếm của họ. Nguyên trước đây khi Hồ Quý Ly mới cướp ngôi, Hoàng Quảng Thành, thổ quan châu Tư Minh, tâu với vua Minh rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh, bị An Nam lấn chiếm. Vua Minh cho sứ sang đòi đất này nhưng Quý Ly không nghe. Đến nay (1404), Minh Thành Tổ lại sai sứ sang ta đòi lại đất ấy. Bấy giờ cha con Quý Ly sai Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ (sứ thần có trách nhiệm cắt đất). Hối Khanh bèn cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh.

II. TỪ YÊN KINH ĐẾN BẮC KINH:

Hai cha con Chu Nguyên Chương và Chu Đệ đều lấy đất dấy nghiệp đặt làm kinh đô.

Cha thì chọn Nam Kinh (nay thuộc Giang Tô), vốn là cố đô của Lục triều và Nam Đường xưa kia, làm kinh đô. Với Chu Nguyên Chương, biến cố năm 1356 khi ông đem quân đánh chiếm Nam Kinh, tỏ lộ chí lớn cho bàn dân thiên hạ biết, tự xưng là Ngô Quốc Công. Từ đây, Nam Kinh trở thành đại bản doanh để ông phát triển lực lượng, từ đó dựng nên nghiệp đế. Nam Kinh được làm thủ đô nhà Minh ngót 50 năm.

Con thì chọn Yên kinh bởi vì đây là đất phong của Chu Đệ. Từ đây lực lượng chủ lực của Chu Đệ được hình thành. Chiến công diệt Mông hiển hách của Chu Đệ cũng được xuất phát từ địa bàn này và qua mấy chục năm liền khổ công vun đắp, không còn nơi nào sánh bằng. Thứ đến, việc Chu Đệ dời đô về Yên kinh còn có chủ đích làm giảm thế lực của Huệ Đế, vị vua trẻ mới bị mất ngôi và không biết sống chết như thế nào. Cuối cùng, ở vào giai đoạn lịch sử này, Tầu còn đang phải đối đầu với Mông Cổ ở phương Bắc, Nam Kinh nằm xéo về phía Nam trong khi Yên kinh nằm về phương Bắc nên có nhiều ưu thế hơn.

Muốn dời đô, trước hết phải di dân. Đó là việc Chu Đệ làm trước hết, ngay sau khi lên ngôi. Vào năm 1403, đổi Yên kinh thành Bắc Kinh. Đến năm 1404 giao cho Nguyễn An làm tổng kiến trúc sư xây dựng thủ đô Bắc Kinh đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất. Từ đó đến nay Bắc Kinh luôn được chọn làm thủ đô của nước Tầu. (Cụm từ “kiến trúc sư” thật ra chỉ mới có kể từ khi giao tiếp với Tây Phương, vào thời khởi công xây thành Bắc Kinh, Nguyễn An là người vẽ kiểu và chỉ huy công việc xây cất.)

Nguyễn An trở thành thái giám từ lúc nào?

Muốn tìm hiểu nhân vật đặc biệt này, trước hết hãy lược qua về lịch sử hoạn quan triều Minh, một lực lượng mà các sử gia Trung Hoa đánh giá là đông hơn cung tần mỹ nữ. Một câu nói của vua Khang Hy đời Thanh thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn, ghi rằng: “Thời Minh có chín nghìn cung nữ thì nội giám có tới mười vạn người, ăn uống không đủ nên có người bị chết đói.”

Theo sử sách Trung Hoa, hoạn quan có mấy nguồn gốc như sau:

* Những tội phạm chịu nhận hình phạt bị thiến bộ phận sinh dục.

* Triều đình chủ trương tìm các thanh thiếu niên tuấn tú của các chư hầu bắt về thiến để dùng làm hầu cận ở hậu cung.

* Một số người tự thiến để được vào cung (từ khi hoạn quan lên hương, được trọng dụng).

III. NGUYỄN AN LÀ AI?

Minh sử có ghi rằng vào những năm cuối của Minh Thái Tổ và mấy năm đầu của Minh Thành Tổ, Trương Phụ thường đi sứ sang nước ta. Phụ bắt triều đình nhà Hồ phải cống nạp những người tài và nam nhân tuấn tú. Phụ đem những người này về Tầu bắt phải bị thiến để sung vào lực lượng hoạn quan. Những hoạn quan gốc Việt Nam do Trương Phụ bắt về nổi tiếng có Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn An, Nguyễn Lăng.

Tài của Nguyễn An sẽ được đề cập sau. Trong số những người đặc biệt ấy, có người được vua Anh Tông nhà Minh tặng biệt danh “Bồng Lai Cát Sĩ”. Sách chép rằng Phạm Hoằng nhã nhặn, bình tĩnh, thanh nhã, có văn tài, thông tuệ hơn người. Thành Tổ rất thích, biết Hoằng có thể đào tạo được, phá lệ cho Hoằng đọc sách trong cung. Sau Hoằng phục vụ mấy đời hoàng đế, hết thảy các đế đều sủng ái. Anh Tông là người sủng ái Hoằng nhất, đã tặng Hoằng biệt danh siêu phàm thoát tục: “Bồng Lai Cát Sĩ”.

Trong sách “Thủy Động Nhật Ký” của Diệp Thịnh thời Minh có viết: “Nguyễn An cũng gọi là A Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh và 9 cửa lầu, 2 cung 3 điện, 3 phủ 6 bộ đều có nhiều công lao to lớn.”

Sách “Chính Thống Thực Lục” đời Anh Tông ghi: “Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), 2 cung 3 điện hoàn thành, vua ban thưởng cho Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, một vạn quan tiền.”

Minh Sử cũng ghi: “Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh vua Thành Tổ xây dựng thành trì, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo bụng nhẩm tính toán đâu vào đó, kết quả đều đúng kế hoạch dự trù, Công bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành.”

Sách Kinh Kỳ Ký Thắng (tác giả Dương Sỹ Kỳ) đời Minh có ghi thuật công trình kiến trúc quần thể cung điện hoàng đế ở thủ đô Bắc Kinh, đặc biệt ca ngợi biệt tài của Nguyễn An trong công trình tu tạo Cố cung.

Tuần san Sử Địa Cái Thế xuất bản ở Thiên Tân, số đề ngày 11 tháng 11 năm 1947, sử gia lừng danh của Trung Hoa là Trương Tú Dân đã đặc biệt viết nhiều bài ghi ơn công lao của Nguyễn An, trong đó chủ yếu nhắc nhở: “Dân thành Bắc Kinh ngày nay nên kỷ niệm Nguyễn An, vị công trình sư đời nhà Minh, người An Nam.”

Trong bộ sử The Cambridge History of China, phần sử nhà Minh, có ghi lại nhiều chi tiết về việc kiến trúc thành Bắc Kinh, trong đó còn có chú thích Nguyễn An (Juan An - mất năm 1453) bằng chữ Nho nữa. Chúng tôi lược dịch một phần nói về vai trò của kiến trúc sư trưởng Nguyễn An như sau: “... Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vủa Anh Tông.”

Posted Image

Phóng ảnh các trang sách nói đến công trình kiến trúc kinh thành Bắc Kinh

trong bộ sử “The Cambridge History of China, phần Minh sử, Vol. 7, trang 241.

Sách này có khắp các thư viện Hoa Kỳ.

Theo tài liệu biên khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử Đài Loan, tổng kiến trúc sư Nguyễn An đã chỉ huy lực lượng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất suốt 17 năm. Phí tổn về nhân lực và vật liệu thật lớn lao. Trong số những nhân công này có cả 7 ngàn người Việt Nam.

Một số tài liệu khác được biết thêm: Nguyễn An sinh năm 1381 (Tân Dậu) và mất năm 1453 (Quí Dậu), thọ 72 tuổi. Là kiến trúc sư đời Trần Thuận Tông, bị sứ Tầu bắt (người tài) đem về thiến để dùng làm hoạn quan.

IV. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC BẮC KINH:

Kiến trúc sư trưởng Nguyễn An hoạch định việc xây dựng Bắc Kinh gồm 1 vòng thành hình chữ nhật bao quanh cả kinh thành, về hướng Bắc thu nhỏ hơn đại đô 2 km, trái lại về phía Nam thì rộng hơn 1/2 km. Toàn thành có 9 cổng, có 3 lớp vòng thành (tam trùng thành quách).

So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Tầu, hình dáng của Bắc Kinh biến từ vuông vức ra chữ nhật (biến dạng). Sự thay đổi này được đánh giá là do người vẽ kiểu (Nguyễn An) chịu ảnh hưởng tất nhiên của kiến trúc Việt Nam (từ thành Cổ Loa, được xây vào thời An Dương Vương (257-207 trước Công nguyên), có 3 vòng thành).

Một số ghi nhận: Thời Ân Thương, An Ấp là kinh thành (còn gọi là An Dương, nay thuộc Hà Nam), Cảo Kinh đời Chu, Hàm Dương đời Tần, Nam Kinh đầu triều Minh đều được xây bọc quanh bằng 1 hoặc 2 lớp vòng thành. Đến các thời sau kế tiếp, quy hoạch của kinh thành Tầu dựa theo nguyên tắc “tiền triều, hậu thị” (cung điện triều đình phía trước, chợ búa phía sau), thuờng cấu trúc hình vuông.

Công trình kiến trúc đô thành Bắc Kinh được tiến hành như sau:

* Năm 1404, xây thành quách bao quanh Hoàng thành và Đại nội, mở ra 4 cửa: Ngọ môn, cửa chính ở mặt thành Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hòa môn và Tây Hòa môn 2 hai bên. Phía trong Ngọ môn lát đá một quảng rộng hình vuông, giữa đào một con sông uốn khúc (sông Kim Thủy), trên có 5 cây cầu bắc qua đều mang tên chung là Kim Thủy Kiều.

* Từ năm 1406 đến 1420, kiến trúc đại nội gồm cung điện, nghi môn, đường sá, sân, vườn hoa, cung thất.

Hoàng cung hay Cố cung được khởi công vào 1406 và trùng tu vào thế kỷ 16, 17 và 19. Các hoàng gia 2 triều Minh Thanh thay phiên nhau trú ngụ tại đây cho đến năm 1924. Khu này nay là Bảo tàng viện quốc gia.

Tử Cấm Thành được xây theo hình chữ nhật, diện tích 720 ngàn mét vuông, được bao quanh bằng 1 bức tường cao 7 mét và 1 hào rộng. Đông Hòa và Tây Hòa môn gồm 3 cửa 4 vòng cung, nhưng nằm lệch sâu xuống phía Nam, mở lối cho bá quan văn võ vào cung điện hành lễ. Bốn góc kinh thành đều có xây vọng lâu, nơi các đội ngự tiền thị vệ trú đóng, canh gác. Thiên An môn có một quãng sân dài, nơi thường được dùng làm nơi thao diễn hay duyệt binh (Trung Cộng nay vẫn dùng Thiên An môn). Đoan môn phân đôi sân rộng thênh thang này thành 2 phần không đều nhau: ngoài hẹp hơn, phần rộng nằm bên trong kéo dài tới Ngọ môn, cổng chính của kinh thành.

Dĩ nhiên cổng này được xây công phu nhất gồm 3 lâu thành kết hợp lại theo hình chữ U, bắc qua hào nước rộng. Như vậy ngoài lâu thành ở giữa xây 9 gian và nóc 2 mái chồng lợp bằng ngói tráng men vàng như các cổng khác, Ngọ môn cũng có cột, vách gỗ, cửa sơn son, đà son xanh vàng tím. Ngọ môn còn được thêm 4 vọng lâu hình vuông nằm ở 2 đầu cánh chữ U, nối nhau bằng dãy trụ lợp một mái. Sân trước Ngọ môn rộng 600 mét. Đây là Đại Nội, có tường xây thấp chỉ 2 mét. Giữa sân Đại Nội lát đá là Kim Thủy hà uốn khúc ngăn đôi, hai vách bờ được cẩn đá hoa. Muốn qua lại, phải dùng các Kim Thủy Kiều. Những chiếc cầu ở giữa dẫn vào chính lộ đưa thẳng đến cầu thang lên sân thượng Thái Hòa môn. Đây là nơi chỉ dành cho hoàng để sử dụng. Các cầu hai bên cho các quan văn võ (theo thứ bậc). Tả hữu đôi bên được đóng lại bằng 2 dãy trụ chỉ chừa 2 của Đông, Tây mở ra Thái Miếu. (Thái Miếu phía Đông cũng được Minh Thành Tổ giao cho Nguyễn An xây dựng vào năm cuối đời của ông). Trước cổng Thái Hòa có 2 tượng lân lớn, ngồi trên 2 bệ đá, lâu nay vốn được xem là biểu tượng cho Tử Cấm Thành. (Lân đực đạp 1 chân lên cái banh tròn tượng trưng cho uy quyền nhà vua bao trùm hoàn vũ. Lân cái đạp 1 chân lên lân con tượng trưng cho quyền cai quản tam cung lục viện. Từ biểu tượng này, các nhà bói toán Tầu ứng dụng vào dân gian, biến thành biểu tượng trừ tà, yểm quỷ còn phổ biến cho đến ngày nay).

Tử Cấm Thành có 3 cầu thang dẫn lên cầu cung môn hai mái chồng lên 9 gian, mà gian giữa rộng nhất. Từ đây giăng ra bên 2 dãy trụ dài đến 2 vọng lâu. Cầu thang giữa tuy cũng mở rộng hơn cho tương xứng với gian giữa nhưng lại được phân ra 2 bên xây các các bậc thang chỉ vừa đủ chỗ cho các phu khiêng kiệu (vua) đi, chừa hết bề rộng còn lại để cẩn nguyên tảng cẩm thạch trắng chạm rồng mây, dựng thành thang xiêng, để xa giá của nhà vua lên xuống. Từ đây vào Đại Nội, tất cả các nghi môn, cung điện chính đều được thực hiện 3 cầu thang lên xuống tạo thành Long đạo (lối đi dành riêng cho nhà vua) lát Hán bạch ngọc, băng qua các sân, xuyên suốt Cố Cung, nằm trên trục chính Bắc Nam của Tử Cấm Thành.

Đại Nội được chia làm 2: phía Nam gọi là Triều Ngoại dùng làm nơi tiếp xúc với bên ngoài (còn gọi là Tiền Triều), phía Bắc nằm bên trong dành riêng cho hoàng gia, quen gọi là Nội Đình (cũng còn được gọi là Hướng Đình).

Triều Ngoại gồm 3 điện lớn nhất, xây trên 3 tầng sân thượng với những lan can lát Hán bạch ngọc. 3 điện này thời Minh mang tên: Phụng Thiên, Hòa Khải và Cần Thân. Thời Thanh đổi thành: Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.

Sân bao quanh khu Triều Ngoại được lát bằng 15 tầng gạch đá xếp chéo nhau, trên cùng là đá trắng nổi tiếng của xứ Yên Sơn được cắt thành hình chữ nhật. Cả 3 sân của 3 điện này không có 1 bóng cây vì sợ thích khách lợi dụng tàng cây để ám hại nhà vua. Sân triều giữa Thái Hòa môn Thái Hòa điện rộng tới 180 mét. Vào những ngày lễ lớn hoặc lúc vua lâm triều, bá quan văn võ đứng xếp hàng sẵn thành 18 nhóm, tùy theo phẩm trật: nhất phẩm ở trong cùng, cửu phẩm ngoài bìa.

Thái Hòa điện xây trên 3 tầng sân thượng, được cẩn và dựng lan can chạm trổ bằng loại Hán bạch ngọc loại tốt nhất và lợp 2 tầng mái bằng ngói lưu ly tráng men nhũ vàng. Đây là cung điện cao rộng nhất của Tầu, được xây 1 tầng mái ngói và 2 tầng nóc, chỉ có vua mới được ở, dân quan chỉ được phép xây nhà cửa, dinh thự gồm 1 tầng nền, 1 tầng mái mà thôi. (Triều đình lại còn quy định dân thường được cất tối đa 3 gian, quan lại thì 5 gian. Bậc vương hầu, thừa tướng mới được 7 gian). Ngay gian giữa của điện, hơi lùi vào bên trong 1 tí, có 6 cây cột lớn thếp vàng, chạm rồng nổi quấn quanh chầu ngai vàng của nhà vua. Ngai vàng được làm bằng gỗ quý sơn mài mạ vàng, trang hoàng 9 con rồng chạm thật lộng lẫy để trên 2 lần sập: sập nhỏ thếp vàng để ngay giữa sập lớn bảy bậc trải thảm, ngụ ý cho đủ cửu trùng (9 bậc). Phía sau ngai vàng dựng 9 bức bình phong chạm rồng ghép lại tạo thế như ôm đỡ ngai vàng đúng theo thế “Cửu long hộ thể”. Hai bên còn chưng tượng hạc chầu, voi mang độc bình. Trước mặt chưng 4 lư hương lam ngọc kê trên đôn gỗ 5 chân chạm trổ, đặt giữa 2 lan can, để phân các bậc thang ra làm 3, phần rộng nhất ở giữa dành cho nhà vua, hai bên hẹp dành cho thái giám hay cận thần lên xuống. Tượng hạc, voi, độc bình, lư hương tượng trưng cho trường thọ và phúc lộc may mắn. Trên ngai vàng có gắn minh kính, phản chiếu toàn bộ ngai vàng, tượng trưng cho quang minh chính đại. Từ Minh Thành Tổ đến Phổ Nghi cuối đời Thanh, các vua thiết triều và cử hành đại lễ tại Thái Hòa điện.

Trung Hòa điện nằm trên khoảng hẹp ở giữa nền sân thượng 3 tầng, chỉ lợp 1 lớp mái như tòa điện trung gian nối liền hai đại điện nằm trước và sau. Nội điện cũng đặt ngai vàng nhưng đơn giản hơn. Nơi đây dùng để vua tiếp sứ các nước và các quan đại thần. Trung Hòa điện cũng là nơi nhà vua nghỉ giải lao, thay y phục mỗi khi ra vào Thái miếu cúng các bậc tiên vương. Sân trước Trung Hòa điện còn được dùng làm nơi các quan chức đặc trách việc nông tang chưng các nông cụ cũng như hạt giống vào mỗi đầu mùa.

Bảo Hòa điện giống Thái Hòa điện hơn. Nơi đây cũng có ngai vàng sơ sài, được dùng để nhà vua bày tiệc đãi quốc vương các nước chư hầu, sứ giả, các vị hoàng thân quốc thích và văn võ quần thần. Đến đời Thanh, Bảo Hòa điện còn được dùng làm nơi mở các cuộc thi tuyển chọn quan chức để sung vào viện Hàn Lâm.

Nội Đình cũng có 3 cung điện nằm trên trục chính được thiết kế tương tự như 3 tòa đại điện ở Triều Ngoại nhưng kích thước nhỏ hơn và chỉ được xây trên 1 tầng sân thượng, nằm gọn lọt vào phía sau 1 sân vuông hẹp hơn sân trước. Các dãy trụ lang bao quanh 4 mặt sân với cổng lớn ở hướng Nam, 3 cổng nhỏ ở các mặt Đông Tây và 2 cửa phụ thông qua lục viện ở hai bên. Sau khu này là lối thông vào vườn thượng uyển. Bước trên những bậc thang của điện Thái Hòa, đi dọc xuống 2 bên thang xiêng dành cho kiệu vua di chuyển, thưc hiện bằng nguyên tảng Hán bạch thạch có chạm ngũ long tranh châu uốn khúc trong các đám mây. Tiếp tục đi qua sân đá hẹp, trải rộng theo chiều ngang, ngăn 2 khu Triều Ngoại và Nội Đình, bước lên sân thượng để vào cổng chính: Càn Thanh môn với 2 dãy tường dày mầu đỏ tía, dưới có đế, trên lợp mái ngói vàng. Qua cửa Càn Thanh này là 3 tòa hậu điện xếp thành hàng chữ nhất: Càn Thanh cung là tẩm cung của các hoàng đế triều Minh và các vua Thuận Trị triều Thanh.

Trên đây là một số tài liệu sưu tầm và tổng hợp nhằm soi sáng một công trình kiến trúc mà bấy lâu nay bị bụi thời gian phủ kín.

Đặc biệt bài viết này được nhiều thân hữu yêu cầu để phần nào trả lời cho luận điệu thưc dân văn hóa Tầu cho rằng người Việt Nam không có kiến trúc riêng mà chỉ “bắt chước” Tầu mà thôi.

................................

LÊ THANH HOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

*Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

*Khâm Định Việt Sừ Thông Giám Cương Mục.

*Minh Sử.

*The Cambridge History of China (Vol. VII).

*National Geographic Magazine.

*Trung Quốc Lịch Triều Hoàng Cung Sinh Hoạt Thư.

*Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam.

*Báo Văn Nghệ Tiền Phong (Hoa Kỳ).

*Báo Viên Giác (Đức quốc).

*Một số tài liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (Nhân Ái Foundation, Thư Viện Việt Nam, Nam California, Hoa Kỳ).

*Lịch Sử Kiến Trúc Việt Nam.

*Kiến Trúc Truyền Thống Việt Nam (Giáo sư Kiêm Đạt, Hoa Kỳ 2000).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng tiếc thay và đáng hổ thẹn thay cho lớp con cháu người Việt, có của báu mà không dám nhận, hay không biết đòi ??

Nói câu này thì có lẽ hơi quá đáng, Nguyễn An có công xây thành là chuyện của Nguyễn An, lúc đó Nguyễn An đã là người Minh không còn người Việt, nếu còn là người Việt thì ông ta đã cắt cổ chết mất rồi. Thời chiến loạn người nước này đi tới nước kia, người nước kia đi tới nước nọ có gì mà phải tranh phải giành, ở VN hiện thời họ Nguyễn chưa chắc đã là người Việt chính gốc. Hơn nửa thời nay có ai xây nhà cho người khác mà vài năm sau lại đi tới nhà đó đòi nhà không ? Lại nửa người chủ nhà sẽ nói là họ xây chứ không lẽ nói là KTS xây ? Họ không nhắc tới người KTS Nguyễn An là quyền của họ, nếu trở lại VN đi giày TQ thì có nhận là đi giày TQ hay không?Nếu không có khả năng nhìn thấu phong tục tập quán, nhân gian thường tình thì làm gì có khả năng tiến sâu vào lý học đông phương đây ?

Quay mặt sẽ thấy bờ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói câu này thì có lẽ hơi quá đáng, Nguyễn An có công xây thành là chuyện của Nguyễn An, lúc đó Nguyễn An đã là người Minh không còn người Việt, nếu còn là người Việt thì ông ta đã cắt cổ chết mất rồi. Thời chiến loạn người nước này đi tới nước kia, người nước kia đi tới nước nọ có gì mà phải tranh phải giành, ở VN hiện thời họ Nguyễn chưa chắc đã là người Việt chính gốc. Hơn nửa thời nay có ai xây nhà cho người khác mà vài năm sau lại đi tới nhà đó đòi nhà không ? Lại nửa người chủ nhà sẽ nói là họ xây chứ không lẽ nói là KTS xây ? Họ không nhắc tới người KTS Nguyễn An là quyền của họ, nếu trở lại VN đi giày TQ thì có nhận là đi giày TQ hay không?Nếu không có khả năng nhìn thấu phong tục tập quán, nhân gian thường tình thì làm gì có khả năng tiến sâu vào lý học đông phương đây ?

Quay mặt sẽ thấy bờ!

Phongthuysinh thân mến.

Khi một dân tộc đã mất nước thì họ không có quyền nhận những sản phẩm của họ là thuộc về dân tộc họ. Cả một quốc gia và những giá trị văn hóa, kinh tế thuộc về sở hữu của kẻ chiến thắng, thì việc đòi sở hữu trí tuệ cho dân tộc mất nước chỉ là chuyện khôi hài. Ở một cấp độ thấp hơn thì một người ngoại quốc sống ở một quốc gia khác có phát minh thì sản phẩm của sự phát minh sẽ thuộc về quốc gia sở tại. Dân tộc sinh ra người đó chỉ có quyền tự hào dân tộc mà thôi. Thí dụ bây giờ, một người Hán ở Singapo phát minh một cái gì đó, thì phát minh đó thuộc về đất nước Sin gapo và không thể vì thế mà Chính phủ Trung Hoa tặng huân chương vì làm rạng danh dân tộc Hán được. Hoặc cụ thể hơn, tổng thống Obama đắc cử, cả đất nước Kenya tự hào và ăn mừng. Đó là quyền tự hào chính đáng của dân tộc trên đất Kenya đã sản sinh ra một con người kiệt xuất , đứng đầu một siêu cường thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa kỳ trở thành thuộc địa của Kenya.

Tương tự như vậy, Tử Cấm thành được xây ở Trung Quốc, chẳng ai đi đòi Tử Cấm Thành và bảo rằng nó là của Việt Nam vì do người Việt Nam xây cả. Bởi vậy, mọi vấn đề trong thế giới hậu thiên này đều có một giới hạn của nó. Nếu đẩy vấn đề quá giới hạn thì nó sang một trạng thái khác. Lý học nói: "Vật cùng tắc biến" mà. Bởi vậy, việc phongthuysinh cho rằng: "Hơn nửa thời nay có ai xây nhà cho người khác mà vài năm sau lại đi tới nhà đó đòi nhà không?" là đã đẩy vấn đề đi ra ngoài bản chất của nó. Việc xác định Nguyễn An là người Việt xây Tử Cấm Thành chỉ giới hạn ở việc tác giả bản quyền, về dấu ấn trí tuệ của người Việt, chứ không có nghĩa là sở hữu tác phẩm. Việc xác định tác giả bản quyền của người Việt để xác định lòng tự hào dân tộc. Việc xác định này hoàn toàn đúng đắn về mặt danh chính ngôn thuận, trong điều kiện dân tộc Việt giữ được độc lập, chủ quyền quốc gia sau cuộc xâm lăng của Trương Phụ. Nó sẽ không thể xảy ra nếu Lê Lợi không lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa giành độc lâp dân tộc sau đó. Trong trường hợp nhà Minh thành công trong việc đô hộ dân tộc Việt đến ngày nay thì chắc chẳng còn ai nhắc đến Nguyễn An là người Việt cả. May ra trong biên niên sử của dân tộc Campuchia ghi nhưng câu như sau: "Vào thế kỷ XIV người Hán đánh xuống phía nam, lấy đất của người Việt mở rộng lãnh thổ. Một người Việt được đưa sang Bắc Kinh xây Tử Cấm thành ngày nay".

Bởi vậy, việc xác định Nguyễn An là tác giả của Tử Cấm thành là xác định lòng tự hào về khả năng trí tuệ của người Việt khi dân tộc Việt còn chủ quyền và độc lập với quốc gia của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Hình như những gì chú nói (ngoại trừ câu kẻ giàu thắng kẻ nghèo thua gì đó thì PTS xin không bàn tới vì có liên quan tới chính trị) cũng là PTS muốn nói, tuy nhiên xét về lý thì thứ nhất Nguyễn An làm quan đất việt sau bị bắt qua tàu lại làm quan cho nhà minh có nghĩa là phản Việt tức là bất trung, thứ hai đã làm quan cho nhà Minh tức phải cống hiến cho nhà Minh cho nên nếu xây TCT mà kể công cũng là bất trung, có tài thì sao đây một người bất trung thì làm gì thiên hạ coi trọng nhất là vào thời đó ? đâu thấy ai khen lữ bố đâu phải không chú. Còn nói về Obama thì không biết Kenya ăn mừng chuyện gì nửa có lẽ là ăn mừng nước mỹ sắp sụp còn không thì thấy sang bắt hoàng làm họ, chứ Obama tuyệt đối phải là người sanh tại đất mỹ mới được làm tổng thống.

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Hình như những gì chú nói (ngoại trừ câu kẻ giàu thắng kẻ nghèo thua gì đó thì PTS xin không bàn tới vì có liên quan tới chính trị) cũng là PTS muốn nói, tuy nhiên xét về lý thì thứ nhất Nguyễn An làm quan đất việt sau bị bắt qua tàu lại làm quan cho nhà minh có nghĩa là phản Việt tức là bất trung, thứ hai đã làm quan cho nhà Minh tức phải cống hiến cho nhà Minh cho nên nếu xây TCT mà kể công cũng là bất trung, có tài thì sao đây một người bất trung thì làm gì thiên hạ coi trọng nhất là vào thời đó ? đâu thấy ai khen lữ bố đâu phải không chú. Còn nói về Obama thì không biết Kenya ăn mừng chuyện gì nửa có lẽ là ăn mừng nước mỹ sắp sụp còn không thì thấy sang bắt hoàng làm họ, chứ Obama tuyệt đối phải là người sanh tại đất mỹ mới được làm tổng thống.

PTS

Điều này có lẽ phongthuysinh nhầm. Nguyễn An không hề làm quan đất Việt mà là thợ giỏi bị bắt sang Tàu khi nhà Minh đặt được sự đô hộ trên đất Việt. Việc tự hào một tài năng Việt xây Tử Cấm Thành là chính đáng. Điều đó không có nghĩa là đòi quyền sở hữu TCT. Giới hạn của chủ để chỉ vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Hình như những gì chú nói (ngoại trừ câu kẻ giàu thắng kẻ nghèo thua gì đó thì PTS xin không bàn tới vì có liên quan tới chính trị) cũng là PTS muốn nói, tuy nhiên xét về lý thì thứ nhất Nguyễn An làm quan đất việt sau bị bắt qua tàu lại làm quan cho nhà minh có nghĩa là phản Việt tức là bất trung, thứ hai đã làm quan cho nhà Minh tức phải cống hiến cho nhà Minh cho nên nếu xây TCT mà kể công cũng là bất trung, có tài thì sao đây một người bất trung thì làm gì thiên hạ coi trọng nhất là vào thời đó ? đâu thấy ai khen lữ bố đâu phải không chú. Còn nói về Obama thì không biết Kenya ăn mừng chuyện gì nửa có lẽ là ăn mừng nước mỹ sắp sụp còn không thì thấy sang bắt hoàng làm họ, chứ Obama tuyệt đối phải là người sanh tại đất mỹ mới được làm tổng thống.

PTS

Anh Phongthuysinh!!!

Tôi có nhớ ông Ngô Thời Nhậm đã phát biểu một câu rất hay trước khi chết:

"... Thời Đông Chu, Thời Chiến Quốc

Gặp thời thế thế thời phải thế..."

Nên việc ông Nguyễn An làm quan cho nhà Minh chưa phải là phản nước, bất trung ...

- Cái quan trọng ở đây muốn nói, đó chính là Tử Cấm Thành là một công trình cực kỳ quan trọng của một đế chế hùng mạnh nhưng lại do một người Việt Nam, đó là cụ Nguyễn An xây nên. Cái này để so sánh với việc đông dân của Trung Quốc với nhiều hào kiệt mà một công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia lại do một người Việt Nam làm tổng công trình sư. Như thế là đáng tự hào lắm thay. Đó là chưa kể đến việc một công trình to lớn như vậy thì chắc chắn phải có chuyện làm phong thủy. Tổng công trình sư là người có quyết định rất quan trọng trong toàn bộ công trình.

Vài dòng lạm bàn

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào phongthuysinh

Nói câu này thì có lẽ hơi quá đáng, Nguyễn An có công xây thành là chuyện của Nguyễn An, lúc đó Nguyễn An đã là người Minh không còn người Việt, nếu còn là người Việt thì ông ta đã cắt cổ chết mất rồi. Thời chiến loạn người nước này đi tới nước kia, người nước kia đi tới nước nọ có gì mà phải tranh phải giành, ở VN hiện thời họ Nguyễn chưa chắc đã là người Việt chính gốc. Hơn nửa thời nay có ai xây nhà cho người khác mà vài năm sau lại đi tới nhà đó đòi nhà không ? Lại nửa người chủ nhà sẽ nói là họ xây chứ không lẽ nói là KTS xây ? Họ không nhắc tới người KTS Nguyễn An là quyền của họ, nếu trở lại VN đi giày TQ thì có nhận là đi giày TQ hay không?Nếu không có khả năng nhìn thấu phong tục tập quán, nhân gian thường tình thì làm gì có khả năng tiến sâu vào lý học đông phương đây ?

Quay mặt sẽ thấy bờ!

Liêm trinh nghĩ rằng tất cả mọi người mang quốc tịch Việt Nam đều là người Việt Nam, tất cả mọi người ở ngoài Việt Nam có nguồn gốc Việt Nam đều là đồng bào xa tổ quốc của chúng ta.

Liêm trinh thấy phongthuysinh giỏi về khoa học hiện đại thì phongthuysinh thừa hiểu việc Nguyễn An làm tổng công trình sư xây tử cấm thành chúng ta hoàn toàn có thể tự hòa về tố chất Việt Nam ở quá khứ và khẳng định:thế giới làm được khoa học gì thì người Việt Nam chúng ta làm được khoa học đó.

chào phongthuysinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị en thân mến!

Thông tin về tổng công trình sư xây Tử cấm thành là Nguyễn An không mới. Đã quá cũ là đằng khác. Từ nhỏ tôi đã biết thông tin này. Qua các bạn trao đổi, tôi thấy có ý kiến tự hào về khả năng trí tuệ của người Việt đã góp sức đóng góp cho nhân loại một công trình tuyệt tác. Có ý kiến cho là cũng không có gì phải ầm ĩ, bình thường thôi. Thậm chí còn có người lên án Nguyễn An, ...

Quả là chúng ta có quyền tự hào chính đáng về Nguyễn An đại diện cho trí tuệ Việt. Nhưng trên thế giới này, hầu hết không ai phủ nhận tiềm năng chất xám của người Việt, kể cả không có sự kiện này. Những nước khác có những nhân vật xa quê còn hiển hách hơn nhiều. Do đó quả là cũng không cần ầm ĩ quá đáng, nếu không muốn bị hiểu lầm là thấy người sang bắt quàng làm họ hay ta chỉ có mỗi một người tài là Nguyễn An không vậy.... Còn lên án Nguyễn An thì quả là hơi quá đáng, thiếu ... biện chứng lịch sử.

Nhưng tôi thấy vấn đề quan trọng hơn nằm ở chỗ khác.

Nguyễn An khi 16 tuổi ở Việt Nam đã có tiếng tài hoa trong kiến trúc. Năm ông 26 tuổi mới bị đưa sang Tàu khi tài năng đã bộc lộ và Trương Phụ đã biết. Chỉ mấy năm sau, ngoài 30 tuổi, ông đã xây Tử cấm thành vĩ đại. Như vậy, ta thấy rằng, chắc chắn tài nghệ của ông đã được học hành, trau dồi ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là ở Việt Nam, những điều kiện để ông học hành, thực hành, thi thố tài năng đã có và ở mức cao. Nói cách khác, nước Việt ta trước khi quân Minh xâm chiếm đã là một nước rất phát triển, giàu có, hơn cả Tàu. Ngoài Nguyễn An, bị đưa sang Tàu còn không ít người khác cũng rất tài giỏi, bị đưa sang trong thời kỳ này, dạy chính người Tàu những kiến thức Việt như Tuệ Tĩnh dạy y thuật, Hồ Nguyên Trừng dạy chế súng thần công, ... An Nam tứ đại khí bị phá hủy trong thời kỳ đô hộ của giặc Minh. Chùa một cột khi nhà Lý xây dựng đâu phải bé tý như ngày nay. Theo kích thước ghi lại, phải cao trên 40m, tức là cao hơn tòa nhà 10 tầng. Còn biết bao giá trị văn hóa khác bị tàn phá trong thời kỳ này.

Qua đó ta thấy, sự hủy diệt văn hóa Việt của Tàu kinh khủng như thế nào.

Nếu không có những sự hủy diệt này, chúng ta sẽ thấy sự hùng mạnh của cha ông ngày xưa ra sao và chắc chắn trong đầu nhiều người VN ngày nay không còn những tư tưởng tự ty nhược tiểu do bị nhồi nhét những sai lầm nhận thức Lịch sử bị xuyên tạc một cách thâm độc.

Ngoài Nguyễn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, ... dạy người Tàu mà trước kia còn có nhiều người con đất Việt mang ánh sáng văn minh từ nước Việt sang dạy Tàu như Thiền Sư Khương Tăng Hội, Lục tổ Huệ Năng, Lý ông Trọng,... Nhưng người Tàu với tư tưởng bành trướng Đại Hán cứ cố tình bóp méo làm sai sự thật rồi nhồi nhét vào đầu con cháu họ. Chúng ta nếu không tỉnh táo thì tật bất hiếu với Tổ tiên và tự làm hại mình.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn hạt gạo làng và liêm trinh,

Hình như hai bạn không hiểu ý tôi muốn nói gì, tôi đâu có bảo là người VN không nên tự hào về NA nói riêng và về dân tộc nói chung, hai bạn hãy ngẫm nghĩ lại đi.

Chào chú Thiên Sứ,

Điều này có lẽ phongthuysinh nhầm. Nguyễn An không hề làm quan đất Việt mà là thợ giỏi bị bắt sang Tàu khi nhà Minh đặt được sự đô hộ trên đất Việt. Việc tự hào một tài năng Việt xây Tử Cấm Thành là chính đáng. Điều đó không có nghĩa là đòi quyền sở hữu TCT. Giới hạn của chủ để chỉ vậy thôi.

Vậy thì lại chết hơn hong, như vậy chứng tỏ vua Việt lại là người có mắt không ngươi không biết dùng người tài cho nên lúc tên tàu sang đánh chiếm không đủ người tài để chống đở tới nổi nước vong nhà mất, vậy có phải nói vua Việt là hôn quân vô đạo hay không ? Vậy không phải nói tên tàu nhà minh là người thông minh biết thu dụng tài nhân từ ngàn dặm mà có được một người đa tài (và nhiều người khác ở các nước) cho nên mới có khả năng bành chướng lảnh thổ. Vậy cho NA là kẻ bất trung nhẹ hơn hay là tự nhận vua Việt yếu hèn vô dụng đây ?

Nhưng nói chung PTS chỉ trả lời câu: "Đáng tiếc thay và đáng hổ thẹn thay cho lớp con cháu người Việt, có của báu mà không dám nhận, hay không biết đòi ??" ở trên, các bạn không đọc kỷ mà trả lời qua hướng khác hết cả rồi. Chỉ tại người Việt lúc đi du lịch hèn nhát cả câu hỏi khéo để có thể vừa hỏi hướng đạo viên vừa trả lời luôn cho các bạn dụ dịch là NA làm ra TCT cũng không làm nổi, trách ai bây giờ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào phong thủy sinh

mình thấy chúng ta nên nhìn nhận việc này dưới những góc độ khác nhau ,ko nên suy nghĩ 1 cách phiến diện như vậy

bối cảnh lịch sử thời đó có thể phức tạp hơn chúng ta nghĩ ? việc lên án có phải quá vội vàng ?? :P

móng bạn suy xét

thân :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phongthuysinh lại nhầm lẫn nữa rồi. 25 tuổi Nguyễn An đã bị bắt sang Tàu khi trước đó nước Việt đã bị xâm lăng. Vậy thời gian đâu để Nguyễn An làm quan Việt mà phongthuysinh cho là phản bội. Trách móc ông ta nặng lời quá. Người cần giữ khí tiết và tự sát là Hồ Hán Thương.

Đồng ý với anh Votruoc là nhân tài đất Việt không phải mình Nguyễn An, nhưng không vì thế mà Nguyễn An không đáng là một người thể hiện tài năng Việt trong việc xây Tử Cấm Thành. Giới hạn topic này chỉ là: Nguyễn An một nhân tài đất Việt xây Tử Cấm Thành và niềm tự hào về việc này là chính đáng. Còn nếu bàn rộng ra thì có thể lại ở một topic khác. Sách Việt cả chính sử lẫn huyền thoại, cũng như các công trình nghiên cứu nghiêm túc từ xa xưa đã xác định điều này. Thí du như: Nam hải Dị Nhân; Bách Việt tiên hiền chí, Việt điên U linh....vv.....Nhiều người còn giỏi hơn Nguyễn An nhiều.

Gần 8000 người Việt bị Trương Phụ bắt về Trung Quốc, tất yếu là tinh hoa đất Việt, trong đó Nguyễn An là một.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Chú nói PTS lầm hai lần làm PTS phải đọc sơ lại đại việt sử ký vào khoảng thời gian đó. PTS lên án Nguyễn An bất trung với đất Việt quả thật quá đáng, là lỗi của PTS, vì nghĩ rằng ông ta đã làm quan đất Việt. Nguyễn An không thấy nói sanh năm nào thấy ghi là chết 1453 theo wiki vậy thì trước đó đất VN đã là thuộc địa của TQ cho tới khi Lê Lợi đá tụi nhà Minh về nước vào năm 1427, trên cơ bản là giành lại đất Việt tuy nhiên lại ký cam kết và nhận sự phong hầu của nhà Minh cho nên về lý là đất Việt lúc đó vẫn thuộc vào nhà Minh cai trị chỉ đở là không bị tụi tàu nó đàn áp. Như vậy trên lý luận thì Nguyễn An vẫn thuộc vào người tàu, cho nên nếu VN cho là Nguyễn An là người tài nước Việt thì tụi tàu nó cũng có thể nói Nguyễn An là người tài của nhà Minh. Như vậy theo thời đó mà nói thì khi người Việt giành công nói là Nguyễn An có công xây TCT cho nên phải "đòi" hay "nhận" gì đó chẳng phải đưa ông ta vào con đường bất trung (không phải đối với nhà Lê mà đối với nhà Minh) hay sao? Sự thật thì bây giờ hai chử bất trung không còn trong tự điển nửa rồi nên cũng chẳng sao cả. VN hiện nay cũng chỉ một tổng thể của nhiều bộ lạc nhỏ thời xưa như vậy người tài trong những bộ lạc này VN có tư cách nhìn nhận hay không ? tất nhiên là có rồi . Vậy Nhà Minh có tư cách nhìn nhận Nguyễn An là người tài của họ hay không, tất nhiên là được rồi.

PTS chỉ đứng ở giửa nhìn nhận sự việc vì tranh giành một chuyện nhỏ chẳng có ích gì, việc trước mắt không thấy hành động gì mà việt cổ xưa lại tranh giành làm chi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Chú nói PTS lầm hai lần làm PTS phải đọc sơ lại đại việt sử ký vào khoảng thời gian đó. PTS lên án Nguyễn An bất trung với đất Việt quả thật quá đáng, là lỗi của PTS, vì nghĩ rằng ông ta đã làm quan đất Việt. Nguyễn An không thấy nói sanh năm nào thấy ghi là chết 1453 theo wiki vậy thì trước đó đất VN đã là thuộc địa của TQ cho tới khi Lê Lợi đá tụi nhà Minh về nước vào năm 1427, trên cơ bản là giành lại đất Việt tuy nhiên lại ký cam kết và nhận sự phong hầu của nhà Minh cho nên về lý là đất Việt lúc đó vẫn thuộc vào nhà Minh cai trị chỉ đở là không bị tụi tàu nó đàn áp. Như vậy trên lý luận thì Nguyễn An vẫn thuộc vào người tàu, cho nên nếu VN cho là Nguyễn An là người tài nước Việt thì tụi tàu nó cũng có thể nói Nguyễn An là người tài của nhà Minh. Như vậy theo thời đó mà nói thì khi người Việt giành công nói là Nguyễn An có công xây TCT cho nên phải "đòi" hay "nhận" gì đó chẳng phải đưa ông ta vào con đường bất trung (không phải đối với nhà Lê mà đối với nhà Minh) hay sao? Sự thật thì bây giờ hai chử bất trung không còn trong tự điển nửa rồi nên cũng chẳng sao cả. VN hiện nay cũng chỉ một tổng thể của nhiều bộ lạc nhỏ thời xưa như vậy người tài trong những bộ lạc này VN có tư cách nhìn nhận hay không ? tất nhiên là có rồi . Vậy Nhà Minh có tư cách nhìn nhận Nguyễn An là người tài của họ hay không, tất nhiên là được rồi.

PTS chỉ đứng ở giửa nhìn nhận sự việc vì tranh giành một chuyện nhỏ chẳng có ích gì, việc trước mắt không thấy hành động gì mà việt cổ xưa lại tranh giành làm chi.

Điều mà phongthuysinh thắc mắc thì tôi đã giải thích rồi: Nếu người Việt không giành lại độc lập dưới sự lãnh đạo của vua Lê Thái tổ và sự hy sinh của những con dân nước Việt thì chẳng còn gì để bàn. Nhưng vì dân tộc Việt đã giành được độc lập, nên tất cả những ai mang dòng máu Việt dù ở đâu, quốc gia nào, trong qua 1khứ hay hiện tại và cả tương lai mà thể hiện được tài năng đều làm cho ngươi Việt tự hào. Một truyền thống tự hào dân tộc phải có sự kế thừa và tồn tại với những khả năng tiếp tục phát triển.

Tự hào dân tộc là một yếu tố cần cho sự tồn tại của một dân tộc. Nó là điều cần thiết để duy trì ý thức tồn tại của dân tộc đó. Lòng tự hào dân tộc xứng đáng được ca ngợi, nếu nó mang một truyền thống văn hóa nhân bản. Nó sẽ trở nên không tốt, nếu nó mang tính cực đoan và dẫn tới coi là dân tộc duy nhất xứng đáng tồn tại, kích động chiến tranh. Nhưng nó luôn cần thiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều đó thì PTS đồng ý hoàn toàn nhưng nói đi đòi đi nhận gì đó thì hoàn toàn không hợp lý. Ở tại VN hiện nay cũng có cả khối người tàu, người Chàm và các dân tộc khác đóng góp chung thôi chứ người Việt gốc Việt có bao nhiêu đây. Còn nói mình tài hơn người ta thì chưa hẳn vậy, cần phải biết người biết ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều đó thì PTS đồng ý hoàn toàn nhưng nói đi đòi đi nhận gì đó thì hoàn toàn không hợp lý. Ở tại VN hiện nay cũng có cả khối người tàu, người Chàm và các dân tộc khác đóng góp chung thôi chứ người Việt gốc Việt có bao nhiêu đây. Còn nói mình tài hơn người ta thì chưa hẳn vậy, cần phải biết người biết ta.

Quân tử thì không trái lý và không nên quanh co. Sao lại cố tình nhầm lẫn từ quyền tác giả-quyển sở hữu tác phẩm, đến bất trung hay không rồi đến sự giao thoa giữa các nền văn hoá thế này ?

Từ xa xưa loài người đã biết phân biệt cặp quyền lợi quyền tác giả-quyển sở hữu tác phẩm. Hơn nữa có điều này có lẽ PTS không biết là khi nói đến 1 tác phẩm, công trình khoa học nào người ta đều đồng thời nhắc đến ít nhất 2 đối tượng (1) tác giả :người sáng tạo ra cái đó (2) chủ nhân : người thụ hưởng cái đó.

Trở lại TCT, ai cũng biết nếu không có Hoang đế Trung Hoa giàu sức người sức của thì 100 ông KTS tài hoa cũng chẳng thể có cái TCT hoành tráng như thế và ngược lại. Cụ thể hơn Hoàng đế TQ và ban tham mưu là người đề ra yêu cầu, định nghĩa nhu cầu, trẫm muốn cái này, trẫm muốn cái kia, rộng khoảng bao nhiêu, hùng vĩ cỡ nào..v..v..và cung cấp vật lực nhân lực, rồi từ đó các KTS, ở đây là Nguyễn An mới gia giảm, thêm bớt làm ra cái TCT như ngày nay. Chính vì lẽ đó khi nhắc đến các công trình kiến trúc hoành tráng trên thế giới người ta thường nhắc đến chủ đầu tư và kiến trúc sư như một cặp không thể tách rời, trong đó chủ đầu tư cũng tham gia vào quá trình thiết kế không hề kém cạnh gì KTS, dĩ nhiên là ở một khía cạnh khác.

Như vậy nếu quả thật hào kiệt đất Việt Nguyễn An là 1 trong 2 tổng công trình sư của cái TCT này thì buộc phải được nhắc đến trong gia phả của cái di tích lịch sử đó. Nếu họ không nhắc thì hậu nhân phải đòi, đòi không được thì hậu nhân kém cỏi rồi còn gì, tự vả vào mặt đi.

:mellow: Nhắc lại đòi ở đây là đòi sự thật, đòi cho thế giới biết được TCT là do KTS Nguyễn An, một người Việt tham gia vào thiết kế như một tổng công trình sư, không ai khùng đâu mà đi đòi nguyên cả TCT :(

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi về mặt lý luận chính thống, ngay trong các trường ĐH, người ta ( tức thế giới và cả Việt nam đấy) cho là Kinh Thành Huế là bắt chước TCT. Ai cập có Kim Tự tháp, Phương Tây thì vô số như Đấu trường La Mã, các đền đài hoành tráng, TQ thì có TCT, Vạn Lý Trường Thành, Campuchia thì Ankor vat, Angkor Thơm...Việt nam thì chẳng có gì ngoài cái chùa một cột bé tí, cái Kinh Thành Huế thì cũng là của bắt chước, copy về sáng tạo của TCT. Nhục chưa ??

Còn nói sự giao thoa giữa các nền văn hoá thì khỏi lý luận chi cho mệt, lấy vd cụ thể tiếng Việt hiện đại do ai đề xuất, có tên đường đó không ? Học sinh Việt nam có học về người đó không ? Đấy, thái độ đúng là như thế đấy. Sống trong cái làng thế giới ngày nay cần phải phân biệt rõ khái niệm quốc gia và khái niệm dân tộc. Của Cesar thì trả lại cho Cesar, chuyện bình thường thôi. Lập luận kiểu Nguyễn An là con dân Minh Triều ( nếu quả như vậy) nên lập lờ Nguyễn An là người tài nhà Minh thật là khó nghe. Ngày nay, ngay cả cầu thủ bóng đá Việt nhập tịch, người ta vẫn còn nhắc đến quốc gia trước kia của họ một cách trân trọng nữa mà. Hay cầu thủ 100% máu Việt nhưng lớn lên và đào tạo bởi nước khác người ta vẫn phải nhắc đến nước đó, chứ ai đâu xoá nhòa ranh giới, đánh lận con đen bao giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay