Trần Phương

Một nét văn hóa đã bị đánh mất

13 bài viết trong chủ đề này

Giới thiệu cùng quý bạn đọc thông tin sau, theo wiki :

Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy...cu trú tại Sa Pa đều sống theo Thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông cùng tên Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người và gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ 7) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật. Chính vì thế đêm thứ 7 thường rất là náo nhiệt. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng Khèn, tiếng Sáo ... Trong đó có chứa đựng tình cảm mà của họ muốn thổ lộ.

Chợ Tình được duy trì khá lâu cho tới ngày nay, nhưng hiện tại cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ tình mất đi vẻ vốn dĩ của nó.

Và bài dưới đây là theo báo Người Lao Động :

Chuyện 'làm ăn' ở chợ tình Sa Pa

Tiếng khèn đang rộn vang khắp núi rừng thì bất ngờ một chú bé ngừng thổi, ngả mũ và đi một lượt: "Cho tiền đi, thổi tiếp cho mà nghe". Đó là một trong những cách “làm ăn” mới theo kiểu bà con dân tộc. Những điều này đang làm cho chợ tình Sa Pa mất đi ít nhiều ý nghĩa.

Chợ tình Sa Pa vốn là một nét sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông thường, mỗi tối thứ bảy, bà con lại tập trung hát hò, uống rượu tâm sự cho đến khi chếnh choáng men tình. Nhưng sự lấn sâu của du lịch và lối sống đô thị hóa đang làm cho chợ tình biến thái.

Cứ mỗi tối thứ bảy, Giàng A Minh, 21 tuổi, lại đem con Min-khờ dã chiến ra phóng xuống núi đi chợ tình. Nhà của A Minh ở Tả Phìn, cách Sa Pa hơn 10 km. Để mua được chiếc xe này, anh phải bán một con ngựa trắng.

Sa Pa sắp bước vào mùa du lịch, khách đến rất đông. Họ đi ngắm cảnh thì ít mà đi xem chợ tình thì nhiều. Giàng A Minh biết rõ điều đó. Người Dao có truyền thống lập gia đình muộn hơn 4-6 năm so với người Mèo (H’Mông). Chàng trai này nổi tiếng trong bản là người thổi khèn hay. A Minh chưa có bạn tình, nhưng đó không phải là điều chàng trai này quan tâm nhất bây giờ.

20 giờ, du khách đã tập trung kín sân trước nhà thờ đá để xem múa khèn, xem bà con hát. Đám thanh niên thổi khèn có 5 người, lớn nhất hơn 50 tuổi, bé nhất chỉ có vài tuổi. Trong nhóm đó có Giàng A Minh. Chàng cùng với 5 người còn lại bắt đầu thổi khèn, nhảy múa vang cả một vùng. Năm cái khèn cộng hưởng với nhau, từ lớn đến nhỏ tạo nên một không khí đầy sôi động nhộn nhịp. Người xem có dịp thưởng thức trực tiếp những âm thanh đời sống trong núi rừng.

Bất ngờ, khoảng 30 phút sau, cậu bé ít tuổi nhất ngừng thổi, ngả mũ ra, đi một vòng quanh: “Cho tiền đi, sẽ thổi tiếp cho mà nghe”. Ban đầu, một vài vị khách hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng có người móc túi bỏ ra 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng. Thấy ít người cho tiền, cả nhóm ngừng thổi.

“Không cho tiền, không thổi nữa đâu.”, một trong năm người nói. Thế là khách xem phải móc túi đưa thêm. Cậu bé đi thêm hai vòng nữa, thấy cũng được kha khá rồi, bèn vơ vội nhét vào túi áo rồi nhóm lại thổi tiếp. Nhưng điệu khèn sau đó dường như diễn ra một cách gượng gạo, thiếu đi nét tự nhiên vốn có. Cứ tầm 30 phút một lần, cả nhóm dừng thổi khèn, hoặc một nửa thổi, nửa còn lại ngửa mũ xin tiền.

22 giờ, không khí lạnh thêm, Sa Pa bảng lảng chút sương mù làm cho cảnh sắc thêm phần “tình tứ”. Có một đoàn khách ở TP HCM ra. Cánh đàn ông mặt ai cũng đỏ gay vì rượu Bắc Hà mua được từ khu bán hàng. Họ bắt đầu “tấn công” vào chợ tình bằng cách rót rượu ra mời bà con. Gặp ai, họ cũng ép uống, nhất là mấy người thổi khèn.

Posted Image"Vào đi, sẽ được tiền đấy". Ảnh: Người Lao Động.

Lúc này, nhóm của Giàng A Minh đã tan. Có một số người khác vào thế chỗ và say mê thổi. Vị khách tên Hoàng có giọng lơ lớ cứ ép một cụ già người Mèo uống rượu và thổi khèn. “A, thiếu người yêu rồi. Người yêu của ông đâu, mời vào nhảy cùng đi”, anh ta la lên. Cụ già ngượng ngùng: “Không có”. Anh ta chỉ vào một cụ đứng bên cạnh: “Đây còn gì. Vào đi, ông mời người yêu uống rượu đi chứ.Sẽ có tiền cho, đừng lo”. Đám đông hưởng ứng. Bà cụ xua tay: “Không, không phải người yêu đâu mà”.

Cụ ông kéo cụ bà vào, uống xong một cốc rượu rồi nhảy. Du khách phấn khích hò hét ầm ĩ theo tiếng khèn, tiếng vỗ tay. Những tờ giấy bạc 5.000 đồng, 10.000 đồng được rút ra. Người đàn ông miền Nam cầm cái mũ của mình thu lại thành một tập mong mỏng rồi nhét vào túi cụ già H’Mông. “Tất cả là của ông”.

Cách đó không xa là một người đàn ông tóc búi tó người Kinh bán sáo kiên nhẫn thổi các bài hát hiện đại, từ Chị tôi đến Cô gái mở đường. Đây là “chiêu”’ tiếp thị để bán sáo. Khách xem vẫn chủ yếu là người Kinh. Họ ngồi tràn ra đường, ăn trứng nướng, khoai nướng.

Tại khu vực sân vận động, nhiều đứa trẻ người H’Mông mà trên Sa Pa thường gọi là “Mèo con” dường như chẳng chú ý mấy đến chợ tình. Chúng chơi các trò chơi với khách ngoại quốc khá hồn nhiên và vui vẻ.

Posted ImageMột đôi Ta-Tây. Ảnh: Người Lao Động.

Đa số các cô gái H’Mông và Dao đi bán thổ cẩm dạo xung quanh khu vực ấy. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với khách, nhưng chủ yếu là xì xồ mặc cả giá tiền. Vậy là, bức tranh chợ tình trở nên nhốn nháo. Giàng A Vàng, người cùng làng với Giàng A Minh, thở dài: “Không còn nữa đâu. Chợ bây giờ toàn bán hàng hóa thôi. Đi cho vui chứ không thích bằng ngày xưa nữa”.

Khách đến Sa Pa từ lâu không còn lạ với hình ảnh khách Tây cặp với các cô gái người dân tộc. Những cô gái này nói tiếng Việt không sõi nhưng nói tiếng Anh thì nhanh như gió. Đấy là bởi họ giao tiếp với người nước ngoài từ tấm bé.

Cuộc sống của các cô gái mới lớn giống như con thú, cây cỏ. Họ thích lang thang cả ngày, thích rong chơi. Có khi trèo đèo lội suối bở hơi tai kiếm được bó củi chỉ để mang xuống chợ bán, ăn một bữa no nê rồi về. Vì vậy mà khách Tây rất thích lối sống của họ.

Quan niệm của họ thế này: Cứ nói chuyện vui vẻ là đi với nhau thôi. Trên các góc phố và các con đường dạo bộ của Sa Pa, dễ dàng nhận thấy các đôi “Tây- Ta” khá tình tứ. Họ khoác tay nhau đi, ôm hôn nhau như Tây. Họ đi với nhau cả ngày, rồi qua đêm nữa. Người dân ở Sa Pa vẫn bảo: “Mấy cô dân tộc không tính toán nhiều tiền đâu. Cứ thích là đi thôi. Đôi khi chỉ cần bát phở hay bữa cơm là có thể vui vẻ với nhau cả ngày".

Còn có câu chuyện được rỉ tai khách đến chơi Sa Pa, chẳng biết thực hư ra sao, đó là du khách rất thích “mùi” của các cô gái dân tộc. Nó vừa có vị khét khét của quần áo lâu ngày không giặt, lại có mùi mồ hôi tích tụ lại thành muối ở mỗi vệt đen trắng lẫn lộn trên ngấn cổ, ngấn tay. Phải là người thật tinh mắt mới nhìn thấy được điều đó.

Cái người dưới xuôi gọi là “bẩn” thì người của núi rừng đại ngàn lại không nghĩ vậy. Âu cũng là chuyện dễ hiểu. Vậy là, cái gọi là “du lịch nhân văn” ở Sa Pa vẫn có “mùi” của dịch vụ “đi khách” như dưới xuôi.

Đi ở Sa Pa, thỉnh thoảng mọi người vẫn thấy một vài đứa trẻ dân tộc có làn da trắng và mái tóc vàng. Đó là hệ quả của việc dạo chơi cùng với du khách nước ngoài. Các cô gái lang thang, sinh ra những đứa trẻ cũng lang thang như con ma xó khắp ngóc ngách núi rừng Sa Pa.

Lời của Trần Phương :

Có một điều mà người ta không nghĩ ra là : bản thân tên gọi "chợ tình" là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến đời sống văn hóa của đồng bào, do đó ngày nay nó đã không còn nữa là một tất yếu. Đáng buồn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Thực ra bài báo trên chưa phản ảnh đúng tính chất của cái gọi là "chợ tình". Đó là chỗ mà nam nữ thanh niên chưa vợ hoặc chồng đến làm quen với nhau. Họ rất thoải mái, không câu nệ và sẵn sàng dâng hiến. Nếu yêu thương thật sự sau khi trao tình thì theo nhau thành vợ thành chồng. Không thì thôi. Lần sau lại ra đấy. Ông Tây ông ta đều bình đẳng. Có điều là khi họ trao tình thì hơi không kín đáo lắm. Bởi vậy, khi người Kinh tràn lên Sapa, mang theo những thuần phong mỹ tục người Kinh lên đó thì người ta không thể chấp nhận một cuộc trao tình bừa bãi. Bởi vậy chợ tình không còn sinh hoạt ở thị trấn nữa.

Còn việc thổi khèn lấy tiền. Tôi nghĩ đây là chuyện xòng phẳng thôi. Anh chị rủng rỉnh xu đi du lịch, xem người ta thổi khèn. Nhưng khi người ta xin tiền lại ....tỏ vẻ ngạc nhiên là thế nào? Người dân tộc nghèo lắm. Họ đan cả tiếng đồng hồ mới xong một cái vòng vải đeo cổ tay, bán có một ngàn. Ngày ấy, tôi lên Sapa. Tôi cũng nghèo (Hai anh em tôi phải bán cả cái áo ves và một pho tượng Di Lạc bằng đốt ngón tay khắc rất tinh sảo mới đủ tiền xe về đến Hanoi). Nghẻo vậy mà tôi còn phải thương họ thì hiểu là họ nghèo thế nào. Tôi mua giúp họ một cái vòng vải đeo tay, nhưng tôi bốc ra một nắm tiền lẻ, thế là bao nhiêu người mang đến bán. Cũng chỉ một ngàn một cái vòng. Hỏi những nhà đại gia kia, trả hẳn 10 ngàn một vòng họ có làm không? Vậy một nghệ nhân thổi khèn cho có vài ngàn đồng lẻ lại ngạc nhiên sao? Nếu vì thiếu thốn, những nghệ nhân thổi khèn phiêu bạt giang hồ, rồi du khách lên Sapa chỉ để hưởng cái lạnh mùa hè, vắng hẳn tiếng khèn, tiếng hát Sli thì chắc sẽ chẳng còn ai có dịp ngạc nhiên vì có người xin tiền nữa.

Nếu tôi là Cty du lịch, chỉ là Cty thôi chứ không phải là Tập đoàn thì tôi sẽ tài trợ cho những nghệ nhân thổi khèn, những người có giọng ca hay để khách du lịch sẽ đến với Cty tôi. Tôi nghĩ người ta lên Sapa để nghe thổi khèn, hát lượn, để dạo chợ tình, chứ đâu phải để vào khách san Ba Sao, Năm Sao với đường phố hiện đại như ....Tây. Nếu tôi là Tây và cần đến Sapa để hưởng cái hiện đại thì tôi chẳng đến đấy làm gì.

Bởi vậy, thấy bài báo mà anh giới thiệu tôi thấy cũng buồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn những lời chia sẻ chân tình của anh Thiên Sứ !

Thật ra thì làm gì có cái gọi là "chợ tình", tên gọi đó là do người Kinh gọi đấy chứ. Theo tôi được biết, các phiên chợ của đồng bào chỉ có thể dùng một từ gần đúng là "chợ phong lưu", sinh hoạt ở các phiên chợ là một nét văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc bởi vốn ở đó người ta diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán (trao đổi là chính) và giao lưu, đàn bà thì mua bán, đàn ông thì uống rượu, còn nam nữ thanh niên thì thổi khèn - múa ô, qua đó họ sẽ làm quen và đến với nhau, nhiều cặp nên duyên vợ chồng từ những phiên chợ như vậy. Sau này vì phát triển du lịch nên mới có tên gọi là "chợ tình", cũng chính vì vậy mà đã có nhiều hoạt động thiếu tôn trọng đối với văn hóa của đồng bào, nhiều du khách ở miền xuôi lên Sapa chỉ nhằm mục đích là đến "chợ tình", và sự thật là đã có nhiều hành động khiếm nhã của các nam thanh niên đối với các thôn nữ người dân tộc, do đó nét văn hóa này đến nay đã không còn nữa. Một vấn đề mà gần đây các nhà làm du lịch đã nhận ra là : nếu hiểu đúng nghĩa "chợ" là nơi diễn ra các hoạt động thương mại thì càng không nên gọi là "chợ tình", bởi nếu như vậy thì chúng ta sẽ nghĩ thế nào khi có người nước ngoài đi ngang qua các công viên ở các thành phố vào buổi tối và chỉ vào các cặp tình nhân đang tình tứ rồi bảo là "chợ tình" ? Đó là một sự xúc phạm. Nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn.

Ngày nay, ngoài Sapa, các phiên chợ như vậy vẫn còn hoạt động ở một số nơi khác quanh vùng núi và trung du bắc bộ, nhưng vấn đề nhức nhối là cần phải chấn chỉnh lại cách gọi : Không nên gọi các phiên chợ của đồng bào là "chợ tình".

Vài lời chia sẻ cùng quý bạn đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra thì làm gì có cái gọi là "chợ tình", tên gọi đó là do người Kinh gọi đấy chứ. Theo tôi được biết, các phiên chợ của đồng bào chỉ có thể dùng một từ gần đúng là "chợ phong lưu", sinh hoạt ở các phiên chợ là một nét văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc bởi vốn ở đó người ta diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán (trao đổi là chính) và giao lưu, đàn bà thì mua bán, đàn ông thì uống rượu, còn nam nữ thanh niên thì thổi khèn - múa ô, qua đó họ sẽ làm quen và đến với nhau, nhiều cặp nên duyên vợ chồng từ những phiên chợ như vậy.

Rất cám ơn anh Trần Phương về thông tin này. Nó đã hoá giải cho tôi nỗi băn khoăn bấy nay về cái "chợ tình" mà mấy tay nhà báo ngu xuẩn đầu độc dân ta. Bạn nên viết một bài về vấn đề này trên phương tiện thông tin đại chúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương viết:

Nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn.

Chắc không muộn đâu anh ạ! Nhưng chỉ tiếc là không phải anh hay tôi có thể phục hồi được điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Vo Truoc và anh Thiên Sứ !

Thực ra về cái cách gọi "chợ tình" người ta đã lên tiếng rồi nhưng vì thói quen nên báo chí (và cả truyền hình) vẫn gọi như vậy. Còn việc khôi phục lại nét xưa ở các phiên chợ của đồng bào thì ... quả thực không đơn giản, đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc, theo tôi thấy, về bản chất đã có một nét văn hóa rất cao, nhất là về ứng xử, tôi ví dụ như vầy (chuyện có thật) :

Một du khách đến và mời một cô thôn nữ đi chơi chung, cô nhận lời, sau một lúc cùng múa và uống rượu, được hỏi :

- Em đã có gia đình chưa ?

Cô trả lời :

- Em có rồi

Người khách giật mình :

- Vậy chồng em là ai ?

Cô chỉ tay :

- Đang ngồi uống rượu bên hàng xóm

Người khách hỏi tiếp :

- Vậy đi chơi với anh chồng em có la không ?

Cô cười :

- Không. Chồng em rất tự hào.

..............................

Điều ở trên cho thấy, quả thực trong giao tiếp và ứng xử, đồng bào đã có nét văn hóa phát triển rất cao.

Còn việc tài trợ để khôi phục các phiên chợ thì cũng có một số đơn vị du lịch làm nhưng ... không mấy hiệu quả, đó là chưa nói đến hiệu quả kinh tế, đơn giản là khi du khách đến rất dễ nhận ra sự giả tạo ở các dù dựng và bàn ghế có in logo nhà tài trợ (VD : trên tấm dù dựng có in Cocacola, ...) và như vậy chẳng khác nào có tác dụng ngược. Vì vậy, theo tôi nghĩ, mọi nỗ lực để khôi phục các phiên chợ vùng cao nằm ở thái độ và cách nhìn trân trọng của chính chúng ta đối với các hoạt động văn hóa của đồng bào, trước mắt, cứ việc nói thẳng là : ở Sapa không còn "chợ tình" nữa (sự thật đúng như vậy), lên đó không có gì để xem đâu, việc tiếp theo là bảo tồn và khai thác thận trọng các phiên chợ ở những vùng khác, hi vọng rằng một ngày nào đó, tiếng gọi văn hóa của đồng bào ở Sapa sẽ trở lại.

Vài ý tưởng như vậy, và cuối cùng... vâng, rất đồng ý với anh Thiên Sứ :

Chắc không muộn đâu anh ạ! Nhưng chỉ tiếc là không phải anh hay tôi có thể phục hồi được điều này.

----------------------------------------------------------------------------------

Nhân chủ đề này, xin mạn phép cảm thơ của anh Thiên Sứ :

Ta về giữa cõi vô thường

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa

Thiên Sứ

Hương còn đọng chút hồn xưa

Hắt hiu ngọn nến đong đưa giữa đời ...

Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông xin kính chúc chú Trần Phương, chú Votruoc, sự phụ Thiên Sứ sức khoẻ dồi dào,mạnh khoẻ.Xin kính chúc văn hiến lạc việt 5.000 năm trở về nguồn cội của mình.

Như Thông <_<

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn việc tài trợ để khôi phục các phiên chợ thì cũng có một số đơn vị du lịch làm nhưng ... không mấy hiệu quả, đó là chưa nói đến hiệu quả kinh tế, đơn giản là khi du khách đến rất dễ nhận ra sự giả tạo ở các dù dựng và bàn ghế có in logo nhà tài trợ (VD : trên tấm dù dựng có in Cocacola, ...) và như vậy chẳng khác nào có tác dụng ngược. Vì vậy, theo tôi nghĩ, mọi nỗ lực để khôi phục các phiên chợ vùng cao nằm ở thái độ và cách nhìn trân trọng của chính chúng ta đối với các hoạt động văn hóa của đồng bào, trước mắt, cứ việc nói thẳng là : ở Sapa không còn "chợ tình" nữa (sự thật đúng như vậy), lên đó không có gì để xem đâu, việc tiếp theo là bảo tồn và khai thác thận trọng các phiên chợ ở những vùng khác, hi vọng rằng một ngày nào đó, tiếng gọi văn hóa của đồng bào ở Sapa sẽ trở lại.

Vâng! Tôi hiểu rằng không một Cty tài trợ nào không gắn logo của mình lên ...thậm chí cả cái khèn của người dân tộc - nếu họ tài trợ. Nhưng đây là Cty du lịch thì hình thức quảng cáo do tài trợ sẽ phải khác đi rất nhiều. Hoàn toàn tự nhiên hay gần giống tự nhiên. Thí dụ: Mỗi nghệ sĩ múa khèn được tài trợ 1 triệu đồng /tháng (quá nhiều so với kinh tế ngay thời mới lên giá xăng) và chỉ yêu cầu khi có đoàn du lịch đến (Được báo trước với trưởng bản) thì các nới có những nghệ sĩ đó thổi khèn sẽ ưu tiên cho khách du lịch của mình vào vòng trong xem. Tất nhiên là xen lẫn với mọi người cùng xem. Hoàn toàn tự nhiên....Để phân biệt người thường với khách du lịch của Cty thì họ sẽ có phù hiệu hoặc túi sách có phù hiệu ....của Cty phát( Đây cũng là một cách quảng cáo tự nhiên cho Cty khi làm du lịch).

Việc tài trợ này có thể giúp cho các nghệ thuật của các dân tộc không bị mai một, góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hóa Việt . Có thể liên kết nhiều Cty du lịch cùng làm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở cách Sa pa hơn 80km bên phía thị trấn Bắc Hà có chợ Bắc Hà may mắn còn giữ được nét dân dã. Mặc dù hàng hóa trong chợ đã bắt đầu pha chủng loại hàng của miền xuôi nhưng về cơ bản, chợ Bắc Hà còn giữ được chất ban sơ và đặc trưng của 14 dân tộc thiểu số.

Chợ Bắc Hà có 4 phiên, ở đây người ta còn bán ngựa, bán lợn gà, rượu ngô, đồ rèn (làm tại chợ).... và đặc biệt vẫn còn chơi chợ để tụ tập uống rượu ngô, ăn thắng cố, ăn phở chua; còn cảnh ôm gà đi đổi rượu, đổi hàng. Sáng sơm, trong mù sương, thi thoảng thấy người cắp con gà, người chở bao ngô, người lùa ngựa, lợn đổ về chợ. Cảnh thật 100% không phải trong truyện.

Posted Image

Posted Image

Chợ Ngựa và Lợn Bắc Hà _nguồn: vietnamnet.vn

Chợ là nơi tập trung sinh hoạt tập thể lớn nhất và thoải mái nhất (không có nhiều luật lệ như các buổi lễ cộng đồng) đối với người dân tộc. Chính từ những cơ hội gặp gỡ này, xúc cảm của các mối quan hệ nảy nở nhiều hơn và tình cảm nam nữ nảy sinh như những mầm duyên tình gặp đất lành nảy nở. Chợ không phải chỉ để buôn bán mà để giao lưu, sinh tình là vậy.

Tiếc là những người các vùng miền khác, đặc biệt là các nhà văn hóa, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khai thác du lịch không có đủ sâu sắc, trách nhiệm và tâm huyết để tìm cho đúng một cái tên gọi theo cách hiểu của "người Kinh" về hình thái chợ của người dân tộc thiểu số. Sự cẩu thả và tùy tiện trong dùng ngôn từ (rất phổ biến trong nhiều người hiện nay) vô tình đã làm xấu đi nét văn hóa truyền thống của cội Việt.

Sẽ còn tắc trách, vô tâm và thiếu văn hóa rất nhiều nếu cứ tiếp tục dùng lại những khái niệm tùy tiện đó để định danh cho các tập tục của người thiểu số, trong đó có tập quán sinh hoạt chợ của họ.

Chủ trương của lãnh đạo tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng khai thác du lịch như là một chiến lược trọng điểm để phát triển địa phương. Phải nói họ đã dám làm và thành công ở nhiều góc độ (hệ thống giao thông, điện, công trình công cộng, quảng bá du lịch, cơ chế mở trong hoạt động du lịch ....). Nhưng có lẽ, những người tâm huyết như ông TS. Trần Hữu Sơn cũng chưa thực sự tìm được giải pháp hữu ích, hiệu quả cho phát triển và bảo tồn văn hóa, di tích của tỉnh nhà. Giá mà họ dành một phần trong những khoản tiền rất lớn đang loay hoay đầu tư cho công tác này vào việc trưng cầu trong và ngoài nước giải pháp phát triển tối ưu du lịch và văn hóa truyền thống của Lào Cai thì có lẽ Lào Cai sẽ nhanh chóng trở thành điểm vàng về du lịch từ những lợi thế sẵn có của mình.

Ý kiến của chú Thiên Sứ hoàn toàn là một giải pháp hữu ích mà bất cứ nhà khai thác du lịch có nghề nào đều nên nghĩ đến. Có lẽ, vì Sapa là mảnh đất "thiêng" nên không có người chạm tới được chăng? :rolleyes: Linh khí nước Việt được phát huy tốt thì có lẽ mấy cái nhà nghỉ (hotel) không có cơ hội chen chúc nhau mọc như nấm và phá vỡ hết nét đẹp tiềm ẩn của Sapa (Lào Cai).

Vùng núi Sapa rất đẹp. Ai có điều kiện thì mùa xuân nên tìm đến Bắc Hà, Tả Củ Tỉ để hít thở không khí còn tinh khiết, ngồi lưng chừng nui ngắm hoa mận nở trắng, hoa đào hồng, hoa cải cúc vàng rộn rã giữa lá cây xanh mướt. Trong cái lạnh ướt át của miền núi, uống rượu ngô 60 độ với thịt lợn gác bếp xào cải trời; thêm miếng thịt gà luộc vàng ruộm thì ngất ngư không muốn về. Rất đáng để bỏ tiền và refresh cuộc sống của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta gọi sự gặp gỡ nam nữ ở Sapa là "chợ tình"? Ở đấy ai bán tình và ai mua tình mà gọi là "chợ" nhỉ (Tất nhiên là ngoại trừ mấy cô gái bán hoa đứng lẫn trong đó)? Vậy ở những con đường ngay trong thành phố , có những cô gái đứng đường ngã giá từ nhày dù đến qua đêm thì gọi là gì?

Bởi vậy. Đâu phải ngẫu nhiên mà ngày xưa khi học trò hỏi Khổng Tử: 'Nếu thày làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Khổng tử nói: "Việc đầu tiên là ta phải chính danh. Tức là gọi tên đúng sự vật"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta gọi sự gặp gỡ nam nữ ở Sapa là "chợ tình"? Ở đấy ai bán tình và ai mua tình mà gọi là "chợ" nhỉ (Tất nhiên là ngoại trừ mấy cô gái bán hoa đứng lẫn trong đó)? Vậy ở những con đường ngay trong thành phố , có những cô gái đứng đường ngã giá từ nhày dù đến qua đêm thì gọi là gì?

Bởi vậy. Đâu phải ngẫu nhiên mà ngày xưa khi học trò hỏi Khổng Tử: 'Nếu thày làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Khổng tử nói: "Việc đầu tiên là ta phải chính danh. Tức là gọi tên đúng sự vật"

Chú Thiên Sứ kính mến. Bản chất chợ phiên Sapa theo cổ truyền không phải là "mua tình, bán tình". Nhưng giờ thì nó như thế thật rồi. Chị em người dân tộc ở Sapa cặp bồ và sống chung với Tây rất nhiều (tất nhiên là không thể lâu), thậm chí Sapa còn là ổ dịch nghiện hút từ nước ngoài kéo sang du nhập với đồng bào dân tộc. Khi chưa gọi là "chợ tình" nó còn là chợ giao duyên. Khi gọi nó là "chợ tình" rồi có lẽ nhiều người dân tộc cũng tưởng người Kinh là thông thái nên họ nghĩ "chợ tình" phải theo cách hiểu của người Kinh mới gọi là "văn minh" và "sành điệu". hic... hic...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi gọi nó là "chợ tình" rồi có lẽ nhiều người dân tộc cũng tưởng người Kinh là thông thái nên họ nghĩ "chợ tình" phải theo cách hiểu của người Kinh mới gọi là "văn minh" và "sành điệu". hic... hic...

Không hẳn như thế đâu anh Phoenix ạ, đồng bào dân tộc có đủ văn hóa để phản ứng lại, và sự thật là giờ đây ở Sapa không còn "chợ tình" như người ta mong muốn khi đến Sapa nữa. Ý kiến của anh Thiên Sứ là một giải pháp hay, nhưng với sự phát triển bùng nổ muôn màu muôn vẻ của các công ty du lịch ngày nay thì thú thật ... dù ít nhiều có tâm huyết để phục hồi nhưng cũng như một nồi canh hẹ : càng khoắng càng nêm thì càng ... biến dị, hơn nữa, cái chính cho sự khôi phục phiên chợ ở Sapa không nằm ở chúng ta, nó nằm ở chính tình cảm của đồng bào dân tộc, bởi du khách đâu chỉ đến để muốn xem múa khèn hay mua hàng thổ cẩm lưu niệm (dĩ nhiên là các sản phẩm đó đều có chiết khấu cho các cty du lịch) mà cái chính là : theo truyền thống thì các cặp nam nữ đến hẹn lại lên, họ quyến rũ nhau qua những điệu khèn - điệu múa ô qua các phiên chợ như vậy, nhưng giờ đây họ không đến đó để bày tỏ nữa, đó mới thực sự là một mất mát đáng buồn. Do đó, theo tôi nghĩ trước mắt cứ nên tạm chấp nhận "hi sinh" cái gọi là "chợ tình Sapa", trả lại vẻ đẹp hồn nhiên cho núi rừng, hi vọng một ngày nào đó, tiếng khèn và những điệu múa ô của nam nữ thanh niên đồng bào ở Sapa sẽ trở lại và đón mời du khách với đúng nghĩa vốn có của nó.

Và anh Phoenix thân mến, đúng là như những hình ảnh anh đưa lên, chợ phiên Bắc Hà là một trong những phiên chợ hiếm hoi của đồng bào còn giữ được vẻ tự nhiên, khác với sự sắp đặt giả tạo ở Sapa ngày nay là người ta đem tới nhiều bàn ghế và dù dựng (trong khi đúng ra là chợ chỉ sinh hoạt ở mặt đất và phải nằm ở bên rìa lưng chừng núi, có thể do sợ nguy hiểm cho du khách nên đã được dời vô trong), hiện nay, dự án cải tạo và mở rộng chợ văn hóa Bắc Hà đang được thực hiện, hi vọng rằng mọi sự khai thác để phát triển kinh tế và du lịch tới đây sẽ không làm phá hỏng cảnh quan và nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào và quan trọng nhất là : cần chấm dứt cái cách gọi "chợ tình"

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thực ra chợ Bắc Hà cũng đang bị "hiện đại" hóa. Nhưng tốc độ còn chậm do nó ở sâu và xa. Chợ Bắc Hà bây giờ đã nhiều quần áo thổ cẩm, mỹ nghệ là hàng gia công của miền xuôi. Lối vào cửa chợ đã là đường bê tông, có nhà tầng đôi bên, xe máy ra vào cũng không còn hiếm. Chỉ có đồi núi là còn quanh co, mận đào còn xanh, ngựa còn thồ hàng. Nhưng e rằng khát khao thoát nghèo không có người dẫn dắt thì nó lại thành "văn minh" quá mất thôi. May chăng thì vào sâu hơn vùng giáp Hà Giang như Tả Củ Tỉ mới còn "hồn dân tộc".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay