Thiên Sứ

“vn Có Thể Dệt Nên Câu Chuyện Hấp Dẫn Với Thế Giới”

1 bài viết trong chủ đề này

“VN có thể dệt nên câu chuyện hấp dẫn với thế giới”

Nguồn VNN

Cập nhật lúc: 1/13/2010 1:45:06 PM (GMT+7)

“Chìa khóa của sức mạnh mềm là lòng tin. Lòng tin tốt nhất là do quan hệ tương tác trực tiếp giữa hai bên, trao đổi, thảo luận với nhau. Và Việt Nam có thể dệt nên câu chuyện thành công, tạo sức mạnh mềm cho chính mình”. GS Joseph Nye, nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của Mỹ phát biểu trong lễ Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, VNR500 sáng 13/1.

Triển khai sức mạnh mềm cần lòng kiên nhẫn

Giáo sư Joseph Nye lưu ý, có ba cách để thể hiện và tạo nên quyền lực: đe dọa (cây gậy) cho tiền (củ cà rốt) và thu hút để người khác cũng muốn điều mình muốn mà không cần dùng cây gậy hay củ cà rốt (sức mạnh mềm).

Sức mạnh mềm của một quốc gia dựa vào ba yếu tố cơ bản: văn hóa đủ sức hấp dẫn thu hút nước khác; chính sách ngoại giao có được xem là nước có ảnh hưởng lớn trong chính sách hay không; và giá trị chính trị văn hóa của nước đó ở trong nước và ra bên ngoài.

Các nhà lãnh đạo muốn thấy kết quả ngay lập tức nên có xu hướng sử dụng sức mạnh cứng. Trong khi đó sức mạnh mềm lại mất thời gian nhất định để thấy hiệu quả. Họ ít khi đủ kiên nhẫn để chờ thấy kết quả của sử dụng sức mạnh mềm.

Giáo sư Nye phân tích, thành công về kinh tế có thể mang lại đồng thời cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Nguồn lực kinh tế có thể dùng để thu hút lôi cuốn cũng như đe dọa nước khác.

“Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã phát hiện ra sức mạnh này và Việt Nam rất có thể sớm phát hiện ra nguồn sức mạnh này”, GS Nye tin tưởng. Nhờ thành công kinh tế gần đây, nhiều quốc gia trong khu vực nhận thấy sức mạnh mềm của Trung Quốc tăng lên. Nhất là với hệ quả của khủng hoảng kinh tế, nhiều người xem Trung Quốc là hình mẫu phát triển kinh tế, thay thế cho mô hình của Mỹ, nơi coi trọng mở cửa kinh tế và dân chủ.

GS Nye Mỹ nói thêm: “ngay cả với sức mạnh quân sự vẫn thường được xem là sức mạnh cứng, nhưng bản thân lực lượng quân sự sẽ được vận hành và phát triển tốt nếu được xem là sức mạnh mềm”. Ví dụ, qua đào tạo và hợp tác quân sự có thể tăng sức mạnh mềm của quốc gia nhờ xây dựng mạng lưới khắp thế giới.

Tất nhiên, việc sử dụng sai nguồn lực quân sự cũng có thể làm giảm sức mạnh mềm của một quốc gia. Ví dụ, việc quyết định tấn công Iraq năm 2003 khiến cho người ta giảm sự ngưỡng mộ với nước Mỹ, tức là làm giảm sức mạnh mềm, nhất là tính không hiệu quả trong việc quyết định tham chiến mà không lý giải được lý do thích hợp.

Lực lượng hải quân Mỹ đã cứu nạn trong đợt sóng thần ở Indonesia lại giúp quân đội Mỹ tăng sức mạnh mềm, và có thể lấy lại sức mạnh mềm đã mất do quyết định tấn công Iraq.

Được đưa ra cuối năm 1980, khi bàn về có hay không sự đi xuống của nước Mỹ như nhiều người đánh giá, khái niệm sức mạnh mềm của GS Nye ngày nay được sử dụng rộng rãi trong giới học thuật, và lãnh đạo các nước.

Tuy nhiên, “không phải ai cũng tin vào học thuyết sức mạnh mềm”, GS Nye nói. Mới đây, một nhà báo Mỹ đã viết, sức mạnh mềm là một lý thuyết hay về học thuật. Nhưng trong ngoại giao thực tế nó chưa được kiểm chứng và trong quân sự, nó chưa được triển khai thực tế bao giờ.

Thực ra khái niệm sức mạnh mềm không phải khái niệm mới, mà thể hiện trong nhiều cuốn sách xa xưa khi bàn về quan hệ giữa con người với con người, trong các sách của Khổng Tử và Lão tử, GS Nye cho hay.

Hiệu quả thực tế của sức mạnh mềm cũng đã được kiểm chứng trong lịch sử. Năm 1762, nhờ sử dụng sức mạnh mềm, nước Nga đã ngăn chặn sử dụng sức mạnh quân sự của các nước tấn công vào Nga. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, sự hấp dẫn của chính sách đối ngoại Anh là động lực để Mỹ đứng về phe Đồng minh.

Xây lòng tin ở đối tác

“Triển khai sức mạnh mềm là trò chơi đòi hỏi có đối tác”, GS Nye lưu ý. “Sự thành công của triển khai sức mạnh mềm phụ thuộc nhiều vào kiểm soát của chủ thể hơn là sức mạnh”. Giáo sư đơn cử, nếu tôi muốn cướp tiền của 1 người mà sử dụng sức mạnh cứng, dùng súng bắn vào người đó mà không cần quan tâm người đó nghĩ gì. Nhưng nếu tôi muốn trộm tiền của anh chị bằng sức mạnh mềm, tôi sẽ thuyết phục rằng tôi là người tốt và hữu ích cho anh chị về lâu dài. Nhưng điều đó gắn với việc tôi phải biết đối tác nghĩ gì. “Chìa khóa của sức mạnh mềm là lòng tin. Các chương trình vận động trực tiếp không tạo nên sức mạnh mềm vì nó không tạo được lòng tin. Lòng tin tốt nhất là do quan hệ tương tác trực tiếp giữa hai bên, trao đổi, thảo luận với nhau”, Gs Nye nhấn mạnh. Đơn cử, các hội thảo giao lưu quốc tế là nơi phát triển sức mạnh mềm tốt nhất. Như một sinh viên Séc khi tham gia hội thảo quốc tế đã nói, “đây là cách tuyên truyền tốt nhất, vì nó không phải là tuyên truyền”. Ngày nay, nhờ có internet và phát triển của giao thông, ngoại giao công chúng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Các Chính phủ sử dụng chính sách ngoại giao công cũng khó khăn hơn, do thông tin bây giờ đa dạng hơn, và vì thế, người ta khó trong việc lựa chọn thông tin nào đáng tin. Vì thế, điều quan trọng là tạo nên lòng tin. “Danh tiếng của một quốc gia sẽ tạo nên lòng tin của dân chúng các nước. Các nước tạo lòng tin đó qua truyền thông, qua chương trình hợp tác và qua các tổ chức phi Chính phủ”, GS Nye nói. “Đôi khi Chính phủ phải đứng sang một bên để xã hội dân sự, nhân dân làm vai trò xây dựng lòng tin, tạo sức mạnh mềm của mình”.

Tạo môi trường thuận lợi mới có thể chiến thắng

Nói cách khác, bên cạnh mạng lưới được thiết lập giữa lãnh đạo hàng đầu là diễn đàn để sử dụng sức mạnh mềm, cách tạo nên sức mạnh mềm khác là tạo nên môi trường có thể gây ảnh hưởng và tác động lên chính sách của các quốc gia. “Nếu không tạo môi trường tốt, nó sẽ gây tác hại lên chính sách. Nếu dân chúng hoặc đối tượng nhằm đến không có lòng tin, nó sẽ làm suy giảm hoặc mất sức mạnh mềm”. Giáo sư dẫn ra câu chuyện nước Mỹ năm 2003, khi quyết định tấn công Iraq. Lúc đó, Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kì cho phép quân đội Mỹ qua nước này để tấn công Iraq từ phía Bắc. Thế nhưng, Chính phủ Thổ Nhĩ Kì không thể cho phép Mỹ làm điều này, khi Mỹ mất tầm ảnh hưởng ở nước này. Do mất quyền lực mềm, Mỹ đã không có môi trường thuận lợi để triển khai sức mạnh cứng tại Iraq.

G.S Nye tin tưởng Việt Nam có thể viết nên câu chuyện thành công của chính mình

Ví dụ khác ở Mexico khi diễn ra chiến tranh ở Iraq. Mexico lúc đó có biên giới giáp với Mỹ. Tổng thống Mexico đồng ý cho người đồng nhiệm G.W.Bush về việc triển khai quân sự ở Iraq. Nhưng Tổng thống Mexico cũng nhận ra sức mạnh mềm Mỹ giảm tới mức mất môi trường thuận lợi cho phép ông ủng hộ kế hoạch của Bush. Ngày nay, các nhà phân tích chính sách quân sự cũng nhận thấy tầm quan trọng của sức mạnh mềm. Các nhà quân sự cũng hiểu rằng thành công của hoạt động quân sự không phải chỉ dựa vào vũ lực hay vũ khí. Ngày nay, ngay cả các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận, trong chính sách đối ngoại, nếu “Mỹ không xóa bỏ được quan niệm của thế giới về nước Mỹ tự kiêu, áp đặt nước khác, thì nước Mỹ không thể thành công”, GS Nye nói.

Mới đây, chuyên gia quân sự Australia cũng nhận định, tiếng tăm trên trường quốc tế của Mỹ, nhất là trong lĩnh vực quân sự, nếu không kết hợp với chính sách mềm dẻo, thuyết phục gắn với kết nối văn hóa, thì không thể vượt qua được sự chỉ trích của thế giới về chính sách quân sự của Mỹ.

Ngày càng có nhiều người coi trọng việc kết hợp sức mạnh cứng với sức mạnh mềm. Và sự kết hợp của hai sức mạnh này gọi là sức mạnh thông minh.

Vì thế, nếu quan điểm ngoại giao truyền thống luôn coi trọng việc trao đổi thông tin giữa các lãnh đạo thông qua con đường truyền tin bí mật, thì ngày nay, các Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của việc Chính phủ nước này có thể trao đổi thông tin với nhân dân nước khác, từ đó gây tác động lên chính phủ nước đó, gọi là ngoại giao công chúng, ngoại giao nhân dân.

Việt Nam có thể dệt câu chuyện thành công cho riêng mình

“Trong chính sách sức mạnh mềm truyền thống, ai sở hữu sức mạnh kinh tế và quân sự, người đó là người chiến thắng. Bây giờ, ai làm cho người khác chịu lắng nghe mình, đó là người chiến thắng. Bất kì nước nào, dù nhỏ hay lớn, cũng có thể sử dụng sức mạnh mềm”. “Việt Nam phải làm thế nào xây dựng câu chuyện của riêng mình, đi ra với thế giới, khiến người ta biết đến và tin vào câu chuyện của mình”, GS Nye nói.

Việt Nam phải đặt câu hỏi cho chính mình, Việt Nam cần dệt nên câu chuyện của đất nước mình như thế nào để thu hút mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam có thể học từ Trung Quốc, từ câu chuyện thành công và thất bại của nước này.

Trung Quốc tăng sức mạnh mềm thông qua tổ chức thành công Olympics và nhiều hoạt động truyền bá văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc làm suy giảm sức mạnh mềm, uy tín của mình do chính sách về nhân quyền của họ. Trung Quốc cũng làm tổn thương chính mình với quan điểm tiêu cực trong Hội nghị Biến đổi khí hậu Copenhagen.

Điều này lại đem cơ hội lớn cho Việt Nam khi Việt Nam là quốc gia chủ trương phát triển bền vững và quan tâm đến biến đổi khí hậu. Nếu Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện phát triển bền vững, cung cấp các dịch vụ cho khu vực nông thôn, thì danh tiếng và sức mạnh mềm của Việt Nam sẽ gia tăng, GS Nye chỉ dẫn. Việt Nam cũng được xem là quốc gia dẫn đầu trong việc sử dụng internet để phát triển.

“Bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, cách thức tốt để Việt Nam bảo vệ mình là kết hợp sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, tạo sức hút với người bạn láng giếng lớn của mình. Việt Nam dệt nên câu chuyện thành công cho mình, tăng cường sức mạnh mềm thông qua vai trò trong ASEAN và cả trên thế giới”, GS Nye nói.

Ông tin tưởng, “với những gì tôi chứng kiến và được nghe về Việt Nam, tôi hoàn toàn tin rằng Việt Nam có thể làm điều này”.

Phương Loan

----------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Cái nhà ông Tây quen Ta phát biểu:

  Quote

Sức mạnh mềm của một quốc gia dựa vào ba yếu tố cơ bản: văn hóa đủ sức hấp dẫn thu hút nước khác; chính sách ngoại giao có được xem là nước có ảnh hưởng lớn trong chính sách hay không; và giá trị chính trị văn hóa của nước đó ở trong nước và ra bên ngoài.

Như vậy, chính nền tảng văn hóa là yếu tố quan trọng và cần có trong "Sức mạnh mềm". Nếu quan niệm thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc, tồn tại 300 năm với những người dân "Ở trần đóng khố" thì nền tảng văn hóa của sức mạnh mềm Việt Nam sẽ bắt đầu từ đâu?

Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, Thiên Sứ xác định rằng: Thời Hùng Vương - cội nguồn dân tộc Việt là sử khởi đầu 5000 năm lịch sử văn hiến Việt, luôn luôn đúng dù nhìn từ bất cứ góc độ nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay