wildlavender

Văn Hóa Chửi Mắng

52 bài viết trong chủ đề này

Văn hóa chửi mắng

07/01/2010 10:27 Posted Image

(TNTT&GT) Nhân loại không mấy người không chửi mắng hoặc bị chửi mắng. Chửi mắng, rủa sả là thứ ngôn ngữ không thiếu trong cuộc sống, trong văn chương của mọi dân tộc. Vấn đề là xác định được ranh giới giữa văn hóa và phi văn hóa trong chửi mắng. TNTT&GT mở chuyên đề thú vị này để cùng bạn đọc đàm luận và tranh cãi. Chửi là la mắng, là nói những lời thô tục, cay độc để làm nhục người khác”, đó là theo từ điển tiếng Việt thông dụng. Cá nhân tôi cho rằng đôi khi cũng cần phải diễn đạt ngôn từ một cách mạnh mẽ, biểu cảm – đôi khi cũng cần phải chửi. Và rõ ràng khi không có đòn để đỡ, khi phải cam chịu ẩn nhẫn, khi yếu thế không làm được gì đối thủ, người ta có thể phải chửi. Chửi cho bõ tức. Chửi là cần thiết, vấn đề là chửi cũng cần có văn hóa, làm cho đối phương thấy nhục cũng phải có văn hóa.

Nhiều người tự hào rằng ở Việt Nam có hẳn một cái gọi là văn hóa chửi – có nghĩa là người Việt chửi có vần có vè, có ve có vẩy; chửi có bài bản, lớp lang. Nếu văn hóa được định nghĩa như là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử hay lối sống, cách ứng xử có trình độ cao thì quả thật chửi cũng là một nét văn hóa.

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. Ở đây cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”: chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào; chửi thường nhắm đích danh người nào đó và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.

Ngày xưa, chửi được coi là vũ khí của người nghèo bất khuất, người yếu bất khuất. Những kẻ thống trị có đầy đủ vũ khí, sức mạnh, còn những người bị trị luôn bị tước đoạt đến trần trụi cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng không phải vì thế mà kẻ bị trị chịu yên, họ biết dùng đến vũ khí độc tôn của mình để chống lại những cái trái với luân thường, trái với pháp luật, trái đạo đức. Mà đúng là “chửi” là vũ khí độc tôn của kẻ nghèo, khi trời dường như phú cho họ cơ quan phát thanh rất tốt, có thể vang khắp xóm cùng quê, có thể chửi từ giờ này sang giờ khác. Chửi, với các bài chửi điển hình như bài “Chửi đứa bắt gà” kéo dài hàng giờ, hàng ngày, dù kẻ bắt gà chắc gì đã mang gà ra trả, nhưng cái việc chửi vẫn phải được tiến hành, trước tiên để bõ tức, để giải tỏa tâm lý, sau đó là để phòng ngừa, để đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Có lẽ, đây cũng là một biểu hiện văn hóa trong cái sự chửi.

Thật ra thì văn hóa chửi cũng không phải là đặc sản quá độc đáo của người Việt. Bộ sử thi tiểu thuyết hoành tráng Tam quốc chí đã kể rất kỹ về chuyện khi dàn trận đánh nhau các bên rất hay sử dụng một loại quân khá đặc biệt, đấy là những "mạ thủ". "Mạ thủ" thường chọn những người giọng tốt, ngữ điệu chắc chắn phải cong cớn, đứng ngay ở hàng đầu gào to những lời xỉ mắng đối phương. Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Thục đã từng đích thân đanh đá mắng chết Tư đồ Vương Lãng của nhà Ngụy. Ở Ukraine hiện tại có cả cuộc thi chửi được tổ chức hàng năm có mục đích để thanh niên làm quen với văn hóa chửi của dân tộc và nâng cao tình yêu nước. Cuộc thi chửi được tiến hành theo hình thức hai người bước ra sàn đấu, lần lượt chửi nhau và bất cứ ai muốn đều có thể tham gia. Người dự thi có thể trích dẫn những câu nói từ văn học cổ Ukraine bao hàm các câu chửi rủa đậm màu sắc dân tộc. Người thắng cuộc là người có vốn từ vựng phong phú.

Cách chửi thay đổi rất nhiều, tùy theo vùng miền văn hóa. Ngay cả ở Việt Nam, người Bắc có cách chửi khác người Trung, người Trung chửi khác người Nam. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều khi người ta quá lạm dụng "nghệ thuật" chửi, công cụ chửi, người ta chửi chỉ cốt để chứng tỏ mình chửi giỏi, người ta nói mát, nói mỉa, nói xéo người khác dù người đó chẳng làm gì mình – chỉ cốt để sướng miệng mà không hề nghĩ đến tác dụng độc địa của “lời nói-đọi máu”. Bàn về văn hóa chửi sẽ luôn là một đề tài thú vị và chắc hẳn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.

Nguyễn Quang Lập (nhà văn)

Posted Image

"Tôi thấy ở xứ mình vẫn chưa có văn hóa chửi thật sự. Chửi ở đây là chửi một cách văn minh, không phải là dùng những từ ngữ thô tục, kém văn hóa để chứi bới nhau, mà là sử dụng lý lẽ sắc bén để nói lên sự thật. Điều này thì cũng tồn tại ở nước ta lâu rồi, các cụ nhà văn nhà thơ nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình rất hay đó chứ. Tôi nhớ ngày bé được nghe các bà ngoài hàng chợ Bắc chửi cũng rất thích, vì họ chửi nghe đúng, sâu và sắc bén lắm. Các nhà văn của ta bây giờ cũng chưa lưu tâm đến chuyện này, thường thì bất bình chuyện gì thì lên tiếng chửi vậy thôi, tùy hứng, dẫn đến người bị chửi cũng không thấy thuyết phục...".

Lê Minh Quốc (nhà thơ)

Posted Image

"Dân tộc Việt Nam vốn nhiều chữ, giàu chữ, thâm thúy nên khi ghét, giận, tức ai đó đều có thể chửi một cách có vần có vè, và đầy “hoa mỹ”, ví như cái chửi bà già mất gà của xứ Bắc hoặc cách chửi của người Huế. Nhưng bản thân tôi nghĩ không nên khen ngợi cách chửi này. Với tôi, một bó lý không bằng một tí tình, khi chửi người ta tức là mình đã dùng lý rồi. Tôi thích những cách chửi như kiểu của Hồ Xuân Hương hơn".

Chửi trong văn học

"Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi … bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…

Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia, mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột ra... ".

(Đoạn chửi của bà già mất gà, trích Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan)

Trong Daghextan của tôi, nhà thơ Nga Raxun Gamzatop đã dành hẳn một chương có tên Ngôn ngữ để nói về chuyện chửi rủa ở những làng quê Daghextan. Ông viết “Mỗi làng quê đều có riêng những lời chửi rủa. Có lời rủa trói tay anh bằng những sợi dây vô hình; có lời rủa đẩy anh vào quan tài; có lời rủa làm mắt anh rơi vào đĩa canh đang húp, có lời rủa làm mắt anh lăn xuống khe sâu qua những tảng đá lởm chởm”. Dưới đây là một vài lời chửi rủa mà ông ghi lại:

- Cầu trời nó bắt đi cái người biết dạy con mày học nói! Cầu trời nó bắt của con mày đi cái người mà con mày có thể dạy nói!

- Cầu cho lưỡi mày khô đi, cho mày quên tên người yêu, cho người mày có việc cần gặp không hiểu lời mày nói. Cầu cho mày quên lời chào làng quê khi mày đi xa trở về, cầu cho gió lùa vào miệng mày khi mày rụng hết răng…

"Trong quân đội xưa còn có một loại quân đặc biệt chuyên chửi mắng, đó là các "mạ thủ". Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đích thân dùng thứ vũ khí này, ông đã dùng lời đanh đá cay độc mắng chết Tư Đồ Vương Lãng ngay tại trận."

Posted Image

nguồn thanhnienonline

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghệ thuật chửi.

Tôi thì chưa dám cho rằng: Chửi là một loại hình văn hóa. Nhưng nó có thể đạt đến "chình độ" nghệ thuật. Vâng! Tôi xin kể hầu quý vị và anh chị em một câu chuyện có thật sau đây. Số là đám lái xe vào thời chiến tranh, vốn là tầng lớp thương lưu bấy giờ. Có một câu chuyên vào thời đó như sau:

Có một cô dâu mới cưới, hôm sau khóc hu hu. Bố mẹ hỏi, cô ấy nói là mình bị chồng lừa. Bởi lúc quen nhau chồng cô bảo với cô ấy là làm lơ xe. Đến khi lấy về thì ra là tiến sĩ.

Đủ hiểu lái xe thời ấy có thớ như thế nào. Vậy mà có một anh lái xe bị chửi. Nhưng chính vì nghệ thuật chửi lại của anh lái xe đó, nên mới có câu chiện này.

Số là đám lái xe của một đội xe Hanoi thời bấy giờ đi công tác về thì trời đã tờ mờ sang. Mệt mỏi, anh em hùn tiền cử một trự đi ra chợ Bắc Qua mua con cá quả về nấu cháo cải thiện. Ra chợ anh ta hỏi mua cá của một bà bán cá. Để nói rõ hơn, tôi xin nói thêm về vấn đề bà hàng cá. Ở miến Bắc thời xưa có câu thành ngữ "Đanh đá như con mẹ hàng cá". Chỉ với một bà nhà quê vùng sâu, vùng xa như nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã làm tốn bao giấy mực của các nhà ngâm cứu và lấy đó làm ví dụ thực tiễn của các công trình nghiên cứu về văn hóa Chửi, thì với một đỉnh cao của "chửi" chính là các bà bán cá, ở nơi tập trung dân cư ồn ào náo nhiệt chốn thị thành văn minh. Nói vậy để quí vị thấy nhân vật mà tôi nói đến trong câu chuyện này thuộc đẳng cấp như thế nào, khi nhìn từ góc độ chửi bới ở tầm mức nghệ thuật hoặc văn hóa. Và cũng so sánh như thế để thấy rằng: Chính bác lái xe mới là đỉnh cao của nghệ thuật chửi và minh chứng cho một chân lý là "Cái bất biến, thắng cái vạn biến", "Vô chiêu thắng hữu chiêu" trong lý học Đông phương.

Đúng là:

Cá quả vẫy đuôi: Lung linh Càn Khôn thiên hạ.

Lái xe dở quẻ: Chấn động cả chợ Bắc Qua.

Vâng! Câu chuyện thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói chiện về "nghệ thuật chửi". Số là trời còn sớm lắm. Chợ lúc ấy lèo tèo có vài người. Mấy chị bán rau ngáp ngủ với mấy bác nhà quê gánh lồng gà đang đứng xở rớ chờ bỏ mối cho mấy bạn hàng ngoài chợ. Hàng cá mới chỉ có mỗi một bà. Cách đấy vài bước là một bà bán trà 5 xu, tụ điểm ăn chơi vào thời bấy giờ cũng đang lục cục dọn hàng. Bác tài xế của chúng ta đã đi chợ khí sớm. Chẳng phải "Trăm người bán, vạn người mua" gì. Duy nhất chỉ có một người bán và mới chỉ có một người mua. Bác tài thì thấy rõ lợi thế của mình: Không bán cho ông thì ma nó mua của bà, đợi đến sáng cứ gọi là cá ươn mẹ nó hết. Còn bà bán cá thấy cái liếc liếc của bác tài thì biết ngay là dân "giặc lái" đi chợ sớm - Ấy là cái thời đó người ta gọi cánh lái xe như vậy. Gặp đại gia rồi, phen này thì mở hàng chắc là trúng to. Có mình bà bán ở đây, không mua của bà thì xuống chợ Âm phủ quỷ sứ nó bán cho mày. Ấy là người nào cũng giàu trí tưởng bở về cái thế thương phong, độc quyền mua và độc quyền bán của mình. Mong quí vị độc giả cũng cảm thông sâu sắc cho Thiên Sứ tôi, trong câu chiện này cũng có thêm chút gia vị, mà từ chiên môn gọi là hư cấu chút đỉnh cho nó có chất zdăng chương. Chứ câu chiện này là thật một "chăm phần chăm". Mạn đàm về một loại hình văn hóa ...chửi mà không có chất hư cấu thì thiếu chất văn chương. Một trong những đặc thù của văn chương là tính hư cấu. Ấy là các cụ bảo thế. Vâng, Bác tài đi chợ khí sớm. Bác tiến lại bà hàng cá đang quay mặt đi ra cái vẻ không thèm đếm xỉa đến bác tài.....

- Này! Cá này bán thế nào đây? Con cá quả kia bao nhiêu một cân?

- Ối giời ơi! Quí hóa quá! Nhà em mới ra chợ được ngay ông anh đến mở hàng. Em nói thật để bác mua cho em. Chứ nhà em chẳng dám nói thách bác. Cá của em tươi rói, giãy đành đạch. Cứ gọi là làm sạch vảy cho vào nồi nó còn ve vẩy đuôi nữa cơ đấy. Bác cho em năm đồng một cân nhớ. Em bán rẻ cho bác.

- Rẻ cái con khỉ! Nói thách bỏ mẹ. ba đồng một cân, bán thì tôi mua.

- Hả! Bác nói thể tôi nghiệp nhà em. Thôi thì chỗ mở hàng , nhà em bớt bác năm hào một cân. Bác mua mở hàng giúp em.

- Tội nghiệp! Bà mà tội nghiệp cái gì. Nói thách bỏ mẹ. Bình thường có ba đồng một cân cá. Ba đồng rưởi là đắt.

Nói xong bác tài quay người làm bộ bước đi.

- Này thằng kia! Bà mới ra bán hàng sớm, mày mở hàng nhà bà mà mày ăn nói thế à? Mày nói ai bỏ mẹ? Có cái thần hồn nhà mày bỏ mẹ nghe chưa? Thánh tổ tiên sư bố nhà mày. Bà bán mở hàng bán rẻ cho nhà mày mà mày không mua. Bà thức khuya dậy sớm, bà mua con tép, bà bán con tôm, bà đem tiền về nuôi ông nội bà ngoại nhà mày. Vậy mà mày mở hàng đem cái đen đủi đến cho bà. Bà mua giấy tiền vàng bạc, bà đốt hết ba hồn chín vía của mày. Bà đốt lục phủ ngũ tạng, bà đốt gan đốt ruột mày ra cho khỏi cái đen đủi mày đem đến cho bà. Bà đốt hết mồ mả tổ tiên thần phả nhà mày. Bà đem tro bà đổ xuống sông, bà tuôn xuống cống cho nhà mày tiệt nòi tiệt giống, cho mày chưa cái thói mua rẻ, ăn không, ăn hỏng của bà.

Bà bán hàng hôm nay mà không được thì thánh tiên sư cả nhà, cả họ chín đời mười kiếp nhà mày chết đói.....bà thì cho mày ăn cái.....

Bà vừa chửi vửa nhảy tưng tưng, đập tay vào đùi vào háng phành phạch. Bà day tay mặt, đặt tay trái...vửa chửi vửa xỉa xói, như để cho những câu chửi thêm phần sinh động. Những câu chửi của bà hàng cá chợ Bắc Qua vào cái "thời xa vắng " ấy, phải nói không câu nào trùng với câu nào. Nếu cứ kê toa ra đây thì chí ít là hết trang A4 với kiểu chữ verdana sai 10 theo qui chuẩn của Word. Vâng chỉ riêng cái mà bà ta cho bác tài và gia đình nhà bác ấy ăn, tôi bảo đảm loài người chưa thấy được trong thực đơn của các nhà hàng từ cực kỳ sang trọng ở Dubai cho tới quán ăn bình dân giá rẻ, nhưng rất phong phú, hơn cả cái mơ nuy tổng hợp các món Á, Âu nhiều. Bởi vậy, các học giả khả kính ngày này không nâng tầm lên thành một loại hình văn hóa sao được. Ngày ấy, những đám chửi nhau cứ như là chuyện thường ngày ở huyện. Trẻ con người lớn đứng vây quanh xem, xúm đông xúm đỏ, khiến các nhân vật trong sự kiện cứ la hét để giành chân lý, với những diễn xuất cực kỳ hấp dẫn. Càng đông người xem, tức là lực lương khách quan càng lớn thì cái nghệ thuật chửi càng sinh động. Phải khó công, nhọc sức lắm cái xã hội văn miêng bi vờ mới không còn cảnh tượng ấy nữa,. Nên các thế hệ X bi vờ chăng hiểu thế nào là ...chửi. E rằng chúng nó coi "Chửi" là loại hình văn hóa thật thì cũng rách việc quá. Một ông Trần Quốc Vượng đề xướng cái văn hóa ăn, mà ông gọi chữ là "Ẩm thực". Nhưng không phải nội dung là tư thế trong khi ăn, cách ăn, sự nhường nhin, khiêm cung khi ăn. Mà là chú trọng vào làm thế nào để ăn cho sướng. Bây giờ cái văn hóa ẩm thực ấy nó cũng theo ông về nơi chín suối. Chẳng thấy ai nhắc đến. Thế thì bây giờ lại xuất hiện cái "văn hóa chửi". Không biết bao giờ các học giả khả kính ấy tổ chức hội thảo bàn về văn hóa chửi nhể. Thiên Sứ tôi tài hèn cũng xin góp bài gọi là tham luận. Chỉ nội thống kê bài chửi điển hình của bà hàng cá chợ Bắc Qua, có thể xếp vào dòng "văn học hiện thực", thuộc trường phái gọi là "tự nhiên chủ nghĩa", chứ cũng không xếp vào dòng văn học "hiện thực phê phán". Nếu phê phán thì chắc chẳng ai quan tâm đến "Văn hóa chửi" cả. Thiên Sứ tôi hy vọng rằng: Bài tham luận này sẽ làm Thiên Sứ trở nên nổi tiếng.

Ấy, lại lan man không đúng chủ đề. Vâng! Bà hàng cá chửi với cường độ âm thanh ngày càng lớn lên, chợ vắng nên nó oang oang lan tỏa trong không gian. Nhưng cũng vì cái sự vắng vẻ đó nên chẳng có ai chứng kiến. Hàng phố thì nửa thức nửa ngủ, cũng chẳng quan tâm. Nên bà hàng cá càng tức, tâm trạng giống như một ca sĩ lên sân khấu mà khách lèo tèo vài mống vậy. Bác tài tức lắm, một cuộc đời từng trải giang hồ như bác mà để con mẹ bán cá xúc phạm như vậy. Ngày ấy người ta bảo rằng: "Hòn đất mà dính vào cái vô lăng nó cũng biết nói", huống chi là bác tài. Nhưng bác ấy lại nín mới tài chứ. Bác chỉ buông thõng một câu:

- Mày nhớ cái bản mặt bố mày nhá. Bây giờ bố mày đang bận. Ngày mai bố mày cho mày biết tay.

Nói xong, bác tài quay đi, bỏ mặc đằng sau bà hàng cả nhảy chốm chồm chửi bới....

Thế mới biết:

Mua cá không xong - Ông cha lừng lẫy bốn phương trời.

Bán buôn chẳng được - Văn chương bay bổng chín tầng mây.

Muốn biết bác tài rửa hận thế nào . Xin xem hồi sau sẽ rõ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói chiện về "nghệ thuật chửi". Số là trời còn sớm lắm. Chợ lúc ấy lèo tèo có vài người. Mấy chị bán rau ngáp ngủ với mấy bác nhà quê gánh lồng gà đang đứng xở rớ chờ bỏ mối cho mấy bạn hàng ngoài chợ. Hàng cá mới chỉ có mỗi một bà. Cách đấy vài bước là một bà bán trà 5 xu, tụ điểm ăn chơi vào thời bấy giờ cũng đang lục cục dọn hàng. Bác tài xế của chúng ta đã đi chợ khí sớm. Chẳng phải "Trăm người bán, vạn người mua" gì. Duy nhất chỉ có một người bán và mới chỉ có một người mua. Bác tài thì thấy rõ lợi thế của mình: Không bán cho ông thì ma nó mua của bà, đợi đến sáng cứ gọi là cá ươn mẹ nó hết. Còn bà bán cá thấy cái liếc liếc của bác tài thì biết ngay là dân "giặc lái" đi chợ sớm - Ấy là cái thời đó người ta gọi cánh lái xe như vậy. Gặp đại gia rồi, phen này thì mở hàng chắc là trúng to. Có mình bà bán ở đây, không mua của bà thì xuống chợ Âm phủ quỷ sứ nó bán cho mày. Ấy là người nào cũng giàu trí tưởng bở về cái thế thương phong, độc quyền mua và độc quyền bán của mình. Mong quí vị độc giả cũng cảm thông sâu sắc cho Thiên Sứ tôi, trong câu chiện này cũng có thêm chút gia vị, mà từ chiên môn gọi là hư cấu chút đỉnh cho nó có chất zdăng chương. Chứ câu chiện này là thật một "chăm phần chăm". Mạn đàm về một loại hình văn hóa ...chửi mà không có chất hư cấu thì thiếu chất văn chương. Một trong những đặc thù của văn chương là tính hư cấu. Ấy là các cụ bảo thế. Vâng, Bác tài đi chợ khí sớm. Bác tiến lại bà hàng cá đang quay mặt đi ra cái vẻ không thèm đếm xỉa đến bác tài.....

- Này! Cá này bán thế nào đây? Con cá quả kia bao nhiêu một cân?

- Ối giời ơi! Quí hóa quá! Nhà em mới ra chợ được ngay ông anh đến mở hàng. Em nói thật để bác mua cho em. Chứ nhà em chẳng dám nói thách bác. Cá của em tươi rói, giãy đành đạch. Cứ gọi là làm sạch vảy cho vào nồi nó còn ve vẩy đuôi nữa cơ đấy. Bác cho em năm đồng một cân nhớ. Em bán rẻ cho bác.

- Rẻ cái con khỉ! Nói thách bỏ mẹ. ba đồng một cân, bán thì tôi mua.

- Hả! Bác nói thể tôi nghiệp nhà em. Thôi thì chỗ mở hàng , nhà em bớt bác năm hào một cân. Bác mua mở hàng giúp em.

- Tội nghiệp! Bà mà tội nghiệp cái gì. Nói thách bỏ mẹ. Bình thường có ba ngàn một cân cá. Ba ngàn rưởi là đắt.

Nói xong bác tài quay người làm bộ bước đi.

- Này thằng kia! Bà mới ra bán hàng sớm, mày mở hàng nhà bà mà mày ăn nói thế à? Mày nói ai bỏ mẹ? Có cái thần hồn nhà mày bỏ mẹ nghe chưa? Thánh tổ tiên sư bố nhà mày. Bà bán mở hàng bán rẻ cho nhà mày mà mày không mua. Bà thức khuya dậy sớm, bà mua con tép, bà bán con tôm, bà đem tiền về nuôi ông nội bà ngoại nhà mày. Vậy mà mày mở hàng đem cái đen đủi đến cho bà. Bà mua giấy tiền vàng bạc, bà đốt hết ba hồn chín vía của mày. Bà đốt lục phủ ngũ tạng, bà đốt gan đốt ruột mày ra cho khỏi cái đen đủi mày đem đến cho bà. Bà đốt hết mồ mả tổ tiên thần phả nhà mày. Bà đem tro bà đổ xuống sông, bà tuôn xuống cống cho nhà mày tiệt nòi tiệt giống, cho mày chưa cái thói mua rẻ, ăn không, ăn hỏng của bà.

Bà bán hàng hôm nay mà không được thì thánh tiên sư cả nhà, cả họ chín đời mười kiếp nhà mày chết đói.....bà thì cho mày ăn cái.....

Bà vừa chửi vửa nhảy tưng tưng, đập tay vào đùi vào háng phành phạch. Bà day tay mặt, đặt tay trái...vửa chửi vửa xỉa xói, như để cho những câu chửi thêm phần sinh động. Những câu chửi của bà hàng cá chợ Bắc Qua vào cái "thời xa vắng " ấy, phải nói không câu nào trùng với câu nào. Nếu cứ kê toa ra đây thì chí ít là hết trang A4 với kiểu chữ verdana sai 10 theo qui chuẩn của Word. Vâng chỉ riêng cái mà bà ta cho bác tài và gia đình nhà bác ấy ăn, tôi bảo đảm loài người chưa thấy được trong thực đơn của các nhà hàng từ cực kỳ sang trọng ở Dubai cho tới quán ăn bình dân giá rẻ, nhưng rất phong phú, hơn cả cái mơ nuy tổng hợp các món Á, Âu nhiều. Bởi vậy, các học giả khả kính ngày này không nâng tầm lên thành một loại hình văn hóa sao được. Ngày ấy, những đám chửi nhau cứ như là chuyện thường ngày ở huyện. Trẻ con người lớn đứng vây quanh xem, xúm đông xúm đỏ, khiến các nhân vật trong sự kiện cứ la hét để giành chân lý, với những diễn xuất cực kỳ hấp dẫn. Càng đông người xem, tức là lực lương khách quan càng lớn thì cái nghệ thuật chửi càng sinh động. Phải khó công, nhọc sức lắm cái xã hội văn miêng bi vờ mới không còn cảnh tượng ấy nữa,. Nên các thế hệ X bi vờ chăng hiểu thế nào là ...chửi. E rằng chúng nó coi "Chửi" là loại hình văn hóa thật thì cũng rách việc quá. Một ông Trần Quốc Vượng đề xướng cái văn hóa ăn, mà ông gọi chữ là "Ẩm thực". Nhưng không phải nội dung là tư thế trong khi ăn, cách ăn, sự nhường nhin, khiêm cung khi ăn. Mà là chú trọng vào làm thế nào để ăn cho sướng. Bây giờ cái văn hóa ẩm thực ấy nó cũng theo ông về nơi chín suối. Chẳng thấy ai nhắc đến. Thế thì bây giờ lại xuất hiện cái "văn hóa chửi". Không biết bao giờ các học giả khả kính ấy tổ chức hội thảo bàn về văn hóa chửi nhể. Thiên Sứ tôi tài hèn cũng xin góp bài gọi là tham luận. Chỉ nội thống kê bài chửi điển hình của bà hàng cá chợ Bắc Qua, có thể xếp vào dòng "văn học hiện thực", thuộc trường phái gọi là "tự nhiên chủ nghĩa", chứ cũng không xếp vào dòng văn học "hiện thực phê phán". Nếu phê phán thì chắc chẳng ai quan tâm đến "Văn hóa chửi" cả. Thiên Sứ tôi hy vọng rằng: Bài tham luận này sẽ làm Thiên Sứ trở nên nổi tiếng.

Ấy, lại lan man không đúng chủ đề. Vâng! Bà hàng cá chửi với cường độ âm thanh ngày càng lớn lên, chợ vắng nên nó oang oang lan tỏa trong không gian. Nhưng cũng vì cái sự vắng vẻ đó nên chẳng có ai chứng kiến. Hàng phố thì nửa thức nửa ngủ, cũng chẳng quan tâm. Nên bà hàng cá càng tức, tâm trạng giống như một ca sĩ lên sân khấu mà khách lèo tèo vài mống vậy. Bác tài tức lắm, một cuộc đời từng trải giang hồ như bác mà để con mẹ bán cá xúc phạm như vậy. Ngày ấy người ta bảo rằng: "Hòn đất mà dính vào cái vô lăng nó cũng biết nói", huống chi là bác tài. Nhưng bác ấy lại nín mới tài chứ. Bác chỉ buông thõng một câu:

- Mày nhớ cái bản mặt bố mày nhá. Bây giờ bố mày đang bận. Ngày mai bố mày cho mày biết tay.

Nói xong, bác tài quay đi, bỏ mặc đằng sau bà hàng cả nhảy chốm chồm chửi bới....

Thế mới biết:

Mua cá không xong - Ông cha lừng lẫy bốn phương trời.

Bán buôn chẳng được - Văn chương bay bổng chín tầng mây.

Muốn biết bác tài rửa hận thế nào . Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Bác Thiên Sứ văn phong ngày "teen" hơn, phong cách kím hịp ngày cang hay làm nhà cháu tò mò muốn đọc tiếp quá. Nhanh nhớ bác ới ời ơi!!! ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối hôm ấy, tôi ngủ với thằng bạn tôi làm thư ký ở bãi xe Long Biên, nơi có bác tài xấu xố làm việc. Bởi vậy mới nghe được câu chiện này, để kể hầu quí vị và hi vọng góp phần đáng kể về phương diện tư liệu cho một loại hình văn hóa đang manh nha, gọi là văn hóa chửi.

Phàm muốn đưa "Chửi" trở thành một loại hình văn hóa, thì việc đầu tiên là phải đưa nó thành tầm mức văn chương - tiền đề và là yếu tố quan trọng hình thành văn hóa. Cái này thì bậc tiền bối là Nguyễn Công Hoan làm rồi. Thực ra thì cái văn hóa chửi của bà hàng cá chợ Bắc Qua ban đầu Thiên Sứ tôi không nghe được. Mà chỉ là sự suy luận từ mức độ cao cấp hơn của những bài chửi được chứng kiến sau đó để hư cấu và făng ra mà thôi. Vâng. Bài chửi sau đây thì tôi hoàn toàn chứng kiến. Phài xác định chửi - một loại hình sinh hoạt tồn tại trong thực tế cuộc sống khi con người hình thành các mối quan hệ xã hội - đã đạt tới tầm mức đỉnh cao của nghệ thuật chửi về cả chất lượng âm thanh, sự thể hiện biểu cảm, tính trừu tượng của tư duy và cả chất hư cấu rất văn học nữa của bà hàng cá chợ Bắc Qua.

Lại nói, bác tài thất thểu ra về với bộ mặt đầy uất khí và mớ cá lòng tong.

- Cá quả nhà mày đây à? Một bác tài đứng tuổi ra dáng đàn anh cằn nhằn chỉ vào mớ cá mà con lớn nhất chỉ bằng ngón tay cái.

- Chẳng có ma nào bán cá cả. Chỉ có mỗi một con mẹ ở chợ Bắc Qua, em trả giá bị nó chửi thế là em bỏ đi. Lang thang bờ sông mới mua được đám cá này, thôi kho lên ăn cháo vậy.

- Ăn cái mả mẹ mày! Thôi, kéo nhau ra cửa hàng ăn mỳ "không người lái" vậy.

Tôi không đùa đâu, hồi ấy người ta chửi nhau dễ vậy đó. Và không ai có phản ứng gì với những câu chửi không mang ác ý. Có lẽ vì tính phổ biến của nó trong sinh hoạt, khiến cho các nhà văn hóa thời nay - đệ tử theo quan điểm của Đào Duy Anh với quan niệm "Văn hóa là sinh hoạt" - xếp nó vào loại hình văn hóa chăng? Còn cái gọi là "Mỳ không người lái" là một cụm từ diễn tả bát mì không có thịt phổ biến vào thời bấy giờ. Nó có xuất xứ từ cái máy bay trinh sát không người lái của Hoa Kỳ.

Họ kéo nhau đi hết. Chỉ có bác tài, tôi và thằng bạn nối khổ ở phố Thuốc Bắc học với nhau từ hồi lớp Một ở Thanh Quan ở lại. Nghe bác tài kể lại câu chuyện và ý chí quyết tâm trả thù của bác, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

- Làm sao anh địch lại với con mẹ bán cả ở chợ Bắc Qua?

- Chúng mày theo tao, sẽ thấy con mẹ đó khôn nạn với tao cho chúng mày xem.

Quả là hấp dẫn, xưa nay trong lịch sử tiến hóa của con ngươi trên toàn thế giới, chưa thấy ai có thể chiến thắng lại nhưng câu chửi của bọn "nắc nô" chuyên đòi nợ thuê, ăn vạ kiếu Chí phèo. Ây là chưa kể đến danh xưng "Đanh đá như con mẹ hàng cá'. Cái con mẹ hàng cá cũng chỉ là danh từ chung thôi. Còn đây là con mẹ hàng cá chợ Bắc Qua mới kinh. Một chợ lớn ngay giữa kinh thành Tràng An với hàng ngàn năm lịch sử. Nợi tụ hội những tinh hoa của mọi thế hệ với nhiều mặt sinh hoạt. Lúc ấy, tuổi bọn tôi chỉ là những "chíp hôi", đi theo những thằng đàn anh để học hỏi kinh nghiệm sống. Nên trước một bản lĩnh cao siêu và nội công thâm hậu của bác tài, chúng tôi kéo nhau đi theo xem.

Cả bọn hùng hổ đi ra phố hàng Chiếu, thời ấy có một cái ngõ nhỏ xuyên vào giữa chợ Đồng Xuân và chợ Bắc Qua. Thiên Sứ tôi mặc bộ đồ bảo hộ lao động rách, kéo cái mũ cát bảo hộ sụp xuống đến gần mắt, chắp tay sau đít với giáng đi khụng khiệng ra vẻ giang hồ. Chẳng gì cũng đi theo một nhân vật chính sắp sửa tạo ra một đám chửi nhau có đông người chứng kiến. Đến giữa ngõ, bác tài hào phóng đãi chúng tôi mỗi đứa hẳn một cái bánh khúc một hào một cái.

- Đ...mẹ! Chúng mày ăn đi, rồi xem tao xử con mẹ này.

Đấy, nếu diễn tả ra văn học mà không có dấu chấm than sau câu chửi thề, mà chỉ nghe bằng ngôn ngữ thì sẽ hiểu nhầm là bác tài chửi chúng tôi. Không! Cái nghệ thuật chửi nó tinh tế ở chỗ ấy. Người nghe phải cảm nhận được câu chửi với mục đích của nó. Muốn thưởng thức nghệ thuật chửi cũng phải rất nhậy cảm. Nếu không rất dễ mất lòng. Bác tài không chửi chúng tôi, mà đây chỉ là chửi thế phong long mà thôi.

Chúng tôi kéo nhau vào chợ Bắc Qua, chỗ hàng cá chỉ ngay sau ngõ một đoạn. Chợ lúc này rất đông người. Chúng tôi ngồi xuống quán bán trà 5 xu, gần như đối diện với hàng cá. Bác tài ghé vào tai thằng bạn tôi nói khẽ: "Cái con mẹ béo ngồi thứ hai trong hàng cá, chính là con mẹ chửi tao ban sáng". Chúng tôi cùng liếc mắt nhìn sang: Thật là khủng khiếp! Thời ấy, tôi chưa hiểu sâu sắc lắm về tướng pháp. Nhưng một cảm nhân trực giác đã cho thấy rằng tinh hoa của văn hóa chửi tập trung vào hình tướng người đàn bà bán cá này. Có thể nói nó vừa có chất điêu ngoa của Thị Mầu, vừa có chất giang hồ của Thị Nở và pha thêm cái máu lạnh của con Cám trong văn học và văn hóa truyền thống Việt. Ấy là tôi tưởng tượng ra thế, chứ tôi cũng chưa nhìn thấy mặt mất nhân vật nổi tiếng trong giới văn chương đất Việt. Ấy là chưa nói đến thân hình phốp pháp của con mẹ này. Phải nói rằng thằng bạn tôi và Thiên Sứ tôi lúc ấy gầy nhẳng, ốm nhách. Với con mẹ này, cái đấm thì thiếu mà cái đá thì thừa. May ra chỉ với bác tài với thân hình cường tráng là có đủ nội công đối phó với con mẹ này. Nhưng bên cạnh nó còn có cái đòn gánh và những xô nước bằng tôn nữa. Ấy là chưa nói đến một lực lượng bán cá hùng hậu có thể trở thành đồng minh của con mẹ này, mà mỗi người đều có một cái đòn gánh. Thiên Sứ tôi mặt mày xanh lét, liếc xung quanh tìm đường bôn tẩu. "Tướng giỏi phải nghĩ đến thất bại", ấy là một nhà quân sự thiên tài đã phát biểu như vậy. Nhưng lúc ấy, tôi vẫn đủ can đảm ngồi lại. Dù sao cùng lắm thì mình cũng chỉ là đi theo xem thôi mà.

Đúng là:

Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.

Chẳng nghe sấm nổ chẳng sợ trời.

Muốn biết sự thể thế nào . Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lúc ấy, con mẹ hàng cá nhìn sang phía chúng tôi. Cách nhau có chừng ngót chục mét. Tôi ngồi xéo đối diện con mẹ hàng cá. Tôi hơi cúi đầu xuống để tia mắt phóng dưới lưỡi trai cái mũ quan sát. Lúc này phaỉ cân thận y như trinh sát ngoịa tuyến vậy. Nó phát hiện ra sớm thì rách việc. Hình như con mẹ này cảm nhận được điều gì đó ở bọn tôi. Nó đưa cặp mắt nghi ngờ nhìn về phía chúng tôi, cúi xuống, hoặc ngẩng lên đều liếc về chúng tôi một cái. Không biết có phải đúng như vậy không? Hay là tại tôi sợ quá, "Thần hồn nát thần tính" nên tưởng tượng ra vậy. Ớn quá! Biết đâu con mẹ này nhận ra bác tài, nhẩy xổ đến phang cho một cái đòn gánh . Bác tài nội công thâm hậu, chỉ nghe tiếng gió lập tức né người sang bên để tránh. Còn tôi ngồi đối diện bị cái đòn gánh phang trùng đầu. Thế là là hết phim, câu chiện chuyển sang vấn đề võ thuật. Nhưng may sao. Điều đó không xảy ra. Con mẹ này thừa đanh đá, nhưng không đủ nhậy cảm để nhận ra bác tài. Lúc ấy bác quay lưng lại con mẹ này. Thật đúng là một bậc trương phu từng trải giang hồ. Bác tài mặt tỉnh bơ, bình tĩnh ngồi hút thuốc, lâu lâu bác lại từ tốn nhấc chén trà làm một ngụm rất kiểu cách....

- Này! Mày thấy con mẹ đó đông khách chưa mày?

- Dạ đông lắm. Người ta đang xúm xít mua của con mẹ ấy đấy.

- Thế àh! Đ...mẹ! Chúng mày xem tạo đây.

Bác đứng dậy, chậm chạp bước tới hàng cá của con mẹ bán cá.

Bon tôi hồi hộp chờ đợi. Thằng bạn tôi ngồi xoay người lại với tư thế sẵn sàng chiến đấu. Từ ngày "gác bút nghiên, lên đường kiếm sống", thằng bạn tôi tỏ ra từng trải hẳn.

Khi bác tài đứng trước hàng cá của con mẹ bán cá thì cũng là lúc chúng tôi nín thở. Nhưng bác tài bình tĩnh gạt một người đang trả giá trước mặt bác. Hai người đối diện nhau với dáng đứng hiên ngang của bác tài trước mặt con mẹ hàng cá. Hai chân bác dạng ngang vai với tư thế rất võ thuật. Tay trai bác tài hơi co lại đặt vào ngang hông. Ngực bác tài hơi ưỡn với cái lưng thẳng rất uy phong. Bác phóng tay phải chỉ thẳng vào mặt con mẹ hàng cá với nhất dương chỉ. Một luồng kình lực từ huyệt đan điền ào ào phóng ra từ miệng bác, khiến giong bác oang oang, làm cả chợ phải chú ý.

- Này! Tổ sư bố con mẹ bán cá kia. Mày có nhớ cái bản mặt bố mày ban sáng đây không? Bố mày đến đây để nghe mày chửi nữa đây.

Nói xong. Bác khoanh tay trước ngực đầy vẻ ngạo nghễ thách thức.....

Con mẹ hàng cá, phản ứng rất nhanh. Bà ta chồm dậy ngay lập tức, đập hai tay vào đùi, chỉ nháy mắt, hai bàn tay đập vào nhau cái "Chát" rồi vung ra phóng không chưởng vào mặt bác tài với một bài chửi mà tôi có thể nói rằng: Bài chửi của con mẹ mất gà trong truyện của Nguyễn Công Hoan chưa đủ để cấu thành một loại hình văn hóa, như bài chửi của con mẹ bán cá mà tôi chứng kiến một lần duy nhất trong đời. Vâng. Nếu nói một cách triết học thì bài chửi của con mẹ mất gà chỉ là một thành tố trong phạm trù chửi của con mẹ hàng cá. Một bà nhà quê chất phác, chẳng may mất con gà, chỉ là một hiện tượng ngẫu nhiên, không có tính phổ biến. Của đau con xót, bà bật ra chửi. Vậy thôi. Muốn tìm hiểu nghệ thuật chửi thực sự với chất liệu hiện thực và nâng cấp thành văn hóa chửi, phải tìm đến những người làm nghề chửi chuyên nghiệp, như bọn "nặc nô" thời cách đây ngót trăm năm về trước. Nhưng ngay cả tầng lớp "nặc nô" này cũng chưa thật sự là đỉnh cao, tinh hoa của văn hóa chửi. Vì tụi này đôi khi cũng chỉ do hoàn cảnh bất đắc dĩ phải đi làm nghề "nặc nô", không được đào tạo bài bản, chỉ bắt chước mà chửi cộng với thói du côn làm ra nghề. Chỉ có những bà hàng chợ thời xa xưa, suốt ngày va chạm và cạnh tranh khốc liệt thì chửi chính là một phương tiện tự vệ cần thiết và là điều kiện sinh tồn trong giới chợ búa. Tinh hoa của nghệ thuật chửi chính từ bài chửi trong câu chuyện này.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi,

Chiện của chú hấp dẫn quá, con đọc mải mê cháy mất chảo cá đang rán rùi,hic. Nhưng vẫn đang đợi để hóng tiếp đây chú ơi,hihi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi,

Chiện của chú hấp dẫn quá, con đọc mải mê cháy mất chảo cá đang rán rùi,hic. Nhưng vẫn đang đợi để hóng tiếp đây chú ơi,hihi.

Hi. Cảm ơn vì lời khen ngợi. Nhưng nào có hay họ gì đâu, kể chuyện người ta chửi nhau ấy mà. Vì thấy thiên hạ sắp sửa chiển bị nâng cấp "Chửi" thành một loại hình "zdăng góa", nên chú kể chiện thực để cung cấp tư liệu ấy mà. Đời nó thế. Cứ a dua theo nhau thì dễ nổi tiếng. Biết đâu sau này chú lưu tên tuổi trong giới nghệ thuật vì góp phần wan trọng trong việc tạo nên một nền văn hóa chửi làm phong phú thêm cho văn hóa nhân loại, bên cạnh những nền văn hóa cổ đại nổi tiếng như Hy La, Ai Cập và văn hóa Đông phương.... Hi. Danh gia lém chứ bộ..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Chú Thiên sứ!

Sau khi đọc những câu chuyện, những lời tâm sự của chú, cháu xin mạn phép bày tỏ một số ý kiến của cá nhân ạ!

Trích câu nói :Nghệ thuật chửi.

"Thiên sứ: Tôi thì chưa dám cho rằng: Chửi là một loại hình văn hóa. Nhưng nó có thể đạt đến "Trình độ" nghệ thuật." Cháu nghĩ các cụ ngày xưa dạy rất phải, có lẽ đã được đúc kết lại. Không phải tự dưng lại mắng chửi, nhưng khi chủi hay nói mắng một vấn đề gì hẳn phải có nguyên do, hay mong muốn con cháu tốt nên. Nhưng cũng thật thâm thúy, chủi mà không chửi, một hàm ý sâu xa theo đạo nho học, Khổng tử!!

-Ngày nay, giới trẻ quá quen với nhưng lời tâng bốc, khen ngợi có lẽ họ đã đánh mất mình, mất đi chữ Tâm, chữ Nhẫn...Sống một cách hời hợt..Thật đáng tiếc..

-Rất mong chú và anh chị em trong diễn dàn ngày phát huy, có những bài viết thật sâu sắc.

Chúc chú một ngày cuối tuần vui vẻ!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tinh hoa của nghệ thuật chửi chính từ bài chửi trong câu chuyện này.

Còn tiếp.

Hì.. , định góp vào một bài nhưng câu chuyện trên đang đến hồi hấp dẫn nhất nên chờ đọc tiếp vậy. Sẽ gửi bài sau...

;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đố quí vị đang ngồi đứng dậy mà không khom người, chống tay đấy. Vậy mà con mẹ hàng cá này không hiểu nội công thâm hậu thế nào mà bác tài của tôi chưa nói dứt câu, chỉ với một cái vỗ đùi mà đã đứng bật dây, hai tay vỗ vào nhau đánh "chát'", phóng không chưởng vào mặt bác tài với những thanh âm rổn rảng, lồng lộng cả hai khu chợ.....

Cần phải nói thêm rằng: Nghệ thuật chửi, hay nói theo các vị học giả, các nhà ngâm cú khả kính là trong "Văn hóa chửi" thì yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của loại hình văn hóa này không thể loại trừ yếu tố âm thanh. Ngày ấy chưa có ampli, chưa có micro...tóm lại là chưa có phương tiện kỹ thuật hiện đại như bây giờ, nên thanh âm tự nhiên chính là phương tiện truyền thông cấu thành yếu tố rất quan trọng quyết định thắng lợi trong "văn hóa chửi" được lan tỏa và tính phổ biến của ngôn ngữ chửi thuộc phạm trù văn hóa đó. Bởi vậy, các bậc tiền bối như Nguyễn Công Hoan với con mẹ mất gà, Nam Cao với Chí Phèo....chưa khai thác hết yếu tố âm thanh trong "văn hóa chửi". Các vị mới chỉ miêu tả một cách xuất sắc ngôn ngữ chửi. Là một người lăn lóc giang hồ, đã từng chứng kiến thực tế khác quan, đi sâu vào quần chúng với đủ mọi tầng lớp, nên Thiên Sứ tôi thấy cần đưa phát hiện của mình về thanh âm chửi, như một bộ phận cấu thành nên "văn hóa chửi", để đóng góp vào việc xây dựng "văn hóa chửi" do các vị học giả khả kính đề xuất khi mà chính các vị chưa hiểu khái niệm văn hóa là gì. Nếu cứ theo Đào Duy Anh "Văn hóa là sinh hoạt" thì cái "đéo" gì trên thế gian này chẳng gọi là văn hóa được.

Quí vị tha lỗi nếu thấy khó chịu. Đây là topic bàn về "văn hóa chửi", nên ngôn ngữ Thiên Sứ vừa dùng thuộc loại phổ biến và rất bình dân trong "văn hóa chửi". So với ngôn ngữ của văn hóa chửi thì nó thuộc vào hàng lịch sự vì âm thanh được đọc trại đi từ nguyên bản tiếng "nôm". Vâng. Đây là ngôn ngữ thuần Việt và không bị ảnh hưởng văn hóa Hán sau hơn 1000 năm đô hộ. Tôi vẫn viết đúng chủ đề và mong ban quản trị châm chế. Một trong những yếu tố cần - nhưng chưa đủ của văn hóa - chính là tính phổ biến. Vâng! Bởi vậy, những phương tiện truyền thông chính là điều kiện để phổ biến và góp phần quyết định tính "hóa" trong văn hóa. Bà hàng cá mà tôi kể hầu quý vị trong đây có phương tiện truyền thông sinh học tự thân, thể hiện tính hóa của "văn hóa chửi" mà bà ấy thể hiện: Bà ấy rất to mồm. Ấy là ngày xưa người ta bảo thế.

Lại nói, bà ấy vỗ tay vào đùi, nhẩy chồm lên , đập hai bàn tay cái chát, phóng không chưởng vào mặt bác tài - kể thì chậm, những diễn biết rất nhanh - như các võ sĩ đạo Nhất Bản, khí lâm trận thường hét lên "Kia" để át vía đối thủ, bà hàng cá của chúng ta cũng hét lên" A...a...a....". Cường độ âm thanh cực kỳ siêu việt, cả không gian hai khu chợ như rung chuyển, tôi có cảm giác nó lan truyền ra đến tận cổng chợ Đồng Xuân. Cái âm thanh ma quái đó nó như đập vào tai người rất lớn, át hết thần hồn của con người, chiếm đoạt lý trí, rồì như nhỏ dần thấm vào máu thịt, xóa sổ mọi cảm giác, chi phối mọi tư duy của con người trong vùng ảnh hướng của nó. Qúi vị phải nghe được cái âm thanh ma quái này ít nhất một lần thì mới cảm nhận được thế nào là "Sư tử hống" trong chuyện chưởng của Kim Dung, hoặc cảm nhận được những nghiên cứu mới nhất về ảnh hưởng của sóng hạ âm trong khoa học hiện đại. Có thể nói rằng thanh âm của con mẹ hàng cá ngày ấy là sự kết hợp giữa sóng hạ âm của khoa học hiện đại và tính trừu tượng của "Sư tử hống" trong chiện của Kim Dung.

Khi con mẹ này hét lên, tôi chỉ kịp nhìn thấy bác tài lùi lại hai bước ngắn như bị chưởng lực của thanh âm này đẩy ra phía sau, rồi chính tôi phải quay mặt đi như một phản ứng tự vệ, mặc dù tôi ngồi cách con mẹ này ngót cả chục mét. Cả không gian chợ vốn ồn ào với nhưng thanh âm hỗn tạp như ngừng lại trong giây lát. Mọi người như sững sờ. Những người ở gần khu hàng cá, đều có một động tác bất thường như tôi. Người đứng bật dậy, người quay đầu lại, người bịt tai....

Chắc chẳng bao giờ tôi nghe được thanh âm này lần thứ hai.

Thật khủng khiếp.

Thật là:

Uất khí xông thẳng lên mây trắng.

Thù hận chìm sâu dưới đất đen.

Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ mà viết truyện kiếm hiệp chắc cũng phải ngang ngửa với Kim Dung ;) :) :P . Xin chờ được thưởng thức hồi tiếp sau ạ.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ mà viết truyện kiếm hiệp chắc cũng phải ngang ngửa với Kim Dung :) :P :D . Xin chờ được thưởng thức hồi tiếp sau ạ.

Kính!

Cảm ơn Thanhdc có lời khen ngợi. Tại thày trò mình khen nhau cho zdui vậy, chứ Kim Dung là một bậc thầy bốc phét về tiểu thuyết kiếm hiệp. Được đề cử giải nobell đấy. Sư phụ mần răng sánh với ông í.

Bây giờ là hồi tiếp theo đây. :)

-------------------------------------

Lại nói, sau một tiếng "A...a...aaaa" kinh thiên động địa,gây chấn động cả hai khu chợ cổ nổi tiếng Hanộii, khiến bác tài phải lùi lại thủ thế. Không gian ồn ào với thanh âm quen thuộc của khu chợ như chững lại, tiếng xưa trầm lắng, nhường chỗ cho sự choáng ngợp của một thứ thanh âm ma quái phát ra từ con mẹ bán cá. Bác tài đầy uy dũng, một cao thủ giang hồ ít nhất trong con mắt của bọn chíp hôi như chúng tôi hồi đó, mà cũng phải lùi lại thủ thế. Nhưng cái vấn đề là cái chủ đề này sẽ bị sai, mà trong các bài tập mần văn ở nhà trường mà sai chủ đề thì chỉ có ăn nốt xấu. Vâng, chủ đề của câu chuyện này theo ý tôi là nghệ thuật chửi, theo cách gọi của các học giả khả kính, những nhà ngâm cú thì là văn hóa chửi. Vâng sau tiếng "A...a...aaaa...." khủng khiếp đó thì là phần mở bài của một bài chửi mà Thiên Sứ tôi tổng hợp dưới đây. Vì theo quan niệm của Thiên Sứ thì chửi là một nghệ thuật. Gồm nhiều loại hình chửi. Về tính chất của các loại hình chửi thì có thể đưa ra: Chửi sơi sơi, thí dụ nhưng cái chửi của mẹ chồng bắt nạt con dâu. Chửi phong long, thí dụ như cái chửi của đại tiền bối Chí Phèo, chửi cả làng Vũ Đại. ngôn ngữ dân gian còn gọi là chửi "đổng". Chửi té tát, chửi chữ, chửi yêu . Lại có cả chửi yêu nữa cơ đấy! Thí dụ như: Anh đáng ghét quá à. Hi. Hoặc chỉ cần thanh âm thể hiện khác đi thì tiếng chửi trở nên một thể hiện tình yêu: "Tiên sư cái thằng chó con này".....vv....

Về phương pháp thể hiên của chửi thì người chửi cũng rất "Quân tử tuy thời biến Dịch". Nào là chửi như tát nước vào mặt, còn gọi là chửi té tát. Chửi nhẹ nhàng, chửi thẳng vào mặt, còn gọi là chửi đốp chát...vv....

Thế mới biết ngay cả nghệ thuật chửi thì người Việt cũng rất phong phú, hơn hẳn mảng này trong văn hóa Hán nói riêng và thế giới nói chung. Tất nhiên chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nghệ thuật chửi Việt từ đâu mà ra? Chỉ xét về mặt ngôn ngữ chửi cũng thấy rằng không thể dịch hết những tiếng chửi Việt ra bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới. Họ không đủ từ để phiên dịch. Một nền văn hóa thấp kém thì làm sao đủ từ để dịch từ một văn hóa cao cấp. Ngay cả cái bị chê trong nền văn minh Việt là "ngôn ngữ chửi" thì các nền văn minh khác cũng chưa đủ từ để dịch. Nhưng nghệ thuật chửi thì không chỉ có ngôn ngữ, mà còn là hành động biểu cảm. Về phương diện này thì nó phải kết hợp với cả nghệ thuật sân khấu. Vâng! Vì nó cũng khoa chân múa tay và nhún nhẩy với sự thể hiện biểu cảm của người trong cuộc.

Để xác định điều này, Thiên Sứ tôi thể hiện qua hành vi và ngôn ngữ với thanh âm của con mẹ hàng cá với bác tài sau đây.

Thật là:

Văn hóa, văn chương, văn nghệ, văn gừng

Cần định nghĩa thế lào nà văn hóa.

Nghệ nhân, nghệ sĩ, nghệ nghiệp, nghệ vàng.

Cũng phải biết ra răng là nghệ thuật.

Muốn biết nghệ thuật - văn hóa chửi của con mẹ hàng cá đẳng cấp thế nào, Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thanhdc có lời khen ngợi. Tại thày trò mình khen nhau cho zdui vậy, chứ Kim Dung là một bậc thầy bốc phét về tiểu thuyết kiếm hiệp. Được đề cử giải nobell đấy. Sư phụ mần răng sánh với ông í.

Bây giờ là hồi tiếp theo đây. :)

-------------------------------------

Lại nói, sau một tiếng "A...a...aaaa" kinh thiên động địa,gây chấn động cả hai khu chợ cổ nổi tiếng Hanộii, khiến bác tài phải lùi lại thủ thế. Không gian ồn ào với thanh âm quen thuộc của khu chợ như chững lại, tiếng xưa trầm lắng, nhường chỗ cho sự choáng ngợp của một thứ thanh âm ma quái phát ra từ con mẹ bán cá. Bác tài đầy uy dũng, một cao thủ giang hồ ít nhất trong con mắt của bọn chíp hôi như chúng tôi hồi đó, mà cũng phải lùi lại thủ thế. Nhưng cái vấn đề là cái chủ đề này sẽ bị sai, mà trong các bài tập mần văn ở nhà trường mà sai chủ đề thì chỉ có ăn nốt xấu. Vâng, chủ đề của câu chuyện này theo ý tôi là nghệ thuật chửi, theo cách gọi của các học giả khả kính, những nhà ngâm cú thì là văn hóa chửi. Vâng sau tiếng "A...a...aaaa...." khủng khiếp đó thì là phần mở bài của một bài chửi mà Thiên Sứ tôi tổng hợp dưới đây. Vì theo quan niệm của Thiên Sứ thì chửi là một nghệ thuật. Gồm nhiều loại hình chửi. Về tính chất của các loại hình chửi thì có thể đưa ra: Chửi sơi sơi, thí dụ nhưng cái chửi của mẹ chồng bắt nạt con dâu. Chửi phong long, thí dụ như cái chửi của đại tiền bối Chí Phèo, chửi cả làng Vũ Đại. ngôn ngữ dân gian còn gọi là chửi "đổng". Chửi té tát, chửi chữ, chửi yêu . Lại có cả chửi yêu nữa cơ đấy! Thí dụ như: Anh đáng ghét quá à. Hi. Hoặc chỉ cần thanh âm thể hiện khác đi thì tiếng chửi trở nên một thể hiện tình yêu: "Tiên sư cái thằng chó con này".....vv....

Về phương pháp thể hiên của chửi thì người chửi cũng rất "Quân tử tuy thời biến Dịch". Nào là chửi như tát nước vào mặt, còn gọi là chửi té tát. Chửi nhẹ nhàng, chửi thẳng vào mặt, còn gọi là chửi đốp chát...vv....

Thế mới biết ngay cả nghệ thuật chửi thì người Việt cũng rất phong phú, hơn hẳn mảng này trong văn hóa Hán nói riêng và thế giới nói chung. Tất nhiên chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nghệ thuật chửi Việt từ đâu mà ra? Chỉ xét về mặt ngôn ngữ chửi cũng thấy rằng không thể dịch hết những tiếng chửi Việt ra bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới. Họ không đủ từ để phiên dịch. Một nền văn hóa thấp kém thì làm sao đủ từ để dịch từ một văn hóa cao cấp. Ngay cả cái bị chê trong nền văn minh Việt là "ngôn ngữ chửi" thì các nền văn minh khác cũng chưa đủ từ để dịch. Nhưng nghệ thuật chửi thì không chỉ có ngôn ngữ, mà còn là hành động biểu cảm. Về phương diện này thì nó phải kết hợp với cả nghệ thuật sân khấu. Vâng! Vì nó cũng khoa chân múa tay và nhún nhẩy với sự thể hiện biểu cảm của người trong cuộc.

Để xác định điều này, Thiên Sứ tôi thể hiện qua hành vi và ngôn ngữ với thanh âm của con mẹ hàng cá với bác tài sau đây.

Thật là:

Văn hóa, văn chương, văn nghệ, văn gừng

Cần định nghĩa thế lào nà văn hóa.

Nghệ nhân, nghệ sĩ, nghệ nghiệp, nghệ vàng.

Cũng phải biết ra răng là nghệ thuật.

Muốn biết nghệ thuật - văn hóa chửi của con mẹ hàng cá đẳng cấp thế nào, Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Hix, bác Thiên Sứ viết hay cơ mà dụng chiêu câu giờ ghê quá, thật là....Bà bán cá chửi "A..a..a"... mà bác í kéo đến 3 bài rồi. Bác ời, tiếp đi, tò mò quá! :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hix, bác Thiên Sứ viết hay cơ mà dụng chiêu câu giờ ghê quá, thật là....Bà bán cá chửi "A..a..a"... mà bác í kéo đến 3 bài rồi. Bác ời, tiếp đi, tò mò quá! :)

Trong khi chờ chú Thiên Sứ kể tiếp, thì đây là một đoạn nội dung dự kiến:

Bác tài xế gầm lên: Mụ kia, hãy vểnh tai lên mà nghe ông chửi đây!

Thật vô cùng bất ngờ, bà hàng cá xuống nước siêu nhỏ luôn: Dạ, nhà em xin nghiêm túc nghe bác chửi đây ạ...ạ...ạ!

Bác tài nghe thế quá đỗi ngạc nhiên, há hốc mồm, trợn tròn mắt, tưởng đâu nghẻo luôn. Nhưng sau một hồi cũng trấn tĩnh lại, liền nói: Bất ngờ quá mụ ạ, vậy thì chờ ta hỏi xem... ông Thiên Sứ cho ta chửi những câu gì đã, rồi thì ta mới tiếp tục...

Muốn biết chú Thiên Sứ cho gã chửi những gì, xin mỏi cổ chờ hồi sau nhé... :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói, con mẹ hàng cá chồm dậy, "A...a...aaaa...."lên một tiếng khủng khiếp làm bác tài phải lùi lại vì kình phong của cường khí phát ra từ huyệt đan điền qua miệng của con mẹ này. Bác tài và có lẽ cả hai khu chợ chưa kịp hoàn hồn thì bỗng con mẹ chuyển tông từ "La mi nơ" xuống "Rề Pha zơ" cất giọng ông ổng la lên như bò rống:

- Bớ làng nước ơi! Cái thằng trời đánh thánh đâm. Đồ quan ôn vật chết, quỷ sứ bắt xuống 10 tầng địa ngục nó lại đội mồ sống dậy đến ám tôi kia ....Bớ làng nước ơi! Tôi đã đốt hết ba hồn bảy vía nhà nó, đốt hết ông bà ông vải nhà nó, đốt đến tằng tổ mười đời nhà nó. Nó chính là oan hồn các đẳng, liếm cháo lá đa. Nghiệp chướng mười đời nhà nó, khiến nó phải ăn mày ăn xin. Tôi không bán cá cho nó, nó trả rẻ thối mở hàng của tôi, làm tôi không bán được hàng nên tôi chửi nó! Bớ làng nước ơi! Ra mà xem cái đồ quỷ tha ra, ma bắt lại, nó đang đứng ở đây này....

Bà hàng cá vừa chửi vừa xỉa sói, vừa nhẩy chốm chồm, khiến bác tài lùi dần rồi quay ngoắt lại, bước tới quán nước ngồi xuống chiếc ghế của bác lúc nãy. Bà hàng cá vẫn vừa chửi vửa bước tới xỉa sói:

- Cái đồ khốn nạn, cái đồ du thủ du thực, loại đầu đường xó chợ. Nó đi đằng Đông thì nó chết dưới sông dưới nước, nó ra đằng Tây thì gặp bầy rắn bầy rết cắn chết cả lò, cả họ nhà nó...

Bác tài tái mặt, ra cái điều tức lắm. Thằng bạn tôi cũng đầy vẻ tức giận. Chỉ có Thiên Sứ tôi nhấp nhổm muốn biến cho lẹ. Nhưng không lẽ bỏ bạn nối khố của mình trong lúc nguy nan, như vậy là không hảo hán giang hồ, nên cũng ráng ngồi....nghe chửi phụ.

- Đấy! Đấy ! Bà con ơi, chúng nó kéo bè kéo lũ ra định bắt nạt tôi đây này. Cứu tôi với. Kia kìa, chúng nó có ba thằng lực lưỡng ngồi đấy đấy. Tiên sư bố tằng tổ một lũ khốn nạn, một bọn côn đồ.....Chúng mày tưởng cậy đông ăn tươi nuốt sống được bà ah. Bà thì phang cho chúng mày mấy cái đòn gánh là mả bố chúng mày cũng tan ra, rụng rời đủ ba mươi sau cái xương sườn nghe chưa. Đầu lâu hoa cái ông tằng tổ chúng mày bà đập một cái thì vỡ làm ba, bà chẻ làm sáu, bà phá làm tám, bà nhét từng mảnh vào....(Cái này chịu, không tả được)....cho cả lò nhà mày kẹt dưới âm phủ không đầu thai nổi làm người nha....a...aaaa....

Bà ấy chửi lung tung cái gì với văn chương bình dân thì Thiên Sứ tôi ù cả tai, không nghe nổi nữa. Nhưng ấn tượng nhất là cái đòn gánh làm tôi sợ hết vía. Thiên Sứ tôi đứng dậy làm bộ lấy cái điều cày, thực ra để tránh xa hai nhân vật chính trong câu chuyện này. Ra vẻ như ta đây không cùng phe với bác tài. Nhưng phải công nhận bác tài bản lĩnh cao cường thật. Bác ấy vẫn bình tĩnh, gắt tôi: "Đưa cái điếu cày đây mày!". Thế là tôi phải đưa. Thành ra tưởng làm bộ không liên can thành liên can nặng. Tôi sợ quá, ù cả tai, hoa cả mắt, bỏ đi thì không dám, ở lại thì sợ ăn đòn và chịu chửi oan. Ngày ấy, nghe chửi là ngượng lắm. Đã thế dường như cả chợ bu quanh chúng tôi, chứa một khoảng nhỏ làm sân khấu ngoài trời xem các diễn viên diễn dạo. Bà hàng nước nói như năn nỉ chúng tôi: "Thôi các ông ơi! Các ông đi đi cho tôi nhờ, chứ các ông ngồi đây để bà ấy chửi chắc tôi buôn bán không được rồi". Chỉ đợi có thế, tôi vội vàng đứng dậy "Về đi, chủ quán họ đuổi kìa". Vừa nói dứt câu, bác tài quát chúng tôi:"Cút mẹ nó chúng mày về đi. Đồ hèn!". Thằng bạn tôi cũng gắt lên" Mày ngồi xuống đây. Sợ cái gì. Mày làm cái đ...gì ai mà mày phải sợ?". Tôi lại phải ngồi xuống, nhưng run cầm cập. Phải công nhận bác tài bản lĩnh thượng thừa. Bác ấy vẫn bình tĩnh hút thuốc lào, hai tai như điếc, đã vậy lại ngửa mặt nhà khói mù mịt, ra cái điều đắc chí, thưởng thức vê thuốc lào ngon tuyệt. Ấy là cứ theo như chiện chưởng của Kim Dung thì có lẽ ngày ấy bác tài đã bế khí ở hai tai.

Tất cả những cận cảnh được miêu tả đó, nằm trong không gian ồn ào của những thanh âm lúc trầm, lúc bổng và không mấy du dương của những lời chửi bới từ con mẹ hàng cá....Người tôi từ từ như mụ đi, hồn phách phiêu tán đi đâu mất cả. Lâu lâu lại nghe như tiếng mọi người cười ồ lên một tiếng. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đó là lúc bà hàng cá có một câu chửi rất độc đáo....Ấy là thưởng thức nghệ thuật chửi cũng như nghe hát ả đào vậy, lâu lâu cũng phải chát tom thưởng cho cô đào, thì nghe chửi cũng phải cười ồ lên một tiếng. Đại loại vậy. Thời gian trôi đi nặng nề, nhưng bà hàng cá chửi mãi rồi cũng thôi. Được mọi người cười hưởng ứng bà cũng mát ruột. Như vậy là có khách quan ủng hộ. Bà chửi nốt mấy câu cuối cùng như đoạn kết của bài trường ca tưởng chừng bất hủ, rồi bươn bả bước về chỗ bán cá. Bà lại sởi lời với khách hàng:" Ấy, chị mua cá của em ạ. Voơng! Nhà chị mua con nào ạ?" "Ấy là nhà em cứ nóng tính thế, thấy mấy thằng chết đâm, chết chém ngang ngược là nhà em cứ phải chửi cho một trận cho nó biết tay bà. Từ nay phải chừa cái thói du côn, du đãng ấy". Còn bác tài của chúng tôi thì mặt vẫn tỉnh queo, nhấp ngụm trà nóng và rít thuốc lào vẫn rất điệu nghệ. Làm như bác ấy dẫn chúng tôi đến đây chỉ để nghe chửi vậy.....

Thật là:

Âm thịnh Dương suy. Đường trần gian mịt mù khói bụi.

Nguyệt tàn, Nhật tận. Cõi Bồng Lai bàng bạc mây mờ

Muốn biết sự thể thế nào , xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trong quân đội xưa còn có một loại quân đặc biệt chuyên chửi mắng, đó là các "mạ thủ". Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đích thân dùng thứ vũ khí này, ông đã dùng lời đanh đá cay độc mắng chết Tư Đồ Vương Lãng ngay tại trận."

Đúng là chỉ có Trung Quốc mới có vụ này. Người các nước khác khi nghe chửi cũng chẳng tức đến chết vì lời nói gió bay, chỉ có người Trung Quốc mới hay để bụng lời nói, mạ thủ mang sang Việt Nam chắc chẳng chửi bới được gì vì người Việt Nam thấy thế chỉ cười hề hề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói, bác tài mặt tỉnh bơ trong suốt cái không thời gian ồn ào trong đỉnh cao của nền văn hóa chửi. Ngày xưa, chẳng ai dám đụng đến dân chợ búa cả, chưa nói đến những bà bán cá. Ngày ấy, người ta chơi với nhau phải cùng đẳng cấp. Các tiểu thư con nhà hôi nách - í lộn - Con nhà tư cách, gia giáo, nói năng nhẹ nhàng cứ như gió thoảng, chứ không ồn ào to tiếng, chưa nói đến chửi bới nhảy chồm chồm. "Chết chửa" thì các cô gọi là "sết sửa..."" Mầu gì" thì các cô gọi là "mùi gì...". Ấy là cái gì nó cũng nhẹ nhẹ đi một tý.....Tất nhiên - nếu cứ theo khái niệm "văn hóa chửi" thì đó là tầng lớp mù văn hóa. Híc.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt. Thực ra tôi muốn nói: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử sinh hoạt Việt", vì ông Đào Duy Anh định nghĩa trong cuốn sách nổi tiếng của ông - Việt Nam văn hóa sử cương - "Văn hóa là sinh hoạt". Nên - nếu cứ theo tiêu chí của ông Đào Duy Anh - có thể thay từ "sinh hoạt" bằng "văn hóa". Chính vì cái tiêu chí này, cái ...gì động đậy của cơ thể sống đều có thể qui ra văn hóa. :) . Vâng! Tất nhiên phải hiểu rằng những cái động đậy - sinh hoạt - ấy phải thuộc phạm trù con người. Những học giả cao siêu nói nửa lời thì người ta phải hiểu rộng ra như vậy. Chứ nếu cứ ngu mà hiểu theo nghĩa đen thì hai con két sinh hoạt cũng là văn hóa sao. Văn hóa là thuộc phạm trù của con người. Cứ theo định nghĩa của tiền bối Đào Duy Anh khả kính thì chỉ sinh hoạt của con người mới nằm trong phạm trù văn hóa, còn sinh hoạt của các con khác - mặc dù cũng sinh hoạt - nhưng không thể gọi là văn hóa được. Ấy là Thiên Sứ dốt, nhưng cũng cố suy diễn ra như vậy. Bởi vậy, sau này nó mới đẻ ra cái "văn hóa ăn uống" và bây giờ là "văn hóa chửi". Nói nôm là "văn hóa ăn uống", dịch ra Hán Việt, nói chữ là "văn hóa ẩm thực" . Biết đâu, sau này một học giả khả kính nào đó lại nghĩ ra cái "văn hóa cabine". Ấy là nói tiếng Tây, chứ dịch nôm ra tiếng Việt tức là "văn hóa ị". Rồi họ có thể cũng dẫn chứng trong ca dao tục ngữ Việt. Nào là "Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng"; hoặc "Em như cục cứt trôi sông. Anh như con chó chạy rông bên bờ". Ấy là miêu tả về văn hóa "ị", cũng nhiều chất thơ lắm chứ. Cứ như là cái văn hóa chửi nó bắt đầu từ tác phẩm của cụ Nguyễn Công Hoan vậy. Cứ cái lọ ló kéo cái kia rồi còn nắm thứ văn hóa. Thôi thì cũng đành vậy. Chứ cái cõi trần gian này có đến ngót 400 định nghĩa về văn hóa. Biết thế đếch cái nào đúng cái nào sai. Tranh luận như mổ bò cả rồi. Sư Thiến cũng bày đặt đưa ra một định nghĩa về văn hóa cho vui. Nhưng bởi hổng phải học giả, nên chẳng ai thèm chú ý. Làm sao mà sánh với Đào Duy Anh được. Bởi vậy, cái tiêu chí "Văn hóa là sinh hoạt" trở thành một tiêu chí phổ biến, nó hóa thành "văn hóa ẩm thực", rồi "văn hóa chửi"....Và bởi thế nên có câu chuyện sắc mùi văn hóa này.

Vâng , thay vì nói là nghe chửi, thì phải nói là bác tài và chúng tôi sống trong không gian văn hóa. Có thể đó là nguyên nhân để bác tài tỉnh queo, hút thuốc lá phì phèo và nhấp trà điệu nghệ. Cứ làm như bác ấy dẫn chúng tôi ra đây nghe thưởng thức cải lương vậy. Cái bánh khúc ăn buổi sáng biến đâu mất, chẳc nó sắp văn hóa sang trang thái khác và chuẩn bị ra ngoài, hoàn tất chu kỳ sinh hoạt. :) .

- Về đi anh ơi. Tôi run rẩy nói.

- Về cái đ...gì. Tao dẫn chúng mày ra đây để nghe chửi à?

- Dạ! Tôi run quá chẳng biết nói thế nào.

Bác tài hất hàm về phía thằng bạn tôi:

- Con mẹ đó thế nào rồi?

- Dạ! Nó đang bán cá!

Bác tài lẳng lặng đứng dậy, ném năm hào vào bàn của bà hàng nước: "Rót cho mấy thằng nay hai cốc trà. Thừa thiếu bao nhiêu, cứ cầm lấy đi". Bác ta quay lại chúng tôi:" Chúng mày coi tao đây!". Nói xong, bác tài thủng thẳng bước lại trước mặt con mẹ hàng cá, chỉ vào mặt:

- Tổ sư bố bà! Nhảy lên lần nữa chửi tao nghe coi.

Thật là:

Cực Âm sinh Dương. Dịch cùng tắc biến.

Khí tụ thành hình. Vạn vật tùy duyên

Muốn biết sự thể thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ối giời ơi, chẳng phải nói thì cả làng đều biết ngay câu chuyện ló như thế lào - bà hàng cá nhẩy dựng lên còn nhanh hơn lần trước, lần này bà không cần vỗ đùi, mà đứng phắt ngay dậy. Chứng tỏ khí lực mạnh mẽ như thế nào. Cũng bắt đầu bằng âm đầu trong 24 vần chữ cái dù dịch ra tiếng ta hay tiếng Tây. "A...a...aaaaa......Thằng khốn nạn. ....". Sau đó là hàng tràng ngôn ngữ cấu thành văn hóa chửi. Lần này bà không chỉ chửi với mồ mà tổ tiên, nhà của ruộng vườn, ông bà nội ngoại, cậu cô chú bác, anh chị em ruột thịt hay bà con họ hàng, tông giống từ đời nảo, đời nào, còn sống hay đã chết ...bà kê toa ra hết và lần lượt cho ăn đủ mọi thứ, ăn no rồi bà còn cho bú, bú đủ rồi thì bà nhét vào họng cho...Ôi! Nghe kinh lắm. Vâng. lần này bà không chỉ chửi mà còn rủa. Bởi vậy, ngôn ngữ Việt có hợp từ "Chửi rủa" là vì vậy. Nó là sự tổng hợp của "Chửi bới" và "nguyền rủa". Chửi thì bên Tây, bên Tầu, Nhật Bản, hay Ấn Độ..... đều có ngôn ngữ chửi. Nhưng đã chửi mà còn bới ra thì rất đặc thù ngôn ngữ Việt. Bởi vậy, khi chửi nó mới dính dáng đến mồ mà, hang hốc tông giống, những cái dấu đi thì cũng bị bị bới ra hết và mô tả theo cái nhìn chủ quan của người chửi. "Bới" mà. Chửi mà còn rủa nữa mới kinh. Với những lời rủa xả ấy dành cho thì tương lại của đối tượng. Do đó, nếu xây dựng một nền văn hóa chửi mà không nói đến rủa thì e rằng không đủ yếu tố cấu thành. Những lời nguyền rủa này của con mẹ hàng cá, tôi không dám viết cụ thể ra đây, sợ nghiệp chướng. Cái này có lẽ phải dành cho các nhà ngâm cú "Văn hóa chửi" có tính lưu hành nội bộ thôi. Nhưng cái vấn đề cần thể hiện ở đây chính là nội công của bác tài. Trước một bài văn chửi rủa với cường độ âm thanh khốc liệt, mà bác ấy tỉnh bơ, mặt lạnh như "Bao công xử án". Bác tài ngồi uống trà, hút thuốc coi như lạc cõi vô thường. Thái độ của bác tài khiến người ta có thể ngộ ra rằng thế gian này đều là giả tạm, mọi thứ đều như gió thoảng mây bay và trôi đi, như "con người không tắm hai lần ở một dòng sông" vậy. Bác tài ngồi đây, nhưng hồn đã lạc về cõi Bồng Lai Tiên cảnh. Nhìn thái độ của bác tài trong hoàn cảnh ấy, khiến người ta nhận thấy bác đã thoát tục và không quan tâm đến chuyện nhân tính thế thái tầm thường của tha nhân. Cụ thể là của con mẹ hàng cá. Tôi có cảm giác rằng chỉ có tôi là ngồi nghe chửi thôi. Ngượng bỏ mẹ. Cứ như là người của công chúng khi cả chợ xúm đông xúm đỏ vây quanh xem chúng tôi diễn xuất. Mặc dù tôi chỉ là thứ diễn viên "quần chúng". Tiền "Cat xê" cứ như bi vờ chắc được hai chục là cao. Còn thật sự chỉ có cái bánh khúc buổi sáng và mấy cốc trà 5 xu với vài điếu Tam Đảo.

Diễn viên chính là bác tài và con mẹ hàng cá. Nhìn con mẹ hàng cá nhẩy chồm chồm chửi bới và bác tài ngồi tỉnh queo, nếu cứ cho đàn bà là Âm, đàn ông là Dương thì đúng là Âm động, Dương tịnh theo sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất nhân danh văn hiến Việt. Nhưng nếu nhìn thấy cảnh một thằng chồng túm tóc con vợ đánh chửi thì những bậc cao nhân lại lấy đó là bằng chứng cho Dương động, Âm tinh theo cổ thư chữ Hán. Thiên Sứ tôi cũng ngán ngẩm, chẳng buồn tranh luận nữa.

Muốn biết câu chuyện thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.

Mịt mù huyền vi. Cõi Âm Dương cũng đầy mờ ảo.

Mênh mông vô định. Nơi Trần thế còn lắm gian nan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta thì bán cá, còn chú Thiên Sứ thì bán... thun :P ! Chờ mỏi cổ vẫn chưa thấy câu chuyện đi vào hồi kết vậy chú :lol: ? Thôi, để cháu tạm kể tiếp vài câu vậy nhé :P ?

Thiên Sứ tôi chẳng buồn tranh luận nữa, nhưng sượng sùng, mắt nhắm nghiền lại, mơ về một nơi... không xa lắm - là về nhà. Nhưng chàng tài xế còn chưa trổ tài, đâu dễ để cho về. Thế là vẫn phải chứng kiến cuộc đấu chưa cân sức (vì mới một bên ra đòn mà).

Thôi, kể khó quá, chờ chú Thiên Sứ tiếp vậy :) :blink: :lol: !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú ơi con cũng đang ngóng chiện của chú đây, chú viết hay quá làm con cũng đã tưởng tượng được cảnh luc bác tài trông thế nào, chú TS lúc đó ngượng ra làm sao, bà bán cá điên tiết thế nào,hihi. Quả này mấy ông ngâm cứu VH chửi ko link bài của chú mới là lạ đúng ko ạ?

Con ti toe tý thôi ạ,hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú ơi con cũng đang ngóng chiện của chú đây, chú viết hay quá làm con cũng đã tưởng tượng được cảnh luc bác tài trông thế nào, chú TS lúc đó ngượng ra làm sao, bà bán cá điên tiết thế nào,hihi. Quả này mấy ông ngâm cứu VH chửi ko link bài của chú mới là lạ đúng ko ạ?

Con ti toe tý thôi ạ,hihi

Hi. Chú viết chiện từ năm 92. Đăng báo địa phương. Zdậy mà cũng có chiện được FM đọc trong đêm khuya đấy. Chiên gì thì hổng nhớ.

Chú sẽ kết thúc câu chiên5 sớm. không bị mang tiếng là câu giờ. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

----------------------------------

Hi! Quí zdị wan tâm thân mến.

Cứ tường chuyện chửi là chuyện hài của Thiên Sứ tôi, hổng có ngờ rằng nó có thể thành một tiểu nuận pha học nghiêm túc. Dưới đây là tư liệu tham khảo cho nền "Văn hóa chửi" đang thai nghén. Hic.

---------------------------------------------

Trao đổi về văn hóa chửi mắng

Nghệ thuật chửi móc

Nguồn: Thanh Niên Online

09/01/2010 12:07

Posted Image

Minh họa: DAD

(TNTT&GT) Việc chửi thi mồm to chỉ la chuyện "võ biền". Chửi móc, nói móc mới là nghệ thuật cao nhất của chửi, khiến người nghe phải phát điên và có khi uất quá mà chết.

Văn hóa chửi mắng

Nhìn lại chửi thề

Chửi người ta là cốt để người ta phải tức giận và nổi xung lên. Kiểu chửi mắng gây ồn ào, lấy thịt đè người vừa thiếu văn hóa lại vừa không tạo được “hiệu quả” như mong muốn của người chửi.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam đã từng có một cuộc thi chửi để tìm hiệu quả cao nhất. Đó là chuyện của Ba Giai và Tú Xuất. Giai thoại rằng: “Ba Giai và Tú Xuất đều cho mình là tay cao thủ trong chuyện chửi xỏ xiên thiên hạ, không ai chịu kém ai. Thế nên để phân tài cao thấp, Ba Giai và Tú Xuất thi chửi thiên hạ xem ai là người bị thiên hạ chửi nhiều hơn. Tú Xuất là tay đanh đá nên đã từng chửi nhau 7 ngày với một bà hàng nước và giành chiến thắng nên rất tự tin. Tú Xuất chửi một hồi nhưng chỉ được chục người đáp lại vì không ai dại “dây với hủi”. Nhưng Ba Giai, với sự thâm trầm của mình, đi ra bến đò nhằm lúc đò đông mà rủa móc là đò sắp đắm. Không cần biết trên bờ là ai, cả trăm cái miệng đều chửi Ba Giai. Tú Xuất phục Ba Giai tài chửi hơn mình".

Chủ quán chửi có duyên

Chửi thề có “thương hiệu” là chị Ngọc Hiệp chủ cái quán cùng tên, chuyên bán hải sản, ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Trước khi mở miệng nói một câu, chị thường đệm hai chữ “Đ. mẹ!”. Song giọng chửi của chị thật trong trẻo, hồn nhiên, luyến láy chứ không hề có ác ý. Nhiều khách quen còn cho đó là lời... mắng yêu. Chuyện chị Hiệp chửi thề ở Bến Tre đã trở thành... giai thoại. Một quan chức huyện Bình Đại gọi điện đến quán chị đặt trước mấy món ngon. Bắt điện thoại, nhận ra giọng “quan trên” chị nhỏ nhẹ thỏ thẻ: Dạ quán Ngọc Hiệp đây! Anh muốn dặn trước món gì?- Phải quán Ngọc Hiệp hôn?- Dạ phải!- Không tôi muốn gặp bà Hiệp chửi thề kia, giọng này lạ hoắc.- Đ.M nó đây cha nội! Đ.M cha muốn ăn gì đây tui mần cho?- Ừ phải rồi! Đúng bà Hiệp chửi thề rồi! (vị quan chức này vỗ đùi rõ to và cười ha hả).

Một anh bạn cũng ở Bến Tre, ghe chị chửi hoài nên... ghiền. Mỗi lần ghé quán chị ăn là anh kiếm chuyện chọc cho chị chửi càng nhiều thì anh ăn càng ngon miệng. Ví như: Bà có bắp trâu nhúng mẻ hôn? - Đ.M cha ngu còn hơn trâu! Cua gạch óc nóc, vàng lườm không chịu ăn lại đòi trâu.

Nếu có dịp về huyện Bình Đại, bạn thử hỏi bà Hiệp chửi thề với cánh xe ôm, nhân viên cây xăng, người bán vé số... ai cũng có thể chỉ đường bạn đến ngay quán Ngọc Hiệp để được... nghe chửi.

Tấn Tới

Việc chửi thi mồm to chỉ là chuyện "võ biền". Nói móc mới là nghệ thuật cao nhất của chửi, khiến người nghe phải phát điên và có khi … qua đời. Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Khổng Minh là bậc thầy chửi móc nên dạy quân sĩ móc Chu Du là: “ Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân”, Du nghe xong khí uất đầy ruột, thổ huyết sau đó bệnh nặng mà chết. Khi Khổng Minh sang khẩu chiến với quần nho của Giang Đông, các bên cũng nói móc nhau để tạo thế trên bàn ngoại giao. Mưu sĩ Giang Đông nói: “Lưu sứ quân từ khi có tiên sinh đánh đâu thua đấy”, Khổng Minh móc lại: “Cái chí của đại bàng thì bọn sẻ biết thế nào được”. Nhưng Khổng Minh cũng chưa phải là người nói móc đầu tiên ghi trong chuyện Tàu. Thời Xuân Thu, Án Anh, thừa tướng nước Tề khi sang Sở bị tướng Sở bắt chui lỗ chó vào thành thì chửi móc luôn: “Đi sứ nước người thì vào cửa người, đi sứ nước chó thì vào cửa chó”. Người Sở căm tức nhưng không làm gì được. Chẳng cứ quan văn mà quan võ cũng nói móc nhau trước trận để khiến đối phương tức điên lên. Trong trận Trương Phi đại chiến Mã Siêu (Tam Quốc diễn nghĩa), Phi múa mâu tự giới thiệu theo đúng bài: “Ta là Trương Dực Đức người nước Yên”. Mã Siêu nói móc luôn: “Nhà tao đời đời làm khanh tướng, đâu biết đến loại thất phu quê kệch như ngươi”. Trương Phi vốn xuất thân từ nhà bán thịt lợn, bị nói móc dòng dõi gia đình thấp hèn nên nổi điên ngay.

Đó là trong tiểu thuyết, còn đời sống hằng ngày, chuyện nói móc nhan nhản. Nó không thô như chửi to tiếng nhưng lại làm người nghe phải đau vì mỗi câu, mỗi từ như cứa vào nỗi đau của người khác. Hai nhà hàng xóm cãi nhau, một bà chửi sang luôn nhà bên kia: “Tao không chửi mày mà cho con tao sang chửi mày”. Bà kia vốn mặc cảm muộn chồng nên bị đối thủ chửi như vậy thì cứng họng nuốt nước mắt vào lòng. Không thể đỡ nổi với kiểu chửi móc thâm như thế. Nhiều khi để tạo sự uy hiếp cho đối thủ, cao thủ chửi móc không ngại lôi nỗi đau từ đời nảo đời nào của đối thủ ra bêu riếu. Vì những điều bị biêu riếu là sự thật nên đối thủ chỉ còn nước chào thua.

Trên mạng internet hiện giờ, dù là thế giới ảo nhưng cũng có vô số cao thủ chửi móc tại nhiều diễn đàn. Gặp một vấn đề tranh luận, thấy người kia sai một chút về kiến thức thì sẽ bị móc ngay: “Trình độ như chú không đáng để bàn chuyện với anh” hoặc “Chú nên về nhà đọc sách 10 năm rồi quay lại tranh luận với anh tiếp”. Không có một từ văng tục trong câu chửi nhưng người nghe khí uất đầy ruột chỉ muốn cầm bàn phím mà đập vào màn hình. Nếu trả đũa chửi lại trên diễn đàn thì sẽ bị admin khóa nick ngay. Trò chơi kết thúc, cao thủ chửi móc sẽ ngồi một góc cười rằng: “Trình độ tranh luận như thế thì non lắm”.

Chửi như hát thì sao mà cấm!

Hồi tháng 12 năm ngoái, Telegraph cho biết một nhóm nghị sĩ Nga đã đệ trình một dự luật, quy định người nào chửi thề nơi công cộng sẽ bị phạt từ 15 đến 45 USD. Quy định trên vốn sẵn có ở Belgorod của Nga. Được biết cảnh sát ở nơi này sẽ phạt ngay lập tức những người chửi thề tại khu vực công cộng từ 15 đến 45 USD. Đặc biệt những ai văng tục trước mặt trẻ em thì sẽ bị áp dụng mức phạt cao nhất. Liệu dự luật trên có được thông qua để trở thành luật của toàn nước Nga hay không thì còn phải chờ. Riêng ở ta, cho tới nay vẫn chưa có dự luật nào tương tự như thế. Phải chăng, vì trong tiếng chửi của người Việt còn chất chứa bao yêu thương và sự âu yếm thân tình. Các chị, các mệ ở Huế mỗi khi ném câu “mả cha mi” hay “mi là đồ con tinh”… vào mặt bọn trẻ, thì hầu hết đó không phải là ý chửi mà phải gọi là “mắng yêu”. Thậm chí khi nghe người lớn chửi mình như thế, đám trẻ con cũng tít mắt mà cười, nũng nịu chứ đâu có giận dỗi chi. Thế nên nếu đem hình phạt như ở vùng Belgorod nước Nga đề cập ở trên áp dụng cho người dân Huế thì coi như thua.

Chưa hết, người dân cố đô còn truyền miệng nhau câu chửi “Đồ mi là đồ mi phá, bố mi về là bố mi la” nghe cứ y như hát nhạc... Trong trường hợp này, chửi mà nghe hết sức dễ thương, người bị chửi thấy khoái thì luật nào cấm cho được.

Có điều lạ là nhiều câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu bằng chữ “đồ”. Cảm giác như người ta dùng chữ “đồ” để làm giảm nhẹ cái từ chính thể hiện ý chửi. “Mi là đồ heo”, nghĩa là “đồ heo” chứ không hoàn toàn là “heo”. Hoặc khi muốn chửi mà chưa nghĩ ra từ để chửi cho sướng miệng, người ta chọn cách lấp lửng: ‘cái đồ, cái đồ…’. Còn cái đồ gì gì thì tự hiểu, nói chung là "tao đang muốn chửi mi".

Đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều nơi thuộc miền Trung chứ không riêng gì Huế.

Trần Ka

Ngôn ngữ chửi bới trong tiểu thuyết Kim Dung

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung xây dựng thế giới của bọn hào sĩ giang hồ. Các nhân vật này sống trên đường đao mũi kiếm, ít được học hành, lại ỷ mình có chút võ công cho nên họ ăn nói rất lỗ mãng. Họ chửi bới kẻ thù, chửi bới người khác rất tự nhiên. Ngôn ngữ chửi bới đối với họ đã trở thành quán tính đến nỗi ta có thể nói không nghe tiếng chửi bới thì họ không còn là hào sĩ giang hồ.

Thông thường, bọn hào sĩ giang hồ chửi người khác bằng những cụm từ quân rùa đen, phường chó đẻ, bọn mặt dơi tai chuột, bọn trôi sông giạt chợ, quân chó lộn giống, bọn mèo què…Đàn ông thì tự xưng là “lão gia, lão tử”. Phụ nữ thì tự xưng là “lão nương” mặc dù họ chỉ mới vài ba chục tuổi. Nàng Khang Mẫn trong Thiên Long bát bộ chửi hương hồn chồng mình là Mã Đại Nguyên: “Mã Đại Nguyên, ngươi đừng làm ma nhát quỷ. Lão nương không sợ ngươi đâu”.

Giận lên, bọn hào sĩ giang hồ chửi tưới hạt sen, không tha một ai hết. Các nhà sư bị họ chửi là bọn trọc đầu, thầy chùa thối tha, thầy chùa chết đâm. Các đạo sĩ tu theo Đạo giáo của các phái Võ Đang hay Toàn Chân bị chửi là bọn lỗ mũi trâu. Minh giáo (Manicheisme - Ma Ni giáo, một tôn giáo đứng đắn bắt nguồn từ Bái Hỏa giáo) bị họ tước bỏ chữ Ni, chỉ còn Ma giáo (đạo thờ ma). Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn phái Nga Mi (Ỷ thiên đồ long ký) mở miệng ra là chửi là dâm tặc Ma giáo.

Tuy nhiên, kẻ chửi bới sáng tạo nhất, ngôn ngữ mới lạ nhất là Vi Tiểu Bảo, công tước của triều Thanh. Hắn xuất thân từ kỹ viện thành Dương Châu, lại được vào tu nghiệp trong hoàng cung Thanh triều. Mà hoàng cung và kỹ viện là hai nơi trá ngụy nhất trên đời nên Vi Tiểu Bảo được coi là bậc thầy của nghề chửi bới.

Hơn tất cả mọi người, hắn dám chửi thái hậu là mụ điếm già; chửi công chúa Kiến Ninh là con đượi non; chửi thượng thiện thái giám Hải lão công là Hải lão con rùa. Hắn luôn luôn đem tất cả những người phụ nữ khác, từ công chúa, quận chúa đến thứ dân so sánh với các kỹ nữ trong Lệ Xuân Viện thành Dương Châu. Sang Vân Nam, hắn chửi Bình Tây vương Ngô Tam Quế là đại hán gian; chửi Ngô Ứng Hùng - con Ngô Tam Quế là tiểu hán gian. Hắn chửi hay đến nỗi hai vị sư phụ của hắn là Khang Hy, hoàng đế Thanh triều và Trần Cận Nam, tổng đà chúa của Thiên Địa hội chống Thanh triều đều học theo hắn mà chửi. Họ chửi thái hậu giả là mụ điếm già. Và do thù mụ điếm già mà Khang Hy đem con đượi non Kiến Ninh công chúa (trên danh nghĩa là em Khang Hy) gả cho tiểu hán gian Ngô Ứng Hùng.

Ngay trên bàn đàm phán, đang làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Thanh triều, hắn cũng chửi Phí Diêu Đa La Quả La Văn (Feodore Golovin), đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nga La Tư (La Sát). Gặp Kim Dung viết: “Con mẹ quân chó đẻ! Ta nguyền rủa tổ tôn mười tám đời bọn quỷ La Sát các ngươi”. Thốt xong câu đó, hắn chửi Phí Diêu Đa La ào ạt. Kim Dung viết: “Rồi tiếp đến những lời thô tục tuôn ra như nước chảy, thao thao bất tuyệt. Hắn chửi cao tổ mẫu, tằng tổ mẫu, rồi đến tổ mẫu, mẫu thân, tỷ muội, bà ngoại, a di, cô mẫu nhà Phí Diêu Đa La. Hắn chửi tưới hột sen, chửi vung xích chó. Bao nhiêu đàn bà người họ Phí của nước La Sát hắn chửi tuốt, không chừa một ai”.

Hắn chửi bằng thổ ngữ đất Dương Châu (tỉnh Triết Giang); bọn thuộc hạ của hắn là người Trung Quốc nghe mà vẫn không hiểu công tước chửi cái gì. Ấy bởi vì họ nói tiếng Quan thoại. Chửi như thế thì bảo làm sao đại sứ Sa hoàng Nga có thể nghe ra được. Thật ra, Phí Diêu Đa La không phải họ Phí mà là họ Quả La Văn. Tuy nhiên, hắn cứ đè họ Phí mà chửi vì hắn dốt nát, đâu biết được người Nga cái tên đặt ở trước cái họ.

Lịch sử chiến tranh Trung Quốc cho biết người Trung Quốc thường dùng những tên to con, tốt tướng, miệng rộng, giọng to làm mạ thủ. Mạ thủ có nhiệm vụ ở truồng, đến trước thành bên địch mà chửi để khiêu khích tướng địch mở cửa thành ra đánh. Vi Tiểu Bảo bắt được một số hàng binh Nga, cũng buộc họ làm mạ thủ chửi tướng Đồ Nhĩ Bố Thanh (Tolbusin) mở cửa thành Nhã Tát Khắc (Nertohinsky) ra đánh nhau. Tuy nhiên, hắn thất vọng vì ngôn ngữ chửi của bọn lính Nga quá tầm thường, quanh đi quẩn lại chỉ là ngươi là con heo, ngươi là đồ chó. Hắn phải công nhận chỉ có người Trung Quốc chửi mới có ca có kệ, có vần có điệu và ngôn ngữ cực kỳ phong phú.

Trong 12 bộ tiểu thuyết và 3 đoản thiên của Kim Dung tràn đầy tiếng chửi bới. Tuy nhiên, những tiếng chửi bới này đặt vào đúng những văn cảnh, những tình huống, phù hợp với cách của từng nhân vật nên khi đọc, người đọc cảm thấy vui. Kim Dung không làm dơ văn chương của mình và cũng không muốn văng tục vào cuộc đời. Nghiêm Gia Viêm, giáo sư trường Đại học Bắc Kinh nhận định: “Kim Dung đã đưa tiểu thuyết võ hiệp lên ngang hàng với văn học cung đình”.

Vũ Đức Sao Biển

Ý kiến...

Phải thẩm thấu văn hóa mới cảm được văn hóa chửi

(Nhân đọc Văn hóa chửi mắng TNTT&GT 7.1.2010)

Theo tôi, chửi cũng là một nét văn hóa trong văn hóa nhân loại, nhưng chỉ khi ta thẩm thấu một cách kỹ lưỡng nền văn hóa ấy, ngôn ngữ ấy, thì ta mới cảm nhận hết cái "văn hóa chửi" nó "siêu nhiên" tới mức độ nào. Cứ thử đọc Tư cách mõ của cụ Nam Cao mà xem, xem cái câu chửi "mẹ kiếp" nó vừa lăng mạ, nó vừa chửi thề, mà nó cũng lại nói lên xúc cảm của người chửi và của cả người nghe chửi như thế nào: "- Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: Tham như mõ...". Đọc Chí Phèo ta sướng bởi cái chửi của hắn, một cái chửi làm cho ta nhập hồn vào trong "văn hóa chửi" hay trong "văn học chửi". Nam Cao đã cho Chí Phèo thay tác giả chửi thả sức, chửi hết cỡ mà ai nghe cũng thích, cũng tưởng "thằng Chí Phèo nó chừa mình ra". "Bắt đầu là hắn chửi trời, rồi hắn chửi đời... rồi hắn chửi luôn cả cái làng Vũ Đại, nhưng cũng chẳng ai "bắt nhời"…".

Có nhiều cách chửi: Chửi thẳng, chửi mạt sát, chửi bới, chửi xéo, chửi móc, chửi tục, chửi leo, chửi trèo, chửi ví, chửi rủa... Mỗi kiểu chửi đều mang một xúc cảm khác nhau và đều mang lại một sự cân bằng tâm sinh lý nhất định. Không thể không nói đến "văn hóa chửi" và cũng không thể phủ định "văn hóa chửi". Chúng ta hãy chờ xem chuyên mục hấp dẫn này đưa chúng ta đến "biết chửi", "biết nghe chửi" và "cảm nhận chửi" như thế nào.

Nguyễn Quang (Hà Giang, 0915395249)

Không nên chửi thề (Nhân đọc Nhìn lại chửi thề TNTT&GT 8.1.2010)

- Tôi không tán thành việc chửi thề, dù sao thì nói những lời ngọt ngào với nhau vẫn dễ nghe hơn. Cho dù đối phương có sai trái, nhưng nếu mình biết cách nói cho họ cảm thấy dễ chịu, cảm thấy bị thuyết phục thì mình vẫn thành công. Còn hơn là mình cứ ào ào buộc tội họ bằng những lời khó nghe, thì người ta có sai cũng không chịu thừa nhận là mình sai. Hơn nữa những lời nói trong cơn giận dữ của mình chưa chắc đã đúng. Tôi nghĩ việc gì cũng vậy, cần bình tĩnh và nói chuyện có văn hóa thì vấn đề mới được giải quyết, chứ chửi thề thì nên hạn chế tối đa.

Quốc Vũ, Hóc Môn, TP.HCM (boysaigon…@yahoo.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua các bài "tham luận" về văn hóa chửi của các nhà ngâm cứu và có tên tuổi. Mới thấy rằng:

Câu chuyện bác tài và con mẹ hàng cá của Sư Thiến thật là độc đáo, Một loại hình chửi chưa từng có trên thế gian. Sư Thiến sẽ viết tiếp trong thời gian gần đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay