wildlavender

Phóng Sinh Như Thế, Bằng Mười Sát Sinh

15 bài viết trong chủ đề này

Phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh.

Những người thả chim phóng sinh thường chỉ thấy cảnh trước mắt là những chú chim mạnh khỏe tung cánh lao vào bầu trời tự do. Mấy ai để ý số chim chết vì nuôi nhốt chật chội, chết vì yếu nên bị chó tha mèo vồ. Việc thiện đâu chưa thấy, lại thấy tội lỗi bội phần...

Ngày rằm, lễ tết, ngày giải hạn tuổi cho đến ngày xả xui rủi thất bại trong làm ăn, xả vận đen trong cuộc sống..., người ta thường đi chùa mua chim phóng sinh. Và mỗi ngày có biết bao nhiêu chú chim phải nhận lấy cái chết tội nghiệp.

Số lượng chim bị chết do không được chăm sóc là bao nhiêu thì chỉ những người bán chim mới biết.

Những hình ảnh ghi nhận từ chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) và lăng Ông, Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) phần nào giúp độc giả hình dung về số phận của những chú chim bé bỏng và cách hành xử đầy thô bạo của những người bán chim.

Theo Mễ Thuận

Posted Image

Posted Image

Một chú chim bị gãy cánh, nên dù được mua thả phóng sinh nhưng không thể bay được...

Posted Image

..và làm mồi cho một chú chó

Posted Image

Những chiếc lồng nhốt chật cứng những chú chim bé nhỏ

Posted Image

Giống loài nào cũng khao khát tự do. Con mắt của chú chim bị nhốt trong lồng này đã nói lên điều đó

Posted Image

Những người mua chim phóng sinh liệu có thấy những hình ảnh tội lỗi này: đôi vợ chồng bán chim lựa những con chim chết, chim yếu bỏ đầy trước cổng lăng Ông, Bà Chiểu.

Posted Image

Một người bán chim phóng sinh nhặt từ trong lồng những chú chim chết, chim yếu quăng đầy trước cổng lăng Ông, Bà Chiểu (TP.HCM) - Ảnh: Mễ Thuận

Posted Image

... và chẳng bao lâu sau, những xác chim tội nghiệp trở thành mồi ngon cho kiến

Posted Image

Một phụ nữ thả chim phóng sinh ở lăng Ông, Bà Chiểu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh trên đây nói được nhân tố gây tội là người bán chim chứ không phải người phóng sinh, vì dù sao họ cũng làm được việc giải thoát một số chim ra khỏi sự tù túng. Vì thế tựa bài viết như lên án hành vi phóng sinh bằng mười sát sinh không phù hợp !

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỖI NGƯỜI MỖI VIỆC

......

B: Kinh doanh gì không kinh doanh, sao ông lại kinh doanh sinh mạng chúng tôi như thế ?

C: Lôi thôi. Tao muốn mua bán gì kệ tao, có lời tao mới làm, đương không tao làm à?

B: Nhưng sao lại là chúng tôi?

C: Lại hỏi nữa hả? Sao mày ngu vậy? Bỏ ít vốn mà thu lời nhiều, ai không muốn hả?

B: Ông ác quá, chúng tôi đem tiền đến cho ông mà ông không chăm sóc tử tế!

C: Mày ăn nói cho cẩn thận, tao đập què giò bây giờ!!! Tao chỉ có bắt tụi mày rồi sẽ có người mua thả tụi mày ra, tao có giết tụi mày đâu mà kêu tao ác?. Mà mày lại hỏi ngu: tao có phải chuyên gia nuôi chim đâu mà biết chăm tụi mày?

B: Cho ăn là được mà, sao ông bỏ đói để chúng tôi yếu ớt rồi bắt lại ????

C: ờ...ừ...thì...Nói nhiều!Im miệng! Đã làm ăn thì phải tính toán! Không thì có ngu như tụi mày hả??? Mà cho dù tụi mày co bay đi thì tao cũng bắt được tụi khác. Không thành vấn đề vì vậy... chẳng có gì khác đối với tao.

B:...nhưng sao lại là chúng tôi chứ .....???

C: Trời ơi, có câu đó hỏi hoài, nhức đầu quá! Câu này mày đi mà hỏi thằng A ấy. Nó cứ đi tìm tụi mày nên tao mới có ý tưởng kinh doanh tụi mày đó, đi mà hỏi nó!!! Đập chết bây giờ!!!

****

B: Sao ông cũng đi tìm chúng tôi??? Chúng tôi tưởng chỉ có ông A?

Z: A là ai tôi không biết. Tôi tìm "các bạn" để giải thoát, để phóng sinh, để trả tự do cho "các bạn"

B: Trước khi ông tìm chúng tôi, chúng tôi vẫn đang tự do mà

Z: ....à...tôi không cần biết .... tôi tìm những ai không tự do ... và lúc này, rõ ràng "các bạn" không tự do.

B: Ông tìm ở đâu?

Z: ồ..thật ra thì...không phải tìm mà .... bước vài bước là có. Chỉ cần có tiền là chúng tôi có thể giải cứu được "các bạn".

B: Thật vậy sao? Đổi lại ông được gì?

Z: à..ồ...đâu có gì. Chúng tôi chỉ....phóng sinh, làm việc thiện thôi.

B: Rất cảm ơn ông. Vậy ông có biết sau khi ông thả chúng tôi ra, chúng tôi như thế nào không?

Z: ờ..uhm....có nghe nói....Nhưng đó là việc của các bạn, chúng tôi đã giải thoát các bạn, phần còn lại các bạn phải tự cứu lấy mình chứ!?

B: Ông biết chúng tôi rất yếu ớt, nhỏ bé ...Ông là con người, ông rất thông minh, ông hiểu biết nhiều, ông biết chúng tôi không ổn mà...

Sao lại có người muốn bắt chúng tôi? Chúng tôi vô hại mà, ông có biết vì sao không? Thực sự chúng tôi không biết mình đã gây ra tội gì?

Z: Ờ...không. Tôi chỉ thấy "các bạn" bị bắt nhốt vào lồng và bị rao bán...đúng lúc chúng tôi cần làm một việc thiện nào đó...

B: Cần????????????????????

Z: .......ơ....

Quan điểm của Crescent:

Đặc biệt đối với vấn đề này, qui luật hoàn toàn mang tính một chiều KHÔNG CÓ CẦU CHẮC CHẮN KHÔNG CÓ CUNG

Nếu người bán lỗi 1 thì người mua lỗi 10. Để tiêu huỷ tận gốc một thực trạng cần tìm ra nhân tố gốc rễ.

Việc Thiện bị hiểu và thực hiện một cách nhầm lẫn và lệch lạc bởi người mua.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu người ta không bán chim cho những người mua để phóng sanh họ sẽ bán cho những quán nhậu, nói túm lại, ở trong 1 vùng trời không bình yên thì ông trời kiu chim nào chim đó dạ thôi. Chim nào muốn sướng chịu khó bay wa những nước có luật bảo vệ thú / động vật ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi là một người rất hay phóng sinh chim. Nếu bảo rằng tội gấp 10, chẳng qua là một tư duy duy lý không sâu sắc. Bởi vì khi tôi sinh ra người ta đã bắt chim đem bán. Ít ra hành vi nhân đạo ấy cũng cảnh tỉnh người bán chim, khi tôi không có quyền gì khuyên bảo họ không nên bán chim và khuyên họ làm một việc khác.

Cũng như tôi cho tiền một người ăn mày, không phải tôi không đủ khả năng tư duy rằng người ăn mày đó có thể lừa tôi như bao câu chuyện đã viết về v/d này. Nhưng đấy là một hành vi nhân đạo để cảnh tỉnh nhỏ nhoi cho tính hướng thiện của con người.

Hình ảnh phi nhân của lũ chim chết trước bao nhiêu con người và cả trẻ con sẽ gây ra những ấn tượng xấu trong tâm những con người nhìn thấy. Cái đó không thuộc quyền giải quyết của tôi. Tôi chỉ có thể phóng sinh chim là cái tôi có thể làm được, nếu tôi chịu phí tổn..

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỖI NGƯỜI MỖI VIỆC

......

Quan điểm của Crescent:

Đặc biệt đối với vấn đề này, qui luật hoàn toàn mang tính một chiều KHÔNG CÓ CẦU CHẮC CHẮN KHÔNG CÓ CUNG

Nếu người bán lỗi 1 thì người mua lỗi 10. Để tiêu huỷ tận gốc một thực trạng cần tìm ra nhân tố gốc rễ.

Việc Thiện bị hiểu và thực hiện một cách nhầm lẫn và lệch lạc bởi người mua.

Nếu Cầu là một hành động Thiện để giải thoát hay vô tư tiếp tay cho cái Cung có điều kiện tồn tại trong trường hợp này vẫn là một điều cần thiết, vì quy luật xã hội từng con người có quyền hành xử theo nhận thức cá nhân, thời gian tội phúc phân minh sẽ điều chỉnh hành vi do tương tác nhân quả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Cầu là một hành động Thiện để giải thoát hay vô tư tiếp tay cho cái Cung có điều kiện tồn tại trong trường hợp này vẫn là một điều cần thiết, vì quy luật xã hội từng con người có quyền hành xử theo nhận thức cá nhân, thời gian tội phúc phân minh sẽ điều chỉnh hành vi do tương tác nhân quả.

Hay! Wildlavender có câu trả lời xác đáng hơn Thiên Sứ nhiều - ít nhất trong trường hợp này.

Tương tự như những người bị bắt có đòi tiền chuộc. Khi không thể giải thoát bằng các biện pháp khác thì việc đưa tiền để chuộc nạn nhân là tiếp tay cho bọn bắt cóc hay sao? Anmay nói đúng. Chính vì con người bắt chim ăn thịt, nên mới có hiện tương mua chim phóng sinh. Đâu phải chim phóng sinh bắt chỉ để bán cho người phóng sinh đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Cầu là một hành động Thiện để giải thoát hay vô tư tiếp tay cho cái Cung có điều kiện tồn tại trong trường hợp này vẫn là một điều cần thiết, vì quy luật xã hội từng con người có quyền hành xử theo nhận thức cá nhân, thời gian tội phúc phân minh sẽ điều chỉnh hành vi do tương tác nhân quả.

Thưa chú TS và cô Wild, bài báo đang đề cập đến việc mua bán chim phóng sinh tại các cổng chùa. Vì vậy, Crescent viết lên quan điểm của mình cũng gói gọn với đối tượng mua chim phóng sinh tại chùa và những hành động "theo phong trào" của họ.

Tuy nhiên, việc đưa ra những lời khuyên kèm với những hướng dẫn tận tình, sâu sắc sẽ giúp họ hiểu đúng hơn về chữ Thiện chứ không đơn giản bằng lòng với một "hành động Thiện".

Sau một thời gian duy trì "hành động Thiện" và "vô tư tiếp tay", không còn là săn bắt để bán ở những quán nhậu nữa mà ở tại những cổng Chùa. Do lượng khách hàng này ngày càng tăng. Cuối cùng, việc bán để ăn thịt tại các quán nhậu không bao nhiêu mà lượng khách hàng chính lúc này là những người mua chim phóng sinh.

Một ví dụ đơn giản:

Hôm nay là ngày rằm, bà bán thịt tự hiểu bằng kinh nghiệm của mình: hôm nay ngày rằm, bán sẽ ko bằng những ngày khác vì nguoi ta ăn chay nhiều. Nên sẽ lấy thịt ít đi để bán không bị dư

Tương tự, những người bán chim phóng sinh ở cổng chùa cũng tự biết rằng: hôm nay người ta đi chùa nhiều, phóng sinh nhiều, vậy là........đi bắt cho nhiều. Thử hỏi việc Cầu có trước Cung này có còn ý nghĩa cần thiết?

Nếu có ý định phóng sinh thì chí ít cũng hãy phóng sinh trong một điều kiện an toàn và tốt nhất có thể cho chúng. Crescent thấy: việc dễ dàng và thờ ơ bằng lòng với một hành động không có chiều sâu mới gây nên thực trạng như hiện nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay! Wildlavender có câu trả lời xác đáng hơn Thiên Sứ nhiều - ít nhất trong trường hợp này.

Tương tự như những người bị bắt có đòi tiền chuộc. Khi không thể giải thoát bằng các biện pháp khác thì việc đưa tiền để chuộc nạn nhân là tiếp tay cho bọn bắt cóc hay sao? Con thấy ví dụ này không cùng tính chất với vấn đề đang được đề cập. Anmay nói đúng. Chính vì con người bắt chim ăn thịt, nên mới có hiện tương mua chim phóng sinh. Đâu phải chim phóng sinh bắt chỉ để bán cho người phóng sinh đâu? Con cá với chú TS: nếu hỏi người bán chim phóng sinh: đối tượng khách hàng của ông là ai? Ông ta sẽ trả lời: quán nhậu và những người mua để phóng sinh.

Để nhận ra một hành động đúng có phải chúng ta kiểm tra kết quả của nó không? Và nếu xét kết quả, chúng ta nên xét ở thời điểm nào? Gần hay xa? Tức thời hay lâu dài ?

Chú TS là đối tượng khách hàng của họ chứ không phải là người hạn chế và nhắc nhở được họ. Vì vậy tuy chú có giải thoát được 10 người này thì vẫn chính là nguồn động lực để dẫn đến 100 người khác bị bắt.

Thật khó để nhìn nhận rằng: việc mình giải thoát được 10 con chim bé nhỏ đứng trước cái chết ấy lại qui cho mình cái trách nhiệm gây ra sự bắt bớ 100 con chim khác trong tương lai?

Yếu tố nhân-quả trong chuyện này đã được đổi chỗ so với trước kia rồi, chú TS và cô Wild không thấy sao?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Được biết còn có thủ đoạn của người bán dùng mồi là thức ăn quen thuộc để sau khi khách phóng sinh Chim lại quay về cho người bắt, nên nảy sinh ra chuyện khách không phóng sinh tại chỗ nữa mà đem đến nơi khác xa nơi xuất xứ để Chim thật sự tìm được tự do đúng với mong muốn người thả.

Vấn đề này Wild đặt ra nhằm giải thích khi cái khó ló cái gian thì không một việc gì họ từ nan không dám làm miễn đem lại lợi nhuận hằng ngày cho chính cuộc sống của gia đình họ. Đó là chuyện trước mắt, chuyện hôm nay...

Còn người mua vẫn mua vì họ cần mua sự an bình cho tâm hồn, qua việc giải hạn cho vận số đang gặp phải. việc làm này cũng làm cho chính mình trước khi nghĩ đến sự giải phóng đàn chim.

Đấy là hai nhu cầu( được phước)& cung(được tiền) gặp nhau, xét cho cùng Cầu vẫn cần từ cả hai, nhưng kết của vấn đề là đàn chim được thả, thì tội lỗi lại phải xét theo mục đích cá thể.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề là bài báo kết tội người mua chim, chứ không phải người bán chim. Đây là hành vi đả kích lòng nhân đạo. Khi người mua chim xuất phát từ lòng nhân đạo và không có ý thức giết chim, mà họ muốn cứu. Còn chính những người bán chim thì lại không bị bài báo phán xét nhiều : Tội chỉ bằng 1/ 10. Nếu người viết bài báo này có quyền lực và làm luật thì sẽ xử tù những người mua chim phóng sinh sao?

May mà tác giả không có quyền lực, chỉ viết được báo và phổ biến ý tưởng. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới tình nhân ái của con người. Bởi vậy, điều dễ hiểu là tệ nạn xã hội hình như không giảm mà còn tăng lên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh.

Những người thả chim phóng sinh thường chỉ thấy cảnh trước mắt là những chú chim mạnh khỏe tung cánh lao vào bầu trời tự do. Mấy ai để ý số chim chết vì nuôi nhốt chật chội, chết vì yếu nên bị chó tha mèo vồ. Việc thiện đâu chưa thấy, lại thấy tội lỗi bội phần...

Ngày rằm, lễ tết, ngày giải hạn tuổi cho đến ngày xả xui rủi thất bại trong làm ăn, xả vận đen trong cuộc sống..., người ta thường đi chùa mua chim phóng sinh. Và mỗi ngày có biết bao nhiêu chú chim phải nhận lấy cái chết tội nghiệp.

Số lượng chim bị chết do không được chăm sóc là bao nhiêu thì chỉ những người bán chim mới biết.

Những hình ảnh ghi nhận từ chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) và lăng Ông, Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) phần nào giúp độc giả hình dung về số phận của những chú chim bé bỏng và cách hành xử đầy thô bạo của những người bán chim.

Theo Mễ Thuận

Posted Image

Những người mua chim phóng sinh liệu có thấy những hình ảnh tội lỗi này: đôi vợ chồng bán chim lựa những con chim chết, chim yếu bỏ đầy trước cổng lăng Ông, Bà Chiểu.

Một người bán chim phóng sinh nhặt từ trong lồng những chú chim chết, chim yếu quăng đầy trước cổng lăng Ông, Bà Chiểu (TP.HCM) - Ảnh: Mễ Thuận

... và chẳng bao lâu sau, những xác chim tội nghiệp trở thành mồi ngon cho kiến

Một phụ nữ thả chim phóng sinh ở lăng Ông, Bà Chiểu.

****************************************************

Chào các bạn ,

Nếu xét về vấn đề xã hội con người bình thường thì ý kiến của bạn là hoàn toàn đúng vì nhiều năm trước đây mình cũng có suy nghĩ giống bạn " Phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh " Nhưng bây giờ mình nghĩ khác đi , Nếu xét theo nhân quả của phật giáo khi một chúng sinh đã tao nghiệp ác thì trong tương lai đến thời điểm ác nghiệp chín mùi , thì nó phải thọ nghiệp không cách nào tránh khỏi cho dù là chúng sinh cấp cao hay cấp thấp.(Nên mới xuất hiện những người bắt nó và phải sinh ra trong vùng trời không được bảo vệ còn những con chim không có những ác nghiệp đó thì chúng nó được sinh ra ở những nơi được bảo vệ và người ta thương yêu nó )

Tóm lại do bản thân chúng sinh đó tự tạo ác nghiệp từ kiếp quá khứ nên không tránh khỏi , người bán chim chỉ là người thi hành nghiệp nếu trong tâm người đó làm mà không ham thích chỉ cho là công việc mình phải làm và có tâm sám hối thì ngay bản thân người đó cũng không đến nỗi bị ác nghiệp nặng nữa , Huống hồ chi là người phóng sanh, bản thân người phóng sanh sẽ được tăng từ tâm nếu việc làm đó do tâm cảm tháy tội nghiệp mà muốn phóng thích những con chim đó.Và cũng là ngừoi giúp những con chim đó giải ác nghiệp.

.Cũng giống như người đang sắp gặp nạn (là mình phải trả ác nghiệp của quá khứ) mà hết lòng cầu khẩn được những đấng bề trên giải cứu .

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Duyên và nợ phóng sinh

TNTT&GT) Với các lễ hội Việt, lệ phóng sinh đã thành duyên nợ. Thực hiện phóng sinh với tâm đúng, đó là cái duyên. Hành động theo thời, a dua, thiếu ý thức nó lại là nợ với chính mình, xã hội và nợ cả với các sinh linh...

Lễ hội Việt tồn tại nhờ các yếu tố địa lý, lịch sử và nhất là tâm linh. Giữa khung cảnh núi đồi sông nước thiên nhiên kèm dấu ấn địa linh nhân kiệt, người hành hương cảm nhận và hiện thực hóa lòng tin của mình nhờ nhiều nghi lệ. Dâng hương, gieo quẻ, đốt vàng mã hay phóng sinh là các hình thức làm nên màu sắc lễ hội. Từ Phật đản, lễ Vu Lan, các hội rằm đầu năm... tín lý đạo được hiểu thật cụ thể qua các hoạt động, trong đó lệ phóng sinh chuyển tải rõ ý nghĩa nhất.

Phóng sinh, cuộc hạnh ngộ hai thế giới

Theo Phật pháp, tất cả các loài hữu tình chúng sinh cũng đều có đầy đủ Phật tánh. Tách ra khỏi lý thuyết đạo, từ ngữ chúng sinh không để chỉ riêng loài người mà bao gồm tất cả mọi loài sinh vật có cảm giác. Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận những linh tính tương đồng khiến mối liên quan giữa người và loài vật càng gần gũi. Nghĩa là các sinh vật không vô cảm. Chúng cũng đủ các hỉ, nộ, ái, ố như người, có khác chăng là ở cách biểu lộ.

Hiểu từ đó, ý nghĩa từ bi hỉ xả của nhà Phật trong phóng sinh là giải thoát những sinh vật đang bị tù đày, giam hãm trong lồng chậu, tức là hành động mang lại sự sống cho loài đang bị đe dọa đến tính mạng. Tấm lòng ấy như một thứ bài tập để con người luyện cách giải thoát đồng loại và chính mình khỏi các ràng buộc kìm hãm của lục dục.

Bắt nguồn từ hai bộ kinh Phật giáo Bắc Tông, tục lệ phóng sinh được phát triển mạnh ở Trung Hoa, truyền sang Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Những ao phóng sinh cá đầu tiên xuất hiện đời nhà Tùy. Còn các thuyết giảng về ăn chay, giới sát, phóng sinh, cũng như về nghi thức phóng sinh được bổ sung vào cuối đời Minh.

Lẽ ra ý nghĩa phóng sinh phải đi kèm với việc không sát sinh vì đó là hai khía cạnh của tín lý nhà Phật. Có điều chuyện cấm sát sinh, một hình thức bảo toàn mạng sống loài vật thì ít người giữ trong khi các tín đồ lại “thích” phóng sinh. Cũng chỉ vì nhiều lẽ “lễ nghĩa” đời thường như thế nên mới sinh ra nhiều cái nợ.

Vòng luẩn quẩn nợ phóng sinh

Càng gần các lễ hội lớn hằng năm người ta càng thấy thiên nhiên gần gũi phố thị nhờ sự xuất hiện của các sinh vật núi đồi sông nước. Tại một số ngôi chùa lớn, ngày thường không dễ nghe được tiếng sẻ ríu rít nhưng dịp hội đền lại rộn rã giọng của nhiều loại tiểu cầm. Các dịch vụ bán chim, cá phóng sinh hoạt động nhộn nhịp. Lề đường dọc chùa Vĩnh Nghiêm, Lăng Ông thành chợ đặc chủng. Vòng quay bắt-bán-mua-thả vào guồng với đầy đủ cảnh bi hài.

Chuyện bi như chim, cá đuối sức, thậm chí lăn ra chết trước khi được phóng sinh sau thời gian chờ đợi dằng dặc đảnh lễ đã được đề cập nhiều, gây bức xúc công luận trên các diễn đàn mạng. Chuyện hài cảnh lớp “con buôn” tranh nhau vớt lại cá phóng sinh để kiếm lời lại là một góc kịch khác thêm gia vị cho đề tài báo chí. Cười ra nước mắt nữa là những đàn chim hay bồ câu được dùng chất gây nghiện hoặc được huấn luyện đặc biệt chẳng kém các bầy chim mà nhà văn Toan Ánh tả trong “Phong lưu đồng ruộng”. Nghĩa là chúng được bán đi và biết đường bay trở về nhà chủ sau khi được phóng sinh để “đồng vốn” xoay vòng tốt.

Trong các loài thú được phóng sinh, cá, rùa thường may mắn hơn giống lông vũ. Bầu trời với khoảng không quá rộng là một thách thức cho lũ chim yếu ớt vì bị giam hãm gò bó lâu giờ trong tình trạng thiếu chăm sóc. Cá chỉ được phóng sinh ngay nơi có nước thế nhưng chính chúng lại là tác nhân gây cái nợ cho vệ sinh xã hội. Rác thải từ các bao ni-lông đựng cá dọc các cây cầu chắc chắn không thể là sắc màu đẹp trong bức tranh lễ hội.

Theo “mốt”, thói quen hay phô trương tiền bạc trong chuyện phóng sinh mà vô tư với ý nghĩa hóa duyên tiềm ẩn là khách hành hương đã nợ các sinh vật một sự giải thoát thật, nợ cả chính mình và đồng loại một bài học chưa thuộc về lòng từ tâm. Việt Nam quanh năm lễ rằm, lệ phóng sinh cũng diễn ra đủ bốn mùa, sẽ có bao nhiêu con vật được phóng sinh thực sự khi thiên định và nhân định đang đặt chúng vào cái vòng luẩn quẩn phóng-sát sinh.

Biến nợ thành duyên

Trong vô số khách hành hương đến với lễ hội ba miền hằng năm không phải chỉ toàn những người đi chùa theo quán tính bầy đàn, vô tâm thực hiện tục phóng sinh mang lại những cái nợ như kể trên. Vẫn còn rất nhiêu cái tâm thấm nhuần ý nghĩa tốt đẹp của lề thói này và biết cách thực hiện cái tâm ấy để lệ phóng sinh xứng đáng được duy trì. Theo họ, không phải phóng sinh chỉ có một hình thức là sắm sửa “vật” đến tận cảnh chùa mà thả. Những ngày đầu năm đôi khi vẫn diễn ra cảnh các cô cậu học sinh vào công viên thấy bán chim mua thả tại chỗ. Người vợ đi chợ sớm thành kính mua cặp chép vàng mang về để chồng thả xuống khoảnh ao cạnh nhà. Lũ trẻ làng biết tục vẫn tìm được nhiều kiểu phóng sinh bằng cách giúp con cua, chú ốc bò lạc giữa lộ trở về làn nước cạn đồng ruộng.

Đâu thiếu những người chọn cách phóng sinh bằng lối không sát sinh. Họ ăn chay để thể hiện cái duyên nhân quả, giải thoát cho vật và cho chính mình. Thật ra từ cổ chí kim con người giết mổ loài vật để làm lương thực đâu lắm đắn đo. Chỉ chuyện phóng sinh mới thành tiền đề cho những quan điểm trái chiều, bởi đằng sau hành động đó còn tâm duyên của mỗi người khi thực hiện trong các tình huống ứng biến khác nhau. Người ta có thể chạnh lòng nghe chuyện cậu bé đi bắt ốc phóng sinh để kiếm tiền trang trải học phí nhưng cũng bất mãn trước cảnh chim chết được vứt xuống nền điện chùa cho chó tha trước mặt bàn dân thiên hạ. Những cánh chim được phóng sinh trong địa điểm vui xuân ở Đà Lạt đầu năm là những cảnh đẹp đầy ấm áp. Ai đến tham quan hồ chứa đàn cá phóng sinh độc nhất trên núi Cấm hẳn sẽ thấy lòng tịnh lại. Nhờ những nét đẹp ấy mà người người còn kỳ vọng lễ hội mùa ở quê nhà sẽ không mất hẳn thứ lệ tục vốn mang nhiều duyên nợ tâm linh như phóng sinh.

An Lạc

nguồn thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Duyên và nợ phóng sinh

TNTT&GT) Với các lễ hội Việt, lệ phóng sinh đã thành duyên nợ. Thực hiện phóng sinh với tâm đúng, đó là cái duyên. Hành động theo thời, a dua, thiếu ý thức nó lại là nợ với chính mình, xã hội và nợ cả với các sinh linh...

Lễ hội Việt tồn tại nhờ các yếu tố địa lý, lịch sử và nhất là tâm linh. Giữa khung cảnh núi đồi sông nước thiên nhiên kèm dấu ấn địa linh nhân kiệt, người hành hương cảm nhận và hiện thực hóa lòng tin của mình nhờ nhiều nghi lệ. Dâng hương, gieo quẻ, đốt vàng mã hay phóng sinh là các hình thức làm nên màu sắc lễ hội. Từ Phật đản, lễ Vu Lan, các hội rằm đầu năm... tín lý đạo được hiểu thật cụ thể qua các hoạt động, trong đó lệ phóng sinh chuyển tải rõ ý nghĩa nhất.

Phóng sinh, cuộc hạnh ngộ hai thế giới

Theo Phật pháp, tất cả các loài hữu tình chúng sinh cũng đều có đầy đủ Phật tánh. Tách ra khỏi lý thuyết đạo, từ ngữ chúng sinh không để chỉ riêng loài người mà bao gồm tất cả mọi loài sinh vật có cảm giác. Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận những linh tính tương đồng khiến mối liên quan giữa người và loài vật càng gần gũi. Nghĩa là các sinh vật không vô cảm. Chúng cũng đủ các hỉ, nộ, ái, ố như người, có khác chăng là ở cách biểu lộ.

Hiểu từ đó, ý nghĩa từ bi hỉ xả của nhà Phật trong phóng sinh là giải thoát những sinh vật đang bị tù đày, giam hãm trong lồng chậu, tức là hành động mang lại sự sống cho loài đang bị đe dọa đến tính mạng. Tấm lòng ấy như một thứ bài tập để con người luyện cách giải thoát đồng loại và chính mình khỏi các ràng buộc kìm hãm của lục dục.

Bắt nguồn từ hai bộ kinh Phật giáo Bắc Tông, tục lệ phóng sinh được phát triển mạnh ở Trung Hoa, truyền sang Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Những ao phóng sinh cá đầu tiên xuất hiện đời nhà Tùy. Còn các thuyết giảng về ăn chay, giới sát, phóng sinh, cũng như về nghi thức phóng sinh được bổ sung vào cuối đời Minh.

Lẽ ra ý nghĩa phóng sinh phải đi kèm với việc không sát sinh vì đó là hai khía cạnh của tín lý nhà Phật. Có điều chuyện cấm sát sinh, một hình thức bảo toàn mạng sống loài vật thì ít người giữ trong khi các tín đồ lại “thích” phóng sinh. Cũng chỉ vì nhiều lẽ “lễ nghĩa” đời thường như thế nên mới sinh ra nhiều cái nợ.

Vòng luẩn quẩn nợ phóng sinh

Càng gần các lễ hội lớn hằng năm người ta càng thấy thiên nhiên gần gũi phố thị nhờ sự xuất hiện của các sinh vật núi đồi sông nước. Tại một số ngôi chùa lớn, ngày thường không dễ nghe được tiếng sẻ ríu rít nhưng dịp hội đền lại rộn rã giọng của nhiều loại tiểu cầm. Các dịch vụ bán chim, cá phóng sinh hoạt động nhộn nhịp. Lề đường dọc chùa Vĩnh Nghiêm, Lăng Ông thành chợ đặc chủng. Vòng quay bắt-bán-mua-thả vào guồng với đầy đủ cảnh bi hài.

Chuyện bi như chim, cá đuối sức, thậm chí lăn ra chết trước khi được phóng sinh sau thời gian chờ đợi dằng dặc đảnh lễ đã được đề cập nhiều, gây bức xúc công luận trên các diễn đàn mạng. Chuyện hài cảnh lớp “con buôn” tranh nhau vớt lại cá phóng sinh để kiếm lời lại là một góc kịch khác thêm gia vị cho đề tài báo chí. Cười ra nước mắt nữa là những đàn chim hay bồ câu được dùng chất gây nghiện hoặc được huấn luyện đặc biệt chẳng kém các bầy chim mà nhà văn Toan Ánh tả trong “Phong lưu đồng ruộng”. Nghĩa là chúng được bán đi và biết đường bay trở về nhà chủ sau khi được phóng sinh để “đồng vốn” xoay vòng tốt.

Trong các loài thú được phóng sinh, cá, rùa thường may mắn hơn giống lông vũ. Bầu trời với khoảng không quá rộng là một thách thức cho lũ chim yếu ớt vì bị giam hãm gò bó lâu giờ trong tình trạng thiếu chăm sóc. Cá chỉ được phóng sinh ngay nơi có nước thế nhưng chính chúng lại là tác nhân gây cái nợ cho vệ sinh xã hội. Rác thải từ các bao ni-lông đựng cá dọc các cây cầu chắc chắn không thể là sắc màu đẹp trong bức tranh lễ hội.

Theo “mốt”, thói quen hay phô trương tiền bạc trong chuyện phóng sinh mà vô tư với ý nghĩa hóa duyên tiềm ẩn là khách hành hương đã nợ các sinh vật một sự giải thoát thật, nợ cả chính mình và đồng loại một bài học chưa thuộc về lòng từ tâm. Việt Nam quanh năm lễ rằm, lệ phóng sinh cũng diễn ra đủ bốn mùa, sẽ có bao nhiêu con vật được phóng sinh thực sự khi thiên định và nhân định đang đặt chúng vào cái vòng luẩn quẩn phóng-sát sinh.

Biến nợ thành duyên

Trong vô số khách hành hương đến với lễ hội ba miền hằng năm không phải chỉ toàn những người đi chùa theo quán tính bầy đàn, vô tâm thực hiện tục phóng sinh mang lại những cái nợ như kể trên. Vẫn còn rất nhiêu cái tâm thấm nhuần ý nghĩa tốt đẹp của lề thói này và biết cách thực hiện cái tâm ấy để lệ phóng sinh xứng đáng được duy trì. Theo họ, không phải phóng sinh chỉ có một hình thức là sắm sửa “vật” đến tận cảnh chùa mà thả. Những ngày đầu năm đôi khi vẫn diễn ra cảnh các cô cậu học sinh vào công viên thấy bán chim mua thả tại chỗ. Người vợ đi chợ sớm thành kính mua cặp chép vàng mang về để chồng thả xuống khoảnh ao cạnh nhà. Lũ trẻ làng biết tục vẫn tìm được nhiều kiểu phóng sinh bằng cách giúp con cua, chú ốc bò lạc giữa lộ trở về làn nước cạn đồng ruộng.

Đâu thiếu những người chọn cách phóng sinh bằng lối không sát sinh. Họ ăn chay để thể hiện cái duyên nhân quả, giải thoát cho vật và cho chính mình. Thật ra từ cổ chí kim con người giết mổ loài vật để làm lương thực đâu lắm đắn đo. Chỉ chuyện phóng sinh mới thành tiền đề cho những quan điểm trái chiều, bởi đằng sau hành động đó còn tâm duyên của mỗi người khi thực hiện trong các tình huống ứng biến khác nhau. Người ta có thể chạnh lòng nghe chuyện cậu bé đi bắt ốc phóng sinh để kiếm tiền trang trải học phí nhưng cũng bất mãn trước cảnh chim chết được vứt xuống nền điện chùa cho chó tha trước mặt bàn dân thiên hạ. Những cánh chim được phóng sinh trong địa điểm vui xuân ở Đà Lạt đầu năm là những cảnh đẹp đầy ấm áp. Ai đến tham quan hồ chứa đàn cá phóng sinh độc nhất trên núi Cấm hẳn sẽ thấy lòng tịnh lại. Nhờ những nét đẹp ấy mà người người còn kỳ vọng lễ hội mùa ở quê nhà sẽ không mất hẳn thứ lệ tục vốn mang nhiều duyên nợ tâm linh như phóng sinh.

An Lạc

nguồn thanhnienonline

A...............................................................................

..................................................

B...............................................................................

.....................

C...............................................................................

.............................................

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tự thân chúng sanh vốn đã gây bao ác nghiệp khởi vô thủy Tham Sân Si từ Thân khẩu ý nay phát tâm giải thoát nghiệp căn để sinh vật được trở về sông nước. Chúng sanh xin sám hối tiêu trừ nghiệp chướng, Cầu xin siêu thăng tịnh độ cho khắp hương linh, an nhiên cho bá gia bá tánh làm lành tránh dữ.

Hình ảnh chuyến đi Phóng sinh của chúng tôi hôm nay tại chùa Diệu Pháp.

Dưới chân tượng Mẹ Quan thế Âm, Đại Đức chùa Diệu Pháp đã chú nguyện Pháp Phóng Sinh.

Posted Image

Wild và Vợ Chú Thiên sứ cùng dâng hương nghe pháp giải thoát.

Posted Image

Hồi hướng công đức cúng dường tam bảo.

Posted Image

Sinh vật được giải sinh.

Posted Image

Rùa nhỏ chúng ta chỉ có thể thả gần bờ.

Posted Image

Số còn lại ra sông lớn.

Posted Image

Lươn, cá sẽ vẫy vùng sông nước..

Posted Image

Posted Image

Tôi vẫn làm cái điều tôi nghĩ là giải thoát còn lại chúng đi đâu hay bị người ta bắt lại đó là nghịch duyên.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay