Lex

Triệu Đà Và Nam Việt

7 bài viết trong chủ đề này

Triệu Đà và nước Nam Việt

27/12/2009 06:51:11 Posted Image- Vương triều Triệu và nước Nam Việt cả trên danh nghĩa và thực chất là của người Việt, và hàng ngàn năm nay, dân Việt tự hào và khẳng định đó là vương triều và nhà nước độc lập, tự chủ của mình.

Theo biên niên lịch sử truyền thống, nước ta khởi đầu từ Nhà nước Văn Lang của 18 đời Hùng Vương (thế kỷ VII đến thế kỷ III TCN), tiếp theo đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương (258 - 208 TCN), tiếp theo là nước Nam Việt của Triệu Đà (208 - 111 TCN).

Từ đó trở đi là thời kỳ bị phương Bắc đô hộ. Bắt đầu của quá trình đô hộ là việc nhà Tây Hán đánh tan cuộc kháng cự của Nam Việt do vương triều Triệu lãnh đạo, mà nhân vật tiêu biểu cho cuộc đề kháng đó là Tể tướng Lữ Gia.

Posted Image

Minh họa Triệu Đà cầm nỏ thần.

Nước Nam Việt sau năm 111 TCN bị xóa tên và đất đai của Nam Việt bị chia làm quận - huyện, nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà Tây Hán, rồi nhà Đông Hán.

Trong quá trình đô hộ gần 1.000 năm đó luôn nổ ra những cuộc đề kháng của dân Việt như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nhà Tiền Lý, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan... và cuối cùng là Khúc Hạo giành lại quyền tự chủ vào năm 905, mở ra kỷ nguyên mới phục hưng nền độc lập dân tộc.

Các bộ sử biên niên như Việt Sử Lược, Đại Việt Sử ký toàn thư, Khâm Định Việt sử thông giám Cương mục đã giành cho Nam Việt phần ghi chép trang trọng trong biên niên sử.

Đến như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi cũng coi vương triều Triệu là một vương triều đích thực trong lịch sử dân tộc: Trải Triệu - Đinh - Lý - Trần nối đời dựng nước/Cùng Hán - Đường - Tống - Nguyên hùng cứ một phương/Tuy mạnh yếu đời có khác nhau/Mà hào kiệt thuở nào lại thiếu...

Trong khoảng thời gian một thế kỷ, không gian lãnh thổ của Nam Việt hoàn toàn độc lập tự chủ, không bị một ách đô hộ nào của nhà Hán, cư dân Việt cùng với vương triều Triệu sống trong tự do hòa bình.

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định chắc chắn nhà Triệu hùng cứ một phương với nhà Tây Hán, không lệ thuộc vào Tây Hán, hai nhà nước cùng song hành với nhau gần suốt thế kỷ thứ II TCN.

Lãnh thổ Nam Việt là kế thừa lãnh thổ của cư dân Việt từ thuở lập quốc, riêng một cõi với lãnh thổ Tây Hán. Người Nam Việt cũng là một cư dân không lệ thuộc hay nô dịch cho cư dân Hoa Hạ của Tây Hán.

Riêng chế độ chính trị hay luật lệ của Nam Việt cũng khác xa với Hán và Hoa Hạ. Duy chỉ có việc Triệu Đà là người Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc) là người Hán làm vua Nam Việt nên có người ngờ Nam Việt không còn của người Việt nữa và coi Nam Việt đô hộ người Việt.

Thật ra Triệu Đà bị Tần Thủy Hoàng điều xuống Lĩnh Nam, nhân cơ hội nhà Tần suy, bèn lập ra Nam Việt để tách biệt khỏi Hán, Triệu Đà và Nam Việt đã đứng về phía dân Việt mà đối chọi với sự bành trướng xâm lược của nhà Hán.

Vả lại trong chính sử của Trung Quốc họ không xếp Nam Việt vào dòng chảy lịch sử của họ, cũng không xếp Nam Việt là thuộc quốc của họ.

Nói lại một thế kỷ của Nam Việt như là một khẳng định rằng, Nam Việt là nhà nước của người Việt, độc lập - tự chủ, cho dù gốc tích Hán của vương triều Triệu cai quản quốc gia này.

Bùi Thiết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Bùi Thiết, một nhân vật wan trong đã viết nhiều về "Thời Hùng Vương 300 năm" với những người dân "ở trần đóng khố". Tức là trong nhóm "hầu hết" được sử ủng hộ của "cộng đồng pha học thế giới". Hôm nay, ông ta trở dạ với quan điểm "Nói lại một thế kỷ của Nam Việt như là một khẳng định rằng, Nam Việt là nhà nước của người Việt, độc lập - tự chủ,...". Cái này thì Thiên Sứ duyệt và đồng ý xét điểm tốt.

Nhưng có vấn đề này khiến những người trong đám "hầu hết" trở thành không đủ tư cách bảo vệ tính Việt sử của vương triều Triệu Đà, vì những lý do sau:

Khi đám "hầu hết" và "cộng đồng" này tự xưng tên vỗ ngực "Tổ tiên ta ở trần đóng khố" và "lãnh thổ Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở Bắc bộ vùng chầu thổ sông Hồng" với bằng chứng "khổ quá" (Khảo cổ) của họ - thì không có tư cách gì để minh chứng Nam Việt vốn ở hạ lưu Nam Dương tử thuộc về Việt sử cả.

Bủi Thiết viết:

Theo biên niên lịch sử truyền thống, nước ta khởi đầu từ Nhà nước Văn Lang của 18 đời Hùng Vương (thế kỷ VII đến thế kỷ III TCN), tiếp theo đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương (258 - 208 TCN), tiếp theo là nước Nam Việt của Triệu Đà (208 - 111 TCN).

Nếu cái đám hầu hết này tranh luận quốc tế về Nam Việt Triệu Đà thì chính các tác phẩm "pha học" của họ tự đập vào mặt họ. Như vậy:

1 - Hoặc là các người hãy xác minh Thiên Sứ đúng: Việt sử trải 5000 năm văn hiến: Nước Văn Lang Bắc giáp Đông Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây Giáp Ba thục và Đông giáp Đông hải. Thiên Sứ sẽ vui lòng tổ chức một buổi hội thảo và mời tất cả các nhân vật quan trọng trong hầu hết với cả cộng đồng "pha học" quốc tế ủng hộ các người và các người lúc ấy có nhiệm vụ vỗ tay tán thưởng, vì chợt ngộ ra sai lầm của mình, cùng Thiên Sứ minh chứng Việt Sử gần 5000 văn hiến. Vẫn chưa muộn lắm, nhưng cũng còn không nhiều thời gian.

2 - Đám hầu hết và công đồng này do không đủ tư cách minh chứng Nam việt là quốc gia Việt tộc thì đừng múa may nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần nói rõ thêm:

Bùi Thiết viết:

Theo biên niên lịch sử truyền thống, nước ta khởi đầu từ Nhà nước Văn Lang của 18 đời Hùng Vương (thế kỷ VII đến thế kỷ III TCN), tiếp theo đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương (258 - 208 TCN), tiếp theo là nước Nam Việt của Triệu Đà (208 - 111 TCN).

Đây là sự xuyên tạc trắng trợn. Đại Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên viết:

Nước Văn Lang dưới thời Hùng Vương, tổ tiên của người Việt: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông hải. Lập quốc từ 2789 BC và kết thúc vào 258 BC.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bác. Nếu cho rằng Triệu là triều đại Việt thì người Triều Tiên cũng nên nhận Đại Chính, Chiêu Hòa làm triều đại của mình? Bởi các vua Đại Chính, Chiêu Hòa đều lãnh đạo cường quốc nhất nhì thế giới, ngoảnh mặt về Trung Nguyên mà xưng "Thiên hoàng" với vua Mãn Thanh. Các vua này lại còn là con cháu của dòng dõi mà sử triều Tiên nhất nhất cho rằng là người Triều Tiên? Tức xét ra thì còn có quan hệ gần hơn cả Triệu Đà với người Việt vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bác. Nếu cho rằng Triệu là triều đại Việt thì người Triều Tiên cũng nên nhận Đại Chính, Chiêu Hòa làm triều đại của mình? Bởi các vua Đại Chính, Chiêu Hòa đều lãnh đạo cường quốc nhất nhì thế giới, ngoảnh mặt về Trung Nguyên mà xưng "Thiên hoàng" với vua Mãn Thanh. Các vua này lại còn là con cháu của dòng dõi mà sử triều Tiên nhất nhất cho rằng là người Triều Tiên? Tức xét ra thì còn có quan hệ gần hơn cả Triệu Đà với người Việt vậy.

Vấn đề xác định Triệu Đà và Nam việt là triều đại chính thống trong sử Việt đã được chính sử Việt xác định từ lâu, còn việc xét lại lịch sử phủ nhận chính sử Việt là do các sử gia Tây học sau này tự nêu giả thuyết. Còn về tính khách quan khoa học thì việc xác định Triệu Đà là Nam Việt là triều đại chính thống trong Việt sử chỉ chứng minh được khi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến với lãnh thổ Văn Lang Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải. Nếu quan niệm cho rằng thời Hùng Vương chỉ tồn tại 300 năm và không gian lịch sử chỉ ở Bắc Bộ vùng Châu thổ sông Hồng thì việc này coi như trực tiếp phủ nhận chính sử.

Còn v/d anh nêu ra về sử Triều Tiên thì anh có thể phân tích rõ hơn và so sánh với trường hợp Triệu Đà với Nam việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một đề tài rất hấp dẫn mà sao không thấy ai bàn tiếp vậy ta?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một đề tài rất hấp dẫn mà sao không thấy ai bàn tiếp vậy ta?

Đúng là đề tài hấp dẫn, nhiều ý kiến, có khi trái chiều và những lập luận không dễ phủ nhận.

Thực ra, nếu những dữ liệu đầy đủ và tin cậy thì kết luận không phải là khó. Vấn đề là ở chỗ dữ liệu thiếu nhiều, những cái đã có thì chứa không ít mâu thuẫn, suy diễn không dám chắc chắn đúng. Tôi xin trích của anh Nhatnguyen52 trong chuyên mục Sử thuyết họ Hùng để anh chị em tham khảo:

17 . Hùng triều thứ 17: Hùng Triệu

Vua khai sáng – Cảnh Triệu Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt:Cảnh Thiều, Triệu Đào hay Thao

Danh hiệu khác trong sử Hoa :Nam Việt Vũ , Triệu Đà hay Triệu Tha

Quốc hiệu : Nam Việt

Niên đại : năm 179 – 111 trước CN

Lã Hậu trước khi mất đã sắp sẵn cho 1 cuộc soán đoạt to lớn: chuyển ngôi đế từ họ Lý sanh họ Lữ, mặc dù trước khi mất Hiếu Cao Tổ đã tổ chức cuộc “giết ngựa trắng ăn thề”: Ai không phải họ Lý không được phong Vương. Nhưng khi thực sự nắm quyền, Lữ hậu đã phong hàng loạt tước vương cho con cháu nhà họ Lữ và bố trí vào những địa vị then chốt nơi triều chính, nắm giữ những vùng trọng yếu của đất nước như: Lã Lộc, Lã Sản nắm trọn đại quân ở kinh đô, Khi Lã Hậu mất, họ Lữ định ra tay làm chính biến lật đổ ngôi vua của họ Lý nhưng các trung thần nhà Lý đã nhanh tay hơn 1 bước, kết quả Lữ Lộc, Lữ sản đều thiệt mạng. Quyền hành ở kinh đô vẫn thuộc về họ Lý, con lớn của Lý Bôn là Lý Hằng được tôn làm vua. Nhưng ở đất Đào, nước Nam Việt ra đời đối đầu với chính quyền trung ương của họ Lý. Đất nước trở thành Lưỡng triều: họ Hiếu làm một chủ phương , Lữ gia làm tể tướng nước mới lập trên đất Lĩnh nam tức đất Đào hay Thao thời nhà Hạ danh xưng là Nam việt , lịch sử Việt Nam và Trung Hoa gọi vua Nam Việt là Triệu Đào hay triệu Thao viết sai thành Triệu Đà còn gọi là Triệu Tha...; Lữ gia hoặc nghĩa là ‘nhà họ Lữ’ hoặc là tên riêng của một người cháu Lữ hậu đã được bà phong vương , cổ sử Việt Nam gọi là tể tướng Lữ gia, rất có thể họ Lữ đã tôn người họ Lý con của Lý Bôn và Lữ hậu lên làm vua Nam Việt còn mình chỉ nắm chức tể tướng?

Về Lữ gia và nước Nam Việt, còn có nhiều điều không giống nhau trong sử Việt Nam và sử Trung Hoa. Theo chính sử Trung Hoa thì Triệu Đà là quan úy huyện Long Xuyên được sự giúp đỡ của Nhâm Ngao đã chiếm đất Quảng Đông của nhà “Tần” lập nước Nam Việt, sau đó dùng tiền tài bổng lộc mua chuộc những người cầm đầu các vùng đất chung quanh như Mân Việt và tây Âu Lạc để hình thành 1 đế chế không thua kém gì phương bắc (nay) . Sử Việt Nam dựa trên Hán sử nên cũng chép tương tự chỉ khác là Triệu Đà xâm lăng chiếm nước và giết An Dương Vương ở núi Mộ Dạ thuộc Nghệ An. Huyền sử Việt thì nói: An Dương Vương không chết mà cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim Qui đi ra biển. Về lãnh thổ ban đầu khi thành lập nước Nam Việt cũng không thống nhất, chính sử xác định là Quảng Đông ngày nay, kinh đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu ) nhưng nhiều sử liệu khác của Trung Hoa lại ghi: “Đà chiếm Lâm Ấp và tượng Quận làm cõi riêng của mình”. Theo chính sử … thì Lâm Ấp và Tượng Quận thuộc miền Trung Việt Nam hiện nay, Lâm Ấp sau chính là nước Chiêm Thành? Vậy nước Nam Việt ở đâu và Triệu Đà hay Úy Đà là ai? Ở đây ta đặt ra 1 sử thuyết dựa trên sự tổng hợp các dữ liệu của lịch sử Việt Nam và Trung Hoa. Triệu Đà không phải là tên mà là danh hiệu của Chúa đất Đào; Lâm Ấp là chữ viết sai của Nam Ấp chỉ vùng Quảng Tây; Tượng Quận nghĩa là đất phía tây trong nước Tây – Âu – Lạc của Cơ Xương khi xưa là Vân Nam ngày nay; Lâm Ấp cũng là đất Âu.

Có thể đoán định toàn cõi Nam Trung Hoa đều là lãnh thổ của nước Nam Việt kể cả đất Lạc tức Việt Nam ngày nay, chính vì điều này nên đầu đời Hiếu Vũ Đế đoàn đi sứ phương tây của Trương Khiên mới bị chặn lại ở Côn Minh, Vân nam không đến được Thiên Trúc. Ta có thể đoán nước Nam Việt tồn tại từ năm 179 trước Công Nguyên đến năm Lộ Bác Đức bắt được Kiến Đức – Triệu Dương Vương thu giang san Trung Hoa về 1 mối cho nhà Hiếu (Tây Hán).

Sử Việt Nam rất lúng túng khi có sách cho Triệu Đào, hay Triệu Vũ Vương là 1 trang sử chính thống của Việt Nam, các sách đời nay thì coi đó như 1 thời Việt Nam bị Triệu Đà đô hộ (Triệu Đà cũng là người Trung Hoa)

Về đất Chân Định quê hương Triệu Đà thì sử Trung Hoa xác định là đất của nhà “Hiếu” nhưng truyền thuyết Việt có tư liệu coi đó là 1 bộ trong 15 bộ của vua Hùng, như vậy là đất Trung Hoa hay đất Việt Nam? Ta đã giải mã: đất Chân Định hay Chân Đanh, Chân Đăng chỉ có nghĩa là đất Tây nam theo phương của Dịch Lý, là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay chính là đất trung tâm của đế quốc Tần (hay chưn →chân) thời cổ xưa.

Chương nói về Triệu Đà và nước Nam Việt trong sử ký Tư Mã Thiên là giả mạo nhằm làm nhiễu loạn lịch sử phục vụ cho sự bẻ quặt lịch sử Trung Hoa chính thống. Đối chiếu các sự kiện ta tìm ra được các tác giả của việc giả mạo to lớn này đã lấy lịch sử các triều đại nhà Tần làm gốc rồi chế biến sửa đổi thành lịch sử nhà Triệu của Nam Việt.

Trước hết ta thấy cả 2 đều họ Triệu, và đều có 5 đời vua. ta có bảng đối chiếu như sau:

Tần (họ Triệu)............................ Họ Triệu của Nam Việt

Chiêu Tương Vương.................... Triệu Vũ Vương-.ĐÀ

Hiếu Văn Vương.......................... Triệu Văn Vương-HỒ

Trang Tương Vương..................... Triệu Minh Vương-ANH TỀ

Thủy Hoàng Đế – Triệu Chính....... Triệu Ai Đế – Triệu Hưng

Nhị Thế Hoàng Đế ....................... Triệu Kiến Đức

Còn nếu lấy Tần Thủy Hoàng là Triệu Vũ Vương ta có sự trùng lắp cả 3 đời vua:

Tần (họ Triệu)............................... Họ Triệu của Nam Việt

Triệu Vũ Tần Thủy Hoàng............... Triệu Vũ – Triệu Đà

Triêu Hồ Hợi – Nhị Thế ................... Triệu Hồ

Triệu Tử Anh ................................ Triệu Anh Tề

Ta chú ý chi tiết: Triệu Chính là con ngoại hôn của Triệu Cơ và Lã Bất Vi. Bên họ Triệu thì Triệu Ai Đế là con của đôi gian phu dâm phụ Cù Thị và An Quốc Thiếu Quí. Sự nhiễu loạn lịch sử thực sự ghê gớm, ngàn năm sau vẫn chưa tìm ra được sự chân xác đích thực, con cháu bơ vơ không bờ không bến, một phần thì gọi giặc làm cha, phần còn lại thì cứ tổ tiên mình mà căm hờn . Do bụi thời gian quá dày, nếu tỉnh táo một chút ta nhìn ra ngay sự lừa bịp này dựa vào giọng điệu và thông tin mang trong nó.

Thứ 1: Đoạn sử hư cấu này chủ yếu miệt thị dân Giao Chỉ như: Triệu Đà xưng mình là Man Di Đại Trưởng Lão … Triệu Đà gọi dân Tây Âu Lạc là còn ở truồng.

Thứ 2: Chứa đựng sự hư cấu phi lý:

Như người Trung Hoa chỉ bán cho Nam Việt những trâu bò giống đực, không bán giống cái. Không bán cho Nam Việt những đồ kim khí … điền khí để làm ruộng. Tất cả chỉ muốn nói lên 1 điều: đất phương Nam (hiện nay) là đất mọi rợ … trong khi khảo cổ học ngày nay xác định thời Triệu Đà ở Giao Chỉ đã bước vào thời đồ sắt, còn xương trâu bò từ lâu đã tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, và chúng được xác định là giống vật bản địa tiêu biểu. Ngữ cảnh và giọng văn không phải của Tư Mã Thiên mà l mang dấu ấn của những bộ óc bã đậu biến chế ra .

Tại sao Hán sử không có dòng nào nói đến cuộc tấn công đất của thiên tử nhà Chu ? có thực là vua Chu đã tự nguyện tự giác nộp đất cho Tần không ...?

Qua dòng thơ sử sau sẽ rõ :

Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng .

Làm gì có truyện Thiên tử tự nguyện nộp đất cho chư hầu ...

Trong Hoa sử triều và quốc là một như Triều Đường cũng là nước đại Đường, triều Tống cũng là nước đại Tống .v.v., như vậy triều Chu cũng là nước Chu hay Chiêu , chiêu là phương tây ngược với mục là phương đông nên nước Chiêu cũng chính là quốc tây trong câu thơ trên . Cự chấn tráng Chân Đăng nghĩa là : chống cự mạnh mẽ làm rung động cả nước Chân đăng hùng mạnh , Nhà Chu thiên tử đã chiến đấu chống lại ai ngoài nước Tần vô đạo thóan nghịch ?, như vậy rõ ràng Chân đăng là tên khác của nước Tần mà trước đến nay sử sách chưa bao giờ nói đến .

Sở dĩ như thế vì những trang sử nói về cuộc tấn công của họ Triệu nước Tần đánh nhà Chu đã bị bẻ quẹo thành cuộc đánh chiếm nước Âu –Lạc cuả Triệu Đà vua Nam Việt ...tất cả nhằm giấu đi quận Tam xuyên mà Tư mã Thiên đã chép rành rành trong Sử ký...; vì chỉ với việc xác định được một quận này thôi cũng đã đủ chứng lý để viết lại lịch sử Việt nam và Trung hoa .

Ở bài trước chúng ta đã đề cập đến Úy Đà quận úy quận Tam xuyên hay Long xuyên...và Triệu Đào hay Triệu Thao... 2 ông Đà chẳng dính gì với nhau vì thuộc 2 giai đọan lịch sử khác nhau, nhưng khi đã vớ được cái phao.... ‘cùng tên là Đà’ lập tức các sử gia vốn chăn ngựa đã khai thác triệt để chế biến cho luôn cả dòng họ Triệu của Tần thành họ Triệu cuả Nam Việt cho chắc ăn như ta thấy ở trên . Vị quận úy sau cùng của Quận Tam xuyên là Lý Do con của thừa tướng Lý Tư đã tử trận dưới chân Ung thành trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn hay Lưu Bang .

Khi nghe nói ông Lưu Bang tổ của triều Tây hãn là người Mường ...có thể độc giả phì cười ....nhưng xin bạn tìm đọc cuốn ‘Bách Việt tiên hiền chí’ sẽ thấy tất cả cận thần của Lưu bang như Tiêu Hà, Tào Tham , Hàn Tín đều là người Việt ...như vậy tại sao Lưu bang tên Việt là Lý Bôn lại không thể ..?

Nhưng trong sử ký của Tư Mã Thiên, chương Úy Đà Thế Gia, ta cũng lượm được 1 thông tin bổ ích, đó chính là tên sứ giả của triều Hiếu 2 lần đến thuyết phục Triệu Đà: ông ta tên là Lục Giả hay Lạc Giả; Lục chính là tên đất của Triệu Đào, cũng chính là đất Lạc của Lạc Việt, hay Lạc Ấp xưa,

Xét tổng thể tới nay ta vẫn còn rất mù mờ về nước Nam việt , cả triều đại lẫn niên đại và các sự kiện lịch sử nổi bật liên quan tới nhà nước này ngay cả phần tối quan trọng là bản chất dân tộc cũng chưa có đủ cơ sở để xác quyết chỉ có thể nói chung chung là thuộc dòng Bách Việt ... riêng đức Trần hưng Đạo thì đã có lời khẳng quyết Triệu Vũ tức Triệu Đào là 1 tiên vương của nước Việt nam ngày nay .

Hoa sử và lịch sử các nước Đông nam á ngày nay cho ta cảm giác 2 vùng miền này không có sự ràng buộc về lịch sử cổ đại . Có thực thế không ?

Ở phần trên của thiên sử thuyết này đã nói : còn 3 nước của con cháu họ Hùng không bị Hán tộc chiếm đóng là nước Lỗ, Yên và Tề .

Dựa vào sự kiện người Thái ồ ạt di cư đến miền đất phía tây Việt nam vào thời điểm 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên ta đã đủ dữ kiện để đưa ra ức thuyết :

Người Thái chính là dân vùng trung tâm nước Nam Việt ở qủang Đông ,sau khi kinh đô Phiên ngung thất thủ họ đã kịp tổ chức di tản về kinh đô mới ở phía tây lập trong vùng lòng chảo Điện Biên thuộc Việt nam ngày nay , như thế nước Nam việt của Triệu Đà không hề diệt vong mà chỉ mất thủ đô và phần đất phía đông mà thôi .

Thông qua trung tâm và cũng là nơi trung chuyển Điện biên này người Thái đã dần dần trong khoảng 200 năm chiếm lĩnh cả vùng đất phía tây Việt nam và nam tỉnh Vân nam trung hoa ở đó nước Nam Việt tồn tại dưới một tên mới là Đốn tốn với cư dân chủ yếu là người nước Lỗ xưa kết hợp với người Thái gốc Nam việt mới di cư đến .

Nước Đốn tốn vẫn liên tục tồn tại , thời trung đại đổi quốc hiệu là Nam chiếu , quốc gia này chính là tiền thân của nước Thái Lan và Lào ngày nay , Thái lan cũng gọi là Táy lương hay táy Long , chữ Lương giúp xác định người Thái là dòng Long trong truyền thuyết lịch sử của Việt nam , là con cháu của Động đình quân và Long nữ ở vùng vịnh bắc Việt , với cổ sử Trung hoa thì họ chính là người họ MY.

Chữ Tốn ở đây là quẻ Tốn của bát quái chỉ gió bão hoa ngữ là Phong ,như vậy có thể đoán định nước Đốn tốn nằm trên đất Phong châu của cổ sử Việt cũng là đất phong của nhà Chu ,thời chiến quốc là nước Lỗ , sách đời Tấn và Lưu tống bên Tàu cho biết : nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc tức Ấn độ , phía đông giáp Giao châu và đương nhiên có mặt giáp đế quốc Đông hãn , ngoài ra Đốn tốn còn có bờ biển hàng ngàn lý ...nếu đúng như thế thì lãnh thổ nước Đốn tốn có lẽ bao trùm cả vùng Đông nam Á lục địa ngày nay ?

Sách Sử Trung quốc đang lưu hành là sự trộn lẫn sử ‘thật’ và sử ‘đểu’, dấu chỉ giúp nhận biết cũng đơn giản thôi , ở đâu có sự miệt thị khinh khi dân Bách Việt nhất là Lạc Việt thì đấy chắc chắn là đoạn sử ‘đểu’, nắm rõ tánh khí của người tạo ra nó thì rất dể dàng tìm ra những phần này .

Chương Nước Nam Việt của Triệu Đà là chương đểu cáng nhất trong Hán sử .

chỉ cần lướt qua vài dòng là thấy ngay sự bịa đặt kinh tởm của đám ‘sử nô’ viết theo đơn đặt hàng , dù viết về kẻ thù những sử gia chân chính cũng không bao giờ có giọng điệu như thế .

Sử ký của Tư Mã Thiên ( đã cạo sửa ? ), quyển 113, mục Nam Việt Liệt Truyện và Hán Thư của Ban Cố, quyển 95, mục Liệt truyện. Sử Ký, phần Bản Kỷ, quyển 6 chép :

“Năm [Tần Thủy Hoàng] thứ 33 [-214] dùng dân bỏ trốn, dân ở rể, dân buôn cho làm lính ; đánh chiếm đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm , Nam Hải, Tượng Quận .”

Đánh chiếm đất nước của người ta mà không phải dùng ...đội quân cho ra quân , chỉ cần đám bất lương ô hợp cũng xong ...., (đám bất lương này sau đó cho ở lại ‘sống chung’ với người Việt ) ;

Những dòng này ngoài ý miệt thị đời cha còn hàm ý khinh bỉ mãi mãi ....đám con cháu Nam Việt ....chúng mày chỉ là kết qủa của sự ‘giao phối’ giữa mọi rợ và lưu manh . ..

Những nhà ... viết sử gốc chăn ngựa viết tiếp :

“ Man di Ðại trưởng lão thần [Triệu] Ðà liều chết tái bái, dâng thư Hoàng đế Bệ hạ :

Từ khi Cao Hậu lâm triều dụng sự, gần kẻ sĩ nhỏ nhen, tín lời sàm tấu, phân biệt đối xử với man di, ra lệnh rằng : “Không [bán] cho dân Việt man di bên ngoài khí dụng kim loại làm ruộng ; ngựa, trâu, dê thì [bán] cho con đực, không bán con cái. Lão phu ở nơi hoang tịch, ngựa, trâu, dê răng dài đã già, nên không có để dùng vào việc tế tự, thật đáng tội chết” ;

Đoạn này cụ thể hoá trình độ văn minh dân Nam hải :

- mới chỉ biết dùng gia súc chứ chưa biết chăn nuôi .?.?. ‘nhập khẩu’ được con nào thì ‘xài’ con ấy ....tương tự như người ‘tiền sử’ đang trong tình trạng săn bắt hái lượm vậy . .., bắt được con nào thì chỉ biết con đó chưa biết chăn nuôi nhân giống là gì ....

- trong lãnh vực trồng trọt ...thì ...đã bước qua thời công cụ đá đang tiến sang... thời ...‘kim khí.... nhập khẩu’ ..???..

Trên con đường từ man dã đến văn minh con người không hề trải qua giai đoạn ‘nửa người nửa ngợm’ như thế .

Thật chỉ những bộ óc ‘cám lợn’ mới có thể nghĩ ra được những điều kỳ quái này . .

Nam hải đã là vậy Dân chung quanh còn khủng khiếp hơn bội phần :

“.....Vả lại phương Nam đất thấp, ẩm, dân man di ở vào giữa. Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là “vương”; ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là “vương”. Lão thần trộm dùng bậy danh hiệu “đế” chỉ để tự vui , chứ đâu dám để nói đến tai bệ hạ ?” ...

“Phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người”...như thế Mân Việt cũng chỉ trong giai đoạn bộ lạc là cùng...

Đặc biệt...Kinh khủng nhất là dân Âu Lạc...còn trong tình trạng trần truồng ,có bản dịch là bán khai...; chưa biết đến áo quần thì chẳng hơn loài thú bao nhiêu ?

Lướt qua vài hàng Sử sách chính thống Tàu ; Không cần nói nhiều chỉ với những di vật đồng –sắt và xương trâu tìm được trong lòng đất Việt có tuổi đáng cố tổ của Nhâm ngao đã là cái tát trời giáng vào mặt những kẻ vô sỉ ...; cả với những ai đọc mà cho những dòng sử này là thật , đáng tin .... thì cũng xứng đáng nhận cái tát như thế .

Nhà Tần và nước Nam Việt .

Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai .

Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định :

Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà.

Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời.

Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà .

Nhưng lại Cũng sử ký đã chép :

Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...)

Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn .

Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’ ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được .

Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218.

Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...?

Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ?

Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ?

Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô .

Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ?

Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng kên ngôi không có nước Ngô và Việt , Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn .

Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt :

“Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.”

Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa .

Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...?

Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn :

Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ?

Dựa trên những tình tiết lịch sử đã biết ...rất có thể Úy Đà chỉ là chức danh của Nhâm ngao , Nhâm Ngao thay Đồ Thư đã tử trận tiếp tục cuộc hành binh xuống phương Nam ( ngày nay ), Đà –Đào là tên thời cổ của quận Nam hải nơi Nhâm ngao làm quan úy , Úy Đà trước đó trong cương vị tướng nước Tần chứ không phải Triệu Đà đã diệt triều An dương vương chiếm đất Giao chỉ ,diễn biến này cũng chính là đoạn sử nhà Tần vô đạo thí chúa diệt và chiếm đất đai của nhà Đông Chu trong Hoa sử .

Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ?

Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”.

2 đoạn trích trên đã chỉ rõ đất Âu-lạc và Tượng quận là 2 nơi khác nhau , điều này bác bỏ hoàn toàn thuyết cho Đất Việt ngày nay là Tượng quận. Xưa .

Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi .; Nhưng như thế cũng không ổn...vì Khi Thục Phán đánh bại vua Hùng lập nên nước Âu Lạc năm -257 thì ít nhất tuổi cũng trên 20 , ở ngôi tròn 80 năm như thế tính ra lúc mất nước vào tay Triệu Đà thì đã hơn 100 tuổi , con gái Mỵ Châu của ‘cụ’ chắc cũng chỉ đôi mươi vì ngày xưa ...nữ thập tam,nam thập lục ..như vậy cụ sinh Mỵ châu ở tuổi khoảng 80....vậy mà vẫn còn thua Triệu Đà xa...tính ra ông ta sống đến 121 tuổi.,,,toàn những con số mà y học hiện đại còn ...đang mơ .

Còn ...chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..?

Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn...

‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ bính âm đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng .

Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...).

Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử .

Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ...

Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi .

Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà...

thường gặp .

Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu .

Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Nam đảo cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với .

Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt ....

Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn chỉ duy có Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này .

Sự khảo cứu của anh Nhatnguyen52 rõ ràng là rất công phu, không dễ bác bỏ. Nhưng chấp nhận cũng khó không kém.

Nếu đứng trên lập trường này thì có thể công nhận thậm chí tự hào và cũng có thê bác bỏ triều đại này tùy theo cách hiểu là ông Triệu Đà nào.

Tôi thì cảm thấy chưa đủ tự tin đưa ra kết luận cuối cùng.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites