Posted 12 Tháng 7, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng mới Cập nhật: 30/6/2010Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, có trụ sở tại Thụy Sĩ đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trong thời gian tới. Trong báo cáo thường niên mới đây, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho rằng, nền kinh tế toàn cầu mong manh là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới, rằng sự đổ vỡ tài chính trong quý 1 năm 2010 đã đẩy hệ thống tài chính thế giới vào tình trạng khó kiểm soát, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển.Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhận định rằng, nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lại xảy ra thì thế giới khó có khả năng chống đỡ bởi lãi suất đang dần trôi về mức "số không" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong khi tài khoản vãng lai của các ngân hàng trung ương có xu hướng "phình ra". Các nước cũng khó đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ mới do không thể tìm kiếm được biện pháp giải quyết phù hợp, trong khi hệ thống ngân hàng chịu thiệt hại lớn từ các khoản nợ xấu. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, mặc dù nợ tư nhân có xu hướng giảm song nợ công vẫn ở mức cao, dẫn tới tình trạng mất ổn định kinh tế tại một số quốc gia./.Nguồn: VOVNews Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 Đại hạn tại miền Trung ngày càng khốc liệt Thứ Hai, 05/07/2010 - 06:30 (Dân trí) - Miền Trung đang vật vã trong cơn đại hạn hán kéo dài. Theo cơ quan khí tượng thủy văn, dự báo trong tháng 7 này tình trạng khô hạn còn khốc liệt hơn nữa. >> Người dân “oằn mình” trong đại hạn Thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hạn hán kéo dài nhiều tháng qua ở miền Trung đã khiến hàng trăm nghìn ha lúa vụ hè thu có nguy cơ mất trắng. Mức thiệt hại ước tính lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công điện khẩn yêu cầu Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ để đưa ra dự báo, cảnh báo liên tục về tình hình khô hạn, thiếu nước. Dự báo hạn hán phải thông báo kịp thời tới các Bộ, ngành và địa phương liên quan để có giải pháp chủ động phòng, chống hạn. Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông. Trong tháng 6, tổng lượng mưa về miền Trung chỉ bằng 10 - 20% so với mọi năm. Dự báo, vùng khô hạn nặng nhất là các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và vùng Duyên hải Nam Trung bộ Nông dân miền Trung đối mặt với nguy cơ mắt trắng mùa màng do hạn hán. (Ảnh: VFDJ) Thực tế thời tiết nắng nóng, khô hạn trong những ngày qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ lúa hè thu và vụ mùa năm 2010 của các địa phương tại miền Trung. Nhiều diện tích lúa đã gieo cấy bị chết hoặc không thể gieo cấy. Cũng trong công điện khẩn gửi xuống các địa phương, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng bị hạn chỉ đạo các Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp chống hạn như: sử dụng nước tiết kiệm, đảm bảo cấp đủ nước dưỡng cho các diện tích lúa đã gieo cấy, diện tích có khả năng cấp nước cho canh tác lúa thì tranh thủ gieo trồng khi còn thời vụ... Đối với diện tích không đảm bảo nguồn nước, chủ động chuyển sang gieo cấy lúa mùa hoặc trồng cây lương thực ngắn ngày, trồng rau màu và các cây họ đậu có nhu cầu dùng nước ít; đồng thời có giải pháp cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và nước uống cho gia súc. Cũng để công tác chống hạn kịp thời, đảm bảo thời vụ, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương cho phòng, chống thiên tai, tạm ứng kinh phí từ các nguồn hợp pháp để chi cho công tác chống hạn. Trường hợp vượt quá khả năng của ngân sách địa phương phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét việc hỗ trợ. Ngoài ra Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên cung cấp đủ điện phục vụ công tác chống hạn. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có thống kê sơ bộ thiệt hại và trình Thủ tướng phương án hỗ trợ kinh phí cho vụ hè thu tại miền Trung. Ước tính cần hơn 300 tỉ đồng phân bổ về các tỉnh, đặc biệt hỗ trợ Bắc Trung Bộ 185 tỉ đồng, duyên hải Nam Trung Bộ 115 tỉ đồng để phục vụ công tác bơm nước chống hạn; những vùng cây trồng xác định mất trắng cần nhanh chóng mua giống cấy lại. Phạm Thanh ----------------------------------- Dự báo của Thiên Sứ:Nhanh thì ba ngày nữa, chậm không quá 8 ngày, toàn bộ những vùng hạn ở miền Trung sẽ có mưa - từ mưa vừa đến mưa to. Mưa kéo dài từ ba ngày đến hai tuần. Cần đề phòng lốc xoáy, mưa to bất thường... Xem lại thì bài viết của tôi vào ngày mùng 5 tháng 7. Đến 13/ 7 vửa đúng tám ngày. Vậy là không chậm nhiều như tôi tưởng tượng - do công việc nhiều quá, thời gian trôi đi trong tôi hơi chậm, đồng hồ sinh học bị sai :) . Thế là thoát nạn, chứ nắng nóng hết tháng 7 như dự báo ban đầu của Khí tượng thủy văn TW thì chắc tiêu mất: Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông. Nhưng bây giờ phải lo chống lũ lụt trong năm đi là vừa. Cần xem xét lại và có biện pháp, không để các vụ việc xả lũ ở các đập thủy điện thành thủy hại như năm ngoái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Tòa nhà 15 tầng bốc cháy ngùn ngụt giữa London (Dân trí) - Khoảng 75 lính cứu hỏa đã tham gia dập tắt đám cháy lớn bao trùm ít nhất 4 tầng nóc của một tòa 15 tầng ở phía tây nam thủ đô London, Anh. Ngọn lửa bắt đầu bùng lên lúc 4h45 chiều qua theo giờ địa phương tại tòa nhà trên đường Cambridge ở Kingston, Surrey, phía nam London. Toàn bộ tầng nóc của tòa nhà 15 tầng đã bị ngọn lửa dữ dội nuốt trọn. Lửa cũng lan xuống 4 tầng khác bên dưới. Khói đen dầy đặc bốc ngùn ngụt lên bầu trời và có thể được nhìn thấy ở cách xa hàng chục km. Người dân sống trong tòa nhà đã được sơ tán an toàn tới tòa thị chính gần đó. Các dịch vụ khẩn cấp thông báo không xảy ra thương vong. Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ hỏa hoạn. Khoảng 75 nhân viên cứu hỏa đã được điều động để dập tắt đám cháy. Sở cứu hỏa London cho hay 2 thang và 25 xe cứu hỏa từ Kingston, New Malden, Surbiton, Twickenham, Heston và các khu vực lân cận đã được sử dụng. Các đội cứu hỏa đã kiểm soát ngọn lửa lúc 9 giờ tối giờ địa phương. Tòa nhà bị hỏa hoạn thuộc sở hữu của hội đồng thị trấn Kingston và được xây dựng từ những năm 1960. Tòa nhà bao gồm các dãy phòng của hội đồng thị trấn và các căn hộ thuộc sở hữu cá nhân. Những hình ảnh từ vụ hỏa hoạn: Ngọn lửa nhấm chìm tầng thượng... Sau đó lan xuống 4 tầng phía dưới của tòa nhà. Người dân hiếu kỳ đứng quan sát đám cháy. Chiếc thang của đội cứu hỏa đang xả nước vào ngọn lửa. Cột khói đen dầy đặc bốc lên bầu trời. Cột khói có thể được nhìn thấy ở cách xa hàng chục km. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Xem lại thì bài viết của tôi vào ngày mùng 5 tháng 7. Đến 13/ 7 vửa đúng tám ngày. Vậy là không chậm nhiều như tôi tưởng tượng - do công việc nhiều quá, thời gian trôi đi trong tôi hơi chậm, đồng hồ sinh học bị sai :) . Thế là thoát nạn, chứ nắng nóng hết tháng 7 như dự báo ban đầu của Khí tượng thủy văn TW thì chắc tiêu mất: Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông. Nhưng bây giờ phải lo chống lũ lụt trong năm đi là vừa. Cần xem xét lại và có biện pháp, không để các vụ việc xả lũ ở các đập thủy điện thành thủy hại như năm ngoái. Vừa đưa lên mạng chưa đầy vài tiếng thì nhận được tin này: Bão Conson đe dọa Việt Nam Thứ ba, 13/07/2010, 09:06(GMT+7) VTF - Tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay trên khu vực vùng biển phía Đông Philippines đang xuất hiện một cơn bão có tên quốc tế là Conson, cơn bão lấy tên Việt Nam (Conson - Côn Sơn). Vào lúc 13h hôm nay (12/7), vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 129,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Đông Philippines khoảng 580 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 km đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và nhiều khả năng sẽ mạnh lên. Đến 13h ngày 13/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 125,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 km đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Dự báo trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng tiếp tục mạnh thêm. Đến 13h ngày 14/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 km đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Như vậy, từ chiều tối và đêm 14/7, phía đông bắc biển Đông, nơi có tàu thuyền của ngư dân Việt Nam hoạt động, sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão Conson khiến gió sẽ mạnh dần từ cấp 6 lên cấp 9, biển động dữ dội. Đây là cơn bão thứ hai hình thành ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm nay và so với trung bình nhiều năm là quá ít. Bình thường đến thời điểm này, Việt Nam phải đón nhận 2-3 cơn bão và Tây Bắc Thái Bình Dương phải đón nhận gấp nhiều lần số đó (mỗi năm trung bình khu vực này đón nhận 30 cơn bão và áp thấp nhiệt đới). Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho biết, dự báo Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của 5-6 cơn bão, và với việc đến muộn thì những tháng cuối năm bão sẽ dồn dập hơn. PV ----------------------------------------- Thiên Sứ viết: Mưa kéo dài từ ba ngày đến hai tuần. Cần đề phòng lốc xoáy, mưa to bất thường... Cả một cơn bão thế này thì mưa ba ngày và to bất thường là cái chắc. Nhưng mà vừa vừa thôi mấy cha nội. Mưa gió lớn quá, nhà em kẹt ở miền Trung không bay vào Sài Gòn được thì bắt đền :) . 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Thứ Ba, 13/07/2010 - 09:21 Hà Nội lại... chìm trong biển nước (Dân trí) - Trận mưa lớn sáng nay 13/7 kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội chìm trong nước, các công sở vắng hoe vì tắc đường do ngập nước và họ không thể đến cơ quan. Ngập ở ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu. (Ảnh: Chiến Thắng) Một CSGT đứng giữa ngã tư hướng dẫn người dân đi vào chỗ không ngập (Ảnh: Chiến Thắng). Bắt đầu từ 6h sáng, cơn mưa xối xả khiến bầu trời trắng xoá. Không có gió lớn song những hạt mưa nặng trĩu bất ngờ trút xuống cũng xua tan đi cái nóng nung người của Hà Nội những ngày qua.Chỉ chừng 15 phút sau, nhiều con đường của thủ đô đã rơi vào tình trạng ngập úng. Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) lổn nhổn vì công trường thì sáng nay đã biến thành một “dòng sông” đục ngầu. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại các ngã tư Cát Linh - Tôn Đức Thắng sau trận mưa khoảng 1 tiếng đồng hồ nước đã dâng lên ngập khoảng nửa mét. Nhiều xe máy, ô tô gầm thấp đã không thể lưcu thông qua đoạn đường này. Hình ảnh ngập lụt ngã tư Ô Chợ Dừa - Khâm Thiên. (Ảnh: Tuấn Hợp) Ngã tư Ô Chợ Dừa - Khâm Thiên, nước dâng cao làm ngập toàn bộ khu vực sân Quận ủy Đống Đa, nhiều phương tiện không thể qua lại. Người dân qua lại quãng đường này thường chọn giải pháp đi lên vỉa hè.Tại ngã tư tuyến đường Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn cũng bị ngập nặng, gây ra ùn tắc cục bộ. Ngoài những khu vực trên rất nhiều tuyến đường của thủ đô đang bị ngập nặng. 7h sáng, đường Quang Trung (Hà Đông) nhiều đoạn ngập nặng. Các phương tiện “rón rén” đi sát dải phân cách để tránh những “cái ao” giữa đường. Chỉ có những chiếc xe tải to uỳnh, “cậy” gầm cao cứ liều mình phi thẳng, tạo thành những màn “pháo nước”. Nhiều người chọn giải pháp đi lên vỉa hè dẫn đến tình trạng xung đột giao giao thông. (Ảnh: Tuấn Hợp) 8h, tuyến đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) ngập trắng. Đầu ngõ rẽ vào trụ sở Công an phường Thanh Xuân Nam, người đi đường không thể phân biệt đâu là đường, đâu là vỉa hè, cứ phải nghiến răng lao thẳng.Phần đường dành cho xe buýt và xe đạp dọc tuyến đường này đang bị đào xới nham nhở. Những hố công trường vô hình chung trở thành những cái bẫy rất nguy hiểm cho người đi đường, dù đã có những tấm biển báo, rào chắn sơ sài trước mỗi đoạn đang thi công. Dưới chân cầu vượt ngã tư Sở, nước thành ao lớn “hù doạ” người đi đường. Đường Trường Chinh ngập nặng. Một bên, hàng người nối nhau dắt xe qua biển nước; phía đối diện, dòng phương tiện đứng “chôn chân” chịu trận giữa trời mưa. Dọc suốt tuyến đường Thái Hà - Chùa Bộc, biển nước bủa vây, lênh láng tràn cả vào những ngôi nhà ven đường. Những “độc chiêu” chắn sóng của người Hà Nội lại có dịp được dùng đến. Mọi người dùng những chiếc bao tải buộc vào cửa, ngăn những “con sóng” ào ạt xô đến mỗi khi có xe ô tô chạy qua. 9h, phố Hoàng Tích Trí thực sự trở thành con sông. Nước ngập đến bụng người đi đường. Nước “nhấn chìm” những chiếc xe máy, chỉ còn để hở cái tay lái. Một chiếc ô tô tải loại 2 tấn sập bánh xuống cống, cố gắng rú ga “thoát thân” song không thể. Chiếc xe quay ngang, chắn hết lối đi của những chiếc ô tô khác. Nước tạo thành những đợt sóng trên tuyến đường giao nhau giữa Hai Bà Trưng - Hàng Bài. (Ảnh: Cấn Cường)Hầm Kim Liên từ ngày thông xe nay mới “có dịp” trở thành “bể bơi” một lần nữa. Ngay từ cửa hầm, nước đã đọng thành những cái ao lớn. Nhiều người đi xe máy “ì oạp” lội nước dắt xe. Đường hai bên nóc hầm kẹt cứng do các phương tiện không thể lưu thông qua phía đường hầm.Hai bên đường hầm, hàng người đứng ngao ngán nhìn “bể bơi”. Những tay liều lĩnh phi xe vào chỉ có thể đi được chừng chục mét là xe chết máy, lại phải hì hụi dắt xe lên. Một chiếc ô tô khách cũng trở thành nạn nhân khi vượt qua gần hết đường hầm thì bị chết máy. Theo phản ánh của độc giả Dân trí từ các tuyến đường khác gửi về, gần như toàn bộ những con phố Hà Nội đều ở trong tình trạng tương tự. Nước lênh láng khiến giao thông hỗn loạn. Hàng trăm xe máy xếp la liệt trên vỉa hè vì chết máy. Công sở vắng hoe vì nhiều người không thể đến cơ quan. Cây đổ ở góc ngã tư phố Huế - Lê Văn Hưu. (Ảnh: Quốc Long) Hà Nội ngập sâu 0,4m ở 23 điểmTheo báo cáo cáo nhanh của Công ty Thoát nước Hà Nội, trận mưa lớn sáng nay 13/7 tại Hà Nội (từ lúc 07h30 đến 09h00) gây ra tình trạng úng ngập với mức độ sâu từ 0,3m đến 0,4 m tại 23 điểm như: Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ga Hà nội, Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, bê tông Thịnh Liệt, Thái Hà… Lượng mưa đo được tại các trạm Đồng Bông 106 m; Thanh Liệt: 115mm; Hồ Tây A: 145mm; Vân Hồ 153 mm; Bắc Thăng Long - Vân Trì 130 mm; Long Biên 80mm. Một số vị trí tình hình úng ngập sâu khiến giao thông đi lại khó khăn như: Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du… Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu… đã được mở để điều hoà nước, vận hành 11/11 tổ máy tại Trạm bơm Yên Sở để hạ mực nước trên hệ thống.Thời điểm 9h00 Mực nước tại kênh O: 2.53, kênh E: 1.56. Tuy nhiên, một số bất cập trên hệ thống do các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật như Cống hoá mương Hào Nam, xây dựng cầu vượt cầu Thanh Trì trên kênh bao Yên Sở… đã ảnh hưởng lớn đến công tác thoát nước trên địa bàn thành phố. Ngay từ 06h30 sáng nay, công tác tổ chức ứng trực đã đ&ược Công ty triển khai, lực lượng ứng trực tại hiện trường gồm hơn 1.500 công nhân thực hiện công tác tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy, các dàn thiết bị cơ giới kịp thời hỗ trợ thông tắc tại các điểm trũng cục bộ để tăng cường khả năng tiêu thoát nước; phối hợp với thanh tra sở Xây dựng, sở GTVT, CSGT thực hiện phân luồng giao thông. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Sáng sớm mai, bão mạnh cấp 12 đi vào biển Đông Cập nhật lúc 10:27, Thứ Ba, 13/07/2010 (GMT+7) , – Cơn bão đầu tiên trong năm 2010 đã xuất hiện, mạnh cấp 12 và dự báo sẽ di chuyển vào biển Đông vào sáng sớm ngày mai (14/7). Bão đi vào phía Đông biển Đông Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy băn Trung ương, lúc 7h sáng nay (13/7), vị trí tâm bão CONSON (tên quốc tế của cơn bão này) ở vào khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 124,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 380 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Đường đi của cơn bão Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 14/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông ngay trên vùng bờ biển phía Tây đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 120 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Như vậy sáng sớm ngày 14/7, bão sẽ đi vào khu vực phía Đông biển Đông. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 13/7 vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, cấp 13. Biển động dữ dội. Bão diễn biến bất thường, chủ động triển khai biện pháp phòng tránh Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông báo nhận định: Cơn bão này có diễn biến bất thường, còn có khả năng thay đổi hướng và mạnh lên. Vì thế, để chủ động đối phó với bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW - Văn phòng UBQGTKCN yêu cầu Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Ngãi và các Bộ, ngành cần theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền; bằng mọi biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện thông tin và truyền thông để thông báo kịp thời cho chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là vùng biển phía Đông và Đông Bắc Biển Đông biết thông tin về diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động quản lý việc ra khơi của các tàu thuyền; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tầu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xẩy ra. Đối với các chủ đầu tư khai thác dầu khí, chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Ngãi cần duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn để xử lý khi có yêu cầu và bố trí trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão CONSON để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống, báo cáo về Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương và ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Cẩm Anh -------------------------------------- Với đường đi của cơn bão Conson này nếu theo đúng dự đoán như hình vẽ thì đủ mưa để chống hạn và không ảnh hưởng tối đường bay Đà Nẵng Sài Gòn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Chứng khoán châu Âu mở phiên màu xanh, cổ phiếu BP bật mạnh Thị trường chứng khoán châu Âu khởi động những giờ đầu ngày với xu hướng tăng cao nhờ tin tốt từ BP. Niềm tin vào mùa báo cáo lợi nhuận khả quan cũng đang nhấn chìm những lo lắng về việc Bồ Đào Nha bị hạ thấp mức độ tín dụng. Cổ phiếu BP bật tới 4.9% và leo lên mức đỉnh 1 tháng sau khi áp dụng các thiết bị mới trong tiến trình giải quyết thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico. Trong khi đó, cổ phiếu Alcoa- hãng sản xuất nhôm lớn nhất nước Mỹ- có thêm 2.3% trên sàn giao dịch tại Đức. Hôm qua, công ty này đã kích hoạt mùa báo cáo lợi nhuận kinh doanh bằng một kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, chỉ số Stoxx Europe 600 Index tăng 1%, lên ngưỡng 253.63 vào lúc 9:31 a.m. giờ London. Như vậy là, chỉ số này đã bật 7.2% sau 6 phiên giao dịch vừa qua. Nỗi lo về tốc độ hồi phục của nền kinh tế khu vực đã lắng dịu. Chỉ số PSI-20 Index của Bồ Đào Nha hiện đang là chỉ số duy nhất tại châu Âu giảm điểm trong phiên này với 0.1%. Mới đây, Moody’s đã quyết định hạ thấp mức độ tín nhiệm nợ của nước này xuống 2 bậc, chỉ còn ở mức A1 do gánh nặng nợ nần tăng cao và triển vọng tăng trưởng quốc gia vẫn còn rất mờ nhạt. Trong khi đó, chỉ số FTSE 100 của Anh lấy thêm 0.5%, đạt 5,194.25; chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 0.3%, đạt 3,579.30 điểm trong khi DAX của Đức tạm dừng ở con số 6,085.91- có thêm 0.1% so với phiên trước. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, một số TTCK tại châu Á giảm điểm nhẹ trước thông tinTrung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế tín dụng. Thị trường cũng thấy thất vọng với lợi nhuận của InfoSys. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 0,5% xuống 115,42 điểm tính đến 3h chiều tại thị trường Tokyo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: Nói chung - sáu tháng đầu năm nắng nóng, sáu tháng cuối năm mưa lũ..... TƯ LIỆU THAM KHẢO Cơn mưa báo hiệu mùa mưa bão lớn? Cập nhật lúc 18:03, Thứ Ba, 13/07/2010 (GMT+7) , Sáng nay 13/7, Hà Nội đón trận mưa đầu mùa với cường độ cực lớn sau nhiều ngày nắng nóng. Đây có thể là dấu hiệu khởi đầu cho một mùa mưa bão lớn và bất thường! Hà Nội ngập nặng sau trận mưa kéo dàiVài ngày trước trong tuyên bố của tổ chức Khí tượng thủy văn thế giới (WMO) có đề cập: “Hiện tượng La Nina ở tầm trung đang phát triển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương và hiện tượng này sẽ ngày càng mạnh lên trên diện rộng trong vòng vài tháng tới" và Tổ chức này còn đưa ra dự báo “Mùa mưa bão năm nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực Thái Bình Dương có thể có sức tàn phá lớn hơn”. Hình ảnh cơn mưa lớn tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: VNN. Thực tế, giữa tháng 5, nhiệt độ nước biển bề mặt đo được đã giảm khoảng 0,5 độ C so với bình thường ở khu vực Thái Bình Dương phía trung và đông xích đạo, và đây là dấu hiệu cho thấy rất có thể La Nina đang hình thành. La Nina là hiện tượng thời tiết khiến nhiệt độ nước biển lạnh bất thường tại vùng biển phía đông xích đạo của Thái Bình Dương. Nếu La Nina thực sự hình thành, nó sẽ làm giảm nhiệt độ không khí đang thiêu nóng nhiều khu vực trên thế giới trong những ngày qua, trong đó có Việt Nam. Bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết: cũng như khu vực Thái Bình Dương, La Nina tác động đến Việt Nam sẽ khiến nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, mưa và bão cũng nhiều hơn. La Nina và hiện tượng đối nghịch của nó là El Nino (tăng nhiệt độ nước biển bất thường ở vùng trung tâm và phía đông xích đạo của Thái Bình Dương) đều phá vỡ những mô hình thời tiết thông thường và gây tác động khó lường trên diện rộng tới nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, vào những năm có La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng sẽ thấp hơn bình thường, và phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Nam. Hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng lại làm giảm lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong những năm xảy ra La Nina, sự hình thành lốc xoáy nhiệt đới, cùng với lưỡi cao áp cận nhiệt đới dịch chuyển theo hướng tây qua Tây Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ sụt lở đất. Tháng 3/2008, La Nina khiến nhiệt độ bề mặt biển ở Đông Nam Á giảm 2 độ C, đồng thời gây ra mưa lớn ở các nước trong vùng. Trở lại với cơn mưa lớn sáng nay, theo thông báo từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, lượng mưa trung bình đo được tại tại Hà Nội trong vòng hơn 1 giờ là khoảng 80mm. Dự báo, đêm nay và sáng mai, mưa sẽ còn diễn ra nhưng cường độ sẽ giảm hẳn. Có thể cơn mưa lớn bất thường nói trên báo hiệu sự bắt đầu của một mùa mưa bão bất thường năm nay. Song Hà (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO Tàu sân bay Mỹ “chạm thần kinh” Trung Quốc Thứ tư, 14/07/2010, 08:48(GMT+7) Tầu ngầm Trung Quốc VIT - Bản tin của mạng zaobao.com (Singapore) phát đi lúc 9h15 sáng (8h15 giờ Hà Nội) ngày 11 tháng 7 cho biết hôm thứ Sáu 9/7, tàu sân bay năng lượng hạt nhân “George Washington” của Mỹ đã rời căn cứ ở Nhật lên đường tới Hoàng Hải để tham dự cuộc tập trận chung Hàn Quốc-Mỹ. Tờ báo viết: sự việc này sẽ “chạm thần kinh” Trung Quốc. Bộ Ngoại giao và phía quân đội Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ý phản đối Mỹ-Hàn Quốc tập trận ngay tại “cửa ngõ” Trung Quốc. Hoàng Hải là eo biển giữa đại lục Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên, chỗ hẹp nhất chỉ hơn 170 km, là cửa ngõ của Bắc Kinh-Thiên Tân. Cuối thế kỷ XIX tàu chiến của các nước phương Tây qua Hoàng Hải tiến vào cảng Thiên Tân (cách Bắc Kinh 120 km) bắt nạt chính quyền nhà Thanh và xâm lược Trung Quốc, vì vậy người Trung Quốc coi Hoàng Hải là một địa điểm rất nhạy cảm dính đến quá khứ bắt nạt và xâm lược Trung Quốc. Cách đây ít lâu, khi biết tin Mỹ và Hàn Quốc sẽ tập trận chung tại Hoàng Hải, dân Trung Quốc đã sục sôi phản đối. Đặc biệt khi nghe nói tàu sân bay Mỹ có thể tham gia tập trận, sự phản đối càng gay gắt. Một số tướng lĩnh quân đội Trung Quốc nói Trung Quốc kiên quyết sẽ đáp trả. Mới đây nhất, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên tuyên bố Trung Quốc kiên quyết phản đối cuộc tập trận chung Hàn Quốc-Mỹ. Phạm vi hoạt động của máy bay trên tàu sân bay vào khoảng 700-1000 km, như vậy tàu sân bay Mỹ vào Hoàng Hải thì bao nhiêu bí mật quân sự của Trung Quốc tại vùng cửa ngõ chiến lược này sẽ bị Mỹ khám phá hết. Mỹ đang muốn tìm hiểu về Hoàng Hải, cuộc tập trận này với danh nghĩa là diễu võ dương oai với Triều Tiên sau vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị ngư lôi Triều Tiên bắn chìm, là cơ hội trời cho để Mỹ có cớ vào Hàng Hải. Năm 1994 tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk từng vào đây một lần và máy bay Mỹ có chạm trán với máy bay Trung Quốc. Cuộc tập trận bắn đạn thật mới đây của Quân Giải phóng tại vùng biển phía Đông Trung Quốc là một biểu hiện quyết tâm đuổi hải quân Mỹ ra khỏi vùng biển phía Đông và phía Nam Trung Quốc. Tờ Quang Minh nhật báo mới đây có đăng một bài viết rất gay gắt của Tôn Nhất Sơn, coi việc Mỹ tập trận ở Hoàng Hải là gây sức ép với Trung Quốc, bắt Trung Quốc gánh nợ. Vì nếu Trung Quốc có chiến tranh với Mỹ thì khoản tiền Mỹ vay của Trung Quốc (900 tỷ USD công trái Mỹ mà Trung Quốc đã mua) sẽ được xí xoá. Nói khác đi, công sức mấy chục năm kiếm ngoại tệ của Trung Quốc sẽ là công dã tràng. Bài báo viết đây là cơ hội trời cho để Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay Mỹ; nếu Mỹ gây chiến tranh với Trung Quốc thì nhất định Trung Quốc sẽ thắng. Gần đây Mỹ đã cho 3 “siêu tàu ngầm” mang một lượng lớn tên lửa Tomahawk đến và nổi lên tại các vùng gần Trung Quốc, điều đó cho thấy Mỹ muốn chứng tỏ họ vẫn là bá chủ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.. Tin từ Hàn Quốc cho hay cuộc tập trận chung Hàn Quốc-Mỹ tại biển Hoàng Hải tuy quy mô đã có thu nhỏ so với dự định ban đầu nhưng vẫn có nhiều khả năng là tàu sân bay Mỹ có thể tham gia. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh: tuy rằng hiện nay chưa xác định thời gian và phương thức cụ thể của cuộc tập trận nhưng khẳng định là sẽ tiến hành trong tháng 7 này. Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ hướng đi của tàu George Washington. Trên các mạng Trung Quốc đang xuất hiện nhiều bài bàn về vấn đề nên đối phó với việc tàu sân bay Mỹ tiến vào Hoàng Hải như thế nào; nhìn chung giọng điệu các bài viết đã bớt ồn ào. Một bài viết trên mạng Thiết Huyết có đầu đề “Nếu đánh nhau với Mỹ bây giờ thì Trung Quốc ắt sẽ thua”, nêu ra mấy lý do Trung Quốc thua: - 30 năm nay quân đội Trung Quốc không đánh nhau nên không có kinh nghiệm tác chiến, chỉ tập trận, quân ta đánh quân mình cho vui thế thôi; còn Mỹ thì liên tục đánh nhau khắp nơi; - Trang bị vũ khí của Trung Quốc kém xa Mỹ, khác tầng nấc, không thể so sánh được; Trung Quốc chỉ mạnh bề ngoài, Mỹ mạnh thực chất; - Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ ở vào thế cô lập không ai giúp. Mỹ thì nhiều đồng minh như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ ... ủng hộ; - Dân Trung Quốc bao năm nay quen coi trọng đồng tiền trên hết, hưởng lạc trên hết, kém dân Mỹ về ý thức quốc gia, ý thức dân tộc. Một số bài viết lên án thái độ Nga đang muốn bắt tay với Mỹ và e ngại cuộc tập trận Vostok 2010 ở Siberia là gián tiếp nhằm vào Trung Quốc, đặt câu hỏi tại sao Nga lại tập trận vào đúng lúc này, khi 2 cuộc tập trận lớn có Mỹ tham gia đang sắp diễn ra (tập trận chung với Hàn Quốc ở Hoàng Hải và tập trận Rimpac ở vùng biển Haiwaii). Tóm lại cuộc đối đầu Trung Quốc - Mỹ đang đi tới chỗ gay go, tất cả tuỳ thuộc vào hướng đi của tàu sân bay Washington. Có người dự đoán tàu này sẽ đỗ bên ngoài Hoàng Hải để hỗ trợ thôi. Hãy chờ xem cuộc đối đầu này ra sao./. Nguyễn Hải Hoành Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 Đại ý: Sụt lở đất...... Trung Quốc: Lở đất, hơn 50 người mất tích 13/07/2010 12:03 (TNO) Hôm nay (13.7), ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị mất tích sau khi mưa lớn gây lở đất ở tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức địa phương cho hay. Thảm họa tại tỉnh Vân Nam xảy ra khi một bên ngọn núi sạt lở, nhấn chìm cả một khu dân cư ở thành phố Zhaotong. Ít nhất 11 người khác đã bị thương. Một cụ già được cứu sống tại một khu vực bị lở đất ở Trung Quốc - Ảnh: AFP Đây là thảm họa mới nhất liên quan tới mưa lớn ở Trung Quốc trong vài tháng gần đây. Kể từ đầu năm nay đến ngày 8.7 vừa qua, ít nhất 483 người thiệt mạng và 255 người khác mất tích liên quan tới lũ lụt tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này. Trong 4 ngày qua, mưa lớn tại các tỉnh miền trung và đông Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của 43 người và khiến 18 người khác mất tích, các hãng truyền thông địa phương đưa tin hôm 12.7. Huỳnh Thiềm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ đập Thanh Niên Online 14/07/2010 0:43 Trung Quốc đang phải vất vả đối phó với nguy cơ nhiều đập, đê bị vỡ vì mưa lũ kéo dài vốn đã ảnh hưởng hàng trăm ngàn người. Giới chức tỉnh An Huy hôm qua đã quyết định cho nổ một con đê để ngăn nước dâng cao làm vỡ đê này. Theo Tân Hoa xã, trước đó 300 cảnh sát đã đặt bao cát bên bờ một nhánh sông Dương Tử chảy qua thành phố Đồng Thành để ngăn nước tràn ra từ vết nứt dài 200m trên con đê nói trên. Tuy nhiên, giới chức cho rằng những bao cát này sẽ không thể chặn nước trong tình trạng mưa to kéo dài nên đã đưa ra quyết định trên. Chính quyền tỉnh hôm 11.7 cho biết 5 đê nhỏ trên một con sông chảy qua thành phố An Khánh và Đồng Thành đã bị vỡ, buộc hơn 4.200 người phải sơ tán. Cũng trong hôm qua, hàng trăm binh sĩ và cảnh sát ở tỉnh Thanh Hải nỗ lực hoàn tất việc đào một kênh tháo nước từ đập Ôn Tuyền thuộc thành phố Golmud để tránh nguy cơ vỡ đập, theo China Daily. Sau khi hoàn tất, con kênh dài 250m, rộng 12m và sâu 9m cùng với 2 kênh có sẵn sẽ giúp giải tỏa 400m3 nước mỗi giây từ hồ chứa của đập này, hiện chứa hơn 230 triệu m3 nước so với sức chứa cho phép là 70 triệu m3. Theo Tân Hoa xã, đã xuất hiện nhiều vết nứt trên đập và hơn 9.000 người dân buộc phải sơ tán. Nếu đập vỡ, Golmud sẽ bị chìm sâu dưới 4m và hơn 200.000 người sẽ bị ảnh hưởng. China Daily dẫn lời người đứng đầu cơ quan quản lý nước trong tỉnh cho hay mực nước tại các con sông đang lên rất cao, có thể làm vỡ 128 trong tổng số 150 hồ chứa trong tỉnh bất cứ lúc nào. Hai cha con chạy lụt tại tỉnh Giang Tây - Ảnh: Reuters Hồi tháng 6, một đoạn đê Xướng Khải trên sông Phủ Hà tại tỉnh Giang Tây bị vỡ, buộc khoảng 100.000 người phải sơ tán, theo Reuters. Truyền thông Trung Quốc cho hay trước tình hình mực nước trên sông, hồ tại miền trung và miền nam nước này đang vượt mức an toàn, giới chức yêu cầu kiểm tra tất cả đê, đập, hồ chứa và trạm thủy điện trong toàn khu vực. Trong một diễn biến liên quan, vào hôm qua, lở đất do mưa to tại 2 tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên đã khiến 17 người chết và 44 người mất tích, theo Tân Hoa xã. Cơ quan Cứu trợ hạn hán và kiểm soát lũ lụt quốc gia Trung Quốc cho hay tính đến ngày 12.7, mưa lũ từ ngày 8.7 đã ảnh hưởng tới 18,3 triệu người sống dọc sông Dương Tử, trong đó 755.000 người phải sơ tán, 43 người chết và 18 người mất tích. Ngoài ra, đợt thiên tai này còn phá sập 39.000 ngôi nhà, và làm ảnh hưởng 974.000 ha hoa màu, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp ước tính lên tới 10,6 tỉ nhân dân tệ (gần 30.000 tỉ đồng). Văn Khoa -----------------------------------Bởi vậy! Làm đập ít thôi. Mấy cái đập trên sông Mê Kong ngừng lại đi. Bế khí thì làm sao mà khá nổi! Cái này Phoengshui Tàu nói ah! Nhưng thế nào sẽ bế khí thì lại là chuyện khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 Máy bay tác chiến tại cuộc tập trận lớn nhất thế giới Máy bay chiến đấu như tia chớp vút lên không trung, trong cuộc diễn tập quy mô lớn tại cảng Trân Châu, Mỹ với sự góp mặt của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương. Cuộc tập trận đa quốc gia diễn ra hai năm một lần mang tên RIMPAC, với mục đích củng cố hợp tác và cải thiện khả năng phối hợp cho các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương. Năm nay có 14 nước và 32 tàu chiến góp mặt. Trong ảnh là phi cơ phản lực chiến đấu F/A-18 Hornet của lực lượng thủy đánh bộ Mỹ. RIMPAC 2010 chính thức bắt đầu hôm 23/6. Hiện cuộc diễn tập đã bước sang giai đoạn II kéo dài từ 7/7 đến 24/7. Ba máy bay phản lực F/A-18 Hornet dàn đội hình. Lính thủy đánh bộ Mỹ kiểm tra một chiếc trực thăng chiếc đấu Cobra AH-1W. Trực thăng đỗ trên boong tàu khu trục tcó ên lửa dẫn đường USS McClusky. Trực thăng SK-50 của hải quân Hoàng gia Australia cất cánh từ bong chiến hạm đổ bộ USS Cleveland. Nó có nhiệm vụ vận chuyển binh sĩ từ tàu này sang tàu khác. Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress bay trên vùng biển diễn tập của cảng Haiwai. Phi cơ tiếp dầu KC-135 Stratotanker đang tiếp nhiên liệu cho chiếc B-52 Stratofortress . Binh sĩ trên chiếc trực thăng H-46 Chinook chuẩn bị một cuộc diễn tập tấn công đổ bộ bờ biển. RIMPAC là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới. Ảnh: US Navy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 Thiên tai tăng nặng..... 20 người chết do bão Conson 14/07/2010 15:05 (TNO) Ít nhất 20 người được xác nhận đã thiệt mạng vào hôm nay (14.7) sau khi bão Conson (Côn Sơn) càn quét khắp Philippines, theo hãng tin AFP. Bão Conson hoành hành tại Philippines Sáng nay, bão Côn Sơn mạnh cấp 12 vào biển Đông Với sức gió mạnh tới 120 km/giờ, bão Conson đã thổi bay nhiều căn nhà lụp xụp tại các khu vực ven biển gần thủ đô Manila và làm tê liệt thành phố này trong hàng giờ liền. Số phận của các ngư dân bị mất tích ở ngoài khơi vùng Bicol hiện vẫn chưa rõ, hãng AFP dẫn lời phát ngôn viên quân đội Philippines Ronald Alcudia cho biết. Sau đây là một số hình ảnh liên quan tới những hậu quả do bão Conson để lại ở Philippines: Nhiều đường phố biến thành sông ở thành phố Las Pinas Bão Conson đã gây mất điện trên diện rộng ở thủ đô Manila… … và thổi bay nhiều mái nhà tại Las Pinas Cảnh dễ thấy ở thành phố Quezon City sau khi bão Conson quét qua Một người dân đang tìm cách sửa lại "căn nhà" bị bão phá nát của mình Trong khi đó, đối với trẻ con, bão Conson cũng đem lại một ít niềm vui trẻ thơ khi biến đường thành sông cho trẻ nhỏ tha hồ vẫy vùng. Ảnh chụp trên một con đường ở Manila Huỳnh Thiềm (Ảnh: Reuters, AFP) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2010 Đại ý: Những phát minh tinh vi hơn.... Tiết lộ máy bay chiến đấu của tương lai Một loại máy bay không người lái có khả năng tấn công các mục tiêu tầm xa, được mệnh danh là "phi cơ chiến đấu của tương lai" vừa được Bộ Quốc phòng Anh công bố. Taranis, tên máy bay được đặt theo tên của thần sấm trong thần thoại của người Celtic, ra mắt tại một buổi lễ hôm thứ hai, theo AFP. Hình ảnh máy bay chiến đấu không người lái Taranis. Ảnh: AP. Mô hình máy bay trị giá 142 triệu bảng Anh (180 triệu USD) có kích thước bằng một chiến đấu cơ hang nhẹ, sử dụng công nghệ tàng hình. Bộ Quốc phòng Anh mô tả đây là "kiểu mẫu máy bay của tương lai". Nó có thể đạt tốc độ như phi cơ phản lực, tức 3.000 km/h, theo đánh giá của trang Strategy Page. Taranis có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, thực hiện các hoạt động trinh sát và thám báo. Phi hành đoàn ở dưới mặt đất, có thể kiểm soát máy bay từ bất kỳ đâu trên thế giới. Video Taranis ra mắt. Phi cơ không người lái này có thể mang bom và tên lửa, và nếu các cuộc thử nghiệm thành công, Taranis sẽ "có đủ khả năng tấn công các mục tiêu tầm xa, thậm chí liên lục địa", thông cáo của Bộ Quốc phòng Anh cho hay. Thế hệ phi cơ không người lái chạy bằng cánh quạt hiện nay, như Predator và Reaper - có khả năng mang tên lửa, nhưng chỉ có thể hoạt động ở những khu vực mà người sử dụng chúng làm chủ bầu trời, như trường hợp quân đội NATO ở Iraq và Afghanistan. Việc thử nghiệm Taranis sẽ bắt đầu năm sau. Nó là sản phẩm của sự hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Anh với BAE Systems, Rolls-Royce, QinetiQ và GE Aviation. Mai Trang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO Mỹ xác nhận tàu sân bay tham gia tập trận với Hàn Quốc Thứ Năm, 15/07/2010 - 13:00 (Dân trí) - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa chính thức tuyên bố các cuộc tập trận hải quân sẽ diễn ra trong vùng biển Hoàng Hải, bất chấp phản đối từ phía Trung Quốc, và một hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ có mặt trong cuộc tập trận này. Một tàu sân bay của Mỹ sẽ tham gia tập trận ở Hoàng Hải. Trong trước báo giới ngày hôm qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc Geoff Morrell nói Washington tôn trọng và có xem xét những mối quan ngại của Bắc Kinh, nhưng không thay đổi ý định triển khai các cuộc tập trận trong các vùng biển quốc tế. Theo ông Morrell, các cuộc thao diễn quân sự tại Hoàng Hải và Biển Nhật Bản sẽ diễn ra “trong tương lai gần”. Ông không cho biết ngày giờ chính xác, nhưng nói các kế hoạch cho cuộc diễn tập sẽ được hoàn tất trong chuyến đi thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đến Seoul vào tuần tới. Đây cũng là lần đầu tiên người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận một tàu sân bay Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận. Phát ngôn viên Mỹ khẳng định các cuộc tập trận có mục đích phát đi “một thông điệp răn đe rõ rệt” tới Triều Tiên, nước bị Hàn Quốc qui trách nhiệm về vụ chìm tàu chiến Cheonan hồi tháng 3. Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc đều có hải phận trong vùng Hoàng Hải (Yellow Sea). Trung Quốc ngày càng lo lắng về các kế hoạch diễn tập hải quân trên vùng Hoàng Hải do Mỹ và Hàn Quốc thực hiện, cho rằng cuộc diễn tập có thể ảnh hưởng đến an ninh của họ.Các tàu của Hải quân Trung Quốc ở Hoàng Hải cũng thực hiện một cuộc diễn tập quân sự nhằm khẳng định quyền lực của mình trong khu vực chiến lược này.Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc đều có hải phận trong vùng Hoàng Hải, nhưng vùng này có tầm quan trọng chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, vì nhiều khu kinh tế và hải cảng miền Tây của Trung Quốc phụ thuộc vào những tuyến hàng hải trong biển này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm 13/7 nhắc lại rằng những lợi ích cơ bản đó bao gồm chủ quyền, an ninh, sự toàn vẹn lãnh thổ, và lợi ích về phát triển.Trong một diễn biến liên quan, sáng hôm nay 15/7, quân đội Triều Tiên đã bắt đầu đàm phán cấp đại tá với Bộ Chỉ huy Lực lượng giám sát Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên của Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xảy vụ chìm tàu chiến Cheonan. Trà Giang Theo AP, Yonhap Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2010 Thiên tai tăng nặng..... Nhật Bản: 300.000 người sơ tán vì lở đất 15/07/2010 14:27 Một phụ nữ đang "đánh vật" với chiếc dù trong thời tiết xấu ở Tokyo - Ảnh: AFP (TNO) Khoảng 300.000 người ở miền tây và nam Nhật Bản đã được yêu cầu rời khỏi nhà của mình khi mưa lớn gây lũ lụt và lở đất, hãng tin Kyodo dẫn thông tin từ giới chức địa phương hôm nay cho biết (15.7). Tại Hiroshima, miền tây Nhật Bản, 2 người thiệt mạng - 1 người bị chết đuối và người còn lại bị chôn vùi trong trận lở đất - và nhiều người khác đã mất tích. Cơ quan khí tượng Nhật Bản sáng sớm nay (15.7) đưa tin các vùng thuộc miền đông và tây nước này sẽ có mưa lớn vào cuối ngày hôm nay.Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy nhiều ngôi nhà bị ngập lụt và xe hơi nổi lềnh bềnh trên đường phố ngập nước.Cũng theo hãng tin Kyodo, mưa lớn và lở đất cũng làm tê liệt các hệ thống tàu điện cũng như tàu lửa tại các vùng kể trên. Huỳnh Thiềm Đại ý: Cháy, nổ....Rò rỉ khí clo, gần 100 người ngã bệnh 15/07/2010 11:06 (TNO) Ít nhất 98 người đã ngã bệnh khi một thùng khí clo lớn tại cảng Mumbai Port Trust của Ấn Độ bị rò rỉ hôm 14.7. Khí clo rò rỉ đã lan sang một trường cao đẳng nằm sát cảng tại thành phố Mumbai, khiến ít nhất 98 người bị khó thở và bị các vấn đề khác về hô hấp, trong đó 84 người phải nhập viện. Hầu hết nạn nhân là sinh viên và nhân viên cảng. Ngoài ra, ít nhất 4 lính cứu hỏa tham gia xử lý vụ này cũng bị phơi nhiễm clo và phải nhập viện. Lính cứu hỏa đến hiện trường để xử lý vụ rò rỉ khí clo - Ảnh: AFP Hãng truyền thông CNN đưa tin, chính quyền Mumbai đã cho sơ tán khu dân cư sống gần hiện trường. Đến nay, tình hình được đánh giá là đã nằm trong tầm kiểm soát. Được biết, thùng khí clo kể trên nằm trong kho hàng hóa độc hại và nguy hiểm ở cảng Mumbai Port Trust. Nó đã bị ăn mòn, dẫn đến vụ rò rỉ. Các nhà quản lý Mumbai Port Trust thừa nhận trong kho của mình có tới hơn 100 thùng khí clo từ năm 1997 nhưng những người nhập khẩu chúng đã không dỡ hàng đi. Hiện các chuyên gia đã trung hòa tất cả số hóa chất này. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra. Đoan Nhật Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2010 BP tuyên bố bịt thành công giếng dầu tràn Sau gần 3 tháng với rất nhiều biện pháp, hôm qua 15/7 Tập đoàn dầu khí BP tuyên bố đã bịt được giếng dầu tràn sau vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4. BP cho biết, hãng cần thêm 2 ngày nữa để có thể biết chăc chắn rằng mối bịt có an toàn hay không. “Mọi việc dường như rất tốt khi mà không còn dầu tràn ra Vịnh Mexico”, Kent Wells, phó chủ tịch BP cho báo chí biết hôm 15/7. Trong một thông báo bằng email đưa ra cùng ngày, BP cho biết, một cuộc thử nghiệm sẽ đo lường áp lực bên trong giếng dầu đã được thực hiện và nó sẽ kéo dài từ 6 tới 48 tiếng. Cuộc thử nghiệm này sẽ là cơ sở để BP quyết định giữ nguyên mối hàn hay phải tháo bớt để dầu tràn ra cho tới khi nào được khóa một cách chặt chẽ. Vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra sau vụ nổ vào ngày 20/4 tại giàn khoan Deepwater Horizon. Giếng dầu này sau đó đã phun ra Vịnh Mexico khoảng 35.000-60.000 thùng dầu/ngày. “Hệ thống khóa bịt khổng lồ này chưa bao giờ được thực hiện ở độ sâu và điều kiện như này, và hiệu quả cũng như khả năng bịt dầu và khí của nó chưa được đánh giá”, tập đoàn này cho biết. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đo áp lực trong giếng đã được trì hoãn sau khi chính phủ Mỹ tỏ ra lo ngại biện pháp này có thể khiến giếng dầu nổ tung ở sâu dưới đáy biển. Sau khi xin các phê duyệt cần thiết, BP hôm qua đã tạm dừng thử nghiệm đóng hoàn toàn giếng dầu để đo áp lực tăng lên. Hiện tại, BP vẫn cho dầu phun ra theo ống đưa lên trên mặt biển và thu gom lại. Việc bịt giếng dầu bằng hệ thống chụp và khóa này chỉ là một bước tạm thời trước khi BP bịt vĩnh viễn bằng xi-măng. Các kỹ sư của BP hôm qua đã thay một van lỗi và sẽ kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống trước khi tiến hành bịt hoàn toàn để đo áp lực trong giếng. Nếu thành công, công việc tiếp theo là “giết chết” giếng dầu này bằng xi-măng. Mạnh Hà (Theo Bloomberg) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2010 Hỏa hoạn lớn tại trung tâm thủ đô Mátxcơva Thứ Sáu, 16/07/2010 - 08:32 (Dân trí) - Hai lính cứu hỏa đã thiệt mạng trong khi nỗ lực dập tắt đám cháy tại một trung tâm nghệ thuật lịch sử ở thủ đô Mátxcơva của Nga hôm qua. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Trung tâm trùng tu, khoa học và nghệ thuật toàn Nga Grabar ở thủ đô Mátxcơva. Ngọn lửa bùng phát từ tầng mái của tòa nhà 2 tầng và nhanh chóng lan rộng trên diện tích rộng 1.500m2. Một quan chức của Bộ các vấn đề khẩn cấp Nga cho hay 20 đội cứu hỏa và 3 trực thăng đã được phái tới hiện trường để dập tắt đám cháy. Nguyên nhân của đám cháy được cho là xuất phán đèn hàn mà các công nhân xây dựng đang sử dụng để sửa chữa tòa nhà. Trung tâm Grabar được sáng lập năm 1918 bởi Igor Grabar, thành viên của một dòng họ Nga giàu có. Grabar - họa sĩ kiêm sử gia nghệ thuật - đã đứng đầu trung tâm này cho tới năm 1930 và là một nhân vật tiếng tăm trong giới nghệ thuật Liên Xô cho tới khi qua đời ở tuổi 89 năm 1960. Trung tâm này chuyên về hội họa Nga cổ đại, hội họa Nga thế kỷ 18 và các cuộc kiểm định khoa học đối với tranh ảnh và các tác phẩm đồ họa. Các quan chức cứu hỏa cho hay hầu hết các tác phẩm nghệ thuật tại trung tâm đã được sơ tán an toàn nhưng một số tác phẩm đặt trên tầng mái có thể đã bị thiêu rụi. Hình ảnh vụ hỏa hoạn: An Bình Theo Ria Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2010 Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn...... "Bà hỏa" tấn công khách sạn Iraq, hàng chục người chết Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 16:30, Thứ Sáu, 16/07/2010 (GMT+7) Hỏa hoạn xảy ra tại một khách sạn 5 tầng ở miền bắc Iraq hôm nay (16/7) đã cướp tính mạng của 40 người và làm bị thương nhiều người khác, trong đó có nhiều công dân nước ngoài. Theo cảnh sát và các quan chức bệnh viện ở thành phố Suleimaniya, lửa đã lan khắp khách sạn Soma trong đêm, giết chết phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài. Một số nhảy qua cửa sổ với hy vọng thoát thân nhưng không thành công. "Tôi nhìn thấy 3 người nhảy từ trên cao xuống nhưng họ chết ngay khi rơi xuống đất", nhân chứng Kameran Ahmed, chủ một cửa hàng đồ điện cạnh khách sạn, miêu tả. Lực lượng cứu hỏa phải làm việc miệt mài suốt 7 giờ đồng hồ mới kiểm soát được ngọn lửa. Nguyên nhân có khả năng do chập điện, vì không có dấu hiệu cho thấy đây là một vụ tấn công khủng bố. Ít nhất 4 trẻ em thiệt mạng, hãng tin AP dẫn lời chỉ huy cảnh sát địa phương, thiếu tướng Najim al-Din Qadir. Ông này cho biết thêm, trong số thiệt mạng có các công dân Bangladesh, Ethiopia, Canada, Ecuador, Venezuela và Trung Quốc. Suleimaniya là khu vực tự trị của người Kurd ở miền bắc Iraq và là một điểm khai thác dầu lớn ở Iraq. Một số công dân nước ngoài thiệt mạng là nhân viên của các công ty dầu lửa quốc tế hoạt động tại đây. Thanh Hảo (Theo BBC, AP) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2010 Đại ý: Nắng hạn, lũ lụt...... Nga báo động vì nắng nóng kinh hoàng nhất 130 năm qua 16/07/2010 14:23 (GMT +7) Đợt nóng kinh hoàng kéo qua Nga từ giữa tháng 6 đến nay đã gây ra tình trạng báo động ở nước này. Đây là đợt nóng mà Nga chưa từng bị trải qua trong 130 năm qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và tình hình nông nghiệp. Nắng như đổ lửa tại Nga, có nơi lên đến 44 độ C. Nhiệt độ nhiều nơi đã lên tới 44 độ C. Số trẻ bị trúng nắng và bị lột da tăng rất cao, còn người lớn bị bệnh tim và tiểu đường thì bị biến chứng trầm trọng. Đã có rất nhiều người chết đuối do rủ nhau đi tắm sông mong làm dịu cơn nóng. Nhiều người đã đi tắm trong tình trạng say mèm và bơi không nổi. Vadim Seryogin, một quan chức thuộc cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp của Nga cho biết chỉ tính riêng trong ngày hôm qua đã có 49 người chết đuối, trong đó có cả trẻ em. Còn từ ngày 5/7 đến nay, con số này là hơn 1.200 người. Các tai nạn xe cộ xảy ra nhiều nơi chỉ vì nhựa đường bị nóng quá đã chảy ra. Đã có 14 vùng ban bố tình trạng khẩn cấp, một số vùng còn bị thiếu nước do giếng nước bốc hơi khô cạn. Nắng nóng còn là nguyên nhân gây ra nhiều đám hơi nước lớn bốc lên. Vụ mùa thu hoạch đông xuân của nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thời tiết quá nóng. Mọi người tập trung tránh nắng bất kỳ nơi đâu có nước, ngay kể cả tại vòi phun nước ở quảng trường Manezhnaya của thủ đô Mátxcơva (ngày 15/7) Nóng nhất là vùng Trung và Nam Nga. Do khô hạn mà thêm hai chủ thể nữa có kế hoạch áp dụng chế độ tình trạng bất thường. Nắng nóng gay gắt thậm chí cả ở Yakutia, trong 3 ngày đêm sắp tới nhiệt độ ở đó lên tớ mốc chưa từng thấy là 35 độ. Nhưng nặng nề nất lúc này là vùng Dagestan (Kavkaz) nóng 44 độ C. Cảnh hiếm thấy là trong các căn hộ và văn phòng xí nghiệp, máy điều hòa và quạt chạy liên tục suốt ngày đêm. Mạng lưới điện bị quá tải đến 2-3 lần. Đất thiếu ẩm đến mức cực độ. Đó cũng là vấn đề tại vùng Volgogradsk, trong khi mực nước sông Volga đã cạn xuống hơn 2 mét. Các nhà nông học nói rằng trong cảnh nắng hạn như vậy, thậm chí tưới nước thường xuyên cũng khó cứu được mùa màng. Tại vùng Ngoại Baikal cũng đang hết sức mong mưa. Suốt từ mùa xuân đến giờ không hề có trận mưa nào. Đất thiếu ẩm đến mức cực độ. Lúa mì héo khô đến tận gốc. Không chỉ Nga, nhiều nơi của châu Âu đang bị ảnh hưởng của đợt nắng nóng chưa từng thấy đang khiến cây cối khô héo và cháy rừng bùng phát này. Theo Nhật Mai Dân trí Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2010 Triều Tiên sẽ đáp trả cuộc tập trận Mỹ - Hàn Tàu hải quân Hàn Quốc. Ảnh: AFP. Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố cuộc tập trận sắp tới của hải quân Mỹ và Hàn Quốc là vô cùng nguy hiểm, khiêu khích và họ sẽ không ngồi yên. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA dẫn lời phát ngôn viên Ủy ban Hòa bình Quốc gia của Triều Tiên nói rằng chiến dịch diễn tập đó là nhằm đe dọa hòa bình và ổn định trên bán đảo đồng thời thổi bùng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á. Quan chức này cảnh báo rằng đó sẽ là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng đối với Triều Tiên và người dân cùng quân đội nước này "sẽ không ngồi yên". "Nếu những kẻ phản quốc đó diễn tập cùng Mỹ, quân đội và nhân dân Triều Tiên coi đó là sự vi phạm nặng nề đến phẩm giá, chủ quyền lãnh thổ và sẽ đáp lại mạnh mẽ", tuyên bố có đoạn. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trước đó xác nhận rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại vùng biển phía đông của họ. Seoul cũng khẳng định sẽ có nhiều cuộc tập trận khác trong năm nay. Kế hoạch tập trận chung Mỹ - Hàn được công bố ngay sau vụ tàu Cheonan chìm hôm 26/3 khiến 46 thủy thủ̀ thiệt mạng. Sau đó, chiến dịch bị hoãn lại để chờ phản ứng của Liên Hợp Quốc về vụ chìm tàu. Trung Quốc trước đó đã bày tỏ lo ngại rằng việc tập trận ở Hoàng hải (phía tây Triều Tiên) có thể châm ngòi cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là nếu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS George Washington cũng góp mặt. Tuy nhiên, Washington cho rằng đây là vấn đề của riêng Hàn Quốc và Mỹ. Ngọc Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO Phố Wall rúng động 17/07/2010 0:51 Thị trường tài chính Mỹ sẽ trải qua những thay đổi lớn nhất trong vòng hơn 70 năm qua - Ảnh: Bloomberg Chỉ còn chờ chữ ký của Tổng thống Barack Obama là Mỹ sẽ chính thức đặt một chiếc “vòng kim cô” lên thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Với 60 phiếu thuận và 39 phiếu chống, Thượng viện Mỹ hôm 15.7 (sáng 16.7 giờ VN) đã thông qua dự thảo cuối cùng của Luật Cải tổ tài chính được đánh giá là sâu rộng và mạnh mẽ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào thập niên 1930, theo AP. Cuối tháng trước, lưỡng viện Quốc hội đã thống nhất đưa ra dự thảo này và nó đã vượt qua những cửa ải cuối để tiến thẳng đến bàn làm việc của Tổng thống Obama. Mục tiêu lớn nhất của cải cách lần này là nhằm tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008 khiến nền kinh tế Mỹ lao đao, buộc chính phủ phải bỏ ra hơn 700 tỉ USD giải cứu và đẩy cả thế giới vào suy thoái. Dự kiến ông Obama sẽ chính thức ký ban hành luật vào đầu tuần sau. Gia tăng giám sát, kiểm soát Dự luật dày tới 2.300 trang này, do chính quyền Obama đề xuất từ cuối năm 2009, đưa ra một loạt cải cách triệt để ở Phố Wall, thiết lập các cơ chế điều tiết mới và hạn chế hoạt động của các “đại gia” tài chính. Cụ thể, dự luật thiết lập một Hội đồng giám sát sự ổn định tài chính (FSOC) gồm 10 thành viên có nhiệm vụ theo dõi những nguy cơ lớn dần trong hệ thống tài chính như ngăn chặn sự hình thành các “bong bóng” tài sản. Đồng thời, dự luật cũng trao quyền cho Cục Dự trữ liên bang giám sát các công ty tài chính lớn nhất và phức tạp nhất để bảo đảm rằng chính phủ nắm được các nguy cơ và sự phức tạp có thể phát sinh từ những công ty này có khả năng đe dọa đến nền kinh tế. BBC trích lời Tổng thống Obama nói sau khi dự luật được thông qua thì những cải cách này sẽ bảo đảm người dân Mỹ không bao giờ phải trả giá vì những “sai lầm của Phố Wall” nữa. Ngược lại, phe Cộng hòa chỉ trích dự luật mới không đánh vào bản chất vấn đề mà lại cho phép chính phủ kiểm soát quá chặt chẽ ngành tài chính, làm què quặt dòng tư bản tự do và gây phương hại đến đà phục hồi kinh tế. “Với đạo luật khổng lồ nhưng lạc hướng này, chúng ta sẽ đẩy hết công ăn việc làm và chuyện làm ăn ra nước ngoài”, AFP dẫn phát biểu của thượng nghị sĩ Saxby Chambliss, trong khi thủ lĩnh phe thiểu số Hạ viện John Boehner tuyên bố dự luật nên bị bãi bỏ. Reuters thì dẫn lời Giám đốc điều hành Jamie Dimon của J.P Morgan Chase&Co “nói cứng” rằng dự luật sẽ không làm tổn hại cung cách làm ăn của tập đoàn, nhưng thừa nhận lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Một cơ quan khác sẽ sớm được thành lập là Cục Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, theo AP. Cơ quan này sẽ được trao quyền lực cực lớn nhằm giám sát các hoạt động môi giới thế chấp, cho vay ngắn hạn, thẻ tín dụng, các quỹ đầu cơ... Mục tiêu của cục này là nhằm bảo vệ các khách hàng khỏi những gian lận tài chính, những giao dịch mập mờ giữa các ngân hàng và công ty môi giới hay quỹ đầu tư có thể dẫn tới thiệt hại cho nhà đầu tư. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh khổng lồ, vốn trị giá hơn 600 ngàn tỉ USD, theo Wall Street Journal. Thị trường chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính phức tạp được cho là góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Tịch thu chứ không giải cứu! Trong cuộc khủng hoảng lần trước, chính phủ buộc phải cứu những tập đoàn khổng lồ được cho là nếu sụp đổ sẽ kéo theo cả nền tài chính Mỹ. Giờ đây, một thay đổi mang tính lịch sử khác là chính phủ sẽ có quyền tịch thu, thanh lý hoặc chia nhỏ một công ty tài chính thua lỗ chứ không còn phải giải cứu như trước. Theo AFP, dự luật cũng sẽ cấm các ngân hàng thương mại đầu tư mạo hiểm bằng vốn của chính mình, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng. Các ngân hàng sẽ buộc phải tăng vốn dự trữ để có thể tự cứu mình trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Tuy nhiên, chuyện này chỉ có thể thực hiện sau 5 năm nữa vì chính phủ đang khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay nhằm đẩy mạnh đà phục hồi. Có thể làm thay đổi bộ mặt tài chính thế giới Tóm lại, dự luật cải tổ lần này đã vươn tới mọi ngóc ngách trong nền tài chính Mỹ và về lâu dài có thể thay đổi cả bộ mặt tài chính thế giới. Những “người khổng lồ” bị chỉ trích nhiều nhất trong đợt khủng hoảng vừa qua như J.P Morgan Chase&Co, Goldman Sachs và Bank of America sẽ phải thay đổi trong hầu hết hoạt động của mình. Ngoài ra, vì những cải cách lần này quá lớn, có thể dẫn tới hàng trăm quy định mới rất chi li nên một số chuyên gia cảnh báo phải mất một thời gian dài, thậm chí là vài năm, thì các quy định mới được áp dụng đầy đủ. Như vậy Phố Wall sẽ phải đối mặt với một giai đoạn mất ổn định và mất phương hướng. Dù sao, cùng với luật cải cách y tế ban hành hồi tháng 3, Tổng thống Obama đã đạt được hai mục tiêu đối nội lớn nhất của mình và tạo ra những thay đổi mang tính di sản đối với nước Mỹ. Có điều những thay đổi này có mang lại lợi ích thật sự cho Mỹ hay không thì chỉ có thời gian mới trả lời được. * Gery Gensler, Chủ tịch Ủy ban Thương mại hàng hóa giao sau: “Ngay cả sau khi ngài tổng thống ký ban hành dự luật, cải cách tài chính sẽ còn lâu mới hoàn chỉnh”. * Thomas Ferguson, giáo sư chính trị thuộc Đại học Massachusetts: “Dự luật không xử lý những vấn đề cơ bản đã đẩy chúng ta vào thảm họa năm 2008”. * Douglas Elliott, chuyên gia kinh tế của Viện Brookings: “Dự luật đưa chúng ta đi 2/3 đoạn đường đến nơi chúng ta cần đến. Hoạt động ngân hàng ở một mức độ nào đó sẽ ít sinh lãi hơn, nhưng về căn bản sẽ an toàn hơn. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng dự luật sẽ làm cho chúng trở nên bớt thường xuyên và đỡ tốn kém hơn”. * Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: “Thành lập hội đồng xử lý rủi ro hệ thống, quy định khắt khe hơn của Cục Dự trữ liên bang đối với các tổ chức tài chính hàng đầu và quyền hạn mới nhằm giảm thiểu những tổ chức yếu kém là những bước tiến quan trọng. Nhưng có quá nhiều ẩn số về việc các quy định sẽ được áp dụng như thế nào”. * Philip Swagel, cựu chuyên gia Bộ Tài chính Mỹ, hiện là giáo sư tại Đại học Georgetown đánh giá về dự luật: “Có một số thứ hữu dụng, một số chẳng có tác dụng gì và một số có thể gây hại ngay lập tức”. Trùng Quang (Theo AFP, Wall Street Journal Trọng Kha Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Hạn hán sẽ chủ yếu xảy ra vào 6 tháng đầu năm và lũ lụt, mưa bão chủ yếu sẽ xảy ra vào 6 tháng cuối năm, thiên tai tăng nặng..... Thế giới nóng kỷ lục VnExpress Nhiệt độ toàn cầu đang cao nhất từ trước tới nay, gây ra hạn hán tại nhiều nơi trên toàn thế giới. > Nắng nóng thiêu đốt toàn cầu > Nga nóng nhất trong 60 năm Người dân mọi nơi đang tìm đủ cách để chống nóng. Ảnh: Sky News. Trong 6 tháng đầu năm, nhiệt độ toàn cầu đã vượt quá mức kỷ lục của nửa đầu năm 1998, Jay Lawrimore, Giám đốc phân tích khí hậu tại Trung tâm dữ liệu khí hậu quốc gia Mỹ cho biết. Theo ông, chính hiện tượng El Nino đã gây ra tình trạng này. "Chúng ta phải hứng chịu El Nino vào đầu năm nay. Dù bây giờ nó đã suy yếu nhưng cũng đủ khiến trái đất ấm lên, không chỉ ở vùng xích đạo Thái Bình Dương mà còn trên khắp toàn cầu", Telegraph dẫn lời Lawrimore nói. Nhiệt độ trung bình mặt đất và mặt biển toàn cầu vào tháng 6/2010 là 16,2 độ C. Nhiệt độ này cao hơn 0,68 độ C so với mức trung bình 15,5 độ C của thế kỷ 20. Đợt nóng bất thường đã được ghi nhận ở phần lớn Canada, châu Phi, biển nhiệt đới và một phần của Trung Đông. Nước Nga năm nay cũng nóng kỷ lục trong vòng 60 năm. Dân Tây Ban Nha tắm mát tập thể dưới một vòi phun nước. Ảnh: Sky News. Miền bắc Thái Lan đang vật lộn với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 20 năm qua, trong khi Israel đang ở giữa đợt hạn hán dài nhất và lâu nhất kể từ những năm 1920. Tại Anh, năm nay trở nên khô hạn nhất kể từ năm 1929. Đồng, thời, băng Nam cực cũng tan chảy xuống mức mỏng nhất vào tháng 6. Trong khi Nga đang hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ thì gần 10 triệu hecta hoa màu ở châu Âu cũng bị phá hủy vì nắng nóng. Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại 18 tỉnh của Nga, nơi hỏa hoạn thiêu cháy hơn 26.000 hecta rừng. Số trường hợp chết đuối tại Đông Âu tăng vọt do người dân đổ xô tới biển, hồ và sông để chống nóng. Chỉ riêng tại Nga hơn 230 người thiệt mạng trong tuần trước. Năm ngoái khoảng 3.000 người chết đuối tại Nga. Các đường nhựa cũng bị phá hủy bởi nắng nóng. Một đường cao tốc từ thủ đô Prague của Czech tới Đức phải đóng cửa để sửa chữa trong nhiều ngày. Sân bay quốc tế Vodochody ở phía bắc Prague ngừng tiếp nhận các phi cơ chở khách do đường băng hỏng vì nhiệt. Tại Estonia, nhiều nhà thờ trở thành nơi tránh nóng cho dân, đặc biệt là người già. Tallinn, một siêu thị lớn tại thủ đô nước này, thông báo toàn bộ tủ lạnh chứa sản phẩm từ sữa và thịt của họ đã thối vì nóng. Nhiều địa phương tại Estonia cấm dân vào rừng do nguy cơ cháy rất cao. Quạt và điều hòa nhiệt độ đang trở thành những mặt hàng bán chạy tại Phần Lan, nơi nhiệt độ lên mức 34,2 độ C – cao nhất trong 75 năm qua. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Đức và Hungary, nơi nhiệt kế chỉ mức 37 độ C. Miền đông nước Mỹ cũng đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục giống châu Âu. Ở nhiều nơi, như bang New Jersey, nhiệt độ lên tới 38 độ C vào tuần trước. Nhiệt độ cao khiến tình trạng mất điện xảy ra ở nhiều nơi, gây mệt mỏi cho hành khách trên tàu hỏa và làm hỏng nhiều đường cao tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo thời tiết cho biết khi nhiệt độ hạ xuống vào cuối năm nay, người ta chưa chắc năm 2010 có thể vượt qua năm 2005 để trở thành năm nóng kỷ lục. "Năm nay, khi El Nino đã kết thúc và đang chuyển dịch sang La Nina, gây giảm nhiệt độ toàn cầu, có thể năm 2010 sẽ không còn là năm nóng nhất từ trước tới nay", Lawrimore nói. Diệu Minh - Minh Long --------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Suy ra năm nào mà chẳng có La Nina và El Nino. Nhưng tại sao chỉ có năm nay mới rách việc như vậy? Cứ giải thích kiểu này thì thế gian chẳng có gì là lạ. Sang năm thế giới còn nóng lạnh hơn năm nay rất nhiều, ấy là tạm báo trước vậy. Chắc là tại La Nina và El Nino nó lớn lên, nên nó khỏe ra. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2010 Triều Tiên sẽ đáp trả cuộc tập trận Mỹ - Hàn Tàu hải quân Hàn Quốc. Ảnh: AFP. Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố cuộc tập trận sắp tới của hải quân Mỹ và Hàn Quốc là vô cùng nguy hiểm, khiêu khích và họ sẽ không ngồi yên. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA dẫn lời phát ngôn viên Ủy ban Hòa bình Quốc gia của Triều Tiên nói rằng chiến dịch diễn tập đó là nhằm đe dọa hòa bình và ổn định trên bán đảo đồng thời thổi bùng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á. Quan chức này cảnh báo rằng đó sẽ là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng đối với Triều Tiên và người dân cùng quân đội nước này "sẽ không ngồi yên". "Nếu những kẻ phản quốc đó diễn tập cùng Mỹ, quân đội và nhân dân Triều Tiên coi đó là sự vi phạm nặng nề đến phẩm giá, chủ quyền lãnh thổ và sẽ đáp lại mạnh mẽ", tuyên bố có đoạn. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trước đó xác nhận rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại vùng biển phía đông của họ. Seoul cũng khẳng định sẽ có nhiều cuộc tập trận khác trong năm nay. Kế hoạch tập trận chung Mỹ - Hàn được công bố ngay sau vụ tàu Cheonan chìm hôm 26/3 khiến 46 thủy thủ̀ thiệt mạng. Sau đó, chiến dịch bị hoãn lại để chờ phản ứng của Liên Hợp Quốc về vụ chìm tàu. Trung Quốc trước đó đã bày tỏ lo ngại rằng việc tập trận ở Hoàng hải (phía tây Triều Tiên) có thể châm ngòi cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là nếu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS George Washington cũng góp mặt. Tuy nhiên, Washington cho rằng đây là vấn đề của riêng Hàn Quốc và Mỹ. Ngọc Sơn Thế giới đã quá quen thuộc với những chiêu võ mồm to tướng của Triều Tiên. Lúc đầu nghe những tuyên bố đanh thép này còn giật mình như sấm động bên tai, chú ý theo dõi, nay nghe như tiếng dế bên tai :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO Thế giới 100 năm tới có gì lạ? Chủ nhật, 18/07/2010, 03:39(GMT+7) VIT - Thế kỷ XXI mới bắt đầu được 10 năm mà đã có bao nhiêu đại gia nói hoặc viết sách dự đoán về các sự việc lớn sẽ xảy ra trên thế giới trong 100 năm tới. Cách đây ít lâu Vietnamnet đăng loạt bài giới thiệu sách Giấc mơ Trung Quốc [1], tác giả sách là Lưu Minh Phúc khẳng định trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ soán ngôi bá chủ thế giới của Mỹ. Mạng này cũng từng có bài giới thiệu cuốn Thế giới vừa nóng, vừa phẳng lại vừa chật chội [2] của Thomas Friedman, một cây bút 3 lần đoạt giải Pulitzer, đưa ra các dự báo đáng sợ về môi trường sống của loài người. Mới đây Vietnamnet lại có bài viết về cuốn 100 năm tới của George Friedman [3], người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Friedman là người gốc Do Thái ở Hungary theo gia đình di cư sang Mỹ khi mới 3 tuổi. Người ta thường nói dân Do Thái có trực giác nhạy bén, giỏi khái quát, giàu tưởng tượng, ít sa đà vào các chi tiết dễ gây lạc hướng, dám nghĩ tới những chuyện “trời ơi đất hỡi”. Trên thế giới luôn có nhiều nhà dự báo tương lai, kể cả các nhà chiêm tinh. Không ít người đã dự báo về ngày tận thế của nhân loại. Kịch bản phim Năm 2012 được dựng trên cơ sở các dự đoán của nền văn minh Maya, một dân tộc giỏi thiên văn, khoa học, mấy nghìn năm trước đã tính toán chính xác một năm có 365,2420 ngày (nếu coi một năm có 365 ngày thì cứ 4 năm lại phải bù thêm 1 ngày, và sau vài trăm năm lại bớt đi một ngày...). Nền văn minh ấy để lại 2500 chữ khắc trên một bậc đá kim tự tháp hiện còn, cho biết lịch pháp Maya sẽ chấm dứt vào ngày đông chí 21/12/2012. Người ta suy ra đó sẽ là ngày tận thế của Trái Đất, gây ra bởi các tác động của thiên nhiên. Trên báo The Australian hôm 21/06/2010, nhà khoa học tiến hoá Frank Fenner 95 tuổi nói nhân loại đã quá trễ trong việc tự cứu mình khỏi thảm hoạ diệt vong trong khoảng một thế kỷ tới, gây ra bởi nạn thiếu lương thực (do người đông quá và hiệu ứng nhà kính) và nạn tiêu xài hoang phí. Nói chung ít người quan tâm tới các dự đoán quá xa xôi; nhưng khi đó là dự đoán của những bộ óc thông thái thì chớ nên bỏ qua, nhất là các dự đoán liên quan tới tương lai đất nước mình. Thí dụ Thomas Friedman nói về vấn đề nước biển dâng cao trong thế kỷ này, có lẽ người Việt Nam cần quan tâm ngay từ bây giờ nếu không muốn mất trắng hai vựa lúa nuôi sống cả dân tộc, bởi lẽ việc xây đập ngăn biển kiểu Hà Lan cần làm dần dần từ hàng dăm chục năm trước khi nước biển dâng cao (tuy nó không tốn nhiều tiền và xi măng như dự án đường sắt cao tốc xuyên Việt!). 100 năm tới của George Friedman chỉ dự báo những vấn đề chiến lược, không đi vào chi tiết. Dự báo của ông khác tới mức ngạc nhiên với dự báo của nhiều người, nhưng không ai vội bác bỏ, vì họ biết ông là chủ nhân kho tàng đầy ắp thông tin chiến lược của STRATFOR. Cách dự báo độc đáo ấy khiến cuốn sách trở nên rất hấp dẫn. Điều ngạc nhiên thứ nhất: dự báo về nước Mỹ Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ. Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới [4]), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới. Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như fastfood và CocaCola... được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. KHKT và giáo dục đại học thì khỏi phải nói. Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ - khi châu Âu còn dưới ách phong kiến. Nền văn hóa lâu đời của Châu Âu đã sản sinh ra một đẳng cấp "Quí Tộc" cha truyền con nối, tự cho mình cái quyền độc quyền lãnh đạo xã hội. Về thực chất thứ văn hóa Châu Âu ấy đã đè nén và kìm chế con người, buộc con người phải nằm trong các khuôn phép giáo điều tự nguyện biến mình thành nô lệ. Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới "Quí Tộc", là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là "tự lo", và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về "tự do" kiểu Mỹ sau này. Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự -- khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,... đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị tri thức - một hệ thống khái niệm về quản lý lao động tách rời nhân sự. Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có đặc trưng là chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng chức quyền. Tuy chưa sang Mỹ nhưng Marx từng hết lời ca ngợi nước này. Trong bài “Hình thái ý thức của nước Đức”, Marx viết: “Thí dụ hoàn thiện nhất về quốc gia hiện đại là Bắc Mỹ.” Trong “Siêu hình học chính trị kinh tế học”, Marx gọi nước Mỹ là “quốc gia tiến bộ nhanh nhất tại Bắc Mỹ” [5]. Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy. Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ phát hiện và bầu lên được những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác tự nguyện cho vay. Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng thống Obama vừa trình Quốc hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km xuyên suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu sắc). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia. Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên. Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và triển khai xa lộ cao tốc thông tin (gồm hệ thống thông tin số và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên thông tin, nhờ đó nguồn tri thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão. Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua. Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trên vũ trụ sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng. Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu. Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm. Mỹ tập hợp nguồn tài nguyên của Bắc Mỹ, kiểm soát các đại dương và vũ trụ, triển khai sức mạnh ở bất cứ nơi nào. Mỹ tiến ra thế giới như năm xưa Anh Quốc tiến ra châu Âu. Cả hai nước này đều dựa vào kiểm soát biển để bảo vệ lợi ích của họ và hiểu rằng cách tốt nhất để tiếp tục kiểm soát biển là ngăn cản các nước khác xây dựng hải quân. Mục tiêu đầu tiên của Mỹ là ngăn cản sự xuất hiện một cường quốc có thể bá chủ lục địa Âu Á và bán đảo châu Âu. Với sự tan rã của Liên Xô, sự hạn chế của Trung Quốc, sự chia rẽ của châu Âu, hiện nay nước Mỹ không gặp mối đe doạ nào. Cho nên Mỹ đang chuyển sang mục tiêu thứ hai là ngăn cản sự xuất hiện quốc gia bá quyền khu vực có thể trong một thời kỳ lâu dài lớn mạnh trở thành thành mối nguy hiểm với họ. Mỹ lập quan hệ tốt với Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn Nga vươn ra thế giới và giữ Trung Đông ổn định. Vòng cung bao vây Trung Quốc từ Alaska, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á đã hoàn tất. Mỹ khuyến khích sự bất ổn tại Trung Quốc bằng cách bán vũ khí cho Đài Loan, nêu vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng. Điều ngạc nhiên thứ hai: dự báo về Trung Quốc và châu Âu George Friedman không đánh giá cao vai trò của Trung Quốc và châu Âu trong thế kỷ XXI. Lâu nay thế giới đã quen nói tới việc Trung Quốc năm 2030 sẽ vượt Mỹ về kinh tế, trở thành đối thủ lớn nhất thách thức Mỹ về mọi mặt, thế kỷ XXI sẽ không còn là của Mỹ mà là của Trung Quốc - quốc gia quán quân thế giới (từ của Lưu Minh Phúc). Friedman cho rằng về địa lý, Trung Quốc của người Hán được bao bọc bởi 4 quốc gia đệm (buffer states) là Mãn Châu, Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng. Không có 4 cái đệm ấy, biên giới Trung Quốc sẽ lùi vào trong và trở nên dễ bị tấn công. Với 4 cái đệm này, Trung Quốc được an toàn, song chỉ còn là một hòn đảo cô đơn bị các lục địa bao quanh; núi rừng, dãy Himalaya, các đồng có Trung Á, và miền đất hoang Siberia bọc kín Trung Quốc về mọi hướng, trừ hướng biển. Phần lớn dân Trung Quốc sống ở vùng trải dài vài nghìn dặm dọc ven biển Thái Bình Dương. Người đông nhưng thiều nguồn nước ngọt. Hầu hết khu công nghiệp nằm trong vùng vài trăm dặm dọc bờ biển. Theo số liệu của Trung Quốc, khoảng 65 triệu hộ dân có thu nhập trên 20000 USD/năm; 165 triệu hộ có thu nhập từ 2000 đến 20000 USD; hầu hết số nói trên sống trong vùng 100 dặm dọc bờ biển. 400 triệu hộ thu nhập từ 1000 đến 2000 USD, trong khi 670 triệu hộ thu nhập dưới 1000 USD. Trung Quốc là mảnh đất của nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo, nguyên nhân gây ra bất ổn nội bộ nước này. Đây là nguồn gốc khiến Trung Quốc khó trở thành cường quốc thế giới. Để đuổi kịp Mỹ về GDP, Trung Quốc cần tăng gấp ba quy mô nền kinh tế (nếu Mỹ đứng im). Kinh tế dựa vào xuất khẩu là một nhược điểm chí tử. Nếu kinh tế Mỹ suy thoái thì Trung Quốc cũng suy thoái theo. Gần đây người Trung Quốc nói nhiều về chuyện Mỹ là con nợ của họ, song trong khi kêu con nợ tiêu hoang thì chủ nợ lại cứ cho con nợ vay tiếp. Nhiều quân sư Trung Quốc hiến kế chính phủ họ bán tháo công trái Mỹ và gây sức ép về quân sự ... nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục mua công trái Mỹ, dù có đại biểu Quốc hội đã đề nghị chia đều lượng ngoại tệ dự trữ cho toàn dân. George Friedman nói Trung Quốc còn yếu kém về quân sự. Quân đội họ chỉ là lực lượng bảo vệ an ninh trong nước. Khả năng triển khai sức mạnh bị hạn chế bởi các rào cản thiên nhiên. Hải quân họ chủ yếu đang trong giai đoạn chuẩn bị [6] và chẳng thể đe doạ nghiêm trọng Mỹ (tuy báo mạng Trung Quốc thường xuyên khoe nước này lúc nào cũng có 2 tàu ngầm nằm sát Mỹ). Để giải quyết các vấn đề ấy Trung Quốc cần gần hết 1 thế kỷ. Friedman nhận định: Ý tưởng châu Âu trở thành một quốc gia đa dân tộc với hệ thống quyết sách kinh tế thực sự hợp nhất và lực lượng quân sự toàn cầu được chỉ huy thống nhất cũng xa vời như giấc mơ Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu. Quả thật, nợ công của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đang đe doạ đồng Euro sụp đổ. Số công ty châu Âu phá sản trong khủng hoảng kinh tế nhiều hơn công ty Mỹ tuy khủng hoảng xảy ra trước tiên ở Mỹ. Nước Nga sau khi từ bỏ mô hình công nghiệp hoá của Liên Xô cũ đã chuyển sang sống dựa vào xuất khẩu năng lượng, do đó cơ sở công nghiệp càng suy yếu. Điều ngạc nhiên thứ ba: dự báo về các cường quốc trong tương lai Trong khi hiện nay dư luận nói nhiều về khối BRIC thì Friedman cho rằng các cường quốc nổi lên trong tương lai sẽ là Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico (đối thủ của Mỹ) và Ba Lan (đồng minh của Mỹ). Nhật đã là một siêu cường với nền kinh tế thứ hai thế giới, có sự phân phối thu nhập quốc dân và cấu trúc xã hội ổn định nhiều so với Trung Quốc. Nhật có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á và lục quân lớn hơn Anh Quốc, dù chỉ là lực lượng phòng vệ chứ chưa phải là quân đội chính quy. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới và lớn nhất trong các nước Hồi giáo. Lực lượng quân đội của họ mạnh nhất trong khu vực và cũng có thể là mạnh nhất châu Âu, trừ Anh. Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng bao trùm vùng Caucasus, vùng Balkans, vùng Trung Á và thế giới A Rập. Nếu nước Nga suy yếu thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nổi lên như một cường quốc chính trong vùng, kể cả vùng Đông Địa Trung Hải. Nước này là một cường quốc hải quân được thừa nhận. Chính sách đối ngoại của họ tuân theo chủ nghĩa thực dụng truyền thống. Ba Lan có nền kinh tế thứ 18 thế giới, lớn nhất trong các nước vệ tinh của Liên Xô cũ và lớn thứ 8 châu Âu. Ba Lan là một tài sản chiến lược quan trọng đối với Mỹ. Trong cuộc cạnh tranh mới nổi lên giữa Mỹ và Nga, Ba Lan đại diện ranh giới địa lý giữa châu Âu với Nga và nền tảng địa lý của bất kỳ nỗ lực nào bảo vệ vùng Baltics. Quan hệ Mỹ-Ba Lan trở nên rất quan trọng vì nước này có ý nghĩa chiến lược giúp Mỹ bao vây các quốc gia bá quyền trên đại lục Âu Á. Hai trong ba cường quốc nói trên sẽ là cường quốc biển. Rõ ràng Nhật sẽ là nước quan trọng nhất. Điều ngạc nhiên (và thú vị) thứ tư: dự báo về chiến tranh thế giới lần thứ ba Về chiến lược, Mỹ coi bất kỳ cường quốc biển nào cũng là mối đe doạ với họ. Hình ảnh một liên minh Nhật-Thổ xem ra có vẻ lạ lùng, song thực ra không lạ gì hơn liên minh Nhật-Đức năm 1939. Cả hai nước này đều chịu sức ép ghê gớm phải trở thành cường quốc. Không gian vũ trụ là nơi thể hiện sức mạnh quân sự Mỹ. Bất cứ cường quốc nào muốn thách thức Mỹ thì phải tiêu diệt căn cứ quân sự Mỹ trên vũ trụ. Như vậy tới giữa thế kỷ này Mỹ phải có cách bảo vệ các căn cứ đó. Nếu Mỹ trở nên câm điếc đui mù thì một liên minh Nhật-Thổ sẽ buộc Mỹ phải nhượng bộ. Nhật-Thổ sẽ bất ngờ tấn công các căn cứ ấy. Khó tưởng tượng Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến này. Nhưng chiến tranh sẽ không đẫm máu như các cuộc chiến xưa kia, vì trên vũ trụ không thể chứa hàng triệu lính. George Friedman hư cấu chuyện đại chiến thế giới lần thứ III sẽ nổ ra vào 5 giờ chiều ngày 24/11/2050. tức ngày Lễ Tạ Ơn: liên quân Nhật-Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tấn công các căn cứ quân sự vũ trụ của Mỹ, lặp lại kịch bản Nhật đánh úp Trân Châu Cảng 7h55 sáng Chủ nhật 7/12/1941. Sau đó Nhật-Thổ sẽ đàm phán ngay với Mỹ. Lợi dụng đàm phán, Mỹ củng cố lực lượng, 72 giờ sau, Mỹ chỉ cần dùng 2 tiếng đồng hồ để diệt hết lực lượng quan trắc của đối phương, tức các vệ tinh. Máy bay Mỹ sẽ triệt hạ toàn bộ các bệ phóng vệ tinh của đối phương và giành chiến thắng Do đâu George Friedman dự báo sẽ có chiến tranh thế giới lần thứ ba? Lịch sử cho thấy nước Mỹ xưa nay hưởng lợi nhiều từ chiến tranh. Nội chiến (Civil War) 1861-1865 đem lại sự thống nhất nước Mỹ. Sau hai cuộc Thế chiến, Mỹ thành siêu cường. Sau chiến tranh lạnh, thành siêu cường duy nhất. Cho nên Mỹ luôn luôn chuẩn bị chiến tranh, Quốc hội cho phép bộ máy quân sự ngốn tiền khủng khiếp để đưa KHKT quân sự luôn tiến trước, sau đó chuyển thành KHKT dân sự. Hầu hết công nghệ Mỹ đều phát triển theo cách như vậy. Điện thoại di động, tên lửa, vệ tinh, internet, hệ thống GPS v.v.. trước tiên do quân đội nghiên cứu-triển khai, sau đó chuyển sang phục vụ dân sự rất có kết quả. Quân sự kéo kinh tế đi lên, đó là mô hình kinh tế Mỹ. Bởi vậy, một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ chỉ có lợi cho Mỹ. Thời kỳ hoà bình kể từ 8/1945 đến nay đã quá dài, khó có thể kéo dài nữa. Thế giới không ngừng xuất hiện các cường quốc mới và họ đòi công nhận vị trí của họ. Và thế là chiến tranh nổ ra. Một dự báo ngạc nhiên nữa: trong 100 năm tới Mexico láng giềng sẽ là đối thủ lớn nhất của Mỹ! Nước này hiện có hơn 100 triệu dân với nền kinh tế 1000 tỷ USD, thứ 15 thế giới, giàu nhất Mỹ La tinh (năm 2006). Nhiều dân Mexico đang trốn sang Mỹ, ma tuý cũng tuồn từ đây sang Mỹ, rồi tiền bán ma tuý chuyển từ Mỹ về nơi xuất phát. Mexico sẽ giàu mạnh với một bộ phận dân sống ở vùng Tây Nam nước Mỹ, vùng đất họ cho là của mình. Hiện tượng tăng nhanh dân Mỹ gốc Mexico tai vùng ven bờ vịnh Mexico (hiện chiếm từ 1/5 tới 1/3 số dân trong vùng) cũng như tại California và Texas đang làm chính phủ Mỹ lo lắng. George Friedman dự báo năm 2100 Mexico sẽ gây chiến tranh biên giới với Mỹ. Chẳng ai sống nổi 100 năm để xem dự báo nào sai hay đúng. Dự báo của George Friedman cũng có thể sai. Song cái có giá trị nhất trong sách 100 năm tới là ở chỗ tư duy dự báo rất sáng tạo, mạnh dạn, khác các phương pháp truyền thống. George Friedman không tin rằng lịch sử đầy rẫy những sự việc ngẫu nhiên mà cái gì cũng có quy luật, xuất phát từ khoa học địa-chính trị (geopolitics) mà STRATFOR tôn sùng, tức nguyên lý môi trường thiên nhiên, tình trạng địa lý quyết định tất cả. Vào mạng stratfor.com bạn sẽ thấy hầu như tất cả các bài đều phân tích theo nguyên lý đó. [Thí dụ Geopolitical Weekly (ngày 29/6) có bài The 30 Year War in Afghanistan; ngày 28/6 có bài The Geopolitics of 2010 World Cup Countries. Đến Cúp bóng đá thế giới cũng được phân tích theo địa-chính trị học, thật thú vị!] Địa-chính trị học có ảnh hưởng sâu sắc tới không ít nhà chính trị học, thí dụ học thuyết Clash of Civilization của Samuel Huntington, và bây giờ nó chỉ đạo tư duy dự báo chiến lược của George Friedman. Tính chính xác của tư duy ấy ra sao, chắc thế hệ sau mới đánh giá được./. Nguyễn Hải Hoành Ghi chú:[1] tuanvietnam.net/2010-03-10 [2] Lời cảnh tỉnh nước Mỹ từ "cha đẻ" của Thế giới phẳng (Hot, Flat and Crowded - How We Need a Green Revolution). [3] www.tuanvietnam.net/2010-06-23-mot-tram-nam-toi [4] When China Rules the World: The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World, 2009, Martin Jacques, người Anh. [5] Trích dẫn theo China’s Dream [6] Nguyên văn: Its navy exists mostly on paper Nguồn tin của VITINFO -------------------------------------------------- Lời bàn của Thiên Sứ:Toàn dự báo vớ vẩn. Thấy mà phát chán. Share this post Link to post Share on other sites