Posted 16 Tháng 11, 2010 Đại ý: Cháy, nổ, sập......... =================================== Sập chung cư ở Ấn Độ, 125 người thương vong Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 09:32, Thứ Ba, 16/11/2010 (GMT+7) Hôm qua (15/11), một khu chung cư 5 tầng ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã bị sập khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và 83 người bị thương. Được biết, vẫn còn hơn 20 người đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Thị trưởng New Delhi Sheila Dikshit cho hay khu chung cư cao khoảng 4-5 tầng này có thể là một khu nhà xây dựng trái phép. Bà cho hay có lẽ kết cấu của tòa nhà đã bị suy yếu bởi những trận lụt do những cơn mưa lớn gây ra trong nhiều thập kỷ qua. Một vài báo cáo cho thấy tòa nhà này không chỉ là nơi để ở mà còn bao gồm cả một số công ty xuất khẩu vải vóc và sản xuất đồ ăn nhẹ. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai. Tuy nhiên, khu vực này là nơi tập trung dân cư đông đúc, đường phố chật hẹp nên xe cứu thương rất khó để tới được hiện trường. Sầm Hoa (Theo Chinanews) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2010 Đại ý: Thiên tai tăng nặng...... ==================================================== Bỉ hứng chịu trận lụt kinh hoàng nhất trong nửa thế kỷ VnExpress Thứ ba, 16/11/2010, 10:31 GMT+7 Những cơn mưa dữ dội đổ xuống nước Bỉ cuối tuần qua, gây ngập lụt và lở đất nghiêm trọng, khiến ít nhất ba người chết và hàng chục người khác phải sơ tán. Lượng mưa đổ xuống nước Bỉ cuối tuần qua cao kỷ lục, gây ra trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm. Ảnh: EPA. Toàn cảnh vùng Helen chìm trong nước lũ. Ước tính lượng mưa đổ xuống Bỉ trong hai ngày cuối tuần bằng cả lượng mưa thông thường trong một tháng. Ảnh: Barcroft Media. Trẻ em di tản trên những chiếc phao tại vùng nước ngập. Ảnh: Barcroft Media. Hoàng thân Philippe đến thăm một khu ngập lụt ở Lot, Beersel. Các quan chức đã phải công bố tình trạng khẩn cấp ở những vùng nước ngập sâu. Ảnh: EPA. Tại nhiều nơi, nước dâng cao tới 1,5 m, tràn vào các tòa nhà và làm ngập đường giao thông. Ảnh: Barcroft Media. Một người đàn ông cõng con lội qua dòng nước bùn lầy ở Londerzeel. Ảnh: Barcroft Media. Một cụ già 72 tuổi thiệt mạng tối hôm 13/11 do không thể thoát ra khỏi chiếc xe bị chìm dưới nước sau khi con sông bị vỡ đê và nhấn chìm ngôi làng Solre-Saint-Gery. Ảnh: AFP. Người dân được đưa đi sơ tán trên những chiếc xuồng. Ảnh: Barcroft Media. Người dân tại 230 ngôi nhà ở vùng ngoại ô Woluwe Saint Pierre của Brussels phải sơ tán khẩn cấp hôm 14/11 sau khi kênh đào Charleroi bị vỡ. Ảnh: EPA. Một người nông dân nỗ lực cứu đàn ngựa ra khỏi vùng nước ngập ở thị trấn Beesel. Ảnh: AP. Song Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2010 Đại ý: Rơi máy bay, lật tàu lửa..... ====================================== Máy bay Nga chở 96 hành khách gãy cánh Baodatviet.vn Cập nhật lúc :3:53 PM, 16/11/2010 Một máy bay của hãng hàng không Gazpromavia Airline của Nga vừa phải hạ cánh khẩn cấp xuống khu vực Tây Siberia và gãy cánh trái. Theo giới chức địa phương, chiếc máy bay Yak-42 chở 96 hành khách này cất cánh từ thủ phủ Ufa của cộng hòa Bashkortostan thuộc Nga. Cánh trái của máy bay bị gãy khi đang hạ cánh. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, đến gần thị trấn Novy Urengoi tại khu vực Tây Siberia, do gặp sự cố, phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp nhưng chạy vượt quá đường băng và khiến cánh trái của máy bay bị gãy. Nguyên nhân cụ thể của quyết định hạ cánh khẩn cấp này vẫn chưa được làm rõ. Con số thương vong cũng chưa được công bố. Trà My (theo Xinhua) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2010 Màu xám chết chóc trùm lên Klaten Baodatviet.vn Cập nhật lúc :4:37 PM, 16/11/2010 Cơn thịnh nộ của thiên nhiên vẫn tiếp diễn và hậu quả nặng nề với người dân thể hiện qua ống kính của các nhiếp ảnh gia khắp thế giới, chụp từ Klaten, trung tâm của thảm họa. Sau vụ phun trào kinh hoàng cuối tháng 10, núi lửa Merapi tiếp tục phụt lên những tia lửa và bụi xa tới 5.000 m lên khí quyển. Thảm họa bao trùm lên những ngôi làng và nông trang xung quanh ngọn núi, ngăn cản các hoạt động đường không. Theo thống kê, con số thiệt hại về người đã lên tới 140 sau hai tuần kể từ thảm họa. Hàng nghìn người dân đã mất nhà cửa, phần lớn trong số đó đang phải sống trong những khu trú ẩn tạm. Mọi người chờ đợi chính phủ Indonesia xử lý những hậu quả từ vụ phun trào, thu hẹp “khu vực nguy hiểm” để cho phép họ và vật nuôi có thể trở về và bắt đầu lại cuộc sống. Các nhân viên cứu hộ đang vào cuộc nhưng gặp khó khăn trong cuộc cứu trợ, cung cấp lương thực, thuốc men, xây dựng các nơi tạm trú bởi vì ảnh hưởng của núi lửa đến việc tiếp cận người dân bị nạn. Trong khi đó, các nhà khoa học phân tích, núi lửa vẫn sẽ tiếp tục phun trào nham thạch, tro khói trong nhiều tuần nữa. Trước đây, núi lửa Merapi từng phun trào nhiều lần: năm 2006, giết chết hai người; năm 1994, giết chết hơn 60 người và kinh hoàng nhất là vụ phun trào năm 1930, giết hại 1.300 người. Dưới đây là những hình ảnh đáng sợ về sự gầm thét mạnh mẽ của miệng núi lửa Merapi với những cột khói cao ngất trời, cảnh tượng tan hoang về nhà cửa, con người khi tất cả phủ lên màu xám tro chết chóc: Người nông dân đứng trước một cánh đồng lúa, cách xa vụ phun trào của núi lửa Merapi, diễn ra ở Klaten, trung tâm đảo Java từ ngày 4/11/2010. Hơn 70.000 người đã phải sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm có bán kính 15 km từ núi lửa để tránh sự phun trào đang tiếp diễn. Núi lửa Merapi phun trào khói. Cảnh tượng có thể quan sát từ làng Deles ở Klaten, gần thành phố cổ đại Yogyakarta ngày 1/11/2010. Sấm sét đánh xuống cùng lúc với núi lửa phun trào. Cảnh tượng quan sát từ làng Ketep ngày 6/11/2010. Núi lửa Merapi tiếp tục phun trào núi lửa và khói khi phun trào lần nữa vào ngày 3/11/2010. Cảnh chụp từ làng Sidorejo. Cảnh tượng phun trào của núi lửa nhìn từ ngôi làng Wukirsari ở Sleman ngày 4/11/2010. Ảnh chụp từ một chuyến bay trong nước từ Densapar đến Yogyakarta đã phải chuyển hướng tới Surabaya. Cảnh chụp thể hiện cụm khói bụi thổi lên cao ít nhất 10 km từ ngọn núi Merapi ngày 4/11/2010. Một nhân viên cứu hộ bế một nạn nhân bị bỏng do hàng loạt ngôi nhà bị cháy do núi lửa phun trào tại ngôi làng Argomulyo ngày 5/11/2010. Những người dân may mắn thoát khỏi miệng tử thần, vẫn còn hiện rõ nỗi sợ hãi. Những người dân may mắn đang tiếp tục di tản ra xa khu vực nguy hiểm khi núi lửa Merapi tiếp tục phun những đám mây bụi trên làng Balerante, Klaten ngày 1/11/2010. Sri Suricathaasri, nạn nhân 18 tuổi sống sót bên người chị Prisca bị thương nặng tại một bệnh viện ở Yogyakarta. Bệnh viện là trung tâm cứu chữa các nạn nhân từ vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong thập kỷ. Dân làng tập trung những nạn nhân xấu sổ của vụ phun trào núi Merapi tại một một chôn tập thể tại Sleman, tỉnh Yogyakarta ngày 7/11/2010. Cây cối chết cháy và bụi phủ kín những ngôi nhà đã bị tàn phá tan hoang tại làng Sleman, tỉnh Yogyakarta. Tro bụi núi lửa từ vụ phun trào phủ kín một ngôi làng tại Muntilan, trung tâm Java. Một bếp ăn bị phủ kín tro bụi tại làng Cangkringan. Một chú chim cảnh chết thảm khốc trong chiếc lồng tại ngôi làng Kaliadem, giờ đã trở thành hoang phế. Hình ảnh một chiếc cát-sét bị chảy do sức nóng của các đợt phun trào cộng thêm tro bụi phủ kín tại làng Kaliadem. Những gốc cây trơ trọi còn lại sau khi hứng chịu tro bụi, nham thạch tại làng Kinahrejo. Người nông dân bật lực đi qua cánh đồng ngô đã bị phá hủy hoàn toàn do tro bụi tại làng Muntilan ngày 8/11/2010. Hung thần Merapi vẫn hầm hè từ miệng núi. Cảnh chụp từ làng Sidorejo. Thùy Liên (theo Boston) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 11, 2010 Đại ý: Khủng hoảng kinh tế lần hai......Thực tế đã xảy ra.......... ========================================= Khủng hoảng nợ lan như cháy rừng Khối đồng Euro và châu Âu lo ngại trước tình hình Ireland: Thứ Tư, 17/11/2010, 06:59 (GMT+7) TT - Bộ trưởng tài chính 16 nước thuộc khối đồng euro đã nhóm họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) ngày 16-11 để tìm cách giải cứu con nợ mới Ireland giữa lúc cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng ở châu Âu. AFP cho biết bong bóng bất động sản bùng nổ ở Ireland đã khiến giá nhà đất tụt giảm 60%, đặt cả hệ thống ngân hàng với tổng giá trị lên đến 1.800 tỉ USD trước nguy cơ sụp đổ, buộc chính phủ phải hỗ trợ cho năm ngân hàng. Và mặc dù chỉ là nền kinh tế nhỏ của châu Âu, Ireland là nước vay nợ lớn nhất của Ngân hàng trung ương châu Âu, khoảng 177 tỉ USD. Mức thâm hụt ngân sách của Ireland năm nay dự kiến vượt mốc 30% GDP, tức cao gấp đôi mức thâm hụt của Hi Lạp. Do phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng, Ireland đang đứng trước áp lực buộc phải tiếp nhận khoản trợ giúp tài chính bên ngoài. Đến nay, Chính phủ Ireland vẫn kiên quyết từ chối cuộc giải cứu quốc gia như đối với Hi Lạp và khẳng định có thể tự giải quyết các vấn đề tài chính của mình, bởi một sự can thiệp từ bên ngoài có nguy cơ đẩy Ireland rơi vào tình trạng một nước bị mất chủ quyền không thể chấp nhận được. Bộ trưởng Vụ Châu Âu của Ireland ngày 16-11 khẳng định Ireland có đủ nguồn dự trữ tài chính cho năm 2011. Tỉ lệ nợ của Ireland đã tăng vọt trong tuần qua lên đến những mức chưa từng có trước đó. Các nhà đầu tư lo ngại Ireland không thể khống chế mức thâm thủng khổng lồ, có thể chiếm đến 32% GDP trong năm nay do phải cứu các ngân hàng quốc gia của mình. Các nước trong khu vực đồng euro lo ngại một sự lây lan từ Ireland sang các nước khác giống như trường hợp của Bồ Đào Nha, Hi Lạp hay Tây Ban Nha. Có nhiều dự đoán Ireland sẽ phải sớm đưa ra yêu cầu giúp đỡ. Nếu chấp nhận, Ireland có thể được hỗ trợ khoảng 63-123 tỉ USD. Nguồn vốn có thể đến từ quỹ bình ổn tài chính 750 tỉ USD của châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch nhóm bộ trưởng, tại cuộc họp cho biết khối đồng euro đang đứng trước vấn đề sống còn, đồng thời nhấn mạnh nếu khối đồng euro sụp đổ thì châu Âu cũng không thể đứng vững. Khối đồng euro cần hành động càng nhanh càng tốt nếu Ireland yêu cầu hỗ trợ. Ông Juncker và các bộ trưởng cũng kêu gọi Dublin nhanh chóng “hành động đúng đắn” vì sự ổn định của cả khối, bởi sự vỡ nợ của Ireland đe dọa kéo theo sự sụp đổ của nhiều nền kinh tế khác. Hàng loạt nước châu Âu đang chìm ngập trong nợ nần mà Ireland là nước hiện có nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Bộ trưởng tài chính Fernando Teixeira dos Santos của Bồ Đào Nha mô tả cuộc khủng hoảng nợ đang lan ra như cháy rừng, và thừa nhận nước ông cũng đang cần sự giúp đỡ. Bồ Đào Nha hiện cũng đang có “nguy cơ cao”, tuần trước đã phải cùng với Tây Ban Nha và Ireland hứng chịu cơn bão tăng lãi suất do các nhà đầu tư lo ngại sự bất ổn của khối. Trong khi đó tại Hi Lạp, tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ. Chính phủ thừa nhận chỉ có thể cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 9,4%, thay vì mục tiêu 7,8% trước đây. Nợ công của Hi Lạp năm 2010 đã cao hơn 144% thu nhập của nước này và Hi Lạp đang chuẩn bị nhận đợt hỗ trợ thứ ba trong gói giải cứu tài chính 150 tỉ USD hồi tháng 5-2010. Thủ tướng Anh David Cameron cũng tỏ ra lo ngại nếu khủng hoảng Ireland bùng nổ khi nhấn mạnh: “Ireland là một đối tác thương mại quan trọng của Anh. Xuất khẩu của chúng tôi đến Ireland còn nhiều hơn tổng xuất khẩu đến Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc”. TRẦN PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: Khủng hoảng kinh tế lần II trên thế giới sẽ xảy ra trong năm nay dưới một hình thức khác..... =============================== Tôi cho rằng nó đã xảy ra. Nhưng người ta không gọi là khủng hoảng. Nhưng nó đang khủng hoảng trên thực tế. Tôi hy vọng những nhà điều tiết kinh tế ở tầm cỡ thế giới hoặc quốc gia - nếu không làm gì được cho cả thế giới thì cũng cố gắng ổn định ở tầm cỡ quốc gia. Nếu không sẽ rất phiền phức. Vấn đề vàng – đô la : dấu hiệu khủng hoảng tài chính đang tới ? Vũ Quang Việt Cập nhật : 16/11/2010 22:17 Tình hình kinh tế Việt Nam đang có nhiều triệu chứng nguy cơ mở màn cho khủng hoảng tài chính nếu không được điều hành đúng đắn trong thời gian tới. Những phân tích dưới đây hy vọng chỉ mang tính cảnh báo. Vàng không nên là phương tiện thanh toán Vàng là gì ? Đúng là vàng chỉ là quý kim, dùng làm vật trang sức. Nhưng có lúc, vàng trở thành phương tiện thanh toán khi dân chúng mất tin tưởng vào đồng tiền nội địa. Việc biến, hoặc gắn vàng vào giá trị đồng tiền (chế độ kim bản vị ngày xưa) tưởng là giải pháp nhưng thật ra là không vì không nền kinh tế nào có thể kiểm soát được lượng cung vàng ; nó tuỳ thuộc vào lượng vàng sản xuất và đặc biệt là đầu cơ, không liên quan gì đến mức phát triển kinh tế và nhu cầu thanh toán. Nó lại biến nhà nước bất cứ nơi đâu thành nạn nhân tế thần của các lực ngoại biên, và triệt tiêu khả năng làm chủ chính sách tiền tệ của nhà nước. Vàng trở về đúng vị trí quý kim của nó từ thời Tổng thống Mỹ Nixon, khi ông ta quyết định xóa bỏ việc bảo đảm giá trị đồng đô-la Mỹ bằng vàng. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trở về đúng vị trí của nó là chính sách mà nhà nước (qua ngân hàng trung ương và chi tiêu ngân sách) có thể dùng để quản lý nền kinh tế, mà không bị trói buộc bởi những yếu tố nằm ngoài nó. Trong quá khứ, lạm phát đã từng xảy ra chỉ vì đào được nhiều vàng, hoặc có khi ngược lại sự phát triển kinh tế bị hạn chế lại vì thiếu thanh khoản do không thể tăng được lượng vàng lên. Ngày nay, tăng cung hay hạn chế cung tiền có thể nằm trong tay nhà nước. Thí dụ các nhà kinh tế hiện đại đều biết rằng cung tiền thái quá sẽ tạo ra lạm phát nhưng nhà chính trị thì có thể lại quá nôn nóng hoặc chủ quan muốn thực hiện điều gì đó mà cố tình quên đi nguyên lý này. Do đó mà lạm phát hay ổn định tiền tệ là kết quả của chính chính sách kinh tế mà nhà cầm quyền đưa ra, và do đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng. Già vàng tăng trên thị trường thế giới Giá vàng tăng trên thị trường thế giới vì nền kinh tế thế giới bất ổn. Sự bất ổn này là do chính sách sai lầm của hai cường quốc Mỹ và Anh, mở cửa tự do cho tư bản tài chính, cho phép phát hành các công cụ tài chính phái sinh, mà không có thế chấp, nhằm đầu cơ vào thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất, đẩy giá lên tưởng như không có chỗ dừng. Nhưng rồi bong bóng ảo tưởng vỡ vì giá cả vượt ngoài khả năng chi trả của người lao động. Giá xuống đã đẩy hàng loạt các nhà đầu cơ phá sản, trong đó phần lớn là những người đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chạy theo kiểu bầy đàn. Để cứu nguy, các nền kinh tế phải bội chi ngân sách, phát hành thêm tín dụng để chặn đứng khủng hoảng. Giới đầu cơ trục lợi, rồi cả những người bình thường, cho rằng như thế lạm phát toàn thế giới sẽ tăng và cổ động mua vàng. Giá vàng đã tăng vùn vụt. Tình hình hiện nay ở Mỹ, cũng không khác gì tình hình đã từng xảy ra ở Nhật, là doanh nghiệp chưa dám đầu tư vì phải cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá lớn do trước đây đã chạy theo bong bóng. Ở Mỹ hiện nay, mặc dù lãi suất rất thấp, thanh khoản tràn đầy nhưng ít ai dùng nên khả năng lạm phát ở Mỹ trong thời gian tới là rất thấp, hay có thể nói không có. Thời gian này có thể kéo dài tới 5-6 năm. Ở đây, với tốc độ tăng việc làm khoảng 150 000 người một tháng thì cũng cần 6 năm để giải quyết việc 15 triệu người thất nghiệp, đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 10 % xuống 3 %. Giá vàng lên chỉ vì người ta nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng mạnh. Nhưng nếu lạm phát không xảy ra thì giá đầu cơ hiện nay sẽ xuống. Khó có thể đoán là trong thời gian tới khi nào giá vàng sẽ xuống nhưng nó sẽ xuống, giống như sự lao dốc của giá nhà đất và chứng khoán ở Mỹ. Tấn công và tháo chạy của tư bản nước ngoài Các quốc gia châu Á đã học được bài học năm 1997. Đó là cần làm chủ phương tiện thanh toán của mình. Tài chính nước ngoài ồ ạt chảy vào các nước châu Á, đầu cơ vào thị trường địa ốc và chứng khoán, giá lên đến mức tưởng như châu Á mãi mãi là trung tâm thịnh vượng của thế giới. Chi tiêu ồ ạt. Cán cân thanh toán thiếu hụt. Chính sách của hầu hết mọi nước ở đây là chính quyền quyết định tỷ giá đồng bạc. Tình huống trên đã cho phép giới đầu cơ tài chính mở cuộc tấn công vào nội tệ ; họ bán nội tệ, mua ngoại tệ, tạo ra một cuộc tháo chạy của giới tài chính đầu cơ. Giá nhà, giá chứng khoán xuống. Ngoại tệ tháo chạy đưa đến việc chính quyền các nước này phải huỷ bỏ tỷ giá cứng. Chính sách tự do dòng chảy tư bản mà IMF cổ võ, kể cả ép buộc các nước thành viên thực hiện, đã hoàn toàn thất bại. Suharto ở Indonesia sụp đổ. Chỉ có Malaysia, chống lại IMF, ra lệnh cấm rồi hạn chế cuộc bán tống tháo chạy trên mà nền kinh tế đỡ bị ảnh hưởng nhất. Mở cửa hoàn toàn cho dòng chảy tư bản chính là tự làm mất quyền và khả năng kiểm soát lượng cung tiền qua chính sách tiền tệ của mình. Để vàng và đô la Mỹ trở thành phương tiện thanh toán cũng là tự hy sinh quyền kiểm soát chính sách tiền tệ. Việt Nam : Vẫn tiếp tục cuộc chạy đua đạt tốc độ bất kể chất lượng và ổn định Năm 2007 mở đầu cho sự kiện Việt Nam vào WTO với dòng tư bản ồ ạt chảy vào. Chứng khoán và giá nhà lên tận mây. Ai nấy đều kỳ vọng mức phát triển cao với tốc độ 9-10 %. Vinashin và hàng loạt các dự án tiền tỷ khác được đặt lên bệ phóng, quên mất tác dụng của chúng mang đến cho ngân sách và tiền tệ. Vay mượn tăng, dòng chảy tư bản nước ngoài đổ vào, tín dụng tăng, chi tiêu nhà nước tăng. Lạm phát nhanh chóng tăng, đạt mức 28 % vào năm 2008. Thiếu hụt cán cân thanh toán tăng. Và sau đó ngòi nổ xẹp vì kinh tế thế giới khủng hoảng. May là có khủng hoảng, cắt đứt dòng chảy tư bản vào Việt Nam nếu không tác hại của dòng vốn này còn cao hơn nữa. Vấn đề là Việt Nam vẫn đặt các chỉ tiêu tăng trưởng cao, tiếp tục chi tiêu quá mức, lần này là với lý do nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tất nhiên bội chi ngân sách tăng rất cao. Theo kế hoạch năm 2010, thiếu hụt ngân sách được quyết định là 6,2 % GDP, nhưng theo IMF, có thể lên tới 9 % nếu tính cả chi tiêu ngoài ngân sách. Nợ công tăng nhanh, năm 2009 tăng 9 % và năm 2010 tăng 12 % năm, do đó tỷ lệ nợ công trên GDP đã nhanh chóng vượt quá 50 % GDP, có lẽ là 57 %. Nhập siêu vẫn tiếp tục lớn, năm 2009 là 12,2 tỷ đô-la, năm 2010 dự báo cũng sẽ tương tự, ít nhất là trên 12 tỷ đô-la. Nợ nước ngoài vì vậy tăng nhanh, hiện nay là khoảng 28 tỷ đô-la, bằng khoảng 40 % GDP. Tình hình như thế nhưng không giống như bất cứ nước nào trên thế giới là có lạm phát rất thấp, Việt Nam lại vẫn lạm phát cao ; vào năm 2010 sẽ ở mức gần đạt hai con số. Khó có thể chấp nhận mức lạm phát như thế vì trong năm năm qua, kể từ năm 2006, lạm phát đã làm giảm sức mua gần 57 % và như thế khiến đời sống người lao động ngày càng khó khăn thêm. Hiện nay lạm phát lại đang trong đà tăng tốc ; đây là những dấu hiệu đáng cảnh báo nhất. Tất cả chỉ là vì các nhà làm chính sách ở cả trung ương và địa phương vẫn chạy đua nhằm đạt tốc độ tăng GDP cao, thậm chí tất cả mọi tỉnh đều báo cáo đạt mức tăng trên dưới 10 % GDP, trong khi cả nước chỉ tăng 6 %. Vì đặt chỉ tiêu tốc độ tăng GDP cao, bất chấp thực tế và các hệ luỵ của nó, mà chúng ta đã thấy tỷ lệ đầu tư tăng nhanh từ 33 % GDP năm 2006 lên 42 % GDP hiện nay và ngay năm 2011 sắp tới, chỉ tiêu vẫn ở mức 42 % và tốc độ phát triển là 7-8 %. Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam hiện nay là cao nhất thế giới. Mà càng đầu tư cao, càng cần vốn, cần tín dụng, và vì không thể tăng năng suất do đó mà lạm phát. Đầu tư cao, đặc biệt tập trung ở các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước, là tăng cường cho cơ hội tham nhũng cho các nhóm lợi ích, chính vì thế mà từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng muốn có đầu tư cao. Đầu tư ở Việt Nam rất khác Trung Quốc. Họ nhập công nghệ mới, để tự tạo ra máy móc, sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh với nước ngoài. Ngược lại, Việt Nam là nhập máy móc, nhập nguyên liệu, làm gia công để bán tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền. Có lẽ các nhà làm chính sách hài lòng vì có tốc độ tăng GDP coi được. Nhưng đây là kinh tế ảo, vì về mặt thống kê học, khi có đầu tư thì giá trị đầu tư làm tăng GDP vì nó được tính trực tiếp vào GDP. Mặt trái của đầu tư cao, như trường hợp Vinashin, là tăng nhập siêu và nếu không bán được hàng thì phá sản, đưa đến công nợ không trả được. Nhu cầu ngoại tệ đang tăng cao để nhập máy móc, nhập nguyên liệu và trả nợ nước ngoài. Dự trữ ngoại tệ trước đây là trên 25 tỷ đô-la, mới đây theo IMF chỉ còn 15 tỷ đô-la. Rất tiếc là không có thông tin về dự trữ ngoại tệ hiện nay, nhưng có lẽ còn xuống thấp hơn nữa. Tình hình hiện nay : vấn đề vàng và đô la Mỹ Có thể nói một nền kinh tế bình thường là nền kinh tế ở đó nhà nước có thể kiểm soát được phương tiện thanh toán. Khi phương tiện thanh toán vượt ngoài tầm hoạt động của mình thì rõ ràng là có vấn đề. Để làm chủ được nền kinh tế, tất cả mọi nước đều cố gắng làm chủ được phương tiện thanh toán, qua đó điều hành chính sách tiền tệ. Tất nhiên điều hành sai hay đúng là chuyện khác nhưng phải đặt nó trong tầm tay của mình. Ngày trước, đã có lúc người Việt chỉ có tin vàng và đô la Mỹ. Sau cải cách từ năm 1989, giá trị của đồng tiền Việt đã trở lại. Từ năm 2008, giá trị đồng tiền Việt giảm đều, vàng và đô la lại trở thành phương tiện thanh toán trong nước, tước bỏ đi một phần quan trọng khả năng điều hành kinh tế của nhà nước. Tất nhiên, lý do cơ bản là lạm phát, mà lạm phát là kết quả của chính sách chạy theo tốc độ GDP, bỏ tiền cho doanh nghiệp quốc doanh đầu tư vô tội vạ. Để ổn định tình hình nhà nước cần điều chỉnh chính sách phát triển chạy theo chỉ tiêu số lượng như hiện nay, tức là phải giảm mức đầu tư, và như vậy phải tăng lãi suất nhằm thu hút tiền vào ngân hàng, và đồng thời tăng giá tín dụng mà nhà đầu tư phải trả. Về mặt tiền tệ, dù là trong ngắn hạn, mọi biện pháp cần thiết là triệt tiêu việc biến vàng và đô la thành phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, chứ không phải cổ võ việc dùng chúng là tiền. Nhưng các nhà chính sách Việt Nam đang làm ngược lại. Ngân hàng Nhà nước giữ giá đồng đô la, làm lợi cho những người có thể vay dễ dàng (như các tập đoàn) và tạo thêm nhu cầu giả tạo, không phải nhằm đầu tư mà nhằm đầu cơ. Thiên hạ, những người không thể tiếp cận đô la, phải đổ xô mua vàng. Ngân hàng Nhà nước lại cho phép nhập vàng để giảm giá vàng. Mà ổn định giá vàng đâu có phải là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Tất nhiên là tuyên bố như thế thì hy vọng sẽ tạo ra tâm lý giảm giá vàng. Nhưng nếu nhập thì sẽ mất nguồn ngoại tệ, tạo thêm áp lực tăng giá trị của nó. Rồi lại có những “ kinh tế gia ” đề nghị tạo ra tài khoản tiết kiệm vàng và trả lãi cho nó. Đây là hành động của thời bao cấp trước đây. Chứ hiện nay là phải làm sao có biện pháp xóa bỏ vàng như một phương tiện thanh toán. Và để làm điều này dễ nhất là đánh thuế nhập hay xuất vàng. Giống như đánh thuế các cuộc tháo chạy tư bản nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế mà nhiều nước đã làm. Quan trọng hơn, cần thay đổi cách suy nghĩ theo hướng chạy đua đạt tốc độ GDP, từ đó đầu tư cao mà thiếu hiệu quả, bội chi ngân sách, đẩy mạnh cung tiền để tài trợ bội chi, đưa đến lạm phát và sự mất giá của đồng bạc. Mọi tiêu cực đang phát triển hiện nay là do cách tư duy này và các chính sách hiện nay. Thông tin mới nhất từ báo chí là quyết định bù lỗ xăng dầu để chống tăng giá. Kinh nghiệm cho thấy chính sách này sẽ không thành công vì lạm phát đâu có thể bù lỗ để giảm. Nguyên nhân của chúng nằm trong chính sách tài khoá và tiền tệ dễ dàng để đẩy mạnh đầu tư các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước. Chính sách đang đi về đâu đây ? Phải chăng đang chờ đón một cuộc khủng hoảng toàn diện, bắt đầu từ khủng hoảng thiếu ngoại tệ ? Vũ Quang Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 Vấn đề vàng – đô la : dấu hiệu khủng hoảng tài chính đang tới ? Vũ Quang Việt Cập nhật : 16/11/2010 22:17 Tôi không nhớ viết ở bài nào trong topic này, rằng (Đại ý): Cuộc khủng hoảng lần này sẽ mang một hình thức khác. Nó là kết quả của việc không tìm được giải pháp chung của các siêu cường, nên họ phải dùng thủ đoạn kinh tế để bảo đảm quyền lợi. Vì thế gây ra khủng hoảng.Thực tế cuộc khủng hoảng đang xẩy ra, chứ không phải dấu hiệu nữa. Sang năm thì hậu quả sẽ thấy rất rõ trong từng điếu thuốc lá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 THÔNG TIN BỔ SUNG ========================== 158 người thiệt mạng vì phi công ngủ gật Thứ Tư, 17/11/2010 - 17:32 (Dân trí) - Một toà án tại Ấn Độ hôm qua đã kết luận rằng phi công ngủ gật chính là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở miền nam Ấn Độ hồi tháng 5 vừa rồi, làm 158 người thiệt mạng. Máy bay Ấn Độ gãy toác làm đôi trước khi nổ tung Hiện trường vụ tai nạn máy bay tại Mangalore hồi tháng 5/2010. Báo chí Ấn Độ hôm nay đưa tin, một toà án điều tra đã ra phán quyết rằng phi công Zlatko Glusica, người Serbia, của hãng hàng không Air India Express đã ngủ gật trong phần lớn thời gian bay, kéo dài 3 tiếng. Anh này đã mất phương hướng khi máy bay bắt đầu hạ thấp.Cũng theo phán quyết trên, do ngủ gật, phi công cho máy bay tiếp xuống đường băng ở góc lệch và phớt lờ các cảnh báo, vì thế đã gây ra vụ tai nạn. Chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không giá rẻ Air India Express bay từ Dubai tới thành phố Mangalore của Ấn Độ đã vượt quá đường băng, đâm vào một pháo đài rồi bốc cháy. Vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của 158 người và chỉ có 8 người sống sót. Báo cáo chính thức về vụ tai nạn, hiện chưa công bố công khai, đã được trình lên Bộ hàng không dân dụng Ấn Độ hôm qua. Hộp đen đã thu được giọng nói của phi công: “Chúng ta không còn đường băng nữa”, ít giây trước khi xảy ra vụ tai nạn. Hầu hết những người thiệt mạng là các lao động nhập cư trở về quê từ các quốc gia vùng Vịnh. Một uỷ ban gồm 6 thành viên đã được thành lập để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn hàng không nghiêm trong nhất tại Ấn Độ kể từ năm 1996, khi hai máy bay đụng nhau trên bầu trời New Delhi, làm gần 350 người thiệt mạng. An Bình Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 Rơi máy bay, lật tàu lửa..... ===================================== Siêu phẩm F-22 của Mỹ nổ tung trên trời BAODATVIET Cập nhật lúc :10:48 AM, 18/11/2010 Một chiếc F-22, máy bay tiêm kích thế hệ 5, hiện đại nhất thế giới gặp tai nạn thảm khốc trên bầu trời Alaska, Mỹ. Theo các sĩ quan Không quân Mỹ, vụ tai nạn có thể xảy ra cách Anchorage 100 dặm về phía bắc, gần công viên quốc gia Denali, Mỹ. Tên của phi công lái F-22 chưa được tiết lộ. Theo CNN, sự việc xảy ra khi F-22 biến mất trên màn hình radar từ lúc 19h40 (giờ địa phương), khi phi công thực hiện một bài bay đêm thường kỳ, trong điều kiện tự nhiên ở Bắc cực. Tín hiệu về F-22 biến mất sau khi máy bay cất cánh 20 phút trên bầu trời. Trực thăng HH-16 và máy bay vận tải HC-130 đã được huy động vào cuộc tìm kiếm ở đông - bắc Cantwell, Alaska, khu vực cuối cùng mà phi công còn liên lạc với trung tâm điều khiển. Đến nay, đội tìm kiếm đã phát hiện một số mảnh vụn của máy bay, trực thăng đang cố gắng tiếp cận khu vực được cho là nơi có thể tìm thấy phi công. Tuy nhiên, địa hình xấu khiến trực thăng không thể hạ cánh. Đại tá không quân Mỹ, Jack McMullen, nói với báo giới: "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là đưa phi công trở về nha an toàn. Chúng tôi sẽ duy trì công việc tìm kiếm đến khi nào tìm thấy phi công mất tích". Theo McMullen, vị trí có thể tìm thấy phi công có thể cách xa nơi tìm thấy những mảnh vỡ. Nếu phi công còn sống, anh ta cũng phải đối mặt với nền nhiệt độ dưới 0 độ C ở khu vực này. Tuy nhiên, các phi công Mỹ thường được huấn luyện kỹ năng sống sót trong tự nhiên rất kỹ và có nhiều thiết bị hỗ trợ sự sống khi gặp tai nạn. Người phát ngôn của Vệ binh Quốc gia, Alaska, thiếu tá Guy Hayes cho biết, sẽ cố gắng tìm kiếm được tung tích của phi công dựa vào những dấu vết nhỏ nhất như dù hay ghế bay. Phi công điều khiển chiếc F-22 gặp tai nạn có thể là người không có nhiều kinh nghiệm với F-22, do anh ta mới chuyển loại máy bay chưa lâu và điều từ một đơn vị khác về. F-22 là máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới, được thiết kế cho các nhiệm vụ không đối không, không đối đất. Hiện Không quân Mỹ có 137 chiếc F-22, mỗi chiếc trị giá 143 triệu USD. Năm 2009, F-22 từng gặp tai nạn trong một bài bay thử nghiệm ở căn cứ không quân Edwards, California, khiến phi công David Cooley, 49 tuổi đời, 21 tuổi quân, thiệt mạng. Không quân Mỹ cho rằng tổn thất của vụ tai nạn lên tới 155 triệu USD. Vụ tai nạn máy bay của Không quân Mỹ thời gian gần đây nhất là trường hợp của máy bay vận tải quân sự C-17, xảy ra khi bay huấn luyện, chuẩn bị cho một buổi trình diễn, khiến phi hành đoàn gồm 4 người thiệt mạng. Tuấn Linh - Lê Nam (tổng hợp) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 Rơi máy bay, lật tàu lửa, chìm thuyền..... =========================================== Lật tàu quân sự Hàn Quốc, 3 binh sỹ thiệt mạng Thứ Năm, 18/11/2010 - 11:35 (Dân trí) - Một chiếc tàu quân sự của Hàn Quốc hôm qua đã bị lật trong khi đang tham gia tập luyện, khiến 3 binh sỹ thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn chết người thứ ba liên quan đến tàu thuyền, máy bay quân sự Hàn Quốc trong một tuần. Chìm tàu Hải quân Hàn Quốc, 1 người chết, 2 người mất tích Máy bay do thám Hàn Quốc đâm xuống núi, 2 phi công thiệt mạng 3 binh sỹ đã thiệt mạng trong vụ lật tàu. Quân đội Hàn Quốc ngày 17/11 cho hay, chiếc tàu quân sự đã bị lật khi đang tham gia một buổi tập luyện vượt sông trên Namhan, ở Yeoju, tỉnh Gyeonggi, vào 3h50 chiều, làm 3 trong 8 binh sỹ trên tàu thiệt mạng. Một binh sỹ khác bị bất tỉnh. 4 binh sỹ còn lại không nguy kịch đến tính mạng. Đây là vụ tai nạn thứ ba liên quan đến tàu thuyền, máy bay quân sự Hàn Quốc trong vòng 1 tuần qua. Hôm thứ sáu vừa qua, một máy bay do thám của Hàn Quốc bị đâm gần thành phố Jeonju, khiến 2 phi công thiệt mạng. Ngày 10/11, một tàu hải quân Hàn Quốc cũng bị đắm sau khi va chạm với một tàu cá, khiến 1 thủy thủ thiệt mạng và 2 người khác mất tích. Các vụ tai nạn đã khiến công chúng lên tiếng kêu gọi quân đội phải có biện pháp chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo an toàn cho các binh sỹ. Phan Anh Theo Asianews 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2010 LỜI TIÊN TRI TỪ 2009 Sẽ có những robot giống người khiến con người phải đặt lại vấn đề: Con người là gì và đi từ đâu tới? ========================== Robot diễn kịch Hai nữ diễn viên trên sân khấu phối hợp với nhau không nhịp nhàng khiến vở kịch trở nên kém hấp dẫn, song khán giả chẳng hề chê trách, bởi một trong hai diễn viên là robot. Người máy tạo dáng và ca hát Robot tương lai biết lừa người Một cảnh trong vở kịch "Giã biệt" với sự tham gia của Geminoid F. Ảnh: ITN. Geminoid F, tên của robot có hình dáng giống một phụ nữ xinh đẹp ở độ tuổi đôi mươi, được thiết kế để diễn xuất như con người. Nó có khả năng cười và nhíu mày để thể hiện cảm xúc. Time cho biết, tuần trước Geminoid F đã diễn một vở kịch cùng một nữ diễn viên Mỹ có tên Beyerly Long tại thành phố Tokyo, Nhật Bản. Vở kịch, mang tên "Giã biệt", nói về một cô gái sắp chết vì bệnh hiểm nghèo do Long thủ vai. Sau khi thuê một robot chăm sóc cô gái, cha mẹ đã bỏ rơi cô. Geminoid F hóa thân thành robot đó. Trong phần lớn thời gian của vở kịch Geminoid F đọc thơ và kể chuyện để cô gái tội nghiệp nghe trong những ngày cuối đời. Với bộ đồ đen và mái tóc ngang vai, nữ diễn viên robot ngồi trên ghế và thực hiện các đoạn độc thoại. Một diễn viên điều khiển và lồng tiếng cho Geminoid F từ căn phòng cách âm phía sau sân khấu. Các cử động của người diễn viên được camera ghi lại rồi truyền sang bộ xử lý của robot để nó bắt chước. Mắt của Geminoid F chớp và ngực phập phồng mỗi khi nó nói, cười và tỏ ra ngạc nhiên. Xem Geminoid F diễn kịch Hiroshi Ishiguro - một chuyên gia thiết kế robot nổi tiếng của Đại học Osaka, Nhật Bản - đã chế tạo Geminoid F. Ông nói rằng mọi cử động của robot được thực hiện nhờ 12 motor. "Robot có thể được thiết kế để giống hệt con người. Nhưng chúng tôi muốn tạo ra những robot có khả năng siêu việt bằng cách giúp chúng bắt chước các động tác diễn xuất của con người", Ishiguro nói. Nhiều khán giả thừa nhận Geminoid F phối hợp không ăn ý với nữ diễn viên Long trên sân khấu, song họ vẫn đánh giá cao khả năng của nó. Minh Long Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2010 TƯ LIỆU THAM KHẢO =========================== Các cuộc chiến sắp xảy ra... Tác giả: Alan Phan Tuanvietnam.vn Bài đã được xuất bản: 7 giờ trước Trước mắt, nhìn chung sẽ không có sự thay đổi ghê gớm quy mô nào. Tuy nhiên, các nền kinh tế sẽ nghỉ ngơi và tận dụng thời gian để chỉnh sửa và sáng tạo. Quá trình này có thể mất 5-10 năm. Sau nhiều năm gây sức ép buộc Trung Quốc phải tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ, Chính phủ Mỹ quyết định bỏ cuộc và thay vào đó bằng chính sách tự mình hạ giá đồng USD. Giải pháp nới lỏng định lượng (QE2 - in tiền mua trái phiếu) trị giá 600 tỷ USD mới chỉ là bước đầu; các nước khác sẽ tiếp tục nối đuôi. Các nhà mua bán tiền tệ dự báo USD sẽ giảm ít nhất 12% giá trị từ nay đến tháng 6/2011. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng Trung Quốc và các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu khác sẽ vì để yên chuyện này. Các biện pháp đối phó hoặc trả đũa thẳng thừng sẽ được áp dụng và sự bắt đầu của một loạt các cuộc chiến thương mại và chiến tranh tiền tệ sẽ không còn xa. Tổng thống Obama không có nhiều lựa chọn. Ông đang cố gắng bắt chước mô hình kinh doanh thành công của Trung Quốc, Nhật Bản và Đức bằng việc tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường toàn cầu. Ông hy vọng xuất khẩu của Mỹ sẽ giúp giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp; ông nghĩ rằng đồng tiền giảm giá sẽ giúp giảm thâm hụt cánh cân thương mại và ngân sách; cũng như sẽ giảm gánh nặng nợ ngoài của Mỹ. Điều này có thể khả thi nếu ông thực hiện trong một phòng thí nghiệm, nhưng trên thực tế, sẽ có nhiều hành động và phản ứng, và sự phức tạp của chính trị và kinh tế ở từng nước cho thấy không ai có thể đoán trước kết quả. Có một điều chắc chắn là với việc liên tục tìm cách phá lợi thế cạnh tranh của nhau bởi các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc, thì những ngày hưng phấn của chủ nghĩa thương mại tự do toàn cầu với các thỏa thuận của WTO sẽ không còn nữa. Các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, sẽ bắt đầu bảo vệ thị phần của mình và tung ra mọi dạng cơ chế phòng thủ nhằm hạ gục đối thủ cạnh tranh. Các cuộc tranh cãi, những vụ kiện cáo, những rào cản không chính thức, những thao túng tỷ giá tiền tệ sẽ trở thành một điều bình thường mới. Thương mại tự do không chết, nhưng nó sẽ đi giật lùi vài bước. Phải có đột phá mạnh về công nghệ mới giúp tránh hoặc giảm nhẹ thách thức này. Thực tế mới sẽ không giúp Mỹ hay châu Âu giành lại chiếc vương miện siêu cường kinh tế của mình. Các yếu kém cố hữu trong cấu trúc xã hội của họ quá lớn nên khó có thể giải quyết (sự phát triển chín muồi của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng lãng phí, chi tiêu chính phủ quá cao, các chương trình phúc lợi xã hội quá nhiều...). Tuy nhiên, kết quả của các cuộc chiến tranh trong tương lai cũng sẽ làm chậm lại sự phát triển của nhóm các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRICs), đặc biệt là Trung Quốc và khiến họ phải quay lại với giải pháp hướng nội. Trong khi đó, có một dòng tiền cực lớn được tích tụ trong thời gian thịnh vượng đã qua đang tìm kiếm một lợi nhuận tốt. Chúng sẽ đổ vào đâu? Vàng và kim loại quý sẽ được lợi, vì truyền thống tích trữ vàng trong những thời điểm bấp bệnh. Giá bất động sản quá rẻ tại các nước đã phát triển ổn định sẽ là một đầu tư hấp dẫn. Trong khi thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ trì trệ, các công ty có công nghệ triển vọng hay năng lực marketing cao sẽ là những viên ngọc hiếm. Nguyên liệu (commodities) và nông hải sản sẽ ổn định: lượng cầu chậm lại nhưng tăng trưởng về thu nhập và dân số thế giới sẽ tiếp tục. Các cổ phiếu của thị trường mới nổi sẽ sinh lời tốt trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ kết thúc bằng sự nổ tung của bong bóng. Trước mắt, nhìn chung sẽ không có sự thay đổi ghê gớm quy mô nào. Tuy nhiên, các nền kinh tế sẽ nghỉ ngơi và tận dụng thời gian để chỉnh sửa và sáng tạo. Quá trình này có thể mất 5-10 năm. Trong khi đó, với sự sụt giảm tăng trưởng và những thay đổi toàn cầu, mọi người sẽ có nhiều thời gian cho mình hơn, cho người khác, để làm những điều tốt cần đến lòng kiên nhẫn và sự tận tụy. Sau bữa tiệc và cuộc vui, chúng ta sẽ đều cần ở một mình vào một buổi sáng chủ nhật yên tĩnh để tận hưởng niềm vui và thưởng thức một tách cà phê; hoặc nghe tiếng cười con trẻ hay tiếng chim hót. Cuộc sống chẳng phải tuyệt vời đó sao? Bài viết bằng Anh ngữ của TS Alan Phan đăng trên The Daily Reckoning và Financial Armageddon hôm 11/11/2010. Quốc Thái dịch =========================================== Nhời bàn của Thiên Sứ: Thực ra thì nó đã xảy ra rồi, còn sắp gì nữa. Thị trường đang chao đảo mạnh, giá vàng tăng ù ù. Có điều là không biết có nên gọi nó là cuộc chiến tiền tệ không? Bởi vì không có người tuyên chiến. Họ đang cố chứng tỏ sự tử tế và tuân thủ luật chơi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2010 Đại ý: Cháy nổ...... ============================================================== New Zealand: Nổ mỏ than, 30 người mất tích Thứ Sáu, 19/11/2010, 13:55 (GMT+7) TTO - Một vụ nổ vừa xảy ra lúc 11g30 hôm nay 19-11 (16g30 theo giờ địa phương) ở mỏ than Pike River, phía nam New Zealand và nhà chức trách chưa tìm thấy các công nhân làm việc trong mỏ này lúc xảy ra sự cố. Mỏ than Pike River ở phía nam New Zealand - Ảnh: Westcircle Địa điểm xảy ra sự cố cách thành phố Greymouth chừng 50km về phía bắc và cách thủ đô Wellington 200km về tây nam. Tờ News của Úc đưa tin cảnh sát nói chắc chắn lúc đó các thợ mỏ đang trong khu vực hầm lò. Ông Tony Kokshoorn, chủ tịch quận Grey, cho hay có 25-30 người mất tích sau vụ nổ. Tầng thông hơi của Pike River đã bị sập, khiến lối vào rất khó khăn. Hiện cảnh sát, trực thăng cứu hộ và xe cứu thương đang đổ về hiện trường. Mỏ Pike River nằm ngay đối diện dãy núi Paparoa có mỏ Strongman State từng gặp vụ nổ làm 19 công nhân chết năm 1968 và giờ mỏ này đã đóng cửa. Pike River là nguồn khai thác than chất lượng cao cho ngành luyện thép, chủ yếu xuất sang Ấn Độ. Pike River mới đi vào hoạt động khoảng một năm và đang có kế hoạch tăng sản lượng sau các trì hoãn vì lý do kỹ thuật. Mỏ này thuộc sở hữu của NZ Oil và Gas Ltd cùng hai công ty Ấn Độ khác là Gujarat NRE và Saurashtra Fuels. PHAN ANH 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 11, 2010 Rơi máy bay, lật tàu lửa...... ========================== Máy bay quân sự Ấn Độ rơi sau một tiếng nổ lớn Thứ Bẩy, 20/11/2010 - 06:41 (Dân trí) - Một máy bay trực thăng quân sự của Ấn Độ hôm qua đã rơi xuống bang Arunachal Pradesh thuộc đông bắc nước này, làm tất cả 12 người trên khoang thiệt mạng. Một chiếc trực thăng MI-17 của Ấn Độ Các quan chức quốc phòng cho biết chiếc máy bay lên thẳng của không lực nước này đã rơi sau một tiếng nổ lớn, ngay sau khi cất cánh từ một căn cứ không quân ở thành phố Tawang. Chiếc trực thăng MI-17 gặp n ạn khi đang trên đường tới thành phố Guwahati ở bang lân cận Assam. Hiện mọi nỗ lực đang tập trung vào việc nhận dạng thi thể các nạn nhân. Chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ máy bay rơi. Nguồn tin từ lực lượng chức năng cho biết vào thời điểm máy bay gặp nạn, điều kiện thời tiết rất tốt. Nhật Mai Theo Avionews 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 11, 2010 Sân bay Anh đóng cửa vì máy bay bốc cháy VnExpress Thứ bảy, 20/11/2010, 08:26 GMT+7 Sân bay Birmingham của Anh phải đóng cửa hôm nay sau khi một máy bay tư nhân chở nội tạng cấy ghép rơi trên đường băng tối qua. Máy bay bốc cháy vì gặp sương mù. Ảnh: BBC. Máy bay - từ Belfast tới Birmingham, rơi vì sương mù dày đặc. Hai người bị thương được đưa vào bệnh viện.trên đường từ Belfast tới Birmingham. Phát ngôn viên sân bay cho biết chiếc phi cơ đã đâm phải hệ thống chỉ dẫn hạ cánh. Một nhân chứng kể lại máy bay bốc lửa khi tiếp đất. "Khi máy bay lao xuống, nó bốc cháy và khi gần tiếp đất, nó trông như bị nghiêng hẳn về một bên", BBC dẫn lời Dennis Gough. "Rồi khi nó chạm xuống mặt đất, một đám lửa bốc lên trên đường băng và rồi cả máy bay bốc cháy thành quả cầu lửa". một người đàn ông ngoài 50 tuổi bị thương nặng và được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Người thứ hai, hơn 30 tuổi, bị các vết bỏng trên cơ thể và bị thương ở lưng. Nội tạng cấy ghép đã được cảnh sát đưa tới bệnh viện an toàn. Sân bay được cho là sẽ được mở cửa trở lại tối nay. Song Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2010 Thiên tai tăng nặng...... ============================ Philippines: Núi lửa thức giấc, “kích hoạt” 24 trận động đất Thứ Hai, 22/11/2010 - 11:40 (Dân trí) - Hơn 10.000 người đã phải đi sơ tán trong ngày hôm qua, khi ngọn núi lửa Bulusan ở miền bắc Philippines thức giấc, phun những cột tro bụi cao tới 2km, và “kích hoạt” ít nhất 24 trận động đất trong vòng 24 giờ. Núi Bulusan phun cột khói bụi cao tới 2km. Giám đốc phòng bảo vệ dân sự tỉnh Sorsogon, miền bắc Philippines, Raffy Alejandro, cho hay hơn 10.000 người sống gần ngọn núi từng “ngủ yên” nhiều năm đã được sơ tán vào ngày hôm qua. Và hầu hết những người đi sơ tán sống ở trong các thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề như Ironsin và Juban. Alejandro cho biết không có vấn đề gì trong quá trình sơ tán bởi việc sơ tán diễn ra vào ban ngày, ngay sau khi xuất hiện những tiếng nổ kéo dài tới 9 phút, bắt đầu từ 7h30 sáng qua. Hơn 10.000 dân sống chủ yếu ở hai thị trấn chịu ảnh hưởng nặng nhất đã phải sơ tán. Viện núi lửa và địa chấn học Phillippines (Phivolcs) cho biết, tới 8h sáng qua, giới chức trách ghi nhận tổng cộng 12 trận động đất do núi lửa gây ra. Cho đến nay, có ít nhất 24 trận động đất được ghi nhận. Alejandro cho biết vẫn còn nhiều người nữa sống trong bán kính nguy hiểm 6km và họ vẫn đang đợi thông báo từ chính quyền địa phương xem có phải đi sơ tán hay không. Trong ngày hôm qua, mức cảnh báo ở núi Bulusan vẫn ở cấp 1. Tuy nhiên, theo Alejandro, công chúng được khuyên không liều lĩnh đi vào vùng nguy hiểm có bán kính cố định 4km, bởi đây là vùng có nguy cơ phải hứng chịu những trận mưa tro bụi và những vụ nổ bất ngờ. Phan Anh Theo Xinhua Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2010 Cảnh báo của Thiên Sứ sau bão mặt trời: Đề phòng các sự cố máy bay...... ========================================= Máy bay chở 262 người hỏng động cơ Thứ hai, 22/11/2010, 15:08 GMT+7 Chiếc Boeing 767 của hãng Delta từ Atlanta tới Los Angeles, Mỹ, phải quay đầu và hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc động cơ. Một chiếc Boeing 767 của hãng hàng không Delta, Mỹ. Ảnh: AP. Phi cơ cất cánh từ sân bay quốc tế Hartsfield Jackson ở Atlanta tối qua phải trở lại đường băng khi một động cơ không hoạt động, Fox5 News dẫn lời các quan chức hàng không cho hay. Phần đuôi của phi cơ đập xuống đường băng khi hạ cánh nhưng không ai bị thương. Trên khoang khi đó có 262 hành khách. Sau khi máy bay hạ cánh, toàn bộ số hành khách được chuyển sang máy bay khác để tiếp tục hành trình tới Los Angeles, AFP cho biết. Đây là biến cố thứ hai của hãng Delta chỉ trong một ngày. Trước đó, một chiếc Boeing 767 đang trên đường tới Matxcơva phải hạ cánh khẩn cấp xuống New York khi động cơ gặp vấn đề và khiến lửa phát ra trên phần cánh máy bay. Nhiều vụ hạ cánh khẩn cấp của máy bay do lỗi động cơ xảy ra trong thời gian gần đây. Đáng chú ý nhất là vụ một chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Australia Qantas phải đáp khẩn cấp xuống Singapore hôm 4/11, do một động cơ bị cháy nổ khi đang bay khiến mảnh vỡ vỏ ngoài rơi xuống Indonesia. Ngọc Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2010 Tai nạn do con người tự gây ra cho mình tăng nặng..... ========================================================== Campuchia: Giẫm đạp kinh hoàng trên cầu trong lễ hội, 339 người chết Thứ Ba, 23/11/2010 - 07:31 (Dân trí) - Tối qua, ít nhất 339 người đã thiệt mạng vì giẫm đạp hoảng loạn trên một cây cầu trong lễ hội té nước ở thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Thủ tướng Hun Sen nói đây là một thảm kịch lớn nhất xảy ra cho quốc gia kể từ thời Khmer Đỏ. Nhà chức trách cho biết theo dự kiến con số nạn nhân còn tăng Hầu hết các nạn nhân đã bị giẫm đạp hoặc chết đuối trong lúc tình trạng hoảng loạn đã lên cao khi một đám đông xô nhau băng qua cầu bắc ngang sông Tonle Sap, khiến cho nhiều người bị rơi xuống sông. Một nhân chứng thuật lại rằng trong vụ hoảng loạn đó người ta giẫm đạp lên nhau và một số buộc lòng phải nhảy xuống sông để tránh bị giẫm đạp. Thủ tướng Hun Sen nói đây là một thảm kịch lớn nhất từ thời Khmer Đỏ. Những người bị thương nằm la liệt Nhiều tiếng đồng hồ sau khi vụ việc xảy ra, xe cứu thương vẫn tiếp tục vội vã chở người bị thương ra khỏi hiện trường trong khi những nhân viên cứu hộ tìm kiếm thi thể nạn nhân dưới sông. Bệnh viện chính của thủ đô đã đầy bệnh nhân và thi thể nạn nhân. Một số bệnh nhân phải nằm ở các hành lang để chữa trị. Nhà chức trách cho biết theo dự kiến con số nạn nhân sẽ gia tăng. Hiện trường vụ việc Những người còn sống giúp các nạn nhân bất tỉnh Thủ tướng Hun Sen nói rằng có hơn 300 người bị thương trong thảm kịch mà ông cho là lớn nhất xảy ra cho quốc gia kể từ thời Khmer Đỏ này. Ông đã tuyên bố thứ Năm ngày 25/11 là ngày để tang cho các nạn nhân. Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã làm cho đám đông chạy khỏi một cù lao nơi có hàng trăm người tụ tập xem một cuộc đua thuyền theo tập tục. Tình tạng hoảng loạn lên cao khi những đán đông xô nhau băng qua cầu, làm nhiều người rơi xuống sông. Một số nạn nhân phải nằm ở các hành lang để chữa trị... …đến đêm qua, nhiều người vẫn đang được cấp cứu tại hiện trường Cảnh sát nhìn lên cây cầu nơi xảy ra thảm kịch ngoài cảnh báo Nhà chức trách Campuchia ước tính có hơn 1 triệu người đã kéo về thủ đô để dự lễ hội Té nước. Lễ hội Té nước diễn ra từ ngày 20-22/11, là lễ hội hàng năm lớn nhất ở Campuchia. Nhật Mai Tổng hợp========================================================== 122 người Indonesia hành hương chết tại thánh địa Mecca Thứ Năm, 18/11/2010, 14:40 (GMT+7) TTO - Theo hãng tin Xinhua, hôm nay 18-11, bộ trưởng ngoại giao về tôn giáo của Indonesia cho biết 122 người Indonesia đã bị chết ở thánh địa Mecca trong lúc đi hành hương. Tín đồ đạo Hồi hành hương về thánh địa Mecca Nguyên nhân khiến các tín đồ này thiệt mạng được xác định là do chen lấn giẫm đạp lên nhau và do bị ngạt. Trong số các tín đồ bị nạn có 59 người đàn ông và 53 phụ nữ. Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, hàng năm có hàng ngàn tín đồ Hồi giáo của nước này hành hương về thánh địa Mecca và Medina của Ả-rập Xê-út trong mùa hành hương. Năm nay, ước tính có khoảng hơn 224 000 người Hồi giáo ở Indonesia hành hương tới cả hai thành phố linh thiêng của đạo Hồi. V.TRƯỞNG (theo Xinhua) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2010 Triều Tiên nã pháo sang Hàn Quốc Ít nhất 16 người Hàn Quốc bị thương sau khi Triều Tiên bắn đạn pháo sang hòn đảo gần biên giới, trong vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Truyền hình Hàn Quốc chiếu hình ảnh những cột khói lớn bốc lên từ đảo Yeonpyeong. AFP.CNN dẫn nguồn tin Yonhap cho biết 200 viên đạn pháo được bắn sang đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, gần vùng biển tranh chấp giữa hai bên ở Hoàng Hải (phía tây bán đảo). Một quan chức Hàn Quốc cho biết Triều tiên bắn đạn pháo "khiêu khích vào lúc 14h34 hôm nay (12h34 Hà Nội) và binh sĩ Hàn Quốc bắn trả ngay lập tức". Ít nhất 14 quân nhân và 2 thường dân hàn Quốcbị thương sau vụ việc, CNN cho hay. Hãng này cũng dẫn lời quan chức không nêu tên của Hàn Quốc cho biết miền nam đã bắn trả 80 đạn pháo. Quân đội Hàn Quốc được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất. Hãng tin YTN đưa tin rằng máy bay của không quân Hàn Quốc đã được điều tới hòn đảo này. "Ít nhất 10 ngôi nhà bốc cháy. Tôi không thể nhìn rõ vì khói bốc lên. Phần sườn đồi cũng bốc cháy", một người dân trên đảo, Lee Jong-Sik, nói. "Chúng tôi được thông báo rời khỏi nhà qua loa phóng thanh". Truyền hình Hàn Quốc phát đi hình ảnh những cột khói lớn bốc lên từ hòn đảo. BBC nhận định đây là tình huống nghiêm trọng nhất giữa hai miền kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lên cao kể từ hồi tháng 3 năm nay khi tàu hải quân của Hàn Quốc chìm ở vùng biển Hoàng Hải, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul khẳng định Bình Nhưỡng đã đánh chìm tàu của họ. Một ủy ban điều tra quốc tế cũng khẳng định điều này, song Triều Tiên một mực bác bỏ. Hồi tháng 10, binh sĩ hai bên giao tranh dọc biên giới, cùng lúc với việc Hàn Quốc đang tăng cường an ninh cho hội nghị thượng đỉnh G20. Hai nước trên bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết. Vị trí hòn đảo của Hàn Quốc nơi Triều Tiên bắn pháo. ============================================= Bác Thiên Sứ ơi liệu chiến tranh Bắc và Nam triều có sảy ra ? Hai miền Triều Tiên liệu có thống nhất ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2010 Phong Vân thân mến! Trước đây, qua bao nhiêu căng thẳng trên bán đảo Cao Ly từ nhiều năm, tôi vẫn tự tin và xác định rằng "Hai miền Cao Ly sẽ thống nhất". Thậm chí đầu năm nay, trong lời tiên tri 2010 (hình như thế, tôi không nhớ lắm), tôi vẫn nhắc lại như vậy. Tuy nhiên, tôi đã rút lại lời tiên tri này. "Thiên cơ bất khả lậu". Nhưng tôi có thể nói thế này: "Tôi muốn yên ổn, để uống bia tươi với heo mọi giả chồn". Mong Phong Vân hãy thông cảm cho tôi. Nhưng nếu tôi là Hàn Quốc thì tôi để yên cho Bắc Triều Tiên bắn mà không bắn lại - trong trường hợp chỉ bắn pháo không như thế này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2010 Phong Vân thân mến! Trước đây, qua bao nhiêu căng thẳng trên bán đảo Cao Ly từ nhiều năm, tôi vẫn tự tin và xác định rằng "Hai miền Cao Ly sẽ thống nhất". Thậm chí đầu năm nay, trong lời tiên tri 2010 (hình như thế, tôi không nhớ lắm), tôi vẫn nhắc lại như vậy. Tuy nhiên, tôi đã rút lại lời tiên tri này. "Thiên cơ bất khả lậu". Nhưng tôi có thể nói thế này: "Tôi muốn yên ổn, để uống bia tươi với heo mọi giả chồn". Mong Phong Vân hãy thông cảm cho tôi. Nhưng nếu tôi là Hàn Quốc thì tôi để yên cho Bắc Triều Tiên bắn mà không bắn lại - trong trường hợp chỉ bắn pháo không như thế này. Triều Tiên tố Hàn Quốc nã đạn trướcBình Nhưỡng hôm nay tố cáo Hàn Quốc nã đạn pháo vào vùng biển của họ trước, kích động vụ bắn phá khiến hai quân nhân của Hàn Quốc thiệt mạng. Triều Tiên nã đạn pháo, Hàn Quốc báo động quân đội “Mặc cho nhưng cảnh báo liên tục của chúng ta, Hàn Quốc vẫn liều lĩnh khiêu khích bằng việc bắn đạn pháo về phía vùng biển gần đảo Yeonpyeong từ lúc 13h (11h Hà Nội) hôm nay”, BBC dẫn bài báo của hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết. Triều Tiên sẽ “kiên quyết tiến hành các cuộc tấn công quân sự không khoan nhượng nếu Hàn Quốc dám xâm lấn vùng biển của ta dù chỉ 0,001 mm”, bài báo chỉ rõ. “Quân đội của ta có truyền thống dập tắt những hành động khiêu khích bằng đòn đáp trả sấm sét”. KCNA không cho biết con số thương vong của phía Triều Tiên sau vụ việc. Hàn Quốc sau đó cho hay họ vừa tiến hành một cuộc tập trận quân sự bình thường ở ngoài khơi đảo Yeonpyeong song không hề nã đạn về phía Triều Tiên. “Chúng tôi bắn thử về phía tây chứ không phải phía bắc”, một quan chức Hàn Quốc phát biểu. Khói đen bốc lên từ đảo Yeonpyeong sau trận pháo kích. Ảnh: AFP. Trước đó, hình ảnh những cột khói đen bốc lên từ đảo Yeonpyeong tràn ngập truyền hình Hàn Quốc. Đảo này chỉ cách đường ranh giới chia tách hai nước khoảng 3 km. Seoul cho hay đạn pháo của Triều Tiên bắt đầu rơi xuống vùng biển gần hòn đảo từ lúc 14h34 (12h34 Hà Nội). Ít nhất 50 quả đạn pháo đã rơi trúng hòn đảo, phần lớn nhắm tới một căn cứ quân sự tại đây. Vụ pháo kích bất ngờ khiến khoảng 60 ngôi nhà trên đảo Yeonpyeong bốc cháy và người dân địa phương tháo chạy trong hoảng loạn. Hai binh sĩ Hàn Quốc đã thiệt mạng, 16 quân nhân và hai dân thường bị thương. "Tôi cứ tưởng mình sẽ chết", AP dẫn lời Lee Chun-ok, một người dân trên đảo, cho biết. "Tôi sợ phát khiếp". Vụ đụng độ này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bình Nhưỡng tiết lộ một nhà máy tinh chế uranium, giúp họ có cách thứ hai để tạo bom nguyên tử. Cách thức đã biết là chương trình dựa trên quá trình sản xuất plutonium. Ngay sau vụ pháo kích, một loạt nước lên tiếng lo ngại. Mỹ - nước hiện có 28.000 binh sĩ đóng tại Hàn Quốc – chỉ trích vụ tấn công. Phát ngôn viên Ngoại giao Robert Gibbs kêu gọi Triều Tiên “chấm dứt hành động gây hấn” và tuyên bố Mỹ đứng về phía Hàn Quốc cũng như cam kết “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thì cho biết ông đã khuyến cáo các bộ trưởng sẵn sàng cho mọi tình huống. "Tôi yêu cầu họ sẵn sàng để có thể phản ứng dứt khoát khi bất kỳ tình huống nào diễn ra", ông Kan phát biểu sau một phiên họp khẩn cấp của chính phủ hôm nay. "Tôi yêu cầu họ cố hết sức có thể để thu thập thông tin". Bộ trưởng Ngoại giao Nga thì cảnh báo về một mối nguy to lớn và cho rằng ai đứng sau vụ tấn công phải gánh trách nhiệm. Trung Quốc thì kêu gọi hai bên giữ bình tĩnh và "cố gắng hơn nữa để mang lại hòa bình và ổn định cho bán đảo". Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cảnh báo Triều Tiên rằng Seoul sẽ "đáp trả quyết liệt bất cứ hành động khiêu khích nào". Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo giới chức nước này không để tình trạng căng thẳng leo thang. BBC cho hay tin tức về vụ tấn công đã gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính, với việc cả hai đồng won của Hàn Quốc và đồng yen Nhật Bản đồng loạt mất giá. Tuy nhiên, ở Seoul không hề có dấu hiệu hoảng loạn. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết họ sẽ họp khẩn cấp để đánh giá ảnh hưởng của vụ pháo kích tới thị trường. Khu vực quanh đường biên giới phía tây chia tách hai nước - vốn được gọi là đường NLL - là nơi diễn ra nhiều vụ va chạm giữa quân đội hai bên. Hồi tháng 3, một chiến hạm của Hàn Quốc bị chìm gần khu vực này khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Một nhóm điều tra quốc tế khẳng định ngư lôi Triều Tiên là thủ phạm của vụ chìm tàu. Bình Nhưỡng liên tục tuyên bố họ không liên quan. Trước vụ tàu Cheonan chìm, đã có ba cuộc đụng độ giữa hải quân hai tại đây. Đường này là hải giới trên thực tế được lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu vạch ra năm 1953. Miền bắc Triều Tiên không công nhận và cho rằng hải giới cần lùi xuống phía nam. Hai nước trên bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết. H. Ninh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2010 Vì sao Thế chiến 3 không nổ ra từ Dù vụ đấu pháo trên Bán đảo Triều Tiên có mọi yếu tố cần thiết để bùng nổ thành một cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự thù ghét của các siêu cường và một chính quyền bị coi là thất bại nhưng được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó lại không xảy ra. Tại sao? Nhà cửa đổ nát trên đảo của Hàn Quốc sau đợt nã pháo của Triều Tiên Hàn Quốc là một trong những đầu tàu cho sự thịnh vượng của châu Á, là nơi thế giới hy vọng sự hồi phục kinh tế sớm diễn ra trong hòa bình tại khu vực. Bằng việc tấn công đảo Yeonpyeong, một mục tiêu không mang giá trị chiến lược, Triều Tiên muốn tuyên bố với thế giới rằng nước này có thể gây ra những đau thương khủng khiếp nếu họ không được "hối lộ" để cư xử đẹp. Giới quan sát nhận định, Triều Tiên hy vọng sự đe dọa của họ có thể buộc các bên phải hội đàm và khi đó phương Tây sẽ phải đồng ý chuyển cho nước này một gói viện trợ đồ sộ nhằm đảm bảo rằng Bình Nhưỡng sẽ không chế tạo thêm vũ khí hạt nhân. Cả hai phía đều muốn thịnh vượng chứ không phải Thế chiến 3. Giống những nước yếu khác nhưng lại được trang bị hạt nhân, Triều Tiên tin rằng nước này có thể sử dụng giới hạn sự gây hấn bằng vũ khí thông thường nhằm đạt mục tiêu kể từ khi các vũ khí của họ có thể chống lại cuộc trả đũa quy mô lớn. Dấu hiệu đầu tiên của chiến lược hậu chiến của Triều Tiên nổi lên khi nước này đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3. Cố vấn nổi tiếng về lá chắn hạt nhân Glenn Snyder mô tả hiện tượng này, với vài ví dụ, là nghịch lý ổn định-bất ổn. Quân đội Bắc Kinh đã đấu với Nga về đảo Zhebao trên sông Ussuri năm 1969 nhằm củng cố vị thế chính trị của mình mà không phải hứng chịu rủi ro về một cuộc chiến quy mô lớn có thể tiêu diệt họ. Pakistan cũng giao chiến với Ấn Độ về Kashmir năm 1999, một năm sau khi cả hai nước thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Lo sợ thực sự hiện nay là cuộc gây hấn mở rộng của Triều Tiên sẽ đẩy Hàn Quốc và Nhật vào thế phải cân nhắc điều cấm kỵ bấy lâu về sở hữu vũ khí hạt nhân. Chang Kwan-Il, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm 22/11 nói, Seoul chưa có kế hoạch tức thời về việc đề nghị Mỹ triển khai tên lửa chiến thuật ở nước này nhằm hỗ trợ cho 28.500 quân Mỹ đang đóng tại đây. Sự kiện diễn ra hôm 23/11 sẽ làm thay đổi sự cân bằng đang hiện hữu. Mỹ, nhận thức được phản ứng thù địch của Trung Quốc, sẽ không muốn làm như vậy. Nếu Mỹ từ chối, các đồng minh của họ tại Đông Á sẽ nghi ngờ sự sẵn sàng của Washington trong việc dùng vũ khí hạt nhân - nếu bị ép. Và giống như Pháp, Anh cách đây vài thập niên, Mỹ sẽ đơn thương độc mã. Cả Nhật và Hàn, với mục tiêu thực tế, hiện chưa có ý định kiếm cho mình một vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 2, Mỹ thừa nhận cả Tokyo và Seoul đều có thể mau chóng có vũ khí hạt nhân nếu muốn. Hàn Quốc chính thức chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân năm 1975 nhưng gần đây Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế phát hiện rằng các nhà khoa học nước này đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất vũ khí. Tại Nhật, dù những ký ức về Hiroshima và Nagasaki vẫn in dấu trong tâm trí công chúng, thì các nhóm bảo thủ đã kêu gọi chính phủ phát triển khả năng về vũ khí hạt nhân. Năm ngoái, Shoichi Nakagawa, một chính trị gia có ảnh hưởng thẳng thắn thừa nhận, chỉ có hạt nhân mới chống lại được hạt nhân. Hoài Linh (Theo Telegraph) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2010 Cả Nhật và Hàn, với mục tiêu thực tế, hiện chưa có ý định kiếm cho mình một vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 2, Mỹ thừa nhận cả Tokyo và Seoul đều có thể mau chóng có vũ khí hạt nhân nếu muốn. Hàn Quốc chính thức chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân năm 1975 nhưng gần đây Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế phát hiện rằng các nhà khoa học nước này đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất vũ khí. Tại Nhật, dù những ký ức về Hiroshima và Nagasaki vẫn in dấu trong tâm trí công chúng, thì các nhóm bảo thủ đã kêu gọi chính phủ phát triển khả năng về vũ khí hạt nhân. Năm ngoái, Shoichi Nakagawa, một chính trị gia có ảnh hưởng thẳng thắn thừa nhận, chỉ có hạt nhân mới chống lại được hạt nhân. Vào thời chiến tranh Lạnh, người ta cần vũ khí hạt nhân và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Vì hồi đó loại vũ khí này là "bố tướng". Nhưng nay thì cổ rồi, chỉ mang tính thể hiện đẳng cấp ra cái điều ta cũng tiên tiến về "pha học kỹ thụt" đây. Dọa mấy nước lạc hậu thì được, còn với mấy siêu cường thì là đồ bỏ.Nếu xét về mối quan hệ Cao Ly với Châu Á không thôi thì bài bình luận trên có vẻ hợp lý. Nhưng nếu xét tổng thể thì còn chờ xem đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Đại ý: * Năm nay, thế giới cần đề phòng chiến tranh cấp quốc gia..... * Rút lại lời tiên tri xác định không có chiến tranh ở Cao Ly; nhưng không khẳng định sẽ có chiến tranh ở đây..... =============================================================================== Chiến tranh thế giới III sẽ bùng nổ từ bán đảo Triều Tiên? BAODATVIET Cập nhật lúc :6:00 AM, 25/11/2010 Triều Tiên nã pháo, lắp thêm máy ly tâm, còn Hàn Quốc tăng cường vũ trang dọc biên giới, Washington điều hàng không mẫu hạm tới gần Bình Nhưỡng…khiến nhiều người tưởng như đây là sự mở đầu cho chiến tranh thế giới thứ III. Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ 'ầm ầm' tiến về Hàn Quốc Chiến tranh thế giới thứ III Đông Bắc Á hiện là khu vực có sự xuất hiện của nhiều cường quốc nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật. Và giữa khu vực là thùng thuốc súng: bán đảo Triều Tiên. Với những căng thẳng vừa qua, cộng với việc cả Mỹ, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên có thừa vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc, Nhật Bản “thích là có” thì đây thực sự là trung tâm hạt nhân của thế giới và chính giữa trung tâm này là bán đảo Triều Tiên, nơi thường xảy ra các cuộc xung đột rất "nóng". Bán đảo Triều Tiên được "bao bọc" bởi Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh (Nhật xếp thứ 2, Hàn Quốc xếp thứ 11 thế giới), sở hữu công nghệ sản xuất điện hạt nhân tiên tiến (rất gần với việc sản xuất vũ khí nguyên tử), cũng như có trình độ cao trong việc phóng vệ tinh (gần công nghệ phóng tên lửa)…thì hai nước này có thể sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân. Và như nhiều chuyên gia dự đoán, Nhật Bản dễ dàng sản xuất hàng trăm tên lửa hạt nhân chỉ trong…6 tháng. Lý thuyết là như vậy nhưng để nổ một quả bom hạt nhân không phải là chuyện đơn giản. Bằng chứng là từ khi vũ khí hạt nhân ra đời thì tới nay mới chỉ có hai quả bom nguyên tử được sử dụng. Còn mọi cuộc xung đột dù có căng thẳng tới đâu (như giữa Liên Xô và Trung Quốc vì biên giới, Pakistan và Ấn Độ vì Kashmir…) thì vẫn chưa có thêm lần nào vũ khí hạt nhân được đem ra sử dụng. Vấn đề hiện cũng tương tự như ở bán đảo Triều Tiên: nhiều nước xung quanh không ai dám dùng vũ khí nguyên tử, nên cũng gần như chắc chắn chưa có thế chiến thứ III bắt nguồn từ khu vực này trong tương lai gần. Dương oai Hiện có nhiều cơ sở để dẫn tới việc tình hình bán đảo Triều Tiên dù rất căng thẳng nhưng không có khả năng “vỡ tung”; và nguyên nhân chính là bởi tất cả các bên liên quan đều không muốn gây ra chiến tranh, dù to hay nhỏ. Về phía Triều Tiên, nước này khó có khả năng đẩy căng thẳng lên cao nữa bởi điều đó quá nguy hiểm cho đất nước đang gặp nhiều khó khăn của họ. Nguyên nhân là dù có vũ khí hạt nhân nhưng số lượng quá ít và so về tổng thể, Triều Tiên không thể đọ nổi quân đội hiện đại của Hàn Quốc chứ chưa nói tới Nhật Bản, Mỹ. Hiện kho vũ khí của Triều Tiên thua Hàn Quốc từ 1 tới 3 thế hệ, nhất là trong các hệ thống liên lạc, giám sát, dẫn đường… Có hàng nghìn khẩu pháo sẵn sàng nhả đạn vào Seoul nhưng cả kho vũ khí quy ước của Triều Tiên yếu… và sẽ thua trong một cuộc chiến toàn diện với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... Về phía Hàn Quốc, nước này cũng không muốn căng thẳng hơn nữa bởi dù có chiến thắng Triều Tiên thì cái giá phải trả cũng rất đắt, nhất là trong bối cảnh họ đang nỗ lực thành hổ, thành rồng kinh tế của thế giới. Dễ thấy nhất là Seoul nằm gọn trong tầm bắn của hàng nghìn khẩu pháo Triều Tiên đang đặt gần khu phi quân sự. Nhiều chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng có thể “thổi bay” Seoul trong chưa đầy một giờ. Nhà nghiên cứu Glaser nhận định: “Chắc chắn là Trung Quốc tức giận với Triều Tiên”. Còn chuyên gia Kim Tae-woo của Viện phân tích quốc phòng Hàn Quốc bày tỏ sự bi quan về việc Trung Quốc thuyết phục về Triều Tiên quay lại bàn đàm phán . Về phía Trung Quốc, nước này chắc chắn không muốn bán đảo Triều Tiên bất ổn bởi họ đã quá “mệt” với Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, biển Đông, bong bóng kinh tế…Do đó, thời gian tới Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục lại cuộc đàm phán 6 bên dù không có nhiều hy vọng. Một bên liên quan và rất quan trọng là Mỹ cũng không có nhiều lựa chọn đối phó với Triều Tiên. Bình Nhưỡng nằm ngoài hệ thống tài chính, các thể chế ngoại giao quốc tế… mà Mỹ đang chi phối nên họ khó tác động tới nước này. Mà bản thân thời gian qua, dù bị Mỹ và đồng minh lên án, cấm vận…chặt nhưng Triều Tiên vẫn bắn tên lửa, nổ bom hạt nhân làm “rung chuyển” cả thế giới. Chưa dừng lại, Mỹ còn không "khỏe" như thời ông Bill Clinton cầm quyền, đang bị níu chân ở Iraq, Afghanistan, ngân sách thì thủng to… thì làm sao họ dám “ôm thêm việc”. Do đó, chắc chắn là Mỹ không chẳng dám gây chiến với Triều Tiên. Và trên thực tế, trong và sau vụ bắn đạn pháo, Mỹ cũng không có hành động triển khai 29.000 quân ở Hàn Quốc. Tất cả những gì mà Mỹ có thể làm trong thời điểm hiện tại sẽ chỉ là những động thái mang tính răn đe mà thôi, đơn cử như việc Tổng thống Mỹ lên tiếng cam kết bảo vệ Hàn Quốc khi tuyên bố: “Hàn Quốc là đồng minh của chúng ta từ thời chiến tranh liên Triều. Chúng ta cam kết mạnh mẽ bảo vệ Hàn Quốc”. Đồng thời, họ triển khai thêm tàu chiến, quân nhân tới tập trận với Hàn Quốc nhằm thể hiện quan hệ đồng minh, từ đó răn đe Triều Tiên chớ có hành động đi quá giới hạn. Mỹ không "dám" tấn công quân sự. Ảnh minh họa. Do đó, có khả năng cuộc bắn pháo hôm qua sẽ là đỉnh cao căng thẳng trong khoảng thời gian vài tháng, giống như những vụ nổ bom, bắn tên lửa, tàu Cheonan bị chìm…trước đó. Tình hình sẽ từ từ êm dịu, lại bước vào giai đoạn kiềm chế, trước khi...xảy ra cuộc xung đột mới. Trần Lâm (tổng hợp) ========================================== Nghe "lói" trước đây "con hổ giấy Hoa Kỳ" sợ "con Rồng lửa Trung Quốc" đốt cháy, nên không dúm đem tàu sân bay đến Hoàng Hải tập trận. Bây giờ lại mang tàu sân bay đến Hoàng Hải mới lạ chứ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2010 Đại ý: Rơi máy bay, lật tàu lửa, chìm thuyền.....tăng nặng. ============================================================== Trực thăng Nga gặp nạn, 7 người thiệt mạng Thứ Năm, 25/11/2010 - 16:32 (Dân trí) - Một chiếc trực thăng của Nga đã bốc cháy và đâm xuống vùng Siberia vào ngày hôm nay, làm 7 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Theo một ủy ban điều tra của các công tố Nga, chiếc trực thăng MI-8 đã bắt lửa khi đang tiến về khu vực hạ cánh ở thành phố Tary thuộc vùng Omsk của Siberia. Tất cả hành khách trên trực thăng đều thiệt mạng trong khi 3 thành viên phi hành đoàn được cấp cứu vào viện với nhiều vết thương. Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ việc và giới chức trách đang tiến hành điều tra. Phan Anh Theo AFP ============================================================== Chùm tin vắn qua ảnh Thứ Năm, 25/11/2010 - 21:01 (Dân trí) - Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Tom Delay bị kết tội rửa tiền; Nữ hoàng Anh thăm Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất; Tàu chuyên chở Trung Quốc bị đắm gần tỉnh Chiết Giang, 4 người mất tích... Trích Một tàu chở sắt vụn của Trung Quốc sáng 25/11 đã bị đắm trên vùng biển gần Chu San, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. 3 trong số 7 thành viên thủy thủ đoàn đã được cứu sống nhưng 4 người đang mất tích. Các lực lượng cứu hộ hiện đang tìm kiếm các thủy thủ mất tích. Share this post Link to post Share on other sites