Rubi

Âm Dương Ngũ Hành Đồ Họa Bố Cục

10 bài viết trong chủ đề này

Các đọc giả kính mến, chủ đề này có thể coi là chủ đề hành lang vệ tinh của Âm Dương Ngũ Hành Đồ Họa nên Rubi đặt tiêu đề là Âm Dương Ngũ Hành Đồ Họa Bố Cục-ứng dụng con số vàng 1.618 .

Cách đây khoảng hơn 5 năm, Rubi có xem một chương trình trên VTV2 giới thiệu con số vàng 1.618. Đó là lần tiếp cận đầu tiên của Rubi với con số này. Sau đó một thời gian khá lâu, đến khi biết sử dụng máy tính, biết dùng đồ họa và biết "in tờ lét" Rubi mới nhớ đến con số vàng này và tìm nó qua mạng để thử ứng dụng. Tìm thì cứ tìm nhưng lúc đó không biết là có tìm được hay không, nhưng mà kết quả thì tìm được rất chi tiết, thậm chí còn tìm được một trang web giới thiệu con số vàng này với nội dung giống y trang mà chương trình VTV2 đã phát nói trên.

Trong hiện tượng tự nhiên và công trình nhân tạo cổ, người ta tìm thấy con số này khắp nơi. Nó có ở tầm vĩ mô như Hệ mặt trời (khoảng cách giữa các hành tình trong Hệ), và ở tầm vi mô như động vật và thực vật. Và tất nhiên là nó có trong các công trình kiến trúc, lớn thì có ở sự quy hoạch hệ thống Kim Tự Tháp vòng quanh Trái đất theo đường Hoàng đạo hoặc theo một vĩ tuyến nào đó. Nếu Rubi không nhầm thì công trình Tháp đôi ở nước Mỹ bị tàn vào ngày 11-9 cũng là công trình được quy hoạch có vị trí nhập vào nằm trong hệ thống quy hoạch Kim Tự Tháp cổ đại. Ở Việt Nam, Rubi cũng biết một số công trình kiến trúc có sử dụng con số vàng này để làm chủ đạo thiết kế kiến trúc, ví dụ như Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ-Huế. Và các Nhà nghiên cứu Tây phương cũng thấy con số này trên hình khối của những khuôn mặt người mẫu. Họ đã ứng dụng nó vào khoa Thẩm Mỹ, chỉnh sửa nhan sắc làm cho diện mạo trở nên dễ nhìn hơn. Thấy chung thì còn rất nhiều, rất rộng sự có mặt của con số vàng này.

Rubi cũng đã ứng dụng nó để tạo dáng và nét trong khi minh họa hệ thống nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành bằng các hình và bảng. Trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, tất cả các hình bảng Rubi đều nghiên cứu và áp dụng tỉ lệ theo con số 1.618, và bên cạnh đó có đôi lúc sử dụng tỉ lệ 3/4 hoặc 5/7, và có một vài trường hợp không áp dụng được con số này để phù hợp với nội dung muốn thể hiện thì Rubi mới sử dụng dạng sử lý tự do nhưng hợp lý. Kết quả cho thấy, con số này có thể đáp ứng cảm thức thẩm mỹ của người xem với hình bảng mà Rubi đã làm. Con số này có vẻ khá phù hợp với sự tạo thẩm mỹ cho lĩnh vực đồ họa khô khan này và nó phù hợp với năng khiếu hội họa thiếu sinh động, nghèo nàn và cứng nhắc của Rubi :angry: .

Giới thiệu vậy cũng là tương đối rồi :D , tóm lại Rubi lập chủ để này để cất giữ những bố cục đã ứng dụng thành công phần nào, đây có thể nói là một hình thức tự bảo hiểm cho công việc Đồ Họa Âm Dương Ngũ Hành.

Thân chào các khách quý thăm quan và phát biểu cảm tưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image


Rubi nói thêm qua về một vài yếu tố.
Cũng như trong Kiến trúc, có Kiến trúc Quy hoạch và Kiến trúc Công trình. Quy hoạch là bố cục tổng thể, Công trình là một đối tượng thuộc trong bố cục Quy hoạch. Thiết kế đồ hoạ, Rubi cũng thấy cần có hai mảng kết hợp như thế. Trên đây là đối tượng Quái. Đơn vị diện tích nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai hào, trong một bản thiết kế thì việc xác định đơn vị diện tích là cần thiết để kiểm soát, khảo sát và điều chỉnh kích thước của Bố cục Quy hoạch.

Tỉ lệ 1/1.618, 3/4 và 5/7 không phải là khớp nhau 100%, chỉ là vô tình Rubi tìm ra ba tỉ lệ này khớp nhau tương đối nên dùng nó, cũng ổn định từ lúc thiết kế cho đến giờ, ít khi sử dụng kiểu thiết kế khác như đã minh hoạ ở trên.

P/S: Trong ngành ảnh:
-3/4 là 1 tỉ lệ album ảnh, monitor.
-5/7 là 1 tỉ lệ ảnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image


Rubi thiết kế và xếp nội dung trên vào loại Quy hoạch. Còn nội dung ứng dụng chi tiết hơn thì Rubi sẽ làm sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Rubi thiết kế và xếp nội dung trên vào loại Quy hoạch. Còn nội dung ứng dụng chi tiết hơn thì Rubi sẽ làm sau.

Rubi bổ xung nội dung liên quan:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image
"Kiến trúc Công trình"

Cách phác họa bố cục Công trình có quy luật để có thể tùy chọn khi kết hợp nó vào trong bố cục Quy hoạch.



Posted Image

"Kiến trúc Quy hoạch"

Một cách kết hợp cơ bản Công trình và Quy hoạch với nhau.
Các bước sử lý chi tiết sẽ được phô trương- :( tiếp sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

"Kiến trúc Quy hoạch"

Một cách kết hợp cơ bản Công trình và Quy hoạch với nhau.

Các bước sử lý chi tiết sẽ được phô trương- :( tiếp sau.

Posted Image

Căn bản đến đây là thiết kế phân chia được Trung cung và Bát cung. Tiếp theo Rubi sẽ nói đến cách sử lý hai hình là hình bát giác và hình tròn (hai hình này có viền mầu hồng).

Hình bát giác sẽ được phân biên và cắt góc, có yếu tố độ lớn của đường biên giữa các cung và yếu tố cắt góc nhọn của hình bát giác. Hai yếu tố này đều vẫn dùng đến con số 1.618.

Hình tròn viên hồng là một đối tượng được chọn trong ba đối tượng hình tròn. Ba hình tròn này gần tương đương nhau, mỗi hình đều có điểm tựa riêng, Rubi sẽ ghi lại tiếp sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image
Khoảng cách giưa hai hào so với khoảng cách giữa hai cung.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yếu tố sử lý cắt góc cho hình bát giác.

Posted Image

Đường cắt góc cho hình Bát giác, liên quan đến tỉ lệ 1.618.

Posted Image

Lấy đối tượng góc bát giác để cắt góc của hình Bát giác.

Posted Image

Tám cung đã được cắt góc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Căn bản đến đây là thiết kế phân chia được Trung cung và Bát cung. Tiếp theo Rubi sẽ nói đến cách sử lý hai hình là hình bát giác và hình tròn (hai hình này có viền mầu hồng).

Hình bát giác sẽ được phân biên và cắt góc, có yếu tố độ lớn của đường biên giữa các cung và yếu tố cắt góc nhọn của hình bát giác. Hai yếu tố này đều vẫn dùng đến con số 1.618.

Hình tròn viên hồng là một đối tượng được chọn trong ba đối tượng hình tròn. Ba hình tròn này gần tương đương nhau, mỗi hình đều có điểm tựa riêng, Rubi sẽ ghi lại tiếp sau.

Rubi tiếp theo vấn đề bố cục đối tượng hình tròn nói trên.

Posted Image

Cách thứ nhất:

Lấy tỉ lệ giữa hai đường kính theo con số 1.618 như minh họa ở trên.

Posted Image

Cách thứ hai:

Lấy 8 hào làm điểm tựa cho đối tượng hình tròn như minh họa ở hình trên.

Posted Image

Cách thứ ba:

Lấy hình vuông như minh họa làm điểm tựa cho hình tròn, minh họa trên.

Ba hình tròn này tương đương nhau, có thể kết hợp với nhau để tạo thành một đối tượng viền loại nhỏ, sử dụng khi cần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các độc giả thân mến!

Rubi vừa mới hòm hòm tạm xong một bước cơ bản về Hệ thống thời châm Tý ngọ lưu chú. Cách đây cũng phải đến trên dười một năm, Rubi có khảo sát về tính chất Âm dương Ngũ hành trong Tý ngọ lưu chú, không ngờ sau đó nhận ra được Tý ngọ lưu chú có thể khớp với Hà Đồ theo đúng sự Tương sinh Ngũ hành và Âm dương. Từ đó Rubi cũng bắt đầu tập chung để ý đến Tý ngọ lưu chú, khi nắm được khái quát cơ bản về sự tương sinh của Âm dương Ngũ hành của nó thì Rubi có ý định minh họa nó bằng hình bảng bát giác, đợt đó đang chuyên về các hình ảnh cỡ nhỏ, độ phân giải 500 x 500 điểm ảnh nên Rubi dùng cỡ như vậy và chỉ có thể minh họa dáng khái quát của nó bằng các phần tử số trong Hệ Thập Phân. Xem hình minh họa 1.

Posted Image

Hình 1: Hình minh họa cấu trúc hoạt động vĩ mô và vi mô của Tý Ngọ Lưu Chú (hình tạm thời-chỉ có số)

Rubi làm xong và xuất tài liệu ảnh ngày 17 và 18/11/2008.

Đến nay, từ 2 tháng trước Rubi lại bắt đầu tìm cách minh họa đầy đủ nội dung Tý ngọ lưu chú. Vì ở mức độ nào đó, nội dung của TNLC cũng khá dài nên phần bố cục hình bảng Rubi tưởng không thể thực hiện được, mà nghĩ dù cố tình thực hiện thì tài liệu ảnh cũng sẽ quá lớn không thích hợp xem qua màn hình máy tính, và có khi không có web nguồn nào cho phép lưu trữ tài liệu ảnh lớn như vậy ở hình thức free. Nhưng đó cũng chỉ là một yếu tố, và yếu tố kích động là sự định hình được bố cục của hình bảng TNLC. Về yếu tố web nguồn, Rubi nhớ có lần thấy hình ảnh cỡ lớn bên wiki nên chỉ nghĩ là có thể đẩy tài liệu lên trang đó được, không ngờ là khi làm xong và đẩy lên wiki một cách rất nhẹ nhàng-ngon cơm ;) .

Tất nhiên là Rubi phác họa bố cục vừa bằng bút bi trên giấy lại bằng cả phần mềm CorelDRAW12. CorelDRAW là một phần mềm đồ họa "véc tơ" rất mạnh, và Rubi đã dùng nó để phác họa bố cục theo các tỷ lệ khác nhau, đặc biệt là tỉ lệ 1.618. Kết quả phác họa manh nha ban đầu, Rubi hình dung một cung của TNLC có hình con Phụng Hoàng vỗ cánh trên quốc kỳ Hoa Kỳ, sau lại lật ngược lại đầu đuôi trên dưới, Rubi lại hình dung ra thế ngồi kiết già.

Ngộ một cái là hình vẽ liền ngay trước bản TNLC mới là hình vẽ của một vị Phật trong thế kiết già. Đây, hình đó như thế này:

Posted Image

Hình 2. Khối 3D để chơi Theme blog của Rubi

Vẽ tới cái hình này, Rubi nghĩ là chắc phần đồ họa có thể tạm dừng ở đây. Nhưng khá lâu sau đó mới hình thành hẳn một bộ hình bảng TNLC, có động lực từ cảm hứng phác họa bố cục như đã nói. Kết quả là thế nầy:

Posted Image

Hình 3-Bảng tý ngọ lưu chú

Về tỉ lệ 1.618 thì Rubi đã ứng dụng bố cục căn bản sau:

Posted Image

Posted Image

Tiếp theo, các bài sau Rubi sẽ minh họa lại bố cục của TNLC, tạm thời làm cái này trước khi tiếp tục minh họa bố cục Trung cung của phần mà Rubi đã minh hoạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites