phoenix

Trụ sở chính HSBC ở Hong Kong

2 bài viết trong chủ đề này

Nguồn: dothi.net

Trụ sở chính HSBC ở Hong Kong

Tòa nhà của ngân hàng lớn nhất Hong Kong này nằm ở số 1 Queen's Road, ngay khu trung tâm. Tòa nhà do KTS nổi tiếng người Anh, Norman Foster, thiết kế và do Tập đoàn Xây dựng Wimpey Construction thi công.

>> Tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa

Posted Image

Mặt tiền tòa nhà. Ảnh: Wikipedia

Posted Image

Công trình nổi bật giữa Hong Kong vào buổi tối. Ảnh: Greatbuildings.

Kể từ khi ý tưởng hình thành cho tới khi hoàn tất, công trình đã mất tới 6 năm (từ 1979 đến 1985). Tòa nhà cao 180 m với 47 tầng và 4 tầng hầm. Công trình đã sử dụng khoảng 30.000 tấn thép và 4.500 tấn aluminium, được thiết kế theo dạng module. Có rất nhiều phần đã được gia công tại Anh, sau đó chuyển qua đường tàu biển tới Hong Kong.

Điều đặc biệt của tòa nhà là không có những cột, dầm bê tông hoành tráng phía bên trong như hầu hết các công trình nhà cao tầng khác. Người ta đồn với nhau rằng thiết kế đặc biệt đó cho phép công trình có thể tháo dỡ và chuyển đi nơi khác. Ở đây, có thể nhìn thấy những tấm gương khổng lồ ở khắp mọi nơi. Ánh sáng tự nhiên "được phép" tràn ngập mọi không gian.

Posted Image

Những thang cuốn và các tấm gương khổng lồ trong tòa nhà. Ảnh:

Greatbuildings

Posted Image

Hệ thống cột được coi là có thể di động bên trong tòa nhà. Ảnh: Greatbuildings

Tòa nhà là một trong số ít những cao ốc không có thang máy nâng từ tầng dưới lên đến tầng trên cùng. Thay vào đó, thang máy chỉ dừng ở một số ít tầng và các tầng được nối với nhau bằng những thang cuốn.

Một phần hành lang và ban công mới của khu nhà do KTS Greg Pearce của One Space thiết kế. Pearce cũng là KTS chính của hệ thống ga tàu tốc hành RMT Hong Kong. Ý tưởng chính của tác giả là sử dụng hệ thống kính với phong cách tối giản, phần hành lang mới được thiết kế để tạo sự tương đồng cho thiết kế hiện có của Foster.

Posted Image

Phía khu sau của tòa nhà là hai tượng sư tử khá lớn. Mặt chính của tòa nhà nhìn thẳng ra cảng Vitoria, không bị bất cứ một chướng ngại nào phía trước nên nơi đây được coi là có phong thủy rất tốt, điều mà cả người Trung Quốc (sở hữu) và người Anh (thiết kế) đều rất quan tâm. Ngoài ra, phía sau của tòa nhà còn có hai tượng sư tử rất lớn. Bức tượng này được đúc ở Thượng Hải năm 1935 sau đó được chuyển tới Hong Kong. Cả hai từng bị người Nhật nung chảy trong Thế chiến thứ hai nhưng đã được khôi phục sau đó. Xét về góc độ phong thủy, việc hai chú sư tử án ngữ ở cửa sau của tòa nhà có ý nghĩa giúp cho doanh thu của ngân hàng luôn ổn định.

Tâm Anh tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: dothi.net

Tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa

Tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa (Bank of China Tower - BOC) là một trong những tòa nhà được coi là biểu tượng của đặc khu hành chính Hong Kong. BOC nổi bật giữa khu trung tâm với kiến trúc khá bắt mắt và hiện vẫn là trụ sở chính của Ngân hàng Trung Hoa.

Posted Image Bank of China Tower tại trung tâm Hong Kong. Ảnh: Wikipedia BOC do KTS I. M. Pei thiết kế. Ông KTS người Mỹ gốc Trung Quốc từng đoạt giải thưởng danh giá Pritzker này là chủ nhân của rất nhiều công trình nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp bằng kính tại bảo tàng Louvre Pháp, bảo tàng Lịch sử Đức, khu trưng bày nghệ thuật quốc gia Mỹ... Ông được coi là một trong những KTS thành công nhất thế giới trong thế kỷ 20.

BOC tọa lạc ở số 1 Garden Road, gần nhà ga trung tâm MTR, khởi công năm 1985 và khánh thành ngày 17/5/1990. BOC có chiều cao 369 m (tính cả phần anten phía trên), với 70 tầng, sử dụng vật liệu chính là khung thép và kính, theo phong cách hoàn toàn hiện đại. Tổng diện tích sàn sử dụng là 100.000 m2. Đây là tòa nhà cao nhất Hong Kong và châu Á cho tới năm 1992. Đây cũng là tòa nhà đầu tiên ngoài biên giới nước Mỹ vượt qua độ cao 305 m. Hiện nay, BOC là tòa nhà cao thứ ba ở Hong Kong, sau Trung tâm tài chính quốc tế và Central Plaza.

Thiết kế của tòa nhà là một hình ảnh biểu trưng, có hình dáng của một cây tre nhỏ đang vươn lên. Nó còn là biểu tượng của sức sống và sự thịnh vượng. Toàn bộ kết cấu được chống bởi 5 cột thép chính tại 5 góc của tòa nhà, với các khung hình tam giác biến đổi theo nhiều hướng khác nhau. Khối nhà phía dưới 47 tầng mở cửa rộng rãi cho công chúng. Phần trên, việc ra vào được kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Posted Image BOC nổi bật so với những tòa nhà xung quanh, về cả chiều cao, thiết kế và chất liệu. Ảnh: About I. M. Pei đã bị phê phán rất nhiều khi chọn thiết kế cho BOC, nhất là khi xét đến lĩnh vực phong thủy. Kết cấu với các góc nhọn là điều rất kiêng kỵ trong phong thủy, vì theo nguyên tắc, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của người cự ngụ. Những hình chữ X ở mặt ngoài tòa nhà cũng được coi là không tốt. Ông Pei đã phải sửa lại thiết kế rất nhiều lần, nhưng cuối cùng vẫn giữ nguyên những đặc điểm chính. Nhìn tổng thể, tòa nhà cũng có hình dáng như một lưỡi dao khổng lồ, cũng là điều không thể chấp nhận được trong phong thủy. Nếu quan sát từ trụ sở chính của HSBC Hong Kong, có thể dễ dàng nhận ra điều này.

BOC được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 6.700 m2 nơi trước đây là Murray House, một ngôi nhà có từ giữa thế kỷ 19 theo phong cách Victoria. Khu đất sau đó được thu hồi và Chính quyền Hong Kong bán lại với giá 1 tỷ đôla Hong Kong vào tháng 9/1982, thời điểm mà người ta vẫn bàn tán liệu trong tương lai Hong Kong có trở về Trung Quốc hay không.

Mọi người nói rằng 1 tỷ đôla là cái giá quá hời vì trước đó, một mảnh đất có diện tích 6.250 m2 của cơ quan Hải quân, được bán với giá 1,82 tỷ đôla Hong Kong tiền mặt. Khu đất BOC phải trả lần đầu 60 triệu USD, phần còn lại trả góp trong 13 năm sau đó với lãi suất 6%. Thế nhưng, vụ mua bán này thực chất cũng không rẻ như người ta tưởng bởi chỉ số Hang Seng Index của thị trường chứng khoán Hong Kong đã giảm 80 điểm và đôla Hong Kong mất khoảng 1,5% giá trị chỉ một ngày sau vụ mua bán.

Linh Hương tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites