Guest

Trao đổi Giữa Gs.tskh Đào Vọng Đức Với Nguyễn Vũ Tuấn Anh Giám đốc Tt NclhĐp

4 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.
Những bài viết dưới đây là nội dung đầy đủ của cuộc trao đổi giữa giáo sư Đào Vọng Đức và Nguyễn Vũ Tuấn Anh về sự tương đồng giữa thuyết Âm Dương Ngũ hành và các học thuyết Vật lý hiện đại. Sự tương đồng này sẽ là một trong những bằng chứng nữa xác nhận tính khoa học của một hệ thống lý thuyết, đã từng tồn tại trên thực tế mà hệ quả của nó chính là những phương pháp ứng dụng huyền bí lưu truyền trong nền văn hóa Đông phương trải hàng thiên niên kỷ. Sự tồn tại của các phương pháp ứng dụng đó chính là: Đông Y, Thiên Văn cổ, Phong thủy và các phương pháp tiên tri và khoa Phong thủy....đã xuyên qua mọi không gian văn hóa từ bán khai cho đến tri thức khoa học hiện đại. Dù trải qua thời gian, con người đã đối xử và quan niệm với nó như thế nào thì đó cũng là một thực tại khách quan, minh chứng cho một chân lý đằng sau nó.
Khi khoa học và tri thức của con người càng phát triển thì chân lý ấy càng sáng tỏ.

--------------------------------------------

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH LÀ MỘT
LÝ THUYẾT KHOA HỌC HOÀN CHỈNH?
Vừa qua tại Tia Sáng, nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã có cuộc trao đổi với GS.Đào Vọng Đức xung quanh vấn đề liệu lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có phải là một lý thuyết khoa học hoàn chỉnh?

Posted Image


Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (NVTA):

Kính thưa Giáo sư! Trong một cuốn sách khá nổi tiếng là cuốn “Thượng Đế và Khoa học” mà nội dung của nó miêu tả cuộc nói chuyện của các nhà khoa học Pháp. Họ đi tìm một kết luận cuối cùng cho sự nhận thức vũ trụ và họ đã kết luận “Thà có một cái gì đó, còn hơn không có gì hết. Thượng đế theo họ là chân lý cuối cùng”. Chắc thấy đã xem cuốn này?
Giáo sư Đào Vọng Đức (ĐVĐ):
Vâng! Tôi đã xem.

NVTA:
Tôi nghĩ rằng, cuộc gặp gỡ giữa một chuyên gia về tri thức khoa học hiện đại như Giáo Sư với những gì tôi biết được về Lý học Đông phương sẽ có một hình thức đối thoại như vậy và cũng với một mục đích đi tìm kết luận cuối cùng về vũ trụ. Nhưng với một nội dung khác hẳn. Mong rằng cuộc nói chuyện này sẽ tìm thấy một sự hợp nhất giữa tri thức khoa học và Lý Học Đông phương mà cụ thể là thuyết Âm dương Ngũ hành với quan niệm của tôi là một lý thuyết thống nhất và là một học thuyết khoa học, mà tôi đã chứng minh trong suốt thời gian qua.
Khi đã xác định nó là một lý thuyết khoa học, nhất quán và hoàn chỉnh thì nó không được phép mâu thuẫn với những lý thuyết khoa học hiện đại được coi là đúng. Bởi vậy phải qua sự thẩm định của những chuyên gia về lĩnh vực này thì mới xác định được là lý thuyết này có mâu thuẫn với lý thuyết khoa học được coi là đúng hay không? Từ đó xác định quan niệm đó đúng hay sai. Vì thế tôi không xác định đây là một cuộc phản biện của khoa học hiện đại với Lý Học Đông phương, và cách đặt vấn đề của tôi là cùng với Giáo Sư xác dịnh tính khoa học của lý thuyết Âm Dương Ngũ hành.

GS ĐVĐ:
- Vâng! Tôi nhất trí với cách đặt vấn đề như vậy!

Posted Image


1/ LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
- Vấn đề đầu tiên tôi trình bày ở đây sẽ bắt đầu từ lịch sử của thuyết Âm dương Ngũ hành.
- Giáo sư là người đã nghiên cứu về Tứ trụ, thì GS cũng thấy rằng Tứ trụ cũng chỉ là một phương pháp dự báo. Không những Tứ trụ mà ngay cả Tử Vi, Bốc Dịch, Phong thủy…v..v… đều chỉ là hệ quả của học thuyết Âm dương Ngũ hành, chứ nó không phải là bản thân học thuyết này. Trong bản văn chữ Hán để lại từ hàng ngàn năm nay thì nó không xác định được đó là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng thuyết Âm dương là do tộc Chu làm ra và thuyết Ngũ hành là do dân tộc Ngô, Việt làm ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn chỉnh vào thời Hán. Chứ không coi là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh ngay từ đầu. Ngay cả những nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc, cũng rất lúng túng khi nhận xét về nội dung Kinh Dịch. Có người cho Kinh Dịch là một cuốn sách triết học, có người cho là một cuốn sách sử, có người cho là cuốn sách dùng để bói và có vẻ như Kinh Dịch không liên quan gì đến thuyết Âm dương Ngũ hành. Trong Kinh Dịch không hề nói đến Ngũ hành, mặc dù có nói đến Âm dương. Kinh Dịch lại là một hệ thống tách rời, có phương pháp luận riêng để giải thích vũ trụ. Trong thuyết ngũ hành thì có vẻ như rất mơ hồ về vấn đề khởi nguyên vũ trụ, nhưng mang tính phân loại các hiện tượng và sự tương tác giữa các hiện tượng.
Tôi muốn trình bày những điều đó để kết luận rằng: Trong bản văn chữ Hán thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành không phải là một thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Đã không hoàn chỉnh và nhất quán thì không có cơ sở nào để khẳng định nó là một lý thuyết thống nhất, như quan niệm của tôi sẽ trình bày với Giáo sư sau đây.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy rằng, bản chất thuyết Âm dương Ngũ hành là một thuyết hoàn chỉnh và nhất quán, mặc dù lịch sử phát triển của thuyết này trong cổ thư chữ Hán hết sức mâu thuẫn về thời gian và về nội dung thì hoàn toàn mâu thuẫn.
Nhưng nếu chúng ta đi sâu vào bản chất của vấn đề, thì tất cả những phương pháp ứng dụng của nó lại thể hiện nó phải là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Lấy ví dụ như phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành hoàn toàn được ứng dụng một cách nhất quán trong Đông Y, cụ thể là cuốn Hoàng đế Nội kinh tố vấn. Hoặc là trong Tử vi, rõ ràng dù muốn hay không thì phương pháp coi Tử vi chỉ là phương pháp xem sự tương tác có tính qui ước về tính chất của các bộ sao, nhưng rõ ràng nó nói đến tính chất Ngũ hành của các sao và trong đó có cả Âm Dương. Hoặc là trong Phong thủy, thì rõ ràng Âm dương Ngũ hành là một phương pháp luận nhất quán trên cơ sở những phương pháp ứng dụng. Qua những phương pháp luận thể hiện ở các phương pháp ứng dụng trên thì chứng tỏ đằng sau những phương pháp ứng dụng đó phải là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh.
Khi nghiên cứu những văn bản có liên quan đến sự khởi nguyên vũ trụ, kếp hợp với những di sản văn hóa Việt, thì em nhận thấy rằng học thuyết này đã miêu tả vũ trụ đúng như theo cách hiểu của nó, bằng những khái niệm của nó và nó thỏa mãn được những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất.
Đến đây tôi xin nói thêm rằng: Một lý thuyết thống nhất phải có trách nhiệm giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho tới tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người đến sự vận động của các thiên hà, từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Lý thuyết thống nhất đó có thể trên cơ sở phương pháp luận Thiên Chúa giáo - như Kinh Thánh giải thích từ sự hình thành vũ trụ, từ những Thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất và những vấn đề liên quan đến con người ..vv…. tất cả đều là do ý muốn của Chúa - thì đó là một lý thuyết thống nhất. Nhưng lý thuyết thống nhất đó không được coi là Lý thuyết thống nhất khoa học, mà chỉ là lý thuyết thống nhất của tôn giáo. Một lý thuyết thống nhất khoa học, thì ngoài tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất là: Giải thích từ sự hình thành của vũ trụ cho đến mọi vấn đề có liên quan tới con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến những Thiên hà khổng lồ - thì nó phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, thì mới được gọi là lý thuyết thống nhất khoa học. Lý thuyết thống nhất khoa học và đó là căn cứ để chứng minh thuyết Âm dương Ngũ hành là một lý thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Còn sự chứng minh một cách hoàn chỉnh, nhằm xác định một cách trực quan, thì tôi cho rằng với những hiểu biết của con người hiện nay, chưa thể biết hết được những gì đang tồn tại ở xung quanh ta. Cho nên nếu yêu cầu chứng minh cụ thể thỏa mãn trực quan nhận thức thì ta chưa có điều kiện. Nhưng nếu căn cứ vào những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất thì thuyết Âm dương Ngũ hành thỏa mãn điều kiện này.

Giáo sư Đào Vọng Đức:
Tôi thì không nghiên cứu sâu về Lý học Đông phương, nhưng tôi có thể cảm nhận, có sự so sánh và liên hệ với nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu vật lý để diễn giải quan điểm này. Ý tưởng chung về thuyết Âm dương Ngũ hành là như anh đã nói, nhưng khi sử dụng những thuật ngữ có thể gây bàn cãi. Khái niệm “thống nhất” khác, còn khái niệm “nguyên lý xuyên suốt” lại khác. Thí dụ có một nguyên lý nào đó làm nền tảng cho tất cả mọi thứ, cái nào cũng có nguyên lý của nó cả, đó là một chuyện khác. Còn khái niệm “thống nhất” trong vật lý thì ta hiểu đó là sự bao trùm lên tất cả, có thể dùng cái này để giải thích tất cả mọi sự. Trong trường hợp này tôi nghiêng về phần tất cả đều thống nhất cả. Có những tiên đề cơ sở, tiên đề xuyên suốt, ta gọi là nguyên lý đối ngẫu, là nguyên lý xuyên suốt của thực tại, chỗ nào, bất cứ hiện tượng nào, Âm Dương Ngũ hành cũng có, trong vật lý cũng có, trong đời sống cũng có, trong việc làm cũng có… Bởi vậy, nếu dùng khái niệm nguyên lý “thống nhất” dễ gây một sự bàn cãi. Vì cứ tưởng cái này bao trùm tất cả, không cần cái gì khác, chỉ có cái này là sự giải thích cho tất cả, trong vật lý người ta hiểu sự thống nhất như vậy.
Cũng như hiện nay trong vật lý có 4 tương tác cơ bản: Tương tác hạt nhân mạnh, tương tác hạt nhân yếu, tương tác điện tử, tương tác hấp dẫn. Xây dựng một lý thuyết thống nhất theo quan niệm hiện nay chính là thống nhất được 4 tương tác cơ bản đó. Thì chỉ cần thế thôi, có thể giải thích tất cả mọi sự liên quan, mọi hiện tượng xảy ra. Hoặc như sự xuất hiện nguyên lý lượng tử là một chuyện khác, thuyết lượng tử không phải là thuyết thống nhất. Nhưng nguyên lý lượng tử là nguyên lý xuyên suốt, chỗ nào cũng cần nguyên lý lượng tử cả nó đi vào mọi lĩnh vực, không có chỗ nào không có nó. Nếu dùng danh từ “lý thuyết xuyên suốt” sẽ không gây tranh cãi gì cả.
Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tác sau này mà chúng ta sẽ phát hiện ra. Còn gọi là nguyên lý xuyên suốt thì phải có những nguyên lý, định đề, tiên đề mà không cách nào tránh khỏi cả, không lãnh vực nào tránh khỏi cả. Tôi nhất trí nếu chúng ta dùng khái niệm đó thì không có gì để bàn cãi.
Việc chứng minh thì hiện nay ta chưa đòi hỏi lắm. Nhưng ta có thực tế là nó đúng rất nhiều chỗ và không gây mâu thuẫn gì cả. Ta có thể thấy lý thuyết này không gây mâu thuẫn gì, nó tương đồng với tất cả mọi thứ. Nhưng đó chưa phải là chứng minh, chứng minh còn đòi hỏi nhiều chuyện khác nữa. Không có gì chứng minh gọi là triệt để cả. Nay ta nên dùng danh từ nguyên lý xuyên suốt thay cho lý thuyết thống nhât. Còn về tinh thần tôi nhất trí và cũng tâm đắc và chỉ đặt vấn đề về cách dùng thuật ngữ như thế nào cho phù hợp. Nguyên lý xuyên suốt khác, nguyên lý thống nhất khác. Nguyên lý xuyên suốt hay nguyên lý hòn đá tảng là nền tảng của tất cả mọi thứ thì ta gọi là nguyên lý xuyên suốt. Còn lý thuyết thống nhất là gồm tất cả. Trong vật lý phân biệt hai khái niệm khác nhau. Khi gọi là nguyên lý xuyên suốt đã là rất lớn rồi.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Kết luận của Giáo sư là nên gọi là một lý thuyết xuyên suốt. Khái niệm về “lý thuyết thống nhất” chúng tôi dùng ở đây là hiểu từ tinh thần trong các sách của ông SW. Hawking.
Bây giờ tôi xin trình bày “Tính nhất quán về nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành” để Giáo sư thẩm định.
Trong Kinh Dịch, chỉ có một câu để giải thích sự khởi nguyên vũ trụ: “Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Đời sau thì thêm những câu như “Tứ tượng sinh bát quái”. Còn nguyên văn bản của Kinh Dịch chỉ có “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Đến đời Tống – tức gần 2000 năm sau - thì Chu Hy thêm khái niệm “Vô cực” vào, để giải thích khái niệm Thái Cực. Tính từ đời Tống đến nay đã khoảng 1000 năm, quan niệm của Chu Hy trở thành phổ biến và mang tính mâu thuẫn phi lý, sẽ trình bày rõ hơn dưới đây.
Khái niệm “Thái Cực” trong Lý học Đông phương, miêu tả sự khởi nguyên của vũ trụ là một khái niệm mơ hồ. Nhiều người tìm cách giải thích khái niệm này từ khi Kinh Dịch xuất hiện trong nền văn minh Hán, điển hình là Chu Hy. Giải thích này của Chu Hy được chấp nhận, nhưng theo tôi là bất hợp lý. Bởi vì, nếu lưỡng nghi đã coi là Âm Dương, tức là có sự phân biệt sau Thái Cực - thì giữa khái niệm “Vô cực” và “Thái cực”, dù giải thích theo cách nào, nó cũng đã có sự phân biệt, nó đã là Âm – Dương. Nếu coi khái niệm “Vô cực” đồng nghĩa với khái niệm “Thái cực” thì không cần thêm khái niệm “Vô cực” bên cạnh “Thái cực”. Đó chính là bất hợp lý trong quan niệm của Chu Hy. Trong trường hợp đồng nghĩa thì hai danh từ cùng miêu tả một thực trạng sẽ tự loại suy nhau. Còn nếu giữa "Vô cực” và “Thái cực” là hai khái niệm miêu tả hai thực trạng không đồng nhất thì tự nó đã là phân biệt đã là Âm Dương, đã là “Lưỡng nghi”, thì không cần phải nói “Thái cực sinh lưỡng nghi”. Đó là tính phi logic trong khái niệm của Chu Hy.
Vậy khái niệm đúng về “Thái Cực” trong lý học Đông phương sẽ phải hiểu như thế nào.
Chúng ta quay trở lại quan niệm của Kinh Dịch về bản thể khởi nguyên của vũ trụ qua câu “Thái cực sinh lưỡng nghi” – vậy “Thái cực” là gì?
Để tìm hiểu khái niệm này, tôi đã tổng hợp tất cả những hiểu biết về những vấn đề liên quan trong văn hóa Đông phương cổ. Thí dụ như trong Phật giáo có quan niệm về “Tính thấy”, được coi là cái có từ khởi nguyên của vũ trụ, không sinh không diệt; chính là Như Lai tạng tính; là bản tính chân như và là chân lý tuyệt đối. Sự trở về với “bản tính chân như” chính là sự giải thoát. Tính Thấy trong quan niệm của Phật giáo là chân lý cuối cùng, vô lượng, vô biên, không không gian, không thời gian, không lượng số. Tính thấy xuyên suốt, có trong tất cả vạn hữu, là cái tận cùng, là sự giải thoát mà trong cuốn sách “Định mệnh có thật hay không?”, còn gọi là “Tự do cuối cùng của con người”, là sự giải thoát theo quan niệm của Phật giáo.
Khi nghiên cứu về Đạo của Lão tử, thì tôi nhận thấy rằng: Lão tử quan niệm cho rằng: Đạo là có từ khởi nguyên của vạn vật, có thật; Đạo chi phối tất cả; Đạo không to, không nhỏ. Lão Tử quan niệm:
Đạo “Ở trên không sáng, ở dưới không tối”. “Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi”.
Tổng hợp những khái niệm về sự khởi nguyên vũ trụ trong Phật, Lão và những di sản văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt, chúng tôi đi đến kết luận: Khái niệm “Thái Cực” trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là miêu tả trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Chính vì thuyết Âm Dương Ngũ hành miêu tả từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và giải thích mọi vấn đề liên quan đến con người, thỏa mãn tiêu chí về một nguyên lý xuyên suốt, nên tôi cho rằng nó là học thuyết nhất quán. Và trong giai đoạn phục hồi thì chưa thể gọi là hoàn chỉnh trên thực tế của nó.
Thái cực miêu tả trạng thái khởi nguyên vũ trụ, thì theo đó trạng thái khởi nguyên của vũ trụ là một trạng thái không thể gọi là to, không thể gọi là nhỏ. Nếu bảo nó to thì phải có cái nhỏ để so sánh. Không thể gọi là ”động” và cũng không thể gọi là “tĩnh”; và vì thế không thể có khái niệm về tốc độ; vì không có khái niệm về tốc độ, nên cũng không thể coi như có không gian, thời gian và lượng số.
Trên cơ sở đó thì có thể xác định rằng: Tốc độ vũ trụ ở trạng thái khởi nguyên này phải bằng /0/. Khái niệm /0/ ở đây có nghĩa tuyệt đối. Chúng tôi đặt vấn đề về giai đoạn tồn tại của “Thái Cực” không thể gọi là ngắn hay dài, vì không có thời gian xác định trong trạng thái tuyệt đối. Một vấn đề thuần túy lý thuyết cho rằng: Giả sự trạng thái đó vẫn cứ y như vậy thì đã không có tất cả những hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ mà chúng ta quan sát được. Do đó, phải có một cái gì đó xảy ra, khác Thái Cực, không phải Thái cực và tương tác với Thái Cực để khởi đầu cho một vũ trụ hiện hữu như chúng ta thấy ngày nay. Cái không phải Thái Cực và tương tác với Thái cực, chính là khái niệm “Lưỡng nghi” miêu tả trong Dịch học. Khi “lưỡng nghi” xuất hiện thì bắt đầu có tương tác. Trạng thái tương tác ban đầu này chính là khái niệm “tứ tượng”.
- Thưa Giáo Sư! Khái niệm “tượng” trong ngôn ngữ của Lý học Đông phương, nhằm miêu tả một hình thức thể hiện một bản chất của sự vật, mà người ta chỉ có thể hiểu được nó qua hình thức mà nó thể hiện mà thôi, chứ bản chất nó không phải thế. Cho nên mới gọi là “tượng”. Thí dụ như là mây đen là tượng của mưa, nhưng mây đen ko phải là mưa. Nhưng nhìn mây đen thì biết rằng sẽ có thể có mưa, hoặc đang có mưa ở vùng trời phía xa. Như vậy, “tượng” là một khái niệm thể hiện một hình thức phản ánh nội dung của sự kiện, hoặc một thực tại nào đấy, nhưng bản chất của sự kiện, hoặc thực tại ấy lại không phải cái tượng mà nó thể hiện thì gọi là “tượng”. Kết hợp với tri thức khoa học hiện đại cho rằng: Bản chất của vũ trụ là bắt đầu bằng tương tác, tương tác như thế nào thì sự vật hình thành như thế đó thì khái niệm “Tứ tượng” trong Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là miêu tả tính tương tác ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ. “Tứ tượng” chính là 4 trạng thái tương tác có ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ, ngay khi “Lưỡng nghi” xuất hiện.
Gần đây, có ý kiến của giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho rằng: Bản thể của vũ trụ bắt đầu từ một nguồn năng lượng vô cùng nhỏ. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho rằng:

Các tính toán chứng tỏ rằng, để giải thích tất cả những gì vũ trụ chứa hiện nay về vật chất và năng lượng, chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ một phần triệu tỷ, tỷ (10 -24) cm, được choán bởi trường inflaton tương ứng với khối lượng chỉ vài gam. Tức là chưa bằng một cái kẹo” (*).

Trên cơ sở là quan niệm về tương tác đầu tiên của “Lưỡng nghi” thì có thể nói rằng: Sự tương tác đầu tiên của Thái cực với cái không phải nó – lưỡng nghi - có năng lượng vô cùng nhỏ: Gần bằng 0 và khác 0. Bởi vì, nếu giáo sư Trịnh Xuân Thuận xác định một định lượng nào đấy, cho dù là 1 lũy thừa âm 24 thì định lượng đó phải được hình thành có thể đo đếm được. Mà đã đo đếm được thì không bao giờ một cái tuyệt đối lại có thể lập tức sinh ra cái đo đếm được. Bởi vậy, cái sinh ra ban đầu có thể nói vô cùng tế vi, vô cùng nhỏ, mà chúng ta thậm chí không thể khái niệm được nhỏ như thế nào. Nhưng cái vô cùng nhỏ một cách tế vi đó lại tương tác với cái tuyệt đối ban đầu là Thái cực với một vận tốc cực nhanh, gần như tuyệt đối. Có thể miêu tả là - vật siêu tế vi, vô cùng nhỏ đó, đi từ đầu này tới đầu kia vũ trụ trong khoảng thời gian vô cùng nhỏ, gần bằng 0, tạo ra năng lượng vô cùng lớn. Chính vì sự tương tác này mà khởi điểm sau giây 0 chính là sự bùng nổ của vũ trụ. Đây là một cách giải thích khác cho sự klhởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về sự bùng nổ của vũ trụ, phù hợp với những sự chứng nghiệm của tri thức khoa học hiện đại.
Với quan niệm của Thuyết Âm Dương Ngũ hành được giải thích như vậy ở ngay điểm khởi nguyên vũ trụ, nó đã phủ nhận thuyết Big bang. Vì Big bang cho rằng vật chất cô đặc sau đó nó bùng vỡ. Người ta cho rằng, vũ trụ khỏi nguyên là một khối vật chất cô đặc vô cùng lớn, nó bùng vỡ trong không gian và tạo ra một vũ trụ như hiện này. Với khái niệm khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành vừa được trình bày, thì nó là một trạng thái không giống như Big bang. Tôi cho rằng thuyết Big bang là một sự suy luận sai lầm từ một nhận thức trực quan. Mà do người ta suy luận từ một thực tế quan sát được khi thấy các thiên hà ngày càng chạy xa nhau, dù quan sát ở bất cứ điểm nào trong không gian vũ trụ. Từ đó dẫn đến một suy luận cho rằng: Nếu quay ngược thời gian thì vũ trụ ban đầu chỉ xuất phát từ một điểm. Đó chính là sự cô đặc đến vô cùng của vật chất. Sau đó là sự bùng vỡ từ khối vật chất cô đặc này và đó là Big bang. Nhưng giả thuyết này có đúng hay không thì chưa xác minh được. Người ta có thể giải thích hiện tượng quan sát được bằng một giả thuyết khác. Trong các giả thuyết giải thích khác nhau đó thì giả thuyết nào phù hợp với tiêu chí khoa học và phù hợp với các hiện tượng quan sát được thì giả thuyết đó được coi là đúng.
Bắt đầu từ trạng thái khởi nguyên vũ trụ - theo cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành mà em trình bày thì sẽ được coi là đúng nếu nó phù hợp với các hiện tượng quan sát được và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Trên cơ sở này, nếu cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành mà tôi trình bày cũng phù hợp với trạng thái khởi nguyên vũ trụ mà khoa học đã xác định là sự bùng nổ ban đầu của vũ trụ. Có nghĩa là cách giải thích này không mâu thuẩn với sự xác định của khoa học hiện đại.
Như vậy, nếu chỉ giới hạn đến sự bùng nổ của vũ trụ ban đầu mà khoa học xác định được thì cách giải thích của tôi cũng dẫn đến sự bùng nổ của vũ trụ. Bởi vận tốc cực đại, gần như tuyệt đối, thì dù với một hình thái siêu tế vi và với năng lượng cực nhỏ, nhưng chính sự tương tác với Thái Cực là cái vô lượng vô biên, không phải nó ban đầu, thì nó vẫn có thể tạo ra được sự bùng nổ với năng lượng vô cùng lớn, như khoa học hiện đại đã xác định. Tôi cho rằng cách giải thích của tôi từ cái hiểu về thuyết Âm Dương Ngũ hành, ít nhất nó phản ánh tính hợp lý lý thuyết. Tính hợp lý này thể hiện ở chỗ, thuyết Big bang cho rằng vũ trụ khởi nguyên từ trạng thái vật chất cô đặc. Như vậy dù khối vật chất cô đặc này có lớn đến đâu chăng nữa, vẫn là một sự giới hạn chứ nó không thể là khối vật chất vô hạn. Nếu nó đã vô hạn thì không thể gọi là cô đặc. Và nếu cả thế giới là vật chất cô đặc thì khi tan rã phải tạo ra chân không. Do giữa khái niệm cô đặc và chân không là những khái niệm tương ứng và bổ trợ.
Nhưng với cách giải thích của từ thuyết Âm Dương Ngũ hành thì vũ trụ này vẫn tồn tại một năng lượng vô cùng lớn có trong muôn vật – từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ - chính là Thái cực. Sẽ không có chân không tuyệt đối chính bởi sự tràn ngập của trang thái vô lượng, vô biên của Thái cực.
Qua cách giải thích này trình bày với Giáo Sư, tôi chỉ muốn đặt vấn đề về tính hợp lý trong trạng thái khởi nguyên của vũ trụ và muốn thày thẩm định cho tôi biết:
Thuyết Big bang có thể được coi là đúng tuyệt đối hay ko?
------------------------------------------------
(*)
Chú thích: trang 208. Những con đường ánh sáng – Trịnh Xuân Thuận.
Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch. Nxb Trẻ 2008.




Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Giáo sư Đào Vọng Đức:
Hiện nay, thuyết big bang cũng chỉ là một trong những mô hình, cũng có người tin, có người không tin. Nhưng cũng có người tin ở mức độ nào đấy, có thể nói trong phạm vi nào đấy thì thuyết Big bang đúng. Ví dụ trong phạm vi của thời đại này, thời đại từ big bang đến bây giờ. Nhưng trên thực tế hiện nay, rất nhiều ý kiến cho rằng, big bang chẳng qua chỉ là 1 trong tỉ tỉ giai đoạn như vậy, như tư tưởng phật giáo là vô thủy vô chung… big bang nổ ra, giãn nở, giãn nở rồi co lại, là sự rạn nứt rồi lại tiếp tục lần mới, rồi lại tiếp tục vô cùng vô tận như vậy, tôi nghĩ thì cái đó là cái hợp lý nhất.

Theo tôi, có một điểm anh Tuấn Anh nói, tôi thấy rất phù hợp. Thứ nhất tôi nói về tốc độ: Khi đã gọi là không có không gian thời gian thì không thể nói có tốc độ được . Bởi tốc độ bao giờ cũng có ý nghĩa không gian chia với thời gian. Đi khoảng cách bao nhiêu, thời gian bao nhiêu thì tốc độ dính dáng như vậy. Nhưng khi chưa có không gian, thời gian thì không thể có cái gọi là tốc độ được. Cái này liên quan đến vấn đề chân không.

Chỗ mà anh Tuấn Anh miêu tả về bản tính của Thái Cực, thì theo tôi hiểu là liên quan rất nhiều đến khái niệm mà ta gọi là chân không. Chân không không thể gọi là gì cả. Chân không bây giờ người ta chứng minh bằng phương trình Einstein thì ta có một hằng số gọi là hằng số vũ trụ. Hằng số này liên quan đến năng lượng chân không, mà hằng số đó người ta chứng minh rằng bắt buộc phải có, mới mô tả được cái quá trình hình thành diễn biến của vũ trụ như hiện nay, nếu không có thì không được. Lúc đầu Einstein đưa ra phương trình không có hằng số đó. Sau vài năm ông ta thêm vào, bởi vì thấy rằng nó không phù hợp với số liệu thực tế. Rồi sau đó một số người lại thấy đem cái này vào thì rắc rối quá. Họ cho rằng không nên thêm hằng số này vào, thì Einstein cũng đã có một thời gian gọi là nhận sai lầm, khi đưa hằng số vũ trụ vào công thức của ông. Nhưng sau đó một thời gian, chính Einstein lại thấy phải đưa hằng số này vào mới mô tả được bản thể vũ trụ. Hiện tại, thì hầu như mọi người đều thừa nhận phải đưa hằng số vũ trụ vào đấy. Chính hằng số này lại đặt ra vấn đề mật độ năng lượng của chân không. Khi tích phân toàn không gian thì nó lại vô cùng vô tận. Trạng thái chân không mà mọi người hiện nay đều thừa nhận nó không có gì, nhưng lại là trạng thái vô cùng vô tận. Tôi thấy cách giải thích này rất đúng với khái niệm Thái Cực và rất hay: Vô cùng vô tận không thể hình dung nổi.

Posted Image
Posted Image

Trạng thái chân không là không có gì cả. Nhưng năng lượng là vô cùng vô tận. Còn những ta cái ta có năng lượng này chẳng qua thêm vào vì chân không chính là năng lượng tiềm ẩn. Chính nhờ năng lượng chân không đó ta mới có được mọi chuyện. Vì từ năng lượng chân không đó, là nguồn gốc sinh những hạt và phản hạt.

Tôi có thể liên tưởng đến lưỡng nghi với hạt và phản hạt. Các loại cặp hạt và phản hạt lại tương tác với nhau, sinh ra mọi loại tương tác, rồi phát triển như vũ trụ hiện nay. Thế giới hiện tượng như chúng ta cảm nhận hiện nay, lại chính là một quá trình phát triển từ một cái rất đơn giản. Sự tương tác ban đầu sinh ra mọi hiện tượng muôn hình muôn vẻ tạo thành thế giới hiện tượng như ta thấy và thế giới này luôn thay đổi luôn luôn và có những lúc nó lại hủy hoại lẫn nhau trở về chân không, rồi lại tiếp tục lặp lại chu kỳ như vậy. Cái logic này rất hợp lý và phù hợp với thuyết lượng tử.

Trong thuyết lượng tử độc lập với phương trình Einstein lại chứng minh rằng: Quả thật là năng lượng chân không là vô cùng vô tận. Nhưng ta rất dễ nhận ra rằng: Tất cả mọi cái chúng ta có thể xây dựng nên dao động từ điều hòa, ta có thể hình dung dao động này với tần số nào đấy, cái năng lượng ấy với phổ năng lượng của thuyết lượng tử của dao động ấy. Mỗi dao động lượng tử ấy có năng lượng thấp nhất nhưng không phải bằng 0. Hàng vô số những dao động lượng tử ấy cộng lại thì sẽ có năng lượng vô cùng vô tận, chính là trạng thái chúng ta gọi chân không. Những vấn đề ấy là hoàn toàn tương đồng với những cái anh Tuấn Anh vừa nói, nhưng cách giải thích, cách tiếp cận thì mỗi người một cách. Thí dụ như phương trình Mar Xoen, thì có nhiều mô thức cũng dẫn tới phương trình Mac Xoen, còn cách tiếp cận chính xác nhất là cách tiếp cận lượng tử như vậy. Cách giải thích thì tùy theo ngôn ngữ , tùy theo trình độ của người nghiên cứu và công chúng. Phật nói rồi các giáo lý, không phải Phật nói một cách đầy đủ. Như vậy, người ta chả hiểu gì cả. Cũng như ta đến vườn trẻ ta giải thích cho trẻ con cách chơi game, ta không thể giải thích đầy đủ nguyên lý cho chúng được, mà chỉ có thể chỉ cho cách chúng bấm như vậy thôi. Nói về phương diện các hệ quả, các mô tả thì có sự tương đồng rất lớn giữa thuyết lượng tử và thuyết chân không, kể cả giáo lý chân không trong đạo Phật. Trong Phật giáo cũng nói rõ: Nếu không có mặt trời, không có mặt trăng thì khái niệm không gian, thời gian là vô nghĩa, nó gắn liền chặt chẽ như vậy. Trên con đường tiếp cận đến nó hòa quyện với nhau một cách rất đa dạng, cho đến nay chúng ta cũng chưa đủ trình độ để hiểu hết. Chúng ta chỉ khai sáng dần, khai sáng dần để gọi là có tham vọng, để giải quyết chứ còn nhiều cái cần phải học.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

Xin cảm ơn Giáo Sư. Tôi được biết GS là người rất là uy tín về vật lý lý thuyết của Việt Nam. Nên chỉ cần thầy có ý kiến về sự tương đồng là tôi đã thấy rất là vui mừng.

Giáo sư Đào Vọng Đức:
Rất tương đồng. Rất nhiều cái tương đồng!

Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Vậy tôi xin trình bày tiếp giai đoạn khởi nguyên vũ trụ.
Như tôi đã trình bày, sau khi trạng thái Lượng nghi xuất hiện thì tiếp theo đó là sự bùng nổ của vũ trụ. Bởi một sự tương tác giữa cái tuyệt đối của Thái cực và một vận tốc gần như tuyệt đối nhưng không phải Thái Cực. Sự tương tác ban đầu đó hình thành nên bốn trạng thái tương tác và gọi là tứ tượng. Theo tôi, khái niệm tứ tượng chính là bốn trạng thái tương tác, hình thành đồng thời sau sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ không phải bốn trạng thái tương tác đó hình thành lần lượt từng cái một trong quá trình diễn biến.

Giáo sư Đào Vọng Đức:

Đúng! Rất chính xác!

Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Trong quá trình hình thành giữa cái bây giờ chúng ta tạm gọi là chân không, hay Thái Cực, hay môi trường ete, hay dạng năng lượng tuyệt đối thì nó phải tồn tại những cái quan sát được để so sánh với nó. Ví dụ có thể là hạt, có thể là những thiên hà, hoặc những vật thể rất dễ nhận thấy là mặt trời và mặt trăng….vv… Với những trạng thái tồn tại đầu tiên của vật chất đầu tiên trong sự khởi nguyên của vũ trụ. Những trạng thái vật chất đầu tiên này, theo tôi gọi là Ngũ hành trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. (Học thuyết gọi tên là thuyết “Âm Dương ngũ hành” là vì con người sau này phục hồi lại đặt nó ra, còn bản thể đầu tiên nó được gọi là thuyết gì thì chúng ta chưa biết. Lúc này do chưa tìm được tên nào thích hợp, nên vẫn phải tạm gọi là thuyết Âm Dương Ngũ hành)

Posted Image

Trở lại với dạng vật chất đầu tiên được hình thành trong vũ trụ và được phân loại theo ngũ hành. Sự xuất hiện của những dạng vất chất đầu tiên này là tuần tự. Tôi không biết là những vấn đề được trình bày này về các dạng vật chất đầu tiên trong vũ trụ có phù hợp với những lý thuyết vật lý hiện đại hay không? Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thể hiện quan niệm như tôi đã trình bày với Giáo sư, là sự hình thành những trạng thái vật chất đầu tiên mang tính tuần tự, còn sự tương tác là tức thời, tức có 4 trạng thái tương tác. Những dạng vật chất khởi nguyên đó gồm có 5 dạng vật chất. Nhưng những ghi nhận trong cổ thư chữ Hán thì rời rạc và mâu thuẫn. Theo như cổ thư chữ Hán miêu tả thì Ngũ hành là phát hiện ở thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên, do vua Đại Vũ tìm ra trên lưng con rùa. Miêu tả dạng vật chất đầu tiên là “Thiên nhất sinh thủy”. Khái niệm Thủy trong thuyết Âm Dương Ngũ hành là có sự vận động cong, thẳng. Cũng theo thuyết này thì khái niệm “Thủy” không đơn giản là “nước”, mà nó là một trạng thái vận động, một dạng tồn tại mà sự vận động theo đường cong và đường thẳng. Tiếp đó, cổ thư ghi nhận: “Địa nhị sinh Hỏa” là giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, tôi hiểu là sự bùng nổ của năng lượng vũ trụ. Còn gọi là trạng thái hỗn độn. Rồi “Thiên tam sinh mộc”, mộc có tính vươn lên. “Địa tứ sinh kim”, trong cổ thư ghi nhận tính chất của kim là “Cứng mạnh, nhọn sắc”. Sau đó trở lại chu kỳ cuối cùng là Thổ. Nhưng thực chất chỉ có 4 dạng trạng thái ban đầu, chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái kia, giai đoạn chuyển hóa nó là thổ.

Tôi cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh từ nguồn gốc đích thực của nó. Nó miêu tả vũ trụ bắt đầu từ một trạng thái tạm gọi là chân không theo vật lý hiện đại; hoặc gọi là Thái cực - theo quan niệm của nó. Sau đó sinh ra một cái không phải nó, gọi là "lưỡng nghi". Sự tương tác với cái không phải nó xuất hiện ngay lập tức 4 trạng thái tương tác từ sự khởi nguyên vũ trụ. Những trạng thái vật chất đầu tiên lần lượt xuất hiện, được phân loại gọi là ngũ hành. Năm trạng thái tồn tại của dạng vất chất đầu tiên trong vũ trụ tiếp tục tương tác và tạo nên vũ trụ hiện nay, mà đức Phật gọi là “trùng trùng duyên khởi”. Từ những dạng cấu trúc vật chất đầu tiên cũa vũ trụ, dẫn đến hình thành vũ trụ như hiện nay – điều này có thể miêu tả từ những quy luật đơn giản đầu tiên trở thành một bức tranh phức tạp như thuyết của Wonfram (*). So sánh với lý thuyết Wonfram thì ta có thể hiểu rằng: Đó chính là những mô hình đầu tiên đơn giản của vũ trụ, đã tạo ra những diễn biến cực kỳ phức tạp như trong vũ trụ nhận thức được hiện nay. Một trong những thực tế phức tạp nhất, chính là đáy của cái tam giác theo mô hình toán học Wonfram. Có thể sự xuất hiện của con người ở đâu đó gần cái đáy của mô hình này và đang còn phát triển tiếp tục. Sự xuất hiện của con người đã trở lại nhận thức vũ trụ.

Để giải quyết vấn đề ý thức liên quan đến nhận thức vũ trụ; trong tiểu luận “Định mệnh có thật hay không”, tôi đã định nghĩa lại vật chất như sau:

"Tất cả những sự tồn tại có năng lượng và tương tác đều là vật chất."

Trong lịch sử, tôi cũng không phải là người đầu tiên định nghĩa lại vật chất. Trong quá trình phát triển của nhận thức của nhân loại, đã có nhiều người định nghĩa lại vật chất, cứ mỗi lần có sự phát triển mới về nhận thức thực tại khách quan, thì người ta lại phải định nghĩa lại vật chất để nó phù hợp với nhận thức chung. Đến giai đoạn hiện nay việc định nghĩa lại vật chất là “Tất cả những gì có năng lượng và tương tác đều là vật chất” là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu nhận thức thực tại khách quan. Với định nghĩa này, tôi hay nói đùa là: “Ngay bây giờ mà có ma hiện ra thật, thì tôi cũng sẵn sàng bắt tay để xem nó tồn tại dưới dạng vật chất nào”. Nếu nó làm tôi sợ, thì nó có tương tác với tôi thì tôi mới sợ. Lúc đó thì ma cũng là một dạng tồn tại của vật chất. Có điều dạng tồn tại của vật chất đó nó không phải là hình thức như chúng ta thường thấy, nên có cảm giác lạ mà thôi.

Với định nghĩa mới về vật chất này thì ý thức con người cũng là một trạng thái tồn tại của vật chất. Bởi vì nó có tương tác. Khoa học hiện đại đã xác nhận "ý thức có tương tác với vật chất" thì nó phải là vật chất ở một dạng tồn tại nào đấy. Từ đó dẫn đến một suy nghiệm hợp lý rằng:
"Nếu ý thức đã là vật chất thì cái gì nhận thức được vật chất vô tri đó?"

Trong Phật Pháp miêu tả là ”Tính thấy”. Đức Phật cho rằng tính thấy có trong muôn vật và muôn vật đều có tính thấy dù từ những hạt vật chất nhỏ nhất đến Thiên hà khổng lồ và cả trong hư không. Phật pháp quan niệm rằng: Chính Tính thấy có trong muôn vật và cả hư không , nên con người mới nhận thức được, mới thấy được. Nếu tính thấy không có trong vật, trong khái niệm tính thấy của Phật pháp là tồn tại từ khởi thủy đến vô chung, cũng hoàn toàn phù hợp với khái niệm chân không khởi nguyên theo vật lý hiện đại; hoặc là Thái Cực theo quan niệm của tôi về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó chính là một dạng năng lượng tuyệt đối và nó vẫn còn tiếp tục tồn tại, bởi vì tính tuyệt đối, tính vô lượng vô biên của nó. Tất nhiên nó vẫn tiếp tục tồn tại trong mọi sự tồn tại của vật chất, dù dưới dạng hạt, dạng phân tử, dạng nguyên tử….; hoặc những cấu trúc lớn hơn như cấu trúc của những sinh vật; hoặc Thiên hà thì vẫn có sự tương tác của tính thấy. Tính thấy là cái nhận thức cuối cùng mà Đức Phật kêu gọi là con người trở về, coi như sự giải thoát cuối cùng.

Trong quá trình hình thành 5 dạng vật chất đầu tiên vẫn tiếp tục tương tác với trạng thái khởi nguyên của nó và nó tương tác với nhau để trở thành một cái hình kim tự tháp với các cấu trúc tiến hóa ngày càng phức tạp, mà trong thuyết Wonfram miêu tả.

Kết luận theo quan điểm của tôi về thuyết Âm Dương Ngũ hành là:

Những trạng thái vật chất khởi nguyên với khái niệm Ngũ hành này và sự tồn tại hiện nay, chính là kết quả của sự tương tác từ trạng thái đơn giản ban đầu và vẫn đang tương tác tiếp tục, trùng trùng duyên khởi.

Posted Image

Như vậy, về mặt lý thuyết theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tất cả mọi hiện hữu trên thế gian này, đều phải bắt đầu từ những trạng thái vật chất khởi nguyên Ngũ hành đó và được phân loại theo những nhóm hiện tượng theo Ngũ hành. Bát quái trong thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ là những ký hiệu thể sự phân loại của các nhóm hiện tượng có nguồn gốc từ Âm Dương – Ngũ hành. Điều này sẽ giải thích tại sao quẻ Càn trong Thuyết Quái của Kinh Dịch vừa là trời, vừa là cha, vừa là đàn ông, vừa là cửa khuyết, vừa là con ngựa có hình dáng thon thả, vừa là con ốc, vừa là con ba ba…. Bởi đó chính là thể hiện của nhóm hiện tượng, chứ không phải là bản thể của quẻ Càn. Ba gạch quẻ càn chính là một ký hiệu thể hiện của một hành trong Ngũ hành mà thôi. Ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương, nên cũng phân Âm Dương. Cho nên tôi mới xác định rằng quẻ Càn là Âm kim đới thủy và nằm trong Âm Thủy trên Hà đồ.

Trong phần trên, tôi đã trình bày cách giải thích sự hình thành vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Trong hệ thống lý thuyết này, “bát quái” chỉ là ký hiệu toán học theo hệ nhị phân, tiêu biểu cho sự phân loại các nhóm hiện tượng. Ký hiệu bát quái – thể hiện sự tương tác tổng quát của những nhóm hiện tượng sắp xếp để miêu tả hai trạng thái tồn tại trong vũ trụ. Trạng thái tồn tại và qui luật tương tác đầu tiên - khởi nguyên của toàn thể vũ trụ, thuyết Âm Dương Ngũ hành gọi là “Tiên thiên Bát quái”. Trong sự phát triển của vũ trụ đã hình thành những trạng thái tương tác phức tạp như giai đoạn con người nhận thức được hiện nay (Một phần trong tam giác biểu tượng của lý thuyết toán Wonfram), chính là giải Ngân hà và Thái Dương hệ của chúng ta. Ký hiệu siêu công thức “Hậu Thiên Bát quái” chính là sự thể hiện quy luật tương tác đặc thù cho mối quan hệ các hiện tượng vũ trụ quanh trái Đất.

Chính vì vậy, tôi đã chứng minh rằng: Hậu Thiên Bát quái phải liên hệ với Hà đồ. Cơ sở của phát hiên này, xuất phát từ một bản văn của Nhật Bản được giáo sư Lê Văn Quán miêu tả thì Hà Đồ chính là sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ, được miêu tả theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ liên hệ với mặt Trời và mặt Trăng. Tức là sự vận động có tính quy luật của Thái dương hệ. Do đó, khi xác định “Hậu thiên bát quái” là siêu công thức, miêu tả quy luật vận động của một bộ phận hình thành trong quá trình phát triển của vũ trụ, liên quan đến con người thì nó phải liên quan đến Hà đồ. Chứ không thể liên quan đến Lạc thư như cổ thư chữ Hán ghi nhận. Trên cơ sở Hậu thiên bát quái liên quan đến Hà đồ, tôi mới phân định lại tính chất căn bản của bát quái là sự thể hiện tổng hợp những nhóm hiện tượng. Nó không thể mang tính cụ thể cho từng vật thể xuất hiện trên trái Đất như “Cấn là núi”; “Đoài là đầm, trạch” được. Đầm chỉ là một hiện tượng nằm trong nhóm hiện tượng mà quái Đoài là tiêu biểu mà thôi.

Posted Image

Hà Đồ phối Hậu thiên bát quái Lạc Việt

Posted Image

Sau khi đưa “Hậu thiên bát quái” vào với Hà đồ thì nó lý giải tất cả mọi vấn đề liên quan một cách hợp lý. Kể cả trong phong thủy, tử vi….. Trong điều kiện mô tả bằng đồ hình tròn của Hậu Thiên Bát quái với Hà Đồ, và đặt trái Đất vào trung tâm của đồ hình, đã thể hiện rất rõ một thực tại nhận thức được liên quan đến nó. Nó đã cho thấy đường Hoàng Đạo và Bạch đạo của trái Đất chính là các trục Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đồng thời nó cũng mô tả hầu hết những trạng thái liên quan đến kiến thức về tương quan giữa trái Đất và vũ trụ xung quanh. Từ đó tôi mới suy luận ra rằng: Tử vi chính một mô hình biểu kiến mô tả sự vận động có tính quy luật của những ngôi sao ảnh hưởng tới trái Đất. Còn cụ thể nó tương tác như thế nào – thí dụ, sao Đào Hoa phát ra những sóng ra sao - thì hiện nay nó còn là sự tiếp tục cần khám phá trong quá trình nghiên cứu. Nhưng tôi tin rằng: Hướng suy luận của tôi đúng. Bởi vì, nếu xét về mặt tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng - Nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri thì lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học đó được coi là đúng.

Posted Image

Khi đã được coi là đúng và từ đó ta có thể tiếp tục phát triển tìm đến bản chất đích thực của những hiện tượng khách quan , mà lý thuyết đó phản ánh. Cụ thể như sao Đào hoa hãm địa ở Dậu và vượng địa ở Tý Ngọ - thì nó có thể dẫn đến những nghiên cứu tiếp theo để xác định cụ thể là sao Đào hoa là sao nào trên bầu trời? Và căn cứ vào quy luật từ đó dẫn đến phân tích các sao, vị trí của các sao trên vòng Hoàng đạo. Khi ta đã xác định vị trí các sao qua tính quy ước trong tử vi, người ta có thể tìm được vị trí thật và ảnh hưởng thật của nó như thế nào với con người. Ví dụ người ta đã phát hiện ra những chu kỳ vận động của vết đen trên Mặt trời, có thể ảnh hưởng tới bệnh tật trên trái đất. Bệnh tật rõ ràng tương tác với số phận con người, nếu chẳng may người nào dính vào bệnh thì số phận của con người sẽ ảnh hưởng bởi tật bệnh đó.

Thưa giáo sư! Tôi cho rằng điều này đó là một sự tất nhiên. Khi một ngôi sao trên bầu trời so với trái Đất ở các vị trí khác nhau, tất nó phải có tương tác khác nhau với trái Đất và ảnh hưởng với con người cũng khác nhau. Tôi nghĩ là cái này khoa học hiện đại cũng chấp nhận và nó sẽ mở ra mở ra một hướng nghiên cứu trong khoa học.

Từ góc nhìn của khoa học hiện đại, giáo sư nghĩ thế nào về vấn đề này?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư ĐVĐ:

Tôi có một số suy nghĩ xung quanh vấn đề gọi là các tương tác. Anh Tuấn Anh có nói là có bốn loại tương tác. Thật ra, chúng ta phải hiểu thế này. Khi đã nói thống nhất tương tác, có nghĩa là chúng ta phải chứng minh tất cả có cùng một bản chất. Ta có thể hiểu vấn đề như vậy. Còn các cái thể hiện bên ngoài, chẳng qua là những hình thái thể hiện của một bản chất đó nên hiểu khái niệm thống nhất như vậy. Cũng như bây giờ ta muốn xây dựng lý thuyết thống nhất bốn tính chất tương tác mà con người khám phá hiện nay là: Tương tác hạt nhân mạnh, tương tác hạt nhân yếu, tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn thì bây giờ chúng ta phải thấy rằng bốn tương tác đặc trưng này là có cùng một bản chất. Còn những thể hiện đó bên ngoài, mà chúng ta tưởng là khác nhau, thật ra đó là cùng một bản chất thể hiện dưới những dạng khác nhau theo những điều kiện khác nhau. Bây giờ, người ta thấy khi mới sinh ra vũ trụ thì bốn trạng thái tương tác này đều xuất phát từ một bản chất cả. Còn sau này, chỉ cần sau chưa đến 1 phần tỷ của 1giây thì đã có sự thay đổi nhanh chóng, gần giống như chúng ta nhận thấy như hiện nay, nó thay đổi nhanh chóng như vậy. Nhưng ta có thể hiểu đó là bản chất riêng thể hiện khác nhau là do những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Điều kiện biên, điều kiện ban đầu, điều kiện mờ…Điều kiện khác nhau, nó sinh ra khác nhau. Tất cả nó cùng bản chất khác nhau. Ta có thể hiểu như vậy.

Những cái anh Tuấn Anh nói tôi cũng rất nhất trí là như vậy. Nhưng ta phải hiểu theo quan điểm là không phải mọi hiện tượng dần dần khác nhau. Thực ra nó có cùng bản chất, nhưng sau đó do những hoàn cảnh khác nhau, nó thể hiện theo những hiện tượng khác nhau, nên ta tưởng là khác nhau. Thật ra là cùng bản chất cả.

NVTA: Thưa Giáo sư, vậy là nó phải xuất phát từ cùng một bản chất gọi là Thái Cực.

Giáo sư ĐVĐ: Vâng! Còn những hình thái thể hiện gọi là tượng. Tôi thấy có sự tương đồng như vậy. Tôi thấy vấn đề anh Tuấn Anh nói, có thể gọi là cách tiếp cận khác nhau. Thật ra, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thế nào gọi là lý thuyết đúng, ta không thể nói là chỉ có 1 lý thuyết đúng. Có rất nhiều lý thuyết đúng, cái đúng có rất nhiều tiêu chuẩn: Thứ nhất nó đúng không chỉ xuất phát từ những định đề, tiên đề, những cái gọi là định lý không mâu thuẫn với nhau. Và nó gọi là sự tương thích xây dựng trên những cơ sở của sự tương thích với nhau thì gọi là tính chất đúng, là lý thuyết. Nhưng phần quan trọng nhất nó mô tả thực tế đúng với thực tế. Trong vật lý, có thể có nhiều mô hình lý thuyết thỏa mãn điều kiện tương thích, nhưng cái nào đúng với thực tế thì cái đó mới có giá trị tồn tại. Cái quan trọng cuối cùng là đúng với thực tế, giải thích thực tế. Còn xây dựng lý thuyết logic thì có nhiều kiểu xây dựng lắm, không thể nói cái này đúng cái kia sai. Có vô số kiểu đúng, nhưng cái đúng mà có giá trị tồn tại là nó mô tả được thực tế, cái đó mới quan trong. Riêng tôi thấy những cái về Kinh dịch, lưỡng nghi, tứ tượng, âm dương, ngũ hành theo tôi cảm nhận đúng, nó mô tả những cái đúng. Còn có những cái sai không phải do nó sai mà do người diễn giải sai, nhà chuyên môn sai chứ không phải là người này sai bảo nó sai. Nó đúng nhưng mình chưa đủ trình độ, hiểu chưa thấu đáo. Cũng như rất nhiều người xem tử vi, có người xem rất chính xác, có người sai. Mặc dù, người xem cũng xuất phát từ một bản tử vi đó. Tóm lại cách đoán như thế nào, người đoán kiểu này, người đoán kiểu khác, sai đúng do người đó. Người đoán thế này, người đoán thế khác đó là do họ chưa đủ trình độ. Còn bản tử vi nó chỉ có như vậy, ta có đủ trình độ để hiểu và luận đoán như thế nào là một chuyện khác.

Sự tương tác, cái mà nhận biết được, chính chỗ này rất tương đồng với những điều trong kinh Phật nói. Mà trong tính chất Âm dương- Ngũ hành, cái nào gọi là định mệnh, cái nào không là định mệnh. Có định mệnh, nhưng cũng có sai lệch theo định luật xác xuất. Ví dụ như vật lý lượng tử nói hạt chuyển động, đó là xác suất như vậy, không loại trừ có thể cái đó, nó cho phép thuộc tính chuyển động theo một cách ngẫu nhiên. Nhưng ngẫu nhiên có quy luật và xác xuất là bao nhiêu? Khi được gọi là xác suất thì cái gì cũng có phần trăm cả; 99% hay 1% vẫn có thể xảy ra . Chính cái đó lúc đầu làm một số người bối rối, thật ra chính cái đó mới là giải thích tất cả mọi sự vật hiện tượng. Cái hay, cái thần kỳ ở chỗ đó.

Vì sao ngôi sao chỗ này, chỗ khác, người ta sinh ra giờ này giờ khác, nó có mối liên hệ sâu xa nhiều chuyện. Ngoài liên hệ những dạng mà chúng ta hiểu ở vị trí này thì trường khác, ở vị trí kia thì trường khác; ở chỗ này, thời gian này thì điều kiện ban đầu khác. Đó là một chuyện, là một lẽ nhưng còn cái sâu xa hơn. Trong thuyết lượng tử có cái gọi là trạng thái đan chằng nhau. Thế nào gọi là đan chằng? Thì chính thuyết lượng tử dựa trên nguyên tắc sử dụng trạng thái đan chằng, trạng thái này có những đặc điểm kỳ lạ rất rối rắm, nhưng nếu sử dụng được sẽ là thế mạnh. Khi có hai vật thể, lý thuyết lượng tử sẽ có trùng trập trạng thái; cùng một vật, cùng một lúc sẽ có vô số trạng thái khác nhau theo xác suất khác nhau, có những trạng thái trùng lập rất lạ gọi là đan chằng. Ví dụ hai vật thể trong trạng thái đó, chỉ cần một lúc nào đó ở trạng thái đó thôi thì sau này nó mãi mãi vương vấn nhau. Mãi mãi hiểu theo nghĩa nào, dù sau này thời gian có xa bao nhiêu chăng nữa, thời gian cách xa bao nhiêu, không gian cách xa bao nhiêu, nhưng nếu vật thể này ảnh hưởng gì đấy thì vật thể kia tức khắc ảnh hưởng theo kiểu nào đấy có quy luật của nó. Ví dụ vật A và B, lúc nào đấy khởi điểm ở cùng với nhau, sau nó tách ra nhau hàng triệu triệu năm. Nhưng mà sự tách xa ấy không quan trọng, vấn để chỉ cần một vật A này chịu tác động thì vật B kia tác động theo ngay. Chính cái đó là cái rất sâu sắc, rất huyền bí và chính Einstein lúc đầu không hiểu được mà gọi là tác động ma quái, phi không gian. Và chính trong thuyết lượng tử, ta lại dùng cái trạng thái đó để đem lại cái kỳ diệu. Cái rối rắm ta tưởng không thể hiểu, nhưng khi giải quyết lại đem lại những cái kỳ diệu. Ta có thể hình dung ra hết được….

Cái chuyện thời gian của chúng ta từ trước vô lượng , vô số kiếp thì chúng ta đã từng ở một trạng thái như nhau. Kể cả ngày xưa tế bào của chúng ta đã cùng ở một ngôi sao nào đó. Ngôi sao tan ra tạo thành những hạt bụi cấu trúc nên cơ thể chúng ta - nên Trịnh Công Sơn đã viết: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Thì tất cả chúng ta đều từ những hạt bụi. Hạt bụi này có thể từ tế bào người khác, hay chúng ta sinh ra từ sự gắn bó trong quan hệ gia đình, hay hạt bụi ấy từ các ngôi sao. Chúng ta xuất hiện do tỷ tỷ trạng thái đan chằng nhau như vậy. Bây giờ do khả năng của chúng ta có hạn nên không thể diễn giải thích nổi, do chưa đủ trình độ hiểu và chứng nghiệm những lý thuyết này. Và chính cái đó thúc đẩy sự tiến hóa của vũ trụ.

Thuyết lượng tử thể hiện rất rõ, mỗi hình thể đều thể hiện dưới hai dạng hình thái mâu thuẩn hẳn nhau là sóng và hạt, nó xuyên suốt tất cả. Chính từ mâu thuẫn sóng và hạt đó, nó sinh ra những điều kỳ diệu mà người ta không hiểu tại sao một cái vừa là sóng không có hình hạt, lại vừa là một cái có hình khối, khi thế này khi thế nọ. Người ta hiểu rằng khi với điều kiện nó thể hiện khác, chính cái đó nó tạo ra phương trình sóng, phương trình ấy là cơ sở cho mọi lý thuyết lượng tử dẫn đến hiệu quả kỳ diệu. Như ngày nay chúng ta đã được hưởng thụ mọi thành quả chính là từ thuyết lượng tử.

Posted ImagePosted Image

Nguyên lý bất định / biểu diễn xác suất lượng tử

Trong thuyết lượng tử có một điểm rất hay là mọi hiện tượng chúng ta không thể quan sát được; quan sát được theo 1 nghĩa nào đấy, bởi không bao giờ ta biết được thực ra trạng thái này thực sự là thế nào, ta không thể nào hiểu nổi, bởi khi chúng ta quan sát thì chúng ta đã ảnh hưởng đến kết quả quan sát mất rồi. Trong kinh Phật đã nói đến nhiều hiện tượng hiện nay được phát hiện rất tương đồng với những lý thuyết khoa học hiện đại. Tôi tâm đắc một câu nói “Nói rằng một vật là A thì nó không phải là A thì mới đích thực là A”

Posted Image

Mẫu nước sau khi nhận được ý thức

“Khí, Tâm hồn và Tinh thần của Tình yêu” từ 500 người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NVTA: Thưa Giáo sư, như vậy là về mặt tri thức khoa học hiện đại, thì GS cũng xác nhận là có sự tương đồng giữa những quan niệm của Lý học Đông phương với Tri thức hiện đại. Thế thì, trong Lý học Đông phương, khi các vật chất bắt đầu hình thành và vận động trong vũ trụ này gọi là ngũ hành, nó đã có một trạng thái gọi là tương sinh tương khắc, tương thừa, tương vũ. Theo tôi, đây là cái diễn tả cụ thể nhất của tứ tượng. thì tương sinh có nghĩa là khi chuyển hóa ngũ hành từ giai đoạn này sang giai đoạn khác thí dụ như là hành mộc khi bắt đầu xuất hiện cho đến khi kết thúc thì nó chuyển sang giai đoạn thổ. Trong giai đoạn khi kết thúc của hành Mộc và trước khi chuyển sang Hỏa thì giai đoạn chuyển hóa khi Mộc kết thúc và chuẩn bị chuyển sang Hỏa thì khi đó nó được coi là Thổ. Nhưng hành Thổ được coi là mộ của Mộc theo khái niệm diễn đạt của thuyết Âm dương Ngũ hành trước khi chuyển sang Hỏa. Rồi Hỏa diễn biến, vận động từ giai đoạn thấp nhất cho đến giai đoạn cao nhất, trước khi chuyển sang giai đoạn khác thì nó cũng có một giai đoạn kế tiếp cũng gọi là Thổ. Chính vì bốn trạng thái tương tác Thổ này, nó gọi là ngũ hành tương sinh. Nhưng bởi vì trên thực tế vũ trụ đã tồn tại năm hành - sau trạng thái khởi nguyên xuất hiện lần lượt - Cho nên ngoài những hành tương sinh ra nhau, nếu nó cứ tiếp tục chu kỳ tương sinh thì chuyện này nó sẽ trở thành một cái không cân bằng trong vũ trụ. Bởi vì nếu tiếp tục chu kỳ tương sinh thì mỗi hành sẽ không có giới hạn kết thúc. Cụ thể, nếu chỉ có Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy….thì nó sẽ là sự vô tận của thời gian và không có kết thúc, và bất cứ hành nào đều phải chiếm một giai đoạn thời gian rất lớn. Vậy thì khái niệm bất cứ hành nào cũng chiếm một giai đoạn thời gian rất lớn này - theo tôi hiểu thì Thái Ất đã diễn tả - nhưng trong từng giai đoạn mỗi một hành chiếm một không gian của nó thì nó vẫn có sự tương khắc. Bởi chính sự tương khắc này, mới có sự kết thúc của chu kỳ ngũ hành. Theo tôi hiểu đây là một khái niệm hợp lý. Ngũ hành tương khắc quan niệm rằng: Hỏa sẽ khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy….Tương sinh, tương khắc phải luôn luôn đi với nhau, nó lại là sự tiếp tục của Âm Dương ngay trong khái niệm. Bởi Âm Dương là một trạng thái phân biệt đã xuất hiện ngay từ sự khởi nguyên vũ trụ thì nó phải là sự hiện hữu tiếp theo chứ không thể là sự kết thúc được. Theo tôi, đấy là sự mô tả rất chuẩn về mặt lý thuyết. Trong đó Ngũ hành là một trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, thì nó vẫn phải là sự tiếp tục. Do đó, nếu nó chỉ có một chiều là tương sinh (Dương) và không có chiều là tương khắc (Âm) thì vũ trụ sẽ không có giới hạn cho một hành nào đó tồn tại. Về nguyên tắc, nó phải có tương khắc. Tính vĩ mô và vi mô của tương sinh, tương khắc, điều này được thể hiện rất rõ trong Thái ất, ví dụ như trong sử Việt có ghi thời Hùng vương xuất hiện vào năm thứ tám, vận bảy, hội Ngọ. Hội Ngọ kéo dài theo tôi biết là 12. 960 năm. Và mỗi một vận chính xác là 1080 năm. Hội Ngọ (Hỏa) rõ ràng là một quãng thời gian rất dài. Nhưng trong quãng thời gian rất dài đó, vẫn có sự tương tác của ngũ hành sinh, khắc trong điều kiện một hành nào đó thống trị một giai đoạn (Như hội Ngọ thuộc hành Hỏa). Thế thì tính tương sinh, tương khắc là tính hợp lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nó còn một trạng thái nữa là tương thừa và tương vũ. Tương thừa tức là thay vì tương sinh, nhưng vì nó mạnh quá nên không sinh được.Tôi lấy ví dụ như nước/ Thủy thì sinh Mộc, nhưng nước/ Thủy quá vượng thành lũ lụt thì nó cũng không sinh Mộc được. Hoặc gọi tương vũ, mặc dù là Kim thì khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng thì những con dao – Kim - quá nhỏ lại không khắc được. Đây là những khái niệm phản ánh đúng bản chất của thực tế, mà như giáo sư vừa nói là cái gì phản ánh được thực tế, nó phải có tính ứng dụng thì nó mới là chân lý. Khái niệm này về thuyết Âm dương - Ngũ hành phản ánh hoàn toàn đúng nguyên lý ban đầu của nó là Âm Dương. Khái niệm Âm Dương của nó trong tương tác đã có tương sinh tương khắc, tương thừa và tương vũ. Cho nên, tôi nghĩ rằng nó nhất quán và nó phản ánh đúng bản chất thật của cuộc sống này. Thế thì như tôi vừa trình bày, Ngũ hành tương sinh thì tương sinh trong một giai đoạn vĩ mô hay giai đoạn vi mô đều hiện hữu hết. Vĩ mô chia thời gian của vận thứ bảy, hội Ngọ. Mà hội Ngọ thuộc hành Hỏa, kéo dài 12. 960 năm thì trong tất cả phạm vi hơn mười ngàn năm đó, con người chúng ta đều nằm trong cái ảnh hưởng của hành Hỏa cả. Nhưng cũng trong hơn mười ngàn năm đó, nó lại chia ra những vận nhỏ, những vận nhỏ này lại là sự tiếp tục của ngũ hành. Và cụ thể chia nhỏ nữa ra từng năm một thì mỗi một năm có một hành khí khác nhau và chịu ảnh hưởng của vận lớn hơn, vận lớn hơn này lại chịa ảnh hượng của một vận lớn hơn nữa trong vũ trụ. Và tất cả mọi cái vận với thời gian lớn nhỏ, đều phải nằm dưới một sự tương tác ban đầu của nó là Thái cực. Theo tôi, đây là khái niệm rất hợp lý và có hệ thống của một lý thuyết phản ánh từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi sự tương tác, vận động của nó.

Posted Image

Cũng điều kiện đó với cách mà GS vừa miêu tả mà tôi nhận thức được thì tôi nhận thấy rằng điều này cũng rất là phù hợp với thuyết Âm dương - Ngũ hành. Bởi vì khi một vật thể đã hiện hữu trong một thế giới tương tác mà bắt đầu từ ngũ hành thì ngay một ví dụ: Gọi quái Khảm là Thủy; Hành Thủy khái niệm trực tiếp và hình tượng là nước. Nhưng khi phân loại thì cây có lõi cứng và to lại thuộc quái Khảm. Cây là hình tượng trực tiếp thuộc hành Mộc (Cũng như nước là hình tượng trực tiếp thuộc hành Thủy). Nhưng ở đây, cây đã thuộc Mộc, nhưng cây có lõi cứng và to thì nó thuộc quẻ Khảm. Cũng như vậy, cây mà rỗng thì nó lại thuộc quái Ly hành Hỏa. Thế thì trong trường hợp này, nếu xuất phát từ cái nhìn thế giới như nó đang hiện hữu mà ta nhận thấy được, nhưng miêu tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì rõ ràng nó không phải là nó. Cây thuộc hành Mộc, nhưng tùy trường hợp cụ thể, nó có thể thuộc quái Khảm hành Thủy, hoặc quái Ly hành Hỏa. Điều này phù hợp với lý thuyết vật lý mà giáo sư vừa miêu tả mà tôi nhận thức được, tôi cho rằng càng ngày con người càng nhận thấy thuyết Âm dương Ngũ hành thể hiện một cái gì đó gần đúng và tương đồng với những tri thức khoa học hiện đại đã phát hiện ra.

Quan điểm của tôi ngay từ ban đầu thì tôi cho rằng nguyên lý căn đề để nhận thức tương tác của vũ trụ cụ thể ở Thái dương hệ trong dải Ngân hà của chúng ta, sau khi tôi ứng dụng cụ thể để giải thích những vấn đề liên quan mang tính hợp lý lý thuyết căn bản, như tử vi. Tôi đã phát hiện ra những sự diến biến cách gọi là tính đại hạn của khoa Tử vi hoàn toàn trùng khớp với sự quan sát quỹ đạo chuyển động đảo biểu kiến của các ngôi sao trong vũ trụ. Điều này chứng tỏ, nó phải là một nhận thức thực tế, phản ánh thực tế mới biểu tượng hóa như vậy trong ứng dụng của khoa Tử Vi. Nếu không phải từ nhận thức thực tế và phản ánh thực tế thì không khi nào một nguyên lý căn để “Hậu thiên bát quái phối Hà đồ”, khi đặt trái đất vào trong nó, lại thể hiện đúng tính chất của các đường hoàng đạo, bạch đạo và xích đạo, thậm chí đến cả độ nghiêng của trục địa cầu trên trái đất, phản ánh đúng sự vận động quy luật có tính biểu kiến quy luật vận động của các sao quan sát từ trái đất, liên quan đến khoa Tử Vi.

Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ

Posted Image

Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi

Posted Image

Khi tôi ứng dụng vào trong phong thủy thì bản chất nó cũng mang tính hợp lý và nó thống nhất được bốn cái gọi là trường phái phong thủy trong cổ thư chữ Hán và tôi đã ứng dụng rất hiệu quả. Nó có tính hợp lý mà hầu hết các học viên trong lớp Phong Thủy Lạc Việt đều thừa nhận với trình độ của họ ít nhất từ đại học trở lên, cũng có một vài tiến sĩ. Như vậy, ít nhất với nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, tôi đã giải quyết được về tính hợp lý lý thuyết. Còn về mặt ứng dụng cụ thể trong từng trường hợp - như GS miêu tả về tính xác xuất và khả năng của người ứng dụng – tôi vẫn có thể sai. Nhưng điều đó không phải là phủ định về lý thuyết. Có thể những người làm nghề phong thủy, họ có những phương pháp trấn yểm học được, mà tôi không học được thì có thể họ giỏi hơn tôi trong từng trường hợp ứng dụng cụ thể mà tôi cần phải học hỏi ở họ. Nhưng về lý thuyết thì tôi đã giải quyết được một cách căn bản và thống nhất những sự rời rạc trong nhưng di sản còn lại liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành ở các lĩnh vực.

Trong thuyết Âm dương Ngũ hành có một khái niệm không phải mang tính biểu tượng hoặc có tính lý thuyết mà nó phản ánh một thực tại, mà thực tại này cho đến này chưa phát hiện được đó là khái niệm về khí.

Thưa GS, chắc GS cũng đã nghiên cứu về tứ trụ, tôi nghĩ rằng nó cũng đã nói đến khí. Ví dụ như sự vô khí của hào, trong một quẻ nào đấy. Khái niệm Khí trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, được ứng dụng rất rộng rãi. Không những trong tứ trụ , mà cả mọi lĩnh vực như: Phong thủy, đông y, tử vi và cả bốc dịch….vv…. Thí dụ, trong Tử trụ, cái hào này nó bị xì hơi, tức là vô khí, thoái khí. Vậy bản chất khí là gì? Tôi cho rằng: Khí là một khái niệm phản ánh thực tại, chứ không phải mang tính lý thuyết, nó cũng không phải là một quy ước biểu tượng. Do đó, nếu không làm sáng tỏ được khái niệm “Khí” này thì tôi cho rằng nó sẽ là bế tắc trong vấn đề phục hồi và phát triển thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Hôm nay, với sự có mặt của Giáo sư ở đây tôi cũng xin trình bày miêu tả khái niệm của tôi về khí, để Giáo sư xem nó có mâu thuẫn, hoặc phù hợp với các lý thuyết vật lý hiện đại. Khí là gì? Tôi quan niệm cho rằng:

Khí là một thực tại vật chất được hình thành do sự tương tác giữa các vật thể và tương tác với các vật thể đó.

Đó là quan niệm của tôi về khí. Tôi đã giảng điếu này đối với các học sinh nghiên cứu về phong thủy Lạc Việt. Tôi đã thí dụ, lấy hình ảnh đồng dạng của sự tương tác giữa các vật thể tạo ra khí với sự chênh lệch hiệu điện thế tạo ra dòng điện và dòng điện tạo ra từ trường. Sự vận động của dòng điện tức là sự tương tác của hai cái đầu chênh lệch hiệu điện thế tạo ra từ trường. Tương tự như vậy, giữa hai vật thể tương tác với nhau nó tạo ra trạng thái tồn tại gọi là khí. Với định nghĩa của tôi, khí phải được hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Vì từ khởi nguyên của vũ trụ đã có tương tác rồi. Khí là một thực tại phải được hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên vũ trụ và trong quá trình vận động và tương tác đó khi hình thành vạn vật thì chất khí nó càng ngày càng phát triển và càng ngày càng đa dạng. Trên cơ sở những nghiên cứu của tôi, tôi có xác định rằng thí nghiệm LHC sẽ thất bại. Mà tôi đã tiên tri điều này trước khi thí nghiệm xảy ra, khi tôi vừa biết trên báo công bố sẽ có một thí nghiệm tốn kém như vậy. Tôi đã xác định rằng sẽ không bao giờ có thể tìm được “hạt của Chúa”. Bởi một cách rất đơn giản là trong thuyết Âm dương Ngũ hành thì nó xác định “khí tụ thì thành hình”. Khí - như tôi đã trình bày – hình thành ngay từ trạng thái khởi nguyên vũ trụ, khi bắt đầu có tương tác ở trạng thái lưỡng nghi thì khí đã xuất hiện. Chính trạng thái “khí” này lại tiếp tục tương tác và để hình thành những dạng vật chất đầu tiên. Vật chất không thể chia nhỏ mãi, bởi cái đầu tiên để sinh ra nó là khí thì giới hạn được cuối cùng của vật chất phải là khí và nó không thể tồn tại dưới dạng hạt được nữa. Hạt là hình - mà trong khái niệm của thuyết Âm dương Ngũ hành - nếu hạt là hình, thì khí tụ thành hình. Khí là cái có trước, và khi hạt tan rã thì trở lại với khí, không thể nào vật chất tiếp tục chia nhỏ. Trên cơ sở lý luận đó tôi xác định thí nghiệm LHC của liên minh Châu Âu và cả thế giới này sẽ thất bại.

Nhân đây tôi cũng trình bày thêm, nếu giả thuyết của tôi đúng thì nó phải có khả năng tiên tri. Nhưng lời dự báo về sự thất bại của thí nghiệm LHC này sai thì chưa chắc tôi đã sai. Vì có thế sau “hạt của Chúa” mới đến khí. Nhưng trên cơ sở những kiến thức vật lý hiện đại mà tôi tiếp thu được và Giáo sư cũng vừa miêu tả về những dạng tồn tại cuối cùng của vật chất, vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. Tức là nó không còn nguyên dạng hạt nữa, mà đã chuyển sang dạng sóng, thì sau đó không thể nào là “Hạt của Chúa” theo nghĩa tồn tại một hình thể nào đó. Bởi vậy, tôi mới mạnh dạn có lời dự báo như vậy. Tôi đưa dự báo này công khai trên mạng và xác định rằng: Nếu dự báo này của tôi đúng thì tôi sẽ giải thích tại sao và tôi đã giải thích điều này ở đây với Giáo sư.

Giáo sư ĐVĐ: Tôi cũng xin nói rõ thêm về lưỡng tính sóng hạt, không phải là sóng thì thành hạt mà là vạn vật đều mang cả hai tính chất. Tuy nhiên có những vật thì tính hạt mạnh hơn giống như cái cốc này nên ta tạm gọi nó là hạt mà thôi. Còn về khái niệm Khí, thì tôi cũng đã có nhiều suy nghĩ và theo cá nhân tôi, cũng như tôi đã công bố trong các hội thảo và các bài viết thì Khí là một dạng năng lượng. Nhưng dạng năng lượng này khoa học hiện đại chưa thể nhận biết được và chưa có điều kiện để khai thác được. Và năng lượng này cũng liên quan chặt chẽ đến các tương tác, tôi cũng đồng ý với anh Tuấn Anh là mọi vật trong vũ trụ đều tương tác theo các loại tương tác khác nhau. Và mọi tương tác đều mang năng lượng, như tương tác điện thì rõ ràng mang lại cho ta năng lượng rồi, nhưng cả 4 loại tương tác mà khoa học hiện đại hiện nay biết đều mang lại năng lượng và chúng ta có cơ sở để tin rằng, còn nhiều các tương tác khác nữa sinh ra năng lượng và siêu năng lượng. Chẳng hạn các siêu năng lượng có thể liên quan đến các hiện tượng mà chúng ta gọi là siêu nhiên. Hiện nay khoa học tin rằng những hiện tượng gọi là siêu nhiên, huyền bí này thực ra là do chúng ta chưa hiểu được mà thôi.

NVTA: Tôi xin trình bày với Giáo sư về kết luận cuối cùng của tôi. Trên diễn đàn của tôi, tôi đã có kết luận – và điều này cũng thống nhất với ý kiến của Giáo sư - là với trình độ khoa học hiện nay, chúng ta không nhận thức được những lý thuyết vượt trên trình độ của chúng ta. Tôi đặt giả thuyết Âm dương Ngũ hành không tồn tại trên nền văn minh nhân loại thì trí thức nhân loại hiện đại cũng thừa nhận rằng cũng có những cái nhân loại chưa biết. Trong đó khí cũng là một khái niệm cổ xưa mà nhân loại hiện đại chưa biết. Vậy thì tại sao nền văn minh cổ xưa đó lại phát hiện ra khái niệm phản ánh một thực tại mà tri thức nhân loại hiện đại lại chưa biết gì về thực tại đó. Cụ thể là khái niệm “Khí”, cũng mới chỉ là một ví dụ. Tôi có đưa ra một kết luận là: Phải chăng trên trái Đất này đã tồn tại một nền văn minh vượt trội mà đã bị hủy diệt?

Giáo sư ĐVĐ: Rất nhiều ý kiến cho như vậy.

NVTA: Tôi có chứng minh một cách rất cụ thể là khi phát hiện ra Kim tự tháp ở bờ biển Nhật Bản. Và nó là trở thành một mắt xích trong chuỗi tiếp nối Kim tự tháp từ Ai Cập sang đến tận Nam Mỹ. Điều này chứng tỏ có sự thống nhất về mặt văn hóa. Mà đã có thống nhất về văn hóa thì phải có thống nhất về quyền lực hành chánh, về tổ chức xã hội, nó mới có thống nhất văn hóa được. Qua đó tôi mới xác định rằng đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại và chính là chủ thể liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành này. Một số bằng chứng nữa như trong cuốn Hoàng đế Nội kinh tố vấn - một cuốn sách được coi là cổ nhất xuất hiện khoảng 6000 năm cách nay theo nội dung bản văn - những nhân vật tạo nên cuốn sách này đối thoại với nhau trong nội dung cuốn sách đó, đã nhắc đến những cuốn sách còn cổ xưa hơn. Tôi nghĩ rằng đấy là cơ sở để xác định một nền văn minh đã tồn tại trên thực tế và là chủ nhân của thuyết Âm Dương ngũ hành. Họ đã phát hiện ra những thực tại mà nhân loại ngày nay chư nhận thức được. Khí chỉ là một thí dụ.

Xin y kiến của Giáo sư về vấn đề này thế nào?

Posted Image

Atlantis nền văn minh đã mất

Giáo sư ĐVĐ: Tôi rất tâm đắc với ý kiến này. Tôi cũng đã nói về việc này trên nhiều diễn đàn khoa học và chưa nhận được sự phản đối nào. Như anh Tuấn Anh nói, các nền văn minh trước đã mất đi và chúng ta không còn khả năng nhận thức được các tri thức của họ. Chính vì vậy tôi lấy ví dụ là tại sao Thiền lại có khả năng khai mở trí tuệ; bởi vì chúng ta là tổ hợp của rất nhiều vi máy tính lượng tử trong các tế bào của chúng ta, các máy tính này mang các tri thức từ cổ xưa qua bao nền văn minh của nhân loại. Nhưng hiện nay chúng ta đã bị thoái hóa đến mức không thể sử dụng hay khai thác được các tri thức này nữa. Thiền chính là giúp chúng ta trở về để kết nối được với các tri thức này với những khả năng mà tôi tin là đã từng có thật, như khả năng thấu thị, nhìn xa vạn dặm … Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là những người này càng phải có đạo đức thì mới phát huy được khả năng. Chúng ta bị thoái hóa về khả năng này thì chúng ta phải thiền để trở về. Trong Phật Pháp đã nói rõ có thể trực chỉ đến chân như, hay như Einstein đã nói “Nếu chúng ta có thể vô thức 100% trong một phút thôi thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này”. Và tôi tin Einstein đã có được những phát minh trong những giây phút như thế này. Chính vì thế tôi rất tâm đắc với các phát hiện của anh Tuấn Anh và tôi nghĩ rằng chúng ta nên phát huy và cùng phát triển sự nghiên cứu này để tìm lại được những tiềm năng của mỗi chúng ta.

NVTA: Tôi cũng hoàn toàn đồng ý như vậy. Xin cám ơn Giáo Sư.

Posted Image

Chú thích: Lý thuyết khoa học mới của Wolfram: http://www.wolframscience.com/

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites