hiki

Một Chút Thắc Mắc Về Thời đại Hậu An Dương Vương

8 bài viết trong chủ đề này

Theo như sử sách thì nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính, có nghĩa là Âu Lạc bị xâm lược, sau đó nước Nam Việt của Triệu Đà lại bị nhà Hán thôn tính. Cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai BÀ Trưng thì khoảng thời gian đó rơi vào tầm 200 năm.

Tại sao suốt 200 năm đó không có người nào nổi dậy chống Triệu Đà và nhà Hán sau này? Trong khi lịch sử chống ngoại xâm của dân Lạc Việt đã ghi nhận những trận chiến với kẻ xâm lược (giặc Ân), tức là từ trước khi Âu Lạc thành lập, người Lạc Việt đã có truyền thống yêu nước bất khuất, sẵn sàng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng!

Vậy thì tại sao khi Triệu Đà tiến quân vào Âu Lạc, An Dương Vương bại trận rất nhanh, từ đó không có ai hiệu triệu nhân dân chống Triệu Đà, mà phải đợi đến khi nhà Hán cai trị thì Hai Bà Trưng mới chống lại? Lẽ ra theo logic thì dù ADV có thua trận, nhất định dân Âu Lạc sẽ tập hợp nhau lại để chiến đấu. Cổ sử không thấy đề cập đến vấn đề này, cứ như là người Âu Lạc chấp nhận bị thôn tính trong hơn 200 năm vây?

Rốt cuộc thì Nam Việt có mối quan hệ chính xác với Âu Lạc ra sao? Triệu Đà là nhân vật như thế nào? Cổ sử chữ Hán có bóp méo giai đoạn lịch sử đó không? Liệu Nam Việt và Âu Lạc có phải là một liên minh quốc gia của người Việt?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo như sử sách thì nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính, có nghĩa là Âu Lạc bị xâm lược, sau đó nước Nam Việt của Triệu Đà lại bị nhà Hán thôn tính. Cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai BÀ Trưng thì khoảng thời gian đó rơi vào tầm 200 năm.

Tại sao suốt 200 năm đó không có người nào nổi dậy chống Triệu Đà và nhà Hán sau này? Trong khi lịch sử chống ngoại xâm của dân Lạc Việt đã ghi nhận những trận chiến với kẻ xâm lược (giặc Ân), tức là từ trước khi Âu Lạc thành lập, người Lạc Việt đã có truyền thống yêu nước bất khuất, sẵn sàng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ Văn Lang của các vua Hùng!

Vậy thì tại sao khi Triệu Đà tiến quân vào Âu Lạc, An Dương Vương bại trận rất nhanh, từ đó không có ai hiệu triệu nhân dân chống Triệu Đà, mà phải đợi đến khi nhà Hán cai trị thì Hai Bà Trưng mới chống lại? Lẽ ra theo logic thì dù ADV có thua trận, nhất định dân Âu Lạc sẽ tập hợp nhau lại để chiến đấu. Cổ sử không thấy đề cập đến vấn đề này, cứ như là người Âu Lạc chấp nhận bị thôn tính trong hơn 200 năm vây?

Rốt cuộc thì Nam Việt có mối quan hệ chính xác với Âu Lạc ra sao? Triệu Đà là nhân vật như thế nào? Cổ sử chữ Hán có bóp méo giai đoạn lịch sử đó không? Liệu Nam Việt và Âu Lạc có phải là một liên minh quốc gia của người Việt?

Nhà Triệu trong chính sử được thừa nhận như một triều đại chính thống của dân tộc Việt.

Bình Ngô Đại Cáo viết:

Trải Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập.

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao suốt 200 năm đó không có người nào nổi dậy chống Triệu Đà và nhà Hán sau này?

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 - 43. Nhưng trước đó, vào năm 111 TCN, theo sử ký Tư Mã Thiên, cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống nhà Triệu có được ghi lại trong sử là cuộc khởi nghĩa của Tây Vu (Tây Vu Vương), nhân thời cơ nhà Hán điều hơn 10 vạn quân xống chinh phục Nam Việt. Tây Vu Vương cuối cùng bị tả tướng Hoàng Đồng chém. (Nhất Chi Mai tổng hợp tham khảo trên vài trang web, nhưng không trực tiếp đọc sử ký Tư Mã Thiên, nếu ai có quyển sử ký này xin kiểm tra lại dùm. Nhất Chi Mai nhớ cái quyển sử ký này ở nhà dày phát sợ luôn :D )

Rốt cuộc thì Nam Việt có mối quan hệ chính xác với Âu Lạc ra sao? Triệu Đà là nhân vật như thế nào? Cổ sử chữ Hán có bóp méo giai đoạn lịch sử đó không? Liệu Nam Việt và Âu Lạc có phải là một liên minh quốc gia của người Việt?

[/b]Nhà Triệu trong chính sử được thừa nhận như một triều đại chính thống của dân tộc Việt.

Bình Ngô Đại Cáo viết:

Trải Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập.

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Nhà Triệu có là một triều đại của Việt Nam hay không thì có nhiều tranh luận. Sử học Việt Nam trước nay có hai quan điểm trái ngược nhau :angry: :

1. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc.

2. Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Các bộ quốc sử Việt Nam gần như suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế. Sử gia Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt sử ký, chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông viết: “Người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy”. Đến thời nhà Lê, hai câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng.

Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu có lẽ là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc: “An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngu, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mị lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Ngô Thì Sĩ kết luận: "Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa?"

Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là ngoại bang trong các sách giáo khoa và tài liệu lịch sử công bố chính thức, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam, tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN.

Còn theo lịch sử mà tụi TQ được học, khi Nhất Chi Mai nói chuyện với một đứa TQ học chung và cũng ở chung nhà, thì nói rằng VN thuộc TQ, nhưng do một số người đã nổi dậy tách ly khỏi triều đình (Triệu Đà và Ngô Quyền). Nhất Chi Mai nghe nó nói vậy tức muốn nổ đom đóm mắt :( :P :P , thì ra TQ dạy lịch sử trong nước họ như vậy, thế là phải ngồi giải thích lịch sử Việt Nam cho nó nghe gần suốt cả đêm (vừa kiếm tài liệu trên mạng cho chính xác, vừa tra tự điển). Cuối cùng thì chỉ là trao đổi để 2 đứa hiểu thêm thông tin, nhưng quan niệm ai thì người đó giữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử gia Ngô Sĩ liên bị Hoàng Đế Quang Trung coi là kẻ phản bội hoặc một từ gì tương tự như vậy. Xem "Cội nguồn trăm họ".

Mặc dù không công nhận Triệu Dà - theo quan điểm cá nhân của Ngô Sĩ Liên - nhưng ông ta vẫn phải ghi một cách khách quan kỷ nhà Triệu vào chính sử.

Việc phủ nhận nhà Triệu là một tư duy ngu xuẩn xét về mọi góc độ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền sử kể lại mối tình và cuộc hôn nhân của Mỵ Châu - Trọng Thủy có nhiều điều nghi vấn, nếu cứ theo sát câu chữ trong truyện thì thấy nó không hợp lý, dù cho quan niệm về các giá trị xã hội, quan hệ giữa con người thời đó có thể khác thời nay chút ít. Rất nhiều chi tiết khó hiểu, kết thúc là cái chết của Trọng Thủy. Một cái chết rất...trời ơi!

Nếu coi Nam Việt là đất cũ của Văn Lang, thì việc Triệu Đà tiến vào Âu Lạc có vẻ giống như khi Quang Trung đưa quân ra Bắc - dù thế nào Quang Trung cũng vẫn là người Việt, được nhân dân ủng hộ, tất nhiên cũng có những thế lực chính trị khác chống đối.

Xung đột giữa Nam Việt - Âu Lạc là chuyện nội bộ của người Việt, thì sẽ hợp lý hơn khi giải thích thời gian "yên bình" ngót 200 năm sau đó mà không hề có 1 trận chiến nào của người Việt chống lại Triệu Đà.

Biết bao nghi vấn còn chờ mai sau!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền sử kể lại mối tình và cuộc hôn nhân của Mỵ Châu - Trọng Thủy có nhiều điều nghi vấn, nếu cứ theo sát câu chữ trong truyện thì thấy nó không hợp lý, dù cho quan niệm về các giá trị xã hội, quan hệ giữa con người thời đó có thể khác thời nay chút ít. Rất nhiều chi tiết khó hiểu, kết thúc là cái chết của Trọng Thủy. Một cái chết rất...trời ơi!

Nếu coi Nam Việt là đất cũ của Văn Lang, thì việc Triệu Đà tiến vào Âu Lạc có vẻ giống như khi Quang Trung đưa quân ra Bắc - dù thế nào Quang Trung cũng vẫn là người Việt, được nhân dân ủng hộ, tất nhiên cũng có những thế lực chính trị khác chống đối.

Xung đột giữa Nam Việt - Âu Lạc là chuyện nội bộ của người Việt, thì sẽ hợp lý hơn khi giải thích thời gian "yên bình" ngót 200 năm sau đó mà không hề có 1 trận chiến nào của người Việt chống lại Triệu Đà.

Biết bao nghi vấn còn chờ mai sau!

Chuyện Mỵ Châu Trong Thủy chỉ là một câu chuyện tình lên án chiến tranh, ca ngợi tình yêu con người. Nó không phải là một chuyện thậm chí là dã sử. Nó chỉ mượn bối cảnh lịch sử mà thôi. Đây là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của văn hiến Việt cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện Mỵ Châu Trong Thủy chỉ là một câu chuyện tình lên án chiến tranh, ca ngợi tình yêu con người. Nó không phải là một chuyện thậm chí là dã sử. Nó chỉ mượn bối cảnh lịch sử mà thôi. Đây là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của văn hiến Việt cổ.

Cháu chỉ muốn nhấn mạnh câu này:

"Nếu coi Nam Việt là đất cũ của Văn Lang, thì việc Triệu Đà tiến vào Âu Lạc có vẻ giống như khi Quang Trung đưa quân ra Bắc - dù thế nào Quang Trung cũng vẫn là người Việt, được nhân dân ủng hộ, tất nhiên cũng có những thế lực chính trị khác chống đối.

Xung đột giữa Nam Việt - Âu Lạc là chuyện nội bộ của người Việt, thì sẽ hợp lý hơn khi giải thích thời gian "yên bình" ngót 200 năm sau đó mà không hề có 1 trận chiến nào của người Việt chống lại Triệu Đà."

Chỉ vậy thôi bác Thiên Sứ ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chỉ muốn nhấn mạnh câu này:

"Nếu coi Nam Việt là đất cũ của Văn Lang, thì việc Triệu Đà tiến vào Âu Lạc có vẻ giống như khi Quang Trung đưa quân ra Bắc - dù thế nào Quang Trung cũng vẫn là người Việt, được nhân dân ủng hộ, tất nhiên cũng có những thế lực chính trị khác chống đối.

Xung đột giữa Nam Việt - Âu Lạc là chuyện nội bộ của người Việt, thì sẽ hợp lý hơn khi giải thích thời gian "yên bình" ngót 200 năm sau đó mà không hề có 1 trận chiến nào của người Việt chống lại Triệu Đà."

Chỉ vậy thôi bác Thiên Sứ ạ.

Cảm ơn Hiki.

Triều Đại Nam Việt được chính sử Việt thừa nhận là một triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bảo vệ những giá trị văn hóa Việt và quyền lợi, lãnh thổ của dân tộc Việt. Sự phủ nhận triều đại này là phi lý xét về mặt khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites