Lex

Phong Thủy Của Giao Chỉ

3 bài viết trong chủ đề này

Tám thế kỷ sau ngày Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát (năm 43) và Giao Chỉ lần thứ hai trở thành thuộc địa của Trung Quốc, một vị tướng trẻ văn võ song toàn và giàu nhiệt huyết có tên là Cao Biền (821-887)được vua Đường gửi tới làm quan cai trị mảnh đất cực Nam của Trung Hoa (866-875).

Những năm tháng đầu tiên ở đất Giao Chỉ, một mặt Cao Biền chỉ huy quân dẹp nạn Nam Chiếu, một mặt cải tổ hệ thống quản lý thuộc địa, đưa nó lên một tầm mới. Cao Biền cũng cải tổ các chính sách kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Giống như những người Trung Hoa lúc đấy, Cao Biền vẫn mang trong mình tư duy của nước lớn, mang văn minh đến khai hóa cho thuộc địa. Tới Giao Chỉ, Cao Biền nhận ra đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có thể cát cứ cho riêng mình, từ đó ôm mộng lập quốc để làm vương. Cao Biền bắt đầu giấc mộng này bằng việc xây dựng thành Đại La.

Nhưng Cao Biền không ngờ rằng đất Giao Chỉ, trước đấy 1000 năm, đã có một nền văn minh lúa nước và văn hóa phật giáo cực kỳ phát triển, trong đó đỉnh cao là thời kỳ chuyển tiếp ở Luy Lâu. Thậm chí, có thể, Luy Lâu đã từng là trung tâm văn hóa rực rỡ nhất của Đông Nam Á, hoặc cả Đông Á ở thời điểm đấy. Chỉ có điều Mã Viện và đồng bọn đã tàn bạo xóa hủy hoàn toàn nền văn minh này.

Khi Đại La xây xong, Cao Biền nghiên cứu tài liệu, chợt nhận ra rằng mình đã vô tình khởi tạo lại sức sống cho một quốc gia cổ. Nếu quốc gia này tái sinh, sự tồn tại của Trung Hoa vớ vẩn có khi sẽ bị đe dọa. Cao Biền sợ quá liền viết report gửi về cho vua Đường, rồi tự mình đi trấn yểm để phá Giao Chỉ. Duy chỉ có thành Đại La là Cao Biền không thể tự hủy hoại được.

Việc trấn yểm mang tính chất phá hoại của Cao Biền đã phần nào có kết quả khi nước Việt lớn mạnh sau này chỉ vài lần mang quân đánh sâu vào Trung Hoa (Lý Thường Kiệt) và cũng chủ yếu là để cảnh cáo.

Còn bản thân nước Nam, suốt 1000 năm sau đó, lặng lẽ mở rộng bờ cõi về phía Nam. Từ biên giới lúc đầu chỉ ở vùng Nghệ An, dần dần quốc gia Giao Chỉ mở rộng bờ cõi, sáp nhập Chân Lạp, Chiêm Thành và một phần lớn quốc gia Phù Nam. Điều đặc biệt ở đây là văn hóa giao chỉ, cùng với sự mở rộng bờ cõi, đã dễ dàng được các vùng đất mới hấp thu và bản địa hóa.

Thời kỳ mở rộng bờ cõi có quy mô lớn nhất là thời kỳ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chúa Tiên là người đã cầm quân đi mở rộng biên cương bắt đầu từ Quảng Nam-Phú Yên (đất Chiêm Thành) qua đến hết vùng đồng bằng sông cửu long tới tận Vịnh Thái Lan (đất cũ của vương quốc cổ Phù Nam, sau này do các vua người Khmer quản lý). Chua Tiên Nguyễn Hoàng là triều thần nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long.

Đến thời nhà Nguyễn (các hậu duệ của chúa nguyễn), vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi ở Gia Định, đánh thắng quân Tây Sơn, chiếm ngược lại hết miền bắc của nhà Lê. Tuy nhiên, ông có một sai lầm hết sức khủng khiếp, là dời đô từ Thăng Long về Phú Xuân. (Lưu ý là trước đấy có nhà Hồ rời đô về Thanh Hóa. Được mấy năm là đứt phừn phựt luôn, sợ chưa)

Kể từ khi dời đô về Phú Xuân (1802), binh đao lọan lạc liên miên cho đến 1954 mới tạm chấm dứt ở miền bắc là 1975 mới thống nhất đất nước một lần nữa. Trong thời kỳ kinh đô của Việt Nam bị dời về Phú Xuân thì Thăng Long Thành bị Pháp chiếm một thời gian dài, trong đó quân đội Pháp đóng quân ngay trong Hoàng Thành. Chính vì đóng quân ở đất vượng khí nên quân đội viễn chinh Pháp đắc lợi. Có cái Điện Biên Phủ bé bằng cái chảo không dính mà quân Việt Minh của ông Giáp phải đánh mất 9 năm mới xong. Nếu mà bọn Pháp không hưởng vượng khí của đất Hoàng thành thì có khi oánh 9 tháng là xong cứ điểm Điện Biên Phủ.

Vậy thì thuật phong thủy được áp dụng vào Đại La là như thế nào? Tại sao rất nhiều người xây Đại La trước Cao Biền mà các cụ thiền sư Giao Chỉ không giúp, mà phải đợi đến Cao Biền mới giúp.

Phong Thủy, nếu mua sách Phong Thủy về đọc thì thấy hết sức đau đầu, vừa tù mù vừa bí ẩn. Tốt nhất là không nên đọc mà lấy cái concept gốc rồi suy theo ý của mình. Ví dụ concept của Phong Thủy là phương pháp nghiên cứu đến việc Khí và Nước ảnh hưởng đến con người. Nhưng Phong Thủy làm ảnh hưởng đến cả một kinh đô, qua đó ảnh hưởng đến cả một dân tộc như việc trấn yểm Tô Lịch là một việc hiếm có.

A. Pháp sư thời Interlét phán thế này:

Theo như tôi hiểu (giả vờ mình và pháp sư thời internet để cố hiểu, haha) thì Khí đại khái giống như một ’sóng’ năng lượng. Nó ‘chảy’ qua các vùng đất theo các tunnel mà trong phong thủy gọi là mạch, lạc, huyệt gì đó. Các tunnel này lại tùy thuộc vào địa thế của từng vùng đất như núi non, sông ngòi ở trên đất đấy. Ở đâu Khí tốt tụ lại thì nó sẽ cộng hưởng với nguồn nhân lực và thiên nhiên ở đấy, kích họat năng lực của con người và thiên nhiên ở đấy lên một bậc cao hơn. Nếu chưa có khí tốt tụ lại thì phải Trấn (bịt, hoặc lái các tunnel) để dồn khí lại.

Để đọc được dòng chảy của Khí trên một diện rộng (ví dụ như Thăng Long) thì cần phải rất hiểu biết về Hình Thế. Mà các thiền sư Giao Chỉ rất giỏi món này, như đã nói trong entry trước.

Khí chảy qua Thăng Long trước thời kỳ xây thành Đại La là rất tốt, nhưng chưa đủ mạnh và đậm đặc để làm vượng đất này. Do đó phải Trấn.

Bởi Khí là sóng nên có các tính chất phản xạ, hội tụ, tán sắc, suy hao, phân cực, cộng hưởng và có thể khuyếch đại được. Việc Trấn các dòng Khí chính là tạo ra một cái bẫy nhân tạo, bắt Khí phải phản xạ và hội tụ vào một khu vực nào đó theo mong muốn của mình. Để trấn các dòng Khí, tất nhiên là phải dùng Thủy (nước). Các Pháp Sư nhà mình biết là phải Trấn một điểm trên Sông Tô Lịc ở phía Tây thành Đại La. Nhưng đợi mãi mới có một chàng tuổi trẻ tài cao là Cao Biền mới làm các pháp sư Giao Chỉ yên tâm giao nhiệm vụ (bằng mẹo). Và quan trọng hơn nữa là Cao Biền giỏi Lý Pháp. Tại sao phải giỏi Lý Pháp?

Như đã nói ở trên, nhìn ra khí của một vùng đất, tìm ra điểm trấn để khuếch đại và hội tụ khí thì các cụ Pháp Sư Giao Chỉ biết rất rành. Nhưng Khí có bản chất là sóng nên nó có các hài (harmonic). Có các hài bậc chắn và hài bậc lẻ. Khí gốc (fundamental frequency) có nhiệm vụ làm con người và thiên nhiên nơi nó chảy qua dao động cùng tần số với khí. Ai mà hợp sẽ cộng hưởng. Còn các hài (integer multiple of fundamental frequency – harmonic series) sẽ có nhiệm vụ bắt các khả năng của con người phải dao động theo. Ví dụ các hài bậc chẵn sẽ làm ảnh hưởng đến các khả năng có tính vật chất như sức khỏe, độ dẻo dai, chạy nhanh, sống lâu. Các hài bậc lẻ sẽ ảnh hưởng đến các khả năng về tâm linh, tư duy, năng khiếu nghệ thuật, quân sự. (cái này chỉ là ví dụ chứ bố ai biết được chính xác là gì ngoài mấy cụ thiền sư Giao Chỉ nhà mình ngày xưa)

Đối với Khí gốc thì dùng Trấn. Còn với các hài của khí thì phải dùng Yểm. Yểm thì phải giỏi Lý Pháp. Thế là phải đợi mãi mới có Cao Biền giỏi Lý Pháp xuất hiện. Trận đồ bát quái như Cao Biền hay Khổng Minh dùng, đều là phép yểm cao cấp của Lý Pháp.

B. Pháp sư cộng hưởng từ hột nhân phán thế này:

Còn bây giờ lại chán làm pháp sư internet rồi, hahaha, quay qua làm pháp sư cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance) xem sao.

Trấn ở Sông Tô Lịch sẽ là một điểm phát các xung (pulse) có tần số là một dải xung quanh tần số Larmor (Larmor frequency) trung bình của các khí chảy qua Đại La. Các xung này sẽ làm cộng hưởng các khí.

Yểm sẽ là một trận đồ phát gradient vào khu vực Đại La. Các gradient này có nhiệm vụ phá pha (phase) các khí xấu và quy tu pha (phase) các khí tốt.

Tuy nhiên một thời gian sau khi cộng hưởng thì sẽ xảy ra hiện tượng hồi phục (relaxation) theo phương trình Bloch. Lúc đó các Vua phải cho pháp sư ra Tô Lịch lập đàn cúng lễ với mục đích phát thêm xung (pulse) và gradient vào Đại La.

Việc này được làm thường xuyên đến tận cuối đời Trần, thế cho nên đồ cổ tìm được ở Tô Lịch là các cổ vật có niên đại cách nhau cả 500 năm. Cũng do chịu khó phát thêm xung nên nhà Lý và nhà Trần cực mạnh. Đến cuối nhà Trần thì chắc các pháp sư trình độ kém, hoặc vua nhà Trần lơ là việc phát xung, thậm chí phát xung sai tần số nên khí bị giảm năng lượng dã man. Dẫn đến mất ngôi vào tay nhà Hồ. Kể từ thời nhà Hồ, lọan lạc linh tinh đến tận thời kỳ Pháp thuộc. Duy chỉ có nhà Lê vốn có Nguyễn Trãi và ba đời vua cực tài năng nên tồn tại được tầm gần 4 thế kỷ nhưng nội bộ chém giết nhau rất kinh.

Thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là oách nhất. Ông vua này là người đầu tiên mở bờ cõi về phía Nam (đánh nhau với Chiêm Thành, lập quận Quảng Nam), mở bờ cõi về phía Tây, chiếm đất của Ai Lao, đưa quân thần phục nhiều tiểu vương quốc ở Thailand, Malaysia và Mymana. Thậm chí thủy quân của Lê Thánh Tôn còn đánh nhau đến tận Indonesia. Chúa Tiên về sau là người hoàn thiện nốt chiến lược nam tiến của vua Lê Thánh Tôn.

Lưu ý rằng Nguyễn Trãi có họ ngọai là quý tộc nhà Trần còn vua Lê Thánh Tôn ngoài tài năng quân sự và kinh tế, ông còn là trí thức cực kỳ uyên bác “tay không rời sách, kinh sử, dịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi…” (Phan Huy Chú nói về vua Lê Thán Tôn như vậy). Vua Lê Thánh Tôn cũng là người minh oan cho Nguyễn Trãi.

C. Pháp sư có con mắt 4 chiều (và nhiều hơn nữa) của Einstein-Hilbert (pháp sư có mắt thế này chắc chắn là mắt lác hoặc chột hoặc thế nào đấy, chứ ko phải là mắt bồ câu đưa thư)

Trong không gian đa chiều và phi tuyến tính của Einstein-Hilbert chắc chắn mọi thứ đều có tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt các vật thể có năng lượng lớn xuất hiện trong không gian sẽ làm méo không gian xung quanh. Như vậy có thể cho rằng nếu xây một tòa tháp lớn sẽ làm không gian phong thủy xung quanh thay đổi theo. Tương tự như vậy, có thể cho rằng Trấn và Yểm là đặt vào không gian phong thủy một điểm có năng lượng lớn và làm thay đổi mạnh dòng chảy (flow) của khí trong khu vực này. Sự méo hoặc gấp lớp của không gian phong thủy (thay đổi các dòng khí) có thể sẽ rất giống với Ricci Flow và Ricci Curvature.

Nhiều người đã tin rằng nếu phong thủy nhà mình xấu có thể sửa chữa bằng cách thay đổi hướng bếp, hướng cửa. Nhưng cách thay đổi hiệu quả nhất là đặt bể nước và đá (thái sơn thạch cản đương). Trong không gian phong thủy nhỏ, việc đặt thêm một bể nước hoặc thêm một hòn non bộ nhỏ, rất có thể làm thay đổi (cho tốt lên) của tiểu không gian phong thủy xung quanh.

Tương tự như vậy, việc trấn yểm Tô Lịch làm thay đổi dòng chảy của 3 con sông (chết 2 sông, sông còn lại tắc tịt) rất có thể làm dòng khí của Đại La thay đổi hoàn toàn theo hướng tích cực.

D. Năng lượng

Giả sử các pháp sư ở trên có lý (hehe, chẳng may mà có lý thật thì vui) thì khu vực Trấn Yểm hẳn phải là nơi tập trung năng lượng (đặc biệt) thật là cao. Vậy năng lượng ấy ở đâu ra.

Có thể khu vực Trấn Yếm được xây dựng (ví dụ bát quái trận đồ) như một cái hub có khả năng hút các năng lượng siêu nhiên từ nhật nguyệt tinh tú. Hoặc hút năng lượng của địa cầu.

Hoặc được xây dựng như một tấm “gương” bát quái có tính chất phản xạ và hội tụ dòng khí vào đất Đại La (Trấn có tác dụng như một cái gương cầu lõm đối với ánh sáng còn Yểm có tác dụng như gương cầu lồi).

Hoặc đơn giản nhất là trấn có tác dụng như điểm huyệt. Trong võ công có thể điểm huyệt làm liệt một cánh tay (hoặc làm cánh tay đang bị bệnh khỏe trở lại). Việc trấn yếm sẽ có tác dụng làm khỏe phần địa chất là nền móng của Đại La và làm chết hai con sông cổ, thay đổi phần thủy, dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ phần khí của Đại La. Trong trường hợp này năng lượng sử dụng chính là sức người (nhân công) làm thay đổi dòng chảy (đóng cọc ngăn sông, làm kè, …) của ba dòng sông cổ đồng thời làm móng cho đất bồi châu thổ nằm giữa sông cái (Nhị Hà) và các sông nhánh (Tô Lịch).

Hiến sinh

Riêng phần các bộ hài cốt tìm thấy ở sông Tô Lịch thì sao? Việc này liên quan đến tục hiến sinh của hầu hết các dân tộc cổ. Hiến sinh xuất hiện ở các dân tộc thờ đa thần, có mục đích khá siêu nhiên là dâng hiến linh hồn sống và máu cho các thần. Một số ít dân tộc có tục hiến sinh người sống, trong đó có dân tộc Hoa. Chuyện người Hoa chôn người sống làm thần giữ của là quá phổ biến rồi. Trong khi đó người Việt cổ cùng lắm là hiến sinh súc vật. Tàn tích của hiến sinh súc vật còn tồn tại ở Đồ Sơn với lễ hội chọi trâu, con trâu thắng cuộc được vứt xuống vực. Ngay cả người dân tộc ở Tây nguyên có lễ đâm trâu cũng chỉ là hiến sinh súc vật. Còn người Việt ở đồng bằng bắc bộ còn duy trì tục hiến sinh cho tận tới ngày nay: cúng tổ tiên hay cúng giao thừa thì bao giờ cũng làm thịt một con gà trống. Vừa là hiến sinh vừa là cho vào bụng. Rất tiện. Ngoài ra còn hiến sinh bằng lương thực. Cúng xong hay quăng và rắc muối + gạo ra xung quanh nhà hoặc quanh chùa.

Các cụ Pháp Sư nhà mình biết trước là nếu mượn tay Cao Biền đi trấn yểm thì chắc chắn Cao Biền sẽ làm lễ hiến sinh người sống. Mà người bị Cao Biền bắt cho lễ hiến sinh này chắc chắn sẽ là những trinh nữ trẻ khỏe đẹp nhất, các nam đồng khôi ngô nhất. Các cụ pháp sư Giao Chỉ phải cân nhắc rất lâu, cuối cùng quyết định là hy sinh vài người cho tương lai. Sau đó mới cử một cụ bơi giỏi nhất, canh lúc Cao Biền đi thuyền du lịch trên sông, mới bơi ra giả làm thần Long Đổ. Chính vì vậy mà hai vở kịch Bạch Mã và Long Đổ mới xảy ra ở hai khoảng thời gian cách quãng nhau.

Nguồn gốc của Phong Thủy.

Người ta cho rằng Phong Thủy xuất phát từ Tàu khoảng cuối thế kỷ thứ 3 đầu thế kỷ thứ 4. Các trước tác đầu tiên của thể loại Phong Thủy Tàu hình như là quyển Táng Thư.

Tuy nhiên nếu nhìn vào trường hợp cụ thể của việc xây dựng thành Đại La thì có thể thấy Phong Thủy đã có ở Giao Chỉ trước.

Và quan trọng nhất là:

+ Phong Thủy Giao Chỉ hoàn toàn không có yếu tố mê tín dị đoan khỉ gì cả. Chẳng qua có yếu đố dị đoan là do Cao Biền (do ảnh hưởng của phong thủy tàu) mang đến.

+ Phong Thủy Giao Chỉ chính là khoa học: Là thủy lợi, là quy họach đô thị, là hiểu biết về hạ tầng địa chất, là hiểu biết về mưa bão lụt lội.

Vậy Phong Thủy Giao Chỉ đến từ đâu. Tất nhiên là đến từ Ai Cập Cổ Đại.

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có từ rất rất rất lâu ở châu thổ sông Nile, bắc phi. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại là ở tận … thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (ôi trời, xa thời hiện đại ghê).

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có cực kỳ nhiều thành tựu: chữ viết, xây dựng, hiểu biết về luyện kim, làm thủy tinh. Họ cũng có những kiến thức về điện, khí động học và hạ tầng địa chất, thiên văn học, y học. Tất cả nền văn minh rực rỡ này đều có xuất phát điểm từ việc họ rất giỏi thủy lợi và hiểu biết về thiên tai địch họa như lụt lội. Nhờ thủy lợi giỏi mà nông nghiệp của Ai Cập cổ đại phát triển. Họ bỏ qua các ngành lúc đó bị tụt hậu xa với nông nghiệp như săn bắn, đánh cá, … Nhờ nông nghiệp phát triển mà họ có sức mạnh về nhân sự (cần ít lao động hơn cho việc kiếm ăn). Nhờ sức mạnh nhân sự mà họ phát triển được các công trình xây dựng và quy họach đô thị.

Tất nhiên nền văn minh nào cũng suy tàn. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị vua Cambyses II người Ba Tư đánh bại năm 525BC, mở ra thời kỳ nô lệ đầu tiên dưới ách đế chế Ba Tư (Persian Empire). Thời kỳ này kéo dài không lâu lắm. Lần cuối cùng người Ba Tư chinh phục đất sông Nile là lần vua Artaxeres III (358-338 BC) xâm chiếm Ai Cập.

Sau thời kỳ bị Ba Tư xâm lược là thời kỳ Hy-La xâm lược Ai Cập Cổ Đại.

Đặc biệt là trong đó có thời kỳ vua Alexander Đại Đế (356-323BC)

Vua Alexander Đại Đế có một cuộc viễn chinh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người cả về quy mô, sức người sức ngựa sức voi, và độ chinh phục. Ông tấn công Ấn Độ.

Việc xâm chiếm Ấn Độ của quân đội Alexander Đại Đế không dài. Nhưng đủ để mang văn hóa La Mã – Ai Cập đến với Ấn Độ. Trong đó có các nghệ thuật thủy lợi, địa chất và quy họach đô thị. Có lẽ Alexander Đại Đế đã mang theo rất nhiều tù binh Ai Cập. Hoặc ông mang hẳn các nhà khoa học Ai Cập đi cùng quân đội viễn chinh của mình. Các kiến thức y tế, luyện kim, địa chất, khí tượng thủy văn của Ai Cập nhờ đó mà đến được với Ấn Độ.

Sau khi quân đội của Alexander Đại Đế rút lui là mở ra đế chế Maurya của người Ấn (322BC-298BC).

Đến thời vua Ashoka Đại Đế (273-232-BC), Ấn Độ đã trở thành nước mạnh với quốc giáo là Đạo Phật Nguyên Thủy. Vua Ashoka đã có chiến lược quảng bá Phật Giáo đi các vùng Đông Nam Á, Tây Á và Châu Âu phía Địa Trung Hải.

Đi cùng các nhà truyền giáo cũng vẫn là các tri thức người Ấn vừa mới được update thêm kiến thức về thiên văn, thủy lợi, địa chất và y học.

Sau đó là câu chuyện về việc Phật Giáo đi vào Văn Lang như đã nói ở phần II.

Điều này lý giải tại sao các vua Hùng giỏi làm thủy lợi, biết đúc trống đồng, biết làm thuyền to đi trên sông. Lý giải tại sao Thục Phán An Dương Vương biết làm nỏ thần có mũi tên bằng sắt. Lý giải tại sao các pháp sư Giao Chỉ có kiến thức về thủy lợi, hạ tầng địa chất, thiên văn và quy hoạch. Tại sao các nhà sư ngày xưa lại biết chữa bệnh (cả Từ Đạo Hạnh và Minh Không đều chữa bệnh nan y cho Vua).

Sau đó nghệ thuật thủy lợi và quy họach đi qua Trung Quốc và trở thành Phong Thủy. Rồi bị dị đoan hóa thành Phong Thủy Tàu. Rồi lại quay lại làm u mê chính chúng ta ngày xưa (Cao Biền) và ngày nay (toàn đọc xem lịch với tử vi bói toán kiểu Tàu, hahaha).

Kể từ ngày Cao Biền đặt móng, đến vua Lý dời đô về Thăng Long, cho đến nay, nước Việt trải qua quá nhiều thăng trầm, nhưng bờ cõi ngày càng mở rộng, văn hóa ngày càng phát triển. Tuy đến nay kinh tế còn hơi yêu yếu, GDP đứng kém có khoảng 100 nước, dân số đẻ thêm mãi vẫn chưa bằng Tàu bằng Ấn, khoa học công nghệ chỉ hơn dăm nước châu Phi, nhưng Việt Nam là một lãnh thổ rộng lớn, rộng lớn hơn Giao Chỉ nguyên thủy rất nhiều lần. Chỉ có điều người Việt Nam bị nô dịch quá lâu, quên béng mất mình đã từng có một nền văn minh rực rỡ, nên bị mắc bệnh tự ti, nghĩ cái gì Tàu Nhật nó cũng hơn mình, mình phải học nó, đã thế lại toàn học mót, không ra đầu ra cuối gì. Điều này quả thực là vô cùng đáng tiếc với một dân tộc vốn tự coi mình là con Rồng cháu Tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Nói chung là ở Việt nam thì gần như ai từ bé tí đến lúc lớn tướng kiểu gì cũng đọc báo nghe đài về Israel khá nhiều lần. Tôi cũng thế. Nhưng gần đây mới có bạn người Israeli. Thật bất ngờ là có nhiều điều về đất nước này mà mình hoàn toàn không biết, mà toàn là điều rất đơn giản. Ví dụ như weekend của họ là thứ 6 và thứ 7 và họ bắt đầu một tuần mới vào chủ nhật. Những người mang hộ chiếu Israel thì đương nhiên là không được vào các nước hồi giáo, kể cả Malaysia. Nhưng vào Indonesia thì lại được. Họ cũng phân biệt rất rõ Jewish và Israeli. Ví dụ như Einstein thì họ bảo là Jewish nhưng không nhận ông ấy là Israeli. Họ cũng bảo Bill Gates và Lenin là gốc Do thái. Họ hoàn toàn mù tịt về cây lúa nước của Việt nam.

2. Từ bé tôi đã đi Chùa Hương. Lúc còn bé tí đã được gặp động chủ Chùa Hương là hòa thượng Thích Thanh Chân. Cụ xoa đầu tôi và cho một quả chuối tiêu. Lúc đó Chùa Hương rất nghèo. Lớn lên một chút tôi lại hay được gặp thượng tọa Thích Viên Thành là học trò cụ Thanh Chân. Lúc đó thượng tọa còn là một thanh niên gầy gò, mắt sáng mũi cao, nhìn thoáng đã biết là cực kỳ thông minh. Lúc thượng tọa còn sống, mùng 3 Tết lên Thiên Trù bao giờ tôi cũng đến thăm thượng tọa. Phật tử xếp hàng dài ở cửa để được vào gặp thượng tọa, nhưng chỉ cần nhìn thoáng thấy tôi ở cửa sổ, thượng tọa vẫy tay cho vào trước.

Thượng tọa Thích Viên Thành theo phái mật tông, rất giỏi ấn chú. Cái này tôi biết từ trước rồi. Hôm bố tôi mất, thượng tọa biết tin sớm nhất và đến nhà tự tay lập bàn thờ. Hôm 35 ngày bố tôi, thượng tọa cử hai đệ tử giỏi nhất của mình là sư ông Giá và sư ông Kết đến làm lễ. Thượng tọa còn rất giỏi phong thủy. Có một cư sỹ là học trò ruột của thượng tọa về phong thủy nay rất nổi tiếng. Anh này nhận tôi làm …anh.

Thế nhưng hôm nay mới biết thượng tọa mấy năm cuối đời trình độ phật pháp đã lên tới đỉnh cao. Thượng tọa có thể gọi được thổ địa mảnh đất mình đang đứng lên nói chuyện phải trái. Về nguyên tắc thì phật pháp vô biên, thổ thần hay thủy quái mà có làm gì sai thì có thể quở trách ngăn cấm. Nhưng với lũ ma quỷ độc ác thì mỗi lần trấn trạch, người làm lễ trấn trạch có thể bị tổn thọ. Trước khi làm các lễ lớn trấn trạch cho cầu Hàm Rồng, sông Tô Lịch và đường Láng Hòa Lạc, Thượng Tọa biết làm các lễ này sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều nhưng vẫn làm vì đây là việc đất nước. Sau đó vài tháng Thượng Tọa ốm nặng, hai năm sau thì mất.

—————

Mấy hôm nay dư luận lại ồn ào về việc sông Tô Lịch. Liền viết thêm một đoạn sau đây nữa về Mật Giáo và việc Hàn long mạch của Thượng Tọa Thích Viên Thành.

Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao về vụ Trấn Yểm sông Tô Lịch, trong đó có nhiều ý kiến khác nhau về cố Thượng Tọa Thích Viên Thành. Vậy nên chỉ xin lưu ý mọi người một chi tiết thế này: Thượng Tọa không chỉ là sư trụ trì Chùa Hương mà còn cả Chùa Thầy nữa.

Chùa Thầy là chùa của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Thầy thực chất là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Sau khi ông hóa thì được upgrade lên thành chùa lớn.

Từ Đạo Hạnh vừa là tăng, vừa là pháp sư, vừa là Vua (Lý Thần Tông), vừa là Phật. Ông còn là tổ sư của nghề múa rối nước. Bản thân bức tượng cốt của ông ở chùa Thầy hiện nay cũng có hệ thống dây để cử động. Tuy Từ Đạo Hạnh không phải là Sư tổ của Thiền Tông Giao Chỉ nhưng cũng qua tận Tây Trúc để học phép. Khi về Việt nam, ông đọc 18 vạn lần câu kinh “Đại Bi tâm kinh đà la ni” thì Trấn Thiên Vương hiện lên ra mắt. Có khả năng là Từ Đạo Hạnh là một trong những lứa pháp sư đầu của phái Thiền tông Giao Chỉ.

Có thuyết nói Sư tổ của Thiền Tông là Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitarusi, Diệt Hỉ) người gốc Tây Trúc, tu ở chùa Dâu (Bắc Ninh). Vậy nên Thiền tông Việt nam còn có các tên gọi khác như Thiền Nam Phương hay Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi. Mọi người để ý là tượng Phật và tượng La Hán trong chùa Việt nam có nhiều vị mắt to, râu quai nón, da đen (rất khác mặt mũi dân Giao chỉ nhà mình). Cũng có thuyết nói thiền sư tu ở chùa Pháp Vân, Cổ Châu, Long Biên, Hà nội, nên có tên gọi là Thiền Pháp Vân

Thiền Tăng Tì Ni Đa Lưu Chi (Diệt Hỉ) tu ở chùa Dâu vào thế kỷ thứ 6. Trong khi thiền phái Mật Tông (gốc gác ở Tây Tạng) được người Ấn mang đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8 (sau chúng ta tới 2 thế kỷ).

Như vậy có khả năng phái thiền Mật Tông mà Thượng Tọa Thích Viên Thành là pháp sư đỉnh cao nhất gần đây KHÔNG PHẢI ĐẾN VIỆT NAM QUA CON ĐƯỜNG TRUNG QUỐC. Mà là đến trực tiếp từ Tây Trúc thông qua thiền sư Diệt Hỉ và thiền sư Từ Đạo Hạnh. Do Mật Tông không sử dụng kinh viết mà chỉ có làm lễ, ngồi thiền, niệm thần chú … cho nên chúng ta sẽ khó có thể biết Thượng Tọa học phép thuật như thế nào. Nhưng xác suất cao là có một cách bí mật nào đấy để truyền thế nào đấy từ thời Từ Đạo Hạnh đến nay. (Thượng Tọa có xuất bản một số sách, ai có điều kiện mà muốn tìm hiểu thì cũng nên đọc).

Thậm chí, nếu gạn lọc truyền thuyết, thì Mật Tông đã vào Việt Nam chúng ta từ thời Vua Hùng. Cặp vợ chồng nổi tiếng Chử Đồng Tử – Tiên Dung là những vị á thần có màu sắc Mật Tông rất nhiều.

Còn Cao Biền đến Hà nội là thế kỷ thứ 9. Có thể đoán là Cao Biền thời điểm đấy tuy là cao thủ ấn chú và phong thủy của vua Đường nhưng đến Việt Nam vẫn là trẻ con so với các pháp sư Giao Chỉ nhà mình, bị các cụ nhà mình lừa. Bản chất của việc lừa này là dùng một pháp sư Trung Quốc đóng cọc xây kinh đô cho triều Lý nhà mình về sau này. Việc đóng cọc trấn yểm xây thành này tất nhiên là mang tai họa cho người trấn yểm, các cụ lừa cho một chú Tàu khựa đóng hộ. Thật là cao tay. Cao Biền lúc về lại TQ báo cáo lên vua Đường. Vua vỗ đùi và bảo: chú ngu lắm, bị lừa rồi, anh dặn chú mãi rồi mà vẫn tinh tướng không nghe lời anh, anh khép chú tội chết. Nói xong sai tướng quân Tư Ngạn chém bép một cái. Hết đời thằng phù thủy.

Truyền thuyết có nói là Cao Biền cười diều giấy đi trấn long mạch của nước mình. Đến núi Tản bị Tản Viên Sơn Thánh tát cho mấy cái đuổi đi. Có thể sự thật là thế này: các pháp sư Giao Chỉ nhà mình hồi đấy hay họp ở Đền thờ Sơn Tinh. Cao Biền biết trình mình kém nên lọ mọ lên đấy xin học lóm, các cụ nhà mình biết tỏng bụng dạ nham hiểm của Cao Biền, liền tát cho mấy cái đuổi đi. Truyền thuyết bơm vá lên thành Sơn Tinh hiện lên tát.

Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: “Linh khí ở phương Nam không thể lường được. Cái vượng khí đời nào hết được!”Về mặt công việc thì Cao Biền chắc có trình độ thật. Cao Biền là người đầu tiên xây dựng đô thị đầu tiên ở Việt Nam (thành Đại La). Chính sách cai trị khá ổn. Lại còn lấy vợ bản địa (người Hà Đông) rồi truyền nghề dệt cho vợ. Vợ lại truyền cho dân. Dân mình hồi đó gọi Cao Biền là Cao Vương là vì thế, đại khái thấy người tàu mà tốt bụng, nên gọi là Vương cho nó thích. Còn các cụ pháp sư nhà mình có vision ác hơn, gí ngay cho quả trấn yểm Tô Lịch để xây thành Đại La, sau thành thủ đô của nhà Lý.Đến gần đây, dân xây dựng vốn ẩu, lúc thi công đúng đoạn trấn yểm, liền nhổ mẹ nó cọc trấn yểm lên. Thượng Tọa Thích Viên Thành phải ra tay hàn long mạch. Hàn xong thì Thượng Tọa ốm rồi mất. Chi tiết đại khái như sau: “Trấn trạch sông Tô Lịch là mùa hè 2001. Cao Biền giết 19 người, trói vào 19 cái cọc, để làm bùa. Để trấn trạch sông Tô Lịch, Thượng Tọa phải quy tụ mấy trăm sư về chùa Thầy tụng kinh 21 ngày. Sau đó mới ra Tô Lịch lập đàn thất tinh. Trước khi lập đàn, vẫn còn tai họa. Một người mang cá ở Chùa Thầy ra sông Tô Lịch để phóng sinh, trên đường đi bị xe ô tô đâm chết. Cái ô tô này còn đâm thêm mấy người nữa. Công an ra lập biên bản, bị xe khác đâm chết luôn. Hôm lập đàn thì Thượng Tọa và sư ông Thủy làm lễ. Ông Minh Bạo tính bát quát. Làm lễ xong thì bát quái tính vào cung Cấn. Thượng Tọa thấy bào cung Cấn biết là mình đoản thọ (vào cung Khảm thì sống). Sau đó Thượng Tọa mất. Ông Minh Bạo ốm đếnn hè vừa rồi mới khỏi. Sư ông Thủy hiện vẫn ốm nặng. Cuối năm vừa rồi tôi lên Chùa Thầy không gặp được ông vì ông nằm mệt ở trong nhà.”Lần cuối tôi vào thăm Thượng Tọa là ở bệnh viện. Thượng Tọa nằm quay lưng ra ngoài, tôi không được nhìn mặt. Lần cuối cùng gặp mà có nói chuyện là ở chùa Đỏ. Thượng tọa, theo thói quen, nhìn qua cửa sổ thấy tôi, vẫy tay bảo: anh vào đây. Nhưng cả buổi hôm đấy gần như không nói được gì với Thượng Tọa vì thượng tọa đang bận lớp Hạ.Có nhiều người nói Thượng Tọa có hai cái Mercedez. Tôi thấy buồn cười. Vì Thượng Tọa chỉ có một xe, và là Toyota lọai tốt chứ không phải loại sành điệu. Thượng Tọa có rất rất nhiều tiền , nhưng là tiền của Chùa Hương, Thượng Tọa không bao giờ dùng vào việc riêng.Không biết ông Cường xây dựng kia tự nhiên đăng báo một loạt là có mục đích gì. Nhưng nó là sự kiện để chúng ta quan tâm hơn đến phong thủy của Hà nội. Nó cũng làm chúng ta lờ mờ nhận ra một điều là người Việt Cổ của chúng ta đã sớm đón nhận và tiếp thu Thiền và Mật Tông sớm hơn Trung Hoa và Nhật Bản rất nhiều. Trình độ của các pháp sư người Việt cổ cũng cao hơn Trung Hoa nhiều. Đáng tiếc là thiền phái nổi tiếng nhất (trong 8 phái Thiền Tông ở Việt Nam) cho đến nay lại là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, vốn là một thiền phái bị ảnh hưởng nhiều từ các pháp sư Trung Quốc. Không biết nhân sự kiện trấn yểm sông Tô Lịch và sự hy sinh của Thượng Tọa Thích Viên Thành có làm chúng ta quay lại nghiên cứu và tái phát triển một thiền phái Giao Chỉ tinh tuyền của người Việt cổ (tức là Thiền phái Pháp Vân của sư tổ Tì Ni Đa Lưu Chi ) hay không.

* Chú thích:

Các pháp sư Giao Chỉ tại sao phải lừa Cao Biền, và lừa như thế nào:

Cao Biền là con nhà dòng dõi, văn võ song toàn, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, quan hệ rộng với giới trí thức lúc bấy giờ.Ông được vua Đường cử làm Tiết độ sứ cai quản đất Giao Châu trong 9 năm.Đất Giao Châu khi đó đang ở thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 2. Rất may mắn là trước đó chúng ta đã trải qua một thời kỳ tuy ngắn nhưng rực rỡ của nước Vạn Xuân – Lý Nam Đế. Chúng ta đã có nước riêng, bờ cõi riêng, và vua của riêng mình.Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ 2, tuy là sống ách nô lệ, nhưng khát khao xây dựng một thủ đô riêng cho chính mình, nơi ấy có long mạch vượng được cả ngàn năm, vẫn là khát khao âm thầm mà mãnh liệt trong lòng trí thức đỉnh cao hồi đấy. Mà trí thức đỉnh cao hồi đấy thì rõ là các pháp sư ảnh hưởng mạnh của phái Mật Tông rồi.Đặc biệt là thời kỳ trước khi Cao Biền qua làm Tiết Độ Sứ, quân Nam Chiếu hàng chục năm trời tấn công hòng chiếm đọat Giao Chỉ từ tay nhà Đường. Lưu ý Nam Chiếu, tiền thân của vương quốc Đại Lý, là một vương quốc mà từ trên xuống dưới theo Phật Giáo Mật Tông.

Tức là Nam Chiếu hẳn đã nhìn thấy đất Giao Chỉ có địa linh nhân kiệt, phong thủy cực đẹp, nên mới kiên trì đánh chiếm như thế.

May mắn là sau đó Cao Biền đánh bại được Nam Chiếu. Đánh xong Nam Chiếu, chắc ông cũng nhận ra lý do tại sao Nam Chiếu có tham vọng chiếm Giao Chỉ. Và ông âm thầm xây dựng một cái gì đó cho riêng mình. Chính cái mộng chiếm đọat Giao Chỉ đã bị lây từ Nam Chiếu vào lòng Cao Biền như vậy. Sau tham vọng này bị lộ, Cao Biền bị gọi ngược về Trung Hoa, để lại một lực lượng quân đội đang xây dựng dở dang mà sau này được truyền thuyết hóa thành đội quân âm binh Cao Biền dậy non.

Trong 9 năm ở đất Giao Chỉ, Cao Biền đã có hành vi ứng xử tốt với dân sở tại. Dạy dân làm nghề. Trừng trị tham nhũng. Xây dựng đô thị. Giấc mộng làm vương đất Giao Chỉ của ông đã được hiện thực hóa một phần khi dân Giao Chỉ gọi ông là Cao Vương.

Tất nhiên là những gì Nam Chiếu và Cao Biền nhìn thấy ở Giao Chỉ thì các pháp sư Giao Chỉ cũng thấy, thậm chí còn thấy rõ hơn, xa hơn.

Các pháp sư của chúng ta đã nhìn thấy đất Thăng Long có địa thế đẹp thế nào, Bạch Long, Thanh Hổ ra sao. Các pháp sư của chúng ta quyết định phải xây dựng một đô thị mới ngay trên đất Thăng Long ở bên này sông Nhĩ Hà (thời Vạn Xuân kinh đô của chúng ta ở bên kia sông Hồng) thì mới trường tồn được.

Thế là các cụ nghĩ ra cách mượn sức Cao Biền để thực hiện ý mình. Hằng ngày các cụ pháp sư họp ở đền Tản Viên. Cao Biền có biết các cụ họp, nhưng tưởng chỉ oánh tổ tôm xóc đĩa, nên thi thoảng ghé qua chơi để khoe trình pháp thuật và học mót các cụ. Các cụ toàn đuổi Cao Biền đi. Sau này truyền thuyết hóa thành Đức Thánh Tản mắng chửi Cao Biền.

Thành Đại La trước thời Cao Biền đã có, nhưng nhỏ và dở dang. Cao Biền tự mình cũng nhận ra đây là đất đẹp nên quyết tâm xây cho hoàn chỉnh. Các cụ pháp sư nhà mình quyết không để cho Cao Biền tự xây theo ý mình. Cao Biền xây đến đâu đêm các cụ cho người phá đến đấy. Cao Biền lo lắng đến tột đỉnh. Thế là các cụ đóng kịch, giả làm thần Bạch Mã, cưỡi ngựa trắng chạy đi chạy lại theo đúng vết quy họach theo ý các cụ. Cao Biền cứ thế xây theo, các cụ không sai người phá nữa (đúng ý rồi mà). Thế là xây được thành Đại La, lại còn thêm được đền thờ thần Bạch Mã (chính là thờ các cụ). Mọi người thấy các cụ giỏi chưa.

Sau đó các cụ thấy đất Đại La vẫn còn bị thoát khí. Phải trấn yểm để giữ vượng khí ở lại trong vùng đất giữa sông Tô Lịch và sông Nhị Hà, cụ thể là tụ vào khu Hoàng Thành. Các cụ tính toán một hồi thấy phải trấn yểm vào đúng chỗ sông Tô Lịch mà báo chí đang um lên mấy hôm nay. Tuy nhiên các cụ không tự ra tay trấn yểm được. Nên lại dùng mưu, rình một hôm Cao Biền đang đi thuyền du lịch trên sông Tô Lịch, các cụ lại đóng kịch làm thần Long Đỗ hiện ra. Thế là Cao Biền lại dựng đền thờ Long Đỗ và đóng cọc trấn yểm.

Sau này Cao Biền ngồi nghỉ ngơi uống rượu, bỗng trong óc có cái đèn dầu lạc lóe ra một phát, vỗ đùi đứng dậy than là bị các pháp sư Giao Chỉ mượn tay mình làm lợi cho người. Cay lắm, mới đi trấn yểm để phá. Nhưng Cao Biền phá thì các cụ hóa giải. Việc này sau truyền thuyết hóa thành bà cụ già đốt béng 100 nén hương của Cao Biền trong một ngày.

Sau này vua Lý, vốn được phái trí thức Mật Tông hậu thuẫn, đã ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Lưu ý là vua Lý Thái Tổ sinh ra ở Chùa Cổ Pháp, được sư Lý Khánh Văn nhận nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Sau này anh của Lý Khánh Văn là sư Vạn Hạnh hậu thuẫn cho vào triều đình làm quan triều Lê. Sau Lê Long Đĩnh tàn ác, sư Vạn Hạnh hậu thuẫn Lý Công Uẩn lên làm vua.

Sư Vạn Hạnh là một trong những thiền sư mật tông dòng Tì Ni Đa Lưu Chi nổi tiếng nhất thời kỳ đó. Danh tiếng của ông về sau này ngang ngửa với thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Sau khi lên làm vua, Lý Công Uẩn cho người xem lại phong thủy của Thăng Long. Thấy cần lập trận đồ bát quái một lần nữa để tái trấn yểm cửa Tây thành Thăng Long. Đúng vào chỗ Cao Biền trấn yểm ngày xưa. Việc trấn yểm này có thể dùng cả hiến sinh người sống nên sau này được truyền thuyết hóa thành truyện ông Dầu bà Dầu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta cho rằng Phong Thủy xuất phát từ Tàu khoảng cuối thế kỷ thứ 3 đầu thế kỷ thứ 4. Các trước tác đầu tiên của thể loại Phong Thủy Tàu hình như là quyển Táng Thư.Tuy nhiên nếu nhìn vào trường hợp cụ thể của việc xây dựng thành Đại La thì có thể thấy Phong Thủy đã có ở Giao Chỉ trước. Và quan trọng nhất là: + Phong Thủy Giao Chỉ hoàn toàn không có yếu tố mê tín dị đoan khỉ gì cả. Chẳng qua có yếu đố dị đoan là do Cao Biền (do ảnh hưởng của phong thủy tàu) mang đến.

+ Phong Thủy Giao Chỉ chính là khoa học: Là thủy lợi, là quy họach đô thị, là hiểu biết về hạ tầng địa chất, là hiểu biết về mưa bão lụt lội.

Vậy Phong Thủy Giao Chỉ đến từ đâu. Tất nhiên là đến từ Ai Cập Cổ Đại.

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có từ rất rất rất lâu ở châu thổ sông Nile, bắc phi. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại là ở tận … thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (ôi trời, xa thời hiện đại ghê).

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có cực kỳ nhiều thành tựu: chữ viết, xây dựng, hiểu biết về luyện kim, làm thủy tinh. Họ cũng có những kiến thức về điện, khí động học và hạ tầng địa chất, thiên văn học, y học. Tất cả nền văn minh rực rỡ này đều có xuất phát điểm từ việc họ rất giỏi thủy lợi và hiểu biết về thiên tai địch họa như lụt lội. Nhờ thủy lợi giỏi mà nông nghiệp của Ai Cập cổ đại phát triển. Họ bỏ qua các ngành lúc đó bị tụt hậu xa với nông nghiệp như săn bắn, đánh cá, … Nhờ nông nghiệp phát triển mà họ có sức mạnh về nhân sự (cần ít lao động hơn cho việc kiếm ăn). Nhờ sức mạnh nhân sự mà họ phát triển được các công trình xây dựng và quy họach đô thị.

Tất nhiên nền văn minh nào cũng suy tàn. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị vua Cambyses II người Ba Tư đánh bại năm 525BC, mở ra thời kỳ nô lệ đầu tiên dưới ách đế chế Ba Tư (Persian Empire). Thời kỳ này kéo dài không lâu lắm. Lần cuối cùng người Ba Tư chinh phục đất sông Nile là lần vua Artaxeres III (358-338 BC) xâm chiếm Ai Cập.

Sau thời kỳ bị Ba Tư xâm lược là thời kỳ Hy-La xâm lược Ai Cập Cổ Đại.

Đặc biệt là trong đó có thời kỳ vua Alexander Đại Đế (356-323BC)

Vua Alexander Đại Đế có một cuộc viễn chinh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người cả về quy mô, sức người sức ngựa sức voi, và độ chinh phục. Ông tấn công Ấn Độ.

Việc xâm chiếm Ấn Độ của quân đội Alexander Đại Đế không dài. Nhưng đủ để mang văn hóa La Mã – Ai Cập đến với Ấn Độ. Trong đó có các nghệ thuật thủy lợi, địa chất và quy họach đô thị. Có lẽ Alexander Đại Đế đã mang theo rất nhiều tù binh Ai Cập. Hoặc ông mang hẳn các nhà khoa học Ai Cập đi cùng quân đội viễn chinh của mình. Các kiến thức y tế, luyện kim, địa chất, khí tượng thủy văn của Ai Cập nhờ đó mà đến được với Ấn Độ.

Sau khi quân đội của Alexander Đại Đế rút lui là mở ra đế chế Maurya của người Ấn (322BC-298BC).

Đến thời vua Ashoka Đại Đế (273-232-BC), Ấn Độ đã trở thành nước mạnh với quốc giáo là Đạo Phật Nguyên Thủy. Vua Ashoka đã có chiến lược quảng bá Phật Giáo đi các vùng Đông Nam Á, Tây Á và Châu Âu phía Địa Trung Hải.

Đi cùng các nhà truyền giáo cũng vẫn là các tri thức người Ấn vừa mới được update thêm kiến thức về thiên văn, thủy lợi, địa chất và y học.

Sau đó là câu chuyện về việc Phật Giáo đi vào Văn Lang như đã nói ở phần II.

Điều này lý giải tại sao các vua Hùng giỏi làm thủy lợi, biết đúc trống đồng, biết làm thuyền to đi trên sông. Lý giải tại sao Thục Phán An Dương Vương biết làm nỏ thần có mũi tên bằng sắt. Lý giải tại sao các pháp sư Giao Chỉ có kiến thức về thủy lợi, hạ tầng địa chất, thiên văn và quy hoạch. Tại sao các nhà sư ngày xưa lại biết chữa bệnh (cả Từ Đạo Hạnh và Minh Không đều chữa bệnh nan y cho Vua).

Sau đó nghệ thuật thủy lợi và quy họach đi qua Trung Quốc và trở thành Phong Thủy. Rồi bị dị đoan hóa thành Phong Thủy Tàu. Rồi lại quay lại làm u mê chính chúng ta ngày xưa (Cao Biền) và ngày nay (toàn đọc xem lịch với tử vi bói toán kiểu Tàu, hahaha).

B. Nguồn gốc của Kinh Dịch.

Nguồn gốc của Kinh Dịch (gốc) cho đến nay vẫn hết sức mù con nhà mờ. Nếu thuyết cho rằng Kinh Dịch có từ thời Phục Hy (2852-2738BC) mà là đúng thì bó tay, không giải thích được. Nhưng may mắn là thuyết này chắc không đúng lắm vì chính bọn Tàu nó cũng không tin là cái thuyết này có nguồn gốc xạo như thế. Và người Tàu cũng bó tay khi không biết giải thích tên của bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là cái qué gì. Nhưng nếu các thuyết cho rằng Kinh Dịch (gốc) ra đời muộn hơn, tầm những năm thuộc thế kỷ thứ II trước công nguyên, mà đúng, thì có lẽ Kinh Dịch đến từ Văn Lang thật.Kinh Dịch Văn Lang một lần nữa lại là sản phẩm do các vua Hùng nhà mình localized từ kiến thức của người Ai Cập Cổ Đại.Cụ thể như sau:

Người Ai Cập Cổ Đại có kiến thức vượt trội về Trắc Địa và Thiên Văn. Các kim tự tháp đã được xây dựng với các tính toán cực kỳ chính xác vềác góc, tọa độ, kích thước. Nó cũng trùng khớp với quỹ đạo một số quỹ đạo của sao ở trên giời. Nó cũng là các sản phẩm hình học (đa giác) do đầu tiên con người tạo nên mà có độ chính xác cao.

Người Ai Cập Cổ Đại đã phát triển một dạng nghệ thuật biểu hiện thay cho chữ viết (Egyption hieroglyphs).

Người Ai Cập Cổ Đại đã nắm vững các quy tắc thập phân và các tỷ lệ vàng trong xây dựng và quy họach (golden ratio).

Và họ đã chuyển giao kiến thức và công nghệ cho các vua Hùng.

Điều này thể hiện ở:

+ Tín ngưỡng đa thần

+ Các vua Hùng sử dụng hệ lịch thập phân, mỗi tuần có 10 ngày. Một năm có 360 ngày.

+ Các vua Hùng sử dụng đồ họa như là writing system. Cụ thể là ở trên mặt trống đồng, các hoa văn (chính là ideogram, pictogram) đều đưa ra một message gì đấy. Và các hoa văn này rất giống với các họa tiết của người Ấi Cập (Egyption hieroglyphs) trên đồ đất nung của họ.

+ Các hình ngôi sao trên trống đồng và hướng của chúng được đúc cực kỳ chính xác. Đó là do được học các phép toán về đo đạc, góc, phương vị, hình học và đặc biệt là Thiên Văn của người Ai Cập.

+ Các danh từ tiếng Ai Cập Cổ Đại được các vua Hùng sử dụng (giống ngày nay ta nói chuyện bằng tiếng Việt nhưng thuật ngữ vẫn nói tiếng Anh như chip, stock, …). Đặc biệt là các từ thuộc lĩnh vực cao siêu như Thiên Văn và Thủy Văn. Các từ như Càn, Khảm , Tốn, Khôn đều na ná như âm của người Mường học tiếng Ai Cập. Thậm chí từ Hùng như chúng ta gọi vua Hùng chính là từ chữ Khun hoặc Cun trong tiếng Việt cổ (có nghĩa là người đứng đầu hay thủ lĩnh). Mà chữ Cun này rất có khả năng chính là từ Vua trong tiếng Ai Cập cổ.

Như vậy, nhờ chuyển giao công nghệ mà các vua Hùng của chúng ta có một bước đại nhảy vọt về các kiến thức Thiên Văn, Thủy Văn, Địa Chất, Xây dựng.

Bọn Tàu vốn xưa nay giỏi copy and paste (càng ngày càng thấy giỏi) nên vác trống đồng của Vua Hùng về ngâm cứu + gửi gián điệp công nghệ qua Văn Lang để thuổng. Sau khi copy và paste, người Trung Quốc đã có:

+ Kinh Dịch: copy từ Thiên Văn

+ Phong Thủy: copy từ Quy họach và Địa Chất và Thủy văn

+ Thước Lỗ ban: copy từ Các golden ratio của người Ai Cập Cổ Đại trong xây dựng.

+ Chữ tượng hình: phát triển từ các hoa văn trên trống đồng

+ Riêng phần thiên văn khó quá nên lúc chuyển ngữ phải giữ nguyên tên gốc là tiếng bồi Ai Cập do các vua Hùng nói nên thành Càn, Khảm, Tốn, Khôn, gì gì đấy. Đến bây giờ người Tàu cũng vẫn cãi nhau về nghĩa gốc của các danh từ này. Bọn này dốt, chính ra qua Ai Cập học hết bằng A tiếng Ai Cập Cổ Đại là về dịch được luôn.

Tóm lại, ngay cả cái được coi là gốc của văn minh Trung Hoa là Kinh Dịch thì cũng chỉ là sản phẩm copy and paste từ nền văn minh Văn Lang vốn được localized từ văn minh Ai Cập Cổ Đại. Sau đó người Trung Hoa copy and paste tiếp chữ viết, Phong Thủy, … Và gần đây họ copy and paste tuốt sờ luốt, từ phim Mỹ, phần mềm Mỹ, xe máy Nhật, nồi cơm điện Nhật, đến các công nghệ cao để làm máy bay hay tàu vũ trụ.

C. Dấu tích của sự lan truyền văn minh từ Ai Cập Cổ Đại qua Văn Lang

Dấu tích của sự lan truyền của nền văn minh Ai Cập qua khu vực Văn Lang còn có thể tìm thấy ở các vùng xa phía dưới miền Nam của Việt Nam hiện nay. Cụ thể là phía các quần đảo của Indonesia. Ở nơi đó, các dân tộc thiểu số của họ không biết tại sao đã biết thổi thủy tinh từ cái thủa xa xưa nào đấy. Không lọai trừ các làng nghề cổ của Việt nam có các nghề đặc biệt như làm giấy Gió, làm gốm cũng là được chuyển giao công nghệ từ Ai Cập Cổ Đại.

Gần đây người ta còn phát hiện ra người Ai Cập còn biết đi biển (biết đóng tàu đi biển và có kiến thức về hoa tiêu biển). Cho nên có thể có những nhóm người Ai Cập Cổ Đại vì chiến tranh với Ba Tư mà chạy lọan về phía Nam Á hiện nay và lưu lạc tới Âu Lạc từ rất lâu trước các đợt tiến quân vào Ấn Độ của Alexander Đại Đế.

Về ngôn ngữ, có lẽ người cổ đại có từ vựng rất ít, cho nên các bộ tộc ở xa nhau, khi gặp gỡ chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là học được ngôn ngữ của nhau để giao tiếp. Mà chủ yếu là các vua Hùng nhà mình học tiếng Ai Cập Cổ Đại để đọc tài liệu kỹ thuật và dự các lớp training do người Ai Cập tổ chức.

Điều kỳ lạ và thú vị nhất của sự chuyển giao công nghệ cuối cùng được thể hiện ở hai nền văn hóa được coi là lâu đời nhất trên địa bàn Việt Nam

1. Văn Hóa Đông Sơn (từ Thanh Hóa đến Lào Cai)

+ Cỡ khoảng 3000 năm trước công nguyên, đồ cổ có niên đại xưa nhất được tìm thấy là đồ thuộc văn hóa Phùng Nguyên.

+ Có nông nghiệp phát triển (đã tìm thấy lưỡi cày bằng đồng của thời này)

+ Đúc đồng phát triển (trống đồng). Có hoa văn tương tự hoa văn Ai Cập.

+ Vũ khi phát triển: nỏ thần, tên đồng

+ Giao thương phát triển: trống đồng Đông Sơn được tìm thấy cả ở Indonesia, Malaysia, Nhật, Myanma, Thailand….

+ Đã hình thành nhà nước (quá sớm so với văn hóa các nước xung quanh)

2. Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Quảng Bình).

+ Muộn hơn văn hóa Đông Sơn một chút

+ Đã có nghề đi biển, đánh cá

+ Có nghề gốm cực phát triển cả về công nghệ sản xuất và thẩm mỹ. Giống đồ gốm Ai Cập Cổ Đại.

+ Có nghề làm thủy tinh phát triển (xin thưa cái mà bọn tàu gọi là ngọc lưu ly, chén bát làm bằng ngọc lưu ly, chính là sản phẩm thủy tinh Sa Huỳnh sau này chúng cướp bóc từ Giao Chỉ mà mang về tiến vua). Nghề thủy tinh chắc ko thể tự nghĩ ra mà do chuyển giao công nghệ từ Ai Cập.

+ Có nghề làm đồ trang sức cực kỳ phát triển cả về nguyên liệu (được cho là nhập khẩu từ tít Ấn Độ và Myanma) và cực kỳ xuất sắc về design. Cho đến bây giờ vẫn thấy đẹp.

3. Và cuối cùng là vũ trụ quan của người Mường

Nói chung sách sử của ta từ sau thời Mã Viện, đặc biệt là từ sau thời Lê, là cóc tin được. Từ thời Mã Viện, thanh niên này rất tàn ác, đã xóa bỏ chế độ xã hội bộ lạc rất dân chủ để xây dựng chế độ cai trị hà khắc tập quyền. Kể từ đó, tất cả những gì là sự thật đều bắt đầu phải đi qua dòng truyền khẩu dân gian, thay vì đi vào chính sử. Đặc biệt là từ thời Lê, khi mà Nho Giáo lên ngôi, thì sử sách chỉ còn là công cụ ghi chép của tụi cầm quyền.

Vậy nên muốn hiểu sự thực về Âu Lạc và Văn Lang thì tốt nhất là đừng đọc sách sử, hoặc đọc nó mà phải hiểu theo cách phi phong kiến hóa, thay vào đó hãy lắng nghe văn hóa dân gian.

Văn hóa dân gian của người Việt cổ, nói vậy chứ quá mai một rồi, nước bọt đâu mà thì thào mấy ngàn đời được. Câu chuyện còn tồn tại xa xưa nhất về vị vua đầu tiên của nhà nước dân chủ đầu tiên là vua Thục Phán cũng rất mờ mịt. Tuy nhiên trong cái mờ mịt này lại có 2 điểm sáng. Một là Phán có phép thuật đi gặp núi là núu rẽ ra, đi xuống nước là nước rẽ ra (do đó mà gặp thần Kim Quy). Cái quả rẽ nước này rất giống Moses, hoàng tử Ai Cập, dẫn dân nô lệ Hebrew vượt qua biển Đỏ bằng cách rẽ béng nước ra mà đi dưới đáy biển. Hai là Phán không có quá khứ rõ ràng, được cho là cháu ngọai vua Hùng nhưng ở Ai Lao, đại khái là có quá khứ mờ mịt y như Moses. (Trong các chuyện cổ tích sau này thì có viên ngọc kỵ thủy, đi được vào nước, nhưng về concept là khác hẳn việc nước tự rẽ ra cho Thục Phán đi vào)

Câu chuyện Cổ Loa cũng cho thấy là khi Mã Viện tới Âu Lạc thì dân Việt đã biết đắp đê trị thủy rồi (một công nghệ quá mới với người Hoa lúc đấy). Thành Cổ Loa được xây dựng ba vòng ốc cũng là từ công nghệ đắp đê được chuyển qua đắp thành.

Nói chung các vết tích về Âu Lạc và Văn Lang chỉ dừng lại ở đấy, không thể đi xa thêm. Đó là do Mã Viện và Nho Giáo sau này.

Nhưng may mắn thay người Việt cổ đã sống đồng cư và cộng cư với một dân tộc khác, một dân tộc luôn coi họ với người Kinh “tuy hai mà là một”. Đó là người Mường. Người Mường thì may quá, không bị phong kiến hóa. Thế cho nên nhìn vào văn hóa tín ngưỡng của người Mường có thể tìm thấy cái gì đó của người Việt cổ ngày xưa. (Lưu ý là người Mường oánh cồng chiêng và trống đồng hơi bị ác)

+ Người Mường có vũ trụ quan riêng của mình (choáng chưa, hơi bị văn minh nhé). Họ có ‘trường ca’ Đẻ Đất Đẻ Nước và một loạt truyện thơ khác để mô tả vũ trụ từ thủa hồng hoang (big bang) đến việc sinh ra trời đất, con người. Riêng đọan này họ hơn đứt người Việt và người Hoa. Mà có lẽ là họ cũng copy cái vũ trụ luận này từ đâu đó và giữ gìn được còn người Việt bị bọn Tàu nó nô dịch mà bắt phải quên đi, đến vua của mình là An Dương Vương xuất xứ ở đâu mà chả còn nhớ được nữa là. May mà còn nhớ được chi tiết rẽ nước mà đi.

+ Vua Dịt Dàng (hay Gịt Giàng, hay Yịt Yàng) có nghĩa là God. Cũng giống người Bana hay Ê Đê gọi là Giàng (hay Yàng). Xuất xứ của cái tên Dịt Dàng cho đến nay hơi bị mù tịt. Tuy nhiên rất giống từ Ai Cập Cổ Đại gọi vị thần đứng đầu trong các vị thần (Atum-Ra) của họ (đọc là Yamanu). Biết đâu qua tiếng Việt cổ (tiếng Mường) thành Yàng. (Atum là thủ lĩnh các vị thần, Ra là thần mặt trời).

+ Người Mường không gọi mình là Mường. Mường thực ra là vùng đất. Còn họ tự gọi họ là Con Mọl, tức là Con Người.

+ Quan niệm về cái chết và sự sống cũng như con người và linh hồn của người Mường cũng chia làm ba phần y như người Ai Cập: Mường Trời (các vị thần), Mường Người (thế giới của con người) và Mường Ma (thế giới của linh hồn). Điều đặc biệt nhất là người Mường có liên kết ánh xạ Mường Ma và Mường Người y như là trong quan niệm về thế giới người sống và thế giới người chết của người Ai Cập. Cả hai đều có quan niệm và coi trọng một cuộc sống afterlife y hệt như nhau (thế mới choáng chứ)

+ Khi có người chết, người Mường làm đám rất dình dang, với các bố Mo (hay ông Mo) làm đủ các thủ tục phức tạp để tiễn linh hồn về mường Ma. Y như các pháp sư Ai Cập làm thủ tục tiễn người chết đi cho trôi chảy vậy.

+ Xã hội khá dân chủ so với bọn phong kiến tập quyền. Có giới quý tộc (nhà Lang) và người lao động cống nạp. Trong giới quý tộc thì có quý tộc giàu và quý tộc nghèo. Cơ sở giàu nghèo được phân định trên số lượng ruộng công được sở hữu (lưu ý là trên số lượng ruộng lúa chứ không phải trên số lượng nương rẫy). Quan Lang, những người đứng đầu Mường Người, sống sướng chả kém gì Pharaoh, đặc biệt là lúc chết làm đám ma hoành tráng như Pharaoh, mỗi tội ở quy mô bé tí, hehehe, và không có kim tự tháp). Còn người dân sống trên đất của nhà Lang thì phải đóng tô thuế (văn minh chưa) cứ y như là chế độ thuế đất của người Ai Cập Cổ Đại vậy, hehe.

+ Còn một chi tiết nhỏ nữa là người Mường có lịch thập phân giống lịch thời vua Hùng. Mỗi tháng có 3 tuần, mỗi tuần có 10 ngày. Một năm có 12 tháng. Riêng về giờ thì một ngày có 16 giờ nhưng thời lượng của mỗi giờ không đều nhau.

Các ví dụ về việc xóa bỏ cả một nền văn minh:

+ Việc Mã Viện xóa bỏ cả một nhà nước và nền văn hóa đi kèm theo nó (tịch thu và nung chảy tất cả các trống đồng) là tiền đề của việc đẩy cả một nền văn minh Văn Lang đi vào dĩ vãng.+ Vào thế kỷ 15, khoảng 100 năm sau khi đế quốc Khmer suy yếu, người Xiêm nổi dậy chống ách áp bức của người Khmer đã tàn sát 100% sinh vật (người, gia súc) của Đế Đô Angkor Vat (1431-1432). Đưa Đế Đô này thành một thành phố chết và bị chính người Khmer quên lãng. Mãi đến 500 năm sau, các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy tàn tích của Đế Đô Angkor Vat (Đế Thiên Đế Thích). Angkor Vat ngày nay là một điểm du lịch nổi tiếng. Thành phố cổ kỳ lạ này được cho là do Alexander Đại Đế hoặc quân của ông xây dựng. Người Khmer bị người Xiêm thôn tính hoàn toàn, xóa bỏ hoàng tộc, xóa bỏ chữ viết (tiếng Sankrit cổ) bằng cách giết sạch những người biết đọc biết viết.+ Trước khi bị người Xiêm xóa bỏ, người Khmer của vương quốc Chân Lạp, dưới thời vua Bhavavarman đã thôn tính một nền văn minh khác (năm 627). Đó là vương quốc Phù Nam (Funan, Phnom, Phù Nam là phiên âm hán việt của Phnom như trong Phnom Pen, thủ đô Kampuchia ngày nay). Vua Bhavavarman là người xóa bỏ cái tên Phù Nam khỏi bản đồ và suýt nữa tiêu giệt toàn bộ hoàng tộc Phù Nam. May mà dân Phù Nam giỏi đi biển nên hoàng tộc Phù Nam chạy thoát qua Java và xây dựng triều đại Sailendra ở đấy. Tuy nhiên, nghề đi biển của dân Phù Nam mất hẳn. Tương tự như nghề sông nước, tục xăm mình của người Văn Lang cũng mất hẳn sau thời Mã Viện. Trước khi xóa bỏ Phù Nam, Chân Lạp của người Khmer chỉ là một xứ phiên thuộc Phù Nam. Trước khi xóa bỏ Angkor Vat, người Xiêm chỉ là nô lệ của người Khmer.+ Bên Xiêm ngày càng lấn áp bên Khmer. Vua Khmer lúc đó là Chey Chetta II phải mượn quân đội của chúa Nguyễn là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên để tỉn nhau với dân Xiêm. Tất nhiên là thắng. Sau đó Sãi Vương gả con gái của mình cho vua Khmer. Nhờ quyền lực của hoàng hậu người Việt, dân Việt Nam tràn vào sinh sống và làm ăn ở vùng đất Nam Việt Nam bây giờ. Nhờ đó chúa Nguyễn cai quản được Sài Gòn (Prey Nokor) và Bến Nghé (Kas Krobey).

+ Năm 1658, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chính thức cầm quân đánh nhau với Chân Lạp. Triều đình Chân Lạp lúc đó lại quay lại thân với người Xiêm, áp bức người Việt ở Thủy Chân Lạp (Nam Việt Nam). Hiền Vương đánh thắng quân Chân Lạp. Chiếm luôn Thủy Chân Lạp, phong vương cho người Khmer thân Việt lên làm vua ở Lục Chân Lạp. Chính thức tạo ra bờ cõi nước Việt ngày nay. Phần Lục Chân Lạp trở thành Cao Miên, Campuchia ngày nay.

Người Việt, Hoa, Khmer ở miền nam ngày nay vẫn đến đền bà chúa Xứ ở An Giang để tưởng nhớ đến vương quốc Phù Nam xa xưa. Bà chúa Xứ được truyền tụng là quốc mẫu Soma của vương quốc Phù Nam. Nữ chúa Soma là người bản địa, đã lấy một võ tướng đi truyền giáo người Ấn Độ tên là Kaundinya, đẻ ra vị vua đầu tiên của vương quốc Phù Nam. Vị vua này có tên hiệu là Kampu.

(tất cả bài trên là của blog 5xu)

Share this post


Link to post
Share on other sites