Thiên Sứ

Trả Lời Các Câu Hỏi Tham Biện Trong Hội Thảo.

21 bài viết trong chủ đề này

Artemisia scane tất cả các câu hỏi tham biện của đại biểu đặt câu hỏi do bà Hà Hồng Nga đưa từ Hanoi về lên topic này.

Các thành viên nghiên cứu thuộc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sẽ trả lời các câu hỏi này, hoặc do giám đốc Trung Tâm sẽ thay mặt trả lời trên topic này.

Những câu hỏi tham biện với các bài tham luận của các học giả ngoài Trung tâm, chúng tôi sẽ có văn bản gửi đến tác giả. Quyền trả lời thuộc về tác giả.

Ngoài ra, các quí vị hội viên trên diễn đàn, hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi tham biện và thắc mắc ngay trong topic này - trên cơ sở những bài tham luận đã đăng tải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những câu hỏi tham biện trong Hội thảo.

1/ Đại biểu: TS. Ngô Kiều Oanh

Chức danh:

DT: 0913 213 175

Ý kiến:

Hội thảo không những hay mà rất quan trọng để định hướng và thay đổi quan điểm cho các nhà quản lý vĩ mô đang có chiều hướng nghiêng về lợi nhuận kinh tế phá hoại môi trường sinh thái bền vững (sinh thái thiên nhiên).

Cần mời thêm các nhà khoa học địa chất, vật lý, thông tri (phân tích hệ thống). Cần các hội thảo chuyên đề sâu hơn cho việc xây dựng lý thuyết khoa học cho thuyết phong thủy ứng dụng cụ thể cho đặc thù phát triển KT-XH của đất nước Việt Nam.

2/ Đại biểu: Đỗ Trọng Thành

Chức danh: KS Xây dựng - Nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt.

Ý kiến:

Qua Hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương, tôi thấy rất cần ứng dụng trong cuộc sống như:

- Nên đưa vào chương trình quảng bá trên sóng Đài truyền hình nhiều kỳ.

- Nên đưa Phong thủy vào các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học như các bộ môn khác.

- Nên đưa cụ thể rộng rãi Phong thủy theo quan niệm của Đông phương Lạc Việt về Xây dựng kiến trúc cầu cống, lăng một ...

3/ Đại biểu: Nguyễn Khắc Luân

Chức danh: T.T.V.H Người Cao Tuổi

Ý kiến:

Một gia đình ở ngôi nhà 5 tầng đặt bàn thờ tổ tiên ở tầng nào là hợp phong thủy? Vì sao?

4/ Đại biểu: Nguyễn Thế Trung

Ý kiến:

Hội thảo có 2 nội dung chính:

1. Sự điều chỉnh hợp nhất về mặt lý thuyết của Phong thủy nhân rộng hơn là về cả Lý học Đông phương hơn ngàn năm tồn tại.

2. Đưa ra một phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt một cách hệ thống và nhất quán.

Vấn đề 1 ở trên là rất quan trọng mang tính cơ bản, đề nghị có những hội thảo chuyên sâu hơn vào vấn đề này để hình thành một di sản lớn lao cho tương lai Việt Nam.

Ngoài Hội Đông Nam Á, đề nghị các đơn vi có chức năng dành thêm thời gian để phối hợp hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.

5/ Đại biểu: Kiến trúc sư Phạm Việt Anh

Chức danh: Giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội - Thành viên tiểu ban Phong thủy - TT Nghiên cứu tiềm năng con người.

Ý kiến:

- Điều trước tiên cần trao đổi là: Nếu chúng ta muốn chứng minh tính khoa học của Phong thủy cổ đại như các chứng minh khoa học khắc bằng công thức toán học, vật lý ..v..v.. thì quả là một vấn đề cực kỳ khó khăn và nan giải. Theo thiển ý của tôi thì sẽ chẳng bao giờ đến đích được.

Vấn đề ở chỗ là chúng ta cần xác định mức độ đánh giá về tính khoa học của Phong thủy là thế nào.

Ngay cả những phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại của chúng ta ngày nay, trong đó có một phương pháp khoa học là: căn cứ vào khảo sát thực nghiệm, tổng kết thực nghiệm, có thể bằng thí nghiệm, bằng các phiếu khảo sát thăm dò, bằng tổng hợp các hiện tựơng .v..v..

+ Chỉ riêng điều này đã đủ chứng minh lý thuyết phong thủy cổ đại là một nghành nghiên cứu khoa học bởi vì tất cả các lý thuyết phong thủy cổ đại không phải tự nhiên mà có, mà nó đã được trải nghiệm và đúc kết lại thành kinh nghiệm và viết lại cho đời sau ứng dụng.

+ Hai nữa là chỉ cần chứng minh rằng các lý thuyết phong thủy cổ đại có những điểm trùng lặp với các lý thuyết về thiết kế qui hoạch xây dựng hiện đại. Điều này cũng chứng tỏ các lý thuyết phong thủy cổ đại là rất khoa học rồi.

+ Một vấn đề nữa là: Hầu hết các bài tham luận mới chỉ bàn tới "khí = không khí" mà ý nghĩa của khí trong phong thủy thì bao hàm nhiều vấn đề thâm hậu chứ không chỉ có là không khí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

6/ Đại biểu: Đỗ Trung Tuyến

- Email: tuyendt@hsb.edu.vn

Chức danh: Giảng viên Quản Trị Kinh Doanh

Ý kiến:

1. Cơ sở khoa học nào để khẳng định phương pháp định thâm cho NNC Châu Thế Vinh đưa ra là chính xác hơn các phân tích khác? Phần đó tác giả chưa trình bày nên chưa rõ tính khoa học của phương pháp mới.

2. Tại sao lại nói "Cái động thuộc Âm, cái tĩnh thuộc dương".

7/ Đại biểu: PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Chức danh: Phó tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam

Ý kiến:

1. Đây là 1 đề tài rất hay và phải hiểu cốt lõi của vấn đề là KHOA HỌC.

2. Cần tuyên truyền nhiều hơn trên truyền hình và báo chí về phong thủy để mọi người hiểu được rõ hơn, kỹ hơn, giúp trực tiếp cho cuộc sống con người.

3. Hoan hô Ban tổ chức đã tiếp thu ý kiến phê bình của tôi (lúc giải lao) về việc đã tổ chức Hội thảo là phải có bàn của Chủ tịch Đoàn để điều hành hội thảo.

4. Trung tâm nên mở trang website về Phong Thủy để các nhà khoa học luôn luôn có thể trao đổi về Phong thủy.

5. Tóm lại: Hoan nghênh Ban tổ chức đã tổ chức Hội thảo và đề nghị sau Hi65 thảo các anh chị nên họp lại để rút kinh nghiệm cái gì được, cái gì chưa được.

8/ Đại biểu: Nguyễn Hồng Khoái

Ý kiến

Trong Kinh dịch và y học tác giả Nguyễn Hoàng Phương đã đưa ra Kiến trúc tập mở để giải thích một cách khoa học (chưa có một phản biện nào về vấn đề này).

Khoa học và phong thủy tác giả Nguyễn Hoàng Phương chưa đề cập đến, vậy Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đã nghiên cứu như thế nào?

9/ Đại biểu: Nhạc sĩ Lê Thanh Bảo

Chức danh: CV Nghiên cứu Chính viện Âm nhạc.

Ý kiến:

Trước tiên được tham gia Hội thảo tôi rất mừng.

1. Hội thảo là rầt cần và rất tốt nên làm thường xuyên công khai những bí truyền này.

2. Nhiều chuyên gia trẻ đang trường thành nhanh chóng và mạnh mẽ là ưu điểm và rất cấp thiết.

3. Đã đầu cơ tâm trí nhân thức dân thức phải tập trung thành sức mạnh tinh thần cứu đất nước.

4. Tất cả phải trở thành hiệu quả khi được lãnh đạo nhà nước nhận thức đầy đủ và ủng hộ mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Vì lý do bận rộn, nên tôi đã lâu không mở email. Hôm nay nhận được bài viết của nhà nghiên cứu Lê Văn Cường liên quan đến khái niệm "khí" trong phong thủy. Tôi xin được đưa lên đây để quý vị tham khảo.

Xin chân thành cảm ơn anh Lê Văn Cường và cũng chân thành cáo lỗi anh vì bận rộn quá và bị chi phối bới nhiều nguyên nhân nên thật sự quên. Không có mặt anh ở cuộc hội thảo là một sự thiệt thòi và đáng tiếc cho tôi và Hội Thảo.

-----------------------------------------------

Anh Thiên Sứ thân mến!

Được biết sắp tới 15/12/2009 có Hội thảo: Phong thuỷ và tính khoa học...do anh tổ chức, tôi muốn giúp anh một số lý luận khoa học chứng minh sự tồn tại của "khí" trong phong thuỷ.

"khí" trong phong thuỷ là sự tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, nhưng rất trừu tượng, mắt không nhìn thấy, tay không sờ được và chẳng có máy móc nào hiện nay đo được.. . Vì vậy anh hãy lưu ý và có thể dùng lý luận trích dẫn như trong bài tôi gửi kèm theo để mở đầu sự chứng minh có một trường "khí", hay "năng lượng" đã tồn tại mà chính ông Einstein đã phát hiện ra không có "chân không tuyệt đối", hay không gian trống rỗng chẳng chứa bất cứ cái gì, tôi xin trích phần chứng minh đã được nhiều người khi nghe đã hiểu ngay lập tức, "pha học" không cãi được ở dưới. Anh hãy thay cụm từ "trường năng lượng" bằng cụm từ "khí trong phong thuỷ" và bộ môn Phong thuỷ để diễn giải sự tồn tại khách quan của "khí" trong phong thuỷ. Khi đã hiểu có sự tồn tại của "khí" bằng lý thuyết, "cơ sở khoa học" của Vật lý hiện đại rồi thì mọi người sẽ tiếp thu về phong thuỷ dễ dàng hơn.

Xin chúc Hội nghị Phong thuỷ và khoa học của các anh thành công.

Lê Văn Cường

--------------------------------

Đoạn trích như sau:

"Chúng ta sẽ tham khảo thêm một luận đề đơn giản và lôgíc dễ hiểu hơn dựa trên thành tựu Thuyết tương đối của Einstein để chứng minh có sự tồn tại của trường năng lượng trong không gian vũ trụ hiện tại mắt không thấy, tay không sờ được, cũng như chẳng có máy móc nào có thể đo được. Thuyết tương đối nói rằng không gian và thời gian trong vũ trụ chỉ mang tính tương đối, ví dụ như không gian xung quanh một hệ chuyển động cực nhanh, nó sẽ bị co lại. Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi thắc mắc nếu không gian là một khoảng không trống rỗng không chứa bất cứ cái gì mà lại bị co hay dãn là điều phi logíc, không hợp lý ? Không gian bị co hay dãn thì không thể là một khoảng không trống rỗng chẳng chứa bất cứ cái gì, có tư duy lôgíc như thế thì chúng ta sẽ ngay lập tức hiểu ra rằng không gian vũ trụ đang chứa “trường năng lượng vô hình” và “trường năng lượng vô hình” này có mật độ đậm đặc khác nhau thể hiện tính co hay dãn của “không gian”. Điều đó đã chỉ ra rằng chính chúng ta hiện đang sống trong “trường năng lượng vô hình” ngoài sức trưởng tượng của con người ví như con cá sống trong môi trường “năng lượng nước”, ký hiệu theo khoa học là H2O. Đơn giản dễ hiểu hơn, ít nhất thì loại người chúng ta cũng đang sống trong trường “năng lượng hấp dẫn” mắt không thể thấy, tay không thể sờ, nhưng khiến con người buộc phải chân thì “đạp đất”, đầu phải “đội trời” mới sống bình thường được mà chẳng mấy ai để ý đến điều đó. Do vậy, sự tồn tại nguồn năng lượng vũ trụ trong không gian là có căn cứ khoa học vững chắc không thể phủ định."

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN SỨ TRẢ LỜI PHẢN BIỆN.
--------------------

5/ Đại biểu: Kiến trúc sư Phạm Việt Anh
Chức danh: Giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội - Thành viên tiểu ban Phong thủy - TT Nghiên cứu tiềm năng con người.

Ý kiến:
- Điều trước tiên cần trao đổi là: Nếu chúng ta muốn chứng minh tính khoa học của Phong thủy cổ đại như các chứng minh khoa học khắc bằng công thức toán học, vật lý ..v..v.. thì quả là một vấn đề cực kỳ khó khăn và nan giải. Theo thiển ý của tôi thì sẽ chẳng bao giờ đến đích được.
Vấn đề ở chỗ là chúng ta cần xác định mức độ đánh giá về tính khoa học của Phong thủy là thế nào.
Ngay cả những phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại của chúng ta ngày nay, trong đó có một phương pháp khoa học là: căn cứ vào khảo sát thực nghiệm, tổng kết thực nghiệm, có thể bằng thí nghiệm, bằng các phiếu khảo sát thăm dò, bằng tổng hợp các hiện tựơng .v..v..
- Chỉ riêng điều này đã đủ chứng minh lý thuyết phong thủy cổ đại là một nghành nghiên cứu khoa học bởi vì tất cả các lý thuyết phong thủy cổ đại không phải tự nhiên mà có, mà nó đã được trải nghiệm và đúc kết lại thành kinh nghiệm và viết lại cho đời sau ứng dụng.
- Hai nữa là chỉ cần chứng minh rằng các lý thuyết phong thủy cổ đại có những điểm trùng lặp với các lý thuyết về thiết kế qui hoạch xây dựng hiện đại. Điều này cũng chứng tỏ các lý thuyết phong thủy cổ đại là rất khoa học rồi.
- Một vấn đề nữa là: Hầu hết các bài tham luận mới chỉ bàn tới "khí = không khí" mà ý nghĩa của khí trong phong thủy thì bao hàm nhiều vấn đề thâm hậu chứ không chỉ có là không khí.

--------------------

Chúng tôi xin được trả lời những vấn đề ông Phạm Việt Anh đưa ra như sau:
1 -

- Điều trước tiên cần trao đổi là: Nếu chúng ta muốn chứng minh tính khoa học của Phong thủy cổ đại như các chứng minh khoa học khắc bằng công thức toán học, vật lý ..v..v.. thì quả là một vấn đề cực kỳ khó khăn và nan giải. Theo thiển ý của tôi thì sẽ chẳng bao giờ đến đích được.
Vấn đề ở chỗ là chúng ta cần xác định mức độ đánh giá về tính khoa học của Phong thủy là thế nào.
Ngay cả những phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại của chúng ta ngày nay, trong đó có một phương pháp khoa học là: căn cứ vào khảo sát thực nghiệm, tổng kết thực nghiệm, có thể bằng thí nghiệm, bằng các phiếu khảo sát thăm dò, bằng tổng hợp các hiện tựơng .v..v..

Trả lời:
1 - Nếu chỉ căn cứ vào tính thực nghiệm thì tôi nghĩ khoa phong thủy Đông phương đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó từ hàng ngàn năm nay. Chúng tôi đã nói rõ điều này trong tham luận:
Tính hiệu quả trong thực nghiệm của khoa phong thủy Đông phương chỉ là cơ sở để đặt v.d về tính khoa học của nó, chứ chưa chứng minh được bản chất khoa học của Phong thủy.
Khi mà hiệu quả đó, người ta có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có tính thần quyền. Bởi vậy, muốn xác định tính khoa học của phong thủy thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp khoa học.

2 -

Chỉ riêng điều này đã đủ chứng minh lý thuyết phong thủy cổ đại là một nghành nghiên cứu khoa học bởi vì tất cả các lý thuyết phong thủy cổ đại không phải tự nhiên mà có, mà nó đã được trải nghiệm và đúc kết lại thành kinh nghiệm và viết lại cho đời sau ứng dụng.

Trả lời:
2 - Ý này của ông Việt Anh, chúng tôi đã trả lời ở trên. Tính hiệu quả trong ứng dụng của Phong Thủy chưa chứng minh được bản chất khoa học của nó. Tôi xin nói rõ thêm rằng: Sở dĩ tính hiệu quả của khoa phong thủy chưa được coi là mang tính khoa học, chính vì tính hiệu quả đó được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, khi khoa phong thủy tồn tại xuyên qua các không gian văn hóa khác nhau cho đến ngày hôm nay. Nếu tính hiệu quả của khoa phong thủy xác quyết tính khoa học của nó thì có lẽ đã không có một thời chính các nhà khoa học cho rằng: Phong thủy là một bộ môn "mê tín dị đoan".

3

- Hai nữa là chỉ cần chứng minh rằng các lý thuyết phong thủy cổ đại có những điểm trùng lặp với các lý thuyết về thiết kế qui hoạch xây dựng hiện đại. Điều này cũng chứng tỏ các lý thuyết phong thủy cổ đại là rất khoa học rồi.

Trả lời:
3 - Có những vấn đề được đặt ra sau đây:
- Sự trùng lặp trong kết luận không xác định được tính khoa học của khoa phong thủy với kiến trúc hiện đại, khí phong thủy giải thích hiện tượng bằng một phương pháp luận khác với kiến trúc hiện đại. Một ngôi nhà ở Phương Tây xây dựng bằng tri thức xây dựng và kiến trúc hiện đại ngẫu nhiên trùng hợp với phương pháp luận của khoa phong thủy quan niệm về tính tốt hay xấu của căn nhà đó, sẽ hoàn toàn không có nghĩa là tri thức kiến trúc phương Tây đồng nghĩa với khoa phong thủy Đông Phương.
- Tri thức của khoa kiến trúc và xây dựng Tây phương chỉ giới hạn trong cấu trúc vật liệu, độ bền vững của cấu trúc ngôi nhà mang tính cơ học thuần túy. Nhưng khoa phong thủy Đông phương thì ngoài vấn đề của tri thức kiến trúc Tây phương thì nó còn mở rộng hơn khi xét đến các yếu tố tương tác khác liên quan đến cuộc sống của con người liên quan đến cảnh quan môi trường, cấu trúc hình thể của ngôi nhà, tương tác của từ trường và cả mối quan hệ tương tác có quy luật từ vũ trụ.... Bởi vậy, nếu tri thức khoa học phương Tây trong kiến trúc và xây dựng chỉ đơn là tương hợp với khoa Phong thủy Đông phương thì về lý thuyết sẽ không cần đến khoa phong thủy Đông phương khi có tri thức trong kiến trúc và xây dựng Tây phương thay thế. Khoa phong thủy Đông phương xét đến những yếu tố mà khoa kiến trúc và xây dựng Tây phương chưa đặt vấn đề cho nó. Hay nói rõ hơn: Khoa phong thủy Đông phương bao trùm lên kiến thức xây dựng hiện địa và không phủ nhận tri thức kiến trúc xây dựng hiện đại.

4

- Một vấn đề nữa là: Hầu hết các bài tham luận mới chỉ bàn tới "khí = không khí" mà ý nghĩa của khí trong phong thủy thì bao hàm nhiều vấn đề thâm hậu chứ không chỉ có là không khí.

Trả lời:
4 - Về vấn đề này có lẽ ông Việt Anh nghe nhầm, hoặc chưa xem kỹ tài liệu. Trong tất cả các bài tham luận của các thành viên Trung Tâm không có đoạn nào xác định "Khí" trong lý học Đông phương là "không khí" cả.
Xin cảm ơn sự quan tâm đặt câu hỏi của ông Việt Anh và quí vị tham gia quán xét topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

8/ Đại biểu: Nguyễn Hồng Khoái

Ý kiến

Trong Kinh dịch và y học tác giả Nguyễn Hoàng Phương đã đưa ra Kiến trúc tập mở để giải thích một cách khoa học (chưa có một phản biện nào về vấn đề này).

Khoa học và phong thủy tác giả Nguyễn Hoàng Phương chưa đề cập đến, vậy Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đã nghiên cứu như thế nào?

----------------------------------------------------

Chúng tôi xin được trả lời những vấn đề ông Nguyễn Hồng Khoái đưa ra như sau:

1 -

Trong Kinh dịch và y học tác giả Nguyễn Hoàng Phương đã đưa ra Kiến trúc tập mở để giải thích một cách khoa học (chưa có một phản biện nào về vấn đề này).

Trả lời:

Cá nhân tôi chưa được xem tất cả các công trình nghiên cứu đã được công bố và chưa công bố của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương. Tuy nhiên, với cuốn "Tích hợp đa văn hóa Đông Tây" của giáo sư mà tôi được xem thì công trình này chưa minh chứng được tính khoa học của Đông Y và Kinh Dịch. Trong tác phẩm "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" tôi đã chứng minh giáo sư Nguyễn Hoàng phương sai, khi ông dùng phương pháp luận toán học minh chứng tính đúng của Hậu Thiên Văn Vương.

2 -

Khoa học và phong thủy tác giả Nguyễn Hoàng Phương chưa đề cập đến, vậy Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đã nghiên cứu như thế nào?

Trả lời:

Trong cuốn sách của giáo sư đã dẫn có đề cập rất nhiếu đến Phong thủy chiếm gần hết phần cuối của cuốn sách, nhưng nó chí mang tính giới thiệu tư liệu và ông cũng chưa chứng minh được tính khoa học của phong thủy liên hệ với khoa học hiện đại.

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã minh chứng tính khoa học của phòng thủy từ lâu và thể hiện trong cuộc hội thảo này. Cở sở để chúng tôi minh chứng tính khoa học của Phong Thủy và của tất cả các bộ môn ứng dụng của Lý Học Đông phương nói chung chính là căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc phương pháp khoa học. Chúng tôi đã trình bày rõ điều này trong các bài tham luận của Trung Tâm.

Xin cảm ơn sự quan tâm đặt câu hỏi của ông Nguyễn Hồng Khoái và quí vị tham gia quán xét topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

6/ Đại biểu: Đỗ Trung Tuyến

- Email: tuyendt@hsb.edu.vn

Chức danh: Giảng viên Quản Trị Kinh Doanh

Ý kiến:

1. Cơ sở khoa học nào để khẳng định phương pháp định thâm cho NNC Châu Thế Vinh đưa ra là chính xác hơn các phân tích khác? Phần đó tác giả chưa trình bày nên chưa rõ tính khoa học của phương pháp mới.

2. Tại sao lại nói "Cái động thuộc Âm, cái tĩnh thuộc dương".

----------------------------------------------------

Chúng tôi xin được trả lời những vấn đề ông Đỗ Trung Tuyến đưa ra như sau:

1. Cơ sở khoa học nào để khẳng định phương pháp định thâm cho NNC Châu Thế Vinh đưa ra là chính xác hơn các phân tích khác? Phần đó tác giả chưa trình bày nên chưa rõ tính khoa học của phương pháp mới.

Trả lời

Châu Thế Vinh và Công Minh đã trả lời ngay tại Hội thảo. Ở đây, chúng tôi chỉ đề nghị quí vị tham khảo bài tham luận của Châu Thế Vinh. Chúng tôi đã chứng minh và nói rõ điều này.

2. Tại sao lại nói "Cái động thuộc Âm, cái tĩnh thuộc dương".

Đây là một nguyên lý rất quan trọng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sách Hán cổ trài hàng ngàn năm xác định "Dương động, Âm tịnh". Chúng tôi đã xác định và chứng minh rằng sách Hán sai và hiệu chỉnh lại nguyên lý trên là "Âm Động Dương tịnh"- nhân danh nền văn hiến Việt. Trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn chúng tôi có tranh biện về vấn đề này.

Ông Đỗ Trung Tuyền và quí vị có thể tham khảo ở đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong cuộc hội thảo lần này, do có sự thay đổi về sự điều khiển chương trình, nên có một số đại biểu lên đặt vấn đề phản biện trực tiếp trong hội trường, không thông qua phiếu đặt câu hỏi như qui định ban đầu của ban tổ chức do Trung tâm qui định. Do đó chúng tôi khó có cơ sở để trả lời. Tuy nhiên, vì là v/d được đặt công khai trong hội thảo, nên chúng tôi cũng tóm lược và trả lời ở đây.

Đại biểu Trần Thanh Vân đã đặt vấn đề:

1 - Cần quan tâm đến phong thủy mang tầm cỡ quốc gia.

2 - Xác định tâm của Hanoi là ở đâu?

Về việc này, tôi xin thay mặt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - cơ quan tổ chức hội thảo - trả lời như sau:

1 - Cuộc hội thảo lần này nhằm xác minh tính khoa học của phong thủy. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng: Chỉ khi chứng minh được tính khoa học của Phong thủy thì mới bàn được tầm cỡ quốc gia hay thế giới. Bởi vậy, tôi nghĩ bà Trần Thanh Vân đã đặt vấn đề sai, vì khi tính khoa học của phong thủy chưa được sáng tỏ thì nó không đủ tư cách để áp đặt khả năng sử dung mang tính quốc gia hoặc tầm cỡ quốc tế.

2 - Xác định tâm của một đơn vị quản lý hành chính một vùng đất như phường, quận, thành phố, quốc gia...vv....thì cơ quan quản lý hành chính của vùng đất đó tọa lạc tại đâu thì đó chính là tâm của vùng địa lý thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính đó. Thí dụ: Tại một làng cổ của Việt Nam xưa thì đình làng chính là tâm của hình thể địa lý làng đó. Tâm của Hanoi chính là Ủy Ban nhân dân thành phố Hanoi. Điều này khác với phương pháp định tâm một khu nhà, hoặc một cái nhà trong tham luận của nhà nghiên cứu Châu Thế Vinh - thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã trình bày tại hội thảo. Qui ước này có hệ luận minh chứng, nhưng không phải vấn đề được đặt ra để trả lời, nên chúng tôi không trình bày ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong tham biện tại hội thảo, có phát biểu của ông Doãn Phú: Trường ban nghiên cứu phong thủy thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, có đặt vấn đề phản biện quan điểm của phòng thủy Lạc Việt do anh Đỗ Đức Trụ - Trường ban phong thủy Lạc Việt - và Công Minh - trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương cho rằng: Với nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" (Đây là những nguyên lý có trong cổ thư chữ Hán và Phong thủy Lạc Việt xác nhận tính cội nguồn Lạc Việt của nguyên lý này), trên cơ sở này hai anh đã xác định: Khi cha mất thì bà mẹ chính là đối tượng chủ thể của phong thủy ngôi gia, chứ không phải con trai. Phong thủy Lạc Việt lý giải rằng: do nguyên lý "Dương trước, Âm sau", nên trường hợp này bà mẹ chính là Dương và là chủ thế đối tượng quán xét của phong thủy.

Ông Doãn Phú đã phản biện và cho rằng:

Nam Dương. Nữ Âm. Bà mẹ là nữ nên không thể là Dương được. Sách xưa có nói: "Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Vậy đối tượng chủ thể để quan xét phong thủy phải do con trai.

Phản biện này của ông Doãn Phú là phát biểu trực tiếp, nên không có ghi trong phiếu ý kiến của Ban tổ chức Hội thảo.

Thấy phản biện là một vấn đề có tính nguyên lý sẽ ảnh hưởng lớn đến phương pháp ứng dụng của Phong thủy. Nếu may mắn bà mẹ và con trai đồng Đông hoặc Tây tứ cung thì vấn đề sai đúng sẽ không nghiêm trọng. Nhưng nếu bà mẹ và con trai nghịch Đông Tây cung thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Vì hậu quả này, nên tôi xin phép trình bày như sau:

Âm Dương là một khái niệm bao trùm trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định bản chất của vạn hữu, có tính phân biệt, so sánh và tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:

Cao so thấp, béo so với gầy, động so với tĩnh....vv... Điều này, tất cả các học viên phong Thủy Lạc Việt đều được yêu cầu nắm vững. Nam Dương - Nữ Âm chỉ là một cặp đối tương so sánh trong phạm trù Âm Dương. Đối tượng so sánh lúc này là "Mẹ. con" chứ không còn là "nam, nữ" nữa. Theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì người mẹ lúc này trở thành Dương so với con - dù là con trai. Nên là đối tương chủ thể của Phong thủy. Để cho dễ hiểu phù hợp với trình độ phổ thông, tôi đặt vấn đề như sau:

1 - Nếu xác quyết nữ là Âm thì trong một ngôi gia chỉ có một bà mẹ và con gái thì đối tượng chủ thể phong thủy là ai? Nếu cứ theo lý luận của ông Doãn Phú thì nhà này không có Dương chăng?

2 - Lý luận cho rằng: "Phu tử tòng tử" là một phạm trù đạo đức, nó mang tính chủ quan của ý chí lãnh đạo thời đại sinh ra nó, không phải phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong thủy (Bởi vậy, không phải không có cơ sở khi cho rằng: Phong thủy đã pha tạp khi phải vượt qua những không gian văn hóa khác nhau trong những giai đoạn lịch sử là vậy). Ứng dụng quan niệm không thuộc phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành vào phong thủy là thiếu nhất quán, tất nhiên là không khoa học. Cũng như có phong thủy gia quan niệm cho rằng:

a/ Thời Phong kiến trọng nam khinh nữ, nên lấy người chồng làm chủ thể đối tượng phong thủy, nay nam nữ bình quyền thì ai nắm quyền quyết định kinh tế sẽ la đối tượng phong thủy.

b/ Hoặc: Ai đứng tên mua nhà và đứng sổ đỏ là đối tượng phong thủy.

Tất cả đều sai.

- Với quan niệm của ông Doãn Phú thì phạm trù đạo đức không thể là phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong Thủy.

a/ Với luận điểm này mang tính hình thái kinh tế học, chứ không phải phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hànhtrong Phong Thủy. .

b/ Đây là phương pháp luận của hành chính xã hội, không phải của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong Thủy.

Bởi vậy, tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt chính là tính nhất quán trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách có hệ thống, căn cứ theo tiêu chí khoa học. Đây cũng chính là nội dung của hội thảo:

"Tính khoa học của Phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" - là căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hay một phương pháp được coi là khoa học.

Còn cứ nói phong long "Phong thủy là khoa học" thì chẳng có cơ sở nào cả.

-------------------------------------------

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ!

Cháu xin mạn phép vài lời ngoài lề một chút thôi ạ.

Cháu rất yêu thích những vấn đề nghiên cứu của chú. Tuy nhiên vì nghiên cứu lõm bõm nên không có hệ thống căn bản, chỉ là những kiến thức vụn vặt. Cách đây 1 tháng đã qua Trung tâm ở SG mua sách. Hôm đó chú không có nhà và chỉ có cô ở nhà.

Ngày nào cháu cũng đọc blog của chú. Cháu thích đọc blog của chú vì không có nhiều thông tin khác làm mất tập trung.

Hôm nay cháu vừa đọc bài "TRẢ LỜI THAM BIỆN", cháu thấy có điều được khai sáng nên cháu vội theo đường dẫn này và mạn phép trả lời vào đây.

Chú viết "Âm Dương là một khái niệm bao trùm trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định bản chất của vạn hữu, có tính phân biệt, so sánh và tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương. Thí dụ: Cao so thấp, béo so với gầy, động so với tĩnh....vv..." và những ví dụ tiếp theo.

Thưa chú, đến đây cháu đã thực sự được MỞ MẮT vì bấy lâu nay trong cách truyền đạt thông thường người ta cứ ấn định cái gì NỮ (hoặc GIỐNG CÁI, NHU...) thì phải ÂM và ngược lại. Cách tiếp cận về nguyên lý ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH của chú (và các thành viên học các môn LẠC VIỆT) mới thực sự là TƯ DUY BIỆN CHỨNG. Qua nhiều tài liệu của chú đều thể hiện nhất quán quan điểm này và cách tiếp cận (tư duy) này thực sự mới đúng là triệt để quán triệt ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH một cách khoa học và logic. Qua đây cháu cũng nhận thấy, mấu chốt của nhận thức đúng đắn về lý thuyết ADNH chính là ở chỗ TƯ DUY BIỆN CHỨNG này. Có thể tất cả những điều cháu nói trên hơi thừa vì sức học của cháu chưa bao nhiêu và chú đã dành nhiều công chứng minh nhưng thực sự đây là những điều mà cháu thấy ngưỡng mộ chú, từ góc độ của một người nghiên cứu khoa học.

Xin trân trọng cảm ơn chú và chúc công trình của chú đến đích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn viethq22 có lời khen ngợi.

Chú diễn tả rõ hơn thế này cho đễ hiểu:

Theo miêu tả của "Thuyết Âm Dương Ngũ hành" thì khái niệm Âm Dương miêu tả trạng thái phân biệt có ngay từ khởi nguyên vũ trụ. Lúc ấy chưa có con người và muôn sinh vật - tính luôn cả sinh vật ngoài trái đất. Vậy thì làm gì có Nam, nữ, đực cái để gọi là Âm Dương. Nói tóm lại, họ nhầm lẫn giữa khái niệm và hình tượng cụ thể.

Đó cũng chính là một ví dụ chứng tỏ văn minh Hoa Hạ không phải chủ nhân đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu vừa đọc lại một số tranh luận của chú và các nhân vật khác về ÂM DƯƠNG LUẬN. Cháu chỉ sợ nói chưa rõ dễ gây hiểu lầm nên cháu quay lại để sửa một chút nhưng chú đã trả lời nên cháu xin phép trả lời tiếp theo. Ý cháu nói "TƯ DUY BIỆN CHỨNG" ở đây không chỉ thuần túy là "BIỆN CHỨNG" theo Hegel mà cháu vẫn quan niệm "BIỆN CHỨNG" là phải tương đồng, cân xứng nghĩa là "tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương". Chỗ này chắc đúng ý chú!

Một số trao đổi ở "ÂM DƯƠNG LUẬN" các tác giả đã không nhìn thấy đầy đủ tính cân xứng "tùy theo đối tượng" này nên đã có sự hiểu lầm (một phần cũng do các tác giả tranh luận không giải thích đơn giản hơn).

Cháu xin "trả bài" chú ngay để chú yên tâm:

VÍ DỤ: Trong tương quan NGÀY - ĐÊM thì NGÀY là DƯƠNG, ĐÊM là ÂM. Nhưng tương quan NGÀY và NGƯỜI thì chưa chắc đã như vậy. Và từ đây có thể thấy được vấn đề trong chẩn bệnh của ĐÔNG Y. Cuối cùng là biết CÁI GÌ là CÁI GÌ!

Lý thuyết này nằm trong triết lý của Nhà Phật rất nhiều chú nhỉ! SẮC KHÔNG - KHÔNG SẮC là đây chứ đâu.

"Nói tóm lại, họ nhầm lẫn giữa khái niệm và hình tượng cụ thể." - Câu này cháu ước người ta giảng trên giảng đường Đại học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu vừa đọc lại một số tranh luận của chú và các nhân vật khác về ÂM DƯƠNG LUẬN. Cháu chỉ sợ nói chưa rõ dễ gây hiểu lầm nên cháu quay lại để sửa một chút nhưng chú đã trả lời nên cháu xin phép trả lời tiếp theo. Ý cháu nói "TƯ DUY BIỆN CHỨNG" ở đây không chỉ thuần túy là "BIỆN CHỨNG" theo Hegel mà cháu vẫn quan niệm "BIỆN CHỨNG" là phải tương đồng, cân xứng nghĩa là "tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương". Chỗ này chắc đúng ý chú!

Một số trao đổi ở "ÂM DƯƠNG LUẬN" các tác giả đã không nhìn thấy đầy đủ tính cân xứng "tùy theo đối tượng" này nên đã có sự hiểu lầm (một phần cũng do các tác giả tranh luận không giải thích đơn giản hơn).

Cháu xin "trả bài" chú ngay để chú yên tâm:

VÍ DỤ: Trong tương quan NGÀY - ĐÊM thì NGÀY là DƯƠNG, ĐÊM là ÂM. Nhưng tương quan NGÀY và NGƯỜI thì chưa chắc đã như vậy. Và từ đây có thể thấy được vấn đề trong chẩn bệnh của ĐÔNG Y. Cuối cùng là biết CÁI GÌ là CÁI GÌ!

Lý thuyết này nằm trong triết lý của Nhà Phật rất nhiều chú nhỉ! SẮC KHÔNG - KHÔNG SẮC là đây chứ đâu.

"Nói tóm lại, họ nhầm lẫn giữa khái niệm và hình tượng cụ thể." - Câu này cháu ước người ta giảng trên giảng đường Đại học.

Viethq22 thân mến!

Ngày xưa chú có giải mã một truyện dân gian - di sản văn hóa phi vật thể Việt - Đó là truyện Trê Cóc. Câu truyện đầy tính minh triết Việt ấy cho chú niềm tin để tiếp tục lao vào chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Câu chuyên kể rằng:

Cóc đẻ con dưới nước thành nòng nọc. Vợ chồng Trê không có con, thấy nòng nọc giống minh đem về nuôi. Cóc mất con, đi kiện cáo, bọn quan ngu dốt xử trê thắng kiện vì nhìn bề ngoài thì nòng nọc quả là giống trê. Cóc than van với Nhái bén. Nhái bén khuyên rằng:

Chị chẳng hơi đâu đi kiện làm chi, nòng nọc cuối cùng sẽ trở thành cóc và về với chị.

Câu chuyện ẩn chứa một nền minh triết Việt thật là sâu sắc. Câu chuyện nhắn nhủ với riêng chú rằng: Hãy yên tâm - nền văn minh Khoa Đẩu - tức nòng nọc - cuối cùng cũng trở về với cội nguồn là Mẹ Cóc. Nền văn minh Khoa Đẩu bị khuất lấp bởi hình thức giống Trê - tức văn tự Hán, bị mạo nhận là của Hán và người ta ngộ nhận thuộc văn hóa Hán. Nhưng sự phát triển của nền văn minh nhân loại khiến tự nhiên họ sẽ nhận ra rằng: Tính khách quan, khoa học sẽ tự nó xác định Lý học Đông phương trở về với cội nguồn Việt tộc. Chuyện Trê Cóc khiến chú rất yên tâm và bớt bức xúc trong hoàn cảnh một minh đương đầu bút chiến minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Nếu không có những trí tuệ siêu việt rất cao cấp của tổ tiên Lạc Việt thì không thể nào sáng tác những câu chuyện tồn tại trải hàng thiên niên kỷ, ẩn chứa một sự minh triết và ngụ ngôn huyền vĩ như vậy.

Chỉ có Cóc mới để ra bọc trứng như huyền thoại Lạc Long Quân Âu Cơ của người Lạc Việt. Bà Nữ Oa là "Mẹ Cóc" phiên Âm Hán Việt đấy. Trong cuộc hội thảo vừa rồi, chú tặng 200 Ông Khiết cho các đại biểu. (Truyền thuyết Việt truyền lại: Lạc Long Quân tên húy là Nguyễn Minh Khiết - Xem "Cội Nguồn Trăm họ". Giáo sư Bùi Văn Nguyên).

Hình tượng ông Khiết đã hướng dẫn chú tìm đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ siêu đẳng đấy.

Ông Khiết không chỉ là một vật trấn yểm trong phong thủy tuyệt vời, mà còn mang một ý nghĩa ngụ ngôn rất sâu sắc. Trên mình ông Khiết nguyên thủy mang Thất tinh - Chính là hình tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh, chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời Thái Ất trong chu kỳ Thái Ất hiện nay. Đầu cóc đội Âm Dương đã xác định với chú rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng miệng cóc ngậm đồng tiền. Cụ Khiết của nền văn minh Khoa Đẩu đã "Ngậm miệng ăn tiến" hơn 2000 năm. Lưu ý rằng: Đồng tiền nguyên thủy trong miệng cóc rút ra được. Tuân theo lời giáo huấn của tổ tiên qua câu thành ngữ "Cóc mở miệng", Chú đã rút đồng tiền ra khỏi miệng cóc. Và thật là tài tình. Từ miệng cóc một bức xạ điện từ mạnh hơn đã xuất hiện. Nhà cảm xạ Dư Quang Châu đã dùng máy đo và chú đã chụp ảnh ghi lại. Cụ Khiết trở thành một vật trấn yểm tuyệt vời của Phong thủy Lạc Việt.

Nhưng trước sau, chú chẳng bao giờ lấy sự giải mã văn hóa phi vật thể truyền thống Việt làm bằng chứng khoa học cả. Chú chỉ hiểu cho riêng chú mà thôi. Những sự cảm thông của Viethq22 khiến chú cảm hứng nên chia sẻ.

Posted Image

ÔNG KHIẾT NGẬM MIỆNG ĂN TIỀN TỪ HÀNG THIÊN NIÊN KỶ. ĐÃ ĐẾN LÚC CÓC MỞ MIỆNG.

Đây là quà tặng cho các đại biểu trong Hội Thảo.

Khoa học hiện đại xác định rằng:

Bản chất của sự tiến hóa trong vũ trụ là tương tác, Tính chất tương tác như thế nào thì hình thành bản chất sự việc như thế đó.

"Cóc mở miệng" là một trang thái tương tác.

Việc cóc phải "ngậm miệng ăn tiền" thì chú đã nói rồi. Nhưng tại sao Cóc lại phải ngồi trên một đống tiền và còn đeo một xâu tiền làm chi, cho nó nặng người? Hình tượng của cụ Khiết nhắn bảo cho chú rằng:

Hãy đi từ Lý thuyết thống nhất đến cội nguồn văn hiến Việt. Cái người ta cần (Tiền) thì người ta mới chú ý đến mình.

Lý thuyết thống nhất - Điều mà cả nhân loại đang mơ ước. Đây chính là tất cả bí ẩn của nền minh triết Việt với danh xứng văn hiến trong một lịch sử huyền vĩ trải gần 5000 năm - Một thời huy hoàng ở miền Nam sông Tương Giang. Tức bờ nam sông Dương Tử.

Hãy gọi điện thoại cho chú. Nhạc chờ là bản "Ai về sông Tương" đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ, cháu thực sự phấn khởi vì được chú trực tiếp tâm sự trên diễn đàn. Đây chắc cũng là một cái DUYÊN. Cháu xin cảm ơn chú đã giành tình cảm. Những điều chú cho rằng "Chú chỉ hiểu cho riêng chú mà thôi" thực sự rất cần cho những người đi sau dù cho nó không phải là "bằng chứng khoa học".

Cháu đang làm việc ở Hà Nội nhưng cháu đang tìm việc để di chuyển vào trong SG. Cháu cũng rất mong muốn được học các lớp của chú. Cháu mong vào SG sẽ có nhiều điều kiện hơn để gặp chú để lắng nghe và học tập.

Cháu xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong tham biện tại hội thảo, có phát biểu của ông Doãn Phú: Trường ban nghiên cứu phong thủy thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, có đặt vấn đề phản biện quan điểm của phòng thủy Lạc Việt do anh Đỗ Đức Trụ - Trường ban phong thủy Lạc Việt - và Công Minh - trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương cho rằng: Với nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" (Đây là những nguyên lý có trong cổ thư chữ Hán và Phong thủy Lạc Việt xác nhận tính cội nguồn Lạc Việt của nguyên lý này), trên cơ sở này hai anh đã xác định: Khi cha mất thì bà mẹ chính là đối tượng chủ thể của phong thủy ngôi gia, chứ không phải con trai. Phong thủy Lạc Việt lý giải rằng: do nguyên lý "Dương trước, Âm sau", nên trường hợp này bà mẹ chính là Dương và là chủ thế đối tượng quán xét của phong thủy.

Ông Doãn Phú đã phản biện và cho rằng:

Nam Dương. Nữ Âm. Bà mẹ là nữ nên không thể là Dương được. Sách xưa có nói: "Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Vậy đối tượng chủ thể để quan xét phong thủy phải do con trai.

Phản biện này của ông Doãn Phú là phát biểu trực tiếp, nên không có ghi trong phiếu ý kiến của Ban tổ chức Hội thảo.

Thấy phản biện là một vấn đề có tính nguyên lý sẽ ảnh hưởng lớn đến phương pháp ứng dụng của Phong thủy. Nếu may mắn bà mẹ và con trai đồng Đông hoặc Tây tứ cung thì vấn đề sai đúng sẽ không nghiêm trọng. Nhưng nếu bà mẹ và con trai nghịch Đông Tây cung thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Vì hậu quả này, nên tôi xin phép trình bày như sau:

Âm Dương là một khái niệm bao trùm trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định bản chất của vạn hữu, có tính phân biệt, so sánh và tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:

Cao so thấp, béo so với gầy, động so với tĩnh....vv... Điều này, tất cả các học viên phong Thủy Lạc Việt đều được yêu cầu nắm vững. Nam Dương - Nữ Âm chỉ là một cặp đối tương so sánh trong phạm trù Âm Dương. Đối tượng so sánh lúc này là "Mẹ. con" chứ không còn là "nam, nữ" nữa. Theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì người mẹ lúc này trở thành Dương so với con - dù là con trai. Nên là đối tương chủ thể của Phong thủy. Để cho dễ hiểu phù hợp với trình độ phổ thông, tôi đặt vấn đề như sau:

1 - Nếu xác quyết nữ là Âm thì trong một ngôi gia chỉ có một bà mẹ và con gái thì đối tượng chủ thể phong thủy là ai? Nếu cứ theo lý luận của ông Doãn Phú thì nhà này không có Dương chăng?

cả 2 người đặt vấn đề và trả lời đều không hiểu rõ Âm-Dương là gì nên mới hỏi-đáp như vậy, cả 2 đều SAI

Nam-Dương, Nữ-Âm là xét riêng phạm vi giới tính Nam-Nữ rõ ràng,

Ta nói Xương-Cứng là Dương và thịt-Mềm là Âm khi so sánh trong phạm vi Cứng-Mềm, còn nói Xương-Ẩn là Âm và Thịt-Hiện là Dương là ta so sánh trong phạm vi Ẩn-Hiện,

ta gọi là Bàn-Ghế (1) là xét riêng 2 đồ vật đó trong phạm vi công dụng đặc thù, nếu trẻ con đem cái ghế (1) của anh chị ra làm Bàn (2) và đem Ghế con (2) của chúng làm ghế thì Ghế (1) chính là Bàn (2) đối với trẻ con,

cái vật B nhỏ hơn vật A là khi so B với A và ta gọi B là NHỎ, nhưng khi đem B so với C nếu B lại to hơn C thì ta gọi B là TO. Vậy tính chất TO-NHỎ đều có trong B

Nếu xét phạm vi Sáng-Tối thì Sáng là Dương và Tối là Âm. Trong bóng đêm lóe 1 ánh đom đóm thì đom đóm chính là Dương và bóng đêm bao trùm là Âm

Do đó, xét phạm vi Bà mẹ-cô con gái thì bà mẹ chính là (lão) Âm và cô con gái lại là (thiếu) Dương

Kiến thức cơ bản về Âm-Dương trong Dịch Lý như vậy mà chưa đọc kỹ thì sao bàn luận Phong Thủy này kia được, quá kém!

Share this post


Link to post
Share on other sites

cả 2 người đặt vấn đề và trả lời đều không hiểu rõ Âm-Dương là gì nên mới hỏi-đáp như vậy, cả 2 đều SAI

Nam-Dương, Nữ-Âm là xét riêng phạm vi giới tính Nam-Nữ rõ ràng,

Ta nói Xương-Cứng là Dương và thịt-Mềm là Âm khi so sánh trong phạm vi Cứng-Mềm, còn nói Xương-Ẩn là Âm và Thịt-Hiện là Dương là ta so sánh trong phạm vi Ẩn-Hiện,

ta gọi là Bàn-Ghế (1) là xét riêng 2 đồ vật đó trong phạm vi công dụng đặc thù, nếu trẻ con đem cái ghế (1) của anh chị ra làm Bàn (2) và đem Ghế con (2) của chúng làm ghế thì Ghế (1) chính là Bàn (2) đối với trẻ con,

cái vật B nhỏ hơn vật A là khi so B với A và ta gọi B là NHỎ, nhưng khi đem B so với C nếu B lại to hơn C thì ta gọi B là TO. Vậy tính chất TO-NHỎ đều có trong B

Nếu xét phạm vi Sáng-Tối thì Sáng là Dương và Tối là Âm. Trong bóng đêm lóe 1 ánh đom đóm thì đom đóm chính là Dương và bóng đêm bao trùm là Âm

Do đó, xét phạm vi Bà mẹ-cô con gái thì bà mẹ chính là (lão) Âm và cô con gái lại là (thiếu) Dương

Kiến thức cơ bản về Âm-Dương trong Dịch Lý như vậy mà chưa đọc kỹ thì sao bàn luận Phong Thủy này kia được, quá kém!

Vậy theo naivangngơ ngac thì tính tuối gia chủ trong phong thủy phải theo "thiếu Dương" sao? Nhà có 3 cô gái thì theo cô nào? Bốn cô?...vv...Ai là Thiếu Dương? Cô út (Đoài)? Hay cô giữa (Ly)? Hay cô trưởng (Tốn)?

Cái "kém' nó nằm ở chỗ này đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối tượng so sánh lúc này là "Mẹ. con" chứ không còn là "nam, nữ" nữa. Theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì người mẹ lúc này trở thành Dương so với con - dù là con trai. Nên là đối tương chủ thể của Phong thủy. Để cho dễ hiểu phù hợp với trình độ phổ thông, tôi đặt vấn đề như sau:

Tôi xin làm rõ : Quan hệ Mẹ Con là quan hệ huyết thống, là quan hệ nhân quả trước sau. Theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì Mẹ là Dương, Con là Âm. Cha Mẹ là Trời do đó Cha Mẹ là Dương, còn Con là âm.

Còn quan hệ Lão Thiếu gán ghép vào âm dương là phiến diện, bỏ qua gia đọan Trung. Đây có thể diễn là Giai đọan Sinh Vượng Mộ của Âm hoặc của Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân thấy việc trao đổi trên, cháu xin có đôi lời rườm rà tâm sự (nếu loãng topic xin BQT cứ chuyển bài đến chỗ khác).

Đọc góp ý của "Nai vàng..." mới thấy cách tranh luận và phản biện của chú Thiên Sứ (từ trước đến nay) là rất nghiêm túc và mang tính xây dựng. Mỗi vấn đề tranh luận đều phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, xem lại một số bài tranh luận của nhiều người khác thấy thường bị nhầm lẫn trong phân biệt các lớp của vấn đề. Lỗi phổ biến thường thấy là đang bàn việc của lớp sự vật bao quát sau đó lấy ví dụ minh họa nhưng cuối cùng lại sa vào trường hợp cụ thể đó mà không đưa ra được kết luận cho lớp sự vật bao quát. Thứ 2 là, khi tranh luận ít người đặt ra được cái đích cụ thể (mục tiêu) của vấn đề.

Lại phải nói 1 câu (hơi thừa nhưng đúng), chú Thiên Sứ đã thể hiện một tác phong làm việc khoa học trong tranh luận khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin làm rõ : Quan hệ Mẹ Con là quan hệ huyết thống, là quan hệ nhân quả trước sau. Theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì Mẹ là Dương, Con là Âm. Cha Mẹ là Trời do đó Cha Mẹ là Dương, còn Con là âm.

Còn quan hệ Lão Thiếu gán ghép vào âm dương là phiến diện, bỏ qua gia đọan Trung. Đây có thể diễn là Giai đọan Sinh Vượng Mộ của Âm hoặc của Dương.

cần đọc lại định nghĩa Âm Dương trong Dịch Lý trước khi phát biểu các giai đoạn

Vậy theo naivangngơ ngac thì tính tuối gia chủ trong phong thủy phải theo "thiếu Dương" sao? Nhà có 3 cô gái thì theo cô nào? Bốn cô?...vv...Ai là Thiếu Dương? Cô út (Đoài)? Hay cô giữa (Ly)? Hay cô trưởng (Tốn)?

Cái "kém' nó nằm ở chỗ này đấy!

Muốn định Âm Dương cho 4 cô đó thì cần đóng tiền học lại Âm Dương, tui sẵn sàng dạy

Còn bàn về Phong thủy cho gia đình toàn là bà mẹ và các cô con gái thì buông bỏ ý nghĩ định Âm Dương của kẻ ngốc đặt vấn đề để lao đầu vào mà giải, đó là cái nhìn tiểu tiết

Vẫn có phép luận chia Trạch cho trường hợp này, đây đâu phải là vần đề nan giải, sách Lạc Viết không có để lai di thư sao?

30USD cho 1 câu trả lời, OK ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

cần đọc lại định nghĩa Âm Dương trong Dịch Lý trước khi phát biểu các giai đoạn

Muốn định Âm Dương cho 4 cô đó thì cần đóng tiền học lại Âm Dương, tui sẵn sàng dạy

Còn bàn về Phong thủy cho gia đình toàn là bà mẹ và các cô con gái thì buông bỏ ý nghĩ định Âm Dương của kẻ ngốc đặt vấn đề để lao đầu vào mà giải, đó là cái nhìn tiểu tiết

Vẫn có phép luận chia Trạch cho trường hợp này, đây đâu phải là vần đề nan giải, sách Lạc Viết không có để lai di thư sao?

30USD cho 1 câu trả lời, OK ?

Cái thứ này , trả lời làm gì cho mệt hả các cô, các chú trong diễn đàn. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

cần đọc lại định nghĩa Âm Dương trong Dịch Lý trước khi phát biểu các giai đoạn

Muốn định Âm Dương cho 4 cô đó thì cần đóng tiền học lại Âm Dương, tui sẵn sàng dạy

Còn bàn về Phong thủy cho gia đình toàn là bà mẹ và các cô con gái thì buông bỏ ý nghĩ định Âm Dương của kẻ ngốc đặt vấn đề để lao đầu vào mà giải, đó là cái nhìn tiểu tiết

Vẫn có phép luận chia Trạch cho trường hợp này, đây đâu phải là vần đề nan giải, sách Lạc Viết không có để lai di thư sao?

30USD cho 1 câu trả lời, OK ?

Tôi dạy một tháng có 500. 000 cho một học viên. Có người còn lên giọng chê mắc, muốn tôi dạy không. Anh lấy 30USD cho một câu hỏi tôi muốn học cũng không dám.

Anh hãy trả lời câu hỏi của tôi: Ai là chủ thể xác định để định hướng trong phong thủy trong bốn cô gái với một bà mẹ của một ngôi gia.

Trả lời kiểu của anh "Muốn định Âm Dương cho 4 cô đó thì cần đóng tiền học lại Âm Dương, tui sẵn sàng dạy" thì đấy là phá đám và tôi cảnh báo anh là tôi sẽ đưa anh ra khỏi diễn đàn , nếu anh không trả lời được cấu hỏi của tôi.

Đây là nơi trao đổi học thuật với tinh thần cầu thị chứ không phải để khoe khoang kiến thức.

Anh đặt vấn đề, người ta phản biện thì theo phép lịch sự tối thiểu anh phải trả lời hoặc im lặng. Chứ đâu có lối nói như anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites