Thiên Sứ

“giao Lưu” Với Người Cõi âm

30 bài viết trong chủ đề này

Chủ Nhật, 13/12/2009, 07:49

“Giao lưu” với người cõi âm

(ANTĐ) - Từ lâu nay, địa chỉ của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (viết tắt là UIA) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tại số 1 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đã trở nên khá nổi tiếng. Nhiều người dân không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác tìm đến để giao lưu với hương linh các anh hùng liệt sỹ và gia tiên.

5h sáng gia đình bà Hoàng Thị Nhân ở quận Cầu Giấy đã thức dậy và kính cẩn thắp hương lên bàn thờ gia tiên, lầm rầm khấn theo lời dặn trước. 6h30, tôi đi cùng gia đình bà đến số 1 Đông Tác, lúc này trước cửa trung tâm đã có hàng chục gia đình đứng đợi.

Trong lúc chờ đợi, bà Nhân tâm sự: Vì niềm tin tâm linh trước đây gia đình bà đã đến nhiều nơi khác nhau để được gặp “vong hồn” tổ tiên. Nhưng hết “gọi hồn” rồi “lên đồng”… đều không đem lại cho gia đình bà niềm tin nội tâm nên khi được người quen mách, bà đến đăng ký ở UIA để có hy vọng trên cơ sở khoa học.

Khi đến đăng ký, gia đình bà được nhân viên trung tâm hướng dẫn chi tiết cách thắp hương thỉnh hương linh tổ tiên, các vấn đề liên quan khi tham gia khảo nghiệm, không được mang theo bùa chú, các đồ liên quan đến mê tín dị đoan…

Các gia đình đến ngày càng đông, khu sân nhỏ trước trung tâm đã chật kín người và xe. Đúng 7h theo lịch hẹn, trung tâm mở cửa, các gia đình được hướng dẫn mọi người xếp hàng trật tự và đi đến từng khu chuyên môn: Khu khảo nghiệm ngoại cảm, khu giao lưu với hương linh. Tôi cùng gia đình bà Nhân lên khu giao lưu với hương linh trên tầng 4. Nhân viên trung tâm hướng dẫn các gia đình thắp hương trên bàn thờ tam bảo và bàn thờ Phật, sau đó ngồi trật tự vào phòng.

Căn phòng khoảng 40m2 chật kín người. Sau khi ổn định, cán bộ trung tâm phổ biến nội quy, yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc, tiếp đó hướng dẫn mọi người cách giao lưu với hương linh, cách ngồi thiền, tâm tĩnh, hướng lòng cầu gặp hương linh người thân. Không khí trở nên tĩnh lặng, hương khói quyện lên nhè nhẹ.

Chừng 30 phút, bỗng ở một góc nhà bỗng vang lên tiếng nức nở, thì ra một người phụ nữ bỗng òa khóc. Đó là hương linh bố của chị nhập vào. Mọi người trong gia đình đó bắt đầu được giao lưu, những tiếng hỏi han, tiếng cười, tiếng khóc đan xen. 1, 2, 3 rồi 4, 5… gia đình đã có linh ứng khi bắt đầu giao lưu được với hương linh người thân thông qua việc hương linh “nhập” vào người sống nhưng cũng có một số gia đình chưa thấy “ai” nhập.

Cán bộ khảo nghiệm nhẹ nhàng động viên mọi người kiên trì và hướng dẫn thêm cách “thỉnh”, đồng thời áp tay truyền năng lượng lên đầu một người đang chuẩn bị được “nhập” để hương linh dễ giao lưu hơn.

Chỉ một lát sau, hương linh đã “về” để giao lưu với người thân. Lúc này, những người được “nhập” vào hoàn toàn biến thành người “nhập” về, cười nói, trò chuyện theo đúng giới tính, suy nghĩ của người đó, khoảng cách âm - dương như xóa nhòa, căn phòng trở nên rộn ràng như niềm vui đoàn tụ. Cán bộ khảo nghiệm cầm sổ ghi chép tỷ mỷ từng diễn biến của các gia đình.

Đúng ba tiếng, cuộc khảo nghiệm buổi sáng kết thúc, đa số các gia đình đều đã “gặp” được hương linh người thân nhưng cũng một số gia đình không “gặp” được. Cán bộ khảo nghiệm phân tích rằng có thể do sóng năng lượng chưa đủ hoặc do gia đình chưa tập trung cần thiết. Đối với những người bị “nhập” đều mệt lả, cán bộ khảo nghiệm cho biết đó là do sự tiêu hao năng lượng trong quá trình tiếp nhận sóng âm.

Tại phòng khách của trung tâm, tôi có cuộc trao đổi với một số người vừa tham gia khảo nghiệm. Chị Nguyễn Thị Hoàng Hiệp ở Đại Mỗ, Từ Liêm đang ngồi nghỉ, cho biết, chỉ sau 20 phút tĩnh tâm, thành tâm thỉnh cầu theo hướng dẫn của cán bộ trung tâm, chị bỗng thấy người nhẹ bẫng, đầu óc không còn biết gì nữa, chỉ đến khi tỉnh lại chị mới được người nhà nói biết được ông nội “về” và giao lưu với con cháu.

Ông Trịnh Văn Minh ở đường Đội Cấn chưa hết sự mệt mỏi về thể xác nhưng mắt ánh lên niềm vui. Ông bảo có chú ruột là liệt sỹ chống Mỹ, nhiều năm nay gia đình đã tìm nhiều phương cách nhưng chưa tìm thấy hài cốt. Lúc đăng ký giao lưu hương linh liệt sỹ tại trung tâm, ông bán tín bán nghi nhưng khi được hướng dẫn một cách khoa học ông củng cố thêm niềm tin và khi chính một người đàn ông chưa bao giờ nhát gan như ông được liệt sỹ “nhập” về ông đã thực sự tin.

Theo lời kể lại của người thân ngồi cạnh thì các sự kiện, lời kể của hương linh đều trùng khớp với những sự kiện đã được chứng minh là có thật. Ông Minh phấn khởi bảo gia đình sẽ sớm tổ chức một chuyến đi trở lại Tây Ninh để tìm lại hài cốt theo lời hướng dẫn của người chú liệt sỹ.

Còn gia đình chị Nguyễn Thị Hiền vẫn chưa hết xúc động khi vừa được giao lưu với người mẹ ruột bị tai nạn giao thông mất, không kịp trăng trối với con cháu điều gì. Chị bảo cũng bõ công gia đình lặn lội từ Yên Bái xuống và thỏa tâm nguyện bấy lâu.

13h30, tôi quay lại trung tâm khi giờ làm việc buổi chiều vừa bắt đầu nhưng lần này tôi lên tìm hiểu trên khu ngoại cảm. Mọi người đang trật tự xếp hàng đến lượt mình. Nhà ngoại cảm tập trung đo sóng và cảm nhận sóng, nhẹ nhàng nói cho người được khảo nghiệm những cảm nhận ngoại cảm của mình về người đó. Bên cạnh, một số nhà ngoại cảm khác đang ngồi chăm chú ghi chép vào sổ khảo nghiệm và học tập kỹ năng khảo nghiệm…16h30, giờ khảo nghiệm trong ngày kết thúc, ai ra về cũng cảm thấy mãn nguyện.

Ông Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc UIA, thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khảo nghiệm khoa học về các khả năng đặc biệt của con người cho biết: đây là chương trình được thực hiện dưới sự hợp tác của UIA, và Trung tâm bảo trợ và nghiên cứu tiềm năng con người (viết tắt là RCTCT), đã được sự đồng ý của các cơ quan chức năng, có sự tham gia của Viện Khoa học hình sự (C21 - Bộ Công an) nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và khoa học chứ không có mục đích tư lợi.

Tất cả các hoạt động của chương trình tại số 1 Đông Tác không mang tính mê tín, dị đoan. Những người đến để giao lưu với hương linh liệt sỹ và gia tiên là tham gia khảo nghiệm khoa học, được cán bộ UIA hướng dẫn và theo dõi kết quả cụ thể, đựơc phục vụ miễn phí một số dịch vụ. Các khoản đóng góp đều mang tính chất công đức, tự nguyện, có sổ sách theo dõi, được chi vào các hoạt động nghiên cứu phục vụ khảo nghiệm theo quy định.

Ngoài mục đích khảo nghiệm khoa học, trung tâm còn là nơi tổ chức các hoạt động từ thiện như quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, người nghèo. Kết quả khảo nghiệm cho thấy khả năng ngoại cảm của con người là có thật, một số gia đình đã được “giao lưu” với hương linh tổ tiên và liệt sỹ. Nhiều gia đình đã được giải tỏa về tâm linh, tránh lầm lạc theo những điều mê tín dị đoan, tránh mất tiền bạc vô ích. Nhiều gia đình đã tìm được hài cốt của thân nhân là liệt sỹ hy sinh trong chiến tranh.

Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Tiến Quý - Viện trưởng Viện khoa học hình sự cho biết thêm, việc tham gia của C21 vào Chương trình nghiên cứu khảo nghiệm khoa học về các khả năng đặc biệt của con người là có thật và đã được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo.

Từ nhiều năm nay, C21 đã cử cán bộ tham gia tổng hợp số liệu và phân tích để cùng khảo nghiệm các luận cứ khoa học nhằm phát hiện các khả năng đặc biệt của con người, có thể ứng dụng trong công tác kỹ thuật hình sự nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung, cũng như phục vụ các lợi ích của cộng đồng.

Riêng trong lĩnh vực an ninh trật tự, theo các nhà khoa học và chuyên gia phòng chống tội phạm, hiện nay, trên thế giới, một số nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Đức… cũng đã và đang tiến hành các chương trình nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người để ứng dụng trong công tác an ninh trật tự phòng chống tội phạm, đặc biệt trong khoa học hình sự.

Do vậy, việc nghiên cứu khảo nghiệm về các tiềm năng đặc biệt của con người là cần thiết. Tuy nhiên, những kết quả khảo nghiệm mới là bước đầu, cần được tiếp tục đánh giá khoa học một sâu sắc và lâu dài để có thể đưa ra những luận cứ khoa học xác đáng phục vụ cho các ứng dụng về sau.

Đồng thời, cần có sự tham gia sâu rộng hơn nữa của các nhà khoa học thuộc các ngành, các cấp và những người có khả năng đặc biệt, đánh giá cần hết sức khoa học và quy trình tiến hành cần xác thực, sâu sát, mang tính khoa học hơn nữa.

Trong quá trình tiến hành cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và tiến hành theo đúng các quy trình khoa học, tránh sự biến tướng hoặc lệch hướng, tránh sa đà quá nhiều vào các hoạt động không đúng trọng tâm trọng điểm hoặc mê tín, dị đoan, làm sai lệch mục đích khoa học của khảo nghiệm.

Nguyễn Hoàng Đoàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ cho hỏi là ở Tp.HCM có văn phòng đại diện của UIA hay của đơn vị tổ chức nào có thực hiện việc áp vong như thế này không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối với những người bị “nhập” đều mệt lả, cán bộ khảo nghiệm cho biết đó là do sự tiêu hao năng lượng trong quá trình tiếp nhận sóng âm.

Hungisu nghĩ rằng việc giao lưu với vong thông qua con đường cho mượn thể xác của người đang sống thực sự là quá nguy hiểm cho người bị mượn, và quá nguy hiểm khi xã hội không ý thức được vấn đề âm dương khác biệt. Theo chủ quan của hungisu thấy rằng những người mà vong có thể nhập vào là những người mà có thể vía yếu ớt, khả năng " tự vệ " tâm linh kém hơn người bình thường. Vì vậy khi tham gia cho mượn xác để vong " lên " nhiều lần sẽ hình thành một " đường dẫn " tâm linh, dần dần đến việc bị nhập xác một cách không chủ ý, không mong muốn, và bất cứ lúc nào. Trạng thái này khi nào bị gọi là ma nhập thì lúc đấy họ sẽ rõ ràng hơn cả. Lấy ví dụ cho dễ hiểu : thể xác cũng như là ngôi nhà của chúng ta, không thể biến ngôi nhà này thành sân chơi công cộng được. Hậu quả có thể xảy đến là mất khả năng tự chủ về mặt tâm linh, vong nào thích cũng có thể nhập được, khi đó trong cơ thể phát sinh nhiều âm khí xấu ( vong ) sẽ dẫn đến những ác bệnh như ung thư, bệnh nan y....

Trần sao âm vậy, dương thế lắm kẻ lưu manh, âm gian không thiếu ác tà. Các cụ gia tiên cứ cho là có thể nhập xác vào con cháu, vậy những hồn ma bóng quế khác có thể nhập vào họ hay không. Nếu công nhận các vong linh liệt sỹ trận vong vẫn còn tồn tại trong một cõi khác, vậy thì song song đó cũng sẽ phải công nhận sự có mặt của vong hồn các loại quân xâm lược, các loại " ác ma " phá hoại từ mấy trăm, mấy nghìn năm nay. Vậy có gì đảm bảo sự nhập vong tại trung tâm đã được sàng lọc, và chỉ có những vong TỐT có mặt ??? Xui xẻo thay nếu gặp vong xấu phá hoại, giả vờ là gia tiên lên chỉ bảo con cháu, về nhà nhất nhất làm theo, e hậu quả không biết thế nào.

Đây là ý kiến chủ quan của hungisu, nếu thấy không đúng thì các bạn cho ý kiến nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất cám ơn ý kiến của bác hungisu. Vấn đề bác đưa ra cháu thấy cũng rất cần được xem xét tỉ mỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungisu nghĩ rằng việc giao lưu với vong thông qua con đường cho mượn thể xác của người đang sống thực sự là quá nguy hiểm cho người bị mượn, và quá nguy hiểm khi xã hội không ý thức được vấn đề âm dương khác biệt. Theo chủ quan của hungisu thấy rằng những người mà vong có thể nhập vào là những người mà có thể vía yếu ớt, khả năng " tự vệ " tâm linh kém hơn người bình thường. Vì vậy khi tham gia cho mượn xác để vong " lên " nhiều lần sẽ hình thành một " đường dẫn " tâm linh, dần dần đến việc bị nhập xác một cách không chủ ý, không mong muốn, và bất cứ lúc nào. Trạng thái này khi nào bị gọi là ma nhập thì lúc đấy họ sẽ rõ ràng hơn cả. Lấy ví dụ cho dễ hiểu : thể xác cũng như là ngôi nhà của chúng ta, không thể biến ngôi nhà này thành sân chơi công cộng được. Hậu quả có thể xảy đến là mất khả năng tự chủ về mặt tâm linh, vong nào thích cũng có thể nhập được, khi đó trong cơ thể phát sinh nhiều âm khí xấu ( vong ) sẽ dẫn đến những ác bệnh như ung thư, bệnh nan y....

Trần sao âm vậy, dương thế lắm kẻ lưu manh, âm gian không thiếu ác tà. Các cụ gia tiên cứ cho là có thể nhập xác vào con cháu, vậy những hồn ma bóng quế khác có thể nhập vào họ hay không. Nếu công nhận các vong linh liệt sỹ trận vong vẫn còn tồn tại trong một cõi khác, vậy thì song song đó cũng sẽ phải công nhận sự có mặt của vong hồn các loại quân xâm lược, các loại " ác ma " phá hoại từ mấy trăm, mấy nghìn năm nay. Vậy có gì đảm bảo sự nhập vong tại trung tâm đã được sàng lọc, và chỉ có những vong TỐT có mặt ??? Xui xẻo thay nếu gặp vong xấu phá hoại, giả vờ là gia tiên lên chỉ bảo con cháu, về nhà nhất nhất làm theo, e hậu quả không biết thế nào.

Đây là ý kiến chủ quan của hungisu, nếu thấy không đúng thì các bạn cho ý kiến nhé.

Vấn đề hungisu đặt ra cũng đáng được lưu ý! Nhưng nhận định của Wild qua lần áp vong tổ chức tại Tp HCM vừa qua, (tiếc là lần diễn đàn bị hack đã mất một số bài viết) thì việc áp vong vào một người bình thường như chúng ta không dễ bởi cũng cần một đường dẫn trung gian là những người có khả năng như Cô hoàng thị Thiêm hổ trợ năng lượng qua việc truyền tay lên trán và cổ tay người ngồi cho vong nhập. và cũng theo lời giải thích của cô Thiêm "khi đó song song tồn tại cái Tôi của mình và cái hồn của vong do đó đôi khi bản năng của cái Tôi đã đẩy vong ra dẫn đến tình trạng Vong bị xuất ngoài ý muốn" và người ngồi vẫn nhận biết diễn biến bên ngoài nhưng vẫn bị điều khiển và xuất ngôn theo ý của vong, nếu cái Tôi không cưỡng.

Cũng có thể đây chỉ là kiến giải theo sự hiểu của Wild còn lại vẫn chờ một sự giải thích của những người làm công tác chứng minh khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungisu có quen biết một số người bạn qua mạng ( chắc chắn không hề tham gia các diễn đàn về học thuật tâm linh ), các bạn đó rất hào hứng khoe với mình là bản thân rất hợp với vong, lần nào đi gọi vong ở số 1 Đông Tác cũng đều được nhập vào, nên thường hay được các chuyên gia ở đó nhờ đến ngồi để mượn xác cho vong nhập vào.

Chính vì sự hồn nhiên một cách lầm lạc đó nên mình mới cảm thấy ái ngại cho những người này, bởi vì là phúc hay là họa, đến nay cũng chưa ai ý thức được. Tuy nhiên trước nay và bây giờ cũng vậy, có những vị pháp sư chỉ chuyên nuôi âm binh với nhiệm vụ là...coi bói cho người khác. Về quá khứ, với sự điều tra giúp đỡ của quân âm, pháp sư có thể nói đâu trúng đó về việc quá khứ, kể cả những điều bí mật của thân chủ. Nhưng, về tương lai thì không thể nói được chuẩn, bởi âm binh chỉ là những lực lượng thuộc cấp thấp mà thôi. Việc vị lai, cho dù là thần tiên cũng còn chưa thể biết.

Ấy thế, nói quá khứ chuẩn, phét lác khuyên bảo 1 chút về vị lai, ai mà chả tin.

Tôi biết một vị pháp sư...như vậy đó.

Chỉ không biết ở Đông Tác...thế nào

Share this post


Link to post
Share on other sites

......Tuy nhiên trước nay và bây giờ cũng vậy, có những vị pháp sư chỉ chuyên nuôi âm binh với nhiệm vụ là...coi bói cho người khác. Về quá khứ, với sự điều tra giúp đỡ của quân âm, pháp sư có thể nói đâu trúng đó về việc quá khứ, kể cả những điều bí mật của thân chủ. Nhưng, về tương lai thì không thể nói được chuẩn, bởi âm binh chỉ là những lực lượng thuộc cấp thấp mà thôi. Việc vị lai, cho dù là thần tiên cũng còn chưa thể biết.

Ấy thế, nói quá khứ chuẩn, phét lác khuyên bảo 1 chút về vị lai, ai mà chả tin.

.......

Đồng ý điều này.

Tôi có 1 người bà con xa mấy tầm đại bác ở Bạc Liêu, hồi còn sống chuyên luyện bùa trên núi bên K, quân âm phần lớn là con nít dưới 5 tuổi chết oan. Mục đích là luyện âm binh trừ ma, chữa bệnh ( nghe nói thời xưa, vùng Cà mau, Trà Vinh, Sóc Trăng,... Việt Miên lẫn lộn, cuộc sống âm rất sôi nổi, âm chiến cũng thường xảy ra tưng bừng giữa các thầy pháp Miên, Việt, Lào, Thái). Ông này sau đó chết đi không kịp giải tán đám âm binh, tụi nó trở thành cô hồn các đảng, một mớ vô rừng lên non tu tiếp, một mớ nhập vào đám con cháu chính thất...lâu lâu lại ứng lên, bói linh tinh kiếm dừa, chuối cúng ăn, chuyện quá khứ nói vanh vách, người nghe dựng cả tóc gáy, chuyện tương lai thì sau này nghiệm lại thấy trật lất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý điều này.

Tôi có 1 người bà con xa mấy tầm đại bác ở Bạc Liêu, hồi còn sống chuyên luyện bùa trên núi bên K, quân âm phần lớn là con nít dưới 5 tuổi chết oan. Mục đích là luyện âm binh trừ ma, chữa bệnh ( nghe nói thời xưa, vùng Cà mau, Trà Vinh, Sóc Trăng,... Việt Miên lẫn lộn, cuộc sống âm rất sôi nổi, âm chiến cũng thường xảy ra tưng bừng giữa các thầy pháp Miên, Việt, Lào, Thái). Ông này sau đó chết đi không kịp giải tán đám âm binh, tụi nó trở thành cô hồn các đảng, một mớ vô rừng lên non tu tiếp, một mớ nhập vào đám con cháu chính thất...lâu lâu lại ứng lên, bói linh tinh kiếm dừa, chuối cúng ăn, chuyện quá khứ nói vanh vách, người nghe dựng cả tóc gáy, chuyện tương lai thì sau này nghiệm lại thấy trật lất.

Nghe tiếng các thầy đã lâu, nay được nghe những lời vàng ngọc, thật quý giá, thưa các thầy Trần sao Âm vậy thế âm binh có sử dụng ô tô và đi được máy bay không vậy? :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ cho hỏi là ở Tp.HCM có văn phòng đại diện của UIA hay của đơn vị tổ chức nào có thực hiện việc áp vong như thế này không?

Hình như là có, để khi nào có dịp tôi hỏi lại. Tuy nhiên, họ không tổ chức áp vong thì phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...... vậy thế âm binh có sử dụng ô tô và đi được máy bay không vậy? :)

Buôn chuyện tí cho vui.

Không biết, cũng chưa thấy ai lý luận được rõ ràng cách phân chia không gian của "âm giới" so với dương giới, theo kiểu dàn hàng ngang, trục xy như "phân lô bán nền", hay phân theo tầng cao, trục z, như các tầng chung cư. Chính vì vậy không lý giải được cho ra ngô ra khoai, câu trả lời cho câu hỏi "ông địa" quản phần đất của mình trong chung cư thế nào ? 1 chung cư 300 căn hộ thì 300 ông địa xếp tầng tầng lớp lớp ông này đội ông kia hay sao ?

Tương tư nếu Bạc Liêu cách Sài gòn 300 cây, phải đi xe đò 1 ngày mới đến, máy bay thì 30 phút, nhưng âm giới thì chắc gì cách nhau 300 cây, mà có thể có 1 hệ đo lường khác hẳn, ví dụ cách 3 epsilon :D cho nên thời gian di chuyển là tức thời hay sao đó..v..v....vậy nên không biết có xe ô tô hay máy bay hay thứ gì đó tương tự ở âm giới không...chỉ nghe nói là mỗi không gian sống âm hay dương đều có 1 thứ gì đó quản lý, sở hữu và 1 luật chung bao trùm quản lý tất cả "thế giới". Kiểu như nếu gia chủ không đồng ý thì không thể vô nhà, cúng kiếng chi đó phải đọc tên, mở cổng mời vào nhà thì người cai quản không gian đó mới ok cho vào, khi đó họ mới vào được.

Nếu 1 âm nào đó dựa 1 dương nào đó, nếu dương ở Hà nội chẳng hạn thì âm đó chỉ ở Hà nội thôi, không có cách chi vô Sài gòn, muốn vô cũng không thể. Chỉ khi nào dương đó nhảy lên tàu lửa Nam tiến thì âm đó mới nương theo vào được, kiểu như mượn đường vô theo. Bản thân tôi có 1 người bà con gần, lúc còn sống có 1 âm dựa , theo khoa học ngày nay thì có thể gọi là tâm thần phân lập không thường xuyên, tôi cũng chẳng biết thế nào, chỉ mô tả sự kiện thôi, âm đó hình như quê quán gốc gác ở U Minh, thỉnh thoảng lại bắt dương quậy nhà cửa tưng bừng, dữ tợn mạnh mẽ vô song, cứ như 1 người hoàn toàn khác, nói toàn tiếng Miên ( khi tỉnh thì dương không biết tiếng Miên) đòi bằng được về quê chơi. 1 2 tuần sau, chơi chán lại quay về sài gòn, tỉnh bơ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nếu âm đó tự đi được thì cứ đi đi cần gì bắt dương đi để mình nương theo.

:) :P :P Nói nhảm... nói nhảm...hầu chuyện các bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến!

Thật ra cháu cũng biết đến Ông VTK, là vì Mama cháu đang làm ở đây. Ông VTK là con cầu tự, trước có làm việc ở bên trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và cũng tu Tịnh Độ. Khi Thiền Tông Việt Nam rậm rịch khôi phục từ trong Đà Lạt dần ra Miền Bắc, Ông VTK có duyên quy y Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và có pháp danh là Tuệ Đức.

Có lần Mama cháu ra đó gọi vong người bác thế là lấn ná thế nào bắt duyên tại trung tâm, đợt đó cháu cũng ra đó và cũng ngồi nói chuyện vơi Ông VTK về Thiền Tông, lại vì Mama cháu cũng hâm mộ cái này lấn ná lại trở thành nhân viên ở đó mấy chít. Về sau có một cô ngoại cảm cũng khá nổi tiếng nói với Mama cháu là do nhà hàng xóm bên canh xây cao làm động sang đất nhà cháu vì vậy mà Mama cháu phát Căn đồng.

Đứng ở góc độ Tinh thần khôi phục Thiền Tông đời Nhà Trần thì việc nặng về ngoại cảm nhập đồng có phần không hay lắm. Đứng ở góc độ ngoại cảm ốp đồng nhập xác thì việc giảng giải Thiền lý lại sinh công đặc biệt cho công việc đó có kết quả. Chính vì vậy có người mất trăm triệu không phá được ngục cho người thân nhưng khi đến Trung tâm đó mất có chục triệu liền phá được ngục. Lại có lần người ta cúng tượng Phật cho Trung tâm, Ông VTK thấy phần đế đặt tượng làm chưa đúng nên yêu cầu thợ cho lên xe ô tô chở về làm lại. Nhưng mà khi xe nố máy thì không tài nào chạy đi được, tài xế phải gọi điện cho Ông VTK kêu tấu trên điện, sau khi Ông VTK ra tay khấn vái thì xe mới chuyển động được. Hiện tượng này cũng có thể liên quan đến Thổ Địa ở khu đất số 1 Đông Tác, Thần Thổ Địa ở đây cháu nghe nói khá là linh.

Và lại có khi cũng có ma lên quấy nhiễu hoặc chính vong người nhà cũng thành một loại ma, khi được mời lên cũng có khi quấy rối, với người có Thiền Lý như Ông VTK thì dễ dàng nhận định được đầu là vong thường đâu là vong ma để có biện pháp áp chế loại vong này chứ không bị nó quấy rầy.

Kính mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện của Rubi cũng nói lên phần nào thế giới âm hay dương vẫn có cao nhân hay biện pháp khống chế? có nghĩa nơi đâu cũng có một luật lệ ? Chỉ do chúng ta không hiểu biết hết để định hướng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện của Rubi cũng nói lên phần nào thế giới âm hay dương vẫn có cao nhân hay biện pháp khống chế? có nghĩa nơi đâu cũng có một luật lệ ? Chỉ do chúng ta không hiểu biết hết để định hướng ?

Cô Wildlavender kính mến!

Gọi là Cao nhân và Biện pháp không chế cũng đúng ạ. Lãnh vực này cũng giống như làm ăn lâu thì có các mối quan hệ và nắm bắt được thị trường ý ạ, còn trong lĩnh vực cụ thể ngoại cảm ốp vong nhập đồng cũng cần có thời gian và các mối quan hệ với những người có kinh nghiệm chuyên môn để biết được phải thờ những tượng gì thờ những vật gì, luyện những cái gì và ứng dụng phổ cập như thế nào, có thể là vậy đó ạ.

Kính mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bác

Hi...hi giả thiết có cõi âm thật thì cũng phải có ma hiền, ma ác chứ nhỉ. Ma hiền thì có khi chẳng có khát vọng gì không muốn quấy rối cõi dương gian, còn ma ác thì chắc còn thèm khát lắm thứ nên hay giở chò mượn xác hoàn hồn. Hi....hi bây giờ giả thiết có một cụ già hơn trăm tuổi khả kính đang sống mà lại bị ma ác yêu râu xanh nhập vào thì tức cười lắm nhỉ. :) :D :) Có khi để cân bằng thì lại phải cầu các cụ ma hiền đến mà đuổi ma ác đi. Rỗi rãi đặt giả thiết nói khoác tý cho vui các bác ạ.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bác

Hi...hi giả thiết có cõi âm thật thì cũng phải có ma hiền, ma ác chứ nhỉ. Ma hiền thì có khi chẳng có khát vọng gì không muốn quấy rối cõi dương gian, còn ma ác thì chắc còn thèm khát lắm thứ nên hay giở chò mượn xác hoàn hồn. Hi....hi bây giờ giả thiết có một cụ già hơn trăm tuổi khả kính đang sống mà lại bị ma ác yêu râu xanh nhập vào thì tức cười lắm nhỉ. :) :D :) Có khi để cân bằng thì lại phải cầu các cụ ma hiền đến mà đuổi ma ác đi. Rỗi rãi đặt giả thiết nói khoác tý cho vui các bác ạ.

Kính

Vô tư đê bác ạ. Đã tung hoành trên mạng thì chủ yếu toàn nói khoác ( từ chuyên môn em gọi là...chém gió ). Nói khoác mà để mọi người biết mình nói khoác thì gọi là chém gió, còn nói mà mọi người không biết là khoác thì gọi là...cao nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bác

Hi...hi giả thiết có cõi âm thật thì cũng phải có ma hiền, ma ác chứ nhỉ. Ma hiền thì có khi chẳng có khát vọng gì không muốn quấy rối cõi dương gian, còn ma ác thì chắc còn thèm khát lắm thứ nên hay giở chò mượn xác hoàn hồn. Hi....hi bây giờ giả thiết có một cụ già hơn trăm tuổi khả kính đang sống mà lại bị ma ác yêu râu xanh nhập vào thì tức cười lắm nhỉ. :) :D :) Có khi để cân bằng thì lại phải cầu các cụ ma hiền đến mà đuổi ma ác đi. Rỗi rãi đặt giả thiết nói khoác tý cho vui các bác ạ.

Kính

Ấy chết, mấy con ma râu xanh này khôn chán, nó phải tìm mấy người cái ấy còn dùng đc để nhập chớ em sợ các cụ trên Tăm vậy tính "khả dụng" của cái đó là hơi thấp, nó không mượn đâu!!! :P :P ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đã giải thích "ma" theo cách hiểu truyền thống về "ma". Đó là một cách giải thích hiện tương khách quan trên thực tế đang tồn tại (Ngoại cảm, gọi hồn, nhập đồng..vv...) Nếu chúng ta giải thích một cách khác khoa học hơn thì nó lại rất khoa học.

Bây giờ chúng ta đặt vấn đề như sau:

Khoa học hiện đại đã phát triển những con robot ngày càng giống người. Thậm chí nó có thể trở thành "người tình" của chúng ta (Hiên nay theo thông tin mạng chính thức thì ngay tại Việt Nam đã có bán những con robot loại này). Nhưng vậy chúng ta đặt một giả thuyết có cơ sở rằng: nếu một ngày nào đó, những con robot có tính năng như hệt người thì chúng ta sẽ giải thích các hiện tương trên hoàn toàn bằng một cách khác.

Con người và cả ý thức của nó đều là những dang phối hợp của các cấu trúc vật chất. Tức là về căn bản không khác robot. Nếu chúng ta nắm được bản chất cấu trúc vật chất của con người - cũng như chúng ta nắm được bản chất cấu trúc tư duy lập trình của robot thì chúng ta sẽ tác động được lên chính con người.

Nếu chúng ta dùng một thẻ từ với những ký hiệu pas của chúng ta có thể điều khiển được robot, thì phải chăng đây chính là ký hiệu bùa - sản phẩm của một nền văn minh đã hiểu rất rõ bản chất của con người và vũ trụ.

Con robot có thể bị nhiễm vi rút - nếu nhưng chương trình của nó có thể bị thâm nhập bời những vi rút đồng dạng - thì phải chăng đây chính là hiện tượng nhập hồn của các vong tương ứng?

Đấy cũng là một cách giải thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến!

Thật ra cháu cũng biết đến Ông VTK, là vì Mama cháu đang làm ở đây. Ông VTK là con cầu tự, trước có làm việc ở bên trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và cũng tu Tịnh Độ. Khi Thiền Tông Việt Nam rậm rịch khôi phục từ trong Đà Lạt dần ra Miền Bắc, Ông VTK có duyên quy y Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và có pháp danh là Tuệ Đức.

Có lần Mama cháu ra đó gọi vong người bác thế là lấn ná thế nào bắt duyên tại trung tâm, đợt đó cháu cũng ra đó và cũng ngồi nói chuyện vơi Ông VTK về Thiền Tông, lại vì Mama cháu cũng hâm mộ cái này lấn ná lại trở thành nhân viên ở đó mấy chít. Về sau có một cô ngoại cảm cũng khá nổi tiếng nói với Mama cháu là do nhà hàng xóm bên canh xây cao làm động sang đất nhà cháu vì vậy mà Mama cháu phát Căn đồng.

Đứng ở góc độ Tinh thần khôi phục Thiền Tông đời Nhà Trần thì việc nặng về ngoại cảm nhập đồng có phần không hay lắm. Đứng ở góc độ ngoại cảm ốp đồng nhập xác thì việc giảng giải Thiền lý lại sinh công đặc biệt cho công việc đó có kết quả. Chính vì vậy có người mất trăm triệu không phá được ngục cho người thân nhưng khi đến Trung tâm đó mất có chục triệu liền phá được ngục. Lại có lần người ta cúng tượng Phật cho Trung tâm, Ông VTK thấy phần đế đặt tượng làm chưa đúng nên yêu cầu thợ cho lên xe ô tô chở về làm lại. Nhưng mà khi xe nố máy thì không tài nào chạy đi được, tài xế phải gọi điện cho Ông VTK kêu tấu trên điện, sau khi Ông VTK ra tay khấn vái thì xe mới chuyển động được. Hiện tượng này cũng có thể liên quan đến Thổ Địa ở khu đất số 1 Đông Tác, Thần Thổ Địa ở đây cháu nghe nói khá là linh.

Và lại có khi cũng có ma lên quấy nhiễu hoặc chính vong người nhà cũng thành một loại ma, khi được mời lên cũng có khi quấy rối, với người có Thiền Lý như Ông VTK thì dễ dàng nhận định được đầu là vong thường đâu là vong ma để có biện pháp áp chế loại vong này chứ không bị nó quấy rầy.

Kính mến!

Chị cũng quan tâm đến chuyện tâm linh nhưng chưa bao giờ được chứng kiến chuyện gì khiến mình bị thuyết phục cả.

Chắc chưa có duyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chị cũng quan tâm đến chuyện tâm linh nhưng chưa bao giờ được chứng kiến chuyện gì khiến mình bị thuyết phục cả.

Chắc chưa có duyên.

Chị Bảo Bình kính mến!

Nếu tất cả là tâm linh thì chị đang chứng nghiệm nó đó ạ, Chánh Báo và Y Báo đầy đủ phước đức của chị đó ạ. Chánh Báo là thân tâm sắc diện, Y Báo là gia đình, là bạn bè, là nhà cửa, và điều kiện sinh hoạt. Và đó cũng là chị thể nhập vào cái mà chị bị thuyết phục, chứ đâu phải chỉ thuyết phục những cái bên ngoài không liên quan đến chị. Thực tế chị cũng đang chứng kiến một chuyện tâm linh rất đáng bị thuyết phục, đó là diệu dụng của Chú Đại Bi khiến cho chị được 15 sự tương ứng tốt lành và tránh được 15 sự tương ứng không tốt lành, đúng theo bản nguyện trong Kinh Ngàn Tay Ngàn Mắt.

Sự bình tâm nơi con người mà Phật pháp dạy, khi cần có thể sự bình tâm này là phương thuốc đặc trị cho những người tu theo ngoại đạo đang thật sự bị tẩu hỏa nhập ma, tẩu hỏa nhập ma thật sự thì người đó thân thể cảm thấy nóng bức chỉ muốn thoát Y và nhúng mình trong nước, lại nhìn vật gì thì thấy cái đó biến thành những thứ mà người bình thướng không thấy như vậy, lại có sức mạnh gấp mấy lần khi bình thường. Sự bình tâm sẽ phát huy ngưỡng chịu đựng để điều phục sự bức bách của hiện tượng tẩu hỏa nhập ma, đấy chính là điều đáng bị thuyết phục đó chị, theo Rubi em là vậy.

Sự bình tâm này, theo Rubi em, nó cũng có công đức cầu siêu cho người âm, cầu an cho người dương. Nếu mà chị đã tự cầu an thì làm sao có thể thấy được cái gì khác lạ làm cho chị bị thuyết phục, mà sự thuyết phúc đó không có tác dụng cho chị, :) .

Đó là Rubi em chỉ ra cho chị thấy cái mà chị đang bị thuyết phục mà chị chưa nhận ra nó, còn chị muốn thấy thêm những cái bị thuyết phục khác thì đúng là phải đợi duyên ạ, ;) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi hiểu sai ý chị rồi. Chị muốn nhắc tới vấn đề tâm linh liên quan đến cõi âm và tiềm năng (khả năng) của con người mà chú Thiên Sứ đề cập ở đầu topic cơ. Chứ không phải những vấn đề em vừa đề cập. Chị hiểu mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề này đã trao đổi đến đây, Wild xin phép cung cấp bài viết này từ Thế Giới Tâm Linh của GS, TS PHẠM ĐỨC DƯƠNG để các bạn ngẫm.

THẾ GIỚI TÂM LINH

Tạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được.

Đó là mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cái trần tục và cái thánh thiện. Đó là nghịch lý giữa CON và NGƯỜI trong con người. Là con cho nên con người chỉ là hữu hạn trên tất cả mọi bình diện của cuộc đời. Điều mà nó quan tâm nhất là sự sống và cái chết và con người biết mình phải chết. Như ông Bành Tổ có sống đến 800 tuổi rồi cũng chết? Nhưng là người, con người muốn trường sinh bất tử, muốn trở thành vô hạn.

Là con, trong con người chứa chất đầy tham vọng mang tính trần tục: ăn nhiều, yêu lắm. Lòng tham của con người là vô đáy... Nhưng là người, nên con người lại muốn trở thành thánh thiện, trở thành cao thượng, linh thiêng đúng với nghĩa con người (chứ không phải thú vật).

Cái nghịch lý nằm ngay trong anh, trong tôi, trong tất cả mọi người và từng phút, từng giây trong từng ngóc ngách sâu kín của cuộc đời. Đâu đâu, bất cứ lúc nào con người cũng luôn luôn đối diện với chính mình trong tình trạng nghịch lý ấy. Ranh giới có khi chỉ mỏng manh như một sợi tóc.

Loài người đi tìm những giải pháp để cho cuộc sống được an sinh, cân bằng. Theo tôi, ít nhất loài người cũng đã tìm ra ba giải pháp:

- Bên cạnh cuộc đời thực hữu hạn và trần tục, họ xây dựng cho mình một thế giới bên kia vĩnh hằng, thánh thiện, linh thiêng.

- Tập trung mọi cố gắng lập nên những sự nghiệp để "lưu danh thiên cổ" trường tồn với non sông đất nước.

- Sinh con đẻ cái để kéo dài đời mình, dòng họ của mình.

Đi vào giải pháp thứ nhất chúng ta thấy trí tuệ và trí tưởng tượng của con người vô cùng vĩ đại, vô cùng phong phú. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều xây dựng cho mình những biểu tượng về một thế giới bên kia, vừa nối tiếp thế giới bên này vừa là một thế giới vĩnh hằng, ở đó con người trở nên bất tử và hạnh phúc, rất khác biệt với đời thực.

Thế giới bên kia chính là thế giới tâm linh

Thế giới bên kia được nhận thức từ cái chết. Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người, vì ai cũng muốn sống, không ai muốn chết, và họ rất sợ chết. Manimovski đã từng nói: "Cái chết là sự khủng hoảng tối quan trọng và cuối cùng của cuộc sống". Cái chết của một thành viên trong cộng đồng gây nên một sự sợ hãi, ngay trong những giấc mơ con người bàng hoàng hoảng sợ khi thấy mình bỏ xác đi lang thang trong một thế giới lờ mờ và nhất là khi thấy những người thân đã chết hiện về thậm chí còn đòi hỏi cái này, cái nọ... Từ đó con người cảm nhận rằng con người có cả xác và hồn. Xác là cái trông thấy được, hồn là cái vô hình. Hồn và xác như là bóng với hình không thể thiếu vắng, do đó cuộc sống gắn liền với cái chết, người sống gắn liền với người chết. Phải chăng khi chết hồn sẽ rời khỏi xác và bay về thế giới bên kia. Với tâm thức đối xứng, con người cho rằng "hễ c ó cái này thì phải có cái kia"? Có thế giới bên này cho người sống thì phải có thế giới bên kia cho người chết. Nhưng con người không thể thấy được cái thế giới vô hình đó. Bằng phương pháp suy luận, con người tưởng tượng ra thế giới bên kia như cùng tồn tại với thế giới bên này. Vì con người đã bày đặt ra các nghi thức thờ cúng để tỏ lòng tôn vinh và sự kính trọng các thần linh đầy uy lực siêu việt. Và sự gặp gỡ giữa người sống và người chết trong khi thờ cúng là những giây phút linh thiêng nhất. Đó là cội nguồn của cái thiêng trong đời sống tâm linh. Người Việt thường nói "có thờ có thiêng". Cho nên cái linh thiêng ấy bao trùm lên cả sự sống và cái chết, nó nối cái tâm của người sống với tổ tiên ông bà. Người ta đối xử với người chết cũng như người sống (Sự tử như sự sinh - Khổng Tử) nhưng với thái độ sùng kính. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy từ thời đại đồ đá cũ con người đã thực hành những nghi thức chôn cất người chết như rắc một lớp đất thổ hoàng dưới mộ, chôn người chết theo tư thế ngồi, sau này chôn theo đồ tùy táng (minh khí) rồi cắm bia, xây mộ... Bằng cách đó con người làm cho người chết trở thành không chết, cùng nghĩa với người sống cũng thành bất tử, tức là biến cái hữu hạn thành cái vô hạn.

Có thể nói sự chết mở ra thế giới tâm linh và đó là một tình cảm chỉ có ở con người, không thể có ở bất kì loài động vật cao cấp nào. C.Mac gọi đó là "Tình cảm tôn giáo" không thể thiếu vắng trong cuộc sống con người. Ông viết: "Nếu trong trái tim con người có một tình cảm xa lạ với tất cả số còn lại của các loài động vật, một tình cảm cứ tái sinh lại mãi, dù cho vị trí con người ở đâu, phải chăng tình cảm đó là một quy luật cơ bản của bản chất con người? Theo chúng tôi đó là tình cảm tôn giáo". Socrate cũng đã từng nói: "Cuộc sống là chung cho một cây cỏ nhưng chỉ con người mới có linh hồn. Con người sở dĩ thành con người một phần căn bản là do nó có đời sông tâm linh, nghĩa là tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lơi, những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng và cái bí ẩn, hai yếu tố tạo thành đời sống tâm linh". Vì thế bản chất của con người là hướng tới tâm linh và tâm linh lại là thế giới vô hình, linh thiêng mà huyền bí, nó như là những ma lực hấp dẫn, kích thích con người hướng vào đó để giải đáp câu hỏi lớn của con người: ta là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu? mà trí tuệ của con người không thể giải thích được. Đó là cội nguồn của tư duy tôn giáo: cái thế tục và cái linh thiêng, cái hiện hữu và cái vô hiện hữu, cái có hạn và cái vô hạn... gắn kết với nhau như hình với bóng. Vì vậy, còn loài người là còn đức tin tôn giáo, khoa học đẩy lùi mê tín dị đoan, nhưng lại đồng hành với đức tin tôn giáo. Hegel gọi cái tôn giáo là cái không cần bằng chứng, không thể chứng minh được, khoa học là cái phải có bằng chứng để chứng minh, còn nghệ thuật chỉ là cái cớ (nói cây ná, giá cây tre). Khi con người hướng tới cái tâm linh thì con người cũng hướng tới cái thánh thiện, tới cái đẹp bởi vì cái thiêng là chất keo kết dính và chuyển tải những giá trị đạo đức và thẩm mĩ của con người và cố kết cả một cộng đồng tộc người với nhau trong sự giao cảm thuần khiết. Và con người tưởng tượng ra một thế giới bên kia rất tốt đẹp không giống với thế giới bên này, thế giới trần tục mà con người còn nặng nợ với những dục vọng của trần ai. Từ "dieu” (thần thánh) có gốc của ngạn ngữ Ấn - Âu dieros = rực sáng ở trên trời, khu biệt với tối tăm ở dưới trần - nơi ấy đầy ánh sáng và vĩnh hằng. Muốn đến được nơi đó con người phải sống hướng thiện!

Như vậy từ thời ăn lông ở lỗ cho đến hôm nay, loài người dù sống bất cứ nơi đâu thuộc bất cứ dân tộc nào đều xác lập hai thế giới: thế giới trần gian bên này và thế giới tâm linh bên kia. Thế giới tâm linh trước hết là thế giới của thần thánh. Ở đấy có hai loại thần: nhân thần và tự nhiên thần và có sự chuyển hóa theo hướng "nhân hóa" các vị thần tự nhiên.

Tất cả những thần linh này ở trong thế giới tâm linh vô hình, huyền bí đều được con người xây dựng thành những biểu tượng và được hiện diện trong các lễ hội, nơi đó con người làm lễ để thông quan với thần thánh, và mở hội để xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng dưới sự chứng giám của thần linh. Vì thế trong phần lễ bao giờ cũng.có các chất thiêng và sự xuất thần, còn trong phần hội luôn luôn phải vui và thăng hoa, nó là sự thể hiện giữa mối quan hệ giữa "đạo và đời".

Để giao tiếp với thần linh, con người đã "mượn" những "vật thiêng" làm trung gian. Đó là những người thiêng (thầy cúng, ông mo, bà đồng...), những vật thiêng (mặt nạ, con rối...), những lời thiêng (lời khấn), những chữ thiêng (bùa chú), những hành vi mô phỏng hay dọa nạt, những điệu múa phấn khích, những lời tụng ca. Những thứ này đều được cách điệu hóa mang tính biểu tượng cao. Kèm theo những hành vi là những ma thuật với những năng lực đặc biệt: dẫm chân lên lưỡi cày nung đỏ, xuyên sắt qua cổ, qua bụng, phun ra lửa, dùng nước thánh chữa bệnh... Theo C.A. Van Peurson, nhà triết học Hà Lan, thì trong nền văn minh nông nghiệp, khi con người và tự nhiên cùng với thế giới thần linh còn hòa đồng chưa có sự cách biệt thì vật siêu nghiệm có ở khắp nơi cùng với tồn tại xã hội. Thế giới là hiện thân của thần thánh. Ta gọi đó là văn hóa thần thoại, một nền văn hóa mở, trong đó con người gia nhập vào thần lực của vũ trụ bằng những câu chuyện và những biểu trưng. Khi ma thuật, phù phép xuất hiện cùng với thầy phù thủy nhằm biến quyền lực của thần thánh thành quyền lực của cá nhân, một thứ độc tài thì mô hình văn hóa trở nên khép. Con người chìm đắm trong mê muội, trong sự sợ hãi đối với ma thuật.

Sau này, trên cơ sở tín ngưỡng dân gian mà loài người xây dựng những đức in mới - tôn giáo. Chúng đều là những phương thức để nhận thức và cải tạo hiện thực theo ý của con người, chúng chỉ khác nhau về tính lịch sử. Khi con người xây dựng nên thế giới bên kia, con người càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống bên này và do đó con người rèn luyện cho mình một tinh thần nhân ái và thánh thiện hơn, kìm chế bớt những tham vọng của trần tục. Đó là cách cải tạo hiện thực như người ta nói, làm cho con người hướng theo tính thiện. Xét về mặt đó, thì mọi tín ngưỡng, mọi tôn giáo đều có ý nghĩa góp phần giải phóng con người bắt đầu từ khi nó là người trong mối quan hệ với tự nhiên giữa con người và người trong con người.

Tín ngưỡng hay tôn giáo đều hướng con người vươn tới nơi thần thánh linh thiêng, nơi niết bàn cực lạc hay nơi thiên đường của Chúa Giêsu, của Thánh Allah! thoát khỏi bị trở thành ma quỷ hay lũ Satăng nơi địa ngục. Muốn vậy con người phải kiềm chế những dục vọng và sống với nhau sao cho hợp đạo. Đó là giá trị đích thực của những đức tin thánh thiện. Những điều nghịch lý là: các trào lưu tư tưởng tiến bộ mà con người đã nghĩ ra và dồn mọi sức lực để thực hiện nhằm mục đích cao đẹp đó, thì trong thực tiễn xã hội lại cho thấy kết quả mang lại đều không như mong muốn, thậm chí có khi còn ngược lại. Con người đang vật lộn trong quá trình tha hóa bởi chính những cái nó sáng tạo lên. Các tôn giáo muốn giải thoát con người ra khỏi cái hữu hạn để đi vào cái vô hạn, nhưng rút cuộc, các giáo hội cũng không vượt qua được cái hữu hạn của con người, họ tự xây tường cao trong bóng tối để không nhìn thấy con người thực của mình!

Giải pháp xây dựng một thế giới bên kia vĩnh hằng và thánh thiện và xây dựng một đức tin chết không phải là hết, theo tôi là một giải pháp tích cực giúp cho con người sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa, yêu cuộc sống hơn và không quá sợ hãi khi phải đối diện với cái chết. Từ cái đức tin ấy mà con người sáng tạo nên biết bao những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tạo nên bản sắc dân tộc - những biểu tượng văn hóa. Đó là những lễ hội những phong tục tập quán, những kho tàng văn nghệ dân gian, những chùa chiền miếu mạo, những di tích văn hóa.

Điều mà ai cũng nhận thấy rằng vì coi thế giới bên kia là vĩnh hằng, là thiêng liêng nên con người đã tập trung trí tuệ, mọi năng lực sáng tạo, mọi của cải vật chất để xây dựng nên những kì tích mà họ không thể làm cho cuộc đời thường được. Một cái nhà ở (trần tục dù anh có ý định xây dựng đẹp bao nhiêu cũng không thể bằng khi người ta xây một ngôi chùa, một kim tự tháp làm nơi thờ cúng thần linh linh thiêng). Vì vậy các giá trị văn hóa của các dân tộc còn lại cho đến ngày nay đều mang dấu ấn của đức tin ấy và nó được xem là một trong những động lực tạo nên những giá trị văn hóa và sự đa dạng của các biểu tượng làm cho những di sản này sống mãi với dân tộc, với non sông đất nước.

Và, như trên đã nói, con người quan niệm có linh hồn và thể xác và chúng tồn tại như hình với bóng, do đó cái thiêng liêng bao trùm lên cả thế giới tâm linh và thế giới trần tục. Và từ đó con người cũng linh hóa những biểu tượng, những sự kiện trong đời sống thường ngày. Người Việt Nam coi đất nước cũng có linh hồn. Do đó biểu tượng "hồn nước và tình yêu Tổ quốc là cái thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam, rồi những quan hệ, những tình cảm trong cộng đồng đều có chất thiêng của nó (tình mẫu tử tình yêu, tình đồng chí…). Và chính cái chất thiêng đó đã trở thành chất men kích thích, gắn bó con người hướng tới cái thánh thiện ngay trong cuộc sống đời thường.

Như vậy là con người ở đâu cũng phải sống cân bằng giữa đạo và đời, cân bằng giữa tâm và vật. Ở đâu và lúc nào, mất sự cân bằng đó sẽ tạo nên trạng thái hẫng hụt, rối loạn. Ở đây chúng ta nói đến đức tin của con người về một thế giới bên kia, còn thế giới ấy tồn tại thực hay không là một chuyện khác. Dù cho văn hóa của loài người rất đa dạng, nhưng con người vẫn tin rằng bên cạnh đời sống thực của họ còn có một thế giới bên kia - thế giới tâm linh, và với khát vọng khám phá, loài người từ khi sinh ra vẫn mải mê để tìm kiếm và bằng trí tuệ được tích lũy con người muốn giải thích... Và đó là một nhu cầu, thậm chí một nhu cầu mãnh liệt mà không một ai có thể ngăn cản được.

Trong một hội thảo quốc tế về văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, có một giáo sư người nước ngoài hỏi tôi có tin vào thế giới bên kia không? Tôi trả lời là tôi tin và chắc rằng nhiều người Việt Nam cũng tin như tôi về thế giới bên kia. Họ quan niệm "sống gửi thác về” và vì thế sống ở trên đời phải "tu nhân tích đức” để về thế giới linh thiêng ở bên kia.

Ngày nay với tư duy khoa học, người ta muốn xây dựng một ngành học mới, ngành tâm linh học để tiếp cận với thế giới bên kia. Người ta dựa vào các dữ liệu sau:

1) Câu chuyện kể lại của những người cận tử - những người chết đi sống lại. Đó là những điều mà họ đã gặp trong thời gian hồn rời khỏi xác,

2) Tư liệu về những hiện tượng đầu thai tái sinh. Ví như gần đây báo chí đã nói tới một số hiện tượng đầu thai tái sinh của các em bé ở Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. Những người này đã kể rất rõ về lai lịch cuộc sống trước kia của họ và những đấu vết cũ được ghi lại trên hình hài, tính cách trong cuộc sống tái sinh.

3) Những tư liệu sưu tầm và phân tích những giấc mơ (như là giấc mơ báo tin của Lômônôxôp về việc nhà bác học này tìm được xác cha, giấc mơ của Đan - nhà triết học Anh về hạm đội của Napoléon bị đắm 4000 người chết gần đảo Hêlen, sau đó thành hiện thực không chỉ có 400 người chết, những giấc mơ báo tin của những người đã khuất…

4) Tư liệu về những người có khả năng xuất hồn và nhập hồn (xung quanh những việc tìm mộ của những nhà ngoại cảm, những cuộc nói chuyện với người đã chết qua một người sông - mà ở Việt Nam gọi là lên đồng" ...).

5) Thế giới ma và những căn nhà có ma..

Thời nào cũng có và ngày nay lại càng nhiều câu chuyện được kể gây cho con người một tâm trạng "bán tín bán nghi". Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý hai điều: một là, chúng ta phải tỉnh táo chống mê tín dị đoan và những kẻ lợi dụng đức tin để kiếm lợi và lừa dối quần chúng để thực hiện những ý đồ đen tối của chúng! hai là, nếu giả thiết rằng có một thế giới bên kia, thì muốn tiếp cận được chắc chắn người ta không thể dùng những phương pháp khoa học như chúng ta đang dùng hiện nay để tiếp cận với thế giới bên này, mà phải có một hệ thống phương pháp khác. Mọi suy luận của chúng ta về thế giới bên kia chỉ là những suy luận theo cảm thức đối xứng: bên này có gì thì bên kia có nấy, khác chăng bên kia là một thế giới ảo và ở đó chính là miếng đất của trí tưởng tượng. Con người chỉ có thể bằng trực cảm, bằng trải nghiệm mà cảm nhận được, chứ không thể lý giải được.

Vì thế Hegel mới gọi tôn giáo là cái không giải thích được. Do vậy, những lý giải về thế giới bên kia, chúng ta có thể coi như những giả thiết chưa được kiểm chứng. Cuối cùng thì tin hay không tin là quyền của mỗi con người, nhưng đã là con người thì ai cũng rất bận tâm đến thế giới tâm linh và khát vọng hướng tới nó.

Nguồn: Đổi mới phương pháp dạy - học văn hóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghe nói một số pháp sư có thể khiển cho người giấy ( hình nhân) mở mắt và nói chuyện với người thật. Các Bác cho cháu hỏi cái đó nó như thế nào các Bác ơi ? ..............

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghe nói một số pháp sư có thể khiển cho người giấy ( hình nhân) mở mắt và nói chuyện với người thật. Các Bác cho cháu hỏi cái đó nó như thế nào các Bác ơi ? ..............

Nghe mà không thấy thì khoan có tin!

Share this post


Link to post
Share on other sites

KNTL - Chúng tôi cho trích giới thiệu bài báo “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA) đã đăng trong Giai phẩm Thời luận số Xuân Mậu Tý 2008. Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh con người, GS Tâm đã rất kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng: sự sống sau cái chết là có thực!

LINH HỒN VÀ CÕI ÂM

Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ.

Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về Cõi đời sau khi chết, nhưng hơi nhiều hơn mọi người.

Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đã được hiểu cái tinh tuý của Lý Dịch và Đạo Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng... để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích đế chẳng có gì cụ thể.

Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh hồn và Cõi đời sau khi chết”.

Và như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bấu víu.

Đầu thế kỷ 21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Xã hội thời Việt Nam Cộng Hoà). Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc tìm mộ gia đình của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ trưởng Đại học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện...). Các nhà ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn gia đình tìm mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên còn đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất (vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá” của Trung tướng Nguyễn Hùng Phong, nguyên Phó tư lệnh chính trị và Bí thư Đảng uỷ Quân khu 1. Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim...

Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh.

Như vậy là đề tài “Linh hồn và Cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì nữa mà không về Việt Nam, đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nhẽ?

* * * * *

Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trước khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới.

Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy.

Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên... thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào...

Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt sùi.

Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về thì người ta gọi vào.

Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo tôi là hỏi thật ngớ ngẩn!

Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về.

Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm).

Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi dẫy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào đâu!”. Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.

Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?” (cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”. Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ của mình.

Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rãi, trống rỗng. Ngoài cái bệ trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không có bàn thờ hay trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đình đông trên chục người. Cô cất tiếng: “Gọi mãi mà các bác không vào, nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé!”.

Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thì giơ tay thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây...)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy...” có vẻ cung kính lắm.

Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở. Sau gần một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra.

Bỗng cô Phương nhìn chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây! Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi.)

Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi! Con tôi... Nhưng con mất từ hồi mới... tám tháng...”.

Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con”.

Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh chỉ khấn Cậu thôi!”.

Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.

Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”.

Mẹ tôi luống cuống: “Tại bố con đấy! Hồi đó Cụ Hồ mới về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nên bố con cao hứng, đã đặt tên con là Tất Thắng”. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út là Tất Thắng. Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm. Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế nào thì tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.)

Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đã khắc tên con trên bia mộ rồi!”.

Đúng thế. Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bạt.

Đến lượt bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm...”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi may áo đỏ...”.

Trời ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đình tôi đã có ai biết chuyện may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp: “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!”.

Mẹ tôi rên rỉ: “Cái gì ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng biết!)”

Rồi cô Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được!)

Một lúc sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!”.

Tôi vội thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi.)

Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”.

Rồi quay sang mắng mẹ tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”.

Mẹ tôi sợ hãi chống chế: “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam Kinh - Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”.

Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc...

Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc còn luyến tiếc những giờ phút quý báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương.

Cô Phương vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà rồi”.

Lại thêm một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ tôi sử dụng cái tri thức của mình.

Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cõi Âm. Dù cho sau này cô Phương có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối cãi được, nếu không nói là được tuyệt đối chấp nhận.

Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta cũng không biết, tạm gọi là “cõi Âm” (để phân biệt với cõi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after deth”).

Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi. Một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh.

Sau này tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô Phương - cô Bằng, cô Thao, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng.

Tôi cũng đã gặp các nhà ngoại cảm tìm mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy, cô Phan Thị Bích Hằng...

Tôi cũng đã gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh... làm việc ở các cơ quan khác nhau. Tôi đã được đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như sau: “Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn”.

VIỆT LINH Sưu tầm và giới thiệu

__________________

nguồn giaoluututuong.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn”.

Rất hay đấy ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay