Thiên Sứ

Tham Luận Trong Hội Thảo Phong Thủy 2009

51 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị quan tâm.

Mặc dù không phải là mỹ mãn, tròn trịa - vì đây là lần đầu tiên Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương chúng tôi tổ chức hội thảo - nên không tránh khỏi những thiếu sót và bỡ ngỡ. Bởi vậy, ông Trần Quốc Trị, Tổng thư ký Trung Ương Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á Việt Nam phải đích thân cầm micro điều khiển cuộc hội thảo từ cuối buổi sáng. Nhưng có thể nói rằng, cuộc hội thảo đã đạt được mục đích và được sự chú ý của dư luận.

Để phục vụ cho nhu cầu của quí vị quan tâm, chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải lên đây những bài tham luận được in trong Kỷ yếu của những nhà nghiên cứu trong và ngoài trung tâm. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đăng tải lên đây những câu hỏi chất vấn của các quí vị tham dự hội thảo và trả lời những câu hỏi tham biện , mà vì lý do thời gian chưa thể trả lời trong cuộc hội thảo theo lời hứa của Ban tổ chức thuộc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

-----------------------------------------

Phong Thuỷ với góc nhìn khoa học

Th.S. Lê Xuân Phương

Viện trưởng Viện Doanh nhân - Doanh nghiệp

Trải qua một quá trình kiểm nghiệm thực tế xuyên suốt chiều dài lịch sử, hình thành và phát triển của loài người, phong thủy đã ngày càng củng cố về lý thuyết một cách sâu sắc và hoàn chỉnh hơn để giải thích các ứng dụng của phong thủy vào cuộc sống.

Về thực nghiệm và lý thuyết thì phong thủy lấy lý thuyết về âm dương (hai mặt đối lập của vật chất) để nhìn nhận vạn vật và dùng tính chất ngũ hành để giải thích các mối quan hệ của vạn vật. Qua đó phạm trù phong thủy được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống từ ngàn xưa tới nay, kể cả tính cách con người, phong thuỷ cũng giải đáp cơ bản.

Mối quan hệ của phong thủy lấy nội dung trung tâm là trạch thời gian, bởi vạn vật tồn tại đều phải tuân thủ quy luật của thời gian. Do đó sự sinh và tử của vạn vật đều được xác định từ quy luật vận hành của các vì tinh tú để làm lịch, trái đất quay quanh mặt trời một vòng gọi là một năm, mặt trăng quay quanh trái đất một vòng là một tháng và trái đất tự quay quanh mình một vòng là một ngày, một ngày chia ra làm 12 múi giờ. Những biến động của mùa, thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của vạn vật vì thế Phong thủy được đánh giá là quan hệ và tổ chức không gian sống của vạn vật. Mối quan hệ phát triển hay đào thải được xác định theo lý thuyết âm dương ngũ hành chúng định rõ sự tương trợ, tương sinh, tương khắc, bình hòa của vạn vật theo một chu trình kín dẫn tới không cái nào loại bỏ cái nào mà chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Phong Thuỷ là một phạm trù triết học – nó mang tính quy luật không phải là hiện tượng .Vì có tính quy luật nên Phong Thuỷ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: Xây dựng, Kiến Trúc, Ăn Mặc, Kinh Doanh, Sản Xuất, Tìm Việc Làm, Kết Bạn… Chữa bệnh hay Kết Hôn, Sinh Con. Phạm vi ứng dụng của Phong Thuỷ rất phong phú và đa dạng, để xác định đối tượng vận dụng Phong Thuỷ được tiền nhân làm sáng tỏ vai trò của Phong Thuỷ với tính chất ngũ hành bằng thuyết Âm Dương, để giải thích vạn vật và từ đó xác định đối tượng mà vận dụng Phong Thuỷ như quy luật thời gian để xác định mùa, mầu từ đó suy ra tính cách con người từ hình thế để chuyển thành ngũ hành hay bát quái của vật để cân bằng mâu thuẫn, tìm lẽ tương hợp tương sinh trong Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái- Nó giải thích vận vật một cách thấu đáo, cơ bản và làm cho vạn vật được sáng tỏ quy luật vận hành thịnh suy, xung khắc để từ đó vận hành Phong Thuỷ chia sắp nhiều chủ đề để vận dụng hoá giải, khắc chế tìm ra thời để khởi sự sao cho hiệu quả, để từ đó mà đầu tư, tìm ngành để học, tìm việc để làm thông qua các thông tin của Trạch Thời gian đó là, Năm tháng, Ngày giờ, hình thế của vật, mầu sắc của vật, vị trí của vật mà liên hệ 3 quy luật, quy luật Tự Nhiên, quy luật Xã Hội, và quy luật Tư Duy để từ đó ứng dụng thuyết Âm Dương và tính chất Ngũ Hành của vật mà chế hoá, vận dụng xác định thời nghiệm, tránh lãng phí và từ đó tìm ra được nguyên nhân thành công, thất bại xác định thời tiết để gieo trồng, canh tác, thuỷ lợi cũng như phòng trừ thiên tai, dịch hoạ. Tìm các vị trí núi sông để quy hoạch, định đô, phát triển kinh tế bền vững, hay phòng thủ đất nước tránh được các rủỉ ro đến các công trình tôn giáo đặc biệt quan tâm, do đó nhìều công trình mang tính bán vĩnh cửu trải dài theo lịch sử, can qua, thời gian không làm chúng mai một mà chúng còn đựơc trùng tu bảo dưỡng, mở rộng, tôn tạo trở thành những điểm sáng mà quân thù phải kiêng nể vì sự linh thiêng, chỉ biết khuất phục và tôn tạo… như Thăng Long vị trí đẹp đất thiêng sông dài, đồng bằng rộng lớn, núi cao vây bọc mà Phong Thuỷ gọi là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước (trái phải trước sau) thì thế đô hội đương nhiên 1000 năm vẫn xứng vị thế đô hội ngày một phát triển.

Sự tốn tại là sự có lý vì thế nếu không có lý thì không tồn tại, bất kỳ vật gì đều tuân thủ theo quy luật mà quy luật của Phong Thuỷ trong quy hoạch và Kiến Trúc thì Long dài, Hổ ngắn hay một số quy tắc được khắc đậm là Kim Chỉ Nam của Phong Thuỷ, rất ít công trình nào tồn tại ngược quy luật bởi sự thịnh suy đã đánh giá như vào nhà bên trái, đi ra bên phải là Ngược Phúc, hoạ đến rất mau cho người sống, nếu vào phải ra từ trái thì phúc tự thiêm nhân khang vật thịnh, đi theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài là thuận phúc nếu ngược lại là chuốc họa như cuộc sống khó khăn, gia đình đâu ốm, công việc bất an, đâu buồn u uất, sinh nở bất thuận, học hành không đạt, cuộc sống u mê…..để đồ vật theo hướng của tuổi Gia chủ, còn cửa ra vào bắt buộc phải theo thế mới đắc dụng. Có mấy mối quan hệ sau cửa ví như miệng nhà một số bộ phận của cơ thể, để nuôi dưỡng cơ thể được cường tráng là tòa nhà thì phải thông qua miệng, miệng đúng thế không quan trọng về hướng nếu tốt thì cả toà nhà tốt và tất cả muốn vào nhà phải thông qua miệng, để tiêu hoá được toàn bộ những gì qua cửa thì phải qua bếp và khu phụ của nhà đó là dạ dầy, bộ phận này nếu không đắc vị thì không tiêu hoá được phần đã ăn mà còn muốn nôn thốc nôn tháo ra gọi là bội chi, sự tươi vui của nhà là sắc mầu và đồ đạc “y phục xứng kỳ đức” theo tuổi mệnh chủ để bố trí màu và đồ theo nguyên tắc “ Nhất Tự, Nhì Mộc, Tam Ngoã, Tứ Thiết” có nghĩa là Nhất là Chữ, Nhì là Đồ Gỗ, Ba là Ngọc, Bốn là đồ Sắt. Đồ phải có độ sáng cao, nếu xỉn màu cũ nát trong nhà thì Phong Thuỷ gọi là “đồ vật vô minh như “cô dâu út bỏ nhà đi làm cả nhà náo loạn” có nghĩa là đồ vật không có ánh sáng. Giường nằm là nơi rất quan trọng đối với gia chủ bởi…..quan hệ mật thiết với nghề nghiệp. Cuộc sống mà không ngủ được là do công ăn việc làm luôn quyết định ở chỗ cấu tạo giường và vị trí bầy đặt, giường phải có chân, phải có đầu và đuôi giường tránh vô hữu kháo không chỗ mách, không chỗ dựa, hay phản, sập để khó tránh khỏi vô định hướng mà chỉ để thờ là tốt vì ai đến cũng được không phân biệt đối sử, giường phải có chỗ tựa, chỗ dựa, gọi là mách và kháo mới yên sống. Thờ là nơi rất quan trọng, các bộ phân khác nếu không đạt thì thờ cúng hoá giải rất cao vì người chết không phải là hết mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, chỉ có cách liên hệ với các ngài sao cho đúng. Thờ cúng phải để sao cho đúng hướng với tuổi gia chủ thì việc cầu sẽ rất ứng bởi bắt sóng với các cụ như sóng đài AM, FM hoặc vô tuyến có kênh Trung Ương, có kênh địa phương, việc cầu sẽ lọt tai các cụ sẽ có thông tin phản hồi, bởi thờ cúng tại nhà, hay đình chùa, miếu mạo đều theo nguyên tắc bắt sóng rõ hay không rõ như có người cầu thiêng với chùa này mà không thiêng với chùa kia hoặc may hoạ bất thường. Đặc biệt nhất trong ngôi nhà thời hiện đại là vệ sinh, nhà bếp, cầu thang để khai thác không gian sống hữu hiệu nhìêu kiến trúc không gian sống rất bất cẩn làm cho người sử dụng mang hoạ rất lớn, bếp để giữa nhà gọi là “Xú uế trong cung” sẽ bị bệnh vè não như tâm thần, đột quỵ, nghèo khó, tai nạn vào đầu. “ Bếp dưới vệ sinh” thì hoạ không kể hết, chết, tai hoạ, tự tử đau khổ liên miên, gặp nhiều bạo bệnh, tù tội, nợ nần đầm đìa, trong nhà mâu thuẫn khó bề hàn gắn, vị trí vệ sinh nằm ở giữa nhà không dính vào một vách tường nào là sợ nhất. Giường nằm dưới gầm nhà vệ sinh hoặc đi qua gầm nhà vệ sinh để vào nhà thì tai hoạ rất lớn gọi là “Đội Bô” khó có con hoặc chết lưu thai hoạ đến tận nhà. Giường nằm trên bếp đun cũng vậy, biến gia chủ thành thực phẩm cho người khác chén. Bếp đặt dưới gầm cầu thang tác hại cũng rất ghê ghớm tai hoạ rất nhìêu cho nữ giới về sức khoẻ, mang thất bạt liên tục cho nam giới. Thờ cúng đặt trong phòng bếp làm cho cả nhà tâm tư bất định. Bàn làm việc, bàn học đặt trên bếp đun, phòng bếp đều rất bất lợi không yên tâm làm việc, học tập thiếu tính tập trung. Thờ cúng đặt trên nóc nhà vệ sinh gọi là “ Bất kính với tổ tiên” thì sinh hoạt trong nhà bị đảo ngược. Tranh ảnh trong nhà có màu sắc có mầu sắc khác thường hay đặt mắc lỗi vị trí thì chuốc rất nhiều tai hoạ vì vị trí chủ thể của đồ vật là chung sống tồn tại nên không phải cái đắt tiền loại bỏ cái rẻ tiền vì thế đồ vật ở vị trí nào có tác dụng rất lớn như vị trí của quả cân kéo vào cân được mấy lạng, kéo ra thì cân được hàng tạ mà vẫn quả cân đó chỉ thay đổi vị trí. Gương là vật có tác dụng phản ánh rất lớn nếu đặt nơi vệ sinh hoặc kinh doanh trang điểm, thời trang rất tốt nhưng để ở phòng ngủ, phòng khách thì tai hoạ khôn lường “ Thả mồi bắt bóng ” bởi chữ suôi thành ngược, tay trái thành tay phải, thu nhập ảo, thành tích ảo. Cửa sổ,.., nhiều cửa tốt cho 6 thú nhỏ của tuổi gia chủ “ Tý, Tỵ, Mão, Dậu,Thân, Tuất” không phân biệt tuổi to nhỏ hướng thế xấu tốt hoặc trước sau bởi “ Thỏ phải có 3 hang” nếu có cửa to đi cửa lách cũng đắc dụng. Tuổi thú lớn “ Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Mùi, Hợi” 1 cửa chính thì cực tốt có cửa hậu là bật lợi thất thoát. Cửa sổ nhiều là sang môn bao la vạn hữu cực kỳ tốt, thông thoáng tư tưởng bay bổng, gia chủ có nhiều kiến thức, có ý thức và nhận thức về thời đại rất nhanh nhậy. Ít cửa sổ đầu óc tù túng, thiển cận nhận thức, hồ đồ ích kỷ phải làm sáng nhà tránh bật hết đèn mà vẫn tối tư tưởng vẩn đục gọi là đèn mờ…. cửa số trong nhà gọi là “ Bờ vách có tai, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” hình thành tính xấu cho gia chủ rất bất lợi trong quan hệ. Đồ vật tránh ghế to hơn bàn làm cho cuộc sống hay tranh chấp trong chia sẻ quyền lợi. Bàn ghế tránh kê ngay miệng cửa ra vào gọi là “Bit miệng hay hóc xương” khó nuốt trôi các công việc hoặc chủ bị bé nhỏ so với khách.

Đối tượng của phong thuỷ phức tạp về cấu tạo đa dạng về chủng loại và vạn vật đều thích nghi với mọi hoàn cảnh sống của chúng để tồn tại. Vì thế nếu nhìn nhận ra vạn vật một cách khoa học về lý thuyết và thực tiễn mà nghành học phong thuỷ đã xây dựng cũng như kiểm nghiệm để ứng dụng vào cuộc sống.

Vậy phong thuỷ không còn là mê tín mà nó đã được các nghành khoa học đã giải thích và làm sáng tỏ phần nào của phong thuỷ kể cả các lý thuyết và thực tiễn từ đây đưa chúng ta vào cuộc sống một cách hữu hiệu hơn.

Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 2009

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÍNH KHOA HỌC PHONG THỦY
TRONG KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG – HIỆN ĐẠI

GS Cao Xuân Phổ

Phép Phong thủy thường được dùng để chọn đất khi lập thành quách, cất đình chùa, làm nhà cửa, để mồ mả. Đất làm nhà cửa gọi là dương cơ, đất để mồ mả gọi là âm phần. Về dương cơ thì thường người ta ít kén chọn chỗ đất, chỉ lấy hướng cho hợp thôi, đến như âm phần thì người ta thường nhờ thầy bói thì tìm cẩn thận lắm.
Phép phong thủy trước hết phải phân biệt hình đất làm 5 hình chính là :thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Người ta lại tùy thế đất giống hình dạng vật gì mà phân biệt những kiểu đất như lục long tranh châu, quần tiên hộ ẩm, hổ trục quần dương...đó đều là những kiểu đất quý cả. Lại có những kiểu đất con rùa, con cá, con voi, con ngựa, cái cờ, cái ấn, ngòi bút, thanh gươm...
Khi tìm đất thì trước hết phải tìm hổ sơn (núi chúa) rồi dò long mạch theo thế đất mà tìm huyệt. Huyệt trường tất phải có tiền ám hậu chẫm, tả long hữu hổ, phía trước có minh đường thủy hội tụ, phía sau có long mạch thu thức, phía ngoài có hàng sa triều củng, đất được như thế tức là chỗ tụ khí tàng phong, mới là chân huyệt. Nếu chỗ sơn cùng thủy tận gọi là tuyệt địa.
Thầy Đào Duy Anh lúc sinh thời có dạy chúng tôi như vậy.
Thuật phong thủy đã thấy xuất hiện ở Trung Quốc vào đời Tần (221 – 226 TCN) và phát triển cho đến thời Nguyên (1271-1368 SCN).
Ở nước ta thì có ông Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, sau khi học phép phong thủy địa lý ở Tàu, khi trở về nhà làm đất nổi tiếng một thời, thường được gọi là thầy Tả Ao.
Phép phong thủy đã được vua nhà Lý đầu tiên- Lý Thái Tổ- vận dụng để xây dựng kinh thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Trong Chiếu dời đô vua tự tay viết : “Nơi đây, thành Đại La (đô cũ thời Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,. dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời...”
Nhà vua cho dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở 4 cửa, phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía Tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía Bắc gọi là cửa Diệu Đức.
Hiển nhiên, hiểu biết thuật phong thủy phải là người có học thức, song người dân sống nơi thôn dã cũng có những khái niệm về phong thủy để ứng dụng trong cuộc sống bình nhật của mình, như khi họ nói kiểu đất con rùa, con cá, con voi, con ngựa, cái ấn, ngòi bút, thanh gươm...Chẳng hạn như người dân có câu ‘lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam” là để nói lên hướng nhà ấm về mùa đông mà mát về mùa hè. Hay làm nhà quay về hướng đông là hướng mặt của các thần, như có thể thấy ở các chùa dòng Tiểu thừa thường gặp ở đồng bằng sông Cửu Long. Hướng tây được coi như là lưng của thần, hướng ổn định, thường được xây thành tường hậu.
Người sống ở đâu cũng cần có nhà, cho nên thuật kiến trúc là cơ bản bao gồm các thuật khác như thổ địa, khí hậu, phong tục, tôn giáo, chế độ.... Như vậy, thuật kiến trúc và tiêu biểu được rõ nhất là cái tư tưởng chung, cái tinh thần chung của chủng tộc. (1).
Về thổ địa và vật liệu thì ở nước ta nhà cửa phần nhiều làm bằng tre và gỗ cho nên phải làm nhiểu cột kèo dằng dịt nhau, phải làm tường cách và mái nặng cho vững chãi; vì khí hậy nóng nên nhà ít tường vách ngăn phòng và mặt trược thường để trống hoặc chỉ treo rèm.
Cách làm nhà lại còn phải theo nhiều điểu lễ giáo và luật pháp quy định. Theo sách Lễ ký Gia lễ thì trong việc làm nhà có ba điều trọng yếu nhất là : chọn hướng nhà cửa cho tốt, đặt bàn thờ gia tiên ở gian giữa và ngăn riêng chỗ ở của đàn ông, đàn bà. Theo luật xưa thì ai làm nhà mà không theo cách thức đã định thì phải phạt tội trường (2).
Trừ nhà quan, còn nhà dân thì không được làm to lớn, không được làm gác và không được làm hình chữ Công và chữ Môn.
Kiểu nhà xưa hơn hết là kiểu nhà bốn mái (hai mái chính và hai mái chái) rồi đến kiểu nhà hai mái bịt dốc (không chái). Nhà thường có ba gan hai chái, hoặc năm gian, ba mặt tả, hữu và hậu có vách bằng nứa hoặc bằng đất, hoặc bằng ván hay bằng tường gạch, không phải để đỡ mái nhà như ở các nhà tây, mà cốt để che mưa che gió. Ở mặt trước thì chỉ có cốt cột và rèm che, thỉnh thoảng mới có cửa ván. Cột thì thường đặt trên đá tảng chứ không chôn xuống đất (trừ nhà tre). Khi làm nhà thì trước hết dựng bốn cột cái gian giữa và cây đòn nóc, rồi sau thêm cột cái và kèo ở các gian bên cùng các hàng cột con và cột hiên. Những cột kèo ấy dằng dịt nhau thành cái sườn nhà rất vững, rồi ở trên, đặt mái nhà (3).
Dinh thự các quan và cung điện nhà vua, cùng các đình, chùa, lăng miếu là chỗ tế tự cũng làm theo kiểu nhà ở thường, tuy to rộng lớn hơn. Bộ phận chính của nhà ba gian và hai hàng cột cái ở giữa, muốn làm rộng thêm thì cứ làm thêm gian ở hai đầu và thêm hàng cột con ở trước, sau. Làm nhà lớn hay nhỏ đều hạn chế ở trong cách thức nhất định ấy, cho nên khi làm to như đền chùa cung điện, tài nghề của thợ chỉ có thể trổ ra ở trang sức mà thôi, như ở cột kèo, rầm ngang xà dọc, con sơn, cửa võng, cửa bức bàn, cửa trấn song. Các tường hoa mái dốc nóc nhà thường đắp thành hổ phù hoặc tứ linh. Đằng trước những tòa thành lớn và đình chùa dinh thự, cung điện thường có một bức bình phong rồi mới đến cửa vào, có hai hoặc bốn cột trụ hoặc cửa tam quan trên có gác canh hoặc lầu chuông. Ở bốn mặt thường có thành cao vây bọc. Khi một sở có nhiều nhà thì thường cách nhau bằng những sân rộng, ở trong có bình phong bể cạn, chậu cảnh cùng đình tạ. Xung quanh các tòa nhà đồ sộ nghiêm trang đó, thường có cây cối um tùm và ao hồ rộng rãi, làm cho cảnh trí thêm vẻ oai nghiêm và thoải mái. Các lăng tẩm ở Huế sở dĩ là những nơi thắng cảnh ở kinh đô, phần nhiều là nhờ cảnh trí thiên nhiên khéo dung hợp với công trình nhân tạo(4). Sự dung hợp nhân tạo với thiên nhiên là cốt lõi của kiến trúc truyền thống.
Xin lấy một ví dụ: hồ Hoàn Kiến, giữa hồ có Tháp Rùa cao vừa phải, phù hợp với diện tích mặt nước hồ. Quanh hồ, trồng cây cao tương ứng với Tháp Rùa. Rồi từ đó, cây trồng và nhà xây cứ cao dần lên đến tận bờ đê, như Nhà Hát Lớn, Ngân hàng quốc gia....Tháp Rùa trở thành “rốn” của lòng chảo xanh rờn cây lá, điểm xuyết những đốm trắng đốm đỏ của các mái nhà ẩn hiện trong nền lá xanh. Vào những ngày lễ hội, buổi tối Tháp Rùa lung linh trong ánh điện bóng mờ, quanh hồ vương vãi những đốm trắng xanh từ bóng điện của các tòa nhà cao thấp ẩn hiện trong màn xanh trông chẳng khác gì một vòm trời đêm đầy sao trăng đảo ngược! (Ngày nay, quanh hồ xây những tòa nhà cao tầng, trông hồ chẳng khác gì cái ao làng !)
Ngày nay, xã hội đang phát triển. Việc xây nhà dựng cửa cho gia đình, con cháu được thuận tiện hơn. Dù ở nông thôn hay thành thị thì tiêu chí đầu tiên vẫn là hướng: "Làm nhà trông hướng" . Hướng Nam vẫn được coi là hướng thích hợp nhất. Ở những nơi có điều kiện đất đai thì đất dựng nhà tốt nhất là vuông vắn hoặc hình chữ nhật nhưng chiều dài chạy theo hướng Nam- Bắc, chiều rộng theo hướng đông – tây là thích hợp hơn cả. Nếu nhà có nhiều đơn nguyên trong một khuôn viên thì thường ngôi nhà chính đặt ở hướng nam và cao hơn ngôn nhà phụ. Nếu chia làm nhiểu gian thì số gian thường là số lẻ, số gian phía đông và phía tây bằng nhau. Cổng lớn đặt chếch về phía đông – nam. Trước cổng không nên có hai ao, (hoặc hai giếng). Rất kỵ cửa ra vào và cửa sổ đối diện nhau, không để mặt trước nhà và mặt sau nhà đều có cửa. Cửa sổ không cao hơn và rộng hơn cửa ra vào. Ngay các lớp ngói, xà ngang, đòn dọc... tất cả đều nên là số lẻ.
Ở vùng thôn dã, người ta hay dùng tiếng “thổ mộc” để nói đến việc xây dựng. Đất (thổ) và gỗ (mộc) là nền tảng đầu tiên để kiến tạo không gian cư trú. Trong kiến trúc cổ truyền, kết cấu khung gỗ (hệ thống cột, xà ngang, xà dọc, bộ khung mái...) đóng vai trò chủ chốt. Toàn bộ sức nặng của mái nhà và độ vững chãi của ngôi nhà đều dựa vào bộ khung kết cấu gỗ này.
Tường vách (ngày trước là đất nện, sau này là gạch) chỉ đóng vai trò ngăn cách không gian (ngoại thất, nội thất), vì vậy trong dân gian mới có câu “tường đổ nhà vẫn còn”. Khi làm ra được ngói thì bộ khung mái được cải tiến, gia cố thêm. Nhiều bộ phận mới được sáng tạo ra nhằm tăng cường độ vững bền của toàn bộ kết cấu khung nhà, như kết cấu chồng đấu, củng, kẻ, bẩy..., hệ thống cột cái con..., không những có giá trị thực dụng mà còn có giá trị thẩm mỹ vì thường được chạm, khắc, tô vẽ công phu, tỉ mỉ. Thế rồi bậc thầm, lan can, mái ngói lưu ly, khung cửa, cánh cửa...tất cả đều là những bộ phận kiến trúc mà các nghệ nhân điêu khắc, hội họa có thế tha hồ đua nhau trổ tài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của nội thất, ngoại thất, tạo ra những kiểu thức kiến trúc đa dạng.
Còn nhà dân thì hầu hết được xây cất trên cơ sở bộ Khung kết cấu hoặc tre. Vào thời trước, không được làm thềm cao nhiều bậc, không được làm lầu gác cao quá mui xe kiệu của vua quan, không được chạm trổ các bộ phận gỗ, không dược dùng sơn vôi màu đỏ, màu vàng...
Thời trước, trong giới quý tộc còn có kiểu cư trú “tứ hợp viện” (nhà ở quây quanh bốn mặt) hoặc “tam hợp viện” (nhà ở quây quanh ba mặt sân). Có thể coi đây là một loại “chung cư”(5). Chung cư ngày xưa là của quý tộc gồm nhiều thế hệ, cso những quy cách nhất định (có dịp sẽ xin bàn đến sau). Chung cư ngày nay, cũng có nơi gọi là cư xá- là của toàn dân, có nhiều loại hình và bố cục khác nhau dành cho gia đình những người có điều kiện kinh tế và vị trí xã hội khác nhau.
Chung cưa hay nhà ở, lâu đài, biệt thự của người Việt trước cũng như nay đều được xây dựng theo thế phong thủy khác nhau tùy từng vùng, miền nhằm đảm bảo một cuộc sống ổn định yên lành cho con người cư ngụ.

30-11-2009

-------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
1. H. Gourdon,
Sur l,art annamite, Revue Indochinoise
2. Đào Duy Anh,
Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Bốn phương, 1938, tr 282.
3. Đào Duy Anh,
sđd, tr 283.
4. Đào Duy Anh,
sdd, tr 283,284.
5. Đặng Đức Siêu,
Văn hóa Trung Hoa, NXB Lao Động, 2004, tr 256.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÀNH CHÀ BÀN VÀ THUẬT PHONG THỦY

PGS.TS. Ngô Văn Doanh

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á


Thành Chà Bàn (nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định)- toà thành là kinh đô cuối cùng của nước Chămpa- cũng được sử sách cổ của Việt Nam nhắc tới. Về những ngày tháng cuối cùng của thành Chà Bàn, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 27 (tháng 2, Tân mão, năm thứ 2 Hồng đức [1471]), vua [Lê Thánh Tôn] thân đem đại quân đánh phá thành Thi- nại. Ngày 28, vua tiến vây thành Chà- bàn. Ngày 29, vây sát chân thành mấy vòng. Tháng 3, ngày mồng 1, hạ được thành Chà- bàn… Trước là các quân dinh làm cầu bắc lên thành đã xong, Trà Toàn hàng ngày đưa đến lễ vật xin hàng… Vua bèn dụ cho các tướng sĩ nên kịp bắc thang lên thành. Được một lát, vua trông thấy đằng xa dinh quân tiền khu đã lên đến tường con trên thành, mới bắn 3 tiếng súng để ứng. Lại sai nội thần đem quân Thiên vũ phá cửa Đông để vào…Ngày mồng 2, vua thấy đã phá được thành Chà- bàn rồi, xuống chiếu đem quân về”(1). Từ thời điểm lịch sử đó, thành Chà Bàn chấm dứt hoàn toàn chức năng là kinh đô của nước Chămpa và cũng “bị bỏ”. Hơn 300 năm sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc đã “nhân đất cũ của Chiêm Thành, sửa đắp thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây dựng thành luỹ, mở rộng cung điện”(2). Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc cho đổi tên là thành Hoàng Đế. Và, trong khoảng gần 20 năm (từ 1776 đến 1793) toà thành mới này đã là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyên Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Rồi, từ 1793 cho đến khi nhà Tây Sơn thất bại hoàn toàn (năm 1802), tại đây, đã diễn ra những trận chiến quyết liệt giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép về toà thành này dưới tên gọi “thành cũ Chà Bàn” khá cụ thể: “Thành ở địa phận ba thôn Nam Định, Bắc Thuận và Bả Canh về phía đông bắc huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành; chu vi 30 dặm, trong thành có tháp cổ, có nghê đá, voi đá, đều của người Chiêm Thành. Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây đá ong, tiếm xưng là thành Hoàng Đế; năm Kỷ Mùi (1799) đầu thời trung hưng khi mới thu phục được đất này, đổi tên là thành Bình Định, năm Nhâm Tuất (1802) đổi làm trấn, sau dời đến lỵ sở hiện nay, bèn bỏ thành này, nay vẫn còn nền cũ. Trong thành có đền Chiêu Trung thờ Hoài Quốc công Võ Tánh và Ninh Hoà quận công Ngô Tòng Chu.”(3)
Như sử sách cho biết, trong hơn hai chục năm (1778- 1799), thủ lĩnh phong trào Tây Sơn chọn thành Chà Bàn của Chămpa xưa làm đại bản doanh và đã “sửa đắp thành, đào lấy đá ong xây dựng thành luỹ, mở rộng cung điện”. Do vậy, như các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, những dấu tích còn lại cho đến nay chính là của toà thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc. Toà thành này có cấu trúc ba lớp. Lớp ngoài cùng là thành ngoại dài 7.330 mét có hình dáng gần như chữ nhật, nhưng các cạnh uốn lượn không thẳng và các góc cũng không vuông. Chiều dài các cạnh không đều nhau: cạnh phía bắc dài 2.038 m., cạnh phía nam dài 2.118 m., cạnh phía đông tương đối thẳng dài 1.564 m., cạnh phía tây uốn lượn, hơi lệch về hướng tây- nam, dài 1.610 m. Thành có 5 cửa. Ngoài ba cửa Bắc, Đông, Tây, mặt phía Nam có hai cửa: cửa Vệ hay còn gọi là cửa Nam và cửa Tân Khai (mới mở). Dấu tích của cả 5 cửa hiện nay vẫn còn. Thành nhìn về hướng Nam, nên cửa Vệ (cửa Nam) còn có tên là cửa Tiền, cửa Đông gọi là cửa Tả, cửa Tây là cửa Hữu , cửa Bắc là cửa Hậu. Thành Nội được xây thẳng hướng với cửa Nam, nằm lệch về góc tây- nam thành ngoại. Vòng thành này hầu như đã bị phá hoại hoàn toàn. Thế nhưng, dấu tích còn lại cho thấy, thành có cấu trúc hình chữ nhật gióng đúng theo bốn hướng với tổng chu vi 1.600 m. (430m x 370m). Thành nội cũng được xây dựng bằng kỹ thuật đã xây thành ngoại: đắp đất, bó đá ong hai mặt. Thành nội chỉ mở 3 của. Cửa Tiền thẳng hướng tới cửa Vệ, cách thành ngoại 180m. Cửa Đông và cửa Tây trổ vào khoảng chính giữa mỗi cạnh thành. Tử Cấm thành là vòng thành trong cùng cũng có cấu trúc hình chữ nhật, chu vi 600m (126m x 174m). Tường của Tử Cấm thành xây thẳng, mặt rộng khoảng 1,5m, chiều cao còn lại trung bình là 1,8m và chỉ mở một cửa về phía Nam với các tên gọi Nam Lâu, Tam Quan và Quyền Bổng.
Nhìn về địa thế tự nhiên, toà thành Hoàng đế còn được phòng vệ bằng cả một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh. Sông Đập Đá tách ra ở Thiết Trụ (xã Nhơn Mỹ) rồi hợp lại ở Lý Tây (xã Nhơn Thành) đã bao bọc thành Hoàng Đế như những con hào tự nhiên, đồng thời là những con đường thuỷ thuận lợi. Phía tây- bắc thành còn dấu vết một bên thuyền xưa ở khu vực Bến Gỗ. Từ bến này, thuyền bè có thể theo đường sông Quai Vạc trở lại sông Côn rồi ngược lên Thượng Đạo hoặc xuôi theo sông Đập Đá, sông Đại An về phía đông ra cửa Thị Nại. Ngoài hệ thống sông ngòi, phía nam thành có gò Vân Sơn, gò Tập, xa hơn gò Tập một chút có núi Long Cốt…(4)
Dù rằng những dấu tích tường luỹ hiện nay hầu hết là của thành Hoàng Đế (20 năm cuối thế kỷ XVIII), nhưng, như các tài liệu lịch sử ghi chép và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, về cơ bản, cấu trúc, hình dáng và quy mô của thành Hoàng Đế là vốn của thành Chà Bàn xưa. Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu, đối chiếu với các sách địa lý và lịch sử thì nguyên xưa thành Chà Bàn chỉ có 4 cửa. Cửa Tân Khai mới được mở khi Nguyễn Nhạc xây thành Hoàng đế.(5)
Như vậy là, qua những ghi chép của sử sách và những khảo cứu của các nhà khoa học, chúng ta biết khá rõ hai điều: một là cái mốc thời gian chấm dứt sự tồn tại của toà thành Chà Bàn (năm 1471) và hai là có thể dựa vào dấu tích của thành Hoàng Đế thời Tây Sơn để khôi phục lại cấu trúc và mô hình của thành Chà Bàn của nhà nước cổ Chămpa- một mô hình cấu trúc đô thị phổ biến của các quốc gia cổ chịu ảnh hưởng văn hoá Ân Độ ở khu vực Đông Nam á. Điều thứ nhất về thời điểm chấm dứt sự tồn tại của thành Chà Bàn như kinh đô của nhà nước Chămpa là chắc chắn rồi. Thế nhưng, khi nào thì thành Chà Bàn, mà dấu tích còn lại ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, trở thành kinh đô của Chămpa, thì còn là vấn đề.
Các tư liệu lịch sử cho biết, vào cuối thế kỷ X, kinh đô Chămpa ở phía Bắc (vùng đất tỉnh Quảng Nam bây giờ) bị người Việt chiếm và từ đó trở đi, các vua Chiêm Thành đã phải định đô ở một nơi mới tại vùng đất của tỉnh Bình Định ngày nay. Ví dụ, về những sự kiện này sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết cụ thể là vào năm Nhâm ngọ, năm thứ 3 kỷ nhà Lê [982] (Tống, Thái bình hưng quốc năm thứ 7), vua Lê Đại Hành đi đánh nước Chiêm Thành và thắng được. Cũng theo các sử liệu, vì người Chiêm cùng phò mã Ngô Nhật Khánh vào cướp phá và có ý đồ đánh thành Hoa Lư, nhưng không thành; rồi thì, sau đấy vua Chiêm Thành còn bắt giữ sứ thần của nhà Lê, nên “vua giận, mới đóng thuyền chiến, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Phê Mị Thuế (Paramesvaravarman) tại trận; Chiêm Thành thua to; bắt sống được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể…; san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư.”(6) Cũng sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vào năm 988, vua nước Chiêm Thành là Băng vương La duệ ở Phật Thành (tức Chà Bàn) tự đặt hiệu là Cu-thi-lị Ha-thân-bài-ma-la (Harivarman II)(7). Và, điều đặc biệt, như các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, từ vị vua đầu tiên định đô ở Chà Bàn là Harivarman II trở đi, danh hiệu của hoàng gia thay đổi và các tên vua xuất hiện tất cả đều có chữ “Vijaya Sri” đi trước. Hơn thế nữa, trong một bức thư gửi hoàng đế Trung Quốc, Harivarman còn được xác minh là “vua của vương quốc Vijaya mới thành lập”. Như vậy là, thành Chà Bàn được lập và trở thành kinh đô của Chămpa từ năm 988.
Như đã mô tả ở trên, có thể thấy, dù đã bị hoang phế và dù đã được tu sửa ít nhiều về sau này, nhưng, nếu so với những toà thành cổ Chămpa hiện còn được biết, thì thành Chà Bàn còn nguyên vẹn nhất và còn lưu lại nhiều hiện vật và dấu tích kiến trúc nhất. Do vậy, qua thành Chà Bàn, có thể ít nhiều hiểu được mô hình và chức năng của một trong những kinh đô cổ của vương quốc Chămpa xưa. Ngay từ giữa những năm 1990, trong các công trình đã công bố, chúng tôi bước đầu nhận thấy thành Chà Bàn với ngôi tháp Cánh Tiên ở trung tâm có gì đó gần giống với mô hình đô thành Ăngco Thom của Cămpuchia. Giờ đây, sau nhiều lần đến nghiên cứu, chúng tôi càng tin rằng, Chà Bàn cũng như Ăngco Thom là những đô thành được làm theo mô hình các đô thành cổ của Ân Độ. Mà, các đô thành cổ làm theo mô hình của Ân Độ ở Đông Nam á, mà tiêu biểu là Ăngco Thom (được xây dựng trong những năm 1181- 1219), như nhận xét của nhà nghiên cứu G. Coedes, “khác các đô thị của phương Tây của chúng ta, nghĩa là nó không phải chỉ là một số nhà ở, chợ búa và toà thị chính. Mà nó là sự mô phỏng thu nhỏ cái thế giới hoang đường theo vũ trụ luận của Hindu giáo, nghĩa là một mô hình nhỏ bé hay một Tiểu vũ trụ của Đại vũ trụ.”(8) Theo mô hình của vũ trụ luận Hindu giáo, tại giữa đô thành Ăngco Thom là ngôi đền lớn Bayon- thần sơn Mêru, nơi ngự của các thần. Bao quanh đền Bayon là một khu đất rộng, mà ở đó có dinh thự của vua. Khu đất này được bao quanh bằng tường cao, hào sâu, mà theo quan niệm của thần thoại Hindu giáo, là những hình ảnh biểu tượng cho núi và đại dương bao quanh và ngăn cách thế giới linh thiêng của các thần với các thế giới khác. Không phải ngẫu nhiên mà Ăngco Thom được gọi là “thành phố của các Thần”.
Qua những dấu tích còn lại như đã được mô tả, đô thành Chà Bàn cũng được làm theo mô hình một đô thành linh thiêng của các Thần với thần sơn Mêru là ngôi tháp Cánh tiên ngự trên quả đồi cao ở chính giữa thành, với khu dinh thự của vua chúa nằm về phía tây. Cũng như ở Ăngco Thom, bốn bức tường thành và những dòng sông và hào nước bao quanh thành Chà Bàn chính là hình ảnh của những dãy núi và đại dương linh thiêng của đại vũ trụ. Cũng qua những di tích, dấu tích và hiện vật còn lại, có thể thấy đô thành Chà Bàn là một đô thị thiêng mang ý nghĩa như là một trung tâm tôn giáo, chính trị và văn hoá hơn là một thành thị. Không phải ngẫu nhiên mà trong khu vực thành Chà Bàn, những di tích, dấu tích và hiện vật còn lại chủ yếu là của các công trình tôn giáo và của khu cung điện. Trong thành Chà Bàn, không có những dấu tích của các khu thương mại, buôn bán – một trong những nét đặc trưng quan trọng của kết cấu đô thị khá phổ biến trên thế giới. Với những gì còn lại và được biết, thành Chà Bàn của vương quốc cổ Chămpa có thể được đưa vào danh sách những “đô thành thiêng” tiêu biểu- những đô thành chỉ chủ yếu đóng vai trò như một trung tâm tôn giáo, chính trị và văn hoá của quốc gia- ở khu vực Đông Nam á thời cổ.
Thế nhưng, như các đô thành cổ của Chămpa trước đó, bên cạnh yếu tố mô hình một “đô thị thiêng” của Ân Độ, thành Chà Bàn còn được xây dựng theo những chuẩn mực của luật phong thủy của phương đông một cách rất bài bản. Như các tài liệu mà chúng tôi đã dẫn ở trên, một trong những chi tiết phong thủy đẹp nhất và chuẩn nhất của thành Chà Bàn là có “núi vây sông bọc”: “Nhìn về địa thế tự nhiên, toà thành Hoàng đế còn được phòng vệ bằng cả một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh. Sông Đập Đá tách ra ở Thiết Trụ (xã Nhơn Mỹ) rồi hợp lại ở Lý Tây (xã Nhơn Thành) đã bao bọc thành Hoàng Đế như những con hào tự nhiên, đồng thời là những con đường thuỷ thuận lợi. Phía tây- bắc thành còn dấu vết một bên thuyền xưa ở khu vực Bến Gỗ. Từ bến này, thuyền bè có thể theo đường sông Quai Vạc trở lại sông Côn rồi ngược lên Thượng Đạo hoặc xuôi theo sông Đập Đá, sông Đại An về phía đông ra cửa Thị Nại. Ngoài hệ thống sông ngòi, phía nam thành có gò Vân Sơn, gò Tập, xa hơn gò Tập một chút có núi Long Cốt…” . Mà, theo luật phong thủy, “núi vây sông bọc tất có khí. hơn thế nữa, các dòng sông bọc quanh thành Chà Bàn lại chảy uốn cong cho nước tụ lại (tính tụ khí) để tạo thành một “kim thành hoàn bao”. Mà, theo lý luận phong thủy học, thì “sông nhiều uốn khúc, phúc thọ an nhàn, Quanh co chảy đến, vinh hoa ngập tràn.”, hay “khí là mẹ của nước, nước là con của khí, khí đi đâu nước theo đó, nước dừng thì khí tụ.” (nghĩa là, nước chảy đến chỗ rẽ, chỗ nước gần như lặng, thì khí được tích lại. Dòng chảy gấp khúc tôt hơn dòng chảy thẳng).
Điểm thành công thứ hai cũng rất quan trọng của thành Chà Bàn chính là việc tòa thành này được xây dựng theo thuyết “tứ thần sa” (Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ) của luật phong thủy. Để thấy rõ được điều này, chúng ta hãy cùng quan sát thành Chà Bàn trên bản đồ tự nhiên để có thể cảm nhận được những điều ghi chép của người xưa về vị thế đắc địa của tòa thành này: thành tựa vào thế núi Long Cốt làm kiên cố; phía đông thành chừng 7 dặm có ngọn núi đứng chơ vơ mà đầu nhọn để làm bình phong cho thành, đó là núi “Tiên Tỉnh” (nay là nuos Mò O) và còn gọi là núi con Quạ hay Diều Hâu; nhìn sang hướng bắc có ba tầng núi hình như vẩy con Kỳ Lân, đó là núi Bố Chính và núi Thạch Bàn thuộc huyện Phù Cát và Phù mỹ; nhìn về hướng nam, những dãy núi đất lởm chởm chạy dài đến hơn trăm dặm... (Nguyễn Văn Hiển: Đồ Bàn thành ký.). Cũng người xưa đã khái quát về luật phong thủy của thành Chà Bàn như sau: “Thành Chà Bàn được xây dựng vào trung tâm của nước, tựa vào thế vững của núi Long Cốt, non xanh bày hàng trước mặt, nước biếc uốn réo xung quanh... bên hữu lấy núi Phong làm lũy, bên tả lấy bể làm hào; núi Cù Mông như rồng cuộn khúc ở phía trước; bến Thạch Tân như cọp hùng cứ ở mặt sau, quả là nơi hiểm trở thiên nhiên vậy.”
Như đã mô tả và phân tích, với tất cả những đặc thù của mình, thành Chà Bàn ở Bình Định là một trong những di tích đô thành điển hình được xây dựng không chỉ theo mô hình thần thoại Hindu giáo mà còn tuân theo một cách nghiêm ngặt và thành công các luật phong thủy của Trung Hoa hiếm hoi còn lại khá nguyên vẹn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông Nam á. Bởi vậy, toà thành đặc biệt này chắc chắn sẽ cung cấp nhiều cứ liệu quý cho các nhà nghiên cứu về lịch sử đô thị của Chămpa nói riêng và của cả khu vực Đông Nam á nói chung. Thành Chà Bàn quả là một trong những di tích đô thị cổ có nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hoá của Chămpa xứng đáng được gìn giữ và bảo vệ.

-----------------------------------------------------------

Chú thích
1.
Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, Nxb. KHXH, Hà Nội,1972, tr.236.
2. Dẫn theo:
Bình Định: danh thắng và di tích (Vũ Minh Giang chủ biên), Bình Định, 2000, tr.128.
3.
Đại Nam nhất thống chí, Tập III, Nxb. Thuận Hoá, 1997, tr.37-38.
4. Theo:
Bình Định: danh thắng và di tích, sđd. tr.128- 130.
5.6.
Đại Việt sử ký toàn thư, (bản dịch tiếng Việt), Nxb. KHXH, Hà Nội, 1972, Tập I, tr.168-169, 172.
7. G. Maspero,
Le Royaume de Champa, Paris, 1928, tr.127.
8. G. Coedes,
Angkor, An Introduction, (trans. Gardiner, Emily Floyd), London,1963, tr.40.

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUY HOẠCH KIẾN TRÚC NHÀ VÀ PHONG THUỶ

Th.S: Lê Xuân Phương

Viện trưởng viện Doanh nhân doanh nghiệp

Posted Image

- Quy hoạch công trình tọa lạc ở đâu?
- Trạch thời ( khởi công xây dựng vào thời gian nào)?
- Công trình phục vụ vào công việc gì?
+ Công trình dân sinh: nhà ở
+ Công trình công cộng: nhà công cộng
+ Công trình công sở: nơi làm việc, văn phòng.
+ Công trình vui chơi: khu vui chơi.
+ Công trình hội họp.
+ Công trình tôn giáo: Đền đài , miếu mạo, thờ cúng.
+ Công trình giao thông.
+ Phong thuỷ với các công trình dân sinh (nhà ở)
- Phong thuỷ quan tâm:
- Gia chủ và mệnh tuổi
- Năm làm nhà
- Ngày khởi công động thổ, phá dỡ, đào móng

Kiến trúc, thiết kế tổng thể từ móng đến tường, mái, các thiết kế khác để đẹp đẽ hài hòa của các cửa, quan hệ các phòng với nhau, số phòng theo quan niệm bát trạch, nhất phòng là sinh khí, nhị phòng là tuyệt mệnh, tam phòng là diên niên, tứ phòng là họa hại, năm phòng là thiên y, sáu phòng là lục sát, bảy phòng là phục vị, tám phòng là ngũ quỷ của một căn nhà.
Về khoa học, phong thuỷ rất quan tâm đến trạch thời tức là quan hệ của gia chủ với trạch nhà cửu cung có được trạch làm nhà hay không sau khi được thì chọn ngày khởi công cho phù hợp bởi trạch thời có quan hệ rất quan trọng đối với gia chủ vì thế người xưa rất sợ động thổ làm nhà, xây mộ, làm bàn thờ, bát hương. Các cụ toàn khởi sự này vào cuối năm để khơi công nếu có xấu thì xấu mấy ngày hết 1 năm, hoặc lấy các cụ già để các cụ động thổ nếu gặp xấu, chết các cụ già cho hợp lý.
Vì thế các vùng miền và các sách ghi chép lại rất nhiều cách để tránh kim lâu làm nhà và vận dụng một số cách nhờ mượn tuổi hoặc mua bán nhà “mua bán làm phép: bán với gía 99000 và khi mua lại với giá 100.000 ” để xây cất không bị tai họa. Họ chọn ngày tốt, giờ tốt, hướng tốt và năm làm nhà tốt của trạch nhà cửu cung tạo tác xây dựng. Chọn sao tốt tránh sao xấu, chọn tuổi tốt tránh tuổi xấu.
Khi được trạch làm nhà người ta tiến hành quy hoạch công trình với quan hệ bên ngoài như vùng đất, đường xá, cầu cống, núi non và sông ngòi, đồng bằng, chợ hay công sở nhà máy..... từ đó để mở cửa và tổ chức không gian sống. Vì nếu nhà gần công sở hay gần đường tầu hoả rất nguy hiểm, gần bốt điện hay đền thờ, đình đài, miếu mạo phải bố cục và tránh các công trình vệ sinh, phòng ngủ thoát ra khỏi vùng cấm kỵ như thế nào để khỏi mắc bệnh thần kinh.
Theo lý thuyết âm dương và tính chất ngũ hành thì một công trình nhà ở trước khi xây dựng phải lưu ý đến quan hệ của mảnh đất với các công trình xung quanh để xây dựng và kiến trúc theo ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ, để thiết kế dáng vóc nhà, mầu sắc nhà, ngũ hành để chế hóa tạo tác hay vận dụng tương sinh cho căn nhà thịnh vượng may mắn. Hoặc dựa vào đó để làm mầu nhà và dáng nhà hướng đến sự tương sinh tốt đẹp và khắc chế xấu. Mầu chủ đạo Mộc xanh, Kim trắng, Thổ vàng, Thuỷ đen, Hoả đỏ, từ ngũ hành này để làm mầu cho nhà và khắc chế đất, để đất tương sinh làm vượng cho nhà, cho gia chủ.
Quan hệ của nhà và cửa, cửa là miệng của nhà toàn bộ căn nhà muốn hoạt động tốt đều dựa vào cửa tốt xấu, thuận thì tốt đẹp vào nhà còn gọi là “Môn đa khách đáo thiên tài đáo” cửa xấu thì đón họa, cửa tốt là miệng nhà đón nhiều tài lộc, theo thuyết phong thuỷ cổ xưa và thực tiễn cho thấy long dài, hổ ngắn là sự thịnh vượng của nhà phụ thuộc 90% vào cửa gọi là thế của nhà, sai thế thì hỏng hết nhà mặc dù nhà được hướng của gia chủ, điều này người xưa gọi là “ Con Vua thất thế thì ra quét chùa”. Vì thế cửa rất quan trọng để quyết định nhà có thế hay không. Cửa và cửa sổ là sự định lượng và định tính đó là sự hữu hình và vô hình cụ thể của vật chất, tài nguyên và nhà còn cửa sổ là song định tính hay định tính của nhà là song môn là tầm nhìn là sự thông thoáng của gia chủ là sự bay bổng là tư tưởng là sự thoáng đãng hay là sự tù túng tủn mủn thiển cận, ức chế của gia chủ. Vì thế cửa sổ có cấu trúc khác biệt về độ lớn, vị trí và bố cục theo từng công trình để không bị tách biệt như nơi nghỉ ngơi riêng tư thì cửa sổ ra sao, nơi kinh doanh phải như thế nào, cởi mở ra sao, nơi kho bến phải chắc đặc, như ngân hàng phải vững vàng yên tâm, nơi canh giữ mang tính quan sát và phòng thủ thích ứng trong mọi hoàn cảnh ra sao. Nơi thương mại phải hấp dẫn và thoáng đãng để thu hút sự chú ý và bắt mắt để kích thích mua hàng...
Mảng tường phải ấn tượng và gần gũi, rất tỷ lệ không quá cao ghê rợn, không quá thấp bần tiện, không quá hẹp để cô hàn, đơn lẻ mà phải hài hòa cân đối
Mảng mái là một cái gì đó rất thiêng liêng và cao cả bởi nhà phải có nóc, tránh nhất là sự băng hoại từ nóc đó là dột từ nóc rột xuống, nóc là mái là sự che chở, là sự yêu thương là sự bao dung của gia chủ, nhà càng nhiều mái càng tốt, mái bằng là ưa gánh vác, mái quá dốc là sự kiêu hãnh nhưng quá tôn giáo và khó gần, mái nhiều đài bệ là gia chủ có tính đẳng cấp, mái có độ nghiêng thấp khó tải được mọi việc, gia chủ hay gặp khó khăn, mái tròn có đức tin cao độ, mái chồng mái là phức tạp trong quan hệ, mái cụt nửa mái là phúc kém, chiêu nhiều tai họa. Mầu của mái ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia chủ, mái có máng hứng nước mưa mới tốt, bởi điều đó là đón được lộc trời cho, là sự thu được nước mưa là lộc giáng thiên ban.
Trong nhà, trong cuộc sống hiện đại phải xây cất nhiều tầng vì thế cầu thang rất quan trọng, đi từ xấu lên tốt, tránh cầu thang xây đi ngược chiều kim đồng hồ, cầu thang chui qua gầm vệ sinh hoặc cầu thang đè lên bếp đun, điều này tai họa cho gia chủ nhất là âm nữ sống trong nhà và nghèo khổ túng quẫn, số bậc và khẩu độ bậc nên tuân theo trực( thập nhị trực: Trực Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguỵ, Thành, Thu, Khai, Bế.) và tỷ lệ vàng. Vệ sinh là nơi mọi người rất quan tâm bởi vệ sinh là phần đầu ra của ngôi nhà, nó không thể thiếu được trong ngôi nhà hiện đại, người ta không thể khước từ được nó do vậy vệ sinh phải đặt ở vị trí xấu của tuổi thì vệ sinh trở thành nơi đắc dụng và là kho khố của gia chủ, tránh vệ sinh để trên lối đi, trên nơi sinh hoạt là rất xấu cho gia chủ về sinh sản, tiền bạc cự kỳ túng thiếu, để thờ cúng trên nóc vệ sinh là tội bất kính với tổ tiên làm cho gia chủ tâm tư dối bời. Bừp đun là bộ phận tiêu hoá của căn nhà, là nơi chuyển từ sống thành chín vì thế nó là dạ dày, là âm nữ, là tiền của, là sức khoẻ, nếu bếp xấu hoặc để sai không đắc vị sẽ làm chủ nhà rất khó khăn và tai họa liên miên, tránh để bếp trong gầm cầu thang, để bể dưới bàn thờ, để giường nằm trên bếp, bếp dưới phòng vệ sinh thì rất nhiều tai họa, tránh trong nhà cấu trúc như ngoài sân làm cho gia chủ thích ra ngoài đường và nông cạn trong suy nghĩ, hời hợt chẳng khác cửa mở hắt ra, nóng tính và tự ái rất cao. Khẩu độ trong nhà rất quan trọng nó liên quan đến giải pháp cầu thang và cửa sổ, làm khó bầy đồ, bố cục các phòng như phòng khách phải tiện lợi phô trương mà vẫn kín đáo, cởi mở mà không đon đả, hợp lý không tù túng. Phòng ngủ là chốn riêng tư đủ độ mà không trống trải dễ hòa thuận, hòa nhịp mà không lẻ, nơi phòng đọc phải tĩnh lặng không ồn ào nhưng thu hút. Phòng sinh hoạt thì phải hoạt náo và mang tính vui vẻ, phòng bếp phải thơm tho và gọn gàng ngăn nắp, phòng kho phải khoa học dễ tìm dễ vào để không phải biến không làm nơi đựng đồ phế thải. Phòng thờ phải ấm cúng và trang nghiêm nhưng không ghê rợn.
Phong thuỷ là tinh hoa của kiến trúc, giúp kiến trúc có bố cục hài hoà có gam mầu dễ gần, có độ lớn các chiều tỷ lệ, có một không gian cho đồ tĩnh và nhịp sống của đồ động và sinh hoạt của người sinh hoạt của người trong nhà vui vẻ, ngày một thịnh vượng và phát triển, không bị loại bỏ nhau, giúp ích cho nhau, không tách rời nhau.
Bởi sự tồn tại của vạn vật là sự có lý, không có lý thì không tồn tại, về lý thuyết cũng như thực tiễn đã chứng minh sự tồn tại cà diệt vong của vạn vật và sự đào thải hay thịnh vượng hoành tráng của vạn vật mà con người là trung tâm để khai thác, thụ hưởng hay cư trú đã được lý thuyết âm dương và tính chất ngũ hành lý giải một cách khoa học về sự tài tình này để nghành kiến trúc nắm bắt để giúp cho các công trình ngày càng đẹp và tồn tại cũng như phát triển bền vững, tránh được những tai hoạ bất thường do coi thường lý thuyết phong thuỷ.
Thông qua lý thuyết âm dương và tính chất ngũ hành của vạn vật cùng với thự tiễn phát triển nhiều đời để minh chứng giá trị, từ đó ứng dụng giá trị phong thuỷ vào cuộc sống, mang tính khoa học, để tìm được quy luật thịnh suy của vạn vật để giảm xấu hướng tốt. Nghành kiến trúc, thời trang, xây dựng, quy hoạch.... rất cần cái sự am hiểu lý thuyết “ triết học phương đông” cụ thể là phong thuỷ để các công trình xây dựng có ý nghĩa và hiệu quả góp phần phát triển bền vững và hoàn thiện cuộc sống.


Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2009

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PHONG THỦY VỚI

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC HIỆN NAY


TS. KTS Doãn Quốc Khoa

Tiểu ban Phong thủy - Trung tâm NC tiềm năng con người


Posted Image

Có lẽ ít có một loại kiến thức cổ truyền nào được quan tâm và phổ biến rộng rãi như Phong thủy. Việc tuyên truyền, phổ biến lý thuyết Phong thủy hiện nay hầu như bị buông lỏng, các sách về Phong thủy tràn ngập thị trường phát hành sách và mạng internet, cả về chủng loại và số lượng. Có lẽ lĩnh vực Phong thủy là một trong những lĩnh vực có nhiều sách, tài liệu được in ấn phát hành nhiều nhất mà không có cơ quan nào có rách nhiệm thẩm định thật giả, đúng sai. Sau thời kỳ bĩ cực bị ngăn cấm, coi rẻ, gần chục năm lại đây Phong thủy lại sống lại với tầm ảnh hưởng và phổ cập gấp nhiều lần so với thời trước kia. Trước đây chỉ một số rất ít người được gọi là Thầy Phong thủy, ngày nay, số người nói về Phong thủy, có hoạt động liên quan đến Phong thủy đã không còn hiếm và khó tìm. Trong hoạt động xây dựng hiện nay, không ít thì nhiều, không chủ động thì bị động, người có hiểu chút ít cũng vận dụng phong thuỷ, người không hiểu hoặc hiểu một cách lơ mơ về phong thuỷ cũng muốn sử dụng một vài nguyên tắc của Phong thuỷ vào một trong những công việc trọng đại: xây dựng nhà ở cho gia đình, lăng mộ cho người thân của mình. Thậm chí nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng bỏ qua một số nguyên lý cơ bản của kiến trúc hiện đại mà sử dụng phong thuỷ trong xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng. Trong bối cảnh hỗn loạn này, hội thảo “Tính khoa học trong Phong thủy và kiến trúc hiện đại” thật cần thiết để tìm ra được những giá trị thực của Phong thủy, còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa, khoa học - công nghệ và kỹ thuật hiện tại để có thể kế thừa và loại bỏ những nguyên lý mang tính chủ quan, thần bí không có giá trị thực tiễn ra khỏi hoạt động xây dựng.
Bài viết xin được tham gia với hội thảo về một số tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc của thế kỷ XXI hiện nay.

Thứ nhất, về sự tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng chung phát triển chung của kiến trúc thế giới trong đó có Việt Nam.
Đại hội lần thứ 20 của Hiệp hội các kiến trúc sư quốc tế (UIA) họp ngày 23 - 26/6/1999 tại Bắc Kinh đã thống nhất kiến trúc hiện đại của thế kỷ XXI phải hướng đến nền kiến trúc toàn diện, trong đó có một số nội dung liên quan đến Phong thủy như:

a- Một sự liên kết giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan và quy hoạch đô thị với cốt lõi là tạo không gian đô thị.

b- Kiến trúc của thế kỷ XXI là kiến trúc của sự hòa hợp thay vì sự đơn điệu. Chìa khoá cho Kiến trúc - Đô thị thế kỷ XXI là sự hài hoà: Hài hoà giữa thiên nhiên - kiến trúc - con người. Sự hoà hợp thay thế sự đơn điệu, độc tôn.

c- Nghệ thuật phải vì lợi ích của môi trường xây dựng. Sáng tạo công trình kiến trúc nên chuyển từ công trình đơn lẻ sang tổng thể, sang phạm vi của quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng. Mối quan hệ thiêng liêng với thiên nhiên cần được coi là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo.

Về nội dung "a", Kiến trúc hiện đại sau gần 1 thế kỷ phân tách thành các chuyên ngành là kiến trúc công trình - kiến trúc quy hoạch và kiến trúc cảnh quan (thường được gọi là bộ 3 kiến trúc) đã thấy được tác hại của việc chia tách này và phải quay trở lại với tính thống nhất của tổ chức không gian từ lớn đến nhỏ, từ tổng thể đến thành phần. Đối chiếu với Phong thủy, từ ngàn xưa vẫn duy trì một hoạt động chung là tạo lập môi trường sống thống nhất cho con người, dựa trên các nguyên lý và phương pháp chung. Kết quả của Phong thủy có thể nhiều cấp độ nhưng đều đạt được sự nhất quán từ một công trình cho đến không gian tổng thể một đô thị mà tiêu biểu là “Phong thủy” của kinh thành Phú Xuân đã thể hiện và được cả thế giới công nhận là di sản chung của nhân loại.

Về nội dung "b", hầu hết các nguyên lý của Phong thủy đều hướng đến kết quả tạo ra sự hài hòa và hòa hợp thiên nhiên - kiến trúc - con người thông qua khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc của tổ chức không gian: sự hài hòa, cân bằng ÂM DƯƠNG, mối quan hệ giữa các thành phần và phương hướng không gian tuân theo quy luật NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, mô hình không gian mà Phong thủy hướng đến chính là triết lý về sự hợp nhất THIÊN - ĐỊA - NHÂN. Phong thủy có một nguyên tắc tổ chức không gian chung là lấy tự nhiên làm cơ sở, dựa vào đặc điểm, điều kiện của tự nhiên để chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng và quy mô xây dựng công trình nhằm tạo sự hài hòa và hòa nhập của công trình kiến trúc với cảnh quan tự nhiên chung. Như vậy chìa khóa của kiến trúc đã được Phong thủy phát hiện, áp dụng từ hàng ngìn năm nay.

Về nội dung "c", Phong thủy rất coi trọng lợi ích của môi trường chung, không vì lợi ích của con người mà làm biến đổi hoặc hủy hoại môi trường. Các tác động của con người vào môi trường là nhằm cải biến cho tốt đẹp hơn, cả môi trường vật thể và phi vật thể (khí). Điều này thể hiện qua các giải pháp của Phong thủy về trồng cây, bổ xung mặt nước nhân tạo, tạo thêm các án, bình phong để tụ khí, ngăn hoặc dẫn khí, điều tiết lượng khí ... (trong kiến trúc hiện đại chỉ đơn giản là cải thiện chất lượng vi khí hậu mà không xét đến các loại KHÍ khác). Sáng tạo kiến trúc mang tính tổng thể, từng công trình được xem xét trong mối quan hệ cung của khu vực và vùng của kiến trúc hiện đại cũng chính là nguyên tắc của Phong thủy. Khi chọn địa điểm, xác định hướng công trình, bố cục kiến trúc ... Phong thủy đều nghiên cứu cả vùng lớn thể hiện qua phạm vi nghiên cứu: về núi phải xem xét từ Thái tổ sơn – Thiếu tổ sơn – Tổ tông sơn – Phụ mẫu sơn – Cán long sơn – Chi long sơn – Chủ long sơn – Tùy long sơn; về thủy phải xem xét toàn bộ thủy long, chi long, thủy khẩu ... (chính là toàn bộ lưu vực sông ngòi, từ thượng lưu đến hạ lưu); về minh đường phải xem xét nhiều tầng lớp, quy mô không gian như nội minh đường, ngoại minh đường .... Một ví dụ tổ chức không gian trên cả phạm vi vùng của Phong thủy là địa điểm xây dựng kinh thành Phú Xuân của Nhà Nguyễn như nhận xét của ông M' Bâu, nguyên Tổng giám đốc UNESCO: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu từ núi Ngự bình đến đồi Vọng cảnh, đến phá Tam giang và phá Cầu hai và chính như thế họ đã sáng tạo ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi yếu tố đều bắt nguồn cảm hứng từ thiên nhiên gần gũi". Có lẽ dãy núi Bạch Mã cách Phú Xuân gần trăm Km mới chính là án sơn của Phú Xuân. Sau một giai đoạn sùng bái công nghệ - kỹ thuật, những tưởng con người có thể sử dụng kiến trúc để chủ động tạo môi trường sống tốt nhất cho mình mà không cần quan tâm đến thiên nhiên, kiến trúc hiện đại đã phải quy trở lại nhìn nhận về “mối quan hệ thiêng liêng với với thiên nhiên” và coi mối quan hệ đó “là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo”. Điều này càng cho thấy giá trị của Phong thủy khi coi thiên nhiên có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với cuộc sống con người, không chỉ qua tác động mang tính vật chất mà cả siêu vật chất thể hiện qua khái niệm “sinh khí”, “tử khí”. Sự tác động của thiên nhiên đối với con người không cứng nhắc cố định mà còn biến đổi theo thời gian (nguyên lý “vận khí” hay “huyền không phi tinh” ...). Có thể nói nội dung cơ bản của Phong thủy chính là nhằm giải quyết mối quan hệ con người - thiên nhiên thông qua tổ chức không gian sống của mình: chọn địa điểm, phương hướng, bố cục các thành phần kiến trúc - tự nhiên sao xác lập được tương quan giữa công trình nhân tạo - tự nhiên, giữa các thành phần nhân tạo với nhau phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên và chính con người, trong môi trường đó, cho con người vừa nhận được nhiều sinh khí vừa giảm thiểu những tác động của khí xấu không có lợi cho sức khỏe và hoạt động phát triển của mình.

Thứ hai, về mối tương đồng của Phong thủy với xu hướng phát triển bền vững và sinh thái trong kiến trúc - quy hoạch xây dựng.

Từ cuối thế kỷ trước, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của nhân loại, trong đó có phát triển kiến trúc (bao gồm cả quy hoạch xây dựng) bền vững. Theo các nhà nghiên cứu, kiến trúc bền vững phải đảm bảo cả 4 tiêu chí: bền vững về xã hội, bền vững về môi trường (cả tự nhiên và nhân tạo), bền vững về kỹ thuật và bền vững về kinh tế - tài chính. Trong 4 tiêu chí này thì tiêu chí bền vững về tự nhiên và xã hội cũng chính là những mục tiêu mà Phong thủy hướng đến. Những nguyên tắc của Phong thủy trong lựa chọn địa điểm, chọn hướng và bố cục các công trình xây dựng đều nhằm duy trì, bảo vệ sự bền vững của môi trường bao gồm các thành phần khí (không chỉ yếu tố khí hậu mà rộng hơn như thiên khí, địa khí ...), địa hình (sơn, sa) và mặt nước (thủy) và hệ thực vật của môi trường tự nhiên. Giải quyết mối quan hệ tự nhiên - con người để con người có thể nhận được nhiều nhất những tác động tích cực từ tự nhiên, sống hài hòa trong mối quan hệ với tự nhiên và cũng là tiền đề sống hài hòa giữa con người với nhau.

Đại hội kiến trúc sư thế giới 1999 tại Bắc Kinh cũng xác định chủ lưu chung của kiến trúc thế kỷ XXI là xu hướng sinh thái hóa môi trường, đó là:

- "Con người - công trình kiến trúc - môi trường thiên nhiên nhất thiết phải được cộng sinh một cách hữu cơ

- Thành phố vườn, thành phố sơn thuỷ (sông núi) và thành phố sinh thái đang là mục tiêu theo đuổi của cả nhân loại"

Theo các nhà nghiên cứu, kiến trúc hay đô thị sinh thái là một không gian mà mọi hoạt động kinh tế – xã hội trên đó đều phải tính đến các yếu tố sinh thái, xảy ra trong giới hạn sinh thái, sao cho đảm bảo rằng đưa con người tiến gần tới thiên nhiên, hoà hợp vào thiên nhiên trong sự phát triển, hay dễ hiểu hơn, kiến trúc hay đô thị sinh thái là kiến trúc hay đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên. Có thể nói Đô thị sinh thái là một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đảm bảo các chức năng của con người trong một hệ thống sinh thái thuần khiết. (tất nhiên kiến trúc - đô thị sinh thái còn một số tiêu chí về kỹ thuật hoặc sử dụng tài nguyên tái tạo nhưng không liên quan đến chủ đề bài viết nên không đề cập).

Những năm gần đây, mô hình kiến trúc xanh được đề cập khá nhiều nhằm cụ thể hóa các tiêu chí của kiến trúc sinh thái. Mô hình Kiến trúc xanh là kiến trúc đảm bảo đa dạng sinh học, bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như chất lượng môi trường bên trong và bên ngoài nhà. Công trình kiến trúc xanh phải hòa quyện với khung cảnh của môi trường tự nhiên xung quanh và trở thành một bộ phận của nó, phù hợp với địa hình, thích ứng với khí hậu. Cấu trúc không gian của công trình và vỏ bao che của nó phải tận dụng (hoặc điều chỉnh) được các nguồn tự nhiên : nắng, gió, ánh sáng. Tính xanh của kiến trúc ở đây cũng có nghĩa là công trình luôn có sự hiện diện của cỏ, cây: có không gian sân vườn xung quanh nhà, có vườn trong nội thất, vườn trên mái, hay vườn theo mặt đứng của nhà. Kiến trúc xanh là kiến trúc thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động đối với môi trường.

Theo nguyên lý Phong thủy, khu vực xây dựng phải có sẵn (hoặc tạo được) cây cối tốt tươi không khô cằn héo úa, nguồn nước phải lưu thông không tù đọng và trong lành, đồi núi phải đầy đặn, không nham nhở trơ trụi.... Nếu xem xét kỹ, đối chiếu nguyên tắc Phong thủy với các tiêu chí, yêu cầu của kiến trúc - đô thị sinh thái hiện đại có thể thấy Phong thủy và kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh là tương đồng. Sự khác biệt có lẽ chỉ ở việc sử dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại trong công trình hoặc đô thị sinh thái. Hay nói cho đúng bản chất của khái niệm sinh thái thì sinh thái trong Phong thủy thuần khiết và tự nhiên hơn kiến trúc hiện đại.

Qua đối chiếu giữa nguyên lý chung của Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc hiện đại thế giới mà Việt Nam cũng đang hướng theo, có thể thấy nguyên nhân tại sao Phong thủy lại có sức sống lâu dài đến vậy. Tuy kiến trúc đã có những thay đổi căn bản về công nghệ, kỹ thuật, vật liệu, thiết bị xây dựng nhưng bản chất kiến trúc vẫn không thay đổi, đó là giải quyết mối quan hệ con người - thiên nhiên hài hòa, cùng tồn tại lâu bền và tạo môi trường sống mà con người nhận được nhiều nhất những tác động tích cực từ tự nhiên. Nguyên lý Phong thủy chính là những lý luận và kinh nghiệm được đúc rút từ hàng nghìn năm trong hoạt động xây dựng. Chính vì vậy mà giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc hiện đại đã gặp nhau về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các tiêu chí chung. Hy vọng một số ý kiến nêu trên có thể đóng góp với hội thảo để cùng khẳng định giá trị khoa học của Phong thủy, góp phần kế thừa trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng hiện nay nhằm phát triển kiến trúc Việt Nam bền vững và bản sắc.

Doãn Quốc Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊU CHÍ KHOA HỌC
XÁC ĐỊNH TÍNH KHOA HỌC TRONG PHONG THỦY

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương



I - Mở đầu

Có lẽ tất cả những người quan tâm đến lịch sử văn hóa cổ Đông phương đều biết đến một phương pháp ứng dụng tồn tại với thời gian tính hàng thiên niên kỷ trong lịch sử Đông phương cho đến tận ngày hôm nay – khi chúng ta đang ngồi đây để bàn về nó. Đó chính là những phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông phương cổ, quen gọi là Phong Thủy. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể thể hiện dưới hình thức một phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của riêng nó – phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, bởi chính hiệu quả ứng dụng của nó. Nhưng, những di sản của nền văn hóa Đông phương – mà trong đó có khoa Phong Thủy - còn tồn tại xuyên thời gian cho đến tận ngày hôm nay, đã tạo ra một cái nhìn huyền bí của tri thức khoa học hiện đại đối với nền văn hóa cổ Đông phương, vốn bao trùm lên nhiều lĩnh vực.
Nhưng chính hiệu quả ứng dụng trên thực tế và sự tồn tại khách quan xuyên thời gian tính bằng thiên niên kỷ, vượt qua mọi không gian văn hóa khác nhau với mọi thử thách của lịch sử - từ thời cổ đại đến văn minh nhân loại hiện đại - đã chứng tỏ khả năng một chân lý - một sự phản ánh thực tại khách quan - đứng đằng sau bộ môn Phong Thủy Đông phương.
Hiện nay, khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển thì những học giả, những nhà khoa học hàng đầu đã bắt đầu nhìn lại nền văn hóa Đông phương - vốn một thời bị coi là lạc hậu và huyền bí, là không có cơ sở khoa học – với một cái nhìn mới khác hẳn tầm nhìn chỉ cách đây vài chục năm trước. Họ đã cảm nhận được sự tương đồng giữa nền văn minh Đông phương cổ với tương lai của khoa học hiện đại. Chúng ta đã thấy xuất hiện những cuốn sách mà những người quan tâm đều biết: Ở ngoại quốc thì điển hình là cuốn “Đạo của Vật lý” của Fritjof Capra – nhà vật lý được giải Nobel xuất bản năm 74, hoặc như cuốn “Lượng Tử và Hoa sen” của giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Ở trong nước thì điển hình là cuốn: “Tích hợp đa văn hoa Đông Tây “ của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương…vv… Các nhà khoa học cũng thừa nhận một tri thức sâu sắc về thiên văn của những nền văn minh cổ. Đã có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi về thiên văn cổ Đông phương. Những giá trị của Đông phương cổ đại đã được từng bước nhìn nhận. Trong đó có môn Phong thủy ứng dụng vào kiến trúc và xây dựng trong xã hội Đông phương cổ đại và đến tận ngày nay.
Đã có ngày càng nhiều ý kiến cho rằng: Phong thủy là một môn khoa học. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến Phong Thủy Đông phương. Những cuộc hội thảo mang tính quốc tế trong kiến trúc và xây dựng, người ta đã nhắc đến Phong thủy trong các bản tham luận. Ngay cả những văn bản mang tầm cỡ quốc gia ở Việt Nam, đã nhắc đến Phong thủy Đông phương. Tại một số nước phát triển, đã có viện nghiên cứu Phong thủy.
Nhưng có thể nói rằng:
Cho đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta ngồi đây, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có giá trị minh chứng một cách thuyết phục về tính khoa học của phong thủy được công bố.
Những luận điểm cho rằng Phong thủy mang tính chất khoa học, chỉ là căn cứ vào hiệu quả thực tế trải hàng thiên niên kỷ cho đến bây giờ và sự cảm nhận mơ hồ về nó, hơn là một minh chứng với những luận cứ hợp lý. Hay nói cách khác:
Quan niệm cho rằng Phong Thủy là một phương pháp khoa học mới chỉ dừng lại như là một giả thuyết có cơ sở, dựa trên hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại và chưa chứng minh được tính khoa học của nó.
Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương với chức năng nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến văn hóa, lịch sử, học thuật cổ Đông phương, mà một trong những di sản học thuật cổ đại Đông phương chính là khoa Phong Thủy.
Bởi vậy, việc tổ chức cuộc hội thảo khoa học chuyên đề “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” ngày hôm nay, chứng tỏ tính thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc của Trung tâm chúng tôi. Đây cũng là một cơ hội để chúng tôi trình bày trước quí vị, những công trình nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, nhằm minh chứng tính khoa học của Lý học Đông phương và khoa phong thủy nói riêng.
Chúng tôi rất hy vọng rằng:
Với sự góp mặt của những nhà khoa học và nghiên cứu trong buổi hội thảo này, sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể; sự hỗ trợ của cá nhân, đơn vị đến việc khám phá những bí ẩn của khoa Phong Thủy, sẽ là sự khai mở cho bức màn huyền bí đang bao phủ một tri thức huyền vĩ của Đông phương cổ đại:
Minh chứng được tính khoa học trong hệ thống phương pháp luận của Phong thủy Đông phương và sự phản ánh một thực tại khách quan là tiền đề của hệ thống phương pháp luận phong thủy qua những di sản còn lại.

II - Giả thuyết về tính khoa học trong phong thủy và tiêu chí khoa học
minh định bản chất khoa học của khoa phong thủy.

Kính thưa quí vị.
Khoa Phong thủy đã tồn tại trong lịch sử văn minh Đông phương, vượt thời gian tính bằng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian văn hóa với mọi hình thái ý thức xã xã hội, qua nhiều giai đoạn khác nhau trong nhận thức của nhân loại và những thăng trầm của lịch sử. Không thể có một bộ môn khoa học ứng dụng hiện đại nào có một sức sống bền bỉ như vậy. Điều này, đã đặt ra một giả thiết hoàn toàn có cơ sở khoa học về một thực tại khách quan, liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người mà nhân loại chưa biết đến - được phản ánh trong hệ thống phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của khoa Phong Thủy với hiệu quả xuyên thời gian và không gian của nó.
Chúng tôi đặt giả thuyết cho rằng: Sự bí ẩn của khoa Phong Thủy, phải chăng do chính sự thất truyền của một nguyên lý lý thuyết đứng đằng sau phương pháp ứng dụng của Phong thủy và những tri thức về một thực tại khách quan được tổng hợp và phản ánh trong hệ thống lý thuyết đó – Nên trong qúa trình tồn tại và ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương với những khái niệm mơ hồ, lại phải xuyên qua những không gian văn hóa khác nhau trong lịch sử – Nên, những phương pháp ứng dụng của phong thủy đã bị pha tạp với những giá tri văn hóa phi phong thủy - và tùy theo không gian văn hóa và nhận thức của thời đại, người ta đã giải thích nó một cách huyền bí. Thậm chí, bùa chú – một hiện tượng của văn hóa cổ của nhân loại, có trong văn hóa cổ Đông phương; hoặc cúng bái là những nghi lễ có tính tín ngưỡng cũng tham gia vào sự ứng dụng của khoa phong thủy – qua những nghi lễ động thổ, nhập trạch như là sự bổ sung cho phương pháp ứng dụng của Phong Thủy. Rồi cách giải thích mang tính thần quyền cho các nguyên lý lý thuyết căn bản của phong thủy qua hàng ngàn năm, đã khiến môn phong thủy ngày càng huyền bí trong con mắt thế nhân.
Đã không ít ý kiến cho rằng: Phong thủy là một thứ tín ngưỡng, hoặc là một hình thức mê tín dị đoan..vv….
Nhưng dù được giải thích như thế nào thì khoa Phong thủy Đông phương vẫn là một thực tế khách quan tồn tại vượt không gian và thời gian, sừng sững thách đố trí tuệ của cả nhân loại từ những bí ẩn của nó với những hiệu quả đạt được - là nguyên nhân để khoa phong thủy có sức sống đến ngày nay.
Khi thế giới hiện đại ngày càng hội nhập với thông tin mạng, khi khoa học kỹ thuật ngày nay đã vượt xa nhận thức thế giới của con người thời cổ đại từ hàng ngàn năm trước – thì khoa phong thủy vẫn không hề bị loại trừ khỏi thế giới văn minh. Ngược lại, nó ngày càng phát triển và hòa chung với văn hóa hiện đại cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
Sức sống mãnh liệt trên thực tế khách quan đó, khiến những tri thức khoa học tình táo nhất, phải có một thái độ nghiêm túc để tìm hiểu về bản chất của khoa Phong thủy Đông phương cổ và những di sản văn hóa Đông phương nói chung.
Hay nói rõ hơn: Những tinh thần khoa học thật sự và có trách nhiệm với chính tư duy khoa học của mình, cần phải khám phá những thực tại khách quan nào làm nên phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương - qua sức sống mạnh mẽ vượt không gian và thời gian của nó?
Những nhà nghiên cứu về phong thủy hay tổng quát hơn – về Lý học Đông phương - đều biết rằng:
Phong thủy không phải là sự ứng dụng của hàng loạt những kinh nghiệm. Mà - những phương pháp ứng dụng của phong thủy – dù theo trường phái nào theo cái nhìn phổ biến hiện nay – đều có phương pháp luận từ một lý thuyết vẫn còn mơ hồ bởi những khái niệm và tính bất hợp lý trong hệ thống cấu trúc nội tại, từ cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại – Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng mặc dù có sự tồn tại của những bí ẩn đó, khoa Phong Thủy – trong từng phương pháp mà chúng ta quen gọi là trường phái - lại có tính cấu trúc hệ thống, có nguyên tắc, quy ước và quy chuẩn rõ ràng, tính khách quan, có tính quy luật trong phương pháp ứng dụng. Cho dù những phương pháp ứng dụng phong thủy theo những văn bản cổ ghi nhận, rất rời rạc và mâu thuẫn giữa những phương pháp ứng dụng mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái.
Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để đặt một giả thuyết cho rằng:

* Thứ nhất: Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch. Và bản chất khởi nguyên của bộ môn này trong thời đại văn minh sinh ra nó, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán trong phương pháp ứng dụng.

* Thứ hai: Phải chăng khoa Phong thủy ngày nay chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau những thăng trầm của lịch sử con người.


Từ giả thuyết này, chúng ta có thể tiếp tục đặt vấn đề về những nguyên tắc, quy ước, những khái niệm trong phương pháp ứng dụng của khoa phong thủy - đã phản ánh một thực tại khách quan nào được nhận thức, để chúng có những hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại?
Từ những giả thuyết này, chúng ta cùng khám phá bản chất đích thực của khoa Phong thủy Đông phương với góc nhìn của tri thức khoa học hiện đại. Đây cũng là mục đích của cuộc hội thảo ngày hôm nay.
Tôi nghĩ rằng:
Không thể coi là khoa học cho sự nhận thức trực quan với sự giải thích chủ quan của con người từ cái nhìn trực quan đó. Cũng không thể coi là khoa học ngay cả những tri thức được tổng hợp từ những nhận thức trực quan, trở thành một hệ thống lý thuyết để giải thích các hiện tượng. Một lý thuyết khoa học vẫn có thể sai.
Phong thủy Đông phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kỹ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Mà khoa Phong Thủy Đông phương có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, qui định, có phương pháp luận và là sự thể hiện kiến thức của các yếu tố Địa lý, Khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Bởi vậy, để xác định tính khoa học của Phong thủy không thể chỉ căn cứ vào hiệu quả của nó, cho dù đó là những hiệu quả kỳ vĩ xuyên thời gian và không gian trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà chúng ta cần có tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết, một phương pháp, một lý thuyết được coi là khoa học.

* Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng , nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Chi tiết hơn cho tiêu chí này, giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn đã phát biểu:
Tính hợp lý trong toán học, không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải chứng tỏ một chân lý khách quan đứng đằng sau nó.

* Tiêu chí khoa học cũng phát biểu rằng: Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chi ra chỉ cần một mắt xích sai trong toàn bộ chuỗi mắt xích làm nên hệ thống cấu trúc của nó mà lý thuyết đó không tự biện minh được.

* Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:
Một lý thuyết khoa học phải có lịch sử hình thành nên nó từ những nhận thức trực quan phản ánh một thực tại, và tính tổng hợp những nhận thức thực tại để hình thành một lý thuyết có khả năng giải thích những thực tại khách quan nhận thức được có tính hệ thống, tính nhất quán và sự hợp lý nội tại trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận của nó với khả năng tiên tri.

Còn rất nhiều những tiêu chí khoa học cụ thể khác cho các vấn đề liên quan. Giới thiệu những tiêu chí này, chúng tôi muốn xác định rằng:
Một cái nhìn, một sự nhân danh khoa học thì phải có tiêu chí khoa học để thẩm định, khi chúng ta xác định một giả thuyết được coi là khoa học hay không. Do đó, chúng ta cần giải quyết để xác minh tính khoa học và bản chất khoa học của phong thủy thì phải căn cứ theo tiêu chí khoa học.
Do đó, để xác định tính khoa học trong Phong thủy không phải dừng lại ở hiệu quả được chứng nghiệm trên thực tế vượt không gian và thời gian của khoa Phong thủy. Những hiện tượng trực quan này chỉ là tiền đề cho một giả thuyết có có sở khoa học về tính khoa học của khoa Phong thủy. Sự xác minh bản chất khoa học của Phong thủy – là mục đích của cuộc hội thảo hôm nay - phải được minh định trên cơ sở tiêu chí khoa học – cho toàn bộ những vấn đề liên quan đến nó.
Gồm:
* Tính hệ thống – trong đó bao gồm cả lịch sử khoa Phong thủy Đông phương.
* Tính nhất quán và hợp lý – Thể hiện trong nội dung trong hệ thống cấu trúc trong phương pháp luận của khoa Phong Thủy.
* Tính tiên tri - tức cũng thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức. Bởi vì không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.
* Tính khách quan, tức bao gồm cả khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.
Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu khoa Phong Thủy Đông phương từ góc độ khoa học, đặt ra cho chúng ta những vấn đề phải khám phá và minh chứng:

* Thứ nhất:
Phục hồi và hiệu chính tính hợp lý, nhất quán trong hệ thống cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành là phương pháp luận chủ đạo trong khoa phong thủy.

* Thứ hai:
Xác định một thực tại khách quan là cơ sở nhận thức và được tổng hợp, khái quát hóa trong phương pháp luận của Phong thủy thể hiện trong ứng dụng.

* Thứ ba:
Cội nguồn lịch sử của khoa Phong thủy Đông phương.
Trên cơ sở tiêu chí khoa học và các vấn đề được đặt ra, chúng ta mới có thể có cơ sở minh chứng và liên hệ tính khoa học của phong thủy với kiến trúc hiện đại.

III – Những vấn đề của các phương pháp ứng dụng trong phong thủy hiện nay.

Kính thưa quí vị:
Nếu mọi khái niệm trong hệ thống phương pháp luận của Phong Thủy Đông phương qua các di sản còn lại đều rõ ràng, hệ thống cấu trúc nhất quán hợp lý trong nội dung, thì mọi chuyện đã rõ ràng và không có gì phản bàn cãi. Nhưng chính vì tính bí ẩn và tính bất hợp lý trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận, sự mơ hồ về những khái niệm và những thực tại nó phản ảnh, sự hoài nghi về tính nhất quán trong lịch sử hình thành, nên chúng ta cần phải làm sáng tỏ.
Nhưng nếu áp dụng tiêu chí này để tìm hiểu tính hệ thống, tính nhất quán, tính hợp lý qua các bản văn cổ còn lại thì chúng ta không thể xác minh được tính khoa học của phong thủy Đông phương qua các văn bản còn sót lại. Bởi vì sự rời rạc, thiếu tính nhất quán, tính bất hợp lý và sự mơ hồ của các khái niệm trong phương pháp luận trong từng cái quen gọi là trường phái trong phong thủy cổ như: Bát trạch, Dương trạch tam yếu, loan đầu và Huyền không. Thâm chí chúng mâu thuẫn lẫn nhau. Chưa nói đến các phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy còn rải rác lưu truyền trong dân gian, không thể sắp được vào một trường phái nào, như các phương pháp trấn trạch, yểm đất..vv.…
Không chỉ riêng phong thủy, mà ngay cả một bộ môn ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương - ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thí dụ như Đông y cũng trong tình trang như vậy.
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng: Giữa hiệu quả thực tế trải hàng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian, thời gian lịch sử trong xã hội loài người của học thuật cổ Đông phương và tính mơ hồ, thiếu nhất quán, mâu thuẫn trong hệ thống cấu trúc phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành – khiến hàng ngàn năm nay , con người không thể khám phá ra những bí ẩn huyền bí của nó. Thực tế hiệu quả là không thể phủ nhận. Vậy chúng ta hoàn toàn hợp lý khi giả thuyết rằng: Tính thất truyền và sự sai lệch từ nguyên lý căn để của một thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ sử Đông phương.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.


Trong qua trình nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của Lý học Đông phương - trên cơ sở định hướng bởi giả thuyết về sự thất truyền và sai lệch trong các cổ thư còn lại. Chúng tôi đã nhận thấy tính bất hợp lý ngay từ nguyên lý căn để lưu truyền trong cổ thư liên quan đến lý học Đông phương. Đó là nguyên lý: "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư". Đây là một nguyên lý xuyên suốt trong mọi phương pháp ứng dụng, được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán.
Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để ứng dụng trong mọi lịnh vực của Lý học Đông phương là “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư” thành “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, đối chiếu với tiêu chí khoa học, chúng tôi đã từng bước hệ thống hóa và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong đó có khoa Phong Thủy – là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này với phương pháp luận của nó.
Như vậy, sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành – “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” làm cơ sở đối chiếu, hiệu chỉnh các bộ phận rời rạc còn sót lại của nền Lý học Đông phương và căn cứ vào tiêu chí khoa học, chúng tôi nhận thấy tính nhất quán, tính phản ánh và giải thích thực tại khách quan, tính hệ thống trong cấu trúc phương pháp luận, tính quy luật và dần dần làm sáng tỏ những thực tại khách quan mà thuyết Âm Dương ngũ hành phản ánh và giải thích nó. Đó chính là sự vận động, tương tác có tính qui luật của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Riêng khoa Phong thủy, chúng tôi nhận thấy rằng: Những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người và chúng là những bộ phận khác nhau trong một môn khoa học ứng dụng nhất quán, quen gọi là “Phong thủy Đông phương”. Đó là bốn trạng thái được miêu tả như sau:

1 – Tương tác của từ trường trái Đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Bát trạch

2 – Tương tác của cảnh quan môi trường thiên nhiên quanh khu nhà. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Loan đầu.

3 – Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường với con người. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Dương trạch tam yếu.

4 – Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu trời không gian của Thái Dương hệ. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Huyền Không.
Sự thống nhất có hệ thống các phương pháp ứng dụng và rời rạc còn lại trong cổ thư của Phong Thủy, trên cơ sở nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” đã cho thấy tính nhất quán, tính hệ thống, sự giải thích hợp lý các vấn đề và hiện tượng liên quan trong phương pháp luận của một học thuyết cổ ứng dụng trong phong thủy là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đồng thời trên cơ sở này, chúng tôi cũng từng bước khám phá tính quy luật, tính khách quan của một thực tại mà lý thuyết đó phản ánh và ứng dụng cụ thể trong phong thủy. Đó chính là sự vận động và tương tác có tính qui luật của vũ trụ, thiên nhiên và cuộc sống quanh chúng ta và hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học.

III - Kết luận

Kính thưa quí vị quan tâm.
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương chúng tôi đã kết luận khái quát về tính khoa học của Phong Thủy Đông phương chính là sự ứng dụng những nhận thức thực tại qui luật vận động và tương tác của thiên nhiên, cuộc sống và vũ trụ trong việc phục vụ cho cuộc sống của con người. Phương pháp Phong Thủy được phục hồi với danh xưng phong thủy Lạc Việt hoàn toàn có tính hệ thống, tính nhất quán, tính khách quan, tính qui luật và khà năng tiên tri phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Trên cơ sở tiêu chí khoa học, chúng tôi xác định phong thủy là một một bộ môn khoa học ứng dụng trên cơ sở những hiệu ứng vận động và tương tác có tính qui luật, tính khách quan trong kiến trúc và xây dựng nhằm phục vũ cuộc sống con người. Khoa Phong Thủy xác định những tiêu chí, những nguyên tắc, qui ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa . Nhưng tiêu chí, nguyên tắc này không phủ nhận những tri thức và tiêu trí cũng như những yêu cầu trong kiến trúc hiện đại. Mà nó xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống của con người trên cơ sở qui luật nhận thức được và phản ánh trong khoa phong thủy.
Như vậy, tính khoa học của Phong thủy được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học, nếu nó thỏa mãn tiêu chí đó. Nhưng cần phải xác định rằng: Tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Đông phương – một trong những tiêu chí khoa học – chỉ được xác định khi phục hồi trện nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyyết Âm Dương Ngũ hành là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Không căn cứ trên nguyên lý này thì Phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.

Trong thời gian hạn hẹp chúng tôi chỉ xin được giới thiệu những nét khái quát nhất về tính khoa học của Phong thủy Đông phương được phục hồi trên cở sở hiệu chỉnh nguyến lý xuyên suốt “Hậu thiên lạc Việt phối Hà Đồ”. Từ cơ sở này, chúng tôi sẽ trình bày những sự giải thích cụ thể những nguyên lý, thực tại được khám phá trong việc phục hồi và minh chứng tính khoa học trong phong thủy và sự liên hệ với kiến trúc hiện đại trong các bản tham luận sẽ trình bày ngày hôm nay trong cuộc hội thảo này.
Với một bề dày thời gian trải hàng thiên niên kỷ tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại, với những khái niệm cổ xưa khái quát những thực tại chưa được biết đến và khác với ngôn ngữ hiện đại. Cho nên chúng tôi chưa thể phục hồi một cách hoàn hảo những bí ẩn của khoa Phong thủy Đông phương và của Lý học Đông phương nói chung. Nhưng chúng tôi tin rằng: Với tinh thần khoa học và sự đam mê khám phá, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trong việc đem ánh sáng khoa học soi sáng bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương cổ đại và phục hồi lại toàn bộ những tri thức của người xưa trong việc nhận thức bản thể của vũ trụ, thiên nhiên và con người.
Tiếp theo đây, kính xin quí vị địa biểu, các vị khách quí tiếp tục quán xét những bản tham luận để cập đến các mặt liên quan về phong thủy trong buổi hội thảo ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị đại biểu.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khí trong phong thủy và mô hình đồng dạng cơ học chất lưu

Thạc sĩ Hà Mạnh Hùng
Thành viên nghiên cứu phong thủy Lạc Việt
Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương


Posted Image

Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hành của nhóm Phong Thủy Lạc Việt nhằm mục đích chứng minh tính khoa học của những giá trị ứng dụng trong Phong Thủy và tìm hiểu khám phá những bí ẩn của Phong Thủy, đã có những thành tựu nhất định. Ngoài những ứng dụng có hiệu quả trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã có nhiều bài viết có giá trị về mặt lý luận hay đề ra những phương pháp nghiên cứu hiêụ quả.
Dưới đây là bài viết của Thạc sĩ Hà Mạnh Hùng bàn về phương pháp ứng dụng "mô hình đồng dạng cơ học chất lưu" nhằm khám phá sự tương tác của khí trong phong thủy ứng dụng


I - Khí và khái niệm phong thủy

Phong thủy là gì? Từ xưa đến nay đã có rất nhiều ý kiến không thống nhất về nguồn gốc tên gọi khoa Phong thủy. Tên gọi của sự vật, hiện tượng thường có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến sự vật hiện tượng đó. Đặc biệt nếu tên có dạng từ ghép được tạo thành từ các đơn từ nguyên nghĩa khác. Theo lẽ tự nhiên tên gọi Phong thủy cho thấy khoa nghiên cứu này có liên quan chặt chẽ tới "gió" và "nước".
Vậy sự liên hệ đó là gì?
Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa “Phong thủy” là:

“Thuật xem đất để chọn nơi xây thành quách, cất đình chùa hoặc dựng nhà cửa, đặt mồ mả.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi:
“Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người.

Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Sách Táng thư viết:
"Mai táng phải chọn nơi có sinh khí”.

Kinh viết:
Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".

“Khí” là yếu tố quan trọng hàng đầu, cốt tủy trong nghiên cứu phong thuỷ, là động lực của sự hình thành và phát triển của vạn vật. Khí được ví như nhiên liệu cho động cơ. Để động cơ hoạt động hiệu quả cần có nhiên liệu phù hợp với cấu trúc vận hành của động cơ. Hay nói một cách khác như là hệ quả của mệnh đề trên: Chính cấu trúc vận hành của động cơ quyết định nhiên liệu phù hợp.
Trong cổ thư để lại khái niệm khí rất trừu tượng, đòi hỏi người nghiên cứu phải tự tìm hiểu, tổng hợp những trường hợp ứng dụng cụ thể để có cảm nhận về nội dung khái niệm khí. Do sự trừu tượng này, mỗi người có cảm nhận khác nhau, không có tiêu chí để phân định đúng sai, gây nhiều tranh cãi.
Khoa học hiện đại cũng đã ghi nhận sự tồn tại của một dạng vật chất đặc biệt bao quanh vật thể sống, có thể chụp ảnh bằng thiết bị đặc biệt. Đó cũng là một hình thức của khí theo quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt.
Theo nhận định của nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt thì cái tên Phong thủy không nên hiểu đơn giản là gió và nước. Phong Thủy Lạc Việt thừa nhận sự tồn tại của “Khí” nói chung và khí trong phong thủy - một dạng vật chất đặc biệt được hình thành do sự tương tác giữa các vật thể.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, đưa ra định nghĩa:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác và vận động của những vật thể vật chất, đồng thời tương tác lên các vật thể vật chất ấy. Tính chất của khí phụ thuộc vào tính chất cấu trúc và tương tác của các vật thể vật chất. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các dạng cấu trúc vật thể vật chất tương tác hình thành nên nó.

Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi không đi sâu phân tích về bản chất của khí mà tìm cách đưa ra một mô hình để nghiên cứu sự vận động của khí và ảnh hưởng. Trước hết ta nhận diện một số đặc điểm của “Khí” để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp:
Từ định nghĩa về khí trình bày ở trên, đưa ra một định hướng nghiên cứu bắt đầu từ quan niệm khí là một dạng vật chất, có đầy đủ các thuộc tính của vật chất. Đặc điểm quan trọng là “Khí” có tính linh hoạt trong vận động, chịu ảnh hưởng của cấu trúc môi trường và vật dẫn từ vi mô đến vĩ mô. Khí cũng có thể phân làm nhiều loại theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong đó sự phân loại có tính khái quát nhất là Dương khí và Âm khí. Khí thường gặp nhất trong phong thuỷ là Dương khí. Dương khí vận động trên mặt đất, chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng trực tiếp đến các vật thể trên mặt đất, đặc biệt là vật thể sống. Do vậy chúng ta sẽ tập trung trước hết vào mô hình vận động của Dương khí.

II - Khí và mô hình đồng dạng cơ học chất lưu

Theo nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt, cái tên Phong Thủy bắt nguồn từ đặc tính quan trọng nhất của khí, đó là tính linh động. Khí không có hình dạng cố định mà tuỳ thuộc vào tính tương tác nội tại của cấu trúc vật thể tạo ra nó ( Phong thuỷ Lạc Việt định nghĩa là Âm khí là: Khí hình thành trong vật thể liên quan đến hình thức vật thể), hoặc hình thành do sự tương tác giữa các vật thể - tùy theo cách quan sát và phân loại đối tượng quan sát- gọi là Dương khí). Khí có thể lan truyền trong không gian, bị chắn và đổi hướng khi gặp vật cản. Đây là những đặc điểm cơ bản của chất lưu, vì vậy chúng tôi đề nghị sử dụng mô hình đồng dạng cơ học chất lưu trong nghiên cứu sự vận động của khí.
Trong nghiên cứu khoa học, không phải mọi thứ đều có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm trên mô hình thực, khi đó người ta phải xây dựng các mô hình nghiên cứu bằng phương pháp đồng dạng rồi tính toán, dự đoán tác động thực tế từ kết quả đo đạc trên mô hình. Khi nghiên cứu sự vận động của “Khí”, ta chưa có phương tiện đo đạc chính xác, nên việc xây dựng mô hình đồng dạng tương đương để nghiên cứu là rất quan trọng, giúp chúng ta dự đoán chính xác hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới cuộc sống của con người và xã hội.
Theo sách cổ để lại “Khí” gặp gió thì tán, nghĩa là “Khí” nhẹ, lẫn vào không khí nên bị gió cuốn đi. Nếu gió nhẹ vừa phải sẽ có tác dụng dẫn khí lưu thông, được coi là tốt. Còn gió mạnh làm tán khí, mất khí lại là không tốt.
Sách cũng ghi “Khí” gặp nước thì dừng. Thường thì khí trong tự nhiên vận động dựa theo sức mang của không khí, khi gặp vật cản sẽ đổi hướng theo dòng khí. Khí gặp nước thì dừng nghĩa là nước có khả năng giữ khí lại , khái niệm chuyên môn của phong thuỷ là “Tụ khí”. Hay nói một cách mang tính hình tượng hơn là nước có khả năng hút khí, hòa tan khí. Nước chảy chậm rãi, có chỗ dừng là rất tốt vì mang được khí tươi mới đến và lưu lại ở đó. Đó là nguyên nhân để các cghuyên gia phong thuỷ nhìn dòng nước chảy để dự đoán khí vận trong lòng đất mà từ chuyên môn gọi là “Long mạch”. Tính chất của khí sẽ khác nhau tuỳ theo sự tụ thuỷ, sức chảy mạnh yếu trong lưu thông của dòng nước…..
Như vậy trong mô hình cơ học chất lưu đề nghị để nghiên cứu sự vận động, “Khí” được mô phỏng như là một chất lưu có các đặc tính sau:

* Có tính tụ hoặc tán.

* Có khối lượng quán tính nhỏ, dễ bị gió cuốn đi

* Có thể coi như độ nhớt động học thấp

* Có thể coi như có tính dính ướt mạnh với các vật thể có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vật thể sống, sinh vật


“Khí” cần lưu động nhẹ nhàng, bình ổn mới có tác dụng tương tác tốt. Cũng giống như với các chất lưu khác, dòng chảy tầng bình ổn là dòng chảy lý tưởng. được coi là mang sinh khí đến.
Dòng chảy hỗn tạp, chảy rối, dòng xoáy hay các dạng dòng chảy hẹp, vòi phun, dòng xung kích đều không tốt, gây nguy hiểm.
Chúng ta có thể hình dung tính chất thủy khí động học của “Khí phong thủy” gần giống của nước, trừ tác dụng của trọng lực, để dễ dàng cho việc khảo sát. Dòng nước chảy siết, nước xoáy mạnh cũng tạo ra xung khí, tạp khí. Nếu dòng nước bẩn thỉu, hôi hám thì khí cũng sẽ bị uế tạp, không còn mang được năng lượng sống cho con người nữa.
Với các giả thiết như vậy chúng ta thử áp dụng để giải thích một số quan điểm phổ biến trong Phong thủy

Tại sao minh đường lại cần tụ thủy?
Ta thấy rằng minh đường là nơi nạp khí cho cả căn nhà. Khí tụ ở minh đường là một trong các điều kiện quan trọng để đảm bảo cho ngôi nhà được vượng khí. Vì “khí” có khả năng tụ trong nước nên thủy tụ ở minh đường sẽ giúp khí tụ. Để tăng cường khả năng hấp thụ khí ta có thể làm đài phun nước tuần hoàn. Các hạt nước nhỏ phun lên làm tăng diện tích tiếp xúc với khí, giúp tụ được nhiều khí hơn.

Tại sao kiêng kỵ đường đi, dòng sông, suối đâm vào nhà?

Khí chuyển động dọc theo đường đi, sông suối tạo thành một dòng khí hẹp có tốc độ chuyển động lớn. Theo quán tính dòng khí này giống như luồng nước ra khỏi vòi phun nước cứu hỏa bắn mạnh về phía trước. Xung lực của dòng khí này cành mạnh khi đường càng đông người qua lại với tốc độ cao (xe cơ giới) hoặc sông suối chảy siết, càng trở nên nguy hiểm. Tương tự như vậy khe hẹp giữa hai nhà cao tầng cũng làm tăng tốc xung khí khi có gió thổi qua và gây nguy hiểm. Để ý rằng “Khí” có độ nhớt động học rất thấp và ít chịu tác động của trọng lực nên xung khí tạo ra có thể phóng đi rất xa, nên ta có thể không cảm nhận thấy tác động của gió qua khe hẹp nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi xung khí.

Mô hình dòng khí và bài toán giảm tai nạn giao thông

Các phương tiện lưu thông trên đường mang khí đến và cuốn khí theo. Xe chạy càng nhanh thì xung khí càng mạnh. Ta mô phỏng các luồng đường bằng các ống nước tương ứng. Vì sự vận động của khí chịu sự ảnh hưởng của các phương tiện giao thông, nên ta thêm các hạt bọt biển nhẹ vào nước để mô hình thêm phần chính xác.
Trường hợp đơn giản nhất với đường một chiều, một làn không có giao cắt đồng mức, một ống nước có thể mô phỏng được.
Khi cho nước chảy chậm và đều đặn, dòng nước chảy tầng, không xuất hiện xoáy nước dị thường, mô hình cho thấy sự lưu thông an toàn. Khi có bất thường xảy ra trên đường như có vật cản (mô hình bằng vật cản trong ống), có giao cắt đồng mức (mô hình bằng dòng chảy giao cắt) ta quan sát thấy sự rối loạn của dòng chảy, tạo thành các xoáy khí. Sự rối loạn này là biểu hiện của tạp khí. Tạp khí xuất hiện trên đường sẽ tác động trở lại tới các phương tiện giao thông và dẫn đến va chạm. Ngăn cản, giảm thiểu sự hình thành tạp khí trên đường là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vậy làm thế nào để hạn chế sự hình thành tạp khí? Từ mô hình thủy khí động học ta có các phương án hạn chế như: đặt ống riêng biệt, đặt van điều tiết, đặt bình nối, dùng ống nối vòng tròn. Các phương án đó tương ứng với các biện pháp thông dụng như xây dựng đường giao cắt không đồng mức (cầu vượt, hầm chui), phân luồng giao thông bằng đèn tín hiệu (trên mô hình là các van điều tiết), mở rộng nút giao thông & làm đảo giao thông đều có tác dụng hạn chế sự hình thành tạp khí ở các mức độ khác nhau.
Rối loạn dòng chảy còn gây ra từ thành ống gồ ghề, cấu trúc phức tạp. Trên thực tế đây là sự tương tác trở lại của các vật thể bên đường như nhà cửa, cây cối,... Để hạn chế yếu tố này cần đảm bảo hai bên đường có vỉa hè rộng, không lấn chiếm vỉa hè lòng đường, không để biển hiệu, bục bệ cản trở đường vận động tự nhiên của khí, hình thái xây dựng của các nhà mặt đường cần tương đồng, tránh các cấu trúc thò thụt vụn vặt.
Ta cũng thử thí nghiệm so sánh giữa dòng chảy trong một máng uốn cong và một máng bẻ ngoặt gấp. Cùng tốc độ dòng chảy thì xung lực gây ra tại điểm ngoặt của máng lớn hơn rất nhiều so với ở máng cong đều. Với dòng chảy một chiều đã vậy, nếu là hai dòng chảy trái chiều nhau thì ở điểm ngoặt sẽ có sự va chạm lớn của hai dòng chảy. Như vậy trên thực tế xác suất xảy ra va chạm ở các điểm ngoặt gấp của con đường sẽ lớn hơn nhiều ở các đoạn khác nếu các phương tiện lưu thông không giảm tốc độ. Theo phương pháp phong thủy thì một gương cầu lồi cỡ lớn treo ngay tại góc ngoặt sẽ có tác dụng tán bớt xung khí và giảm được nguy cơ va chạm.
Đó là một số thử nghiệm diễn giải định tính. Bây giờ ta thử dùng một số công thức quen thuộc của cơ học chất lưu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của xung khí phong thủy.
Khi nghiên cứu dòng chảy chất lỏng ai cũng đều biết phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng dựa trên định luật bảo toàn năng lượng, theo đó tổng áp năng, thế năng và động năng của dòng chảy là không đổi. Dạng đơn giản của phương trình coi dòng chảy trên mặt phẳng ngang và bỏ qua yếu tố trọng lực thì tổng áp năng và động năng không đổi. Chúng ta sử dụng dạng đơn giản này là phù hợp khi nghiên cứu “khí”. Động năng của dòng chảy tại một điểm tỉ lệ với bình phương vận tốc dòng chảy tại điểm đó. Khi dòng chảy bị dừng đột ngột thì toàn bộ động năng chuyển thành áp năng. Nói một cách khác, áp lực của dòng khí lên vật cản tỉ lệ với bình phương tốc độ dòng khí.
Áp dụng cho một con đường thì xung lực của dòng khí tỉ lệ với bình phương tốc độ di chuyển của phương tiện lưu thông. Như vậy xe chạy càng nhanh thì xung lực của dòng khí tác động vào ngôi nhà ở cuối con đường càng trở nên nguy hiểm. Trường hợp đường giao nhau cũng vậy, xe chạy càng nhanh thì xoáy rối tạo thành càng mạnh và càng nguy hiểm.
Áp dụng cho trường hợp khí vận động qua khe hẹp, hành lang... thì tốc độ dòng khí tăng vọt tỉ lệ với độ suy giảm diện tích của mặt cắt (do lưu lượng không đổi của chất lỏng lý tưởng), dẫn đến áp lực của xung lực tăng lên gấp nhiều lần. Điều này lý giải vì sao vòi phun cứu hỏa có thể phun được rất xa, hay máy cắt tia nước có thể cắt được cả đá hoa cương và thép tấm. Do vậy các ống hẹp, khe hẹp, quốc lộ thẳng và dài có thể gây tác động rất tiêu cựu trong phong thủy.

III - Kết luận:
Một số phân tích trên đây mang tính tham khảo cho thấy mô hình đồng dạng cơ học chất lưu có thể được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu các hiệu ứng tương tác khí trong phong thủy theo quan niệm của Phong Thuỷ Lạc Việt một cách có hiệu quả. Hướng nghiên cứu này cần được mở rộng hơn nữa để có thể nghiên cứu cả địa khí trong âm trạch.
Sự liên hệ này về khí trong phong thuỷ với một phương pháp khoa học cũng cho chúng ta một ý niệm rõ ràng hơn về tính khoa học trong phong thuỷ.

Hà Mạnh Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính khoa học trong Phong thuỷ và kiến trúc hiện đại

Kiến trúc sư Phạm Cương

Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hanoi.

Posted Image

Trong đời sống xã hội ngày nay có một xu hướng ngày càng nở rộ đó là là sự ứng dụng của Phong thuỷ trong mọi lĩnh vực liên quan đến xây dựng và kiến trúc. Từ việc xây dựng nhà cửa, tu tạo lăng mộ cho đến xây dựng các xưởng sản xuất và các cơ quan hành chính. Xu hướng này phải chăng là một sự tất yếu khi mà xã hội bắt đầu có sự sung túc thịnh vượng nên người ta đã rộng rãi nghĩ đến bắt chước người xưa? Hay chính tính hiệu quả của phong thuỷ được ứng dụng gần như suốt chiều dài của lịch sử văn minh Đông phương và ngày nay đã được khoa học coi như một đối tượng nghiên cứu? Vậy thực ra phong thuỷ là gì? Và nó có mối liên hệ thế nào với kiến trúc hiện đại mà lại được quan tâm như vậy.

Bài viết này không có tham vọng khám phá sâu vào những vấn đề định lượng và bản chất của phong thuỷ mà chỉ xin được đưa ra những kiến giải riêng về vấn đề này qua sự so sánh những quan niệm trong ứng dụng của phong thuỷ với kiến trúc hiện đại.

Thời gian gần đây, trào lưu ứng dụng Phong thuỷ trong các thiết kế về nhà ở dân dụng cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh v.v dường như là một xu hướng rất thịnh hành. Mặc dù vậy, có thể nói đại bộ phận dân chúng tuy ứng dụng phong thuỷ nhưng vẫn chưa hiểu hết giá trị thực của bộ môn này. Dường như họ vẫn tin vào nó như một thứ quyền năng huyền bí, hoặc như một thứ tôn giáo cao cả nào đó, số ít hiểu biết hơn thì coi đây như một liều Placebo diệu kì trong y học, một phần nhỏ hơn thì biết được tính ứng dụng khoa học của bộ môn này, nhưng số đông vẫn là những hiểu biết còn lệch lạc và chưa thấu đáo.

I - Vậy thực ra Phong thuỷ là gì?

Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước. Phần lớn chỉ quan niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người!

Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc – Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ điều này.

Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi trong tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư bắt đầu. Dấu vết này cũng có thể nhận thấy trong Kinh Thi là tập hợp ca dao tục ngữ cổ. Những sách vở được coi là vào thời kì Thương, Chu các địa danh đã có sự phân định khá chi tiết như đồi, núi, gò, đống chỉ những khu vực địa hình cao so với sông, suối, lạch, ngòi là những từ để mô tả những khu vực thấp trũng mang nước. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người. Ngoài ra, truyền thuyết sử sách khi nói về sự kiện xe chỉ hưóng Nam có từ thời thượng cổ, cũng chỉ ra được thành tựu của con ngưòi trong việc định phương hướng địa bàn.

Truyền thống ứng dụng phong thủy của nền văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999.

Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đơng phương là không thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga, khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi hay do thiếu hiểu biết, khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này.

Đã có thời gian Phong thuỷ được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng chính do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy Phong thuỷ, muốn thần thánh hoá, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân.

Trong bài viết này người viết xin đưa ra những luận điểm của mình với hy vọng đóng góp vào việc đưa môn Phong thuỷ dưới góc độ khoa học nhằm tránh sự hiểu nhầm sai lạc dễ đánh đồng một môn Khoa học cổ truyền với tôn giáo hay với mê tín dị đoan.

Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Là một người nghiên cứu về phong thủy và là một nhà kiến trúc, tôi nhận thấy rằng: Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính hệ thống nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học.

Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường cảnh quan và là phương pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người.

Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong thuỷ.

II – So sánh những tương đồng của Phong thuỷ với kiến trúc hiện đại.

A) Quan niệm cân bằng Âm Dương trong phong thuỷ và tính hài hoà trong kiến trúc hiện đại.

Trước đây có người đặt vấn đề rằng: Liệu có hay không tồn tại một Khoa Phong thuỷ ở Tây Phương hay một câu hỏi cụ thể hơn là: Các công trình Pháp trên Việt Nam đã tồn tại cả trăm năm nay, liệu có sử dụng giải pháp gì về Phong thuỷ không mà lại tồn tại dài lâu đến vậy?

Trước hết xin đưa ra quan điểm của nguời viết dưới góc độ một người được đào tạo chuyên môn về kiến trúc, là: Để một công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm ấy nó phải đạt đựơc ít nhất là hai yếu tố:

* Thứ nhất là về tính thẩm mĩ của công trình;

* Thứ hai là nó phải đạt về mặt hợp lí trong công năng sử dụng.

Hay nói ngắn gọn là nó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài và thứ hai là phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác.

Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói thì khi mà công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm dương và ngũ hành cân bằng – tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối cao - thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con người, khiến ngưòi ta có những ý nghĩ trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó.

Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh, nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành.

Cân bằng Âm dương, Ngũ hành trong lý học Đông phương ngoài sự ứng dụng trong phong thuỷ, chúng ta cũng có thể thấy quan niệm này khi tới Đông y. Thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong Đông y quan niệm rằng: Khi con người được trạng thái cân bằng Âm Dương, Ngũ hành điều hoà thì sức khoẻ dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Chỉ khi nào mà âm dương phân tán, Ngũ hành tạp loạn đưa đến mất cân bằng sinh học thì sẽ nảy sinh tật bệnh khi đó mới cần đến sự điều chỉnh lại của bác sĩ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Quan niệm cân bằng Âm Dương, Ngũ hành hài hoà chính là một quan niệm phổ biến của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng ứng dụng trong phong thuỷ.

Dưới đây là hình một công trình kiến trúc Tây phương có sự cân bằng và hài hoà Âm Dương theo cái nhìn của phong thuỷ Đông phương.

Posted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full imagePosted Image

B, Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và kiến trúc phương Tây và khái niệm tỷ lệ “Tường minh” trong phong thuỷ Đông phương.

Trong các ngành nghệ thuật tạo hình nói chung và trong nghệ thuật Kiến trúc nói riêng tồn tại những con số, những tỷ lệ được coi là chuẩn mực. Con số và tỷ lệ này được tìm thấy qua quá trình lao động và đúc kết bằng kinh nghiệm khi quan sát và chọn lọc từ giới tự nhiên. Khi đem các con số, các tỷ lệ này vào ứng dụng trong các tác phẩm về nghệ thuật, các công trình kiến trúc thì luôn tạo được hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời. Tỷ lệ vàng ra đời từ đó.

Posted Image

Posted Image

Trong phương pháp ứng dụng của Huyền không ta cũng tìm thấy có những sự liên hệ tương ứng . Khi quán xét 16 cách cục trong Huyền không, Ta nhận thấy trong bảng này gồm 17 cung cát và 28 cung hung và bán hung. Kết hợp với tỉ lệ “Tam phần nhân định Thất phần thiên”, được hình chữ nhật với tỷ lệ tương đương 28/17, 3 = 1,618. Đây chính là tỷ lệ vàng trong kiến trúc Phương Tây mà trong Phong Thuỷ Phương Đông gọi tỷ lệ cân bằng này là tỷ lệ “Tường minh”.

Posted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 651 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 651 ] - Click to view full imagePosted Image

C) Quan niệm về vận động của khí trong phong thuỷ và cấu trúc nhà ở hiện đại.

Ngoài ra sự vận hành trơn tru của dây chuyền công năng tạo nên sự hợp lý của một công trình kiến trúc, cũng chính là sự vận động của dòng khí trong Phong thuỷ. Quan niệm của phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn loạn. Tức là sự bố trí hợp dây chuyền, sản xuất, hoặc cấu trúc bên trong ngôi nhà trong không bị chồng chéo, phức tạp thì công trình đó sẽ ổn định lâu dài. Hay nói cách khác một công trình không hợp lý về mặt công năng, không chóng thì chầy sẽ phải cải tạo lại, Quan niệm của Phong thuỷ cho rằng: khi các dòng khí chuyển dịch hỗn loạn thì tác động không tốt đối với chủ thể công trình. nếu cá nhân chủ thể công trình có nhận thức được điều này sẽ tự khắc điều chỉnh lại (tức là cải tạo sửa chữa), nếu không thì chính sự bất thường này sẽ tạo bất lợi tới chủ nhân công trình đó, nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh thì sẽ thua thiệt, phá sản và rồi dễ bị các cá nhân khác thâu tóm dẫn đến sự thay đổi công trình.

Thực ra trong khi Phong thuỷ cổ truyền tồn tại cả ngàn năm trên vùng đất Phương Đông bị coi là huyền bí thì ở bên trời Tây các ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa công trình, tự nhiên, thiên nhiên và con người cũng tồn tại trong khoảng đó. Các dân tộc trên bán đảo Ban căng cả ngàn năm xưa cũng đề cao các yếu tố gió nước tác động đến con người qua các nghiên cứu của Hipocrat Olimpia, Acrantit..vv.... rồi cả người Ai cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp bằng đã cũng dựa nào từ trường của trái đất để hoạch định trong xây dựng. cả.

Trong Kiến trúc hiện đại ngày nay có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ cổ truyền. Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương đồng trong môn Vật lí kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác của các yếu tố vật lí môi trường với con người và công trình và một bên là yếu tố ảnh hưởng cuả cảnh quan theo phương pháp Loan đầu Hình lý khí trong Phong thuỷ.

Cụ thể là Vật lí Kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những qui luật là không tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng. Lí do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì đễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.

Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua hình minh hoạ dưới đây trong vật lý kiến trúc.

Posted Image Reduced: 64% of original size [ 986 x 666 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 64% of original size [ 986 x 666 ] - Click to view full imagePosted Image

Trong quan niệm của yếu tố Cấu trúc hình thể - Dương trạch - thì sự vận hành của dòng khí được rất xem trọng và cũng không chấp nhận sự đối môn của các cửa thông nhau. Giả dụ như nếu gặp ba cửa liên tiếp thì các phong thuỷ gia kinh nghiêm sẽ lập tức chuyển cửa thứ ba sang một bên, hoặc sử dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí theo quan niệm phong thuỷ. Quan niệm phong thuỷ cho rằng: Khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Bên cạnh đó trong môn này cũng rất chú trọng tìm cửa thoát khí sau khi đã tìm được cửa nạp khí quan trong, nhằm tránh hiện tượng bế khí có thể gây những trục trặc về sau này cho gia chủ.

Đó chính là những điểm tương đồng của Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ với Vật lí Kiến trúc. Nhưng bên cạnh đó thì phong thuỷ còn chú trọng cả việc tìm cửa với sự tương quan của cửa đối với khu trung tâm Thái cực còn gọi là tâm công trình và tác động của cảnh quan môi trường – phương pháp Loan đầu.

Trong các nguyên lí thiết kế dù là cơ bản nhất trong Kiến trúc cũng thấy có sự tương đồng. Ví dụ như khi quán xét một khu đất để đưa ra bố cục công trình thì một Kiến trúc sư có nghề luôn phải chú trọng tìm đường to phố lớn, các trục giao thông chính để hướng công trình mình thiết kế về chỗ đó. Còn trong phương pháp ứng dụng của Phong thuỷ cũng lấy dương làm hướng, tức là cũng tìm luồng chảy của con sông, mặt hồ , hay luồng người đi lại trên đường phố để đón lấy dòng sinh khí vậy. Phong thuỷ gọi đây là sự vô tình hay hữu tình của công trình đối với các yếu tố tương tác còn lại. Hai khái niệm khác nhau của hai bộ môn khác nhau, nhưng đích đến thì hoàn toàn có sự thống nhất.

D) Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ và kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm khá nhiều những điểm tương đồng giữa Kiến trúc hiện đại và Phong Thuỷ ví dụ như: Phong thuỷ thường đặt Thuỷ trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì bên Tây phương việc hồ nứoc xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích vì mặt nước thì ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian tăng độ bề thế cho công trình nó còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết khí hậu. Khoa học nhận thấy rằng các khu vực gần biển hoặc nhiều sông hồ thì thường có lợi hơn các khu vực còn lại với nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 1 đến 2 độ C.

Như vậy là qua những dẫn chứng căn bản ở trên, chúng ta cũng thấy được những sự tương quan ứng dụng của Phong thuỷ Đông phương với những tri thức khoa học và kiến trúc hiện đại và chúng ta về cơ bản cũng thấy được tính khoa học của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ Đông phương.

Nhưng tới đây có thể đặt vấn đề là nếu như vậy thì tại sao không bỏ Phong thuỷ cổ truyền mà chỉ cần ứng dụng những môn Khoa học hiện đại vì những tương ứng thay thế nó và những nghiên cứu khoa học của kiến trúc hiện đại lại còn có thực nghiệm chi tiết và cụ thể hơn, chứ không mang tính định tính khó kiểm chứng như Phong thuỷ.

Những điều này sẽ được lý giải ở phần tiếp theo dưới đây.

III - Phong thuỷ và những vấn đề cần tiếp tục khám phá dưói góc nhìn khoa học.

Quả thật Phong thuỷ là một môn học thuật cổ từ ngàn năm nay và với tri thức hiện đại thì chúng ta thấy rằng những ứng dụng phong thuỷ mới chỉ mang nặng định tính chứ chưa cụ thể chi tiết và mang tính định lượng như Khoa học hiện đại. Chúng ta cũng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên trong Phong thuỷ đã có những ứng dụng thành công từ rất nhiều năm nay nhưng khoa học hiện đại với những công cụ tiên tiến nhất vẫn chưa thể giải thích nổi.

Như trong Phái Bát trạch thì dựa vào 8 hướng chính mà phân cung định hướng ra làm 8 quẻ, mỗi quẻ thì có một vai trò ảnh hưởng nhất định đối với chủ thể công trình. Như phương Nam chủ về Danh tiếng, Bắc thì chủ về Quan lộc địa vị, phương Đông chủ về gia đình sức khoẻ, Tây chủ về con cái , sự vui vẻ v.v. Khuyết hãm bất cứ một cung nào trong công trình thì đều ảnh hưởng đến chủ nhân công trình tương ứng về mặt đó. Trong các ứng dụng về phong thuỷ nhiều ngươì đều thừa nhận là có hiệu quả. Nhưng chúng vẫn tồn tại như một tiên đề và là hiện tượng cần tìm hiểu, khám phá của tri thức khoa học hiện đại.

Có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể một thời từng gây xôn xao dư luận . Đó là về một toà nhà chung cư hiện đại ở Hông kông, nơi những người nổi tiếng và thành đạt như Thành Long, Lý Liên Kiệt đã từng ở. Hiện tượng như sau:

Lúc xây dựng toà nhà thì mặt đứng toà nhà chưa hề có trổ lỗ thông khí (như trong ảnh), khi đó người dân trong khu dân cư hiện đại này toàn mắc những bệnh kì quái và gặp những chuyện không hay trong công việc. Sau khi đựoc xử lí theo tư vấn của chuyên gia về Phong thuỷ trích một lỗ trên mặt đứng toà nhà. Sau một thời gian thì thấy có sự thay đổi rất kì diệu: sức khỏe của đại bộ phận dân cư tăng lên trông thấy công việc thì trôi chảy hơn trước. Điều này Khoa học hiện đại cũng chưa có được những lí giải hợp lý, trong khi các thầy Phong thuỷ kinh nghiệm thì lại thấy rõ chân tướng của vấn đề. Những phong thuỷ gia cho rằng: Do toà nhà đã cản luồng khí được hình thành từ những dãy núi trước mặt, tạo nên một xung sát khí cho toà nhà này. Vì thế khi trổ một lỗ thông khí như hình dưới đây thì luồng khí trở nên thông thoáng, giải quyết sự bế khí theo Phong thuỷ (là một yếu tố xấu gây trì trệ bất lợi), từ đó tạo nên sự phát triển của ngôi nhà. Điều này khoa học chưa giải thích được.

Hình dưới đây thể hiện ô trống được thực hiện theo yêu cầu của phương pháp phong thuỷ.

Posted Image

Ngoài ra còn một số việc ngươì thật, việc thật như việc làm Phong thuỷ khu Trung tâm thương mại Simlim – Center, một khu thương mại chuyên bán hàng điện tử bên Singapore. Sau khi đạt được bố cục Phong thuỷ, nơi đây đã trở thành một trung tâm thương mại buôn bán Hàng công nghệ cao thuộc loại sầm uất nhất ở Singapore cũng như Đông nam á. Một điểm du lịch hầu như mọi khách du lịch khi qua Quốc đảo này đều muốn ghé qua. Khu du lịch này hàng năm đem lại những lợi nhuận rất đáng kể cho kinh tế nước này. Câu chuyện làm Phong thuỷ tại khu vực này đều được các hướng dân viên du lịch Singapore hướng dẫn rất chi tiết cho du khách và hầu hết người dân nước này đều biết.

Posted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full imagePosted Image

Đối với những độc giả có quan tâm chủ đề Phong Thuỷ Lạc Việt đều biết trường hợp nhà một người điên được hội viên Bigdog đưa lên nhờ giúp đỡ. Trường hợp này theo hội viên trên nói thì nạn nhân bị điên đến nỗi bệnh viện trả về, từ chối điều trị nhưng sau một thời gian nhà cửa được sự can thiệp của các chuyên gia Phong thuỷ của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương tư vấn cho gia chủ cải tạo sửa chữa triệt để theo yêu cầu, tình hình đã thấy cải thiện rõ rệt, Trích nguyên văn lời hội viên Bigdog như sau:

"Hiện tình trạng của chủ nhà đã tiến triển rất nhiều. Từ chỗ bệnh viện Thanh Hoá ngừng điều trị Tây Y, chuyển qua Đông Y với ngầm hiểu là không cứu vãn được. đến nay chỉ sau hơn 1 tuần đã có thể đi chơi gần quanh xóm. Đã có thể nói chuyện vài ba câu đơn giản thể hiện sự phục hồi của não".

Như vậy qua các dẫn chứng từ những thực tế khách quan trên thì ta có thể nhận thấy là về mặt lý thuyết Khoa Phong thuỷ có những mặt tương đồng với khoa học hiện đại. Bên cạnh đó về thực tế lại có những ứng dụng hết sức diệu kì mà khoa học ngaỳ nay vẫn chưa giải thích được. Điều này có thể bước đầu khẳng định môn Phong thuỷ có những giá trị không thể xem thường và những ứng dụng của nó còn vượt cả nhận thức của những khoa học hiện đại.

Nếu đi sâu vào nghiên cứu những lí thuyết được coi là nền tảng của môn Phong thuỷ này thì ta cũng thấy được những lý thuyết này liên quan đến một tri thức cao cấp là Thiên văn học và hiệu ứng tương tác của từ trường trái Đất.

IV - Phong thuỷ và tri thức hiện đại.

A) Phong thuỷ và thiên văn học.

Những người am hiểu về Phong thuỷ cũng đều biết là lý thuyết khởi nguyên trong những ứng dụng của Phong thuỷ đều dựa vào Hà đồ và Lạc thư làm tiền đề rồi từ đó phát triển thành phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ví dụ như luận điểm của phương pháp Bát Trạch thì dựa vào Lạc thư phối hợp với Hậu Thiên bát quái làm nên tảng để phân ra các mệnh quái đối với từng loại người, rồi từ đó kết hợp với các quái Phương vị rồi luận cát hung, trong khi Phái Huyền Không thì lấy Lạc thư dùng để phi tinh đồng thời cũng kết hợp với Hà đồ và Tiên Thiên bát quái để luận đoán các cục vượng suy theo từng vận trình v.v.

Mà Hà đồ và Lạc thư theo một số nhà nghiên cứu thì được tìm ra do sự quan sát của ngưòi xưa về sự chuyển dịch của các vì sao trên trời.

1 - Bản chất Hà Đồ:

Hà đồ hoàn toàn không phải là do con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và vua Phục Hy căn cứ vào các vòng xoáy trên người vẽ ra như cổ thư chữ Hán nhắc đến. Theo những công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thì Hà Đồ chính là sự qui ước sự vận động có tính qui luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ. Điều này được mô tả như sau:

Quan sát kỹ hình ảnh Hà đồ và thử quan sát bầu trời ta có thể thấy:

Hàng tháng vào ngày 1, 6, 11 ,16, 21 ,26; hàng năm cứ vào tháng 1, tháng 6 thấy sao Thuỷ sắc đên xám ở Phương Bắc.( độ số 1 và 6).

Hàng tháng vào ngày 2, 7 ,12, 17 ,22, 27; hàng năm cứ vào tháng 2, tháng 7 thấy sao Hoả sắc đỏ đậm ở Phương Nam.( độ số 2 và 7).

Hàng tháng vào ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28; hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 8 thấy sao Mộc

Sắc xanh ở Phương Đông .( độ số 3 và 8).

Hàng tháng vào ngày 4, 9, 14 ,19, 24 ,29; hàng năm cứ vào tháng 4, tháng 9 thấy sao Kim sắc đê trắng ở Phương Tây.( độ số 4 và 9).

Hàng tháng vào ngày 5, 10, 15 ,20, 25 ,30; hàng năm cứ vào tháng 5, tháng 10 thấy sao Thổ sắc vàng đục ở giữa bầu trời (độ số 5 và 10).

Posted Image Reduced: 86% of original size [ 736 x 374 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 86% of original size [ 736 x 374 ] - Click to view full imagePosted Image

2 – Bản chất Lạc thư.

Quan sát kĩ hình ảnh của Tử vi viên và Thái vi viên sẽ thấy:

Năm chấm trắng chính giữa chính là toà Ngũ đế gồm 5 ngôi sao trong Thái vi viên.

Một chấm trắng chính giữa chính là sao Bắc thần, phương chính nam là chòm Thiên kỷ (gồm 9 sao), phương chính Tây chính là chòm Thất công( gồm 7 sao), Phương chính Đông gồm 3 sao trong chòm Câu trần. Bên phải là hai sao Hổ bôn, Bên trái là 4 sao Tứ phụ, bên phải Bắc Thần là chòm 6 sao Thiên trù, Bên trái Bắc cực là 8 sao của chòm Hoa cái.

Có thể nói Lạc thư và Hà đồ là những đồ hình căn bản trong tất cả các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương trong đó có phong thủy. Điều này cho chúng ta thấy nguồn gốc thiên văn là một yếu tố cấu thành quan trong của môn phongv thủy.

Như vậy chúng ta có thể thấy về cơ bản cội nguồn rất khoa học của Phong thuỷ chính là Thiên Văn học, vì dựa trên nguyên lý căn bản là những tri thức thiên văn học như đã trình bày ở trên.

3 - Phong thuỷ và hiệu ứng từ trường trái đất.

Hiện tượng đầu tiên để minh chứng cho điều này chính là chiếc La kinh – một dụng cụ định hưởng cổ tương tự như La bàn hiện nay. Căn cứ sự đinh hướng của chiếc la kinh này và những nguyên lý căn bản từ tri thức thiên văn đã trình bày ở trên, tất cả mọi phương pháp ứng dụng của phong thuỷ được thực hiện dựa trên sự định hướng phương vị của la bàn. Hay nói cách khác: Phong thuỷ căn cứ vào hiệu ứng tương tác của từ trường trái Đất qua chiếc la kinh – tương tự như La bàn hiện nay.

Kết luận:

Có thể nói Khoa Phong thuỷ chính là sản phẩm sáng tạo của con người, nó được sớm hình thành cùng với sự phát triển của loài người từ xã hội sống quần cư đến xã hội văn minh, nó dựa vào các qui luận vận động khách quan và được tổng hợp lại bởi những tri thức của người xưa do đó nó có nhiều điểm tương đồng với các môn khoa học khác đặc biệt là những môn khoa học Hiện đại về xây dựng của Phương Tây. Thêm nữa với những nghiên cứu về Thiên văn học, ta cũng thấy rằng nền tảng lý thuyết cơ bản của Phong Thuỷ có liên hệ chặt chẽ tới môn khoa học cấp cao là Thiên văn học. Do đó việc nhìn nhận môn Phong thuỷ như một đới tương nghiên cứu của khoa học vì có đầy đủ những yếu tố đáp ứng cho một tiêu chí khoa học là một việc cần thiết nhằm phục vụ đời sống con người.

Kiến trúc sư Phạm Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT
XÁC ĐỊNH TÍNH KHOA HỌC CỦA PHONG THỦY.

Đỗ Đức Trụ
Trưởng ban Phong thuỷ - Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương.


Posted Image



I - Mở đầu
Từ trước tới nay, lý thuyết Phong thủy được nghiên cứu rất nhiều với nhiều cuốn sách đã được lưu truyền trong dân gian.Tuy nhiên trên thực tế, lịch sử phong thủy Đông phương từ sau Công nguyên đến nay lần lượt xuất hiện những phương pháp ứng dụng bằng bản văn chữ Hán trong suốt thời gian kéo dài gần 2000 năm – quen gọi là các trường phái Phong thủy, với lý luận và cách thực hiện nhiều khi trái ngược và mâu thuẫn với nhau. Những khái niệm trong ứng dụng, những nguyên tắc, nguyên lý, những qui luật …vv…trong các phương pháp ứng dụng đó cũng hết sức mơ hồ. Hệ thống phương pháp luận chủ yếu trong tất cả các trường phái phong thủy tồn tại và có xuất xứ được coi là của văn minh Hoa Hạ là Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái thì cho đến nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.
Phong thủy nói riêng và hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung, vốn đã mơ hồ và bí ẩn, lại xuyên qua một bề dày thời gian trải hàng thiên niên kỷ với những không gian văn hóa khác trong lịch sử nên chúng được giải thích khác nhau tùy theo từng thời kỳ nhận thức của con người trong quá trình phát triển của lịch sử. Những yếu tố thần bí, hoang đường như: “Con Long mã hiện lên trên sông Hoàng Hà, mang Hà Đồ”, “Con thần qui hiện lên trên sông Lạc Thủy mang Lạc thư”. Rồi Hậu thiên bát quái do vua Văn Vương bị giam trong ngục Dữu Lý phát minh ra cũng chẳng biết căn cứ vào đâu. Người ta chỉ gán cho vua Văn Vương hai chữ Thánh nhân và cứ thế lưu truyền.
Xu hướng thần bí hóa trong cách giải thích về phong thủy và sự đan xen của các loại hình tín ngưỡng khiến Lý học Đông phương nói chung và phong thủy trở nên một cái gì đó huyền bí, khó hiểu và một thời được coi là “mê tín dị đoan”.

Nhưng có thể nói rằng: Phong thủy nói riêng và Lý học Đông phương nói chung là những di sản văn hóa phi vật thể mang tính ứng dụng có hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực của xã hội Đông phương cổ như dự báo, y học, kiến trúc…..vv…
Chính tính hiệu quả trên thực tế và với tư cách là những di sản văn hóa phi vật thể lưu truyền lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, khiến cho việc tìm lại cội nguồn lý thuyết của bộ môn Phong thủy nói riêng và lý thuyết của Dịch lý Đông phương nói chung là một vấn đề rất thiết yếu. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như thời gian của nhiều người để nghiên cứu,sưu tầm,nhận định, tập hợp và sắp xếp lại.Trong phạm vi của báo cáo này, chúng tôi sẽ không đưa ra sự đánh giá, nhận định đúng/sai của các trường phái Phong thuỷ mà chỉ nêu một vài ý kiến nói lên tính thống nhất trong các trường phái liên quan đến kiến trúc và xây dựng, cũng là mục đích và nội dung của cuộc hội thảo này - mà từ trước đến nay được xem như tách biệt nhau.
II - Sơ lược về lịch sử phong thủy Đông phương
Các phương pháp Phong thuỷ đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Đông phương cổ. Những tư liệu khảo cổ lâu nhất đã tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư - Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, tựa là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âm trạch) tiếp tục xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp ứng dụng sau đó - chủ yếu là dùng trong Dương Trạch - gần như khác nhau và xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường phái khác nhau. Ngoài những sách vở chính thống thì phong thuỷ còn được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ. Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch ....chỉ là những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền và rất mơ hồ. Trong thuật Phong thủy hiện nay có những trường phái đang được lưu truyền như:
1/ Bát trạch Minh cảnh.
2/ Dương trạch tam yếu.
3/ Huyền không học.
4/ Hình lý khí (hay còn gọi là phái Loan đầu)
Ngoài ra còn có rất nhiều những phương pháp ứng dụng khác còn lưu truyền trong dân gian liên quan đến phong thủy, như thuật yểm đất, trấn trạch, các phương pháp ứng dụng như Dịch Phong thủy, dùng hình tượng quẻ, hoặc độ số của các quái trong Kinh Dịch để thiết kế nhà cửa…..vv….Tùy theo điều kiện tiếp thu mà các phong thủy gia ứng dụng và theo trường phái nào.
Nhưng chính vì tính mơ hồ và thất truyền của một hệ thống lý thuyết với một thực tại được nhận thức còn bí ẩn phản ánh trong những khái niệm của nó (Thí dụ như bản chất của “Khí” trong ứng dụng của Lý học Đông phương) – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, khoa Phong thuỷ đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế lại là nguyên nhân để nó tồn tại trải hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương. Hiệu quả thực tế trải hàng ngàn năm và tính khách quan, tính qui luật với khả năng tiên tri của phương pháp phong thuỷ đã chứng tỏ một thực tại được nhân thức, tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết và tạo ra một phương pháp luận trong phương pháp ứng dụng của nó.
Chính vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề cho rằng:
Cái gốc của Phong thủy cũng như tất cả các vấn đề khác của Lý học Đông phương như Kinh Dịch, Đông y, Tử vi lý số, Bát tự Hà Lạc, Thái Ất, Kỳ môn độn giáp, Tử Bình…..vv…... đều gắn liền với phương pháp luận của một học thuyết còn mơ hoặc trong lịch sử hình thành và nội dung của nó – đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Trên cơ sở những nghiên cứu mới nhất theo tiêu chí khoa học hiện đại thì không thể nào với một đối tượng duy nhất là con người và cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - mà lại có những phương pháp khác nhau không liên quan đến nhau và đôi khi mâu thuẫn trong phương pháp ứng dụng. Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người được lý thuyết hoá - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành với bản chất nguyên thủy là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Những phương pháp ứng dụng riêng trong phong thủy (thường được gọi là trường phái), thực chất là sự ứng dụng những yếu tố tương tác khác nhau qua những ứng dụng cụ thể khác nhau do tính chất tương tác khác nhau.

II. Sơ lược một số trường phái trong Phong thuỷ
II–1> Phái Bát trạch Minh cảnh:

Phương pháp ứng dụng trong Bát Trạch Minh Cảnh, người ta xét đến mối quan hệ giữa chủ nhà và hướng nhà, mà không xem xét sự tốt xấu của cấu trúc ngôi nhà và vận nhà trong tương quan thời gian. Trường phái này lấy năm sinh của gia chủ phối Bát quái và liên hệ với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau (Sơn) nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu. Ngoài ra các hướng cửa phòng, bếp cũng liện hệ giữa sơn hướng với cung phi bản mệnh của gia chủ.

II-2> Phái Dương trạch tam yếu:

Tương truyền là do Triệu Cửu Phong đời nhà Tống biên soạn. Phái này cho rằng 3 yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự vượng suy của chủ nhà, đó là đại môn (Cửa chính), phòng chủ và bếp. Ngoài ra, Dương trạch tam yếu lấy bát quái trong Dịch học để biến quái trong phương pháp phiên tinh du niên cho những ngăn phòng theo một quy luật nhất định. Nên coi trọng sự phân phòng, buồng trong ngôi nhà qua phương pháp trên để định cát hung, tốt xấu.

II–3> Phái Hình Lý khí Loan đầu.

Xem xét hình thể ngôi nhà trong mối tương quan cảnh quan môi trường để luận đoán cát hung . Phái này không đặt vấn đề trạch và hướng nhà cũng như cấu trúc bên trong như phái Bát trạch và Dương trạch. Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ làm yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung, tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.

II–4> Phái Huyền không học:
Nội dung phương pháp của trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ.

Qua phần sơ lược về các trường phái nêu trên thì chúng ta đều nhận thấy:
Đối tượng để nghiên cứu của các trường phái đều giống nhau (tức là con người với môi trường, điều kiện và hoàn cảnh sống của họ); nhưng lại được xem xét dưới các góc độ khác nhau mà chưa bao quát toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu. Khái niệm thời gian và không gian và đối tượng nghiên cứu được mỗi trường phái xem xét và nâng tầm quan trọng dưới nhiều tiêu chí khác nhau.

III – Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa các trường phái phong thủy trong cổ thư
III–1> Phái Huyền Không học:

Nội dung của phương pháp Huyền Không là căn cứ vào tính quy ước có quy luật của cửu tinh trên cửu cung để miêu tả sự suy vượng của cuộc đất theo thời gian. Nhưng phái này lại không hề nói ảnh hưởng của hình thể hay cấu trúc của ngôi nhà như phái Dương trạch tam yếu, cũng không nói đến sự ảnh hưởng tương quan giữa cảnh quan với ngôi nhà như phái Loan Đầu và cũng không nói đến hướng trạch với những người sống trong ngôi nhà như Bát trạch Minh cảnh. Yếu tố quyết định tốt xấu của phái này cho căn nhà ảnh hưởng đến con người sống trong nhà là do sự phân bổ có tính quy luật cửu tinh trên các sơn hướng. Rồi căn cứ vào tính chất tốt xấu của cửu tinh và vị trí của nó để quyết định tính chất tốt xấu của toàn bộ căn nhà.
Tính quyết định tốt xấu chủ yếu của phái Huyền Không là sự phân bố của các sao vào thời điểm nhập trạch. Sau đó tùy theo thời gian, căn cứ sự phân bổ các sao để theo dõi tốt xấu của căn nhà. Về lý thuyết thì phương pháp này có thể dự báo đến từng tháng, năm và vận 20 năm. Phái này có phương pháp ứng dụng gần như hoàn toàn biệt lập so với trường phái Bát trạch Minh cảnh và Dương trạch tam yếu, chỉ có liên quan đến một vài yếu tố Loan đầu qua cảnh quan bên ngoài nhà. Về thời gian xuất hiện của phái Huyền Không trong lịch sử văn hóa Trung Hoa cũng muộn nhất. Những cuốn sách phong thủy miêu tả phương pháp của phái này bắt đầu có từ đời Minh Thanh, tương truyền do Thẩm Trúc Nhưng biên soan. Nhưng cho đến nay, những nhà nghiên cứu về phong thủy vẫn chưa thể hiểu được: Căn cứ vào đâu để có phương pháp của Huyền không học trong phong thủy. Mặc dù tính ứng dụng với mục đích của nó tỏ ra có hiệu quả trên thực tế và phổ biến đến ngày nay. Được rất nhiều phong thủy gia tín nhiệm vì có tính dự báo cao.
Tính mâu thuẫn của phái này với các trường phái khác là nó gần như một phương pháp ứng dụng biệt lập và tách biệt hẳn với các phương pháp ứng dụng khác.

III – 2> Mâu thuẫn giữa Bát trạch với Dương trạch tam yếu.

Phái Bát trạch chia con người thành 2 nhóm Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh và miêu tả phương pháp ứng dụng mối liên quan giữa hướng trạch liên quan của căn nhà với tuổi gia chủ. Phái Bát trạch lấy mệnh chủ của ngôi nhà là yếu tố trọng tâm để quyết định hướng cửa, hướng bếp….
Theo quan điểm của phái Bát trạch thì phi cung mệnh của gia chủ chính là dữ kiện để quyết định chọn hướng nhà. Nếu gia chủ có cung phi thuộc Đông hoặc Tây mệnh thì hướng nhà, bếp, cửa buồng, phòng…vv… đều phải thuộc Đông hoặc Tây trạch để phù hợp với phi cung mệnh của gia chủ.
Ngược lại, phái Dương trạch tam yếu lại không quan tâm đến phi cung của mệnh chủ. Mà chỉ chú trọng đến sự đồng hướng Đông hoặc tây trạch của các hướng bếp, cửa và trạch nhà. Phái này cho rằng:
Nhà Đông trạch thì bếp, phòng phải Đông trù, bất luận gia chủ phi cung thuộc Đông hoặc Tây mệnh.
Ngược lại, phái Bát Trạch thì phủ nhận quan điểm trên. Coi trọng phi cung mệnh của gia chủ là yếu tố quyết định để bố trí cấu trúc các công trình trong nhà. Sự khác biệt giữa hai phái này, còn thể hiện ở một vấn đề khá quan yếu, đó là vị trí bếp. Phái Bát trạch thì cho rằng: Vị trí Bếp phải đặt ở phương vị xấu để đốt cái xấu. Ngược lại phái Dương trạch thì lại cho rằng cần đặt ở một nơi tốt để tăng cường cái tốt cho bếp. Trong phương pháp ứng dụng của cả hai phái này đều không liên quan đến phái Huyền không và có lịch sử tồn tại lâu hơn cả.
Cũng như các trường phái khác, cả Bát trạch và Dương trạch tam yếu, người ta vẫn không biết căn cứ vào đâu để có những yếu tố ứng dụng của nó. Hay nói một cách chính xác hơn: Căn cứ vào một thực tại nào để có những khái niệm, quy ước trong ứng dụng của các trường phái này. Mặc dù trong hệ thống ứng dụng của từng trường phái, những nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy tính nhất quán, tính khách quan và tính quy luật với hiệu quả ứng dụng của nó.
Tất cả những mâu thuẫn và sự mơ hồ này đã làm cho khoa Phong thủy Đông phương trở nên huyền bí.

III -3> Phái Loan đầu – Hình lý khí.

Phái này đặt nặng sự ảnh hưởng của môi trường cảnh quan, hình thể ngôi nhà liên quan đến sự tốt xấu của căn nhà. Các tiêu chí như: Nhà đâm ngõ, thủy pháp…thuộc về trường phái này. Nhưng yếu tố của phái Bát trạch, Huyền không, Dương trạch không đặt vấn đề trong hệ thống ứng dụng của phái này. Lịch sử xuất hiện của phái này trong văn hóa Hán cũng mơ hồ.
Như vậy, trong lịch sử văn hóa Hán những trường phái nói trên lần lượt xuất hiện vào những thời điểm khác nhau và có tiêu chí khác nhau trong hệ thống phương pháp ứng dụng. Những tiêu chí, khái niệm và những nguyên tắc của các trường phái này đều không biết căn cứ vào một thực tại nào để có những nguyên tắc đó. Trong ứng dụng thực tế, không ít những trường hợp theo tiêu chí của phái này thì tốt , nhưng theo phái khác thì xấu. Trong lý luận các phái này cũng có nhiều mâu thuẫn. Nhưng một trong những bí ẩn khiến đau đầu các nhà nghiên cứu chính là sự xuất hiện rời rạc của các trường phái này trong lịch sử văn hóa Hán và có vẻ như chúng không hề liên quan đến nhau, nhưng lại tỏ ra có hiệu quả trên thực tế ứng dụng.

IV - Sự liên quan giữa các trường phái phong thuỷ.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về phong thủy của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi nhận thấy có một mối liên hệ và những điểm chung rất căn bản giữa các trường phái tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn. Chúng tôi nhận thấy, chúng đều có những yếu tố bổ sung cho nhau và đều xuất phát từ một phương pháp luận nhất quán là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngoài ra chúng còn có những điểm chung rất căn bản sau đây:

IV–1> Khí – một khái niệm xuyên suốt.

Trong các trường phái lưu truyền qua các văn bản còn lại, thì khái niệm khí là một khái niệm đều được nhắc đến.
- Trong Bát trạch và Huyền Không.
Khái niệm khí được nhắc đến trong các trường hợp “Tiểu không vong”, “Đại không vong” tùy theo hướng nhà nằm giữa các sơn trong một hướng hay, hay giữa các phương vị trong tám hướng.
- Trong Dương trạch tam yếu:
Khái niệm khí được nhắc đến trong các trường hợp suy khí hay vượng khí của các sao trong phương pháp phiên tinh du niên.
- Trong Hình lý khí, nó được thể hiện rất rõ ràng như sách Táng thư đã viết “khí tụ là hình”, “hình nào khí ấy”. “Âm (khí - tụ ở nơi) nhô cao, Dương (khí - tụ ở nới) trũng thấp. Ở các nơi đất cao, gò cao, núi cao – trong phong thuỷ qui ước thuộc Âm – vì Âm khí tụ ở đó. Chính vì khí Dương giáng, nên ở những nơi ao, hồ, khuyết lõm… - trong phong thuỷ qui ước thuộc Dương – vì khí dương tụ ở đó.
- Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí của những sao qui ước tùy thuộc vào vị trí của các sao trong cửu cung.

Khí không chỉ là một khái niệm rất quan trọng được nhắc tới trong phong thủy mà có thể nói rằng: Nó là một yếu tố quan yếu trong toàn bộ các phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

IV–2> Tính chất ứng dụng phương vị trong phong thủy

Trong các trường phái phổ biến đã trình bày ở trên và cả những phương pháp liên quan đến phong thủy còn lưu truyền trong dân gian đều có cùng một cách phân chia phương hướng như nhau. Điều này chứng tỏ chúng phải có cùng xuất xứ từ một nguyên lý lý thuyết căn để và nhất quán. Cấu trúc của chiếc La Kinh – một vật bất ly thân của các phong thủy gia cho thấy, các trường phái phong thủy đều phải thừa nhận một qui ước dữ kiện ban đầu nhất quán.
IV–3> Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái
Các trường phái đều lấy cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái trong dịch học làm căn bản cho phương pháp luận ứng dụng. Điều này cho thấy khoa phong thủy chính là hệ quả ứng dụng của học thuyết này.

IV–4> Sự liên quan và tính thống nhất giữa các trường phái trong phong thủy.

Từ sự liên quan nói chung giữa cái gọi là trường phái nói trên – mà chủ yếu là tính nhất quán trong ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là cơ sở để chúng tôi đặt vấn đề về tính thống nhất và hoàn chỉnh giữa các trường phái trong xuất sứ khởi nguyên của khoa phong thủy và lịch sử ra đời của nó.

- Mối liên quan giữa Huyền Không và Bát trạch.

Như trên chúng tôi đã trình bày, Phái Bát trạch lấy yếu tố năm sinh Nam nữ để qui ước cung phi bản mệnh làm dữ kiện ban đầu thực hiện các phương pháp ứng dụng tiếp theo. Nhưng dữ kiện ban đầu rất quan yếu của phái Bát trạch lại chính là qui luật phi tinh quan yếu của phái Huyền Không – là một trường phái xuất hiện rất muộn trong lịch sử phong thủy có nguồn gốc từ các bản văn chữ Hán.
Nam là Dương phi nghịch và nữ là Âm phi thuận.
Qua nguyên lý và phương pháp lập thành bảng cung phi ứng dụng trong Bát trạch, chúng ta thấy rất rõ phương pháp Bát Trạch và Huyền không, có liên hệ với nhau rất chặt chẽ trong phương pháp ứng dụng. Nếu không có phương pháp phi tinh của Huyền Không thì không thể định tính phân loại cung phi theo tuổi để ứng dụng trong Bát trạch. Nhưng trong cổ thư chữ Hán thì "Bát trạch" và "Huyền không" lại là hai trường phái không liên quan gì đến nhau và được "sáng tạo" ở hai thời kỳ cách xa nhau trong lịch sử văn minh Hán.

- Mối liên quan giữa Bát Trạch và du niên phiên tinh trong Dương trạch Tam yếu.

Du niên phiên tinh là một yếu tố quan trong có tính cốt lõi của phái này lại có xuất xứ liên hệ chặt chẽ với qui ước tốt xấu có xuất xứ từ mối liên hệ tốt xấu với phi cung bản mệnh của phái Bát trạch với các phương vị trong phong thủy. Chính tính tốt xấu trong 8 cung phương vị của Bát trạch lại thay đổi tên thành 8 du niên tinh trong Dương trạch Tam yếu.
Những danh từ và khái niệm liên quan tên các sao: Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù, Phá Quân....được ứng dụng như là một phương pháp căn bản trong phép du niên phiên tinh trong Dương trạch tam yếu, nhưng chúng tại hoàn toàn có xuất xứ từ phân cung quái theo Hậu Thiên từ Bát trạch. Điều này cũng như phương pháp phi mệnh cung trong Bát trạch chính là phương pháp phi tinh Huyền Không vậy: Nam phi nghịch, nữ phi thuận.

V - Tính thống nhất của các trường phái trong Phong thuỷ Lạc Việt

Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chứng minh sự mơ hồ của những khái niệm trong Lý học Đông phương và những nguyên tắc cơ bản trong ứng dụng của Phong Thủy trong các bản văn chữ Hán và mâu thuẫn của nó. Không thể có cùng một hệ thống lý thuyết, nhưng lại có hệ quả là những phương pháp ứng dụng mâu thuẫn và mơ hồ trong phong thủy. Trên cơ sở này, ông cho rằng:
Phong thủy với những hiệu quả trên thực tế ứng trải hàng thiên niên kỷ, vượt không gian và thời gian với cùng một mục đích là phục vụ con người. Điều này đã xác định đằng sau sự tồn tại với hiệu quả vượt thời gian và không gian đó phải là một chân lý; một thực tại khách quan mà những qui luật của nó được tổng hợp và phản ánh trong phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy. Nhưng chính tính thất truyền và sự sai lệch đã khiến nó trở nền huyền bí trải hàng ngàn năm qua.
Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.
Trên cơ sở này, chúng tôi thống nhất cho rằng: Những trường phái phong thủy qua bản văn chữ Hán thực chất chỉ là những phát hiện riêng phần, rời rạc từ một nền văn minh đã mất. Nên nó mơ hồ, bí ẩn chính vì tính thất truyền và sai lệch trong quá trình Hán hóa nền văn minh này. Bởi vậy, chúng tôi xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học là:

Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách hoàn chính, có tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Từ tiêu chí xác định tính khoa học thì một lý thuyết, một phương pháp được coi là khoa học phải thỏa mãn các tiêu chí khoa học giành cho nó.
Chúng tôi cũng xác định trên cơ sở khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học thì phải gồm ba yếu tố căn bản sau đây:
1 – Lịch sử hình thành lý thuyết.
2 – Tính hợp lý về nội dung của học thuyết đó theo tiêu chí khoa học hiện đại.
3 – Tính phản ảnh thực tại khách quan của phương pháp hoặc lý thuyết.

Trên cơ sở những tiêu chí khoa học đã nêu ở trên, chúng tôi xác định rằng: Phong thủy cũng như thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung, không thể có xuất xứ từ nền văn minh Hoa Hạ. Những bản văn chữ Hán ghi nhận những di sản liên quan đến Phong thủy , thực chất chỉ là một sự Hán hóa sai lệch, không hoàn chỉnh.
Đó chính là nguyên nhân sự mơ hồ và mâu thuẫn trong nội dung của khoa Phong Thủy, đã tạo nên sự bế tắc và bí ẩn trải hàng ngàn năm đến ngày nay của khoa phong thủy Đông phương.
Cũng trên cơ sở này, trong qúa trình nghiên cứu và tìm hiểu về Phong thủy, chúng tôi đã xác định:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và khoa phong thủy thuộc về nền văn minh Bách Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
V–1> Về lịch sử.
Khái niệm Phong thủy Lạc Việt đã xác định tiến trình lịch sử và cội nguồn của nó thuộc về nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Sử Ký Tư Mã Thiên thừa nhận: “Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở”. Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa hiện đại cũng xác nhân rằng: Ở Nam Dương tử đã có một nền văn minh rực rỡ và bị biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành, Kinh Dịch không thuộc về nên văn minh Hoa Hạ thì cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Bởi vậy, tính hợp lý cho một giả thuyết khoa học xác định nó phải thuộc về nền văn minh Bách Việt ở nam Dương tử.
Những yếu tố văn hóa truyền thống, những di sản văn hóa phi vật thể và những chứng tích tư liệu lịch sử còn sót lại sau hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử chứng minh điều này. Tuy nhiên, hôm nay không phải là một hội thảo chuyên đề về lịch sử, nên chúng tôi chí giới hạn ở sự giới thiệu những nét chính liên quan đến nội dung về lịch sử khoa phong thủy.

V–2> Về nội dung
Khoa Phong thủy Đông phương là hệ quả ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và thực tế hoàn toàn ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây cũng chính là nền tảng của Lý Học Đông phương và là mục đích nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học về mọi phương diện, chúng tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán với nguyên lý xuyên suốt chính là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".
Từ nguyên lý căn để xuyên suốt một cách nhất quán này, chúng tôi đã hiệu chỉnh những sai lệch, bất hợp lý và thống nhất tất cả những trường phái rời rạc, mâu thuẫn ….ghi nhận trong bản văn chữ Hán trong khoa phong thủy Lạc Việt.
Trong Phong thủy Lạc Việt được phục hồi trên cơ sở tiêu chí khoa học, chúng tôi xác định rằng:
Qui luật tương tác là yếu tố căn bản hình thành nên phương pháp ứng dụng của Phong thủy. Khoa học hiện đại xác định rằng:
Vũ trụ đã hình thành từ sự tương tác, hình thức tương tác như thế nào thì bản chất sự việc sẽ như thế đó.
Trên cơ sở khoa học này, Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng: Các trường phái thể hiện rời rạc và mâu thuẫn trong cổ thư chữ Hán thực chất là sự phản ánh quy luật ứng dụng của 4 trạng thái tương tác căn bản lên điều kiện sống của con người. Đó là:
1) Tương tác giữa từ trường của Địa cầu với con người – chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn Bát trạch.
2) Tương tác giữa cảnh quan môi trường với con người qua vị trí nhà ở của con người - chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn Loan đầu (Hình lý khí).
3) Tương tác giữa cấu trúc, hình thể căn nhà với con người - chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong Dương trạch Tam yếu.
4) Tương tác của sự vận động vũ trụ với căn nhà - chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn gọi là Huyền không.
Bốn yếu tố tương tác này có mối tương quan chặt chẽ phản ánh những yếu tố căn bản nhất tác động lên môi trường sống của con người qua căn nhà của mình. Không thể xét phong thủy cho một căn nhà mà thiếu một trong những yếu tố tương tác này.
Phong thủy Lạc Việt chính là sự ứng dụng tính tương tác theo quy luật của tự nhiên lên cuộc sống con người mà con người nhận thức được ở nền văn minh cổ xưa nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chính con người.

V–3> Về khả năng phản ánh thực tại khách quan.

Khoa phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, đã chứng tỏ tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hợp lý trong việc giải thích các trường hợp liên quan phù hợp với tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học. Tất nhiên nó phải có khả năng phản ánh thực tại khách quan, một yếu tố quan trong để xác định tính khoa học của nó. Một trong những thực tại quan trong nhất mà chúng tôi trình bày ở đây chính là tính tương tác mang tính quy luật các định luật một thực tại phản ảnh trong khoa Phong thủy.
Đó là những thực tại của mối quan hệ giữa con người với hiệu ứng từ trường trên Địa cầu, sự vận động của vũ trụ, ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên trên Trái Đất lên cuộc sống con người. Chúng tôi đã minh chứng điều này qua những tham luận của các thành viên Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương trong hội thảo hôm nay.
Chính vì biết rõ những quy luật tương tác này, mà khoa phong thủy đã hiệu chỉnh nó phù hợp với mục đích của cuộc sống mưu cầu hạnh phúc của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên.

V-4> Tại sao nói phong thủy học về cơ bản là khoa học ?

Khoa học lấy thực tế làm cơ sở, còn tín ngưỡng thì đặt vào vị trí thấp hơn, do đó tính thống nhất của khoa học là mạnh mẽ.
Tôn giáo lấy tín ngưỡng làm chính, tính thực tế hoàn toàn không quan trọng cho nên tính thống nhất của tôn giáo cũng yếu hơn.
Bây giờ xét xem phong thủy học có đủ các điều kiện của khoa học không ?
Trước tiên, khoa học có nguồn gốc từ định luật mà phong thủy lại bắt nguồn từ "hiệu ứng trường xoắn vũ trụ"; hơn nữa còn dựa vào số lớn quy luật và định luật đã tổng kết qua thực tế, có lợi cho sự cư trú của loài người như các quy luật "núi vòng quanh, nước bao bọc - tất có khí", "Bên phải sông là cát, bên trái sông là hung","Ngoằn ngoèo, uốn khúc là có tình",... Ngoài ra còn có các quy luật vận hành cua thiên thể như thiên can, địa chi, tam nguyên vận khí,...
Nếu là khoa học, tính thực tế phải rất mạnh. Phong thủy học quyết không phải là thuyết giáo lý luận. Có rất nhiều thực tế là căn cứ có thể nghiệm chứng trong các công trình ở các quốc gia châu Á.
Nếu là khoa học, tín ngưỡng phải yếu hơn. Cát hung của phong thủy học là sự tác động lẫn nhau giữa năng lượng của trường khí vũ trụ với hoàn cảnh và nơi ở, là kết quả khách quan của sự ảnh hưởng qua lại với con người, không hề có mối liên hệ với tôn giáo.

VI - Kết luận
Phong thuỷ là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trong văn minh Đông phương, trải hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, xuyên qua mọi không gian văn hóa của xã hội loài người. Ngay cả trong xã hội của nền khoa học tiên tiến hiện nay, phong thủy vẫn tồn tại. Điều này đã chúng tỏ một chân lý và là một thực tại không thể phủ nhận, dù người ta nhìn nó với góc độ nào và kết luận nó là cái gì. Trước sự tiến bộ ngày càng nhanh về tri thức khoa học hiện đại và nhất là khoa học lý thuyết, những giá trị tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương đã được các khoa học gia hàng đầu nhìn nhận như một đối tượng khoa học nghiêm túc.
Nhưng trài hàng thiên niên ký cho đến tận ngày hôm nay, với những tri thức tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại, những khái niệm, những phương pháp ứng dụng của nền Lý học Đông phương – mà nền tảng là Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của con người.
Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.
Khoa phong thủy Đông phương và thuyết Âm Dương Ngũ hành với Bát quái nói chung, được phục hồi từ những di sản văn hóa Việt đã xác định tính khoa học của nó căn cứ theo tiêu chí khoa học hiện đại. Dần dần tiến tới khám phá những thực tại khách quan đang tương tác một các có quy luật với con người, mà người xưa nhận thức được và tổng hợp trong một hệ thống lý thuyết đã thất truyền là thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Phong thuỷ Lạc Việt chính là một hướng nghiên cứu tiếp tục chuyên sâu về phong thuỷ nhằm tìm về cội nguồn đích thực và những thực tại còn chưa biết ẩn chứa đằng sau hiệu quả thực tế của nó với những luận cứ đã trình bày ở trên.
Về phương pháp ứng dụng thì Phong thuỷ Lạc Việt không hề phủ định tri thức phong thuỷ truyền thống mà chỉ là sự hiệu chỉnh một số vấn đề cụ thể liên quan và thống nhất với nguyên lý của nó.
Chính vì vậy, việc tổ chức hội thảo này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hướng nghiên cứu và cách nhìn mới về nguồn gốc và bản chất khoa học của Phong thủy, nhằm gìn giữ những giá trị học thuật thuộc văn hóa truyền thống Lạc Việt.
Những ý kiến của chúng tôi chỉ là những khám phá bước đầu xác định tính khoa học của Phong thủy. Phía trước còn nhiều vấn đề phải tiếp tục khám phá.
Chúng tôi rất hy vọng được sự quan tâm của quí vị học giả và những Phong thuỷ gia cùng tham gia nghiên cứu tiếp tục khám phá những bí ẩn của nền văn hóa Đông phương mà Phong Thuỷ Lạc Việt là một thành tố trong hệ thống tri thức đồ sộ của nó, còn được gìn giữ tới ngày nay.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị !

Đỗ Đức Trụ
---------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
:
1. Hà đồ trong văn minh Lạc Việt - Tác giả : Nguyễn Vũ Tuấn Anh
2. Định mệnh có thật hay không - Tác giả : Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
3. Bát trạch Minh Cảnh - Tác giả : Thái Kim Oanh.
4. Dương trạch Tam yếu - Tác giả : Triệu Cửu Phong
5. Trạch vận Tân án - Tác giả : Thẩm Trúc Nhưng
6. Ứng dụng trường khí trong đời sống và kiến trúc - Tác giả : Trương Huệ Dân
7. Dương cơ chứng giải - Tác giả : Lộc Dã Phu
8. Phong thủy Huyền không học - Tác giả : Bình Nguyên Quân
9. Các tài liệu sưu tầm trong một số trang Web về lý học đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY

Châu Thế Vinh
Thành viên Ban nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt
Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương


Posted Image

I – MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT
TRONG PHONG THỦY.

I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy.


Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:
Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.
Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy thừa nhận.
Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng trong phong thủy.
Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác.
Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ.
Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy. Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.

Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.

II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY CỔ.

1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ.

Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).

II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong phong thủy từ trước đến nay.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:

a/ Nguồn tham khảo 1:
Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng
"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm



Posted Image

Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau trên đường thẳng chính là điểm lập cực"


b/ Nguồn tham khảo 2:
Trích: Cách sử dụng La Bàn trong Phong Thủy – Tác giả Tuệ Duyên – NXB Thanh Hóa
"Đối với các mặt bằng không theo hình thù nào cả thì có nhiều cách để tìm ra điểm trung tâm:
a) Phương pháp hình học: Đối với kiến trúc mà nói, đường mặt bằng cơ bản thường là hình chữ nhất hợp thành, thường do một hình chữ nhật chủ yếu là chính, có chổ nào đó lồi lõm, như vậy phải dùng cách kê bằng để biến chúng thành hình chữ nhật đúng quy cách thì sẻ tìm ra trung tâm mặt bằng (Hỉnh 5)
b ) Phương pháp trọng tâm: Đem một mặt bằng phức tạp cắt ra, đặt lên đầu cái Kim đài thì sẽ đo ra trọng tâm của mặt bằng kiến trúc. Trọng tâm của mặt bằng có lúc không hoàn toàn trùng khớp với trung tâm nhưng thông thường rất gần trùng hợp (hình 6)


Posted Image"

c/ Nguồn tham khảo 3:
Các cách tính tâm thông thường hay gặp ở các tài liệu khác:
Dùng đường bao chung quanh hình biểu kiến mặt bằng nhà đất để xác định hình cơ bản, sau đó định tâm nhà bằng cách xác định trọng tâm hình cơ bản đó. Tham khảo các trường hợp sau (Nét màu đen là đồ hình mặt bằng nhà. Nét màu hồng / đỏ là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm):


Posted Image
Hình. 7


Posted Image
Hình.8

Posted Image
Hình 9



II - 3. Nhận xét về các phương pháp định tâm nhà đất nêu trên:

a/ Nguồn tham khảo 1.

- Chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng tâm nhà đất và cho đó là điểm lập cực.

- Phương pháp định tâm rất mơ hồ không có nguyên lý, thậm chí mâu thuẫn với cả tiêu chí ban đầu đưa ra là lấy trọng trâm trong lực học vật lý làm trung tâm.

- Định tâm theo phương pháp ở Hình 3, Hình 4 dẫn đến sai lệch rất nhiều (sẽ có dẫn chứng cụ thể khi so sánh với phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương)

b/ Nguồn tham khảo 2.
- Cả 2 phương pháp đều không nêu được nguyên lý để định tâm trong các trường hợp mặt bằng phức tạp: - Phương pháp hình học: cách định tâm rất cảm tính và mơ hồ, nếu xem tâm trọng tâm vật lý của mặt bằng biểu kiến thì cách định tâm này cũng không chính xác.
- Phương pháp trọng tâm: trực tiếp thừa nhận không thể định tâm chính xác. Đồng thời phương pháp này rất mất thời gian, không thực tế và mang sai số nhất định do đo bằng Kim đài.

c/ Nguồn tham khảo 3.
- Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 7), nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 8 và hình 9).

II - 4. Nhận xét chung:
Tính đến thời điểm hiện tại
Chính do tính thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết, nên các phương pháp ứng dụng của phong thủy hiện nay chưa có một định nghĩa hợp lý và phương pháp, có nguyên lý cụ thể cho việc định tâm nhà đất một cách chính xác.
Các phương pháp định tâm nhà đất của các Phong thủy gia hiện tại tùy tiện, mơ hồ và chứa nhiều sai lệch. Diện tích nhà đất càng lớn, càng phức tạp thì sự sai lệch càng lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong Phong thủy, nhất là khi có liên quan đến sự trấn yểm.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
DO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (TTNCLHDP) PHỤC HỒI.

III - 1. Định nghĩa tâm nhà đất.


Phong thuỷ phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở ảnh hướng tới con ngưởi. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác.
Do đó, phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng trong việc phân cung, điểm hướng - là một thành tố quan trọng trong ứng dụng Phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là:

Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong Phong thủy chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đó trong không gian.


Posted Image
Hình minh họa

Hay nói một cách khác:
Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.

Trên cơ sở xác định tính khoa học bản chất của phong thủy là tính tương tác và sự ứng dụng quy luật của sự tương tác, chúng tôi nhận thấy rằng:
Sự tương tác cân bằng chính là sự tương tác với trọng tâm biểu kiến của vật thể đó.


Đây chính là nguyên lý khoa học của việc định tâm nhà đất theo phong thủy Lạc Việt của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Từ đó xác định mọi phương pháp định tâm trong Phong thủy Lạc Việt, mà chúng tôi tiếp tục trình bày dưới đây.

2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG TÂM HÌNH THỂ NHÀ ĐẤT.
2-1. Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:

Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.

2-2. Phương pháp căn bản trong tính trọng tâm:

2-2-1. Nhà đất có hình thể đơn giản:
Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà mà tự nó đã mang tính cân đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo. Trong trường hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.

Posted Image
Posted Image
Posted Image


2-2-2. Nhà đất có hình thể phức tạp:
A - Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c / Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.

B - Minh họa phương pháp tính tâm nhà đất:
Chúng sẽ tiến hành lấy một hình thể nhà đất phức tạp để làm ví dụ minh họa. Miếng đất hoặc căn nhà hình chữ “L” thuộc hình thể nhà đất phức tạp, nhưng cũng rất thường gặp trong thực tế.
Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ thao tác định tâm hết sức cơ bản và chính xác để xác định tâm của loại cuộc nhà đất này: Hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình “L” dưới đây:
Tiến hành từng bước theo a/ b/ c ở trên, ta lần lượt có:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình.

Posted Image

Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.

b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
Posted Image

c/ Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Posted Image

Hình 13. Bước c/ xác định chính xác trọng tâm của hình thể

Như vậy trọng tâm của hình thể này chính là tâm của cuộc nhà đất nói trên

2-2-3. So sánh với các phương pháp định tâm ở mục II - a/.

Posted Image
H.14

Posted Image

Ta dễ dàng nhận thấy có một sai lệch rất lớn ở phương pháp định tâm của hiện tại của các Phong Thủy gia so với phương pháp định tâm chính xác, mang tính nguyên lý của Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông Phương.

2 - 2 - 4. Phương pháp tính trọng tâm có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài phương pháp định tâm nhà đất cơ bản trên, chúng tôi còn đưa ra thêm 3 phương pháp với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính như Auto Cad, Excel, phần mềm Phong Thủy chuyên dụng riêng của Nguyễn Như Kiên, kỹ sư thủy lợi, email: kimkien@gmail.com. thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.
Phương pháp này được mô tả như sau:

a/ Định tâm nhà đất bằng phần mềm AutoCAD:


- Vẽ hình tỉ lệ biểu kiến của nền nhà hay cuộc đất trong AutoCAD
- Tạo 1 region từ hình vừa tạo bằng lệnh Boundary.
- Xác định tâm của hình (centroid) qua lệnh massprop.

trong hình vẽ minh họa dưới tọa đây tâm hình có tọa độ X = 4.444; Y = 7.7778
Posted Image
Hình 16

:angry: Định tâm nhà đất bằng phần mềm Excel:
Vẽ hình trên 1 trục xOy bất kỳ.
- Gán tọa độ cho các điểm (Ví dụ hình trên điểm A có tọa độ (0, 0); điểm B(0, 15); điểm C(10, 10); điểm D(0, 10)
- Tính tọa độ trọng tâm hình (trong hình là Xc và Yc) qua công thức:
Posted Image
(Công thức này tính bằng excel hoặc MathCAD thì rất nhanh & có thể lập công thức 1 lần dùng nhiều lần)

c) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Phong thủy chuyên dụng:
Tham khảo phần bài viết và trình bày của Nguyễn Kim Sơn – Thành viên Ban Nghiên cứu Phong Thủy – TT Nghiên cứu lý học Đông Phương(*)

IV. TÍNH NGUYÊN LÝ VÀ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT
TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.

IV - 1. Định tâm chính xác
Phát huy hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong Phong Thủy.


Có thể nói, phương pháp định tâm nhà đất trên của Phong thủy Lạc Việt là một phương pháp hoàn chỉnh và có tính nguyên lý. Từ việc định tâm nhà đất chính xác dẫn dến việc định phương vị sơn hướng chính xác, các phương pháp ứng dụng Phong thủy sẽ phát huy tính hiệu quả của nó. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này qua hình minh họa dưới đây:
Hình a.
Kết quả định tâm theo Phong thủy Lạc Việt cho việc định vị các hướng như sau trên diện tích nhà.
Giả định nhà hướng Càn Tây Bắc và các phần màu vàng thể hiện các phương vị tốt trên mặt bằng nhà.

Posted Image

Hình b:
Kết quả định tâm trong phong thủy phổ biến hiện nay cho việc định phương vị tốt xấu khác hẳn.


Posted Image

Như vậy, nếu chúng ta giả định rằng:
Không có sự đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt trong Phong thủy Lạc Việt thì việc định tâm trên của phương pháp phổ biến hiện nay trong phong thủy, cũng tạo ra sự khác biệt lớn về phương vị tốt xấu trên mặt bằng nhà so với phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt. Điều này sẽ quyết định tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp phong thủy.

IV - 2. Tính hợp lý trong định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt và các vấn đề liên quan.

Qua hai đồ hình so sánh phương pháp định tâm trình bày ờ phần IV - 1, chúng ta thấy rằng:
Sự định tâm phổ biến hiện nay có một sai số rất lớn so với phương pháp định tâm được phục hồi từ Phong thủy Lạc Việt. Sự định tâm đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng đúng. Trên cơ sở đó, các phương pháp ứng dụng của phong thủy như bố trí phòng ốc, công trình phụ, cầu thang, bếp sẽ hoàn toàn chính xác.
Ngược lại, với phương pháp định tâm phổ biến hiện nay trong phong thủy phi Lạc Việt rõ ràng có sai số rất lớn. Từ đó các qui ước trong phương pháp ứng dụng nhưng tiêu chí của phong thủy sẽ bị sai.

V. KẾT LUẬN:
Như vậy, xuất phát từ một nguyên lý nhất quán và hoàn toàn khoa học là nguyên lý tương tác, đã xác định tính cân bằng tương tác đối với một hình thể đơn vị diện tích, để xác định trọng tâm nhà đất trong phong thủy Lạc Việt. Phương pháp định tâm chính xác này là tiền đề nòng cốt cho việc ứng dụng hiệu quả và chính xác của các hàng loạt phương pháp khác như Bát trạch, Loan đầu, Dương trạch tam yếu, Huyền không phi tinh… Và từ đó Phong Thủy Lạc Việt tiến tới làm sáng tỏ hoàn toàn những bí ẩn trài hàng thiên niên ký trong phong thủy của nền văn hóa Đông phương. Đó là tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, khách quan và tăng thêm khả năng dự báo của Phong thủy Lạc Việt phủ hợp với tiêu chí khoa học.
Kết quả của phương pháp định tâm trong phong thủy Lạc Việt xuất phát từ một thực tại khách quan và được khoa học thừa nhận. Đó chính là nguyên lý tương tác trong vũ trụ và minh định tính khoa học đích thực của khoa phong thủy vốn thất truyền những nguyên lý lý thuyết của nó thể hiện trong các cổ thư còn lại.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
--------------------------------------
* Chú thích: CD phần mềm định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt là quà tặng cho các quí vị đại biểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÍNH KHOA HỌC CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG.

Kỹ sư Đào Công Minh
P.Giám đốc Cty cổ phần xây lắp Hạ Tầng – TP. HCM

Thành viên nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Posted Image

Vài năm trở lại đây, cùng với nhiều môn lý học đông phương, phong thủy đã có sự hồi phục mạnh mẽ trong cuộc sống. Ờ mảng văn hóa, thì nhiều nhà xuất bản đã cho in đến gần trăm đầu sách của nhiều tác giả trong và ngoài nước, đương đại cũng như cổ đại về đề tài phong thủy phục vụ người đọc. Nhiều tờ nhật báo, tuần báo hay đặc san chuyên ngành đã mở những chuyên mục bàn về phong thủy. Trên phương diện báo tiếng, đã có một số đài phát thanh địa phương cũng mở chuyên mục định kỳ cho đề tài phong thủy. Và đặc biệt trên phương tiện truyền thông mạnh nhất, tiện ích nhất, phong phú đa dạng hiện nay là internet thì đề tài về phong thủy được phổ biến rất nhiều và mạnh. Một phần được tiếp xúc thông qua các phương tiện thông tin văn hóa nói trên, một phần do nhu cầu “ tìm lành tránh dữ” thì một bộ phận lớn người dân đã tìm và áp dụng phong thủy vào cuộc sống của mình. Chuyện lớn thì từ làm một căn nhà ( chọn phương hướng, tổ chức kiến trúc….) rồi việc bài trí nội thất( hướng giường nằm, tủ thờ, đặt bể cá , treo tranh ảnh kính gương…. ); Tu chỉnh ngoại thất ( màu sắc sơn, cây cảnh sân vườn…). Nhỏ hơn là việc chọn số xe, số điện thoại, màu sắc quần áo, phương hướng xuất hành năm mới….vv.

Do có điều kiện công tác trong ngành xây dựng, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ dạng bỏ túi để thăm dò quan điểm với áp dụng phong thủy trong việc xây dựng nhà cửa ở 100 người có độ tuổi từ 25 – 50 thuộc nhiều thành phần có trình độ chính trị xã hội, tri thức khoa học khác nhau ( như bác sĩ, kỹ sư, kinh doanh, viên chức, dân thường ) hiện là chủ đầu tư công trình, trong đó nữ 28 người; Nam 72 người. 80% đã có gia đình riêng và đều là chủ gia đình.
Kết quả :
* Với câu hỏi : Bạn biết gì về Phong thủy? .
Có 17% hiểu khá rõ về một số khái niệm của phong thủy, 83% số còn lại đều có nghe, có biết là đó môn sắp đặt nhà cửa sao cho phù hợp và tốt cho chủ nhà. Trong khi hỏi Tử bình, Tử vi là gì thì chỉ có 52% biết là môn bói toán về cuộc đời con người, còn lại là hình như là hoặc mới nghe tên lần đầu.

* Với câu hỏi : Nếu làm nhà, bạn có muốn áp dụng phong thủy không ?
Có 94% muốn áp dụng phong thủy trên quan điểm cầu lành tránh dữ; tốt thôi vì nhà nhiều khi lại đẹp thêm chứ ko xấu đi… 2% lưỡng lự có cũng tốt,không cũng được; 4% không cho là cần thiết, là lằng nhằng phúc tạp.

* Với câu hỏi : Muốn ứng dụng phong thủy cho mình thì phải làm sao ?
Có 45% cho rằng phải nhờ người có chuyên môn tư vấn; 12% cho rằng mình có thể tự mày mò bằng đọc sách báo rồi áp dụng. Ngoài 4 trường hợp không tham gia vì cho rằng phong thủy không cần thiết ở trên, thì số còn lại là 39% chưa biết sử lý thế nào vì thiếu thông tin.

Kết quả tuy khiêm tốn, nhưng có thể đã phần lớn phản ánh nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh ứng dụng phong thủy hiện nay trong cuộc sống dân sinh, đó là tình trạng nhiều người biết mặt chỉ tên phong thủy, muốn áp dụng thì gặp lúng túng nhất định, chưa biết làm sao?
Thêm nữa tình hình ứng dụng phong thủy hiện nay đang tồn tại những tình huống mâu thuẫn, tréo ngoe là quan điểm của nhiều trường phái, nhiều thầy có những mâu thuẫn trái ngược nhau, khiến khó xử, nghi ngại thậm chí là hoang mang cho gia chủ trong một số tình huống.
Sau một thời gian ngắn được tiếp xúc và ứng dụng phong thủy Lạc Việt, tác giả xin có một vài trao đổi về một vài phương pháp cơ bản của phong thủy Lạc Việt khi ứng dụng thực tế đã biểu lộ đưiợc tính khoa học và nhất quán hơn hẳn. Đồng thời xin nêu một vài kinh nghiệm và đề xuất trong việc định hướng áp dụng phong thủy trong xây dựng công trình dân dụng theo phong thủy Lạc Việt.

I – ĐỐI TƯỢNG CHỦ HỘ CHO MỘT CĂN NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.

Trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, xác định về đối tượng là Chủ rất quan trọng, vì có xác định được chính chủ thì mới có định hướng về đường lối, cách thức ứng xử sau đó. Ví như trong giao tế có Chủ - Khách; Lãnh đạo có Chủ tịch, Chủ nhiệm; Quản lý nhân khẩu có Chủ hộ; Tài sản có Chủ sở hữu; Họp hành triển khai thì có Chủ trì; Chi tiêu mua sắm có Chủ chi; Trong án luật có Chủ thể - Khách thể, chủ mưu - tòng phạm…
Do Phong thủy là sự tương tác từ môi trường đến con người một cách có định hướng. Một định hướng đầu tiên rất quan trọng là đối tượng chịu ảnh hưởng trước nhất, rồi từ đó mới ảnh hưởng đến toàn gia đình, đó chính là Chủ nhà.
Vì vậy khi áp dụng Phong thủy trong xây dựng dân dụng, việc chọn chủ cho căn nhà hay công trình đó là việt rất cần thiết và quan trọng, nhất là ở phần Bát Trạch (1).
Một số trường phái phong thủy lâu nay đang có những lúng túng, mâu thuẫn, thiếu nhất quán về vấn đề chọn chủ hộ cho nhà đất cần áp dụng phong thủy. Trong một gia đình chỉ có vợ chồng con cái, người ta lấy ông chồng làm chủ nhà để lập phong thủy cho căn nhà đó, điều này thật đơn giản rất thuận lý và phù hợp. Nhưng ở một số trường hợp phức tạp hơn, người ta sử dụng các tiêu chí quan hệ xã hội khác để chọn như : Người chủ nhà là người đứng tên sổ đỏ, bìa hồng. Hay là chủ nhà là người đã bỏ tiền ra mua tài sản đó. Thậm chí là người đang ăn lên làm ra nhât trong gia đình đó bất kể vị trí thứ bậc gì trong quan hệ gia đình.
Ví dụ : Một gia đình có con cái trưởng thành, người con trai bỏ tiền ra mua thêm đất bên cạnh, phá nhà cũ đi làm nhà mới to lớn hơn thì người con đó do bỏ tiền ra lên được thày phong thủy chọn là chủ hộ, trong khi cha mẹ còn tại hiện thì không được kể đến. Chính những quan điểm không thống nhất như vậy đã gây sai lầm trong việc áp dụng phong thủy vào căn hộ đó, từ đấy dẫn đến những tác hại xấu cho cả gia đình. Hoặc cũng có quan niệm cho rằng: Nhà thì theo tuổi chồng, bếp thì theo tuổi vợ.....vv.....
Phong Thủy Lạc Việt đã giải quyết khúc mắc này bằng những qui tắc rất thuyết phục và khoa học. Đó là nguyên tắc ( được đặt lục bát như sau):

Âm thì phải thuận tùng Dương
Dương luôn là trước, Âm thường là sau.

Tác động từ môi trường tới con người sinh sống trên căn nhà đó, được định hướng qua đối tượng “chủ hộ” của nhà đất đó. Chủ hộ ở đây không phải là người đứng tên pháp lý căn hộ hay chủ sổ hộ khẩu, cũng không phải là người có kinh phí đầu tư mua sắm, mà là người Dương nhất trong quan hệ gia đình sinh sống trên mảnh đất đó. Với nguyên tắc Dương trước Âm sau thì quan hệ trong gia đình được xác định:
Cha mẹ là Dương, con cái là Âm; chồng là Dương, vợ là Âm; anh chị là dương em là Âm… Và Âm phải luôn tuân theo dương (Âm thuận tùng Dương).
Nguyên tắc này thể hiện sự nhất quán, phù hợp với lý Âm Dương trong vũ trụ cũng như lẽ Đạo của Đông phương lâu nay.
Nhận thấy tính hợp lý, thống nhất mang tính khoa học, chúng tôi đã có những ứng dụng:
a/ Áp dụng nguyên tắc này, đã giải thích được một số tồn nghi như trường hợp gia chủ là con, đang cùng sống với cha mẹ. Khi làm nhà có áp dụng phong thủy theo tuổi của mình , nhưng khi chuyển gia đình vào sinh sống đã xảy ra những trục trặc … mà nguyên nhân được nhân định là do Phong thủy căn nhà đó không hợp với tuổi người bố (hoặc mẹ), đó mới là người chủ định hướng tương tác của phong thủy căn nhà đó. Từ đó đã sử dụng tuổi của người bố( mẹ) này để bài trí phong thủy lại cho căn nhà, việc làm đã đem lại những kết quả tích cực.
*Một trường hợp điển hình: Vào đầu năm 2007, gia đình anh Phạm văn M 35 tuổi (công tác ờ ngành Dầu khí tại Vũng Tàu) gom tiền bán căn nhà của cha mẹ ngoài quê ( Nghệ An) cùng với khoản tích cóp mua đất xây nhà mới. Sau đó anh ta đưa toàn bộ gia đình gồm mẹ cùng vợ con vào Bà Rịa định cư. Sau khi nhập trạch vê nhà mới một thời gian, tất cả phụ nữ trong nhà đều ốm bệnh liên miên, khiến gia cảnh rất bối rối. Thông qua một chủ thầu nhận làm nhà cho anh M, nhờ giúp chúng tôi kiểm tra và phát hiện: anh M mua đất làm nhà từ 2 nguồn kinh phí 500 triệu tiền tích cóp và vay mượn của vợ chồng anh và 120 triệu từ tiền bán căn nhà cũ của người mẹ ngoài quê cho. Anh ta người tham gia giao dịch mua bán, đứng tên sổ đất, lại đứng ra lo toan xây cất nên đương nhiên quan niệm mình là chủ hộ, chù đất và phong thùy theo tuổi mình. Anh này tuổi Qúi Sửu phi cung là Đoài - Tây tứ mạng (Theo Phong thủy Lạc Việt - Sách Tàu là Ly), được một thầy tư vấn mua nhà hướng Tây Bắc – Tây Tứ Trạch, xây cất và bài trí theo đúng Tây trạch. Vậy căn nhà nếu chỉ có vợ chồng con cái anh ta sinh sống thì đây là sự phù hợp – tốt. Tuy nhiên, nhà ngoài quê đã bán, anh ta lại là con trai độc, mẹ già góa bụa, đúng lẽ đạo lý anh ta phải mời mẹ về ờ cùng để phụng dưỡng đến cuối đời là phù hợp. Trường hợp này phong thùy Lạc Việt xác định bà mẹ mới là Chủ hộ là đối tượng tương tác của căn nhà. Trong khi bà mẹ anh M tuổi Tân Tỵ ( 1941 ) phi cung Khảm Đông tứ mạng, ở trong căn nhà Tây tứ trạch, bài trí bếp nước, nơi thờ phụng hoàn toàn theo Tây trù. Việc sai lệch đó dẫn đến bà mẹ ốm đau là điều đương nhiên và đơn giản dễ hiểu. Do tính đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu bà mẹ là nữ sẽ kéo theo tất cả những người nữ trong gia đình gồm con dâu, cháu nội gái ốm bệnh theo. Từ phát hiện đó, chúng tôi đã điều chỉnh lại hướng bếp, bàn thờ và một vài cách bài trí phù hợp với Đông Tứ Trạch để hợp tuồi người mẹ. Sau một thời gian kết quả được cải thiện rất tốt, gia đình hết bệnh, người con dâu xin được việc làm tốt ở gần nhà.

b/ Áp dụng nguyên tắc này, đã có những tháo gỡ tạm thời cho những gia đình mà tuổi của gia chủ hiện không hợp hướng nhà đang ở bằng cách mời cha mẹ có tuổi hợp hướng nhà về ở cùng đề hóa giải. Việc này ngoài phong thủy đã có tác dụng tích cực là nối kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thắm thiết hơn.
* Trường hợp điển hình: Gia đình chị Hoàng thị M tuổi Đinh Dậu ( 1957) ở TP.HCM, Chồng tuổi Nhâm Thìn 1952 phi cung Chấn Đông Mệnh, nhà hướng chính Nam, phù hợp phong thủy. Năm 2005 chồng đột ngột qua đời. Do không có thông tin về phong thủy vì vậy cũng không quan tâm, nên bài trí sắp xếp trong nhà giữ nguyên như cũ. Đến đầu năm 2008 chị cho biết trong gia đình có nhiều biến động về sức khỏe cũng như tính nết con cái khiến rất buồn rầu. Sau khi kiểm tra phong thủy phát hiện nhà chị ta là Đông tứ trạch, bài trí thuận theo đông trạch là phù hợp với tuổi chồng chị ta là chủ. Nay chồng chết, thì tương tác của phong thùy đến chủ là chị ta,trong khi chị ta là Dinh Dậu phi cung Cấn - Tây tứ Mạng. Điều trái ngược này đã gây xáo trộn về sức khỏe và tính nết cô con gái ham chơi… Sau khi tìm hiểu được biết, gia đình chị có người mẹ chồng, trước đây đã có thời kỳ ở cùng vợ chông chị. Do quan hệ mẹ chồng nàng dâu có xích mích, bà này không ở được với con trai mà chuyền về ờ ở cùng vợ chồng cô gái út mấy năm nay. Bà mẹ này tuổi Nhâm thân 1932 phi cung Khảm Đông tứ trạch, xác định rất hợp với căn nhà này. Chúng tôi đã phân tích hiện tượng và dự báo nguy cơ, đồng thời đưa ra cách khắc phụ là khuyên chị M làm lành với bà mẹ chồng, mời bà về sống cùng cho vui và ấm cúng. Sau 2 tháng thuyết phục bà mẹ chấp thuận về ở cùng con dâu và cháu ngoại. Tương tác phong thủy phù hợp, đạo lý thông suốt qua hơn một năm trở lại sống chung tình cảm giữa bà mẹ và chị M từ mẹ chồng nàng dâu thành mẹ đẻ con gái, bà cháu quấn quýt nhau gia đình không ai bệnh tật. Con gái chị M trước bỏ học ham chơi, đua đòi mất kiểm soát …. Sau một thời gian điều chỉnh, tu chí thì nay đang du học tự túc tại Úc về quản trị kinh doanh. Đứa con trai học lớp 11 rất tốt và ngoan. Sau ngày chồng chết, mất hơn 2 năm làm ăn trục trặc, từ ngày có sự điều chỉnh trên, chị M trúng được nhiều hợp đồng cung cấp vật tư cho các công trình xây lắp trên địa bàn, thu nhập còn tốt hơn ngày chồng chị còn tại thế.


II- ĐỊNH TÂM VÀ PHÂN CUNG CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT.

Như chúng ta đều biết khi thực hiện phong thủy cho một ngôi nhà, thì việc đầu tiên là các việc định tâm của mặt bằng ngôi nhà đó từ đó mới có cơ sở phân cung phân cung và điểm hướng cho toàn công trình. Việc làm này có tính quyết định trong việc bố trí mặt bằng kiến trúc cho công trình. Vì nếu đúng và chính xác thì các kết quả sau sẽ đúng, còn nếu có sai lệch thì tất cả các kết quả sau sẽ sai sót lệch.
Hiện đa phần các trường phái Phong Thuỷ lưu truyền từ xưa cho đến nay, vấn đề định tâm này được đưa ra rất chung chung và đơn giản. Đối chiếu với các qui tắc của toán lý học, thì còn là sự xuề xòa thiếu chính xác.

a/ Với các căn nhà, khu đất có mặt bằng thuộc dạng hình học đơn thuần như : Chữ nhật, hình vuông, bình hành, tam giác hay hình tròn thì tâm nhà đất là tâm hình học của hình đó

Posted Image
Posted Image
Posted Image

b/ Với một số mặt bằng có hình zichzắc thì thông thường là cách dùng hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm.

Posted Image

c/ Hoặc chuyển từ hình đa giác phức tạp trở về hình tứ giác đơn giàn để xác định tâm.

Posted Image

Nét bao đậm là đồ hình mặt bằng nhà. Nét nhạt là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm.
Sở dĩ một phần có thể do thất truyền những lý thuyết căn bản và phần nữa có thể do xuất phát từ hình thù công trình kiến trúc xây dựng theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định. Hậu thế cũng mặc nhiên áp dụng.
Trong khi phong thuỷ là sự tương tác từ không gian sẽ cần đến vị trí đúng trong không gian của vật chịu tương tác. Đó chính là trọng tâm của vật
Trọng tâm là một điểm thể hiện tâm của một hình, đôi khi được coi là “tâm hữu hình” của thuộc tính.Theo vật lý hiện đại thì trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật khi nó đặt trong trọng trường.
Như vậy không kể các trường hợp đơn thuần (a) thì 2 trường hợp (b và c xét về mặt toán hình học là không chính xác khi xác định tâm của miếng đất hay căn nhà.
Phong thủy Lạc Việt đã rất khoa học trong việc định tâm cho căn nhà hay khoảnh đất bằng cách áp dụng toán học và vật lý : Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong phong thuỷ Lạc Việt chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian:
Posted Image


Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.
Dưới đây là hình vẽ so sánh hai phương pháp định tâm trên cùng một miếng đất có hình chử L – nở hậu. Chính sự sai khác này dẫn đến hàng loạt sai lệch hệ quả khác khi bố trí kết cấu, kiến trúc cho căn nhà và cuối cùng là đem lại hậu quả xấu cho gia chủ.
a/ Định tâm theo Phong Thủy Lạc Việt
Posted Image

b/ Định tâm theo phương pháp thông thường.
Posted Image


Trong nghiên cứu áp dụng Phong thủy chúng ta đều biết, tâm nhà và trung cung căn nhà có vị trí tối quan trọng trong việc bố trí kiến trúc, hệ thống kỹ thuật. Ví dụ như việc đặt để hầm hố, trụ cột tại trung cung và tâm nhà là điều tối kỵ.
Như vậy qua việc định tâm, phân cung bằng các ví dụ so sánh ở trên cho thấy phương pháp của Phong thủy Lạc Việt sẽ chính xác hơn, từ đó giúp việc phân biệt các khu vực tốt xấu trong khuôn viên đất để bố trí sắp xếp kết cấu kỹ thuật, nội thất kiến trúc phù hợp, tránh hung xấu. Đặc biệt áp dụng với các căn hộ đô thị ngày nay qũy đất có ít nhiều hạn chế.
Chúng tôi đã áp dụng phương pháp định tâm này để giải quyết một số vướng mắc cho những căn nhà có mặt bằng đất hình chữ L. ( là một dạng nhà đất được coi là tốt, đắc lợi vì nở hậu theo quan điển dân gian ở các đô thị hiện nay)
Cụ thể là anh Nguyễn Côn H 50 tuổi, ở Long Khánh – Đồng Nai, xây nhà năm 2000 trên mảnh đất 5*20 nở hậu ngang 3m hình L. Theo cách định tâm cũ, anh được hướng dẫn bố trí 01 hầm tự hoại vào góc L trong của mảnh đất để tránh trung cung có hầm hố. Sau khi xây nhà anh đổ bệnh tiểu đường, cao huyết áp tính nết bẳn gắt, hay ăn nhậu say xỉn về quậy phá vợ con. Năm 2007 sau khi gặp chúng tôi, căn nhà được định tâm và phân cung lại theop Phong Thủy Lạc Việt, xác định trung cung nhà bị phạm hầm hố, tư vấn cho gia chủ lấp chuyển và hầm. Từ cuối năm 2007, anh H gặp được người bày bài thuốc nam, rất chịu khó uống, kèm theo là tập luyện thể dục buổi sáng. Tuy còn ăn nhậu, tuy say xỉn nhưng về nhà hiếm khi quậy phá vợ con. Trong gia đình người vợ bị đau bao tử nhiều năm chạy chữa thuốc đông tây mà không giảm, sau khi sửa nhà gặp người chỉ cho ăn trường kỳ bài thuốc lá mơ lông trứng gà mà bệnh thuyên gảm rõ rệt.

III/ CÁC TRƯỜNG HỢP CỦA KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG:

Khoa học cổ Đông Phương với một khái niệm Khí là một yếu tố rất bao trùm và quan trọng cho nhiều bộ môn từ thiên văn địa lý; y học, võ thuật dưỡng sinh, kiến trúc xây dựng; nhân trắc dự đoán… Phong thủy cũng đã không nằm ngoài, trong phong thủy cổ tryuyền đã có hẳn một trường phái ứng dụng Khí gọi là Loan Đầu ( Hình Lý Khí) là dựa vào hình thể và khí chất của cảnh quan môi trường để bàn định và sắp xếp phong thủy.
Theo Phong thủy Lạc Việt : Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác và vận động của những vật thể vật chất, đồng thời tương tác lên các vật thể vật chất ấy. Tính chất của khí phụ thuộc vào tính chất cấu trúc và tương tác của các vật thể vật chất. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các dạng cấu trúc vật thể vật chất tương tác hình thành nên nó.
Việc phân định các tình trạng của khí như: Tà khí, Sinh khí, Âm khí, Vô khí; Vượng khí; Cường khí ; Nhược khí; Tụ khí ; Tán khí ; Bế (ủng) khí; thoái khí; thoát khí,…….để giải thích hiện tượng và đưa ra hướng giải quyết.
Vì điều kiện thời gian và tránh sự trùng lặp, ở đây tác giả không đi sâu vào toàn bộ các trạng thái của khí ở trong một căn nhà mà chỉ nêu 2 tình trạng bế khí và thoái khí thường hay gặp trong kiến trúc ở các căn hộ hiện đại.
Trước nhất tìm hiểu trạng :
* Bế Khí:
Bế là ngưng, bí , không chuyển động được… Bế khí là ngưng đọng không vận động thông thoát được của dòng khí.

* Thoái Khí:
Thoái là lui lại, trượt khỏi, lùi xuống, đi ra khỏi… Ở đây thoái khí được hiểu gần với sự đi ra khỏi, đi mất dẫn đến không tham dự của Khí.
Trong quá trình tiếp nhận dòng khí tương tác từ môi trường vào đến căn hộ, điều kiện lý tưởng nhất là được dòng khí Tốt ( Sinh Vượng Khí ), bình ổn ( không Cường hay Nhược), Đầy Đủ ( không bị mất mát - Thoái) qua trình lưu chuyển thuận lợi không bị vướng mắc cản trở ( bố cục kiến trúc thuận khí), và kết thúc chu trình sinh trường Sinh.. Vượng … Mộ phải thông thoát.
Bế khí và Thoái khí là hai trạng thái không tốt cho căn hộ.

1/ Bế khí :
thường gặp ở các căn hộ nhà ống,nhà chung cư cao tầng có thiết kế các căn hộ liền sát lưng nhau. Khiến phòng cuối cùng ( đây thường được sử dụng làm phòng bếp,công trình phụ ) không thể trổ cữa thông thoáng ra bên ngoài. Sinh Khí sau khi chu trình sinh trưởng là Sinh.. Vượng … Mộ đáng lý phải được thoát đi thì không có lối ra bị ngưng bí lại ( Bế), lâu ngày thành tù đọng từ dương khí biến thành âm khí rất bất lợi cho gia chủ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã từng chứng kiến những căn hộ có tình trạng bị bế khí tại Hà nội mà những người phụ nữ ở trong căn hộ đó lâu ngày đều phát bệnh thần kinh, nhiều người không lấy được chồng vì lãnh cảm.
Năm 2008 nhóm Phong thủy Lạc Việt phía nam thuộc Trung tâm nghiên cứu lý học đông phương, đã có buổi điền dã khảo sát khu biệt thự nhà Chú Hỏa nổi tiếng một thời tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính (Q.1), nay là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố đây nguyên là một công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm TP. Hồ Chí Minh, để tìm hiểu tình trạng những người phụ nữ làm việc tại đây đều vất vả khó khăn về đường chồng con, gia thất sau loạt bài phóng sự Những ngôi nhà “dị thường” trong thành phố của báo Người lao động và một lời đề xuất của một người trong cuộc trên Internet. Căn nhà này nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, nên khí rất vượng. Nhưng do kiến trúc có những chi tiết và phòng ốc tạo ra hiện tượng bế khí, nhiều khu vực khí bế nặng những sân giữa, lâu ngày tù đọng thành âm khí vượng sẽ là nguyên nhân của các hiện tượng:

“ Các nữ nhân viên vào làm ở đây nếu đã có gia đình rồi thì không sao, còn không thì sẽ bị ế dài dài, nếu có lập gia đình cũng là rổ rá cạp nhau hoặc sứt đôi gãy gánh. Nếu không tin, có thể tìm hiểu, hiện tại các nữ thuyết minh tranh trên lầu đang ế dài, người nhỏ nhất cũng trên 30, còn lớn thì gần 50 rồi, cũng không quá tệ nhưng không hiểu tại sao?Còn các nam nhân viên kể các sếp nam thì chẳng có mặt nào đáng bậc quân tử : tính đàn bà, chi li, lấy vợ thì vợ đã có 2 con rồi mà cũng không biết, hoặc bỏ vợ.. Hiện nay, sếp toàn quyền Bảo tàng này là nữ, cũng không có con cái gì hết, lại đau ốm liên miên.” _ trích lời tường thuật của một cựu nhân viên ở đây, lấy biệt hiệu chimboica


Cũng như trong xây dựng kiến trúc việc thông gió, thoáng khí cho căn phòng nói chung và căn bếp, khu vệ sinh là những không khí có độ ẩm cao, môi trường hơi khói, thức ăn dễ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Việc thông gió để thải độc, làm sạch hạn chế tác động xấu đảm bảo vệ sinh môi trường sống là cần thiết. Kết hợp với tiêu chí tránh cho một căn phòng bị bế khí trong phong thủy, rất cần có thiết kế cửa thoát khí cho căn phòng cuối cùng của căn hộ. Cũng có nhiều cách để làm thoát khí ( khí phong thùy cũng như không khí) như mở cửa sổ, quạt hút gió vào hộp gen kỹ thuật, thậm chí dùng ngay phòng vệ sinh…
Nhưng giải pháp để một khoảnh sân trời cuối nhà có vẻ hợp lý hơn cả. Vì vậy chúng tôi gợi ý và đề xuất đến các nhà qui hoạch, kiến trúc sư lưu ý các giải pháp thiết kế, nên bố trí một phần qũy đất để tạo các khoảng sân trời ở cuối những căn nhà hình ống, các căn hộ trung cư liền vách trong xây dựng hiện nay ở các đô thị lớn.

2/ Thoái khí :
Có nhiều kiểu thiết kế kiến trúc khiến các phòng vệ sinh, cửa, chậu rửa ….. là nơi gây ra thoái khí cho cả một căn hộ hay một căn phòng. Trong đó mẫu kiến trúc bố trí phòng vệ sinh nằm ngay gần cửa chính ra vào căn hộ là trường hợp vừa gây thoái khí mạnh nhất. Trong một số tài liệu phong thủy trên thị trường, thường có nhận xét các căn hộ có phòng vệ sinh ngay cửa ra vào là không tốt, nhưng không giải thích tại sao. Thực tế xấu là do do phòng vệ sinh ngay kế cửa làm thoái khí. Cứ thử tượng tượng căn nhà như là mảnh ruộng đang tiếp nhận dòng nước tươi mát từ sông chày vào, thế mà ngay ở cửa ruộng lại có một lỗ rò to tướng dốc ra con mương bên cạnh, như vậy nước vào ruộng thì ít thất thoát ra ngoài thì nhiều, ruộng tất khô héo hơn những mảnh không bị rò nước. Tương tự một căn hộ , căn phòng bị thoái khí thì cũng không phát triển tốt đẹp được.
Kết hợp với yếu tố vệ sinh, cảm quan việc đặt phòng vệ sinh ngay kế cửa ra vào căn hộ tạo cảm giác không sạch sẽ cho lắm với cả căn nhà.
Nên chăng trong thiết kế các căn hộ chung cư, phòng nghỉ khách sạn xin các kiến trúc sư lưu ý vấn đề này.

IV - KẾT LUẬN :
Bằng những phân tích nêu trên, cho thấy một số phương pháp và tiêu chí để xác định đối tượng của Phong thủy Lạc Việt có tính khoa học là sự thống nhất, có cơ sở bằnglý thuyết toán lý và nguyên tắc cấu tạo kiến trúc trong xây dựng. Việc áp dụng các phương pháp này sẽ loại trừ sự đại khái, mù mờ, lung mung gây bất an cho đối tượng sử dụng cũng như người thực hiện ứng dụng phong thủy.
Nhân qua tham luận tại hội thảo này cũng xin đề nghị Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phuơng cùng nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh ( người có công lớn trong việc phục hồi các phương pháp đã thất truyền của lý học cổ Lạc Việt) công bố xác nhận các phương pháp định tâm và xác định phương pháp rất khoa học này này thuộc về Phong Thủy Lạc Việt.

-----------------------------------
(1) Bát trạch chia 2 nhóm người là Đông Tứ mạng và Tây Tứ mạng để ứng với Đông tứ Trạch và Tây Tứ trạch của tám hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc và Tây Nam ứng với 8 quái trong bát quái. Như vậy trong cùng một hướng nhà đất nếu là hướng tốt đối với người Đông Tứ mạng thì sẽ xấu đối với người Tây Tứ mạng và ngược lại.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÁI NIỆM KHÍ TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG NHÌN TỪ
VĂN HIẾN LẠC VIỆT.

Posted Image
Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương


Mở đầu:
Kính thưa quí vị

Với mục đích góp phần vào làm sáng tỏ bản chất khoa học của môn Phong thủy – một bộ phận cấu thành quan trọng, vốn bí ẩn từ hàng ngàn năm nay trong văn hóa cổ Đông phương. Có thể nói rằng: Lý học Đông phương mà cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm gần như rộng khắp tất cả mọi tri thức trong xã hội Đông Phương cổ. Nó giải thích mọi hiện tượng theo hệ thống phương pháp luận của nó: Từ thiên văn, địa lý, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người….
Nhứng chính tính thiếu tính nhất quán, thiếu tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống, sự rời rạc và mâu thuẫn trong hệ thống phương pháp luận của nó - bên cạnh phương pháp ứng dụng có hiệu quả xuyên qua mọi không gian văn hóa và thời gian trải hàng thiên niên kỷ trong lịch sử văn hóa Đông phương, đã làm nên sự bí ẩn huyền vĩ của nền văn hóa này.
Sự khám phá những bí ẩn của văn hóa Đông phương và cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành là một đề tài rất rộng và còn cần có sự nghiên cứu tiếp tục và rộng khắp, nhiều mặt của quí vị học giả, của các nhà khoa học quan tâm.
Bởi vậy, trong bản tham luận này của chúng tôi chỉ giới hạn để đi tìm một kết luận đúng cho khái niệm về bản chất “Khí” trong Lý học Đông phương nói chung và Phong thủy nói riêng. Nhằm góp phần phục hồi những tri thức đã bị thất truyền của nền văn minh Đông phương, một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại vốn còn nhiều bí ẩn.
Những ý kiến của chúng tôi trình bày trong bài viết này, có thể coi như là một giả thiết về một thực tại còn bí ần trong Lý học Đông phương, không tự cho mình là đúng. Rất cần được sự quan tâm, góp ý của những học giả.

Khái niệm Khí – một bí ẩn trong Lý học Đông phương.

Kính thưa quí vị.
Trong các sách cổ Lý học Đông phương, hoặc có liên quan đến Lý học Đông phương, có một khái niệm miêu tả một thực tế tồn tại trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người rất bí ẩn. Đó là khái niệm “Khí” trong lý học Đông phương. Có thể nói rằng: Khái niệm “Khí” có trong tất cả mọi lĩnh vực và được diễn đạt bằng những thuật ngữ liên quan đến Ngũ hành, hoặc định tính, danh từ để miêu tả hiện trạng cụ thể liên quan đến “Khí”. Khái niệm khí phổ biến đến mức nó có trong những thuật ngữ chuyên môn và cả trong ngôn ngữ đời thường. Bất cứ một thực tế nào trong cuộc sống đều có thể miêu tả liên quan đến “Khí”. Chúng ta có thể rất quen thuộc với các danh từ như:
* Trong thiên nhiên thì có: Tà khí, dương khí, âm khí, khí trời, khí đất, hỏa khí, kim khí……
* Trong sinh hoạt thì có: Hòa khí, xung khí, uất khí…..
* Trong cơ thể con người thì có: Hỏa khí, suy khí, khí nhược, khí trệ, khí bế…..
….vv….
* Trong phong thủy thì khái niệm Khí được nói đến gần như là một yếu tố quyết định trong Âm trạch, như: Vô khí, sinh khí, tụ khí, tán khí….
* Trong Phương pháp coi Tứ trụ, Bốc dịch cũng nói đến suy khí của từng hào.
* Trong phương pháp coi tướng thì khí được nhắc đến như: Thần khí, ám khí, hôn khí, vượng khí…vv…
* Thậm chí ngay tính chất của cuộc hội thảo của chúng ta đây, cũng có thể miêu tả bằng khái niệm khí, như: tịnh khí, sinh khí, hoặc vương khí…vv…
Có thể nói trong tất cả mọi lĩnh vực mà con người quan sát được, đều có thể miêu tả bằng khái niệm “khí”. Trong Đông Y, khí được coi là một thực thể vận động trong kinh mạch, có trong cơ thể người. Vào năm 1967, những nhà nghiên cứu Pháp đã dùng chất đồng vị phóng xạ để hiển thị và xác nhận hệ thống kinh mạch là có thật trong cơ thể người. Nhưng cơ chế tồn tại và hoạt động của hệ thống Kinh mạch và bản chất của “Khí” là gì thì vẫn là sự bí ẩn.
Có thể nói rằng: Trong khoa Phong Thủy Đông phương, khái niệm “Khí” được nói đến nhiều nhất. Không chỉ trong cả Âm trạch là phương pháp tìm đất, khu vực cư trú, xây dựng đô thị và cả trong Dương trạch – là phương pháp xây cất nhà cửa, tất cả đều có khái niệm “Khí”, mô tả một thực tại đang hiện hữu và ảnh hưởng tương tác với con người.
Nhưng trong các bản văn cổ thì chỉ cho chúng ta những định tính khác nhau về khái niệm “khí” trong từng trường hợp cụ thể, còn bản chất khái quát và chung nhất về khí thì hoàn toàn bí ẩn.
Hàng ngàn năm đã trôi qua, khái niệm “khí” vẫn mơ hồ trong nền văn minh Đông phương cổ, bất chấp mọi cố gắng của con người. Mặc dù “Khí” được thừa nhận trên thực tế và được ứng dụng trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nền Lý học Đông phương. Cụ thể rõ nét nhất – ma 2mỗi chúng ta đều biết – chính là trong phương pháp luận của Đông Y.
Bởi vậy, việc giới thiệu khám phá bản chất của “Khí” – một khái niệm còn bí ẩn trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả một thực tại đang hiện hữu – nằm ngoài nhận thức của tri thức khoa học hiện đại, được trình bày trong tiểu luận này là một cố gắng của chúng tôi.
Chúng tôi rất hy vọng có sự tham bác của quí vị học giả và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Kính thưa quí vị.
Vấn đề tiếp tục trình bày dưới đây là:

3 - Quan niệm về khí
trong công trình nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương.

Khí là một khái niệm căn bản trong học thuật cổ Đông phương. Khí miêu tả một thực tế khách quan tồn tại trên thực tế. Trong phong thủy, khái niệm khí cũng được thể hiện, như là một thực tại tương tác với môi trường. Qua kiểm chứng thực tiễn ứng dụng trải hàng ngàn năm trên các lĩnh vực Đông Y và Phong thủy, đã xác định:
Khí là sự tồn tại có thực trên thực tế. Hay nói rõ hơn: Khí - là một thực tại chưa được nhận thức trong tri thức khoa học hiện đại và tồn tại trên thực tế và thể hiện trong Lý học Đông phương; cụ thể là trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính vì là một thực tại chưa nhận biết của tri thức khoa học hiện đại, nên góp phần cho sự bí ẩn của văn hóa Đông phương cổ.
Ta không thể “thấy” được khí bằng các giác quan thông thường, nhưng người ta có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. Nói cách khác: Khí là một dạng vật chất không “thấy” được để phân biệt với một dạng vật chất mà ta có thể “thấy” được bằng giác quan, hoặc bằng các phương tiên kỹ thuật hỗ trợ gọi là hình. Bởi vì “khí” là vật chất cho nên khoa học ngày nay đang cố gắng xác định xem khí là loại vật chất nào mà khoa học nhận dạng được. Đã có những giả thiết cho rằng: “Khí” là không khí, là ánh sáng, là sóng vi ba, …vv...
Nhưng tất cả những giả thuyết ấy đều không thỏa mãn tiêu chí khoa học trong việc giả thích các vấn đề và hiện tượng liên quan. Trong các văn bản cổ cũng không hể có một khái niệm rõ ràng về “khí”.
Nhưng trên thực tế ứng dụng của Lý Học Đông phương và nhất là trong khoa Phong Thủy – khí là một khái niệm trên thực tế ứng dụng rất quan trọng. Mà người thực hiện chỉ có một cảm nhận mơ hồ về khí do sự tồng hợp từng trường hợp cụ thể ứng dụng liên quan đến khí.
Để tìm hiểu bản chất của khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương, chúng tôi cố gắng tổng hợp tất cả những khái niệm ứng dụng liên quan đến Khí trong từng trường hợp cụ thể.

* Trong Đông Y.
Khí là một thực tại có trong các đường Kinh Mạch có trong cơ thể người, với các khái niệm: Thông khí, bế khí, thoát khí, suy khí, vượng, khí, hỏa khí, tà khí, Âm khí, Dương khí…vv…Tổng hợp những khái niệm trong ứng dụng liên quan đến “khí” trong Đông Y , chúng tôi xác định:
- Khí không thể là sóng vi ba, sóng diện từ, và tất nhiên không phải là ánh sáng và không khí.
- Khí là một trạng thái vật chất vô ý thức, tác động trở lại với vật chất và có trong vật chất. Cụ thể là trong cơ thể con người.
- Khí có sự vận động và tương tác. Tức là có thuộc tính vật chất.
- Trong cơ thể người, sự vận động của “Khí” có định hướng và mang tính quy luật:
Vận động chủ yếu trong các đường Kinh mạch.

* Trong thiên nhiên:

Khí được mô tả là một thực tại. Được chia làm 60 loại theo Ngũ hành và Âm Dương. Mỗi hành quản lý năm loại khí từ thiếu Dương đến Thái Dương. Thiếu Âm đến Thái Âm. Như vậy, chúng tôi xác định rằng:
- Khí là một khái niệm bao trùm không chỉ trong con người mà cả thiên nhiên.
- Khí trong thiên nhiên tương tác với thực tại môi trường trái Đất. Vì theo mô tả của cô thư thì khí ảnh hưởng đến thời tiết của trái Đất.

* Trong lịch sử hình thành vũ trụ:

Cổ thư cũng ghi nhận: “Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành trời, Khí Âm nặng và đục tụ xuống thành Đất”.
Như vậy, chúng tôi xác định rằng:
- Khí là một thực tế tồn tại ngay từ khi hình thành vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

* Trong Phong thủy
Về Dương trạch – tức là điều kiện môi trường trong việc nhận định tính chất tốt xấu của ngôi gia - Khí được mô tả có trong từng căn hộ, từng mọi vị trí trong căn nhà, với các khái niệm cụ thể liên quan là: Dương khí, Âm khí, bế khí…vv…
Về Âm trạch – Tức là điều kiện môi trường trái đất – khí được mô tả như sự mô ta trong Đông y với cơ thể người. Trong Âm trạch, khái niệm khí được mô tả nhiều nhất trong phong thủy Âm trạch với khái niệm về long mạch, tự khí, sinh vượng khí…vv…

* Trên cơ sở tổng hợp tất cả những khái niệm trong ứng dụng cụ thể liên quan tới khái niệm “khí”, chúng tôi xác định rằng:
- Khí là một khái niệm trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, phản ảnh một thực tại bao trùm trong lịch sử hình thành vũ trụ và không gian vũ trụ. Khí có trong vạn vật và cả trong không gian, và là một thực tại chưa được phát hiện trong tri thức khoa học hiện đại.
Vậy chúng ta phải hiểu khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương như thế nào?
Khoa học hiện đại đã xác nhận rằng:
Bản chất của vũ trụ là tương tác. Tính chất của tương tác thế nào thì hình thành bản chất sự vật như thế đó”.
Hay nói cách khác: Khoa học hiện đại xác nhận tính tương tác có từ khởi nguyên của vũ trụ. Và khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương cũng tồn tại từ khởi nguyên của vũ trụ.
Trên cơ sở này, chúng tôi đã tổng hợp và định nghĩa về khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương như sau:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác và vận động của những vật thể, đồng thời tương tác lên các vật thể ấy. Tính chất của khí phụ thuộc vào tính chất cấu trúc và tương tác của các vật thể vật chất. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các dạng cấu trúc vật thể vật chất tương tác hình thành nên nó.

Để mô tả về khái niệm “Khí” được phục hồi nhân danh cội nguồn Lý học Đông phương, chúng tôi lấy mô hình đồng dạng tương ứng là sự hình thành từ trường khi có sự tương tác giữa hai điện cực và tạo ra dòng điện trong dây dẫn.
Từ định nghĩa khái niệm về Khí trong Lý học Đông phương – phục hồi từ phong thủy Lạc Việt – chúng tôi đã ứng dụng để giải thích các vấn đề liên quan trên cơ sở tiêu chí khoa học đã nêu và nhận thấy rằng: Chúng hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho sự định nghĩa này.
Chúng tôi hân hạnh trình bày phần tiếp theo về:

Ứng dụng khái niệm khí từ Phong Thủy Lạc Việt.

Tuân thủ theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Để bảo đảm tính thẩm định khoa học, căn cứ theo tiêu chí khoa học, chúng tôi đã ứng dụng cụ thể khái niệm Khí đã được định nghĩa như trên so sánh với từng trường hợp cụ thể trong các cổ thư ghi nhận và đã ứng dụng trong việc thiết kế nhà theo phong thủy Dương trạch.
Trên thực tế ứng dụng khái niệm về “khí” – một thực tế tồn tại khách quan được ghi nhận trong Lý học Đông phương – nhân danh sự phục hồi trên cơ sở một nguyên lý xuyên suốt “ Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” – chính là một yếu tố cấu thành nên sự nhất quán trong việc tổng hợp các trường phái Phong thủy được phát hiện rời rạc trong cổ thư chữ Hán trong khoa phong thủy nguyên thủy được phục hồi nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
* Xác định khí hình thành do sự tương tác của các vật thể, nên chúng tôi xác định rằng:
- Vật thể động thuộc Âm thì khí thuộc Dương. Trên nguyên lý trong Âm có Dương. Với nguyên lý này và định nghĩa về Khí theo Phong thủy Lạc Việt thì sự vận động của con người và phương tiện trên xa lộ, hoặc đường đi sẽ tạo Dương khí. Điều này giải thích rằng: Ở những nơi thị tứ, xe cô và người đông đúc tấp nập thì Dương khí thịnh. Khái niệm Dương khí thịnh ở những nơi đô hội, nhà đông người là một khái niệm phổ biến trong phương pháp luận của lý học Đông phương.
- Vật thể tịnh, thí dụ như nhà vắng người, hoặc không người ở thì khí thuộc Âm, cũng theo nguyên lý trên. Điều này ứng dụng việc giải thích nhưng ngôi nhà bỏ hoang, hoặc vắng người thường được coi là Âm khí thịnh.
- Giải thích khái niệm Dương trạch – dùng trong kiến trúc xây dựng vì chủ yếu là quán xét Dương Khí, nên gọi là Dương trạch.
- Giải thích khí hình thành ngay từ tương tác đầu tiên trong vũ trụ và tồn tại trong không gian vũ trụ và khí chính là môi trường tương tác của vạn vật trong vũ trụ - giữa các thiên hà cho đến hạt vật chất nhỏ nhất.
- Giải thích sự phân biệt và quán xét Âm Dương khí và lục khí, ngũ vận trong Đông Y. Tính chất của khí phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành cho từng trang thái cấu trúc giữa các vật thể. Thí dụ: Trong Hoàng Đế nội kinh nói đến Lục khí vận chuyển hàng năm tương tác với Địa cầu đó là do mối tương quan vị trí của Địa cầu với Thái Dương hệ và vị trí toàn thể của Thái Dương hệ với Ngân Hà. Vị trí khác nhau do sự vận động của vũ trụ, tất nhiên tương tác sẽ khác nhau và do đó tính chất “Khí” sẽ khác nhau, được phân loại theo Ngũ hành.
…vv…

Kết luận:

Sự ứng dụng một thực tại tương tác là “Khí” vô cùng rộng khắp, nên trong một bản tham luận này, chúng tôi chỉ có thể giới hạn trong định nghĩa khái niệm và giới thiệu một số những thành quả ứng dụng đã đạt được một cách giới hạn, nhằm minh chứng tính hợp lý, tính nhất quán và có hệ thống cho khái niêm “Khí”, góp phần khám phá một thực tại bí ẩn của nền văn hóa Đông phương cổ đại. Mà những cổ thư chữ Hán đã không ghi nhận một cách hoàn chỉnh khái niệm này.
Sự tìm hiểu và khám phá về “Khí” rất quan trong trong Lý học Đông phương và khoa phong thủy nói riêng. Bởi vì, đó chính là một thực tại tương tác có tính rất quyết định trong viễc nghiên cứu phong thủy và cũng là một yếu tố quan trong để hợp nhất các mảnh vụn còn rời rạc của khoa phong thủy được lần lượt xuất hiện trong văn hóa Hán – khi nền văn hóa Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước.
Những vấn đề chi tiết hơn được làm sáng tỏ liên quan đến “Khí” trong phong thủy, sẽ còn cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai và sẽ được trình bày tiếp tục trong tham luận tại Hội Thảo này.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGUYÊN LÝ QUÁI CẤN Ở TRUNG CUNG TRONG PHONG THỦY.

Lê Đỗ Trung Thành

Thạc sỹ Khoa học Xã hội

Nguyễn Đức Thông

Cử nhân ngoại ngữ

Thành viên nghiên cứu – Ban Phong Thủy Lạc Việt

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

Từ khi xuất hiện trong đời sống con người cách nay hàng ngàn năm, trong nền văn minh Đông phương cổ đã tồn tại một phương pháp luận ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các môn như: Phong thủy, Đông y, Tử vi, Kinh Dịch…vượt thời gian cho đến tận ngày nay và chứa đựng nhiều điều được coi là huyền bí. Cho dù có những cố gắng tìm hiểu của con người trải qua hàng thiên niên kỷ.

Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương là một tổ chức có pháp nhân, được thành lập theo quyết định của Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam, ra đời nhằm nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất khoa học của những vấn đề đó.

Nền Lý học Đông phương bao hàm các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi: Từ khoa học về thiên văn vũ trụ, cho đến đời sống con người như: Thái ất, Độn giáp, Phong thủy, Đông y, Dịch bốc ….và văn hóa cổ Đông phương..vv…gần như bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Đông phương cổ.

Phương pháp ngghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương chúng tôi, dựa trên tiêu chí khoa học cho những lý thuyết khoa học hiện địa để so sánh, đối chiếu với những hiện tượng và vấn đề, cũng như hệ thống cấu trúc lý thuyết khám phá trở lại và phục hồi và minh định một lý thuyết đã thất truyền đang ẩn giấu bên trong các môn học thuật cổ này.

Phong thuỷ Lạc Việt chính là một hướng nghiên cứu phong thuỷ nhằm giải mã những thực tại còn chưa biết ẩn chứa đằng sau hiệu quả thực tế, vượt qua thời gian và mọi không gian văn hóa trong lịch sử văn minh nhân loại.

Phong thủy với tư cách là một bộ môn khoa học mang tính ứng dụng

của học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Cùng với nền văn minh cổ đại huyền vĩ khác là văn minh Ai Cập may mắn đã để lại những chứng tích cho sự tồn tại của nó, một trong những chứng tích đó chính là Kim Tự tháp. Nhưng nền Lý học đông phương chỉ để lại những giá trị văn hoá phi vật thể, trong nền văn minh Đông phương kỳ bí đến huyền vĩ, trải hàng thiên niên kỷ, mà người ta cũng không thể hiểu bản chất đích thực của nó. Khoa Phong thủy Đông phương chính là một trong những sự kỳ vĩ huyền bí đó.

Trải hàng ngàn năm qua, Phong thuỷ đã là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trong kiến trúc thuộc văn minh Đông phương, tác động đến đời sống con người từ giới thượng lưu cho đến lớp bình dân. Đó là một thực tại không thể phủ nhận, dù được nhìn với góc độ nào và kết luận như thế nào. Trước sự tiến bộ ngày càng nhanh về tri thức khoa học hiện đại và nhất là khoa học lý thuyết, những giá trị tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương đã được các khoa học gia hàng đầu nhìn nhận như một đối tượng nghiên cứu khoa học nghiêm túc.

Riêng khoa phong thủy thì có thể khẳng định rằng: Từ những năm cuối của thế kỷ trước, khoa Phong Thủy đã được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học và nhiều nước trên thế giới đều có các bộ phận hoặc viện nghiên cứu về Phong thuỷ.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thấy rằng:

Phương pháp ứng dụng của khoa phong thuỷ có một hệ thống cấu trúc những quy tắc, qui định rất chặt chẽ, đầy đủ như yếu tố qui luật, yếu tố khách quan và có một phương pháp luận xuyên suốt là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấyrằng: Tính huyền bí chính là nằm ở những khái niệm mơ hồ, những qui tắc, định đề có vẻ như thiếu nhất quán, những mâu thuẫn trong các tiên đề với chính ngay những qui luật, qui tắc tong phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Thí dụ như:

Nguyên lý xuyên suốt trong ứng dụng là quái Ly thuộc Hỏa – Hỏa có độ số 2 – 7. Nhưng trên nguyên lý Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư thì chúng lại phối với độ số 9 thuộc hành Kim….vv….và còn nhiều vấn đề và hiện tượng khác.

Posted Image

Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn phối Hà Đồ - là nguyên lý căn để xuyên suốt trong mọi phương pháp ứng dụng – mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã công bố, căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học chúng tôi đã có những thành tựu nhất định trong việc phục hồi và làm sáng tỏ những gía tri khoa học đích thực của môn phong thủy về các yếu tố cần và đủ cho một bộ môn khoa học ứng dụng là Phong Thủy Đông phương. Bao gồm tính lịch sử, tính hệ thống và hợp lý trong các mối liên hệ nội tại của phương pháp luận và qui tắc, nguyên lý trong cấu trúc nội dung. Và đặc biệt là tính phản ánh và giải thích thực tại khách quan – là cơ sở nhận thức nền tảng và là cở sở xác định tính khoa học cho mọi lý thuyết.

Phong thuỷ Lạc Việt với danh xưng của nó được phục hồi trên kết quả của qúa trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương – về nguyên tắc không phủ định tri thức phong thủy cổ truyền mà quán xét một cách nhất quán những yếu tố tương tác căn bản của tất cả các phương pháp ứng dụng rời rạc vẫn được gọi là trường phái trong phong thuỷ như: Hình lý khí (Loan đầu), Dương trạch, Bát trạch, Huyền không v.v…trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương - Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh theo một nguyên lý căn để duy nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Hay nói một cách khác: Phong thuỷ Lạc Việt là một hệ thống phương pháp luận có một nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán, giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Chúng tôi xác định rằng:

Bản chất của phong Thuỷ chính là sự phản ánh tính tương tác có qui luật của vạn vật, từ những vật thể quanh ta đến những qui luật trong vũ trụ.

Khao học đã xác định rằng:

Bản chất hình thành vũ trụ là sự tương tác, tính chất của tương tác như thế nào thì sự vật sẽ hình thành như thế ấy.

Khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở sự thừa nhận tính tương tác là nguyên nhân cấu thành và tác động đến mọi sự vận động và hình thành vạn vật.

Nhưng nếu chúng ta ứng dụng nguyên lý tương tác là nguyên lý xuyên suốt trong Phong thủy để giải thích những phương pháp ứng dụng thì chúng ta sẽ dẫn đến một suy luận hợp lý rằng:

Khoa Phong thủy Đông phưong đã ứng dụng tính tương tác có quy luật đ0ược qui ước , biểu kiến trong phương pháp phong thủy, nhằm phục vụ lợi ích của con người.

Điều này chứng tỏ một khoảng cách giữa tri thức trong lý thuyết khoa học hiện đại – mới chỉ dừng lại ở chỗ xác định một nguyên lý tương tác cho mọi sự vận động và hình thành vạn vật trong vũ trụ. Nhưng khoa Phong thủy đã ứng dụng nguyên lý tương tác và hơn thế nữa là qui luật của từng trạng thái tương tác trong thực tế cuốc sống phục vụ con người. Chúng ta biết rằng: Giữa lý thuyết và ứng dụng là một khoảng cách.

Tính tương tác tạo nên vạn vật trong vũ trụ được khoa học xác minh chính là một nguyên lý xuyên xuốt trên tinh thần nhân danh khoa học của chúng tôi trong nhiên cứu để soi rọi vào những bí ẩn của quá khứ.

Về căn bản chúng tôi đã hiệu chỉnh, phục hời và xác định Phong thủy Lạc Việt có hệ thống các nguyên lý xuyên suốt với những khái niêm, nguyên tắc, qui định nhất quán, có tính hệ thống trong cấu trúc, tính qui luật, khách quan và khả năng tiên tri theo tiêu chí khoa học và đó chính là cơ sở để xác định tính khoa học của Phong thủy Đông phương.

Một trong những yếu tố xác định tính khoa học của một lý thuyết khoa học là sự phản ánh thực tại khách quan là cơ sở nhận thức của sự hình thành một lý thuyết và nó phải được giải thích phù hợp, hợp lý với những khái niệm trong phương pháp luận của nó.

Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi không có tham vọng trình bày hết được hệ thống các nguyên lý, khái niệm, quy tắc...của Phong thủy Lạc Việt.

Nhưng chúng tôi trình bày với quí vị về một bí ẩn có tính nguyên lý, vốn bí ẩn hàng ngàn năm nay, từ khi khoa Phong Thủy được phát hiện trong các bản văn chữ Hán cổ. Đó là:

Nguyên lý quái Cấn nhập trung Cung.

Trong Kinh Dịch, sự phổ biến có tính nguyên lý căn bản là : Càn tượng cho người đàn Ông thuần Dương. Khôn, tượng trưng cho người đàn bà , thuần Âm. Dưới đây là ký hiệu của hai quẻ Càn và Khôn trong Kinh Dịch.

Quẻ Càn tượng trưng cho người đàn ông

Posted Image

Quẻ Khôn tượng trưng cho người đàn bà.

Posted Image

Nhưng trong ứng dụng phổ biến của khoa Phong thủy thì Khôn lại tượng trưng cho Nam Mạng và Cấn lại tượng trưng cho nữ mạng. Dưới đây là ký hiệu hai quẻ Khôn và Cấn trong Kinh Dịch, ứng dụng trong Phong Thủy:

Quẻ Khôn tượng cho người đàn ông

Posted Image

Quẻ Cấn tượng cho người đàn bà.

Posted Image

Đây chính là một sự phi lý hình thức và là một biểu tượng có vẻ như thể hiện của tính thiếu nhất quán trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên học thuyết này.

Nhưng xuất phát từ nguyên lý xuyên suốt được xác định của Phong Thủy Lạc Việt Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt đã giải thích một cách hợp lý một thực tại khách quan là cơ sở của nguyên lý – Quái Cấn nhập trung cung và quan niệm Nam Khôn, Nữ Cấn trong phong thủy.

Trình bày những điều này hôm nay, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm sự liên quan giữa thiên văn học hiện đại với nhân sinh con người và Lý học Đông phương. Đặc biệt là những tri kiến hiện đại được áp dụng trong môn phong thủy, với mục đích ổn định môi trường sống của con người, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và vũ trụ. Đồng thời chứng minh tính phản ánh thực tại khách quan được phản ánh trong khoa phong thủy - một yếu tố quan trong xác định tính khoa học của nó.

Kính thưa quí vị.

Phong thủy Lạc Việt xác định nguyên lý “Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” là Nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng xuyên suốt trong mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương bao trùm lên toàn bộ sự vật, hiện tượng trong xã hội loài người. Chúng tôi giới thiệu với quí vị đây:

HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT

Posted Image

HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Posted Image

Trong đó, xuất phát từ quan niệm nhất quán cho rằng: Bát quái chính là những nhóm ký hiệu phân loại mọi hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội và con người. Chúng tôi xác dịnh bản chất biểu tượng của bát quái như sau:

- Càn – Âm Kim đới Thủy, Tây Bắc Âm Thủy, độ số 6. Xanh da trời.

- Khảm – Dương Thủy, chính Bắc, độ số 1. Xanh đen.

- Cấn – Âm Mộc, Đông Bắc, độ số 8, Xanh lá cây nhạt.

- Chấn – Dương Mộc, chính Đông, độ số 3, Xanh lá cây đậm.

- Khôn – Âm Hỏa đới Thổ, Đông Nam, độ số 2. Nâu đỏ.

- Ly – Dương Hỏa, chính Nam, độ số 7, Đỏ.

- Tốn – Âm Kim, Tây Nam, độ số 4, Xám trắng.

- Đoài – Dương Kim, chính Tây, độ số 9, trắng.

Từ nguyên tắc này, và trên cơ sở chứng nghiệm mối liên hệ tương tác của các hành tinh trên Thái Dương hệ - là tương tác gần gũi với Địa cầu – được đặt tên theo Ngũ hành. Chúng tôi có sự liên hệ so sánh như sau theo hướng dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh :

Xét đồ hình Hà Đồ trên, theo thuận tự vòng tương sinh bắt đầu từ trung cung thuộc thổ, ta sẽ thấy chu trình sau:

Thổ của Trung cung (5-10) sinh kim của phương tây (4-9);

Kim của phương tây sinh cho thủy của phương Bắc (1-6);

Thủy của phương Bắc sinh cho Mộc của phương Đông (3-8);

Mộc của phương Đông sinh cho Hỏa của phương Nam (2-7);

và cuối cùng Hỏa của phương Nam sinh cho Thổ của trung cung, hoàn tất một chu kỳ tương sinh vạn vật.

Như vậy ta thấy:

* Quái Cấn nằm ở cung âm Mộc – Đông Bắc – độ số 8 và nằm ở phần dương của Hà Đồ (Càn – Khảm – Cấn – Chấn).

* Quái Khôn nằm ở cung âm Hỏa – Đông Nam – Độ số 2 và nằm ở phần âm của Hà Đồ (Khôn – Ly – Tốn – Đoài).

Hệ thống hành tinh trên Thái Dương hệ và thuyết Âm dương – ngũ hành

Bây giờ xin bạn đọc quán xét thuận tự của Thái Dương hệ tính từ trong ra ngoài:

Xin lưu ý quí vị về tên gọi của hai hành tinh trong Thái Dương hệ là sao Kim và sao Thủy:

- Sao Thủy được gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Kim.

- Sao Kim gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Thủy (Theo Ban Cố, Tiền Hán thư). Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - thì thuận tự này sẽ là:

Posted Image

Trong hệ thống hành tinh của Thái Dương Hệ này thì khoa học hiện địa phân làm hai nhóm:

Nhóm I – Tính từ Mặt trời – Gồm : Sao Kim (Theo cổ thư); sao Thủy (Theo Cổ thư) – Trái Đất – và kết thúc là sao Hỏa.

Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có vành đại thiên thạch làm phân giới tự nhiên.

Nhóm II gồm: Mộc tinh – Thổ Tinh – Thiên Vương Tinh – Hải Vương tinh và kết thúc là Diêm Vương tinh.

Các nhà khoa học hiện đại nhận thấy rằng: Với sao Diêm Vương tinh tuy thuộc nhóm II, nhưng lại có kích thước giống như các hành tinh nhóm I và đặt v/d về hiện tượng lặp lại này. Nhưng không có câu trả lời thỏa đáng.

Gần đây – vào năm 2006 - hầu hết các nhà Thiên văn nhất trí loại sao Diêm Vương tinh khỏi hệ thống hành tinh trong hệ mặt trời.

Xin xem hình minh họa dưới đây.

Posted Image

Nhưng với nguyên lý “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” mà chúng tôi trình bày ở trên và từ phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, liên hệ với các hành tinh được đặt tên theo các hành của học thuyết này từ thiên văn cổ - Chúng tôi lý giải các hiện tượng được đặt ra trong tham luận này như sau:

Theo nguyên lý trung cung thuộc Thổ của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì mặt trời được coi là hành Thổ và chúng ta sẽ nhận thấy một chiều tương sinh từ trong ra ngoài trong những hành tinh thuộc nhóm I theo phân loại của khoa thiên văn hiện đại như sau:

Xét sự phân loại theo ngũ hành:

Thổ (Mặt Trời) => sinh Kim (Sao Kim/ Theo sách cổ) => sinh Thủy (Sao Thủy / Theo sách cổ) => sinh Mộc (Tương ứng với Trái Đất) =>Sinh Hỏa (Sao Hỏa).

Từ đây chúng ta ứng dụng một nguyên lý theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành là: Lý thuộc Dương thì vật thuộc Âm. Lý tương sinh thuộc Dương thì các hành tinh trong hệ thống tương sinh theo lý Ngũ hành thuộc Âm. Tức là trái Đất thuộc Âm Mộc theo đúng vị trí Trái Đất trong nhóm I theo tính hợp lý của phương pháp luận. Chúng ta thấy hoàn toàn trùng hợp với vị trí của quái Cấn – Âm Mộc trên Hà Đồ.

Từ đó chúng ta nhận thấy một sự hợp lý hoàn toàn khi đưa quái Cấn nhập Trung cung trong nguyên lý của Khoa Phong thủy, mà nếu không có sự liên hệ với một thực tại khách quan chính là vị trí trái Đất trong mối tương quan vị trí trong Thái Dương hệ thì chúng ta sẽ không thể lý giải được điều này.

Và như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Quái Khôn trong Dịch học tượng cho người nữ và quái Khôn trong Phong thủy tượng cho người nam, không phải là một hiện tượng thiếu nhất quán và tùy tiện. Mà chúng có cơ sở thực tại trong vũ trụ làm nên tính biểu tượng của các quái. Đó chính là biểu tượng phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành, với nguyên lý Dương là biểu lý, Âm là hình thể. Trong Phong Thủy thì khi quái Cấn là biểu tượng hình thể Âm Mộc của Địa cầu – thì Khôn tượng đất - lúc này thuộc Dương là biểu lý của Địa cầu, nên tượng cho người đàn ông. Hoàn toàn nhất quán với nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành và không có mâu thuẫn nội tại.

Tính chu kỳ và sự lặp lại biện chứng

của các hành tinh trong Thái Dương hệ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Với một tiểu mục này, chúng tôi trình bày rõ hơn về tính chu kỳ và sự lặp lại biện chứng của các hành tinh trong Thái Dương hệ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Quí vị cũng nhận thấy rằng:

Ở hành tinh nhóm II thì cổ thư chỉ thấy ghi hai sao, nhưng đủ để chúng ta thấy được lý tương khắc là: Sao Mộc (Mộc) khắc Thổ (Sao Thổ). Như vậy, chúng ta hoàn toàn cóquyền suy luận rằng: Kết thúc chu kỳ tường khắc ở hành tinh nhóm II chính là ở sao Diêm Vương tinh. Điều này được mô tả như sau:

Sao Mộc – khắc sao Thổ - Sao Thổ khắc Thiên Vương Tinh thuộc Thủy. Thiên Vương tinh thuộc Thủy khắc Hải Vương Tinh thuộc Hỏa, và cuối cùng là Hải Vương tinh thuộc Hỏa khắc Diêm Vương tinh thuộc Kim. Chu kỳ kết thúc ở sao Diêm Vương tinh. Biện chứng pháp cho rằng: Vạn vật có chu kỳ lặp lại.

Từ đây, chúng ta có cơ sở để giải thích rằng: Sự quay trở lại hình thể và cấu trúc của Diêm Vương tinh giống hành tinh nhóm I, chính là thực tế khách quan minh chứng cho chu kỳ lập lại khi kết thúc chu kỳ tương sinh – tương khắc của hệ thống hành tinh trong Thái Dương hệ - theo cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Kết luận:

Việc hai quái Khôn Cấn nhập trung cung như một nguyên lý căn bản của thuật phong thủy đã được chúng tôi minh chứng rằng: Nó hoàn toàn phản ánh một thực tại khách quan. Đó chính là vị trí của Trái Đất – đối tượng quán xét của khoa Phong Thủy Đông phương – trong vị trí Thái Dượng hệ. Một lý thuyết được coi là khoa học thì phải có khả năng phản ánh thực tại khách quan liên quan đến nó. Việc ứng dụng nguyên lý căn để “Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ’ đã xác định một thực tại khách quan: Đó chính là mới quan hệ và tương tác của các hành tinh trong thái Dương hệ liên quan đến địa cầu.

Nói một cách khác, hiện tượng quái Cấn ở trung cung chính là sự thể hiện tiếp tục mối tương quan giữa Trái Đất và sự vận động của hệ Mặt Trời, trong tương quan các hiệu ứng tương tác của vũ trụ. Tất cả những tri kiến này không hề được thể hiện trong cổ thư chữ Hán, kể từ khi nền văn minh kỳ vĩ của nhà nước Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước.

Việc lý giải nguồn gốc quái Cấn nhập trung cung cũng cho thấy tính khoa học của Lý học phương Đông trong việc giải thích nguồn gốc hình thành vũ trụ và đời sống con người, đáp ứng được tiêu chí của khoa học hiện đại, phản ánh tính khoa học của học thuật phong thủy cổ khi so sánh với nền khoa học hiện đại, tính ứng dụng sâu rộng vào đời sống con người, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc; góp phần vào việc xóa tan khái niệm mê tín đối với nền Lý học Đông Phương này và khẳng định giá trị ứng dụng của học thuật phong thủy trong đời sống con người.

Trong tiểu luận nhỏ hân hạnh được trình bày ở đây, chúng tôi chỉ xin minh xác một hiện tượng có tính nguyên lý của Phong thủy Đông phương và tính khoa học của nó trong việc liên hệ với một thực tại khách quan. Góp phần vào làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy Đông phương. Thực tại khách quan được phản ánh trong "nguyên lý quái Cấn nhập trung cung của khoa Phong thủy Đông phương - chính là vị trí của trái Đất trong mới tương quan Thái Dương hệ và liên hệ với "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".

Xin trân trọng cảm ơn quí vị.

-------------------------------------------

Sách tham khảo:

1. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch – tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

2. Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt – tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

3. trang web http://www.vocw.edu.vn/

4 – Bát trạch Minh Cảnh.

5 - Dương trạch tam yếu

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÍNH HỆ THỐNG VÀ NHẤT QUÁN CỦA
HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ
TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Posted Image

Thanh Vân.
Cử nhân kinh tế
Thành viên nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương


I - HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ
- NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Phong Thuỷ Lạc Việt là một hệ thống phương pháp luận theo một nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Nguyên lý nền tảng đó chính là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Nguyên lý này đã thống nhất mọi phương pháp ứng dụng của Phong thủy tồn tại một cách rời rạc và mâu thuẫn - từ những cổ thư lưu truyền trong văn hóa Đông phương - quen gọi là trường phái - trong Phong Thuỷ Lạc Việt. Nguyên lý căn để của Lý học Đông phương này được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi và xác lập - mà chúng tôi giới thiệu qua đồ hình dưới đây:
Hình 1 - Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt phối Hà Đồ


Posted Image

Nguyên lý căn để này đã được chứng minh và lập thành trong các sách đã xuất bản của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, mà quí vị có thể tham khảo trong phần tư liệu tham khảo được giới thiệu ở cuối bài viết này, hoặc trên các bài nghiên cứu trong website lyhocdongphuong.org.vn, hay còn tên miền nữa là: vanhienlacviet.org.vn. Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi chỉ so sánh nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ với các vấn dề liên quan trong phong thủy, để thấy được tính nhất quán và hợp lý xuyên xuốt của nguyên lý này.


I - 1. Phương vị, tính chất và độ số của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ

Trong Kinh Dịch - tức Chu Dịch - phần "Thuyết quái truyện" miêu tả về tính chất bát quái rất mơ hồ. Chúng tôi thí dụ như - Viết về quái Càn - "Thuyết quái truyện" viết:
"Càn là trời, là cha, là hoạn quan, là cửa khuyết, là con ba ba, con ốc....vv...."
Qua thí dụ trên, chúng tôi cho rằng: Chính vì tính mơ hồ trong cách giải thích biểu tượng của các quái trong Kinh Dịch, đã khiến cho chúng mang một mầu sắc huyền bí và có tính dị đoan. Nhưng những tìm hiểu của chúng tôi đã có kết luận cho rằng: Bát quái là một hệ thống ký hiệu miêu tả những yếu tố vật chất căn bản khởi nguyên của vũ trụ theo khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội ....vv.....được miêu tả trong thuyết quái chỉ là những thành tố trong tập hợp được phân loại trong hệ thống của Bát quái. Trên cơ sở này, chúng tôi xác định bản chất của bát quái từ nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" bằng chính những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành như sau:
- Càn - Âm Kim đới Thuỷ, Tây Bắc Âm Thuỷ, độ số 6. Màu xanh da trời.
- Khảm - Dương Thuỷ, chính Bắc, độ số 1. Màu xanh đen.
- Cấn - Âm Mộc, Đông Bắc, độ số 8. Màu xanh lá cây nhạt.
- Chấn - Dương Mộc, chính Đông, độ số 3. Màu xanh lá cây đậm.
- Khôn - Âm Hoả đới Thổ, Đông Nam, độ số 2. Màu nâu đỏ.
- Ly - Dương Hoả, chính Nam, độ số 7. Màu đỏ.
- Tốn - Âm Kim, Tây Nam, độ số 4. Màu xám trắng.
- Đoài - Dương Kim, chính Tây, độ số 9. Màu trắng.
Trong qua trình tiến hóa của vũ trụ thì từ bản chất ban đầu được miêu tả, chúng có thể thể hiện thành những hiện tượng được nói tới trong Thuyết quái truyện.
Từ cơ sở ban đầu phục hồi bản chất của Bát quái qua nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ", chúng tôi so sánh với một số vấn đề liên quan trong các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, để xác minh tính hợp lý và xuyên suốt, có hệ thống của nguyên lý này - mà chủ yếu trong phong thủy - như sau:
I - 2. So sánh La kinh trong Phong Thuỷ và Hà Đồ
Chúng ta đều biết rằng - La Kinh - tức là La bàn chỉ Nam - là một công cụ quan trọng hàng đầu và xác định những dữ kiện đầu tiên, quyết định cho toàn bộ phương pháp ứng dụng của phong thủy. Trong la kinh có 8 phương và 24 sơn hướng. Trong 24 sơn hướng này có 12 sơn hướng được ký danh theo 12 địa chi từ Tý, Sửu, Dần , Mão.....đến Hợi. Chúng ta cũng đều biết rằng: Thuận tự của 12 địa chi này theo chiều Ngũ hành tương sinh, gồm: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.
Như vậy, chính sự phối trí sơn hướng trên la kinh hoàn toàn trùng khớp với phương vị và chiếu ngũ hành tương sinh trên Hà Đồ. Không những chỉ 12 sơn hướng địa chi, chúng ta còn thấy sự trùng khớp hợp lý của thuộc tính Thiên Can và tính chất các quái trên 4 phương tứ di theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.
Điều này được mô tả như sau:
* Càn Hợi thuộc Thủy, nằm ở hành Thủy trên la kinh, trùng khớp với vị trí hành Thủy của Hà đồ.
* Nhâm Quý thuộc Thủy, nằm ở hành Thủy của la kinh, trùng khớp với vị trí hành Thủy của Hà đồ.
* Cấn - Âm Mộc theo Hậu Thiên Lạc Việt và Dần Mộc, nằm ở Âm Mộc trên la kinh, trùng khớp với vị trí hành Mộc của Hà đồ.
* Giáp Ất thuộc Mộc, nằm ờ hành Mộc trên La kinh, trùng khớp với vị trí hành Mộc của Hà đồ.
* Tỵ Âm Hỏa và Khôn Âm Hỏa đới Thổ theo Hậu Thiên Lạc Việt, trùng khớp với vị trí hành Hỏa của Hà đồ.
* Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa trên la kinh, trùng khớp với vị trí hành Hỏa của Hà đồ.
* Tốn Âm Kim theo Hậu Thiên Lạc Việt và sơn hướng Thân kim theo địa chi trên la kinh, trùng khớp với vị trí hành Kim của Hà đồ.
* Canh Dậu Tân thuộc Kim trên la kinh, trùng khớp với vị trí hành Kim của Hà đồ.
Quí vị xem hình minh họa dưới đây:


Posted Image

Hình 2: So sánh cấu trúc Ngũ hành trên La Kinh và Hà Đồ

Ngoài ra, so sánh với tính chất quái vị, ta có thể nhận thấy nét đặc biệt về phần phía Nam và Tây của Hà Đồ có sự trùng khớp về phương vị và hành được thể hiện:
- Khảm thuộc Thuỷ, Nhâm Tý Quý thuộc Thuỷ nằm ở phía Bắc của la kinh, tương ứng với Khảm thuộc Thuỷ nằm ở phương Bắc, độ số 1 của Hà Đồ.
- Chấn thuộc Mộc, Giáp Mão Ất thuộc Mộc nằm ở phương Đông của la kinh, tương ứng với Chấn thuộc Mộc nằm ở phương Nam Mộc, độ số 3 của Hà Đồ.
- Ly thuộc Hoả, Bính Ngọ Đinh thuộc Hoả nằm ở phương Nam của la kinh, tương ứng với Ly thuộc Hoả nằm ở phương Nam, độ số 7 của Hà Đồ.
- Đoài thuộc Kim, Canh Dậu Tân thuộc Kim nằm tại phương Tây của la kinh, tương ứng với Đoài thuộc Kim nằm ở phương Tây Kim, độ số 9 của Hà Đồ.
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Hoàn toàn có sự trùng khớp hợp lý và nhất quán giữa cấu trúc của la kinh, một phương tiện quan yếu để tìm dữ liệu cho hầu hết các phương pháp ứng dụng trong phong thủy với Hà Đồ.
Bây giờ, chúng ta cùng quán xét tính quy luật của -


I - 3. Tứ trạch trong Hậu Thiên Lạc Việt và Hà Đồ

Trong sự ứng dụng nguyên lý căn bản Hậu thiên LạcViệt phối Hà Đồ thì sự quy ước phân loại Đông Tây tứ cung không thay đổi, tức là:
Tây tứ cung gồm: Càn - Đoài - Khôn - Cấn.
Đông tứ cung gồm: Khảm - Chấn - Tốn - Ly.
Xin xem hình minh họa sau đây:


Posted Image

Hình 3: Tứ trạch Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ

Trên hình vẽ này, Đông - Tây tứ cung được phân đều trên 4 hành của Hà Đồ. Ta xét theo đúng phương pháp phân chia từng cặp cùng hành như trên và sắp xếp theo quy luật hàng cột trong đó dọc bên trái là Tây tứ cung, bên phải là Đông Tứ cung, chúng ta sẽ có 4 cặp sau:

Posted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image

Hình 4: Cặp cùng hành Thuỷ trên Hà Đồ


Posted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 325 ] - Click to view full imagePosted Image

Hình 5: Cặp cùng hành Mộc trên Hà Đồ


Posted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 322 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 322 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 322 ] - Click to view full imagePosted Image

Hình 6: Cặp cùng hành Hoả trên Hà Đồ


Posted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 329 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 329 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 94% of original size [ 677 x 329 ] - Click to view full imagePosted Image

Hình 7: Cặp cùng hành Kim trên Hà Đồ


Xem xét 4 cặp cùng hành trên cơ sở ứng dụng tính chất hoán vị tương ứng tốt xấu cho nhau với phương vị cùng hành ta thấy rằng chúng tuân theo một quy luật nhất quán, có tính đối xứng hợp lý, có tính cân đối khi sắp theo quy luật cân bằng Đông Tây trạch theo hàng dọc.
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Hoàn toàn có sự hợp lý, tính quy luật và nhất quán thể hiện ở nguyên lý "Hậu Thiện Lạc Việt phối Hà Đồ" trong mối tương quan các cặp cùng hành của Đông và Tây trạch ứng dụng trong phong thủy.
II - SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC SƠN HƯỚNG
VÀ CÁC CUNG THIÊN BÀN TỬ VI QUA HÀ ĐỒ

VỚI TÍNH ỨNG DỤNG
TRONG PHONG THUỶ LẠC VIỆT

Đối với khoa Phong Thủy còn lưu truyền đến ngày nay, ngoài bốn trường phái chính và khá phổ biến có sách vở truyền lại, là: Bát trạch, Dương trạch tam yếu, Loan đầu, Huyền không thì còn nhiều phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy còn lưu truyền trong dân gian có tính bí truyền, là: Những phương pháp trấn yểm nhà đất, phương pháp Dịch phong thủy, phương pháp Tử Vi phong thủy....vv.... Phong thủy Lạc Việt chính là sự tổng hợp của tất cả các phương pháp ứng dụng rời rạc và mâu thuẫn còn lưu truyền dưới mọi hình thức trong phong thủy cổ Đông phương với sự hiệu chỉnh thống nhất bởi nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp đã ứng dụng có hiệu quả là Tử Vi Phong thủy. Trước hết xin quí vị so sánh hai đồ hình "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và đồ hình Thiên bàn 12 cung Tử Vi sau đây:


Posted Image

Hình 8: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ

Posted Image
Hình 9
: Đồ hình Thiên bàn 12 cung Tử Vi

Posted Image
Hình 10: Đồ hình Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt
Bổ sung 12 địa chi và phối Địa Cầu ở trung tâm

Qua những đồ hình trên ta nhận thấy sự tương thích hợp lý giữa chúng thể hiện qua sự phù hợp với chiều tương sinh của Ngũ hành trên đồ hình 12 cung của khoa Tử Vi. Ngoài ra ta cũng có thể thấy một sự trùng khớp đến kinh ngạc khi đồ hình Hà Đồ thể hiện bằng hình tròn với 4 điểm kết thúc của Tứ hành thuộc Thổ và sắp xếp vào đó 12 cung địa chi tương ứng của Thiên bàn Tử vi.
Sư tương thích này, một lần nữa xác đính tính nhất quán của nguyên lý căn để trong mọi phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương chính là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" đã cho thấy tính quy luật và xuyên suốt một cách hợp lý trong mọi vấn đề và hiện tượng liên quan của nguyên lý này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định rằng: Phương pháp ứng dụng Tử Vi phong thủy chính là do sự liên quan có hệ thống của lý học Đông phương có xuất phát từ một nguyên lý căn để nhất quán là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp liên quan đến Tử Vi được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt là Đào Hoa trận.

III - ĐÀO HOA TRẬN VỚI 12 SƠN TRONG PHONG THUỶ LẠC VIỆT


Một trong những mối quan tâm trong quan hệ xã hội chính là quan hệ nam nữ, quan hệ xã giao. Vấn đề này có liên quan đến một hiện tượng tương tác gọi là Đào Hoa trong Tử Vi. Hay nói cách khác là cung Đào Hoa trong vận số của con người. Một người lớn tuổi mà vẫn chưa có cho mình một ai ứng ý để làm bạn đời, trong trường hợp này nên ứng dụng "Đào Hoa trận". Hoặc những ông chồng bà vợ có những mối quan hệ với người khác giới trên mức tình cảm thông thường khiến cho gia đình có nguy cơ đổ vỡ, rất cần có "Đào Hoa Sát" để giữ lại hạnh phúc gia đình.
Phương pháp ứng dụng này trong Phong thủy liên quan đến một phương pháp còn bí truyền gọi là "Tử Vi Phong Thủy" (ứng dụng Tử Vi Lạc Việt) và "Lạc Dịch Phong Thủy". Trong bài tham luận này, tôi xin trình bày về một trong những ứng dụng cụ thể của phương pháp "Tử Vi Phong Thủy" trong Phong Thủy Lạc Việt vốn là một trong những phương pháp có hiệu quả liên quan đến khoa Tử Vi thể hiện qua những quy luật vận động tương tác của những thiên thể gần Trái đất lên Trái đất, cuộc sống và con người. Con người của nền văn minh xa xưa đó đã có những qui ước mang tính biểu kiến những tương tác trên thực tế của vũ trụ qua lá số Tử Vi Đông phương. Những phương vị trên 12 cung Tử Vi Đông phương cũng là phương vị trên phong thuỷ với 12 sơn địa chi. Bởi vậy căn cứ trên 12 sơn Phong thủy phù hợp với 12 cung số Tử Vi, người ta có thể dùng để khống chế các sao xấu và tăng độ số của sao tốt, nhằm nâng cao độ số của số phận. Một trong những nguyên lý đó chính là phương pháp Đào Hoa Trận, mà tôi trình bày trong sau đây. Trong phương pháp Đào Hoa trận bao gồm hai loại là Vượng Đào Hoa và Trảm Đào Hoa.
III - 1. Vượng Đào Hoa
Trong Tử Vi, Đào hoa tinh tùy theo tuổi mà nằm ở các cung:
a/ Tuổi Thân Tý Thìn: Đào Hoa nằm ở cung Dậu, ứng với sơn Dậu trên la kinh.
b/ Tuổi Hợi Mão Mùi: Đào Hoa nằm ở cung Tý, ứng với sơn Tý trên la kinh.
c/ Tuổi Dần Ngọ Tuất: Đào Hoa nằm ở cung Mão, ứng với sơn Mão trên la kinh.
d/ Tuổi Tỵ Dậu Sửu: Đào Hoa nằm ở cung Ngọ, ứng với sơn Ngọ trên la kinh.
Cung tương ứng này trên la kinh gọi là Đào Hoa Sơn. Mối liên hệ giữa 12 sơn hướng Địa chi trên la kinh và 12 cung Địa chi trên Thiên bàn Tử Vi đã được so sánh và minh chứng ở trên. Trên cơ sở này chúng ta sự ứng dụng phương pháp Đào hoa trận được thể hiện như sau:

a/ Xác định Đào Hoa Sơn chứa Đào Hoa Tinh của người cần Vượng Đào Hoa, theo cách tính ở trên.
Ví dụ: Người tuổi Dần, Đào Hoa tại sơn Mão.
b/ Tùy theo mạng tính theo tuổi của người cần Vượng Đào Hoa mà chúng ta cần một bình hoa có màu thích hợp.
Ví dụ: Người Bính Dần có tình duyên trắc trở. Chúng ta xác định được sơn có sao Đào Hoa là sơn Mão theo bảng trên. Tại tường hoặc phương vị của sơn này trong nhà, đặt một bình hoa có màu thích hợp với mạng của người tuổi Bính Dần là Thủy - Theo Lạc Thư Hoa giáp (sách Tàu là Hỏa) - tức là chúng ta dùng bình màu xanh dương nhạt, hay đậm (không dùng màu đen vì theo Hậu Thiên, màu đen còn là Tượng của Thổ - sao Nhị Hắc). Bình hoa này sẽ được đặt tại phương vị có sơn Mão, đặt sát tường hay chỉ ở phương vị sơn này là tùy theo tính hợp lý với cảnh quan, cấu trúc nhà.

c/ Chọn số hoa và màu hoa tương sinh với bình hoa thích hợp vớí độ số cung phi.
Thí dụ: Người nữ Bính Dần có cung phi là Khảm thuộc Thủy. Thủy trên Hà Đồ có độ số 1 - 6. Số lượng hoa cần dùng sẽ là 1 bông hoa to và 5 bông hoa nhỏ. Tương sinh ra thủy là hành Kim vậy chúng ta dùng hoa màu trắng.
Lưu ý rằng: Đào Hoa sợ nhất sao Thiên hình. Sao Thiên Hình thuộc hành Kim, có cung bản nguyên là Dậu và cung đối xung là Mão. Bởi vậy, trong bình hoa nên có nước đầy để hóa giải sao Thiên hình và tốt nhất dùng bình thủy tinh trong. Khi mùa Xuân đến, nên tranh thủ hoa Đào - biểu tượng gần gũi nhất của Đào Hoa tinh, đặt ngay một nhánh Đào vào vị trí Đào hoa Sơn với bình hoa có màu thích hợp. Trong trường hợp đặc biệt này, do dùng chính Hoa Đào là biểu tượng của Đào Hoa tinh thì không cần tương sinh với bản mệnh nên sử dụng hoa càng nhiều, càng rực rỡ thì càng tốt.
III - 2. Trảm Đào Hoa
Hay còn gọi là Đào Hoa sát

Có nhiều phương pháp "Trảm Đào Hoa", sau khi tính được Đào Hoa sơn của đối tượng, ta áp dụng những biện pháp sau:

a/ Dùng bình hoa có màu thích hợp với bản mệnh và số hoa thích hợp với cung phi của người đó. Màu hoa cũng tương sinh cho màu bản mệnh. Dùng một con dao nhỏ, cắt ngang những cành hoa trước khi cắm vào bình, nhưng lưu ý là không cắt lìa cành. Đặt bình hoa này vào vị trí Đào Hoa sơn và gác con dao phía trên các cành hoa. (dao nhựa, dao gỗ đều được). Không sử dụng nước trong bình hoa.

b/ Tranh dân gian Việt Nam có tác dụng trấn yểm phong thủy rất mạnh và đã hình thành nên phương pháp trần yểm bằng tranh dân gian Việt Nam. Trong trường hợp này ta sử dụng một bức tranh gà trống của dòng tranh Đông Hồ (loại chỉ vẽ một con gà trống duy nhất và không có chữ Đại Cát), treo ở Đào Hoa sơn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một bức tượng con gà trống bằng đồng, hoặc bằng bất cứ vật liệu gì, đặt ở Đào Hoa sơn của người cần “Trảm Đào Hoa”. Gà Trống là biểu tượng của cung Dậu - Cung của sao Thiên Hình, bởi vậy có tác dụng khắc chế Đào Hoa tinh.
Lưu ý trong trường hợp dùng phương pháp “ Trảm Đào Hoa” nếu có hiệu quả thì phải huỷ, không nên tiếp tục để lâu dài.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng tất cả những chiêu thức, trấn yểm trong Phong Thủy kể cả Đào Hoa Trận, chỉ có tác dụng khi ngôi gia vượng khí. Nếu ngôi nhà không vượng khí, dù hướng tốt hay xấu, thì mọi sự trấn yểm và chiêu thức đều không có giá trị. Vượng khí này bao gồm cả Dương khí do sự chuyển động của con người và phương tiện và Âm khí do vị thế hình thể của cuộc đất với môi trường.

IV - KẾT LUẬN
Phương pháp Đào Hoa trận là một trong những chi tiết ứng dụng trong Phong thủy vốn truyền không chính thống trong dân gian qua sách vở và ngày càng mai một vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết liên quan. Chính sự thất truyền này, khiến cho mối liên hệ của nó - giữa Tử Vi với Phong thủy - tỏ ra bí ẩn và mang màu sắc dị đoan. Phong thủy Lạc Việt đã căn cứ vào nguyên lý căn để xuyên suốt là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" phục hồi về mặt mặt lý thuyết qua sự tương quan hợp lý, nhất quán có tính quy luật và tính hiệu quả tức khả năng dự báo trong ứng dụng, để chứng tỏ tính khoa học theo tiêu chí khoa học. Điều này, một lần nữa xác định rằng: Nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" chính là nguyên lý căn để xuyên suốt trong mọi lĩnh vực ứng dụng liên quan trong thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Đồng thời cũng chứng tỏ tính khoa học của những phương pháp ứng dụng trong phong thủy theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học.
Tiêu chí khoa học này phát biểu rằng:
Một lý thuyết khoa học được coi là đúng,nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách hợp lý có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.


Thanh Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÍ TRONG THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
VÀ PHONG THỦY LẠC VIỆT.


Nguyễn Mạnh Cường
Cử nhân Kinh tế
Phạm Ngọc Tuấn
Cao học sư phạm.
Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt
Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương.

Mở đầu:
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì “Khí” là một khái niệm diễn tả một thực tại có từ sự khởi nguyên của vũ trụ. Ông đã định nghĩa về khí như sau:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác giữa các dạng tồn tại của vật chất và tác động lên các dạng vật chất ấy. Tính chất của khí được xác định tùy theo cấu trúc vật chất được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Theo tinh thần định nghĩa về khí nói trên thì khí phải có ngay từ sự tương tác trong giai đoan khởi nguyên của vũ trụ. Bởi vì, quan niệm của khoa học hiện đại cho rằng:

Vũ trụ hình thành bởi sự tương tác. Hình thức tương tác như thế nào thì sự vật hình thành như thế đó.

Khởi nguyên của vũ trụ theo quan niệm của Lý học Đông phương là tình trạng Thái cực. Cũng từ những nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng:
Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, là tình trạng không lớn, không nhỏ, không nhanh, không chậm, không thời gian, không không gian, không lượng số. Đó chính là trang thái tuyệt đối khởi nguyên của vũ trụ. Khi cái tương đối xuất hiện so với cái tuyệt đối từ khởi nguyên – tức khái niệm “Lưỡng Nghi” của Lý học Đông phương - thì sự tương tác lập tức xuất hiện.
Khi có sự tương tác thì khí hình thành. Như vậy hai thuộc tính căn bản của khí là tính vật chất và sự tương tác. Định nghĩa về “Khí” của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ứng dụng để giải quyết các vấn đề liên quan trong Phong Thủy Lạc Việt. Tuân thủ tiêu chí khoa học quan niệm rằng:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Trong nội dung bản tham luận này, chúng tôi trình bày thêm làm rõ hơn tính ứng dụng của khái niệm khí mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nêu ở trên trong những hình thái thể hiện của nó. Hay nói rõ hơn: Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ giải thích những vấn đề liên quan về khái niệm “khí” trong lý học Đông phương để tiếp tục minh chứng tính hợp lý theo tinh thần của tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học – về tính hợp lý trong việc giải thích các vấn đề và hiện tượng liên quan - làm sáng tỏ bản chất khoa học của khoa Phong Thủy Đông phương của một thực tại chưa được nhân thức trong tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm “Khí”.

II. Sự hình thành và phân loại của khí
– một thực tại vũ trụ bí ẩn trong nhận thức của Lý học Đông phương.

Do tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và sự thể hiện một cách rời rạc, mâu thuẫn trong những bản văn chữ Hán liên quan đến Lý học Đông phương, nên khái niệm về “khí” hết sức mơ hồ. Cho đến tận ngày hôm nay - ngoài định nghĩa về khí của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - trong các bản văn chữ Hán chỉ miêu tả những trang thái khác nhau của khí, trong từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến một thực tại chưa được nhận thức bởi khoa học học hiện đại là khái niệm ”Khí” trong Lý học Đông phương thêm phần bí ẩn.
Việc định nghĩa khái niệm “Khí” của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì chúng ta có thể xác quyết rằng:
Khí đã hình thành ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ, ngay sau khi có sự tương tác giữa trang thái tuyệt đối, được miêu tả là Thái Cực với sự xuất hiện cái không phải nó – mà Lý học Đông phương gọi là trạng thái: Lưỡng Nghi.

II – 1: Âm Dương Khí.
II – 1 – 1: Khái niệm Âm Dương và định tính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Âm Dương là một khái niêm miêu tả thực tại vũ trụ từ trạng thái sau giây 0 (Trước giây 0 là Thái Cực, không có Âm Dương), cho đến toàn bộ mọi sự tiến hóa và vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là một khái niệm miêu tả tính phân biệt, so sánh đối đãi của mọi dạng vận động và tồn tại trên thực tế. Nhưng khái niệm Âm Dương trong Lý học Đông phương - ngoài ý nghĩa minh triết khái quát mọi hiện tượng – thì còn là sự phản ảnh thực tại, nên nó không đơn thuần mang tính lý thuyết, mà còn có những tiêu chí để xác định Âm Dương.
Dưới đây là những tiêu chí xác định định tính của phạm trù Âm Dương trong Lý Học Đông phương, được chúng tôi thống kê từ cổ thư và những sự hiệu chỉnh trong qúa trình nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không đi sâu vào việc biện minh cho những tiêu chí được hiểu chỉnh, mà chỉ giới thiệu và tính minh chứng của nó thể hiện trong sự giải thích hợp lý các vấn đề liên quan theo tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Nhưng tiêu chí đó là:
* Từ cổ thư
- Dương trước, Âm sau.
- Dương trên, Âm dưới.
- Trong Âm, ngoài Dương
- Âm thuận tùng Dương.
* Từ sự hiệu chỉnh của Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.
- Dương tịnh, Âm Động.
Đây là yếu tố quan yếu khác biệt với cổ thư quan niệm rằng” “Âm tịnh Dương động”.
Chính vì tính phản ánh thực tại cho mọi sự vận động và tương tác trong vũ trụ, nên khái niệm Âm Dương có tiêu chí để phân biệt. Từ cơ sở này, chúng ta tiếp tục xem xét đến đề tài mà chúng tôi đề cập đến trong bản tham luận này.

II – 1 – 2: Khí Âm Dương.
Cổ thư viết: “Hỗn độn mới phân, khí nhẹ và trong bay lên thành trời. Khí nặng và đục tụ lại thành đất”.
Đọc câu này, người ta dễ liên tưởng đến sau khi hình thành vũ trụ chỉ có trái Đất và bầu trời. Từ đó liên tưởng đến một tư duy ngây thơ và trực quan của người xưa, một thứ tư duy đơn giản. Nhưng với một sự liên tưởng như vậy, nó sẽ mâu thuẫn với vế đầu: “Khi hỗn độn mới phân”. Đây chính là hình ảnh miêu tả sự bùng nổ ban đầu khi hình thành vũ trụ mà chính khoa học hiện đại đã xác nhận. Vậy hình tượng “trời; đất” ở vế sau là cái gì? Đây chính là sự phân biệt Âm Dương. Trời là hình tượng của Dương, và “đất” chính là hình tượng của Âm bao gồm tất cả trạng thái tồn tại có thuộc tính vật chất, kể cả những dạng vật chất có cấu hình đầu tiên của vũ trụ. Khái niệm “trời đất” là một thuật ngữ hình tượng, tương đương với khái niệm Âm Dương, để miêu tả Âm Dương sau khái niệm “Lưỡng Nghi”, nhằm tránh sự trùng lặp gây khó hiểu. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tương đồng của hình tượng này với hình tượng bánh chưng, bánh dày của Việt tộc: “Trời tròn, Đất vuông”, chính là hình tượng của Âm Dương.
Từ đó, chúng ta có cơ sở dẫn đến một suy nghiệm hợp lý và minh triết khi xác định rằng: Dương – hình tượng tròn – thể hiện sự viên mãn, bao trùm rộng khắp chính là Thái Cực. Điều này cũng phù hợp với sự xác định của cổ thư cho rằng “Dương trước, Âm sau”. Từ đó, sự phục hồi từ minh triết Việt xác định rằng: “Dương tịnh, Âm động”. Quan niệm này khác hẳn sự công bố của các nhà nghiên cứu Hán Nho cho rằng” Dương động, Âm tịnh”.
Thái Cực có trước thuộc Dương, tịnh tương đối với cái động Âm ra đời sau đó. Nhưng vì tính mâu thuẫn của cổ thư chữ Hán cho rằng “Dương động, Âm tịnh”, nên tạo nên tính bất hợp lý trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quan niệm “Dương tịnh, Âm động” phục hồi từ minh triết Việt thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương là một yếu tố quan trọng và xuyên suốt trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành, giải thích một cách nhất quán , có tính hệ thống những vấn đề liên quan. Âm là khái niệm bao trùm tất cả những sự vận động so với cái tuyệt đối có trước là Thái Cực. Vận động là thuộc tính vật chất và điều này hoàn toàn phù hợp với những thực tại quan sát được của khoa học hiện đại: Vật chất luôn vận động.
Trong phạm trù của “Lưỡng Nghi” thì khái niệm Âm Dương trong Lý học Đông phương miêu tả theo ngôn ngữ hiện đại là cặp phạm trù đối đãi phân biệt. Tính đối đãi phân biệt bao trùm tất cả vạn vật trong vũ trụ. Bởi vậy, đây là nguyên lý được nói tới trong “Đạo Đức Kinh”: “Vạn vật cõng Âm bồng dương”. Từ nguyên lý này – với quan niệm “Khí là một dạng tồn tại của vật chất” thì khí cũng phải nằm trong phạm trù Âm Dương.
Trên cơ sở này, chúng tôi xác định rằng:
Khí chính là dạng tồn tại của vật chất đầu tiên trong vũ trụ sau sự tương tác giữa Thái Cực là trạng thái tuyệt đối và cái không phải nó. Sự hình thành trạng thái “Khí” do tương tác trở lại với Thái Cực và tương tác với cái xuất hiện sau đó – không phải Thái cực –- xuất hiện Âm Dương “Khí”.

III – Ngũ hành khí.
Khi các dạng tồn tại của vật chất xuất hiện trong vũ trụ thì Ngũ hành chính là khái niệm phân loại của mọi sự vận động và tồn tại. Bởi vậy, “khí” là một dạng tồn tại của vật chất theo định nghĩa khái niệm này của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Nhất quán với định nghĩa này thì “Khí” cũng nằm trong Phạm trù của sự phân loại theo Ngũ hành. Điều này giải thích những hiện tượng ghi nhận rời rạc trong cổ thư, như: Hỏa khí, Kim khí, Mộc khí…vv…Ngũ hành phân Âm Dương vì tính bao trùm và phân biệt đối đãi của khái niệm này trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên Ngũ khí cũng phân Âm Dương.

IV- Những thuộc tính và tương tác của khí ứng dụng trong phong thủy.
IV- 1: Âm Dương khí hình thành do nguyên lý “Dương tịnh, Âm động”.
IV – 1 – 1: Âm khí:
Như trên chúng tôi đã trình bày: Tịnh thuộc Dương. Bởi vậy, trong những nơi có cấu trúc hình thể tịnh, như: Nghĩa địa, nhà hoang, nhà trống, nhà vắng người…vv….thuộc Dương thì sinh Âm khí.

IV- 1 - 2: Dương khí.
Động thuộc Âm. Do đó, những nơi có nhiều vật thể động, như: Đô thị náo nhiệt, đường, nhà, phố đông người…vv….sẽ phát sinh Dương khí.

IV – 2: Âm Dương khí hình thành do nguyên lý “Âm trong, Dương ngoài”.

Theo nguyên lý “Âm trong, Dương ngoài” thì “Khí” hình thành do tương tác nội tại bên trong cấu trúc một vật thể gọi là âm khí. Khái niệm “Âm khí” trong trường hợp này phân biệt sự tương tác giữa các vật thể và hình thành khí bên ngoài các vật thể đó và tương tác trở lại với các vật thể đó, gọi là dương khí.
Khái niệm này giải thích hai hiện tượng tưởng chừng mâu thuẫn trong cổ thư, là:
1 – Khi miêu tả sự hình thành vũ trụ: “Khí nhẹ và trong bay lên thành trời, Khí nặng và đục tụ lại thành đất”.
2 – Khi ứng dụng trong Phong thủy: “ Âm nhô cao, Dương trũng thấp”.
Hai mệnh đề này có vẻ như mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau. Nhưng với sự giải thích như trên thì chúng hoàn toàn không mâu thuẫn với các thuộc tính có tính nguyên lý của Âm Dương. Vì Phong thủy là sự ứng dụng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên trái Đất. Do đó, Âm khí được miêu tả ở nguyên lý “Âm cao, Dương trũng” là miêu tả khí hình thành do tương tác nội tại trong cấu trúc vật chất bên trong trái đất thuộc Âm. So với tương tác từ ngoài vũ trụ với trái Đất thuộc Dương. Do đó, những vật thể nhô cao trên trái Đất, như: Núi non, gò, đống….thuộc Âm vì thuộc cấu trúc địa cầu. Còn dù trũng thấp nhưng Dương khí hình thành do tương tác ngoài vũ trụ tràn ngập, nên trũng thấp thuộc Dương.

V. Mối quan hệ giữa hình và khí.
Mệnh đề “Khí nhẹ và trong bay lên thành trời, khí nặng và đục tụ xuống thành đất” miêu tả giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ, chính là tiền đề của nguyên lý miêu tả trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: “Khí tụ thành hình”. “Hình nào khí đó”. Đây chính là nguyên lý xem tướng của Lý học Đông phương và phương pháp coi hình thể nhà của khoa Phong thủy, để dự báo thịnh suy và mối liên quan tương tác với cuộc sống của con người trong ngôi nhà đó.
Nguyên lý “Khí tụ thành hình” cho thấy tính chất khởi nguyên quan trọng của khí quyết định hình thể và khả năng sinh tụ của sự phát triển của môi trường và cuộc sống. Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm khí thì khi hình xuất hiện lại tương tác với khí và lại làm xuất hiện những trạng thái tương tác mới giữa hình và khí.
Trên cơ sở này thì tất yếu những cấu trúc khác nhau, hoặc hình thức căn nhà khác nhau, tất nhiên sẽ dẫn đến ảnh hưởng tương tác khác nhau với người sống trong những căn hộ khác nhau đó. Đó là tính tương tác bởi những cấu trúc hình thể khác nhau đó. Thực tại này là cơ sở nhận thức tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt.

VI. Tầm quan trọng của Khí theo quan niệm Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc, xây dựng.

Không chỉ trong phong thủy, các bộ môn khác thuộc Lý học Đông phương cho thấy tầm quan trọng của Khí trong cả Đông y, xã hội, cuộc sống và sinh hoạt của con người. Những thuật ngữ liên quan đến khí mà chúng ta rất thường gặp như: sinh khí dồi dào, khí lực sung mãn, khí thế hừng hực….chính là sự mô tả cụ thể từng hình thức thể hiện của khí. Trong ứng dụng của khoa phong thủy, cả Âm Dương trạch – khí là một thành tố quan trọng phải xem xét.
Đặc biệt, khi Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Bản chất của Phong thủy là: Các quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống với con người, được tổng hợp và khái quát hóa trong hệ thống phương pháp luận ứng dụng của khoa này. Và đó là cơ sở thực tế để tổng hợp tất cả các trường phái phong thủy xuất hiện rời rạc trong nền văn hóa Hán, dưới nguyên lý xuyên suốt “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.
Phong thủy Lạc Việt sau khi phục hồi lại định nghĩa khái niệm của Khí, đã xác định khí là một thực tại quan trọng hàng đầu và là điều kiện nối dẫn các qui luật tương tác trong khoa Phong thủy.
Do bản chất của Khí là một thực tại hình thành do tương tác và tương tác trở lại với các vật thể. Nên chính tính chất vận động của vật thể trong môi trường sẽ tạo ra những hình thành tương tác mới và những tác động của khí từ những vận động này là một yếu tố cần xem xét trong khoa Phong Thủy Lạc Việt.
Có thể nói rằng: Khí là một yếu tố thực tại mang tính tổng quan quyết định cho sự tốt xấu trong khoa phong thủy. Mọi yếu tố tương tác đều thông qua môi trường khí và nó có tính quyết định. Hay nói cách khác: Khoa phong thủy chính là một bộ môn ứng dụng qui luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ thông qua môi trường khí lên chính con người ở nơi cư trú. “Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ”, bởi vậy bản chất của phong thủy chính là sự quán xét mọi quy luật tương tác liên quan đến “Khí”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
VÀ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG


Phạm Hữu Đễ.
Hoàng triều Hải
Thành viên nghiên cứu Ban Phong Thủy Lạc Việt
Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương..


I - LỊCH SỬ HUYỀN KHÔNG VÀ HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
I -
1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử Huyền Không từ cổ thư chữ Hán.

Trường phái Huyền không ứng dụng trong phong thủy ngày nay, tương truyền do Thẩm Trức Nhưng sống vào cuối đời nhà Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân quốc biên soan và lưu truyền. Nó được giới phong thủy Trung Hoa coi như là bô kinh điển phong thủy cuối cùng của các phương pháp ứng dụng trong khoa Phong thủy Đông phương. Thẩm trức Nhưng nghiễm nhiên được coi là ông tổ của phái Huyền Không, bởi sự công bố của ông. Cuốn sách được phổ biến ở Việt nam hiện nay là: "Thẩm thị Huyền không học - Phong thủy trong bối cảnh kiến trúc hiện đại" , do Nguyễn Anh Vũ dịch và được Nxb Văn Hóa Thông Tin phát hành năm 2003, đã xác nhận tác giả chính là Thẩm Trức Nhưng. Tuy nhiên, những tài liệu khác lại ghi rõ nguồn gốc của phương pháp này không phải do Thẩm Trức Nhưng sáng tạo với tư cách là một tác giả. Trong cuốn: " Cổ Dịch Huyền không học" - Nxb Đại Học Quốc gia 2001 viết: Vào mùa hè năm Quí Dậu 1873 thời vua Đồng Trị. Thẩm Trức Nhưng cùng học trò là Hồ Bá An, đến Vô Tích đã dùng khoản vàng lớn biếu hậu duệ của Chương Trong Sơn để mượn đọc. Hai người trong một ngày đêm đã có chép lai mang về. Qua ngghiên cứu, chỉnh lý rồi biên nhập vào sách "Thẩm thị huyền không học", sau đó để lại cho đời.
Trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho ngôi gia. Cho đến ngày nay, phương pháp Huyền Không rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có ảnh hưởng văn hóa Đông phương cổ.
Nhưng cho đến ngày hôm nay, những nhà nghiên cứu Phong Thủy vẫn chưa thể biết được vì nguyên nhân nào để có những nguyên lý và khái niệm cũng như phuơng pháp luận của phương pháp Huyền không. Bởi vì, ngay cả sách của Thẩm Trức Nhưng cũng chỉ được coi là một bản thảo chưa hoàn chỉnh, mà cuốn sách chính thức được dịch ở Việt Nam - mà chúng tôi trình bày ở trên - được coi là do được nhiều môn đồ bổ chú và hoàn chỉnh.
Như vậy, lịch sử Huyền Không được coi như xuất hiện vào thời cận đại của nền văn hóa Hán trải hàng ngàn năm và được coi là bộ kinh điển phong thủy cuối cùng được công bố.
Nhưng chính vì lịch sử xuất hiện của nó vào thế kỷ XIX, nhưng chính nó lại mâu thuẫn với dự kiện quan trong ban đầu của khoa Bát trạch Minh Cảnh - được coi là ra đời vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên. Đó là cách tính mệnh cung theo năm của gia chủ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã minh chứng rằng: Cách tính mệnh cung của gia chủ trong phái Bát Trạch chính là nguyên tắc phi tinh Huyền Không theo nguyên lý Nam Dương phi nghịch là Âm và Nữ Âm phi thuận là Dương. Một sự nghịch lý về nội dung trong lịch sử có xuất phát từ cổ thư chữ Hán: Cái có sau hàng ngàn năm là Huyền Không lại là cơ sở của cái ra đời từ hàng ngàn năm trước. Trong khi đó, những bản văn chữ Hán cho thấy rằng khoa Huyền không học trong phong thủy có khả năng tồn tại trước cuối đời Thanh trong văn hóa Hán.
Theo “Địa lý chính tông” Trần Đoàn chân truyền cho Ngô Khắc Thành những bí ảo của địa lý thiên văn. Ông truyền cho Ngô Khắc Thành cuốn “Thanh Nang”, Ngô Khắc Thành truyền cho con là Ngô Cảnh Loan, Ngô Cảnh Loan vì không có con trai nên truyền cho con gái, người con gái này truyền ra ngoài cho Liêu Vũ (Liêu Kim Tinh – Liêu Công). Liêu công vì chuyện gia đình đau buồn mà chết, lúc đương thời khi ông còn thưc hành phong thủy, có 2 người hầu không biết chữ nhưng nhớ được bí quyết của ông, họ tiếp tục thực hành và truyền bá qua 11 đời sau thì tới Lưu Bá Ôn.
Thời nhà Minh có phong thủy gia, nhà thuật số phương đông nỗi tiếng phù tá Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh là Lưu Bá Ôn. Sau Lưu Bá Ôn thì ngày càng mai một do nhiều yếu tố và nhất là quy luật “bảo mật” của tông phái, mãi đến cuối thời Minh, Vô Cực Tử hiệu là Khởi Ông, truyền học thuật cho Tưởng Đại Hồng. Tưởng Đại Hồng là người ở Trấn Hưng Trạch huyện Tùng Giang tỉnh Giang Tô, hiệu là Đỗ Lăng Phu tử, sinh vào giờ Thìn ngày 27 tháng 12 năm Bính Thìn (1616). Tưởng Đại Hồng truyền cho Khương Diêu, nhưng dặn không “tiết lộ thiên cơ”.
Cuối thời nhà Thanh, huyền không có 6 phái: phái vô thường của Chương Trọng Sơn, phái Thượng Ngu của Trương Tâm Ngôn, phái Tô Châu của Chu Tiểu Hạc, phái Tương Sở của Y Hữu Bản, phái Quãng Đông của Sài Dân Sơn, phái Điền Nam của Phạm Nghi Tân. Trong 6 phái đó thì Chương Trọng Sơn là nỗi bật nhất vì sự luận đoán cực kỳ chính xác và thuật phong thủy cao siêu.

Chương Trọng Sơn tức Tuệ Tây Vô Tăng Đạo Nhân, thông hiểu dịch số đại huyền không, viết nhiều tài liệu khảo sát thực địa, chỉ để lại cho con cháu sử dụng. Thẩm Trúc Nhưng kết thân với con trai Chương Trọng Sơn, mượn tài liệu quý đã ngộ ra những điều tiền nhân chưa nói rõ hoặc tối nghĩa, như trước tác “Thanh Nang Áo Ngữ” của Dương Quân Tùng.
Họ Thẩm người Tiền Đường, tên Thiệu Huân, hiệu Trúc Nhưng, ông là người say mê môn phong thủy, do sự tác động của người Thầy nói rằng: “Phái Huyền Không không phải là chính phái, không đáng học”, nên đương thời ông xem Huyền Không như con thú dữ cần tránh xa và ông xem Tưởng Đại Hồng được tôn là đầu não của phái Huyền Không là đại địch.
Do tình cờ biết được thực tế ứng dụng có hiệu quả của phái Huyền Không, nên sau đó Thẩm Trúc Nhưng không dám khinh thường phái Huyền Không nữa và ông đã bỏ tâm sức để tìm hiểu về phái Huyền Không.
Thẩm Trúc Nhưng thường hay oán giận tiên sinh Tưởng Đại Hồng, vì họ Tưởng được Vô Cực chân truyền môn Huyền Không, nhưng họ Tưởng bị chấp trước câu: “Thiên cơ bất khả tiết lậu”, nên chỉ bí mật truyền thụ cho một số ít đệ tử và cấm đệ tử của mình phổ biến rộng rãi cho mọi người.
Cuối đời Thanh, bộ “Thẩm Thị Huyền Không Học” do Thẩm Trúc Nhưng trước tác, được xem là tập đại thành và đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bí truyền của phái Huyền Không.


Như vậy, chúng ta cũng thấy tính tam sao thất bản và sự lưu truyền không hoàn chỉnh của riêng phái huyền không (Gồm sáu phái trong một phương pháp) và sự mâu thuẫn với các phái khác. Huyền không lúc đầu không được coi là "Danh môn, chính phái".
Bởi vậy, mặc dù hiệu quả của phong thủy trên thực tế chính là nguyên nhân để nó tồn tại trong xã hội Đông phương. Nhưng chính vì tính mâu thuẫn, mơ hồ và thất truyền – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại ở buổi đầu sơ khai - khoa Phong thuỷ đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”.
Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng:
Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán, hoàn chỉnh và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người được lý thuyết hoá - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nền văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian.
Bộ môn phong thuỷ Lạc Việt là một sự tổng hợp tất cả các phương pháp ứng dụng rời rạc trong cổ thư chữ Hán và các phương pháp còn lưu truyền trong dân gian với một nguyên lý căn để nhất quán là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".
Trong bài tham luận này, người viết xin được trình bày nguyên lý căn để của Phong thủy Lạc Việt và phương pháp ứng dụng của một thành tố tương tác quan trong trong phong thủy Lạc Việt đó chính là Huyền không Lạc Việt.

I - 2. Nguyên lý căn để của Phong Thủy Lạc Việt.

Vởi những thành quả nghiên cứu mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đã chứng minh rằng:
Hà đồ là qui luật vận động của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ. Gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong mối liên hệ với Mặt trời, Mặt trăng được quan sát từ trái Đất. Hoàn toàn không như cổ thư chữ Hán miêu tả là do những vòng xoắn trên lưng con Long Mã hiện lên ở sông Hoàng Hà, vua Phục Hy thấy được làm ra Hà Đồ.
Tính hợp lý của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ cũng được chứng minh trong các công trình nghiên cứu đã xác định rằng: Đó là đồ hình nhất quán xuyên xuốt trong mọi ứng dụng liên quan đến Lý học Đông phương.
Nhất quán với nguyên lý xuyên suốt này - tính nhất quán là tiếu chí khoa học - Phong thủy Lạc Việt phi tinh trên cửu cung Hà Đồ, không phi tinh trên cửu cung Lạc Thư như phương pháp Huyền Không từ các bản văn văn chữ Hán liên quan đến Huyền không trong Phong thủy.
CỬU CUNG LẠC THƯ..................................................CỬU CUNG HÀ ĐỒ
Phối Hậu Thiên Văn Vương ..................................Phối Hậu Thiên Lạc Việt

Posted ImagePosted Image
Trên cở sở này và tính hợp lý của mọi vấn đề và các hiện tượng liên quan đến Lý học Đông phương, Phong thủy Lạc Việt đã ứng dụng trong phương pháp Huyền Không Lạc Việt phi tinh.
Phương pháp phi tinh theo Huyền Không Lạc Việt khác trên Lạc Thư từ cổ thư chữ Hán được so sánh trên đồ hình sau:
Posted Image
Posted Image
Posted Image

Posted Image

Qua sự trình bày trên, chúng ta thấy rằng: Sư khác biệt giữa Huyền Không lạc Việt với Huyền Không trong cổ thư chỉ ở các phương vị phía Nam của Hà Đồ. Đây cũng là khác biệt chủ yếu của phương pháp Huyền Không Lạc Việt khi phi tinh, còn tất cả mối quan hệ phân tích tương quan các sao trong Huyền không và các mối tương quan khác và phương pháp luận trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành không thay đổi. Phần tiếp theo đây, chúng tôi giới thiệu về tuính ứng dụng cụ thể của Huyền Không lạc Việt để các nhà nghiên cứu về phong thủy tiện so sánh cụ thể những luận điểm và phương pháp ứng dụng của Huyền Không Lạc Việt với cổ thư chữ Hán.

II - PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CỦA HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT

Vũ trụ vận động không ngừng, tiền nhân đã phát hiện sự vận động đó có tính quy luật theo cửu tinh, được xem như 9 trường khí của 9 tinh thể lớn ảnh hưởng đến sự sống và các hoạt động trên trái đất. Người đời sau không hiểu biết tạo ra sự nhầm lẫn dẫn đến tệ mê tính dị đoan trong các môn lý học đông phương, nhất là không hiểu biết về sự tương tác của các hành tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ lên trái đất chúng ta đang sống. Sự tương tác này được gọi là “Thiên khí”, vận hành theo chiều thuận là dương số lẻ, là chiều từ số nhỏ đến số lớn. Còn khí của quả đất gọi là “Địa khí” có tính chất đục nặng vận hành theo chiều nghịch là âm số chẳn, chiều từ các số lớn đến các số nhỏ. Tiền nhân đã thể hiện hai chiều quay đó trong Hà đồ, tuy con người không nhìn thấy sự tương tác, nhưng vẫn biết sự tương tác đó tác động đến đời sống muôn vật, tạo nên sự thịnh suy của muôn vật.

II - 1. Tính chất của cửu tinh:

- Số 1: Nhất bạch Tham lang: Là cát tinh đứng đầu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương thuỷ
* Màu sắc: Xanh đen.
* Cơ thể: Thận, tai, máu huyết
* Về con người: là con trai thứ

- Số 2: Nhị hắc Cự môn: là sao xấu, hung.
* Âm dương, ngũ hành: Âm hoả đới thổ.
* Màu sắc: Nâu đỏ.
* Cơ thể: bụng và dạ dày
* Về con người: Là người mẹ, người vợ.

- Số 3: Tam bích Lộc tồn: Là sao xấu.
* Âm dương, ngũ hành: dương mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây đậm.
* Cơ thể: mật, vai và tay
* Về con người: là con trai trưởng

- Số 4: Tứ lục Văn xương: là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: âm kim.
* Màu sắc: Xám trắng.
* Cơ thể: đùi và 2 chân.
* Về con người: con gái trưởng.

- Số 5: Ngũ hoàng Liêm trinh: Là sao xấu nhất, còn gọi là đại sát tinh.
* Âm dương, ngũ hành: Thổ
* Màu sắc: màu vàng
* Về cơ thể: không
* về người: không

- Số 6: Lục bạch Vũ khúc: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm kim đới thuỷ.
* Màu sắc: màu xanh da trời.
* Cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già
* Về con người: Là người cha, người chồng, người đứng đầu.

- Số 7: Thất xích Phá quân: Là sao xấu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương hoả.
* Màu sắc: màu đỏ
* Cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
* Về con người: con gái giữa.

- Số 8 : Bát bạch Tả phù: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây nhạt.
* Vơ thể: lưng, ngực và lá lách.
* Về con người: con trai út.

- Số 9: Cửu tử - Hữu bật: là sao trung tính.
* Âm dương, ngũ hành: Dương kim.
* Màu sắc: màu trắng.
* Cơ thể: phổi, miệng, lưỡi
* Về con người: con gái út.

II -2. Tam nguyên cửu vận:

Cửu tinh tương tác tạo nên ảnh hưởng đến mọi mặt trên trái đất, cái dễ cảm thấy nhất đó là khí hậu hàng năm, và chi phối đến tháng ngày giờ, sự chi phối này có chu kỳ nguyên vận hay là đại vận là một giáp 60 năm, tiểu vận hay là Vận khí 20 năm, mỗi nguyên có 3 vận, tam nguyên cửu vận có 180 năm vừa đúng với cửu tinh chín vận.
Ví dụ ta lấy tam nguyên cửu vận gần đây nhất:

Thượng Nguyên:
* vận 1: 1864 - 1883,
* vận 2: 1884 - 1903
* vận 3: 1904 - 1923

Trung Nguyên:
* vận 4: 1924 - 1943
* vận 5: 1944 - 1963
* vận 6: 1964 - 1983

Hạ Nguyên:
* vận 7: 1984 - 2003
* vận 8: 2004 - 2023
* vận 9: 2024 - 2043

Đại vận:
Theo Huyền không Lạc Việt dựa theo phép tính lấy thời điểm năm hành tinh Kim. Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ cùng mặt trăng, mặt trời tạo thành một đường thẳng gọi là thất tinh hợp bích làm điểm khởi đầu của năm đầu kỷ nguyên niên lịch, nên năm giáp tý đầu tiên tương ứng với nhất bạch thuỷ tinh, như vậy lấy năm Kinh Dương Vương lên ngôi vào năm Nhâm tuất 2897 trước công nguyên đến nay thì đã trãi qua 84 đại vận. Đại vận 84 này thuộc hạ nguyên của tam nguyên thứ 28, tức là đại vận của Tam bích mộc tinh.(vẽ bảng số 43 trang 222 sách "Tam nguyên cửu vận" của Giáo sư Hoàng Tuấn)

Tiểu vận:
Mỗi tiểu vận là 20 năm, hiện nay đang là hạ nguyên của tam nguyên thứ 28, kéo dài từ năm 1984 đến năm 2043 thuộc đại vận Tam bích mộc tinh. Hạ nguyên có 3 tiểu vận, đó là vận 7, vận 8, vận 9. Năm 2009 thuộc tiểu vận 8 bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2024 của hạ nguyên.

II -3. Đường di chuyển của cửu tinh (Lường Thiên xích).

Hà đồ và Lường Thiên Xích:
Hà đồ thực chất là qui luật tương quan biểu kiến của Ngũ Tinh trong Thái Dương hệ với mặt trời và mặt trăng. Các sao này được sắp xếp theo một trật tự đặc biệt mà 9 cung của Hà đồ đã thể hiện, đây cũng là bàn phi tinh cố định, như trong hình vẽ sau:
Posted Image



Chúng chỉ thay đổi theo không gian và thời gian với một đường đi cố định được gọi là quỹ đạo chuyển động cố định của các sao còn gọi là phi tinh, mà người xưa gọi là Lường Thiên Xích.
Trong hình vẽ trên, những số trong 9 ô vuông là số của sao phi tinh. Ô vuông ở giữa gọi là Trung cung còn các cung khác đại diện cho 8 cung ở 8 hướng xung quanh theo nguyên lý " Hậu Thiên bát quái Lạc Việt phối Hà đồ". Ta có thứ tự như sau:

- Từ trung cung số 5 đi lên Tây bắc số 6.
- Từ Tây bắc số 6 xuống Nam số 7.
- Từ Nam số 7 lên Đông bắc số 8.
- Từ Đông bắc số 8 đến Tây số 9.
- Từ Tây số 9 lên Bắc số 1.
- Từ Bắc số 1 xuống Đông nam số 2.
- Từ Đông nam số 2 lên Đông số 3.
- Từ Đông số 3 qua Tây nam số 4.
- Tư Tây nam số 4 về lại trung cung số 5.
Lường Thiên Xích chia ra làm 2 loại đó là loại Thuận và loại Nghịch.
Loại thuận bắt đầu từ Trung cung là số 5 rồi đi theo chiều tăng đến 6, 7, 8, 9, 1, 2, 3, 4.
Lường Thiên Xích Nghịch thì lại bắt đầu từ số 5 rồi đi theo chiều giãm xuống đến 4, 3, 2, 1, 9, 8, 7, 6.

Tam nguyên long
Huyền không coi vấn đề thuần khí như là một trong những yếu tốt bắt buộc, vì thế, nó được xem như là yếu tố xác định họa phúc, tốt xấu của một ngôi gia. Khi một ngôi gia có được một tinh bàn vượng sơn vương hướng rồi thì cũng nên chú ý đến việc thuần khí theo tam nguyên long, nghiã là cần xem cấu trúc hình thể trong ngôi gia đó có theo được sự kết hợp tốt theo tam nguyên long hay không, ví dụ như cổng, cửa, bếp, phòng …
Tam nguyên long cũng chỉ là một yếu tố trong các yếu tố xem xét một ngôi gia tốt xấu mà thôi.
1 - Thiên nguyên long.
* 4 sơn dương: Càn , Khôn, Cấn, Tốn.
* 4 sơn âm: Tý , Ngọ, Mão , Dậu.

2 - Nhân nguyên long.
* 4 sơn dương: Dần, Thân, Tỵ, Hôi.
* 4 sơn âm: Ất, Tân, Đinh, Quý.

3 - Địa nguyên long.
* 4 sơn dương: Giáp, Canh, Nhâm , Binh.
* 4 sơn âm: Thìn, Tuất, Sửu , Mùi.

II - 4. Tinh bàn:

-Vận bàn:
Cần xác định vận bàn:
* Năm xây dựng mới ngôi gia.
* Năm sửa lại đa phần lại ngôi gia.
* Năm bắt đầu dọn vào ở trong ngôi gia.
Khi đã xác định được năm của ngôi gia rồi thì xem năm đó thuộc vận nào trong tam nguyên cửu vận. Xác định được vận thì đem số sao của vận đó vào Trung cung rồi di chuyển theo Lường Thiên Xích thuận mà sắp xếp các sao ở chín cung.
Ví dụ: Năm 2009 nằm trong vận 8 (2004-2024) thuộc hạ nguyên của tam nguyên cửu vận. Đưa sao Bát bạch vào trung cung di chuyển theo chiều thuận.
- Sơn tinh:
Còn gọi sơn bàn phi tinh, nghĩa là sao phi tinh ở phương toạ của sơ đồ nhà theo vận bàn đưa vào trung cung, căn cứ theo tam nguyên long ở phương toạ là âm hay dương để di chuyển sao phi tinh theo chiều thuận hay nghịch. Sao phi tinh sơn bàn thường đặt bên trái của sao phi tinh vận bàn.
-Hướng tinh:
còn gọi là hướng bàn phi tinh, nghĩa là sao phi tinh ở phương hướng của sơ đồ nhà theo vận bàn đưa vào trung cung, di chuyển thuận nghịch theo tam nguyên long âm dương ở hướng. Sao phi tinh hướng bàn thường đặt bên phải của sao vận bàn.

II - 5. Địa bàn:
Là bàn cố định của phi tinh hay còn gọi là cửu tinh đồ căn bản được sắp xếp theo các cung của Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.
Sự chuyển động của khí trong vũ trụ là không ngừng theo năm, tháng, ngày, giờ. Cổ nhân đã dùng cửu tinh làm chủ cho sự thay đổi của thời gian đó. Mỗi sao của cửu tinh sẽ làm chủ một khoảng thời gian là năm tháng ngày giờ, vì vậy mỗi năm, tháng, ngày, giờ có một sao chủ. Sao chủ xếp vào vị trí trung cung của cửu cung và các sao khác di chuyển theo lường thiên xích thuận.
-Niên tinh:
Là sao quản năm, dùng cửu tinh phối với năm, ví dụ năm 2009 là sao cửu tử nhập trung cung và cũng là sao quản năm.
-Nguyệt tinh:
Là mỗi tháng có một sao phi tinh làm chủ quản lý chi phối tháng đó. Ví dụ từ ngày 7 tháng 11 năm 2009 đến ngày 7 tháng 12 năm 2009 là sao ngũ hoàng quản.
-Nhật tinh, Thời tinh:
Cũng tương tự như niên nguyệt, thi ngày và giờ cũng có một sao làm chủ và nó chi phối khoảng thời gian mà nó làm chủ.
Sự ảnh hưởng của niên nguyệt tinh mạnh nhất thường là những nơi có sự hoạt động thường xuyên và mạnh, như cửa, cổng ra vào, phòng bếp, phòng ngủ. Ngoài ra còn xét kết hợp với sao sơn hướng tinh ở khu vực chúng đến để xem xét tốt xấu tuỳ theo tính chất của sao niên nguyệt tinh.

II - 6. Chính thần & Linh thần

Đồ hình của Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ có cửu tinh bài bố như sau:
- Chính thần là dùng nơi cao sơn của sao đương vận mà thu nhận khí. Như vận 8 thì lấy phương vị Bát bạch Cấn - làm chính thần.
Phương vị của Chính Thần cần có cao sơn thực địa.
- Linh thần là phương đối lại của chính thần. Phương vị LinhThần cần sông nước, trũng thấp.
Thí dụ: Như vận 8 phương đối lại của chính thần là phương vị Tứ - Tốn (Tây nam) làm linh thần.
Chính thần quàn 10 năm đầu của vận 20 năm. Linh thần quản 10 năm sau.
Riêng vận 5 có 20 năm, mười năm đầu lấy Nhị Khôn làm Linh thần và mười năm sau lấy Bát (Cấn) làm Chính thần.

Coi về Chính thần, Linh thần của đương vận là coi về vượng suy của một thành phố hay khu dân cư, ví dụ : vận 8, phương vị của Linh thần nằm ở phía Tây Nam. Do đó, nếu khu vực đó của thành phố hay khu dân cư ... mà có sông, hồ hoặc biển... thì rất tốt, chủ vượng phát về mọi mặt. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có thế núi, thế đất tiến dần cao thì ngôi làng hay đô thị đó sẽ gặp nhiều việc không tốt.
Còn về ngôi gia cư thì lấy sơn tinh đương vượng làm Chính thần và hướng tinh đương vượng làm Linh Thần. Phương Linh thần nên có Thuỷ, thấp trũng hay đường đi. Nếu phương vị của Hướng tinh sinh, vượng khí lại vào vị trí của Linh thần đương vận mà có thuỷ, thấp trũng hay đường đi thì tốt lại càng thêm tốt, đã vượng càng thêm vượng. Hướng tinh sinh vượng khí vào vị trí Chính thần của đương vận thì vẫn cần có thuỷ thì mới vượng phát được, còn gặp cao sơn thì suy.

II - 7. Cấu trúc hình thể với phi tinh:

Khi lựa chọn đựơc một mảnh đất hay một khu đất để quyết định xây một ngôi gia, hay một ngôi gia đã hoặc đang ở, ta kiểm tra hướng, xem hướng của ngôi gia có bị kiêm hướng hay bị phạm điêù gì không, sau đó ta cần chú ý đến cấu trúc hình thể trong và ngoaì ngôi gia có hợp với phi tinh Huyền Không Lạc Việt hay không, để hiệu chỉnh cho thích hợp.

Cấu trúc hình thể bên trong ngôi gia với phi tinh:
Cấu trúc hình thể bên trong của một ngôi gia cần được điều chỉnh sắp xếp cho phù hợp với phi tinh, nghĩa là ở những nơi có phi tinh hướng sinh khí, vượng khí thì nên bố trí lối đi, hành lang, cầu thang, vật chứa nước, hồ cá, vòi nước, tranh ảnh thuỷ mặc… Còn ở những nơi là sinh vượng khí của sơn tinh nên làm phòng ngũ, bếp, bàn làm việc.

Cấu trúc cảnh quan bên ngoài ngôi gia với phi tinh:
Cảnh quan xung quanh ngôi gia phối với phi tinh cũng rất quan trọng, ở những khu vực có hướng tinh sinh vượng khí thì cần trống thoáng, như có hồ nước hay đường đi làm hư thủy làm cho hướng tinh được đắc cách mà tốt hơn. Ngược lại tại khu vực sinh vượng của hướng tinh mà có núi đồi, nhà cao, cây cao áp sát ngôi gia thì hướng tinh bị thất cách làm cho ngôi gia không hưởng được khí sinh vượng của phi tinh nên không tốt. Còn ở những khu vực có sơn tinh sinh vượng khí thì cần có cao sơn thực địa như núi đồi, nhà cao tầng, cây cao…còn ngược lại thì không tốt.
Tùy theo tinh bàn của từng ngôi gia mà cần có bố trí cho thích hợp, ví dụ như ngôi gia có tinh bàn thướng sơn hạ thủy thì cần có sự bố trí ngược lại mà người xưa gọi là cách đảo kị long, hoặc theo cách thu sơn xuất sát.

II - 8. Phân cung.

Bắt đầu từ tâm nhà chia mặt phẳng diện tích làm 8 phương vị:
1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.
2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.

- 24 Sơn hướng.
Tám cung đó tính từ Càn thuận chiều kim đồng hồ là:
Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Khôn , Ly , Tốn , Đoài .
Trong Phong thủy mỗi phương quản 45 độ. Nhưng thực tế cho thấy do những yếu tố tương tác khác nhau, mà không thể có nhà nào chính hướng và có những sai lệch. Sự sai lệch này cũng có những tương tác khác nhau trong cùng một phương. Bởi vậy trong phong thuỷ người ta mới chia nhỏ mỗi phương thành 3 vị trí khác nhau gọi là sơn hướng. Do đó, 8 phương có tổng cộng là 24 sơn hướng.
Mỗi cung như vậy lại chia làm 3 sơn. Mỗi sơn quản 15 độ. Tên gọi của các sơn hướng lần lượt như sau:
1: Càn: Gồm ba sơn Tuất - Càn - Hợi.
2: Khảm: Gồm ba sơn Nhâm - Tý - Quí.
3: Cấn: Gồm ba sơn Sửu - Cấn - Dần.
4: Chấn: Gồm ba sơn Giáp - Mão - Ất.
5: Khôn: Gồm ba sơn Thìn - Khôn - Tỵ.
6: Ly: Gồm ba sơn Bính - Ngọ - Đinh.
7: Tốn: Gồm ba sơn Mùi - Tốn - Thân.
8: Đoài: Gồm ba sơn Canh - Dậu - Tân.
Dưới đây là mô hình La Kinh và 24 sơn hướng, chúng ta so sánh với Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt, để thấy tính trùng khớp hợp lý của nguyên lý căn để có tính xuyên suốt nhất quán và hợp lý trong phong thủy Lạc Việt.

Posted Image


Chúng ta đều biết rằng:
Hợi Tý Nhâm Quý thuộc Thủy - Màu xanh dương;
Giáp Ất Dần Mão thuộc Mộc - Màu xanh lá cây;
Tỵ Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa - Màu đỏ;
Thân Canh Dậu Tân thuộc Kim - Màu trắng,
Nguyên lý này trùng khớp một cách hợp lý giữa La Kinh và Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt.

- Phân độ:
Mỗi phân độ chiếm chỉ 5 độ trên La bàn. Gọi là 72 phân kim ứng với 72 Địa sát trên toàn Thiên Bàn. Ngoài ra các vòng La Kinh còn chia 60 phân mạch Bảo châu. Mỗi phân mạch Bảo châu chiếm 6 độ Địa bàn.
Sự phân chia các phương vị trên La kinh còn nhiều phức tạp khác, Nhưng chỉ dùng nhiều trong Âm Trạch. Trong Dương Trạch thì chúng ta chỉ cần đến sự phân độ như trên và nắm vững cách tính một số vòng sao.
12 địa chi sơn trong tam hợp bàn, mỗi sơn có 5 ô Giáp tý, khi nạp âm thì ngũ hành của mỗi hoa giáp sẽ khác nhau, như Tý sơn có Giáp Tý (kim), Bính Tý (Thuỷ), Mậu Tý (Hoả), Canh Tý (Thổ), Nhâm Tý (Mộc). 12 sơn cộng lại 60 giáp tý, còn gọi 60 Thấu địa long, hoặc ngũ tý khí. Phép lập hướng phải biết tiết chế bớt khí quá vượng và bổ sung khí cho khí quá yếu.

- Phân Kim:
Phương pháp phân kim cụ thể như sau:
-Sơn Tý có: Giáp Tý (Kim), Bính Tý (Hỏa), Mậu Tý (Thủy), Canh Tý (thổ), Nhâm Tý (mộc).
-Sơn Sửu có: Ất Sửu (Kim), Đinh Sửu (Thuỷ), Kỷ Sửu (Thủy), Tân Sửu (thổ), Quí Sửu (mộc)
-Sơn Dần có : Bính Dần (Thủy), Mậu Dần (thổ). Canh Dần (mộc), Nhâm Dần (kim), Giáp Dần (Thuỷ).
-Sơn Mão có : Đinh Mão (Thủy), Kỷ Mão (thổ), Tân Mão (mộc), Quý Mão (kim), Ất Mão (Hỏa).
-Sơn Thìn có : Mậu Thìn (mộc), Canh Thìn (kim), Nhâm Thìn (Hỏa), Giáp Thìn (Thủy), Bính Thìn (thổ).
-Sơn Tỵ có : Kỷ Tỵ (mộc), Tân Tỵ (kim), Quý Tỵ (Hỏa), Ất Tỵ (Toả), Đinh Tỵ (thổ).
-Sơn Ngọ có : Canh Ngọ (thổ), Nhâm Ngọ (môc), Giáp Ngọ (kim), Bính Ngọ (Hỏa), Mậu Ngọ (Thủy).
-Sơn Mùi có : Tân Mùi (Thổ), Quý Mùi (Mộc), Ất Mùi (Kim), Đinh Mùi (Hỏa), Kỷ Mùi (Thủy).
-Sơn Thân có : Nhâm Thân (kim), Giáp Thân (Hỏa), Bính Thân (Thủy), Mậu Thân (thổ), Canh Thân (mộc)
-Sơn Dậu có : Quý Dậu (kim), Ất Dậu (Hỏa), Đinh Dậu (Thủy), Kỷ ̉ Dậu (thổ), Tân Dậu (mộc).
-Sơn Tuất có: Giáp Tuất (Thủy), Bính Tuất (thổ), Mậu Tuất (mộc), Canh Tuất (kim), Nhâm Tuất (Hỏa).
-Sơn Hợi có: Ất Hợi (Thủy), Đinh Hợi (thổ), Kỷ Hợi (mộc), Tân Hợi (kim), Quí Hợi (Hỏa).
Nguyên tắc sử dụng phân kim là ở chỗ vượng thì tiết giảm, suy thì bổ cứu, tránh hung theo cát, tức tránh tương khắc (nếu khắc xuất là tiết), theo cát (sinh nhập, ngang hoà là cát, sinh xuất là tiết). Tóm lại là phải vận dụng linh hoạt. Ngoài ra cần lưu ý đến làn ranh phân kim, nếu phạm sẽ dẫn đến ngũ hành lẫn lộn mà có nhiều hung sát

II - 9. Cách bố trí sơ đồ nhà kết hợp phi tinh.

-Phòng bếp:
Bếp là nơi chế biến nguồn dinh dưỡng cho mọi người, chủ về nhân đinh, cho nên nó có tầm ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong một ngôi gia về sức khoẻ, sự bình an và tài lộc vì thế bếp phải đặt tại phương vị tốt (Vị trí tọa tốt) có các sao là sơn tinh sinh vượng tiến khí và các sao tốt. Hướng bếp phải là hướng tốt, có các sao là hướng tinh sinh vượng tiến khí.
Hướng nhà và vị trí bếp hay hướng bếp phải cùng Tam nguyên long, cụ thể là hướng nhà là Thiên nguyên long thì vị trí bếp, hướng bếp là Thiên nguyên long hoặc là Nhân nguyên Long. Hướng nhà là Nhân nguyên long thì hướng bếp và vị trí bếp là Nhân nguyên long hoặc là Thiên nguyên long. Còn Địa nguyên long chỉ nên phối với Địa nguyên long, không kết hợp được với Nhân nguyên long hay Thiên nguyên long, nếu kết hợp sẽ không được tốt.
- Không nên đặt bếp tại Hướng tinh 2; 5 vì hoả sinh thổ. Sao 5 là Ngũ Hoàng Liêm trinh: chủ bệnh tật hao tài. Sao 2 là nhị hắc bệnh phù: Chủ bệnh tật.
Không nên đặt tại nơi có vượng sinh tiến khí của hướng tinh. Nếu đặt thì dễ bị hao hụt về tài chính. Vị trí đặt bếp là tính theo 24 sơn tính từ tâm nhà, chứ không tính theo tâm phòng bếp.
- Dời bếp vào hướng phạm thái tuế: Nếu là cung có sơn tinh đang vượng thì rất tốt, còn không thì tai hoạ. Chỉ nên tránh vào tháng phạm thái tuế và trực xung thái tuế (Thí dụ: năm 2009, thái tuế cung Sửu thì nên tránh tháng, ngày, giờ Sửu và Mùi (trực xung).
Hướng bếp nên hướng về hướng tinh là:
* Nhất bạch: Hành thuỷ là thuỷ hoả ký tế nên là bếp cát
* Tam bích, bát bạch: Mộc sinh hoả là bếp cát.
* Nhị hắc, ngũ hoàng: Nhị hắc là bệnh phù, ngũ hoàng là đại sát nên kỵ
-Phòng khách:
Là nơi tụ hợp các thành viên trong gia đình, nơi tiếp khách, nghĩ ngơi tạm thời, chổ ngồi, nằm, uống trà, hút thuốc, tụ tập nói chuyện, thư giãn, nghe nhạc, xem truyền hình, đọc sách, làm việc, vì thế nó có vai trò cũng quan trọng. Do những ngôi nhà trong thành phố thường bị hạn chế về diện tích sử dụng, thì phòng khách thường cũng là phòng ăn. Vị trí tốt thường bố trí ở trung tâm ngôi gia, ở khu vực có sơn tinh sinh khí xa, ví dụ như vận 8 là sơn tinh nhất bạch, vận 7 là sơn tinh cửu tử, vận sáu là bát bạch…

II - 10. Các loại sao sát và những kiêng kỵ.
Thần sát:
-Sao bản mệnh: là sao quản năm sinh của một người nào đó, ví dụ: nếu người đó sinh năm 2009, thì sao bản mệnh là cửu tử.
-Bản mệnh sát và đích sát: Trong phi tinh của niên, nguyệt, nhật, thời, ở tại phương vị nào có phi tinh là sao bản mệnh thì gọi là bản mệnh sát, phương vị đối lập với phương bản mệnh sát tức là đối xung gọi là “đích sát”.
Phương bản mệnh sát và phương đích sát đều là các phương đại hung, không được phạm đến.

- Ám kiến sát:
Sao phi tinh của niên nguyệt nhật thời nhập trung cung, phương vị có số sao phi tinh nhập trung cung thì gọi là phương vị ám kiến sát của niên nguyệt nhật thời đó. Phương vị ám kiến sát cũng là phương đại hung.

-Thái tuế:
Thái Tuế - vật thể thuộc Âm - là sao lớn nhất gần trái Đất và nhóm sao II ngoài vòng Thiên Thạch. Thái tuế là mộc tinh (Jupiter) lớn nhất trong thất tinh, nên khi nó đi tới đâu thì nó sẽ kéo hết dương khí về nơi đó. Theo quan niệm về "Khí" của Phong thủy Lạc Việt: Tất cả khí ngoài trái Đất đều thuộc Dương so với trái Đất. Nên sự tương tác rất mạnh về Dương Khí. Dương khí vượng ở hướng tất suy ở sơn và Âm khí vượng ở Sơn tất suy ở hướng. Mà hướng là dương, tọa là âm vì thế mà kỵ hướng, tuế phá ngược lại vì do dương khí bị kéo hết về nơi thái tuế nên tuế phá hoàn toàn là âm khí nên kỵ tọa.
Thái tuế kỵ hướng không kỵ tọa, bởi vì thái tuế tính dương động kỵ hướng là do nơi hướng thường là nơi hoạt động vào ra của con người nên động càng thêm động, vì thế cũng kị mở cửa theo hướng của năm sinh để tránh không xung phạm Thái tuế. Thí dụ người tuổi Sửu không mở cửa hướng Sửu, người tuổi Tý không mở cửa hướng Tý, các tuổi khác cũng như vậy, để tránh tới năm tuổi Thái tuế đến cửa mà gây ra nhiều chuyện phiền toái.

-Xung Thái tuế:
là Thái-tuế xung khắc với năm sinh của chủ nhà. Thí dụ người sinh năm Dần thì niên canh Thái-tuế của người đó là Dần. Dần lại tương xung với Thân nên gặp năm Thân, tức là năm “niên canh xung Thái-tuế” thì người này phải tránh hành động tại 2 cung Dần, Thân để tránh khỏi bị trắc trở.
-Nơi có phi tinh tốt gặp Thái tuế thì tốt thêm, nơi có phi tinh xấu mà gặp Thái tuế thì càng thêm xấu.

-Thái tuế Có 2 loại là Thái tuế theo năm và Thái tuế theo phi tinh:
*Thái tuế theo năm: là Thái tuế tính theo các địa chi của năm và phương vị mang tên địa chi đó.
Ví dụ: Năm Tý Thái tuế ở phương Tý (phía Bắc), năm Sửu Thái tuế ở phương Sửu (phía Đông Bắc)…

* Thái tuế theo phi tinh là Thái tuế theo sao cửu tinh của năm.
Ví dụ: Năm 2009 là năm Sửu, phương Sửu ở Đông bắc, mà Đông bắc theo bàn phi tinh cố định là Bát bạch làm đại diện, phi tinh đại diện của năm Sửu là Cửu tử, đem Cửu tử nhập trung cung di chuyển theo Lường Thiên xích thuận thì sao Bát bạch đến phương Tây Nam, như vậy Thái tuế phi tinh năm 2009 Kỷ sửu là ở phương Tây Nam.

Tuế phá:
Phương đối ngược lại với phương Thái-tuế là phương Tuế-phá. Phương Thái-tuế nơi hoàn toàn có khí dương, ngược lại phương có Tuế-phá là nơi hoàn toàn có khí âm.
Vì thế đây là 2 cung âm dương đối lập, tương khắc, tương xung. Như vậy khi các cung này ở trong vị trí tốt thì rất tốt mà trái lại thì rất xấu.
Các ngày Tuế-phá cũng được tính theo như thí dụ sau đây: Năm Tý, Thái-tuế địa bàn ở
phương Tý thì Tuế-phá ở phương ngược lại là phương Ngọ nên các ngày Ngọ như Giáp Ngọ,
Bính Ngọ... đều là ngày Tuế-phá có khí âm cực mạnh. Do đó khi phạm vào thì dể gặp tai họa nhất là người tuổi Tý.
-Tam sát:
Là phần bên hông vuông góc với trục Thái Tuế và Tuế Phá theo chiều thuận từ Thái Tuế đến Tam sát, Tam sát chính là nơi giao lưu tương tác Âm Dương theo chiều thuận do ảnh hưởng của Thái Tuế và tuế phá gây nên, còn gọi là 3 sao có sát khí là Tuế sát, Kiếp sát và Tai sát. Ba điểm này cần thận trọng khi động thổ, tu sửa... Thí dụ Thái Tuế cung Sửu thì Tam sát ở cung Thìn.
Có 3 loại tam sát năm, tháng và ngày.
- Những năm Dần - Ngọ - Tuất: Tam sát ở phía BẮC.

- Những năm Hợi - Mão - Mùi: Tam sát ở phía TÂY.

- Những năm Thân - Tý - Thìn: Tam sát ở phía NAM.

- Những năm Tỵ - Dậu - Sửu: Tam sát ở phía ĐÔNG.

Tam sát chỉ kiêng kỵ ở phương toạ, không kiêng kỵ ở nơi hướng của ngôi gia. Nếu xây nhà, nhập trạch vào năm có tam sát đến toạ thì mới bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra cũng cần chú ý đến phương vị của giường ngủ, nếu giường ngủ mà nằm tại khu vực của tam sát thì tránh ra khu vực đó trong năm bị Tam sát.
-Ngũ hoàng sát:
Ngũ Hoàng đại sát còn gọi là "Mậu Kỷ Đô thiên sát". Nếu Ngũ hoàng xuất hiện ở sơn hướng nên tránh, vì Ngũ Hoàng là tối hung không thể xâm phạm, khu vực mà có sao Ngũ Hoàng bay đến trong năm thì cần phải tránh, chứ không xung phạm. Nếu xung phạm thì lập tức sẽ có những biến động, hoặc tai họa nguy hiểm, đang tốt thành xấu, người cư ngụ ở nơi có Ngũ Hoàng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiền bạc.

III - KẾT LUẬN
Chúng tôi quan niệm rằng: Bản chất của Phong thủy là ứng dụng những quy luật tương tác trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Đây chính là những thực tại khách quan đang tác động đến cuộc sống của chúng ta.
Trong bài viết này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu một trong những yếu tố tương tác quan trong. Đó chính là sự vận động có tính quy luật của các vì sao trong Thái Dương hệ lên trái Đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người - mà chúng tôi cho rằng: Đó chính là nhận thức thực tại được qui ước, ký hiệu hóa trong phương pháp Huyền không, ứng dụng trong phong thủy. Huyền không Lạc Việt với nguyên lý căn để là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" và phương pháp ứng dụng căn bản, nhằm minh chứng tính nhất quán, tính hệ thống và khả năng giải thích hợp lý các vần đề liên quan so với sự huyễn ảo của Phong thủy từ văn bản cổ. Đó chính là yếu tố làm sáng tỏ tính khoa học của Phong Thủy theo tiêu chí khoa học. Đó chính là sự hiệu chỉnh để làm sáng tỏ chân lý, chứ không phải là sự phủ nhận những giá trị ứng dụng có hiệu quả đã được thừa nhận trong ứng dụng trải hàng ngàn năm của khoa Phong thủy Đông phương. Những phương pháp luận trong ứng dụng, được giới thiệu trong bài viết này ở trên đã chứng tỏ điều đó.
Chúng tôi cũng không có tham vong ngay bây giờ có thể giải thích tất cả những bí ẩn của Lý học Đông phương. Đây là một công trình nghiên cứu đòi hỏi thời gian và sự đóng góp của nhiều con người, thậm chí có thể là nhiều thế hệ. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn ở việc minh chứng tính khoa học của phoing thủy - qua Phong thủy Lạc Việt - là sự thống nhất các phát hiện rời rạc, hiệu chỉnh những sai lầm và khiếm khuyết dẫn đến mâu thuẫn và mơ hồ của khoa Phong thủy. Từ đó, chúng tôi hy vọng rằng: Hội Thảo phong thủy lần này, sẽ là những bước mở đầu cho sự khám phá những bí ẩn của văn hóa Đông phương, mang trong nội dung của nó những nhận thức kỳ vĩ của thiên nhiên, vũ trụ và con người.
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
-----------------------------
Tài liệu tham khảo.
-Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
-Trạch vận tân án - Thẩm Trúc Nhưng và các tác giả.
-Tìm hiểu cổ dịch huyền không - Hồ Kinh Quốc.
-Phong Thuỷ Huyền Không Học - Bình Nguyên Quân.
-Ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng và đời sống - Vũ Đình Chỉnh.
-Lý thuyết tam nguyên-cửu vận và nguyên lý dự báo cổ-Hoàng Tuấn.
-Huyền học và nhà ở hiện đại – Chung Nghĩa Minh.
-Giáo trình lớp PTLVII – Lưu hành nội bộ.
-Tài liệu của anh Kép Nhật.
-Địa lý toàn thư – Lưu Bá Ôn và các tác giả.
-Phong thủy trong đời sống hiện đại – Nguyễn Hoàng Hải.
-Thẩm thị huyền không học – Nguyễn Anh Vũ biên dịch.
-Thủy Long Kinh-Long mạch bí truyền – NXB Hải Phòng.
-Bí mật gia cư âm trạch và dương trạch – biên soạn: Duy Nguyên, Trần Sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
PHÂN TÍCH PHONG THỦY TRỤ SỞ TWA
Hãng hàng không lớn nhất Hoa Kỳ

*


Lữ Vinh

Chuyên viên tin học cao cấp tại Hoa Kỳ.
Thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt


Phong thủy Lạc Việt minh chứng tính khoa học của nó xét theo tiêu chí khoa học, có tính nhất quán, tính hệ thống, tính qui luật, tính khách quan và tính hợp lý trong việc lý giải các hiện tượng và vấn đề liên quan với khả năng tiên tri. Bởi vậy, Phong thủy Lạc Việt là sự tập hợp một cách nhất quán các trường phái phong thủy rời rạc và mâu thuẫn thể hiện trong các bản văn chữ Hán cổ còn truyền lại thành một hệ thống nhất quán với nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Sự ứng dụng Phong thủy Lạc Việt chính là phương pháp khoa học quán xét đối tượng kiến trúc, xây dựng dưới tất cả mọi yếu tố tương tác căn bản. Bài viết này nhằm giới thiệu với quí vị phương pháp luận của Phong Thủy Lạc Việt ứng dụng cụ thể trong việc phân tích một đơn vị kiến trúc là Trụ sở hãng hàng không nổi tiếng của Hoa Kỳ qua những thăng trầm trong lịch sử của nó.

Hãng hàng không TWA và lịch sử thăng trầm.





Posted Image
Bản vẽ phác thảo kiến trúc của trụ sở hãng TWA tại phi trường Kennedy

TWA, tức Trans World Airlines, là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hãng hàng không TWA là một hãng hàng không tầm cỡ quốc gia của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Sau nhiều thập kỷ hoạt động ghi dấu ấn trong lịch sử hàng không dân sự quốc tế, hãng này đã bị phá sản và lùi vào quên lãng. Nhưng những ai có dịp đến phi trường Kennedy ở New York City vẫn thấy trụ sở của hãng hàng không TWA một thời oanh liệt, vẫn còn sừng sững ghi dấu ấn nơi đây.
Hãng TWA được thành lập vào ngày 13 tháng 7 - 1925, tên lúc đó là Western Air Express. Năm 1930, sát nhập cùng hãng Transcontinental Air Transport và trở thành hãng Transcontinental and Western Air (T&WA).
Năm 1939, nhà tỷ phú Howard Hughes (một trong những người giàu nhất thế giới lúc hiện tiền) đã mua và phát triển phục vụ xuyên Đại Tây Dương. Đến năm 1950 đã đỗi tên thành Trans World Airlines (TWA).
Từ 1940s đến 1970, TWA là một trong hai hãng hàng không Hoa Kỳ (TWA và Pan American World Airways) phục vụ các đường bay sang Âu Châu. Đến 1969, các đường bay xuyên Đại Tây Dương của TWA đã trội hơn của hãng Pan Am. Vào thập 1980, các pháp quy của hàng không được nới rộng, mở đường cho sự cạnh tranh và thâm nhập của các hãng mới. Đây là một đòng nặng cho hãng TWA. Vào 1985, hãng TWA bán cho Carl Icahn, và vào năm 1992, hàng TWA nạp đơn phá sản. Nhưng lại phục hồi hoàn toàn sau đó và tuyên bố mua thêm 125 máy bay để thay mới đoàn bay. Nhưng các khó khăn về tài chánh bắt đầu xuất hiện. Tháng 1 - 2001 hãng TWA một lần nữa nạp đơn phá sản. Vào tháng 4 - 2001, đã bị hãng American Airlines mua. Chuyến bay cuối cùng của hãng TWA từ St. Louis, Missouri đến Las Vega và Nevada vào ngày 1 tháng 12 - 2001.
Thập niên 1960s, TWA phát triển mạnh dưới sự điều hành của nhà tỷ phú Howard Hughes, đã xây cất thêm trụ sở nổi tiếng Terminal 5 tại phi trường JFK của thành phố New York. Kiến trúc này được hoàn tất vào 1962 và đây chính là đối tượng suy nghiệm của khoa Phong Thủy Đông phương và là nội dung chính của bài viết này.
Sau khi xây cất xong nhà ga (Terminal 5), hảng TWA lúc đầu phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng chỉ trong khoảng 40 năm, hảng TWA bắt đầu suy thoái, cho đến năm 2001 thì biến mất trên thị trường.
Kiến trúc của nhà ga (Terminal 5) này có hình dáng rất đặc biệt giống như con chim ưng hạ cánh. Nó được liệt kê là một công trình có giá trị nghệ thuật (“Landmarked building”) ở New Jersey thuộc New York City. Ưng (Eagle) là một loài chim rất được ưa chuộng tại nước Mỹ và được sử dụng trong các phù hiệu của chánh phủ, có lẽ đây cũng là một nguyên do mà con Ưng TWA này được dân chúng trong vùng yêu thích.
Con Ưng TWA này do nhà Kiến Trúc nổi tiếng Eero Saarinen phác họa. Toàn bộ kiến trúc ứng dụng tối đa các đường cong, phòng ốc bên trong (cavernous interior) trên cơ sở của những lý thuyết kiến trúc hiện đại (Modern Architecture).
Con Ưng này đã trở thành hình ảnh đại diện cho hảng hàng không TWA và cho cả phi trường JFK trong các thập niên qua. Một kiến trúc hiện đại có giá trị nghệ thuật cao, một nhà ga và trụ sở nổi tiếng của hãng hàng không TWA lớn nhất nhì nước Mỹ. Nhưng nhìn từ góc độ phong thủy chúng ta có thể thấy ảnh hương thực tế theo phương pháp luận của môn khoa học kiến trúc Đông phương cổ này đến số phận của nó và toàn thể hãng hàng không quốc tế TWA.

Xét về lý khí hình thể
Qua các hình ảnh, hình dáng của kiến trúc này trong giống như một con Đại Bàng đang hạ cánh, dãy nhà xuyên qua dưới hai cánh, như một mũi tên xuyên từ cánh này qua cánh kia, phía sau hai cây cầu dẫn vào trong, như hai mũi tên ghim vào. Phía trước mặt kiến trúc này là một con đường cong, đầu con Ưng này ở ngay tại khúc cong (chổ lồi) của con đường, tạp khí tạo ra bởi khúc lồi xung thẳng vào tòa nhà, tạo nên cục thế Liêm Đao Sát. Theo hình thể bề ngoài thì đây có thể nói là cục "Phi Ưng hở cánh" bị "Xạ Tiển Xuyên Tâm", Liêm Đao cứa cổ, thật là xấu.
Posted Image
Con đường cong phía trước khiến TWA bị thế Liêm đao sát.

Posted Image
Dãy nhà hai bến cánh và đường ống từ phía sau thành thế "Xạ tiễn xuyên tâm".

Con Ưng này phía trước bị dao khứa cổ, mình thì trúng xuyên tâm tiển, như vậy mà nó cũng có thể oanh liệt kéo dài mạng sống hết 40 năm trong huy hoàng, được dân chúng khắp New York yêu quí. Xin đặt câu hỏi là tại sao với hình lý khí như vậy mà nó có thể cầm cự một cách oanh liệt suốt 40 năm và khả năng còn tiếp tục vươn lên oanh liệt?
Nhưng nếu quan sát kỹ thì chúng ta thấy rằng: Hình thể con chim ưng này thật dũng mãnh và uy dũng với khí thể xà xuống vồ mồi của một loài vương điểu. Bởi vậy, mặc dù phạm nhiều cách sát nguy hiểm, nó vẫn không thể chết ngay, mà còn vũng vẫy trong lịch sử hàng không Hoa Kỳ nhiều năm về sau.

Huyền không phi tinh Lạc Việt

Trong quan niệm của phong thủy Lạc Việt, không thể chỉ xét riêng Hình Lý Khí, mà phải là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác khác. Đó là vận khí của tòa nhà, công trình kiến trúc qua phương pháp Phi tinh Huyền Không, để xét đoán sự tốt xấu, lành dữ qua thời gian lịch sử tồn tại của nó. Phương pháp Huyền Không sẽ cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hơn về và hiểu diễn biến thăng trầm của con chim ứng này trong lịch sử hàng không dân dụng Hoa Kỳ.
Theo hình được tạo từ kinh vĩ độ của GPS Visualizer (đường dọc là kinh tuyến, đường ngang là vĩ tuyến Đông Tây), ta thấy con Ưng này có hướng Tây, Sơn Đông Hướng Tây tức Sơn Mão Hướng Dậu. Con Ưng này được hoàn tất vào năm 1962 tức vận 5 (1944 – 1963), kéo dài qua vận 6 (1964 – 1983), và đóng cửa vào tháng 10, 2001 tức vận 7 (1984 – 2003).

Posted Image
Sơn Mão Hướng Dậu - được tạo từ kinh vĩ độ của GPS Visualizer
Posted Image Reduced: 88% of original size [ 723 x 1023 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 88% of original size [ 723 x 1023 ] - Click to view full imagePosted Image


Theo Huyền không Lạc Việt Phi Tinh:
Vận 5 Đáo Sơn Đáo Hướng, vì vậy mà dù bị dao tên xâm phạm mà vần oanh liệt vương danh thiên hạ.
Vận 6 Lệnh Tinh Đáo Hướng, trong vận này con Ưng bắt đầu yếu dần, nhưng củng nhờ cái lệnh tinh đáo hướng mà lây lất chưa gục.
Vận 7 trước gặp Nhị, sau gặp Ngũ, Hình Khí đã bị thương, nay lại gặp Nhị Ngũ theo Huyền Không Lạc Việt thì làm sao mà thoát khỏi tử thương?
Theo Huyền Không Phi Tinh từ cổ thư Hán:
Vận 5 cũng được "Vượng Sơn, vượng Hướng"; nhưng vào vận 6 thì phạm "Thướng Sơn, hạ Thủy". Như vậy theo phương pháp luận của Huyền không phi tinh thì con Ưng này phải chết. Hay nói cách khác là hãng TWA phải phá sản trong vận này. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy theo phiên tinh Huyền Không từ cổ thư chữ Hán. Và cũng theo phương pháp từ cổ thư chữ Hán thì đến vận 7 lại đắc "Vượng Sơn, vượng Hướng" thì đáng nhẽ phải phục hồi trở lại, nhưng thực tế con chim Ưng TWA lại gục ngã trong vận này - Hãng TWA chính thức phá sản vào 2001 - Như vậy, đã chứng tỏ phương pháp Huyền Không Lạc Việt Phi Tinh có tính hợp lý và nhất quán với phương pháp luận Huyền không.
Cũng theo Huyền Không Phi Tinh từ cổ Thư Hán, con Ưng này khởi ở Vận 5, Hướng tinh là 7, cho nên đến Vận 7, 7 nhập trung cung tức Nhập tù, vì vây địa vận của nó chỉ có 40 năm.
Một sự mâu thuẫn rõ ràng trong phương pháp Huyền Không Phi Tinh Hán là vận 7 vừa “Đáo Sơn, Đáo hướng” lại vừa Nhập Tù, như vậy thì phần “Đáo Sơn, Đáo Hướng” ảnh hưởng nhiều hơn hay Nhập Tù ảnh hưởng nhiều hơn. Thật tế cho thấy thì hảng TWA đã phá sản năm 2001, như vậy, theo Huyền Không Phi Tinh Hán là Nhập Tù, địa vận hết, vận số dứt, thế nhưng thực tế con Ưng đến hiện nay vẫn còn, nó chỉ gục ngã, nằm dưỡng thương vài năm, rồi lại vươn lên trong sự nâng niu của người chủ mới - JetBlue Airways.
Theo Huyền Không Lạc Việt phi tinh thì vận 5 - thời điểm xây dựng trụ sở TWA - Hướng Tinh là 9, đến Vận 9, Hướng Tinh 9 nhập trung cung tức "Nhập Tù"; vì vậy, với "Sơn Mão Hướng Dậu", địa vận phải là 80 năm. Vì vậy mà con Ưng này chỉ gục ngã tạm thời, chứ không tử vong như theo vận khí của Huyền Không Phi Tinh Hán. Theo Huyền Không, thì Điạ Vận là tính từ khi khởi vận đến khi Hướng Tinh Nhập Trung Cung, nếu theo nguyên lý này thì địa vận theo Huyền Không Lạc Việt Phi Tinh của con Ưng này kết thúc ở vận 9 tức 2024-2043, như vậy còn ít nhất là 15 năm hay lâu nhất là 34 năm nửa thì vận khí mới hết.
Như vậy, đã chứng tỏ phương pháp Huyền Không Lạc Việt Phi Tinh có tính hợp lý và nhất quán so với phương pháp luận Huyền không.
Điều này đã phản ánh thực tế số phận của con Ưng TWA theo phương pháp luận của Huyền Không Lạc Việt, trên nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Xét theo Bát trạch Lạc Việt

Ngoài thời vận xét theo Huyền Không đã trình bày ở trên thì còn những gì tốt về con Ưng này, mà khiến nó có sức cầm cự mãnh liệt qua mấy mươi năm? Để đi sâu vào vấn đề này chúng ta tiếp tục xét trên phương pháp Bát Trạch Lạc Việt để phân tích. Phong Thủy quan niệm có hình thì có khí, có khí thì có sinh có tử có vượng có suy với phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành.

Xét cung phi theo Bát trạch Lạc Việt.
Còn Ưng này hình thể dũng mãnh, thuộc Dương , là con đực. Năm 1962 hoàn tất là năm Nhâm Dần vận 5, Nam Khôn Nữ Cấn, theo cung phi Lạc Việt thì là Nhị Khôn. Kiến trúc này có Sơn Đông Hướng Tây (Sơn Mão Hướng Dậu) tức là Đoài Trạch. Cung Phi Khôn, nhà Đoài Trạch, phía trước Tây là Thiên Y, phía Đông Bắc (cung Cấn) là Sinh Khí, phía Đông Nam (cung Khôn) là Phục Vị, chính hai chổ này là hai mũi hậu tiễn theo hình lý khí, nhưng lại đắc Sinh Khí, và Phục Vị, như vậy hai cây cầu này là chổ động nên dẫn khí tốt vào trong.

Posted Image


Theo Môn Lầu Ngọc Bối thì hướng Tây cửa mở Thiên Y được Thân Hôn. Cây cầu ở Đông Bắc Cấn Sinh Khí lại đắc Quan Tước, cây cầu ở Đông Nam Phục Vị phạm Điên Cuồng. Dãy nhà xuyên tâm từ Tuyệt Mệnh sang Lục Sát. Tổng hợp lại luận thì quả thật con Ưng này hơi Điên Cuồng không dễ nắm đầu nó được, nhưng hướng Thiên Y có Thân Hôn, Sinh Khí có Quan Tước, có lẻ vì vậy mà nó đã vang danh khắp xứ, và là cái ảnh (image) đại biểu cho phi trường JFK nổi tiếng.
Sơn Mão Hướng Dậu, tức Chấn phối Đoài là Phá Quân Kim tinh, bản tính của con Ưng này hung hãn như Phá Quân Kim tinh, ai làm chủ nó không cẩn thận sẻ bị con Ưng này sơi sống. Nạn nhân đầu tiên là hãng TWA lớn nhất nhì nước Mỹ.

Xét theo cấu trúc hình thể
Xem xét đến sự kiến trúc đặc thù ở bên trong của con Ưng này, thì sự mãnh liệt, dai sức của nó càng được hiện rõ. Kiến trúc bên trong của con Ưng, được ứng dụng các đường cong và giảm thiểu các đường thẳng và góc cạnh tối đa. Đường thẳng và góc cạnh thì tạo ra tạp khí và sát khí, nay dùng đường cong thì tạo ra sinh khí và sự thông khí tối đa cho các cung vị, nhờ vậy mà nội khí của con Ưng này không phải là tầm thường. Nó như một nhà nội gia khí công cao thủ mạch Nhâm Đốc được đã thông nên khí lực sung mản, tuy bị hình lý khí bề ngoài xấu, nhưng, thể chất (Cung Phi Bát Trạch) và nội khí rất tốt (Kiến trúc đường Cong), không dễ dàng bị quật ngả.

Posted Image Reduced: 85% of original size [ 750 x 500 ] - Click to view full image

Posted Image

Posted Image Reduced: 85% of original size [ 750 x 495 ] - Click to view full imagePosted Image Reduced: 85% of original size [ 750 x 495 ] - Click to view full imagePosted Image



Phải đến lúc thời vận (Phi Tinh) gặp Nhị Ngủ sát khí trùng trùng thì nó mới gục xuống.
Tuy gục xuống, nhưng nó vẫn chưa chết, mà chỉ nghỉ dưỡng thương vài năm!!!
Sau khi hảng TWA phá sản, bị hảng American Airlines mua, con Ưng này bị đóng cửa. Tháng 12, 2005, hảng JetBlue Airways là một hảng hàng không phát triển lẹ nhất đương thời, đang ở ga 6, dời sang ga 5, xây cất thêm 26 cửa bay phía sau, phá bỏ các kiến trúc phụ bên hông, và sáp nhập con Ưng vào thành một kiến trúc ga 5 mới.
Ga 5 JetBlue Airways bắt đầu mở cửa vào ngày 22 tháng 10, 2008.
Hãng hàng không TWA đã mất, con Ưng TWA củng đã gục ngã 7 năm, bước vào vận 8 nó đã phục sinh thành con Ưng JetBlue. Theo Phi Tinh Lạc Việt thì vận 8 đắc Lệnh Tinh Đáo Hướng, Linh Thần cung Tốn Tây Nam đắc Thủy. (Còn theo Huyên Không từ cổ thư chữ Hán thì vận 8, Sơn Mão Hướng Dậu được Song Tinh Đáo Hướng, Khảm Cung Đả Kiếp). Sự hồi sinh vào vận 8 sẻ là một cục vận mới cho con Ưng này, địa vận mới của nó sẻ kéo dài tới 80 năm.

Kết luận

Qua sự suy luận và khảo nghiệm về mặt phong thủy của kiến trúc trụ sở hãng hàng không TWA của Hoa Kỳ với phương pháp luận của Phong thủy Lạc Việt mới có khả năng trình bày một các chi tiết diễn biến sự việc với khả năng dự báo tiên tri. Nếu chỉ phân tích một phương diện Hình Lý Khí, hoặc chỉ dùng Huyền Không phi tinh; hoặc chỉ dùng "Cấu trúc hình thể, hay chỉ với cái nhìn phiến diện của Bát trạch thì mọi việc sẽ bế tắc. Chỉ có một phương pháp luận tổng hợp tất cả cácc yếu tố tương tác của Phong Thủy Lạc Việt mới có thể hiểu thấu được toàn cục diện và diễn biến trong tương lại của một đơn vị hình thể kiến trúc. Sự ứng dụng tổng hợp này giống như việc luận về một con người: Hình Lý Khí là diện mạo sắc khí của con người, Bát Trạch và Cấu trúc hình thể là thể chất nội bộ của con người, và Phi Tinh là Thời Vận ở con người.
Chỉ có một cái nhìn tổng hợp chúng ta mới cón thể biết về một con người. Phong thủy Lạc Việt chính là sự phục hồi lại bản thể nguyên thủy của khoa phong thủy Đông phương thể hiện cái nhìn tồng hợp và nhất quán đó.


Lữ Vinh


-----------------------------
Tài liệu tham khảo:
- Nguồn: http://www.aviationexplorer.com/twa_airlines.htm)
- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
- Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Nguyễn Vũ Tuấn Anh
- Bát trạch Minh cảnh - Cổ thư.
- Dương trạch Tam yếu - Triệu Cửu Phong.
-Trạch vận tân án - Thẩm Trúc Nhưng và các tác giả.
- Tìm hiểu cổ dịch huyền không - Hồ Kinh Quốc.
- Lý thuyết tam nguyên-cửu vận và nguyên lý dự báo cổ-Hoàng Tuấn.
- Huyền học và nhà ở hiện đại – Chung Nghĩa Minh.
- Giáo trình lớp PTLVII – Lưu hành nội bộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh thưa quí vị quan tâm.

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sẽ tập hợp những bài tham luận được đọc tại hội thảo và bài gửi tới hội thảo - đã đưa hết lên đây - cũng như phần tham biện và các hình ảnh tiêu biểu, các bài viết trên báo chí, truyền thông liên quan đến hội thảo, in thành tập gửi tặng đến các thành viên tích cực của Trung Tâm và chuyển tới các hội viện có nhu cầu dưới dạng sách hoặc tập tin.

Chúng tôi dự định in 500 cuốn bằng giấy tốt và có những trang màu minh họa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây có phải là bài tham luận 2 của Cương không? Sao trong trang web của mình thì không thấy, lại thấy ở web khác?

http://choxaydung.vn/

-------------------------------------

Ứng dụng Phong thủy trong Kiến trúc và Kinh doanh

Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2009 09:50

1. Tính khoa học của Phong thủy

Phong thuỷ theo cách hiểu phổ biến là một bộ môn khoa học phương Đông nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường, cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố địa lý xung quanh nhà ở đến cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, phong thuỷ đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó tiêu biểu là trong kiến trúc xây dựng và kinh doanh.

Người ta có thể thông qua Phong thuỷ của nhà ở, văn phòng, cơ sở thương mại để dự đoán sự thành đạt của các tổ chức xã hội, kinh tế và nhân sinh. Tuy nhiên, trong việc ứng dụng phong thuỷ hiện nay còn nhiều vấn đề cần được làm rõ cả về nhận thức và thực tiễn. Trước tiên là tính khoa học của phong thuỷ.

Posted Image

Sim Lim - Singapore

Phong thủy không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nó bắt nguồn từ ngay trong thực tiễn cuộc sống. Hàng ngàn năm trước, cuộc sống của con người chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cần Thủy (nước) và Thổ (đất). Chính vì vậy, mà con người ngay từ khi ra đời đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở, bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Sự tranh giành quyền lực, đất đai của các bộ lạc, dân tộc dẫn đến những nhìn nhận về nơi an cư, lạc nghiệp mà nhất là phía sau gần núi dễ tạo sự an toàn thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ đó hình thành nên khái niệm Tọa sơn hướng thủy. Gần thủy để tiện sinh nhai, gần núi để dễ được che chở, bảo vệ. Các câu phú Sơn quản nhân đinh thủy quản tài cũng xuất phát từ chính trong những nhu cầu sinh tồn đó.

Trải qua thời gian, những học thuyết Phong thủy dần dần được hình thành. Qua chiêm nghiệm thực tế, người ta đã bắt đầu gạn bỏ những gì không hợp lý, phát huy những gì đúng đắn nhất. Khoa học phong thuỷ vì thế mà ngày càng hoàn thiện hơn trên phương diện lý luận.

Bước sang thời hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật phương Tây, Phong thuỷ vẫn không những không mất đi vị thế mà còn thể hiện được tính ưu việt của mình trên nhiều phương diện. Và điều quan trọng là những nguyên lý của Phong thuỷ hoàn toàn không mâu thuẫn với những bộ môn khoa học hiện đại của phương Tây.

Nếu phương Đông có môn Phong thủy thì phương Tây cũng có những môn khoa học tương ứng nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng tới đời sống con người.

Có thể kể đến là môn Vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió trong nhà. Theo môn này thì không nên để các cửa thẳng hàng nhau sẽ kém thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn Phong thủy phương Đông môn phái Loan đầu cũng có lời khuyên tương tự rằng nếu để ba cửa đối nhau dễ phát sinh tai họa.

Những tỷ lệ vàng trong kiến trúc Tây phương cũng có những nét tương đồng đối với những con số coi là đẹp trong Phong thủy Huyền không học.

Phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học và đừng khoác nên nó tấm áo thần bí.

2. Ứng dụng Phong thủy trong kiến trúc phương Tây và Việt Nam qua những ví dụ cụ thể

Để có thể có một cái nhìn khách quan nhất về Phong thuỷ, thì việc xem xét những ứng dụng của nó qua những ví dụ cụ thể là một cách tiếp cận mang tính khoa học. Chúng ta hãy điểm qua những công trình kiến trúc tiêu biểu của cả phương Tây và phương Đông.

Posted Image

Ảnh trên là Tòa nhà Quốc hội (Government Buiding) của nước Mỹ. Chúng ta đều biết rằng ông chủ Nhà Trắng, tức Tổng thống Mỹ cứ trên 4 năm thay đổi. Biết bao đời tổng thống đã thay nhau nối gót. Người thì Đông tứ mệnh người thì Tây tứ mệnh. Theo Phong thủy Bát trạch: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh là hai dạng người có ảnh hưởng nếu xét trong cùng một hướng thì khác hẳn nhau rõ rệt. Nhưng lịch sử cho thấy vị thế của nước Mỹ dường như không đổi trong cả hàng chục năm. Như vậy, xét tổng thể thì yếu tố về hướng ảnh hưởng không quá nhiều mà quan trọng hơn đó là vấn đề vị trí tọa lạc, kết hợp với hình thể đẹp đẽ, tỷ lệ hài hòa cùng một bố cục có đủ cả Thanh long bạch hổ, Huyền vũ và chu tuớc (4 yếu tố của tron phong thủy Loan đầu) đã giúp tòa nhà của nuớc Mỹ đã trở thành 1 tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới.

Để hiểu rõ thêm về tính hình tượng trong phong thuỷ, chúng ta sẽ phân tích hình ảnh dưới đây.

Posted Image

Hình ảnh trên là Toà nhà Chính phủ Singapore. Chúng ta đều biết Singapore là một nước rất phát triển cả về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiên đại nhưng không vì thế mà vấn đề phong thủy bị xem nhẹ. Ngay trong tòa nhà Chính phủ của nước này này cũng đã được thiết kế khá chuẩn mực dưới góc độ Phong thủy.

Posted Image

Nếu nhìn bề ngoài, ở vị trí thông thường, tòa nhà chỉ hài hòa về đường nét khiến cho chúng ta có một cái nhin thiện cảm mà chưa có gì đặc biệt mang tính Phong thủy. Tuy nhiên, nếu sử dụng bản đồ vệ tinh Google người ta sẽ nhận thấy ý đồ về Phong thủy trong công trình này. Tòa nhà được thiết kế theo dạng hình chữ T (Theo cách gọi cổ là dạng nhà hình chữ Đinh). Với hình thể này, chúng ta có thể hình tượng ra hình ảnh một Con chiện và người đưa ra ý tưởng thiết kế đã thêm vào trước mặt Con chiện đó một vườn hoa hình tròn để tạo nên một con dấu. Như vậy là đã hoàn thành một chỉnh thể chiện và dấu đi cặp với nhau. Những gì diễn ra trên chính trường thế giới đã cho thấy Singapore là đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Ở Việt Nam, cũng có những công trình mà theo quan sát của những chuyên gia Phong thủy thì thấy cũng có những ý đồ tương tự nhằm tạo nên những hình tượng đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc về Phong thủy. Tiếu biểu phải kể đến Dinh độc lập ở TP Hồ Chí Minh.

Posted Image

Quan sát trên hình ảnh từ trên cao, Tòa nhà Dinh độc lập cũng được thiết kế mang hình tượng cái triện và con dấu . Rất có thể đây là một ý đồ của kiến trức sư, hình tượng này mang ý nghĩa về quyền lực, cho nên tòa nhà này một thời cũng có những vị thế quyền lực nhất định trong xã hội. Tuy nhiên, khi đứng ở góc quan sát bên ngoài thì tòa nhà này lại mang một hình tượng khá xấu xét theo quan điểm phong thủy đó là hình tượng lộ cốt. Vì thế mà chủ nhân hoặc người đứng đầu sử dụng công trình này không thịnh vượng lâu dài.

Posted Image

Toà nhà trong ảnh bên cũng phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong thủy. Nhìn bề ngoài tòa nhà này rất đẹp và hiện đại! Tuy nhiên, dưới góc nhìn phong thủy, nó là một hình tượng chưa hoàn toàn tốt đẹp. Khi quan sát tòa nhà này, chúng ta dường như thấy được tất cả cấu trúc bên trong của nó. Ở đây, chúng ta không bàn tới góc độ nghệ thuật vì đây cũng là một phong cách riêng. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, chúng ta không nên dùng những công trình kiểu dáng kiến trúc như vậy vì nó lộ hết những kết cấu và nội thất bên trong. Cách thức kiến trúc “ruột để ngoài da” không phù hợp với nguyên tắc bí mật. Trong kinh doanh vấn đề bí mật (về công thức, công nghệ) là điều tối quan trọng.

Một nguyên tắc căn bản là khi xây dựng khách sạn, nhà hàng, người ta thường lựa chọn những vị trí đắc địa có thể thu hút được nhiều nhất lượng khách đến lưu trú. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp mà những khách sạn tuy nằm một vị trí rất đẹp nhưng vẫn khá ế ẩm. Khách sạn Thắng Lợi là một ví dụ.

Khách sạn Thắng Lợi nằm ở ven bờ Hồ Tây là địa bàn lý tưởng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Công trình này đứng dưới góc nhìn kiến trúc có thể coi là tiêu biểu, đã từng đạt được những giải thưởng quan trọng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế khách sạn này không thu hút được nhiều khách du lịch. Vậy nguyên nhân là do đâu ?

Posted Image

Về mặt vị trí, nếu so sánh thì khách sạn Thắng Lợi và khách sạn Sheraton (một khách sạn đang ăn nên làm ra) rất gần nhau. Tuy nhiên, lượng khách thì lại có sự khác biệt. Theo quan sát của tôi, một phần là do ảnh hưởng của Phong thủy. Quan sát trên bản đồ vệ tinh, chúng ta nhìn tổng thể khu vực khách sạn Thắng Lợi có hình ảnh của hình chữ thập. Đây là một hình tượng xấu đứng dưới góc nhìn Phong thủy. Với cấu trúc giao nhau như thế này dễ gây các luồng xung khí gây mất đoàn kết nội bộ, từ đó dẫn đến việc kinh doanh kém phát triển. Và điều này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn kinh doanh của khách sạn này.

Qua những ví dụ trên có thể thấy ngoài vấn đề tốt về hướng, về vị trí thì tính hình tượng trong Phong thủy cũng rất nên coi trọng.

3. Ứng dụng phong thủy trong bài trí văn phòng công sở

Đối với một quốc gia, các cơ quan đầu não đóng một vai trò quan trọng. Và qua những phân tích các toà nhà Chính phủ từ Mỹ đến Singapore thì có thể thấy chủ nhân của chúng đã ít nhiều đã có những ứng dụng Phong thuỷ hợp lý. Điều này phần nào làm tăng thêm quyền lực cho các quốc gia này. Tương tự như vậy, trong một tổ chức, một doanh nghiệp, vị trí và cách bài trí văn phòng làm việc của ban điều hành, phòng Giám đốc cũng không thể xem nhẹ.

Một lỗi thường hay gặp phải trong bố trí nội thất văn phòng là những chiếc dầm đè lên bàn làm việc. Dưới đây là hình vẽ minh họa.

Posted Image

Trên hình ảnh là chiếc dầm đè bàn làm việc và khi đó các dòng khí có sự tương tác rất mạnh đối với người đang ngồi sử dụng bàn. Ngoài hiệu ứng trên hình vẽ thì người trên bàn chịu hiệu ứng từ trường do khối lượng sắt thép bên trong dầm tương tác. Điều này giải thích tại sao trong Phong thủy người ta kiêng không nên hoạt động hoặc làm bất cứ việc gì trong khu vực có dầm chạy qua. Chẳng hạn như khi đặt giường ngủ, đặt bếp cũng đều tuân theo sự kiêng kỵ này.

Một trường hợp phổ biến khác là bàn làm việc dựa lưng vào cửa sổ. Tuy nhiên điều này chưa có gì quá lớn. Văn phòng của Tổng thống Mỹ có lối ke bàn làm việc theo lối này tuy nhiên không vì thế ảnh huởng đến cách làm việc của những nhân vật quan trọng của Nhà trắng.

Posted Image

Trong Phong thủy có quan điểm cho rằng ánh sáng, không khí chính là khí của Phong thủy cho nên nhiều khi lấy tiêu chí hướng cửa sổ là hướng chính để tính Phong thủy. Vì thế, có ai đó cho rằng đặt bàn làm việc như vậy là sai theo Phong thủy. Thời gian gần đây, nhiều Phong thủy gia khi tư vấn lại lấy ban công trong các khu chung cư để định hướng nhà. Nhưng quan điểm trên cần phải xem xét lại. Chỉ cần chúng ta đưa ra câu hỏi: “Nếu cứ giữ nguyên cửa sổ và bịt cửa chính ra vào thì liệu gia đình đó có sinh hoạt được không?” thì sẽ thấy ngay tính bất hợp lý của nó. Trong khi giữ nguyên cửa chính và đóng cửa sổ thì gia đình đó vẫn sinh hoạt được nhưng về lâu dài thì cũng không tốt do hiện tượng thiếu sự thông thoáng dưới góc nhìn kiền trúc hiện đại. Còn trong Phong thủy gọi là bế khí.

Trong phong thủy yếu tố về khí được đặc biệt coi trọng. Bố trí nhà ở hay bố trí phòng làm việc yếu tố này cũng nên đưa lên hàng đầu. Nhất là trong việc bài trí phòng của những người giữ vai trò đầu não như phòng Giám đốc, đặc biệt chú ý lấy cửa ra vào là trọng. Người Giám đốc nên ngồi ở vị trí trong mọi tình huống có thế quan sát được người ra vào.

Posted Image

Mô hình mô tả sự vận động của khí trong một căn phòng

Trong một căn phòng bất kỳ, luôn tồn tại những vị trí tốt. Đó là ba điểm sinh, vượng, mộ của dòng khí trong một khu vực, một cơ quan hoặc một văn phòng. Như hình trên đây thì khí Sinh khi mở cửa, khí Vượng ở góc phòng và khí Mộ thỉ ở phần góc tiếp theo… kết thúc chu kỳ của một dòng khí. Từ đó giúp ta định hình để chọn được vị trí tốt trong một khu vực. Dựa theo sơ đồ trên ta nên kê một chiếc bàn làm việc nằm ở góc vượng và đặt huớng sao cho có thể quan sát đuợc nguời đi ra vào. Đó là vị trí và hướng lý tưởng nhất. Vị trí này là vị trí cơ bản và tiên quyết. Tiếp theo đó thì mới ứng dụng các lý thuyết Phong thủy khác để tìm hướng ngồi cụ thể. Chẳng hạn như lý thuyết về Bát trạch, Huyền không. Vấn đề này người viết sẽ trình bày trong một bài viết khác có tính chuyên sâu hơn.

4. Phong thủy gia cư - gốc rễ ảnh huởng trở lại tới Kinh doanh và sản xuất

Có thế khẳng định rằng, bố cục, tính hình tượng ở nơi kinh doanh là sự quyết định trực tiếp đến hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh và công việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần xem xét vì rất hệ trọng và liên đới trực tiếp tuy nhiên chưa đủ. Bên cạnh môi trường công sở, chúng ta cũng cần quan tâm đến ngay chính ngôi nhà của gia đình mình, đặc biệt là những khu vực có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố về tài lộc.

Theo những nghiên cứu gần đây của chúng tôi, những chủ doanh nghiệp có những mô hình mà đạt về phong thủy khu vực kinh doanh sản xuất nhưng lại không có khu bếp đạt tiêu chuẩn về Phong thủy tại gia đình thì cũng chỉ hanh thông trong công việc nhưng về mức độ tiền tài thì lại sút kém. Lợi về danh tiếng nhiều hơn về tiền bạc.

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều kiểu bếp hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên chúng ta rất cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy khi sử dụng những kiểu bếp này.

Posted Image

Hình ảnh trên là một kiểu bếp hiện đại, sang trọng đúng theo tiêu chuẩn của châu Âu, đẹp cả về kiểu dáng và chất liệu. Tuy nhiên, đối với Phong thủy, đây là một khu bếp chưa đạt yêu cầu.

Kiểu bếp này (châu Âu gọi là Island Kitchen) có một thời gian rất thịnh hành. Bếp có dạng như một quầy bar, đứng ở cả hai bên trước sau đều có thể nấu được. Tuy nhiên các chuyên gia Phong thủy khuyên không nên sử dụng vì bếp này không có vị trí đặt vững chắc nên chủ về cách kiếm tiền không ổn định và cũng ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe.

Khu bếp ngoài việc có ảnh hưởng lớn về mặt tài lộc, nó còn là biểu tượng của người phụ nữ trong gia đình. Chúng ta hãy quan sát những hình ảnh tiếp theo.

Posted Image

Trên hình ảnh là hai kiểu bếp, một cái rất hiện đại, một cái rất cổ điển nhưng có điểm chung là rất đẹp, về kiểu dáng cũng như tỷ lệ. Nhưng hai kiểu bếp này đều phạm một lỗi phong thủy giống nhau. Cụ thể là lỗi Thủy hỏa bất tương xung nghĩa là khu bếp không được đối diện với bồn rửa, bởi vì khu bếp là tượng cho hỏa còn nước thì là thủy. Phạm phải điều này thì tiền tài khó thịnh vượng. Bên cạnh lỗi trên, Phong thủy đòi hỏi khi bố trí gian bếp phải tránh những lỗi cơ bản sau:

  • Bếp đối diện với cửa WC.
  • Bếp nằm dưới khu vực WC.
  • Bếp nằm dưới một cái xà nhà.
  • Có những vật nhọn chĩa thẳng vào khu bếp
(Cũng không nên kê bàn ăn chéo góc chĩa góc bàn thẳng vào bếp nấu sẽ gây những hiệu ứng không tốt).

Khi chúng ta có một gian bếp tốt, thì cũng dễ có một cuộc sống dư dả về vật chất, có sức khỏe dồi dào. Còn để điều hành một daonh nghiệp yếu tố sức khỏe tốt và một gia đình hạnh phúc là nhưng thứ không thể thiếu. Một giấc ngủ tốt, một căn phòng ngủ ấm áp là những thứ sẽ đáp ứng yêu cầu đó, tất nhiên khi đó phòng ngủ và giường ngủ căn nhà phải làm sao cho hợp Phong thủy.

Posted Image

Một phòng ngủ sang trọng nhưng lại chưa đạt về mặt phong thủy.

Theo tư vấn của các chuyên gia Phong thủy, khi thiết kế phòng ngủ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Giường phải có chỗ tọa vững vàng, đầu giường phải đặt vào một bức tường cố định.
  • Đầu giường không nên đặt vào bức vách tường chứa cửa phòng ngủ.
  • Giường không nên đối diện với cửa buồng ngủ.
  • Giường không nên đặt dưới không gian có dầm chạy qua.
  • Không nên để guơng chiếu vào giuờng ngủ hoặc chiếu hắt ra ngoài phòng ngủ.
Trong một căn nhà, phòng ngủ có Phong thủy tốt sẽ mang đến một tinh thần khỏe mạnh và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Phòng ngủ trước tiên phải có đầy đủ năng lượng mới có thể tạo được giấc ngủ ngon và không gian nghỉ ngơi thoải mái.

Với bản chất của một bộ môn khoa học có tính ứng dụng cao, hiện nay Phong thủy đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng những hiểu biết về nó của đại đa số dân chúng còn tương đối mơ hồ, đưa đến những quan niệm không đúng mức về Phong thủy. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh thì việc biết và thực hành Phong thủy vẫn là một vấn đề khá mới mẻ dù nhu cầu tiếp cận của các doanh nghiệp và các doanh nhân đối với Phong thủy ngày càng lớn. Với bài viết nhỏ này, tác giả không đi vào những vấn đề có tính chất lý thuyết trừu tượng mà thông qua những ví dụ thực tế sinh động, người viết muốn mang tới cho người đọc một cái nhìn mới về Phong thủy và những ứng dụng hết sức thiết thực của nó vào môi trường kinh doanh mà hiệu quả đã được thực tiển kiểm nghiệm. Đó cũng là những vấn đề mà các nhà kinh doanh không thể bỏ qua, đề góp phần “tiếp sức” cho con đường thăng tiến của mình.

KTS Phạm Cương - Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây có phải là bài tham luận 2 của Cương không? Sao trong trang web của mình thì không thấy, lại thấy ở web khác?

http://choxaydung.vn/

SP,

Đây là bài tham luận thứ 2 của a Phạm Cương. Đã được biên tập & in trong Kỷ yếu để tặng các nhà nghiên cứu và các nhà báo tham dự hôm Hội thảo vừa qua.

Một số nhà báo yêu cầu, TT mình cũng gửi dưới dạng file mềm để làm tư liệu, như đã báo cáo với SP trong email.

Share this post


Link to post
Share on other sites

SP,

Đây là bài tham luận thứ 2 của a Phạm Cương. Đã được biên tập & in trong Kỷ yếu để tặng các nhà nghiên cứu và các nhà báo tham dự hôm Hội thảo vừa qua.

Một số nhà báo yêu cầu, TT mình cũng gửi dưới dạng file mềm để làm tư liệu, như đã báo cáo với SP trong email.

Ok. Tôi đang biên tập và soan thảo thêm các bài mà lần trước do vội in về thời gian nên đã không kịp in. Ngoài ra thêm các phần sau:

- Giới thiệu phần mềm Định tâm theo phong Thủy Lạc Việt của Zinhzang.

- Danh sách tài trợ và ủng hộ.

- Các câu hỏi tham biện và trả lời.

- Hình ảnh hội thảo.

Trung Tâm sẽ xin giấy phép và in màu hoàn chỉnh tập kỷ yếu này. Chủ yếu làm quà tặng cho các vị đại biểu và hội viên tích cực của diễn đàn. Chúng ta sẽ tận dụng hết số tiền tài trợ cho hội thảo. Nếu thiếu thì Trung Tâm và VPHN sẽ bổ sung thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Lữ Vinh về sân bay TWA đáng lý ra có một số giá trị nhưng tiếc là sai về độ số cho nên các vâ'n đề liên quan đều sai hết. Ngày xưa (và cả bây giờ) các ông thầy phong thủy (và cả các nhà nghiên cứu phong thủy) cầm la bàn ngao du sơn thủy tầm long điểm huyệt, bây giờ lại có thể ngao du trên vệ tinh mà quan sát hình thế, đo đạt tọa hướng. Tuy nhiên độ số trên hình vệ tinh không giống độ số trên la bàn và hình vệ tinh khi chụp lại có sai xót (tollerance).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Lữ Vinh về sân bay TWA đáng lý ra có một số giá trị nhưng tiếc là sai về độ số cho nên các vâ'n đề liên quan đều sai hết. Ngày xưa (và cả bây giờ) các ông thầy phong thủy (và cả các nhà nghiên cứu phong thủy) cầm la bàn ngao du sơn thủy tầm long điểm huyệt, bây giờ lại có thể ngao du trên vệ tinh mà quan sát hình thế, đo đạt tọa hướng. Tuy nhiên độ số trên hình vệ tinh không giống độ số trên la bàn và hình vệ tinh khi chụp lại có sai xót (tollerance).

Phai chăng anh PTS có lời giải thích cho sai lạc này? Mong được nghe ý kiến anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Anh Phạm Cương,

Thông thường có ba loại độ số thường dùng, thứ nhất là độ số của la bàn, thứ hai độ số của trục bắc được dùng trong các satellite, GPS v.v, thứ ba độ số bản đồ được dùng trong ngành xây dựng. Sự khác biệt giửa độ số trục bắc và độ số bản đồ thì nhỏ so với sự khác biệt giửa độ số la bàn và độ số trục bắc. Trong vấn đề liên quan ở trên aka độ số đo của TWA. Thứ nhất là GPS Visualizer được dùng để chụp ảnh lấy thông tin (data) từ các nơi khác trong đó có Google Earth, GPX v.v. cho nên độ chính xác lại mất đi một phần; thứ hai các nơi cung cấp thông tin lại có một số sai lệch nhỏ đặt biệt là các nơi này dùng cho dân thường chứ không dùng trong quân đội cho nên độ chính xác cao không cần thiết; Vấn đề thứ ba lại càn lớn vì ở Mỹ sự khác biệt giửa độ số la bàn và độ số của trục bắc (true north) lên tới khoảng 15 độ tức là khác biệt một sơn trong 24 sơn của phong thủy la bàn. Sau đây là sự khác biệt lấy vị trí của JFK:

Results:

Year Declination

1925 10° 44' W

1930 11° 4' W

1935 11° 18' W

1940 11° 19' W

1945 11° 22' W

1950 11° 18' W

1955 11° 21' W

1960 11° 27' W

1965 11° 35' W

1970 11° 46' W

1975 12° 2' W

1980 12° 26' W

1985 12° 43' W

1990 13° 0' W

1995 13° 20' W

2000 13° 25' W

2001 13° 24' W

Thật ra khi luận một cục lớn như TWA không cần phải đo độ số để lập tinh bàn, chỉ cần nhìn thế đất, xem vận khí là biết. Những thông tin tôi vừa cung cấp đã đủ cho người viết tìm ra cái sai, tôi nghĩ không cần phải giải thích nhiều. Tại liệu trên lấy từ http://www.ngdc.noaa.gov

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phongthuysinh thân mến.

Bài của Phongthuysinh làm tôi nhớ ra hiện tượng này: Tôi thấy ở New Yook, mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam (Thay vì mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây như ở Việt Nam). Điều này có liên quan gì đến sự sai lệch mà phongthuysinh nói đến không? Hình như tôi đo vào mùa Xuân thì phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites