Thiên Sứ

Tham Luận Trong Hội Thảo Phong Thủy 2009

51 bài viết trong chủ đề này

Phongthuysinh thân mến.

Bài của Phongthuysinh làm tôi nhớ ra hiện tượng này: Tôi thấy ở New Yook, mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam (Thay vì mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây như ở Việt Nam). Điều này có liên quan gì đến sự sai lệch mà phongthuysinh nói đến không? Hình như tôi đo vào mùa Xuân thì phải.

Thưa thầy Thiên Sứ, do trục quay trái đất ngiêng ~ 23,439...độ nên

Những ai cư trú ở vĩ độ cao hơn đường chí tuyến bắc ( > 23,44 độ bắc ) quanh năm sẽ luôn thấy mặt trời mọc ở đông nam và lặn ở tây nam

Ngựơc lại ai cư trú ở vĩ độ thấp hơn chí tuyến nam ( > 23.44 độ nam ) quanh năm sẽ luôn thấy mặt trời mọc ở đông bắc và lặn ở tây bắc.

Cũng do hiện tưọng này mà có tài liệu người tàu giải thích vị trí quẻ Ly ở phuong nam vì người bắc kinh luôn thấy mặt trời thiên Nam .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ, do trục quay trái đất ngiêng ~ 23,439...độ nên

Những ai cư trú ở vĩ độ cao hơn đường chí tuyến bắc ( > 23,44 độ bắc ) quanh năm sẽ luôn thấy mặt trời mọc ở đông nam và lặn ở tây nam

Ngựơc lại ai cư trú ở vĩ độ thấp hơn chí tuyến nam ( > 23.44 độ nam ) quanh năm sẽ luôn thấy mặt trời mọc ở đông bắc và lặn ở tây bắc.

Cũng do hiện tưọng này mà có tài liệu người tàu giải thích vị trí quẻ Ly ở phuong nam vì người bắc kinh luôn thấy mặt trời thiên Nam .

Bởi vậy Người Tàu chẳng bao giờ là chủ nhân của Lý học Đông phương cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Hiện tượng chú nói là đúng như Làng Xưa nói do độ nghiêng của trái đất gây nên, mỗi người đứng mỗi vị trí khác nhau sẽ thấy khác nhau và ở vào mỗi mùa sẽ thấy khác nhau. Còn sự khác biệt giửa các loại độ số thì là do sự ảnh hưởng tự nhiên của cục nam châm của trái đất, do lực từ trường mỗi nơi mỗi khác mà ra.

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Hiện tượng chú nói là đúng như Làng Xưa nói do độ nghiêng của trái đất gây nên, mỗi người đứng mỗi vị trí khác nhau sẽ thấy khác nhau và ở vào mỗi mùa sẽ thấy khác nhau. Còn sự khác biệt giửa các loại độ số thì là do sự ảnh hưởng tự nhiên của cục nam châm của trái đất, do lực từ trường mỗi nơi mỗi khác mà ra.

PTS

Cảm ơn Phongthuysinh đã quan tâm.

V/v mật trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam tôi cũng hiểu như Làng Xưa đã nói. Nhưng ý tôi muốn hỏi là: Sự khác biệt về độ số la bàn và các độ số trên bản đồ có phải là nguyên nhân gây ra sự sai biệt độ số do độ lệch của trục trái đất không? Vấn đề này phongthuysinh đã trả lời: "do lực từ trường mỗi nơi mỗi khác mà ra".

Tôi có đọc một tài liệu nói đế khái niệm "từ thiên" - tức là sự sai lệch khi đo la bàn ở các vị trí khác nhau trên trái Đất. Nếu tôi nhớ không nhầm thì sự sai lệch này không quá 3 đến 5 độ. So với bảng của phongthuysinh thì từ 1935 đến 2001 sự sai lệch này cũng không quá 3 độ.

Vậy việc sai lệch 15 độ có nguyên nhân từ đâu?

Trên thực tế làm phong thủy của tôi, sự sai lệch lên đến 15 độ thường xảy ra trong những căn nhà cao ốc văn phòng hiện đại - do kết cấu nhiều bê tông, cốt sắt và các đường dây điện ngầm. Trong trường hợp này phải ra ngoài đường đo. Tôi chưa thấy hiện tương sai lệch 15 độ so với bản đồ vệ tinh do kết cấu địa chất từng vùng. Phongthuysinh có thể cho biết rõ hơn về việc này.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Về việc tại sao trái đất nghiên thì thật sự PTS chưa thấy lời giải thích 100% thỏa đáng, lời giải thích hợp lý nhất hiện nay là do trọng lượng khác biệt ở 5 châu kết hợp với sự di chuyển của trái đất mà ra. Đều này PTS không có khả năng đi sâu hơn vì cả các nhà bác học hiện nay cũng có thể chưa giải thích thỏa đáng được .

Còn việc PTS nói sự khác giửa các độ số là nói về sự khác biệt giửa các hệ thống (PTS nêu ra 3 hệ thống) chứ không phải nói sự sai lệch trong một hệ thống.

Tôi có đọc một tài liệu nói đế khái niệm "từ thiên" - tức là sự sai lệch khi đo la bàn ở các vị trí khác nhau trên trái Đất. Nếu tôi nhớ không nhầm thì sự sai lệch này không quá 3 đến 5 độ. So với bảng của phongthuysinh thì từ 1935 đến 2001 sự sai lệch này cũng không quá 3 độ.

Người viết về khái niệm "từ thiên" mà chú nói có lẽ là nói về sự sai lệch trong một hệ thống, đó là hệ thống độ số la bàn (magnetic) và sự sai lệch mà người đó nói (3-5 độ) có thể là nói về sự biến đổi của độ số theo thời gian ở một vị trí nào đó; nếu đúng như vậy thì người này cũng không thể khẳng định là sự sai lệch không quá 5 độ mà chỉ có thể nói là tài liệu trong lịch sử cho thấy sự sai lệch chưa tới 5 độ, lý do đơn giản là tài liệu người này có được có thể chỉ trong vòng vài trăm năm là cùng.

Vậy việc sai lệch 15 độ có nguyên nhân từ đâu?

Sự sai lệch này hay nói đúng hơn là sự khác biệt giửa hai hệ thống mà PTS đã nói trên.

Trên thực tế làm phong thủy của tôi, sự sai lệch lên đến 15 độ thường xảy ra trong những căn nhà cao ốc văn phòng hiện đại - do kết cấu nhiều bê tông, cốt sắt và các đường dây điện ngầm. Trong trường hợp này phải ra ngoài đường đo.

Còn đây là sự sai lệch do con người gây ga (human error), vấn đề này PTS không quan tâm

Tôi chưa thấy hiện tương sai lệch 15 độ so với bản đồ vệ tinh do kết cấu địa chất từng vùng. Phongthuysinh có thể cho biết rõ hơn về việc này.

Đó là vì đại đa số các cục chú xem qua đều nằm trong nước VN và sự khác biệt giửa hai hệ thống aka độ số từ bản đồ vệ tinh và độ sô' từ la bàn cao lắm là khoảng 2 độ. Nói cho rỏ hơn thì sự khác biệt về độ số giửa hai hệ thống, trục trái đất (true north) và từ trường (magnetic north) gọi là declination mà chú gọi là độ từ thiên. PTS nói sự khác biệt lên tới 15 độ là nói về nước Mỹ, nếu qua Canada thì sự khác biệt này rất cao, càn đi gần trục nam bắc của trái đất thì sự khác biệt giửa true north và lực từ thiên sẽ lên cao.

Giờ trở lại hệ thống của trục trái đất và hệ thống của lực từ thiên, hệ thống của trục trái đất sử dụng trục bắc làm 0 độ, trục nam làm 180 độ; còn hệ thống của lực từ thiên thì dùng trục bắc của cục nam châm trong trái đất làm 0 độ, trục nam của cục nam châm làm 180 độ ; hai hệ thống này hoàn toàn khác nhau vì độ số của trục nam bắc của trái đất không bị ảnh hưởng bởi lực từ trường cho nên được dùng vào satellite. Còn độ số la bàn bị ảnh hưởng bởi lực từ trường cho nên con số đo được từ la bàn sẽ khác đi so với độ số của hình vệ tinh, và sự khác biệt đó khi ít khi nhiều tùy theo vị trí.

Tại sao PTS nói "sự khác biệt lên tới 15 độ là nói về nước Mỹ, nếu qua Canada thì sự khác biệt này rất cao" ? Những ai muốn tìm hiểu thì tìm một cục nam châm hình ống, phân biệt đầu nam đầu bắc, dùng la bàn để gần đó, di chuyển la bàn lên xuống qua lại và quan sát mũi tên trên la bàn xem đầu nam bắc trên la bàn chỉ ở đâu.

:wub: Hmm, PTS nói đi nói lại vẫn lẩn quẩn một chổ .... B) Hy vọng chú Thiên Sứ hiểu được ý của PTS.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phongthuysinh.

Tôi sẽ suy ngẫm về v/d phongthuysinh nói. Vấn đề tôi đặt ra liên quan nhờ phongthuysinh có ý kiến là:

Trong phong thủy - khi dung la bàn - chúng ta nên theo hệ thống nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phongthuysinh.

Tôi sẽ suy ngẫm về v/d phongthuysinh nói. Vấn đề tôi đặt ra liên quan nhờ phongthuysinh có ý kiến là:

Trong phong thủy - khi dung la bàn - chúng ta nên theo hệ thống nào?

Cháu nghĩ chúng ta nên theo hệ thống nào mà phong thủy Lạc Việt xa xưa đã dùng, chú ạ! Hay là từ lúc đó cũng đã có các hệ thống đo độ số khác nhau? Có dấu hiệu nào cho biết người Lạc Việt đã dùng la bàn để đo độ số? La bàn đã được xuất hiện vào lúc nào?... Quá nhiều vấn đề đặt ra. Riêng về bản đồ vệ tinh thì chỉ mới có gần đây thôi, nên không xét đến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ chúng ta nên theo hệ thống nào mà phong thủy Lạc Việt xa xưa đã dùng, chú ạ! Hay là từ lúc đó cũng đã có các hệ thống đo độ số khác nhau? Có dấu hiệu nào cho biết người Lạc Việt đã dùng la bàn để đo độ số? La bàn đã được xuất hiện vào lúc nào?... Quá nhiều vấn đề đặt ra. Riêng về bản đồ vệ tinh thì chỉ mới có gần đây thôi, nên không xét đến.

Đi tìm dấu hiệu người Lạc Việt dùng la bàn khó quá thật. Nhưng điều đó không có nghĩa là người Lạc Việt không phải chủ nhân của phong thủy. Bởi vì, một dân tộc bị đô hộ 1000 năm và hơn 2000 năm tiếp theo là quãng thời gian không phải để dễ kiếm di vật khảo cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào Thầy Thiên sứ và mọi người.

việc sai lệch độ số trong các hệ thống như la bàn từ, GPS, satellite, ... thì tất cả những hệ thống định vị và hướng này đều có công thức và phương pháp hiệu chỉnh độ sai lệch của nó thông qua một thiết bị định hướng chính xác là la bàn con quay dùng điện, la bàn này luôn luôn chỉ đúng hướng trục bắc nam của trái đất thường không có sai lệch trong hoạt động của nó, la bàn từ ta dùng khoảng một thời gian thì nó sẽ bị nhiễm từ, nên độ chính xác sẽ không còn, các hệ thống định vị bằng vệ tinh không bị từ nhưng do sự vận động của nó xung quanh trái đất nên cũng có sai lệch, vì thế trong một ngành ứng dụng họ thường phải hiệu chỉnh sự đồng bộ các hệ thống này qua la bàn con quay này, nghĩa là dùng hình thức chuyển động theo lộ trình nhất định để khử từ cho la bàn từ và dùng công thức để tính toán hiệu chỉnh đồng bộ giữa các hệ thống theo la bàn con quay cho ngành ứng dụng của mình, còn trong phong thủy em thấy khi các thầy khi thấy việc do la bàn không chính xác thì họ thường niệm chú la bàn, vì không có thiết bị chính xác để hiệu chỉnh, nên ở đây có thể hiểu rằng họ đã dùng từ lực của lời chú để hiệu chỉnh la bàn từ, vì thế nó có vẽ thần bí hóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phongthuysinh.

Tôi sẽ suy ngẫm về v/d phongthuysinh nói. Vấn đề tôi đặt ra liên quan nhờ phongthuysinh có ý kiến là:

Trong phong thủy - khi dung la bàn - chúng ta nên theo hệ thống nào?

Theo LX thì phải xác định xem hệ thống LHDP lấy cái gì làm chuẩn hướng ( Bắc địa từ Magnetic North , hay Bắc địa cầu True North ) cho Lạc thư, Hà đồ, Ngũ hành thì phong thuỷ sẽ theo chuẩn ấy.

Độ lệch Bắc địa từ ( magnetic North ) so với Bắc địa cầu ( true North ) đựoc ngưòi ta khảo sát và công bố hàng năm

Dưói đây là kết bản đồ phân bố sai lệch của năm 2000

http://en.wikipedia.org/wiki/File:IGRF_200...declination.gif

Ta có thể thấy một số vùng có sai lệch lớn là

Alasca – Mỹ ~ 20-30 độ

Đông bắc Canađa ~ 20 – 40 độ

Đông nam Úc ~ 10 – 20 độ

Cực nam châu phi 10 – 20 độ

Nứoc ta may mắn thuộc vùng có sai lệch ~ 0

Thưa thầy Thiên Sứ và các bạn quan tâm . Vậy thì ở những vùng có sai lệch lớn như vậy việc phân cung điểm hưóng sẽ theo hướng địa từ trường (magnetic North ) hay theo hướng trục địa cầu ( true North ) ?

Ngưòi xưa biết định hướng từ khi chưa có la bàn từ tính , và cả khi có la bàn từ tính thì ngưòi đi biển cũng không dùng vì sai lệch lớn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa từ trường hay trục Địa cầu. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng cần bàn.

Tôi cho rằng cần theo Trục Địa cầu. Bởi vì - theo Phong Thủy Lạc Việt thì có một số tương tác không chịu tác động của Địa Từ Trường đó là Huyền Không. Tương tác này theo trục Địa Cầu. Do đó để nhất quán 4 hiệu vứng tương tác theo Phong thủy Lạc Việt thì cần theo trục Địa Cầu. Tuy nhiên, tôi chỉ coi đây là một ý tưởng ban đầu và chưa phải là kết luận cuối cùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa từ trường hay trục Địa cầu. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng cần bàn.

Tôi cho rằng cần theo Trục Địa cầu. Bởi vì - theo Phong Thủy Lạc Việt thì có một số tương tác không chịu tác động của Địa Từ Trường đó là Huyền Không. Tương tác này theo trục Địa Cầu. Do đó để nhất quán 4 hiệu vứng tương tác theo Phong thủy Lạc Việt thì cần theo trục Địa Cầu. Tuy nhiên, tôi chỉ coi đây là một ý tưởng ban đầu và chưa phải là kết luận cuối cùng.

Theo suy luận chủ quan của LX thì lấy cực Bắc của địa cầu làm chuẩn là hợp lý hơn

Người xưa khi chưa có la bàn quan sát thiên văn và xác định phương hướng ( phép định huóng này hình như vẫn đưoc dạy ở khoa lái tàu trong trưòng hàng hải )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phongthuysinh.

Tôi sẽ suy ngẫm về v/d phongthuysinh nói. Vấn đề tôi đặt ra liên quan nhờ phongthuysinh có ý kiến là:

Trong phong thủy - khi dung la bàn - chúng ta nên theo hệ thống nào?

Chào Chú Thiên Sứ,

Theo hệ thống nào thì PTS vẫn chưa quyết định được (cho bản thân) vì PTS vẫn chưa tìm ra được các nguyên lý của các nguyên lý được dùng trong phong thủy lâu nay nói riêng và dùng trong dịch lý nói chung. Bụng thì đòi dùng theo trục địa cầu còn dạ thì đòi dùng theo la bàn, hiện giờ PTS vẫn dùng theo độ số la bàn cho nên khi gặp độ số đo từ satellite hay gps thì PTS đổi sang độ số của la bàn rồi mới dùng. Như cục TWA thì lấy độ số tạo được từ GPS Visualizer trừ đi độ số trong bản PTS đã cung cấp sẽ ra độ số của la bàn.

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Theo hệ thống nào thì PTS vẫn chưa quyết định được (cho bản thân) vì PTS vẫn chưa tìm ra được các nguyên lý của các nguyên lý được dùng trong phong thủy lâu nay nói riêng và dùng trong dịch lý nói chung. Bụng thì đòi dùng theo trục địa cầu còn dạ thì đòi dùng theo la bàn, hiện giờ PTS vẫn dùng theo độ số la bàn cho nên khi gặp độ số đo từ satellite hay gps thì PTS đổi sang độ số của la bàn rồi mới dùng. Như cục TWA thì lấy độ số tạo được từ GPS Visualizer trừ đi độ số trong bản PTS đã cung cấp sẽ ra độ số của la bàn.

PTS

Có thể người xưa lấy La bàn là phương tiện để xác định gần đúng trục địa cầu. Sau đó họ xác định chính xác trục Địa cầu bằng sao Thiên cực Bắc không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể người xưa lấy La bàn là phương tiện để xác định gần đúng trục địa cầu. Sau đó họ xác định chính xác trục Địa cầu bằng sao Thiên cực Bắc không nhỉ?

Thưa Thầy Thiên Sứ,

Nếu ta lấy trục trái đất làm chuẩn tham chiếu thì chuẩn hướng trên bản đồ quy hoạch 1/500 là đủ dùng rồi ạ .

Về thao tác : ta tìm một vị trí làm điểm kiểm tra để xem độ lệch giữa chỉ phương của la bàn so với chỉ phương trên bản đồ là bao nhiêu để làm cơ sở hiệu chỉnh cho vị trí khảo sát.

Ví dụ :

Giả sử điểm khảo sát là một căn nhà gần ngã tư Hàng bài - Trần Hưng Đạo

Xem trên bản đồ trục đường Hàng Bài tại ngã tư có hướng 25 độ

Cũng tại đó đo băng la bàn trục đường Hàng bài có hướng 30 độ

Sai lệch sẽ là 25-30= -5 độ

( Lệch trục địa từ trường so với trục quay trái đất không thay đổi đột biến )

Kính Thầy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Làng Xưa.

Người Pháp đã để lại toàn bộ quy hoạch cho Thủ đô Hà nội lấy điểm Trung tâm, mở rộng theo hình "tròn". Nhưng, đường Tràng Tiền và đường Bà Triệu lại theo trục Bắc - Nam.

Vấn đề ở đây, là cos JPS quốc gia. Chúng ta thấy, đi qua Đại sứ quán Pháp, thì Cos này thay đổi, hình thành nên dốc Bà Triệu. Còn tại đường Quang Trung và Phố Huế, thì Cos mặt đường không có thay đổi mấy.

Vậy thì, độ "cao - thấp" có ảnh hưởng tới Địa từ trường so với trục quay trái Đất không ? Khi chúng ta giả thiết không có dốc Bà Triệu.

Về điểm này, tôi còn đang suy nghĩ mà chưa biết hướng giải quyết như thế nào. Theo Làng Xưa, thì vấn đề này nên nhìn nhận và đánh giá như thế nào ?

Chỉ là một khái niệm thôi. Cảm ơn bạn Làng Xưa.

Hà Uyên.

Thưa Thầy Thiên Sứ,

Nếu ta lấy trục trái đất làm chuẩn tham chiếu thì chuẩn hướng trên bản đồ quy hoạch 1/500 là đủ dùng rồi ạ .

Về thao tác : ta tìm một vị trí làm điểm kiểm tra để xem độ lệch giữa chỉ phương của la bàn so với chỉ phương trên bản đồ là bao nhiêu để làm cơ sở hiệu chỉnh cho vị trí khảo sát.

Ví dụ :

Giả sử điểm khảo sát là một căn nhà gần ngã tư Hàng bài - Trần Hưng Đạo

Xem trên bản đồ trục đường Hàng Bài tại ngã tư có hướng 25 độ

Cũng tại đó đo băng la bàn trục đường Hàng bài có hướng 30 độ

Sai lệch sẽ là 25-30= -5 độ

( Lệch trục địa từ trường so với trục quay trái đất không thay đổi đột biến )

Kính Thầy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Làng Xưa.

Người Pháp đã để lại toàn bộ quy hoạch cho Thủ đô Hà nội lấy điểm Trung tâm, mở rộng theo hình "tròn". Nhưng, đường Tràng Tiền và đường Bà Triệu lại theo trục Bắc - Nam.

Vấn đề ở đây, là cos JPS quốc gia. Chúng ta thấy, đi qua Đại sứ quán Pháp, thì Cos này thay đổi, hình thành nên dốc Bà Triệu. Còn tại đường Quang Trung và Phố Huế, thì Cos mặt đường không có thay đổi mấy.

Vậy thì, độ "cao - thấp" có ảnh hưởng tới Địa từ trường so với trục quay trái Đất không ? Khi chúng ta giả thiết không có dốc Bà Triệu.

Về điểm này, tôi còn đang suy nghĩ mà chưa biết hướng giải quyết như thế nào. Theo Làng Xưa, thì vấn đề này nên nhìn nhận và đánh giá như thế nào ?

Chỉ là một khái niệm thôi. Cảm ơn bạn Làng Xưa.

Hà Uyên.

Kính chào bác Hà Uyên

Cháu là một mechanic nên hầu như không có kiến thức gì về quy hoạch đô thị ạ .

Còn về vấn đề định vị - positioning và định huớng - navigating thì cháu xin trình bày thế này :

- Một vị trí xác định trong hệ GPS phải có đủ 3 tham số : độ kinh, độ vĩ & độ cao so với mực nuớc biển ( longtitude, latitude & elevation ), như cháu biết thì với một máy định vị GPS cầm tay nó sẽ cho bác các tham số trên với sai số tuyệt đối cỡ 4 mét ( nếu bác muốn độ chính xác cao hơn thì bác phải thuê dịch vụ định vị )

- Về định huớng : tuỳ theo mục đích , tính chất công việc mà nguời ta áp dụng các phuơng pháp và chuẩn định huóng , sau đây cháu chỉ nói về hai chuẩn hướng :

a) Chuẩn theo trục trái đất ( true North ) là chuẩn chính tắc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực ( hình như chưa tính đến LHĐP ) từ trắc địa, đồ bản , định vị, dẫn đuờng, hàng hải, hàng không....

b ) chuẩn theo la bàn ( magnetic North ) : la bàn chỉ cực Bắc của từ trường tổng hợp , tại vị trí khảo sát kim la bàn có thể chịu tác đông của địa từ truờng và từ trường nhiễu ( quặng từ dưới đất , các máy điện, đuòng tải điện hay các khối kim loại lớn ở cự li đủ gần để gây nhiễu ) nếu ta loại trừ đuợc nhiễu thì kim la bàn sẽ chỉ cực Bắc của địa từ trường. Vấn đề xảy ra là huớng cực Bắc địa từ trường không trùng vơí huớng cực Bắc của địa cầu mà có độ lệch nào đó. Nguời ta khảo sát và xác định độ lệch này trên phạm vi toàn cầu ( cục đồ bản Hoa kỳ ấn bản hàng năm bản đồ Magnetic Variation - bản đồ thế giới với các đuờng lệch từ đồng mức ( Isogonic lines) http://upload.wikimedia.org/wikipedia/comm...28/Mv-world.jpg ) .

Xem bản đồ này bác sẽ thấy là độ cao địa hình không hề ảnh hưởng tới độ lệch của trục địa từ so với trục địa cầu, cụ thể là bác có thể thấy vùng Hymalaya- Everest nóc nhà tg có độ lệch ~ 0 và biến đổi độ lệch hàng năm (anual change) chỉ cỡ 1 phút .

Kính bác

Ps Nhân bác nói về đsq Pháp trên đường Bà Triệu , dễ chừng 20 năm rồi cháu chưa đi ngang qua đó , mấy cây vạn niên thanh lá to như cái mâm leo bám trên những cây cổ thụ trong ấy có còn không bác ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Làng Xưa,

Vấn đề này đúng là vẫn gây cho daretolead nhiều thắc mắc. Anh em mình đã có bàn luận trong diễn đàn lớp PTLVCB khóa 2 rồi nhỉ, nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Theo daretolead được biết thì ngay cả cực từ cũng có sự thay đổi theo thời gian, xin xem từ trường trái đất

Người ta phải điều chỉnh bản đồ địa từ mỗi 5 năm một lần.

Về việc đo hướng sử dụng điểm tham chiếu nào thì daretolead thấy các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về phong thủy cũng đã có đề cập, đáng để ta tham khảo. Vui lòng xem True North & Magnetic North

Có thể kết luận rằng mọi điểm tham chiếu này như cực từ, cực Bắc (liên quan đến vị trí sao bắc cực-trục quay của trái đất) đều không cố định nên thật ra tên gọi tiếng Anh của True North là vẫn chưa hoàn toàn chính xác. Ngay cả vị trí sao bắc cực cũng thay đổi theo chu kỳ 25800 năm.

Trong tài liệu này đã có xác định sử dụng cực từ là thích hợp nhất. Họ giải thích vì phong thủy liên quan đến khái niệm KHÍ, mà khí thì lại liên quan đến lực hấp dẫn và từ trường nên việc chọn cực từ trái đất làm điểm tham chiếu là thích hợp nhất khi ứng dụng. Daretolead chưa hiểu rõ về khái niệm KHÍ nên không bàn về ý kiến này mà chỉ nghĩ phong thủy áp dụng cho con người sống trên trái đất. mặc dù con người chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố trái đất (từ trường, trọng lực) là quan trọng nhất so với các tương tác khác nên việc chọn dùng la bàn là thích hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Hà Uyên

Cháu là một mechanic nên hầu như không có kiến thức gì về quy hoạch đô thị ạ .

Còn về vấn đề định vị - positioning và định huớng - navigating thì cháu xin trình bày thế này :

- Một vị trí xác định trong hệ GPS phải có đủ 3 tham số : độ kinh, độ vĩ & độ cao so với mực nuớc biển ( longtitude, latitude & elevation ), như cháu biết thì với một máy định vị GPS cầm tay nó sẽ cho bác các tham số trên với sai số tuyệt đối cỡ 4 mét ( nếu bác muốn độ chính xác cao hơn thì bác phải thuê dịch vụ định vị )

- Về định huớng : tuỳ theo mục đích , tính chất công việc mà nguời ta áp dụng các phuơng pháp và chuẩn định huóng , sau đây cháu chỉ nói về hai chuẩn hướng :

a) Chuẩn theo trục trái đất ( true North ) là chuẩn chính tắc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực ( hình như chưa tính đến LHĐP ) từ trắc địa, đồ bản , định vị, dẫn đuờng, hàng hải, hàng không....

b ) chuẩn theo la bàn ( magnetic North ) : la bàn chỉ cực Bắc của từ trường tổng hợp , tại vị trí khảo sát kim la bàn có thể chịu tác đông của địa từ truờng và từ trường nhiễu ( quặng từ dưới đất , các máy điện, đuòng tải điện hay các khối kim loại lớn ở cự li đủ gần để gây nhiễu ) nếu ta loại trừ đuợc nhiễu thì kim la bàn sẽ chỉ cực Bắc của địa từ trường. Vấn đề xảy ra là huớng cực Bắc địa từ trường không trùng vơí huớng cực Bắc của địa cầu mà có độ lệch nào đó. Nguời ta khảo sát và xác định độ lệch này trên phạm vi toàn cầu ( cục đồ bản Hoa kỳ ấn bản hàng năm bản đồ Magnetic Variation - bản đồ thế giới với các đuờng lệch từ đồng mức ( Isogonic lines) http://upload.wikimedia.org/wikipedia/comm...28/Mv-world.jpg ) .

Xem bản đồ này bác sẽ thấy là độ cao địa hình không hề ảnh hưởng tới độ lệch của trục địa từ so với trục địa cầu, cụ thể là bác có thể thấy vùng Hymalaya- Everest nóc nhà tg có độ lệch ~ 0 và biến đổi độ lệch hàng năm (anual change) chỉ cỡ 1 phút .

Kính bác

Ps Nhân bác nói về đsq Pháp trên đường Bà Triệu , dễ chừng 20 năm rồi cháu chưa đi ngang qua đó , mấy cây vạn niên thanh lá to như cái mâm leo bám trên những cây cổ thụ trong ấy có còn không bác ?

Chào Làng Xưa.

Trân thành cảm ơn bạn nhiều, tôi đã nhận thức được rõ ràng hơn.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

daretolead viết:

Trong tài liệu này đã có xác định sử dụng cực từ là thích hợp nhất. Họ giải thích vì phong thủy liên quan đến khái niệm KHÍ, mà khí thì lại liên quan đến lực hấp dẫn và từ trường nên việc chọn cực từ trái đất làm điểm tham chiếu là thích hợp nhất khi ứng dụng. Daretolead chưa hiểu rõ về khái niệm KHÍ nên không bàn về ý kiến này mà chỉ nghĩ phong thủy áp dụng cho con người sống trên trái đất. mặc dù con người chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố trái đất (từ trường, trọng lực) là quan trọng nhất so với các tương tác khác nên việc chọn dùng la bàn là thích hợp.

Daretolead có thể vào xem các bài tham luận của các thành viên Trung Tâm đọc và trình bày trong kỷ yếu - thể hiện ở topic này - nói về khái niệm khí theo Phong Thủy Lạc Việt. Việc cho rằng "khí thì lại liên quan đến lực hấp dẫn và từ trường" của bài viết được Daretolead trích dẫn thì chỉ là một yếu tố tương tác liên quan chứ không phải là tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành khí. Do đó, nếu xác định "chọn cực từ trái đất làm điểm tham chiếu là thích hợp nhất" thì toàn bộ sự ứng dụng của phương pháp Huyền Không sẽ bị lệ thuộc vào cực từ trường trái Đất ảnh hưởng. Trong khi Địa tử trường mỗi vùng miền trên mặt Địa cầu khác nhau vậy sự ảnh hưởng của huyền không sẽ phải thay đổi cho từng vùng miền cụ thể? Điều này có một cái gì đó chưa hợp lý, khi vị trí tương đối tương quan giữa trái Đất và các vì sao trong vũ trụ có thể mặc định là không đổi trong phương pháp Huyền Không.

Đây chỉ là một vấn đề được đặt ra để anh chị em tham khảo và chia sẽ. Không phải là kết luận.

Cảm ơn sự quan tâm chia sẻ của anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Có thể kết luận rằng mọi điểm tham chiếu này như cực từ, cực Bắc (liên quan đến vị trí sao bắc cực-trục quay của trái đất) đều không cố định nên thật ra tên gọi tiếng Anh của True North là vẫn chưa hoàn toàn chính xác..."

Lãnh đạo hiểu sai định nghĩa true North rồi , True North là hướng chỉ tới cực Bắc của Địa cầu- Arctic Đây là chuẩn hướng tuyệt đối và true là luôn luôn đúng đấy .

Thưa bác Hà Uyên,

Nhân có thời gian rảnh cháu nói thêm vài dòng về chuẩn hưóng theo la bàn

Chuẩn hướng theo la bàn là chuẩn ứng dụng, đựơc sử dụng rất rộng rãi do đơn giản tiện lợi rẻ tiền . Tuy nhiên tuỳ theo vị trí, tính chất và điều kiện úng dụng người ta phải có phép hiệu chỉnh cho phù hợp vói mục đích công việc.

Cháu tạm phân ra hai phép hiệu chỉnh là hiệu chỉnh từ xa và hiệu chỉnh tại chỗ.

1) Hiệu chỉnh từ xa : áp dụng cho hệ thống dẫn đường- pilot & Navigating, Người lái máy bay chẳng hạn sử dụng la bàn như là chuẩn thật ( mọi sai số đã có trung tâm dẫn đường tính toán hiệu chỉnh rồi và các chỉ dẫn đến người lái theo hướng la bàn của người lái )

2) Hiệu chỉnh tại chỗ , có lẽ đây là công việc chuyên môn đặc thù của các công việc khác nhau, chẳng hạn như 1 gã biệt kích Mỹ thời chiến tranh thâm nhập miền Bắc trên bộ sẽ đựợc dạy phép hiệu chỉnh la bàn trên bộ . Nhưng cũng gã đó nếu thâm nhâp bằng tàu biển thì bài học hiệu chỉnh la bàn cho hắn sẽ khác xa.

Với bác cháu ta nếu muốn tìm true North thì cách dễ nhất là xem bản đồ bác ạ ( thao tác thì cháu đã nói trong Post #5 )

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Có thể kết luận rằng mọi điểm tham chiếu này như cực từ, cực Bắc (liên quan đến vị trí sao bắc cực-trục quay của trái đất) đều không cố định nên thật ra tên gọi tiếng Anh của True North là vẫn chưa hoàn toàn chính xác..."

Lãnh đạo hiểu sai định nghĩa true North rồi , True North là hướng chỉ tới cực Bắc của Địa cầu- Arctic Đây là chuẩn hướng tuyệt đối và true là luôn luôn đúng đấy .

Học trò cám ơn thầy Thiên Sứ đã giới thiệu bài viết về KHÍ trong hội thảo. Học trò đang đọc thêm để hiểu hơn về khái niệm rất khó này.

Anh Làng Xưa,

Daretolead đồng ý với anh là hiện nay đã có điểm North pole chính xác để tham khảo. Daretolead tìm hiểu và chia sẻ để các thành viên diễn đàn cùng nắm thông tin.

Khi nói về True North thì ta phải hiểu true north là gì? True north pole (và True South pole) là 2 điểm giao nhau của trục quay của trái đất và bề mặt trái đất.

Trước thế kỷ 18, người ta, qua quan sát, tin rằng true north pole là cố định. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18 và sau này, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trục quay của trái đất là không cố định. Có nhiều yếu tố thành phần ảnh hưởng đến sự không cố định này. Nói chung, sự thay đổi trong khoảng vài mét và trong chu kỳ vài năm. Chi tiết xin vui lòng xem North Pole

Hiện nay, 2 tổ chức là International Earth Rotation and Reference Systems ServiceInternational Astronomical Union đã ban hành framework gọi là Hệ thống tham chiếu mặt đất quốc tế. North pole trong hệ thống này xác định cực bắc địa lý (geographic north) và nó không quan hệ chính xác với trục quay trái đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

daretolead viết:

Học trò cám ơn thầy Thiên Sứ đã giới thiệu bài viết về KHÍ trong hội thảo. Học trò đang đọc thêm để hiểu hơn về khái niệm rất khó này.

Nếu daretolead hiểu như thế này thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn:

Sự tổng hợp những khái niệm cục bộ và cụ thể về khi trong các bản văn cổ đông phương xác định "Khí" là một dạng tồn tại trên thực tế của vật chất. Nhưng bản chất nó là cái gì? Đó là một điều chúng ta chưa nhận thức được bằng trực quan và bằng mọi phương tiện hiện có. Bởi vậy, chúng ta đưa ra một định nghĩa về "khí" (Tham khảo các bài tham luận). Định nghĩa này coi như một tiên đề được qui ước và chúng ta chấp nhận tiên đề này. Nó tương tự như chúng ta chấp nhận tiên đề toán học vậy. Nhưng khác tiên đề toán học ở chỗ "khí" là một thực tế khách quan đang tồn tại và chúng ta đến một sự phát triển nào đó của nền văn minh thì sẽ nhận thấy được. Hay nói cách khác: Chúng ta có quyền hiểu về khí theo cách nghĩ của mỗi người khi tìm hiểu vể Lý học. Nhưng một khái niệm, một định nghĩa....vv.... được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý các vấn đề và hiện tương liên quan đến nó. Tạm thời chung ta ứng dụng đ8ịnh nghĩa này về khí vì khả năng giải thích hợp lý các vấn đề liên quan đến nó. Sau này, nếu anh chị em nghiên cứu sâu hơn thì có thể điều chính, thay đổi, hoặc bị chứng minh là sai. Đại để vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead cám ơn thầy Thiên Sứ đã hướng dẫn thêm về cách tiếp cận vấn đề. Cũng xin cám ơn anh Làng Xưa đã trao đổi thêm về "True North".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Lữ Vinh về sân bay TWA đáng lý ra có một số giá trị nhưng tiếc là sai về độ số cho nên các vâ'n đề liên quan đều sai hết. Ngày xưa (và cả bây giờ) các ông thầy phong thủy (và cả các nhà nghiên cứu phong thủy) cầm la bàn ngao du sơn thủy tầm long điểm huyệt, bây giờ lại có thể ngao du trên vệ tinh mà quan sát hình thế, đo đạt tọa hướng. Tuy nhiên độ số trên hình vệ tinh không giống độ số trên la bàn và hình vệ tinh khi chụp lại có sai xót (tollerance).

Chào bạn PhongThuySinh

Trước hết VinhL xin thành thật cám ơn bạn đã chỉ ra chổ thiếu sót. Củng vì sự sai sót này, nên đã thúc đẩy VinhL tham khảo thêm thuật phong thủy của Ấn Độ (Vaastu). Thật ra họ đã giải quyết được vấn đề này mấy ngàn năm trước rồi. Họ củng không cần dùng la bàn gì cả. Chỉ lấy mặt trời giữa trưa làm gốc để tính phương hướng vậy thôi.

Theo họ thì mặt trời chính là năng lực tác động mạnh nhất vì vậy lấy mặt trời làm gốc để mà tính các phương hướng.

9 số cửu cung Lạc Thư họ củng có từ mấy ngàn năm rồi, mỗi số lại liên quan đến nhật nguyệt và ngủ tinh.

Nghiên cứu thêm lý học của họ có lẻ chúng ta sẻ khám phá ra nhiều điều thú vị đấy, nhất là đối với môn Tử Vi. Cách vẻ bảng tử vi miền nam ấn độ củng chính là 12 cung vuông như Tử Vi đông phương ta.

Thật ra suy nghỉ cho kỷ thì căn bản của lý học đông phương điều nằm ở trong chu kỳ của vòng tròn. Lưởng nghi chia 2, tứ tượng chia 4, bát quá kỳ môn chia 8, thiên can chia 10, điạ chi lục nhâm chia 12, thái ất chi 16, phong thủy chia 24….

Có lẻ họ đã hiểu được điều này vì vậy mà cách tính tử vi họ củng chia vòng tròn theo nhiều độ để tính các chu kỳ của nhiều bộ sao, và các chi tiết của một lá số.

Nghiên cứu sang Tử Vi tây phương thì củng làm ta sáng mắt, họ chú trọng dùng lá số để hiểu mình hơn là dùng lá số để dự báo. Vì vậy mà về phần tìm hiểu chính mình, tính tình và psychology của chính mình thì không có môn nào bằng Tử Vi tây phương.

Mong được học hỏi nhiều hơn nơi bạn

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites