Phạm Cương

Báo Chí, Truyền Thông Với Hội Thảo

18 bài viết trong chủ đề này

Tin hội thảo từ báo Sài gòn tiếp thị

http://www.sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=60568&fld=HTMG/2009/1211/60568

Hội thảo tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại

Hội thảo “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” sẽ diễn ra lúc 8g30 ngày 15.12.2009, tại hội trường khách sạn La Thành (218 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội), do trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương (hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á -Việt Nam) tổ chức.

Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của phong thủy và mối liên hệ giữa phong thuỷ với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng.

Tại đây, sẽ có 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại.

Để biết thêm chi tiết, có thể liên hệ:

Văn phòng đại diện tại Hà Nội

0903420020

Gặp Hoàng Triều Hải

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vzone.vn/Default.aspx?Page=NewsDeta...mp;NewsId=16294

Vừa up thông thêm thông tin trên trang web của VDC - VNPT về buổi hội thảo ngày 15/12 của Trung Tâm LHDP !!

----------------------

Hội thảo 'Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại' tổ chức ngày 15.12.2009 tại Hà Nội.

Nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của Phong thủy và mối liên hệ giữa Phong thuỷ với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học mang chủ đề "Tính khoa học trong Phong thủy và Kiến trúc hiện đại". Hội thảo sẽ được tổ chức lúc 8g30 ngày 15.12.2009, tại hội trường khách sạn La Thành (218 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).

Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương đông cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay cùng với các bộ môn khác như kinh dịch, tử vi… Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của bộ môn phong thủy này, thậm chí còn khoác cho nó cái áo thần bí. Tuy nhiên, phong thủy thực chất là một môn khoa học của người xưa mà Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có định nghĩa: “Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người". Trong buổi Hội thảo, sẽ có 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Xây dựng- Cơ quan ngôn luận của Bộ xây dựng trên trang Điện tử đã đưa tin

http://www.moc.gov.vn/site/moc/cms?cmd=4&a...articleId=36120

Tin từ Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thuộc Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á -Việt Nam (tổ chức phi Chính phủ được thành lập ngày 26/9/2005 với mục đích nghiên cứu về Lý học Đông phương, tham gia hợp tác với các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế nhằm nghiên cứu, khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam), Được sự cho phép của Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam.

Ngày 15 tháng 12 năm 2009, tại Hội trường Khách Sạn La Thành, Số 218 Phố Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương sẽ tổ chức một hội thảo khoa học mang chủ đề: “TÍNH KHOA HỌC TRONG PHONG THUỶ VÀ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI”

Hội thảo nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của Phong thủy và mối liên hệ giữa Phong thuỷ với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng. Sẽ có 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp cho môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Doanh-n...09/12/3BA16B0B/

Hội thảo 'Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại'

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tổ chức hội thảo khoa học "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" vào lúc 8h30 ngày 15/12, tại hội trường khách sạn La Thành, số 218 Phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương Đông cổ xưa tồn tại cùng các bộ môn khác như kinh dịch, tử vi… Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của bộ môn phong thủy này, thậm chí còn khoác cho nó sự thần bí. Tuy nhiên, phong thủy thực chất là một môn khoa học của người xưa được Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người".

Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của phong thủy và mối liên hệ giữa phong thủy với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng.

Hội thảo có 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp cho môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay.

Để biết thêm chi tiết, liên hệ:

Anh Phạm Cương, Trưởng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội - 0988080365

Các tham luận trong hội thảo:

1. Từ Dịch Lý đến phong thủy - trong tư tưởng của Phan Bội Châu - Giáo sư sử học Trương Thâu

2. Thành Đồ Bàn và phong thủy - Giáo sư sử học Ngô Văn Doanh

3. Phong thủy trong kiến trúc truyền thống - Giáo sư sử học Cao Xuân Phổ

4. Tư duy kiến trúc trong phong thủy - Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thảo

5. Các nguyên lý và chân lý của phong thủy - Ths Lê Xuân Phương, Viện trưởng viện Doanh nhân - Doanh nghiệp.

6. Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại (bài nói mở đầu hội thảo) - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

7. Khí trong phong thủy và mô hình đồng dạng cơ học chất lưu - Thạc sĩ Hà Mạnh Hùng, thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.

8. Phong thủy Lạc Việt, Xác định tính khoa học của phong thủy - Đỗ Đức Trụ, Trưởng ban Phong thủy Lạc, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

9. Tính khoa học của phong thủy và kiến trúc hiện đại - Kiến trúc sư Phạm Cương, Trưởng văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội

10. Khái niệm khí trong lý học Đông Phương - Cái nhìn từ Văn hiến Lạc Việt - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

11. Nguyên lý quái cấn ở Trung cung trong Phong thủy Lạc Việt - Thạc sĩ Lê Đỗ Trung Thành, Nguyễn Đức Thông, thành viên ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

12. Tính hệ thống và nhất quán của Hậu thiên Lạc Việt phối hà đồ trong Phong thủy Lạc Việt - Thanh Vân, thành viên ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

13. Vấn đề định tâm nhà đất trong Phong thủy - Châu Thế Vinh, thành viên ban nghiên cứu phong thủy Lạc Việt, Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

14. Ứng dụng phong thủy trong kiến trúc và kinh doanh - Những vấn đề mà doanh nghiệp nên biết - Kiến trúc sư Phạm Cương, Trưởng văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://mag.ashui.com/index.php/tintuc-suki...a-xay-dung.html

Hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng"

Thứ ba, 15 Tháng 12 2009 16:30

Ngày 15/12/2009, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học mang chủ đề "Tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng".

Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương đông cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay cùng với các bộ môn khác như kinh dịch, tử vi… Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của bộ môn phong thủy này, thậm chí còn khoác cho nó cái áo thần bí. Tuy nhiên, phong thủy thực chất là một môn khoa học của người xưa mà Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có định nghĩa: “Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người".

Posted Image

Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của Phong thủy và mối liên hệ giữa Phong thuỷ với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng. Có gần 400 đại biểu tham dự hội thảo là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư và những người quan tâm. 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp cho môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://tuanvietnam.net/2009-12-16-phong-th...hai-tin-nguong-

Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.

Posted Image

Lần đầu tiên, một hội thảo về môn Phong thủy được tổ chức rộng rãi tại Hà Nội,

với sự tham gia của hàng trăm đại biểu. Ảnh: ashui.com

Phong thủy là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều người. Nó thường được hiểu là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông Phương cổ, dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm dương ngũ hành. Nhưng sự thiếu hụt các tài liệu nghiên cứu khoa học về phong thủy trong một thời gian dài, cùng với những thành kiến duy ý chí về nó đã biến môn này thành một thứ bí ẩn, thậm chí bị coi là một thứ mê tín dị đoan.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Phương Đông

Ảnh: ashui.com

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cách hiểu Phong thủy, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Phương Đông đã dày công tìm hiểu và chứng minh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại này. Phong thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kĩ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Nó có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, quy định về các yếu tố địa lý, khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể.

Việc xác minh bản chất khoa học của Phong thủy mà các nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên việc xem xét tính hệ thống - lịch sử; tính nhất quán và hợp lý dựa trên nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tính tiên tri - thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức; tính khách quan - khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.

Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.

Khoa Phong thủy xác định những tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí, yêu cầu trong kiến trúc hiện đại.

Hiệu chỉnh từ cổ thư chữ Hán và hoàn thiện

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những điểm sai lệch và thất truyền từ nguyên lý căn để của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán - gọi là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư".

Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của phương pháp nói trên thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", nhóm nghiên cứu đã từng bước hệ thống và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm dương ngũ hành, trong đó có khoa Phong thủy.

Đây chính cơ sở đối chiếu để tìm hiểu, giải thích sự vận động, tương tác có tính quy luật vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống con người.

Riêng khoa Phong thủy, những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán, thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người:

- Tương tác của từ trường trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người (trường phái Bát trạch)

- Tương tác của cảnh quan môi tường thiên nhiên lên quanh khu nhà. (trường phái Loan đầu)

- Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường và con người. (trường phái Dương trạch tam yếu)

- Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu không gian của Thái dương hệ (Trường phái Huyền Không)

Tính hệ thống, nhất quán trong Phong thủy Đông phương chỉ được xác định khi phục hồi trên nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyết Âm Dương Ngũ hành là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

Không căn cứ trên nguyên lý này, thì Phong thủy theo văn bản cổ không có tính hệ thống, nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan, ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.

Ứng dụng Phong thủy trên khắp thế giới

Nói về các ứng dụng Phong thủy trong kiến trúc Phương Tây và Việt Nam, kiến trúc sư Phạm Cương đưa ra những ví dụ cụ thể.

Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loan đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới.

Sử dụng bản đồ vệ tinh để quan sát tòa nhà chính phủ Singapore, cũng nhận thấy ý đồ phong thủy rõ ràng: tòa nhà thiết kế theo dạng hình chữ T (chữ Đinh) - hình ảnh con triệncon dấu - một chỉnh thể hoàn thiện, biểu hiện sự vững bền trên chính trường.

Posted Image

Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểulắng nghe, tranh luận. Ảnh: ashui.com

Một số công trình kiến trúc Việt cũng được phân tích từ góc độ Phong thủy: Dinh Độc lập, tuy cũng được thiết kế hình tượng con triệncon dấu, nhưng lại phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong thủy, khiến người đứng đầu sử dụng công trình không được thịnh vượng lâu dài.

Từ gia đình đến vấn đề Phong thủy quốc gia

Hội thảo đặt những vấn đề rất chi tiết trong thiết kế các công trình xây dựng dưới góc độ Phong thủy như: xác định tâm của một khu đất khi xây dựng nhà cửa, cắt nghĩa là lý do chọn hướng nhà, thiết kế các cửa ra vào, cách bài trí sắp đặt đồ vật trong nhà... Tất cả đều nhằm mục đích giúp cho luồng khí thông suốt, thoáng mát, phục vụ sức khỏe con người.

Đồng thời, nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề về Phong thủy quốc gia như việc chúng ta nên xác định trung tâm của Hà Nội là ở đâu...

Theo đó, những công trình xây dựng kiến trúc quan trọng của đất nước, nên được tham khảo các nhà nghiên cứu Phong thủy để tìm ra vị thế đắc địa, đảm bảo sự hài hòa đất, nước, thiên nhiên và con người bằng những phương pháp tính toán khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

liêm trinh chờ mãi mà chưa thấy chương trình hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng" cái gạch nối rất quan trọng của lý học và khoa học hiện đại đăng trên diễn đàn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.baoxaydung.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=20167

Ứng dụng phong thuỷ trong kiến trúc hiện đại:

Cần hiểu đúng giá trị đích thực!

Thời gian gần đây, trào lưu ứng dụng phong thuỷ trong các thiết kế về nhà ở dân dụng cũng như các cơ sở SXKD… đang là một xu hướng rất thịnh hành. Tuy nhiên, đại bộ phận dân chúng ứng dụng phong thuỷ nhưng vẫn chưa hiểu hết giá trị thực của nó.

Posted Image

Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và kiến trúc phương Tây và khái niệm tỷ lệ

“Tường minh” trong phong thuỷ Đông phương.

Truyền thống ứng dụng phong thủy của nền văn hiến Việt cũng được nhắc tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong Châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với lòng trân trọng và sự tự hào, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn “Nghìn xưa văn hiến” do NXB Thanh Niên phát hành năm 1999. Như vậy, có thể nói phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng nghìn năm.

Lại có người đặt vấn đề rằng: Liệu có hay không tồn tại một khoa Phong thuỷ ở Tây Phương hay một câu hỏi cụ thể hơn là: Các công trình xây dựng của Pháp trên đất nước Việt Nam đã tồn tại cả trăm năm nay, liệu có sử dụng giải pháp gì về phong thuỷ không mà lại tồn tại dài lâu đến vậy?

Theo nhiều chuyên gia thì để một công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài hàng trăm năm ấy nó phải đạt được ít nhất là hai yếu tố: Tính thẩm mỹ của công trình và tính hợp lý trong công năng sử dụng. Hay nói ngắn gọn là công trình đó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài bên cạnh đó phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người đời trân trọng gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công trình khác.

Trong các ngành nghệ thuật tạo hình nói chung và trong nghệ thuật kiến trúc nói riêng tồn tại những con số, những tỷ lệ được coi là chuẩn mực. Con số và tỷ lệ này được tìm thấy qua quá trình lao động và đúc kết bằng kinh nghiệm khi quan sát và chọn lọc từ giới tự nhiên. Khi đem các con số, các tỷ lệ này vào ứng dụng trong các tác phẩm về nghệ thuật, các công trình kiến trúc thì luôn tạo được hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời. Tỷ lệ vàng ra đời từ đó.

Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ cổ truyền. Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương đồng trong môn Vật lý kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác của các yếu tố vật lý môi trường với con người và công trình và một bên là yếu tố ảnh hưởng của cảnh quan theo phương pháp loan đầu hình lý khí trong phong thuỷ. Cụ thể là vật lý kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những quy luật là không tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng. Lý do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì dễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.

Quả thật phong thuỷ là một môn học thuật cổ từ ngàn năm nay và với tri thức hiện đại thì chúng ta thấy rằng những ứng dụng phong thuỷ mới chỉ mang nặng định tính chứ chưa cụ thể chi tiết và mang tính định lượng như khoa học hiện đại. Chúng ta cũng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên trong phong thuỷ đã có những ứng dụng thành công từ rất nhiều năm nay nhưng khoa học hiện đại với những công cụ tiên tiến nhất vẫn chưa thể giải thích nổi.

Có thể nói, phong thuỷ chính là sản phẩm sáng tạo của con người, nó được sớm hình thành cùng với sự phát triển của loài người từ xã hội sống quần cư đến xã hội văn minh, nó dựa vào các quy luật vận động khách quan và được tổng hợp lại bởi những tri thức của người xưa do đó nó có nhiều điểm tương đồng với các môn khoa học khác đặc biệt là những môn khoa học hiện đại về xây dựng của phương Tây. Thêm nữa với những nghiên cứu về thiên văn học, ta cũng thấy rằng nền tảng lý thuyết cơ bản của phong thuỷ có liên hệ chặt chẽ tới môn khoa học cấp cao là thiên văn học. Do đó việc nhìn nhận môn phong thuỷ như một đối tượng nghiên cứu của khoa học vì có đầy đủ những yếu tố đáp ứng cho một tiêu chí khoa học là một việc làm cần thiết nhằm phục vụ đời sống con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

liêm trinh chờ mãi mà chưa thấy chương trình hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng" cái gạch nối rất quan trọng của lý học và khoa học hiện đại đăng trên diễn đàn.

Kính

Bác Liêm Trinh thân mến.

Tôi đang đưa các bài tham luận lên trong mục này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Thể thao văn hóa đưa tin về Hội thảo Phong thủy:

http://thethaovanhoa.vn/174N20091215101355...ien-truc-su.htm

Phong thủy hay… “nghệ thuật sắp đặt” của kiến trúc sư

(TT&VH) - Sáng nay, 15/12, tại KS La Thành (218 Phố Đội Cấn - Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” do Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam tổ chức.

Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương Đông cổ xưa, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của nó, thậm chí còn khoác cho nó cái áo thần bí. Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của phong thủy, mối liên hệ giữa phong thủy với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng, qua đó nhằm “khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam .

Có 14 tham luận chuyên đề sẽ được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Các nhà khoa học sẽ trình bày những phân tích hết sức thú vị về yếu tố phong thủy trong một số công trình nổi tiếng, từ tòa Nhà Trắng của Mỹ, tòa nhà Chính phủ của Singapore đến dinh Độc Lập ở TP.HCM, KS Thắng Lợi ở Hà Nội.

“Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp đối với môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay” - Thông cáo báo chí của hội thảo khẳng định.

Khoảng 400 đại biểu đăng ký tham dự hội thảo này.

Tin về hội thảo từ Wedsite dòng họ Đỗ Việt Nam

http://hodovietnam.vn/index.php?option=com...5&Itemid=33

Hội thảo "Tính khoa học trong Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng" Posted Image Posted Image

Ngày 15/12/2009 tại Khách sạn La Thành - 218 - Đội Cấn Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo "Tính khoa học trong Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng", do Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức. Tới dự có nhiều nhà khoa học, nhà ngọai cảm, kiến trúc sư tên tuổi như PGS. TS Nguyễn Lân Cường, nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp, nhà cảm xạ học Phạm Khắc Khải, GS.TS Hoàng Đạo Kính, KTS Trần Thanh Vân...Một số tổ chức như Trung tâm Văn hóa người cao tuổi, BLL họ Đỗ Việt Nam... cũng có đại biểu tham dự.Khá nhiều phóng viên báo chí theo dõi Hội thảo. Sau phát biểu của Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GĐ Trung tâm Lý học Đông phương đến phần tham luận của các nhà nghiên cứu. Các tham luận mở ra một hướng đi còn khá mới mẻ ở nước ta, kết hợp giữa hai bộ môn khoa học - khoa học phong thủy và khoa học kiến trúc. Phong thủy được coi là nghệ thuật sắp đặt không gian sống hài hòa dựa vào thuyết âm dương ngũ hành,có phần huyền bí trừu tượng, còn Kiến trúc là môn khoa học nhằm tổ chức không gian sống của con người với các tiêu chí căn bản cho những công trình xây dựng như công năng, kinh tế, thẩm mỹ...Các tham luận đi sâu vào chuyên môn, mang tính học thuật có phần nặng nề suốt buổi sáng. Vào buổi chiều các tham luận và trao đổi của các đại biểu gần gũi với cuộc sống và mang tính thời sự hơn. GS.TS Hoàng Đạo Kính nhìn nhận phong thủy như là một phương cách sống hòa hợp với thiên nhiên, không xung đột với nó. Ông coi vạn vật đều có đời sống riêng, các đô thị như một thực thể nhân tạo ngăn cản sự tương thông giữa trời, đất và nước (ngầm dưới đất). Hàng ngày những giếng khoan như những dễ cây nhân tạo không ngừng cắm sâu, hút cạn nguồn nước ngầm, phá vỡ cân bằng của tự nhiên.

KTS. Trần Thanh Vân tỏ ý không đồng tình với phạm vi nghiên cứu của các học giả mơi quan tâm đến phong thủy ở tầm vi mô, sắp đặt bàn thờ, bếp, cửa đi, WC của ngôi nhà mà chưa quan tâm đến phong thủy ở cấp vĩ mô, đến phong thủy của Thủ đô với thế tựa núi nhìn sông như thế nào. Bà tỏ ra đặc biệt lưu ý đến khu vực tây Hồ Tây từ lâu được nước ngoài rất quan tâm. Bà coi là khu vực địa linh của đất nước cần được bảo vệ, quản lý về xây dựng. Tham luận của KTS. Trần Thanh Vân tuy ngắn nhưng làm hội trường sôi nổi hẳn lên, có nhiều đại biểu tán đồng, có người tỏ ý không đồng tình vì cho đây là vấn đề lớn không bàn trong phạm vi hội thảo này.

Các học giả đã lần lượt trả lời các câu hỏi của nhiều đại biểu trong đó nhiều vấn đề rất đời thường như đặt bàn thờ ở tầng nào trong một ngôi nhà cao tầng,?cách tính tâm đối với các ngôi nhà có mặt bằng hình đa giác lệch...Ngoài các tham luận trên diễn đàn, nhiều trao đổi thú vị khác đã diễn ra trong giờ ăn trưa. Tiếc rằng Hội thảo kết thúc hơi sớm, quãng gần 16 h cùng ngày, nhưng phải ghi nhận tính đột phá của một hội thảo đầu tiên về phong thủy đã được tổ chức công khai. Chúng ta có quyền hy vọng vào những cuộc hội thảo có qui mô lớn hơn về đề tài phong thủy, một bộ môn khoa học đã có từ rất lâu ở phương đông, có phạm vi nghiên cứu rộng lơn hơn nhiều những gì được đề cập trong nội dung hội thảo lần này.

Khách tham dự được ban tổ chức tặng một túi quà nhỏ, trong đó đặc biệt có cuốn sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh và con cóc vàng 03 chân còn gọi là thiềm thừ hay ông khiết, một linh vật mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc theo lý thuyết phong thủy phương đông.

Đỗ quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Đất Việt http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Ket-hop...2/72789.datviet Kết hợp phong thủy trong các công trình xây dựng

11 bản báo cáo tại hội thảo “Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng” đã gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại.

Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội.

Theo các nhà khoa học bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương, ngũ hành để sắp xếp không gian sống nhằm tạo sự hài hòa cho môi trường sống của con người.

Giáo sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng phong thủy chính là phương cách sống giữa thiên nhiên, hòa hợp với nó chứ không xung đột với nó. Còn theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nhiều học giả Việt Nam chỉ mới tập trung nghiên cứu phong thủy cho ngôi nhà của mình.

Theo ý kiến của các nhà khoa học, đây là hội thảo quy mô đầu tiên và công khai về phong thủy được tổ chức, có ý nghĩa mở đầu để có thể có các cuộc hội thảo quy mô lớn hơn về một bộ môn khoa học đang thách đố nhiều nhà nghiên cứu.

H. Vỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang thông tin điện tử của Hội KTS Việt Nam

http://kienviet.net/bai-viet/chi-tiet/tinh...n-truc-hiendai/

Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại

Đó chính là nội dung chính trong buổi hội thảo do Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương tổ chức vào hôm 15-12 vừa qua.

Trong kiến trúc hiện đại, phong thủy là yếu tố được sự quan tâm chú ý rất nhiều của các KTS cũng như gia chủ. Từ những điểm lớn như khổ đất, hướng nhà đến những yếu tố chi tiết như sân vườn, cách bố trí vật dụng nội, ngoại thất… tất cả đều có những căn cứ riêng để có được những tọa độ thịnh vượng nhất cho chủ nhà.

Tầm quan trọng là vậy, nhưng hiện tại vấn đề phong thủy nói chung, phong thủy trong kiến trúc, xây dựng nói riêng vẫn chưa có được những nguồn tài liệu chính thống và thực sự đáng tin cậy. Nói theo cách của TS. KTS Doãn Quốc Khoa (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) thì có thể khẳng định: Trong hoạt động xây dựng hiện nay, không ít thì nhiều, không chủ động thì bị động, người có hiểu chút ít cũng vận dụng phong thuỷ, người không hiểu hoặc hiểu một cách lơ mơ về phong thuỷ cũng muốn sử dụng một vài nguyên tắc của Phong thuỷ vào một trong những công việc trọng đại: xây dựng nhà ở cho gia đình, lăng mộ cho người thân của mình. Thậm chí nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng bỏ qua một số nguyên lý cơ bản của kiến trúc hiện đại mà sử dụng phong thuỷ trong xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng.

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính trong Hội nghị

Có lẽ, trong bối cảnh hỗn loạn này, chúng ta cần tìm ra những giá trị thực của Phong thủy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa, khoa học - công nghệ và kỹ thuật hiện tại để có thể kế thừa và loại bỏ những nguyên lý mang tính chủ quan, thần bí không có giá trị thực tiễn ra khỏi hoạt động xây dựng.

Theo nhận định của KTS Phạm Cương (Trung tâm NC lý học Đông Phương): Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói, để công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm Dương và Ngũ hành cân bằng - tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối cao - thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con người, khiến người ta trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó.

Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh, nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành.

Quang cảnh Hội nghị

Một câu hỏi lớn đặt ra đó là việc xác định cơ sở khoa học cho vấn đề phong thủy. Nhiều ý kiến, nhận định được đưa ra. Trong đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (GĐ TT NC lý học Đông Phương) khẳng định: Tính khoa học của Phong thủy được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học, nếu nó thỏa mãn tiêu chí đó. Nhưng cần phải xác định rằng: Tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Đông phương – một trong những tiêu chí khoa học – chỉ được xác định khi phục hồi trện nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyyết Âm Dương Ngũ hành là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Không căn cứ trên nguyên lý này thì Phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.

Cũng tại buổi hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu cũng như các KTS tham gia đều có chung nhận định, đó là độ “khó” của vấn đề. Dù sao, phong thủy vẫn là một điều gì đó bí hiểm, khó hiểu và khó nắm bắt. Nó đòi hỏi tư duy và sự chính xác cao độ, chứ không đơn thuần như các phép tính. Tuy nhiên, tất cả cũng chung một nhận định, đó là tầm quan trọng của vấn đề này, đó là những vấn đề có cơ sở khoa học rõ ràng chứ không phải là mê tính dị đoan như trước kia chúng ta vẫn thường quan niệm. Vấn đề có vẻ như bí ẩn đó đang ngay càng có sức ảnh hưởng sâu và thể hiện tầm quan trọng tới nền kiến trúc, xây dựng trong hiện tại và tương lai.

Kiến xinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo vietnamne

http://vietnamnet.vn/khoahoc/200912/Phong-...hien-dai-885319

Phong thủy trong kiến trúc hiện đại

Cập nhật lúc 05:25, Thứ Hai, 21/12/2009 (GMT+7)

Tìm hiểu ý nghĩa khoa học của Phong thủy là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. Mặc dù nó đã được áp dụng trong kiến trúc, xây dựng, kể cả trang trí nội thất,.. nhưng ít nhiều bị huyền bí hoá nên mất đi tính khoa học.

Phong thủy là học thuyết cổ xưa của phương Đông, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện thiên nhiên đến đời sống con người. Nhân Hội thảo: “Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng”, PV Vietnamnet có cuộc trò chuyện với TS, KTS Doãn Quốc Khoa, Viện Kiến trúc Nhiệt đới, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Posted Image

TS, KTS Doãn Quốc Khoa - Ảnh: Nguyễn Dược

PV: Thưa ông, tầm nhìn về phong thủy nói chung, trong kiến trúc xây dựng nói riêng, có những ứng dụng gì để có thể tổ chức cuộc hội thảo này?

TS, KTS Doãn Quý Khoa: Có lẽ ít quan niệm nào trong kiến thức cổ truyền được quan tâm và phổ biến rộng rãi như Phong thủy. Sách về Phong thủy tràn ngập thị trường và trên mạng internet, cả về chủng loại và số lượng, thật giả, đúng sai. Gần chục năm trở lại đây Phong thủy được sống lại với tầm ảnh hưởng và độ phổ cập gấp nhiều lần so với thời trước. Trong xây dựng hiện nay, không ít thì nhiều, chủ động hay thụ động, đều vận dụng phong thuỷ trong xây nhà của gia đình, lăng mộ cho người quá cố. Thậm chí các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng sử dụng phong thuỷ trong xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng. Trong bối cảnh ấy, hội thảo “Tính khoa học trong Phong thủy và kiến trúc hiện đại” thật cần thiết để tìm ra được những giá trị thực của Phong thủy, để có thể kế thừa và loại bỏ những nguyên lý mang tính chủ quan, thần bí ra khỏi hoạt động xây dựng.

- Có sự tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc của thế kỷ XXI, thưa ông?

- Thứ nhất, có một sự tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng chung phát triển kiến trúc thế giới trong đó có Việt Nam. Đại hội lần thứ 20 của Hiệp hội các kiến trúc sư quốc tế (UIA) họp ngày 23 - 26/6/1999 tại Bắc Kinh đã thống nhất kiến trúc hiện đại của thế kỷ XXI phải hướng đến nền kiến trúc toàn diện, trong đó có một số nội dung liên quan đến Phong thủy như:

a. Coi liên kết giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan và quy hoạch đô thị là cốt lõi để tạo không gian đô thị.

b. Kiến trúc của thế kỷ XXI là kiến trúc của sự hòa hợp thay vì sự đơn điệu. Chìa khoá cho Kiến trúc - Đô thị thế kỷ XXI là sự hài hoà: Hài hoà giữa thiên nhiên - kiến trúc - con người. Sự hoà hợp thay thế sự đơn điệu, độc tôn.

c. Nghệ thuật phải vì lợi ích của môi trường xây dựng. Sáng tạo công trình kiến trúc nên chuyển từ công trình đơn lẻ sang tổng thể, sang phạm vi của quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng. Mối quan hệ thiêng liêng với thiên nhiên cần được coi là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo.

- Ông có thể nói rõ hơn về mối liên kết giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị với cốt lõi là việc tạo không gian đô thị, thưa ông?

Posted Image

Một ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại - Ảnh: Freshhome

- Kiến trúc hiện đại sau gần 1 thế kỷ phân tách thành các chuyên ngành là kiến trúc công trình - kiến trúc quy hoạch và kiến trúc cảnh quan (thường được gọi là bộ 3 kiến trúc) đã thấy được tác hại của việc chia tách này và phải quay trở lại với tính thống nhất của tổ chức không gian từ lớn đến nhỏ, từ tổng thể đến thành phần. Đối chiếu với Phong thủy, từ ngàn xưa vẫn là tạo lập môi trường sống thống nhất cho con người, dựa trên các nguyên lý và phương pháp chung. Kết quả của Phong thủy có thể nhiều cấp độ nhưng đều đạt được sự nhất quán từ một công trình cho đến không gian tổng thể một đô thị mà tiêu biểu là “Phong thủy” của kinh thành Huế đã thể hiện và được UNESCO công nhận là di sản chung của nhân loại.

- Nguyên lý của Phong thủy trong Kiến trúc, thưa ông, là gì?

- Hầu hết các nguyên lý của Phong thủy đều hướng đến kết quả tạo ra sự hài hòa và hòa hợp thiên nhiên - kiến trúc - con người thông qua khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc của tổ chức không gian: sự hài hòa, cân bằng ÂM DƯƠNG, mối quan hệ giữa các thành phần và phương hướng không gian tuân theo quy luật NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, mô hình không gian mà Phong thủy hướng đến chính là triết lý về sự hợp nhất THIÊN - ĐỊA - NHÂN. Phong thủy có một nguyên tắc tổ chức không gian chung là lấy tự nhiên làm cơ sở, dựa vào đặc điểm, điều kiện của tự nhiên để chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng và quy mô xây dựng công trình nhằm tạo sự hài hòa và hòa nhập của công trình kiến trúc với cảnh quan tự nhiên chung. Như vậy chìa khóa của kiến trúc đã được Phong thủy phát hiện, áp dụng từ hàng nghìn năm nay.

- Ông có thể giới thiệu một công trình ở Việt Nam đã áp dụng thành công những nguyên lý của Phong thủy?

- Một ví dụ tổ chức không gian trên cả phạm vi vùng của Phong thủy là địa điểm xây dựng kinh thành Huế của Nhà Nguyễn như nhận xét của ông M’ Bow, nguyên Tổng giám đốc UNESCO: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu từ núi Ngự bình đến đồi Vọng cảnh, đến phá Tam giang và phá Cầu Hai và chính như thế họ đã sáng tạo ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi yếu tố đều bắt nguồn cảm hứng từ thiên nhiên gần gũi". Dãy núi Bạch Mã cách Huế gần trăm km mới chính là án sơn của kinh thành Huế.

Sau một giai đoạn sùng bái công nghệ - kỹ thuật, những tưởng con người có thể sử dụng kiến trúc để chủ động tạo môi trường sống tốt nhất cho mình mà không cần quan tâm đến thiên nhiên, kiến trúc hiện đại đã phải quay trở lại nhìn nhận về “mối quan hệ thiêng liêng với với thiên nhiên” và coi mối quan hệ đó “là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo”. Điều này càng cho thấy giá trị của Phong thủy khi coi thiên nhiên có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với cuộc sống con người, không chỉ qua tác động mang tính vật chất mà cả siêu vật chất thể hiện qua khái niệm “sinh khí”, “tử khí”. Sự tác động của thiên nhiên đối với con người không cứng nhắc mà biến đổi theo thời gian (nguyên lý “vận khí” hay “huyền không phi tinh” ...). Có thể nói nội dung cơ bản của Phong thủy chính là nhằm giải quyết mối quan hệ con người - thiên nhiên thông qua tổ chức không gian sống của mình: chọn địa điểm, phương hướng, bố cục các thành phần kiến trúc - tự nhiên sao xác lập được tương quan giữa công trình nhân tạo - tự nhiên, giữa các thành phần nhân tạo với nhau phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên và chính con người, trong môi trường đó, cho con người vừa nhận được nhiều sinh khí vừa giảm thiểu những tác động của khí xấu không có lợi cho sức khỏe và hoạt động phát triển của mình.

- Việc áp dụng Phong thủy trong kiến trúc hiện đại như thế nào?

Posted Image

Kiến trúc đô thị sinh thái hiện đại - Ảnh: Internet

- Theo nguyên lý Phong thủy, khu vực xây dựng phải có sẵn (hoặc tạo được) cây cối tốt tươi không khô cằn héo úa, nguồn nước phải lưu thông không tù đọng và trong lành, đồi núi phải đầy đặn, không nham nhở trơ trụi.... Nếu xem xét kỹ, đối chiếu nguyên tắc Phong thủy với các tiêu chí, yêu cầu của kiến trúc - đô thị sinh thái hiện đại có thể thấy Phong thủy và kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh là tương đồng. Sự khác biệt có lẽ chỉ ở việc sử dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại trong công trình hoặc đô thị sinh thái. Hay nói cho đúng bản chất của khái niệm sinh thái thì sinh thái trong Phong thủy thuần khiết và tự nhiên hơn kiến trúc hiện đại.

Như vậy giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc hiện đại đã gặp nhau về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các tiêu chí chung. Hy vọng một số ý kiến nêu trên có thể đóng góp với hội thảo để cùng khẳng định giá trị khoa học của Phong thủy, góp phần kế thừa trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng hiện nay nhằm phát triển kiến trúc Việt Nam bền vững và bản sắc.

Xin cảm ơn ông!

  • Nguyễn Dược (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.thethaovanhoa.vn/133N20091222100624722T133/hoi-thao-giai-ma-phong-thuy-ky-1-dung-khoac-len-phong-thuy-tam-ao-than-bi.htm

Thứ Ba, 22/12/2009 14:42

Hội thảo “giải mã” phong thủy

Kỳ 1: Đừng khoác lên phong thủy tấm áo thần bí

(TT&VH) - Nếu như một thời không chỉ có bộ môn phong thủy mà nhiều lĩnh vực khác trong kho tàng tri thức phương Đông bị quy hết vào thần bí, mê tín (như dịch học, nhân tướng học…) thì ngày nay, trái lại, người ta đang ra sức chứng minh “chúng khoa học lắm” bằng cách chỉ ra những nét gần gũi, tương đồng với những tri thức khoa học của phương Tây. Xu hướng cổ vũ này nhiều lúc lại trở nên thái quá.

Thế nhưng, tại hội thảo về phong thủy do Trung tâm Lý học Đông Phương thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam tổ chức hôm 15/12 vừa qua, tôi rất bất ngờ khi Giám đốc Trung tâm - ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - tổ chức hội thảo này đọc khai mạc với tuyên bố “người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai”. Ông cho rằng: “Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch”. Vì thế các khái niệm hiện tượng của phong thủy từ hàng nghìn năm nay bị rơi vào trạng thái mâu thuẫn, mù mờ, huyền bí. Muốn giải mã phong thủy và phát huy bộ môn khoa học này phải chữa cái nền móng sai đó, tức là phục hồi lại nguyên lý tiền đề đúng đắn.

“Xem” phong thủy cùng các “thầy” kiến trúc

Nhưng trước khi đi vào cách nhìn mới về phong thủy này, để chứng minh cho những ứng dụng của phong thủy, các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu đã đưa ra những câu chuyện hết sức thú vị, không phải để “thần bí hóa” phong thủy, mà để khẳng định sự tương đồng của nó với các tri thức kiến trúc hiện đại.

Posted Image

Tòa Nhà Trắng có đủ các yếu tố Thanh long, Bạch hổ,

Huyền vũ và Chu tước theo phong thủy

Kiến trúc sư Phạm Cương - Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội - kể lại một trường hợp cụ thể một thời từng gây xôn xao dư luận. Đó là về một tòa nhà chung cư hiện đại ở Hong Kong, nơi những người nổi tiếng và thành đạt như Thành Long, Lý Liên Kiệt đã từng ở. Hiện tượng như sau:

Lúc xây dựng tòa nhà thì mặt đứng tòa nhà chưa hề có trổ lỗ thông khí, khi đó nhiều người dân trong khu dân cư hiện đại này mắc những bệnh kỳ quái. Sau một thời gian, khi xử lý theo tư vấn của chuyên gia về phong thủy bằng cách trích một lỗ trên mặt đứng tòa nhà, ở đó đã có sự thay đổi rất kỳ diệu: sức khỏe của đại bộ phận dân cư tăng lên trông thấy, công việc thì trôi chảy hơn trước.

Dưới góc nhìn phong thủy, các nhà nghiên cứu cho rằng: Do tòa nhà đã cản luồng khí được hình thành từ những dãy núi trước mặt, tạo nên một xung sát khí cho tòa nhà này. Vì thế, khi trổ một lỗ thông thì luồng khí trở nên thông thoáng, giải quyết sự bế khí theo phong thủy (là một yếu tố xấu gây trì trệ bất lợi), từ đó tạo nên sự phát triển của ngôi nhà. Rõ ràng ở đây có gắn với yếu tố khoa học về môi trường.

Nghiên cứu phong thủy tòa Nhà Trắng tại Mỹ, KTS Phạm Cương cho rằng: tỷ lệ hài hòa cùng một bố cục có đủ cả Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tước (4 yếu tố trong phong thủy Loan đầu) đã giúp tòa nhà này trở thành 1 tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới.

Tòa nhà Chính phủ Singapore cũng tương tự. Chúng ta đều biết, Singapore là một nước rất phát triển cả về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhưng không vì thế mà vấn đề phong thủy bị xem nhẹ. Tòa nhà Chính phủ của nước này đã được thiết kế khá chuẩn mực dưới góc độ phong thủy.

Nếu nhìn bề ngoài, ở vị trí thông thường, tòa nhà chỉ hài hòa về đường nét khiến cho chúng ta có một cái nhìn thiện cảm mà chưa có gì đặc biệt mang tính phong thủy. Tuy nhiên, nếu sử dụng bản đồ vệ tinh Google, người ta sẽ nhận thấy ý đồ về phong thủy trong công trình này. Tòa nhà được thiết kế theo dạng hình chữ T (theo cách gọi cổ là dạng nhà hình chữ Đinh). Với hình thể này, chúng ta có thể hình tượng ra hình ảnh một con triện và người đưa ra ý tưởng thiết kế đã thêm vào trước mặt con triện đó một vườn hoa hình tròn để tạo nên một con dấu. Như vậy là đã hoàn thành một chỉnh thể triện và dấu đi cặp với nhau, một biểu tượng về quyền lực và thành công. Những gì diễn ra trên chính trường thế giới đã cho thấy Singapore là đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Những suy đoán táo bạo từ phong thủy

Ở Việt Nam, cũng có những công trình mà theo quan sát của những chuyên gia phong thủy thì thấy cũng có những ý đồ tương tự nhằm tạo nên những hình tượng đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc về phong thủy. Tiêu biểu phải kể đến dinh Độc Lập ở TP.HCM.

Posted Image

Tòa nhà Dinh Độc Lập bị “lộ cốt” xét về mặt phong thủy

Quan sát trên hình ảnh từ trên cao, tòa nhà dinh Độc Lập cũng được thiết kế mang hình tượng cái triện và con dấu. Rất có thể đây là một ý đồ của kiến trúc sư, hình tượng này mang ý nghĩa về quyền lực của chế độ cũ. Tuy nhiên, khi đứng ở góc quan sát bên ngoài thì tòa nhà này lại mang một hình tượng khá xấu xét theo quan điểm phong thủy đó là hình tượng lộ cốt. Vì thế, chủ nhân hoặc người đứng đầu sử dụng công trình này không thịnh vượng lâu dài.

Một nguyên tắc căn bản là khi xây dựng khách sạn, nhà hàng, người ta thường lựa chọn những vị trí đắc địa có thể thu hút được nhiều nhất lượng khách đến lưu trú. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp mà những khách sạn tuy nằm ở một vị trí rất đẹp nhưng vẫn khá ế ẩm. Khách sạn T. là một ví dụ. Khách sạn này nằm ở ven bờ hồ Tây là địa bàn lý tưởng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Công trình này đứng dưới góc nhìn kiến trúc có thể coi là tiêu biểu, đã từng đạt được những giải thưởng quan trọng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế khách sạn này không thu hút được nhiều khách du lịch. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Theo giải thích của KTS Phạm Cương, một phần là do ảnh hưởng của phong thủy. Quan sát trên bản đồ vệ tinh, chúng ta nhìn tổng thể khu vực khách sạn T. có hình ảnh của hình chữ thập. Đây là một hình tượng xấu đứng dưới góc nhìn phong thủy. Với cấu trúc giao nhau như thế này dễ tạo các luồng xung khí gây ảnh hưởng đến các vấn đề nội bộ, từ đó dẫn đến việc kinh doanh kém phát triển.

Qua những ví dụ trên có thể thấy ngoài vấn đề tốt về hướng, về vị trí thì tính hình tượng trong phong thủy cũng rất nên coi trọng.

Đừng khoác lên phong thủy tấm áo thần bí

Qua các ví dụ điển hình đã cho thấy tính hiệu quả của phong thủy cùng với sự ứng dụng môn này không chỉ ở Việt Nam hay những quốc gia phương Đông, có thể nhận thấy chúng ở cả những cường quốc với nền khoa học kỹ thuật vượt trội trên thế giới như Hoa Kỳ. Đi sâu khám phá về lý thuyết của khoa phong thủy, chúng ta còn thấy những điểm tuơng đồng của chúng với khoa học hiện đại.

Có thể kể đến là môn Vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió trong nhà. Theo môn này thì không nên để các cửa thẳng hàng nhau sẽ kém thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn phong thủy phương Đông ở môn phái Loan đầu cũng có lời khuyên tương tự rằng nếu để ba cửa đối nhau dễ phát sinh tai họa.

Những tỷ lệ vàng trong kiến trúc Tây phương cũng có những nét tương đồng đối với những con số coi là đẹp trong phong thủy Huyền không học.

Phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học và đừng khoác nên nó tấm áo thần bí.

Đông Kinh

-----------------------------------------------------------------------------------------

Kỳ 2:“Chưa có môn học phong thủy là thiệt thòi cho SV kiến trúc”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=8

Thứ Tư, 23/12/2009, 07:32

“Mốt” chơi đá phong thủy

(ANTĐ) - Mấy năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên phong trào dùng đá “trấn” phong thủy ở nhà, ở nơi làm việc... Một đồn mười, mười đồn trăm, công dụng của các loại đá bị đẩy lên như... “thần dược”. Nhưng sự thật, loại “thần dược” này có tác dụng đến đâu thì vẫn còn phải nghiên cứu.

Thạch anh trắng

Thổi phồng công dụng

Đoán chừng tôi có ý định mua đá, cô bán hàng đá cảnh ở một cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám đon đả chào mời rồi hỏi tên, hỏi tuổi, hỏi hướng nhà của tôi và giải thích “phải biết thì mới tư vấn được”. Rồi sau một hồi suy nghĩ, cô hỏi, “nhà chị có đá thạch anh không”. Thấy tôi lắc đầu, cô bắt đầu đưa cho tôi xem một danh sách dài những tác dụng của đá thạch anh. Theo như lời quảng cáo, thì loại đá này là viên đá của vũ trụ, cung cấp nguồn năng lượng tinh khiết và mạnh mẽ, tạo ra sự cân bằng cho tâm hồn.

Thạch anh hồng là viên đá của tình yêu, người ta thường đặt những viên thạch anh hồng trong phòng ngủ để cuộc sống phòng the càng thêm mặn mà, giúp ngủ ngon, phục hồi trí nhớ. Thạch anh ám khói giúp phân tích tốt mọi việc, gắn bó tình cảm gia đình, làm hết buồn phiền, giảm đau nhức, xóa ích kỷ hẹp hòi. Nổi bật lên trong dòng đá thạch anh là thạch anh tím. Loại đá này được cho là tự chủ về mặt tinh thần, có sức sống mạnh mẽ. Trẻ nhỏ khi đeo thạch anh tím có tác dụng kích thích niềm vui chơi, hiếu học hơn.

Những nhà lãnh đạo, khi đeo đồ trang sức được làm từ thạch anh tím sẽ có tác dụng làm giảm sự chuyên quyền, tăng cường lòng bao dung, có lợi cho công tác lãnh đạo. Nếu đặt thạch anh tím trong nhà còn có tác dụng thu tài, nạp khí. Cô bán hàng còn cho biết, nếu đặt đúng cung, thì thạch anh tím còn mang đến cho chủ nhân của nó tài lộc vô biên, còn khi làm những công việc nguy hiểm mà mang theo thạch anh thì gặp dữ hóa lành.

Trên thị trường hiện nay, giá của các loại đá dùng cho phong thủy cũng khá cao, một tượng thiềm thừ (tượng cóc), kích thước bằng lòng bàn tay bằng đá thạch anh hồng có giá khoảng 2 triệu. Loại thiềm thừ ngồi giữ vàng có giá hơn 3 triệu đồng. Giá của các mặt hàng này dao động nhiều hay ít còn tùy theo kích thước và độ “tinh” của đá. Người chịu chơi và muốn thể hiện đẳng cấp sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua những loại “không đụng hàng”.

Các chuyên gia nói gì?

Để tìm hiểu công dụng của các loại đá này có đúng như lời quảng cáo kia không, chúng tôi đã tìm gặp KTS Phạm Cương - Trưởng Văn phòng Đại diện Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội và được biết, bản chất của việc nghiên cứu phong thủy chính là nghiên cứu sự tương tác. Có nhiều loại tương tác, tương tác địa từ trường lên con người, tương tác của môi trường, tương tác của hình thể cấu trúc nhà và tương tác của vũ trụ đối với con người.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần quan tâm hơn cả là tổng thể ngôi nhà đang ở, ví dụ về cảnh quan. Nếu có một ngôi nhà tại nơi bị ô nhiễm về nguồn nước hoặc ở những nơi có nhà máy khu công nghiệp ô nhiễm thì có sử dụng đá bài trí trong nhà nhiều thế nào đi chăng nữa, cũng không có tác dụng, sức khỏe của con người vẫn cứ bị ảnh hưởng. Tác dụng của đá quý trong phong thủy là có thật, nhưng tuy nhiên nó chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào. Điều quan trọng hơn cả là cảnh quan môi trường, cấu trúc nhà hợp lý…

Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn - người đã từng có nhiều năm sưu tập đá cảnh và nghiên cứu về sắp đặt phong thủy cũng cho rằng trong cái danh sách dài dằng dặc về công dụng của thạch anh tím kia, thì có một vài điểm là đúng thôi, còn lại đều vô căn cứ. Nếu cứ chạy theo những lời đồn thổi thì có khi còn phản tác dụng. Việc sử dụng đá trong phòng làm việc, phòng ăn và phòng ngủ cũng vậy, phải tính toán sao cho thật kỹ, mới có thể đưa ra phương án chọn đá gì để sử dụng cho phù hợp.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - GĐ Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương thì đưa ra ví dụ rất hình tượng rằng, các cửa hàng bán đồ phong thủy, tư vấn kiến trúc phong thủy mọc lên khá nhiều trong thời gian gần đây cũng chỉ như một loại hàng hóa, nếu xét về tính thị trường, nó cũng chỉ như người ta bán đồ thời trang vậy. Nhiều khi, ta ngắm một bông hoa đẹp thôi, là đã thấy tâm hồn thư thái rồi. Vì thế, nếu sắp đặt một hòn đá đẹp trong nhà, chính cái cảm giác đẹp đó đã mang lại sự sảng khoái.

Và dựa trên sự sảng khoái đó, người ta thổi phồng công dụng của chúng vì lý do liên quan tới kinh tế. Thực tế hiện nay, việc sắp đặt phong thủy đang được ứng dụng theo kinh nghiệm lưu truyền từ nhiều đời nay, chứ không hề xác định được định tính, định lượng và bản chất vấn đề. Tính huyền bí, những ứng dụng này đã tồn tại qua nhiều không gian văn hóa. Vì thế nó bị pha tạp. Vấn đề chính bây giờ là các nhà nghiên cứu cần phải đưa ra những định hướng cho người mua cái gì đáng mua và cái gì không.

Vân Quế

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 23/12/2009 15:18

Hội thảo "giải mã" phong thủy

(Kỳ 2): "Chưa có môn học phong thủy là thiệt thòi cho SV kiến trúc"

Hội thảo “giải mã” phong thủy (kỳ 1): Đừng khoác lên phong thủy tấm áo thần bí

Phong thủy hay… “nghệ thuật sắp đặt” của kiến trúc sư

(TT&VH) - Là Trưởng Văn phòng đại diện, Trung tâm nghiên cứu Lý học Ðông Phương tại Hà Nội, KTS Phạm Cương đã đóng góp 2 tham luận trong tổng số 14 tham luận của hội thảo “Giải mã” phong thủy vừa qua. Điểm nổi bật trong các luận điểm của anh là chứng minh phong thủy cũng chính là “nghệ thuật sắp đặt” (không gian) của các KTS thời nay. Nhiều ví dụ anh dẫn ra đã được TT&VH phản ánh trong kỳ trước.

Anh chia sẻ:

Posted Image

- Khi bắt đầu nghiên cứu phong thủy, tôi đang ngồi trên giảng đường để trở thành KTS. Cho đến giờ, việc nghiên cứu phong thủy, tôi đặt dưới góc nhìn của người làm kiến trúc và luôn tôn trọng tính logic, tính khoa học của một vấn đề.

Theo tôi, rõ ràng phong thủy cổ truyền và kiến trúc hiện đại có những điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, ở một mặt nào đấy, phong thủy cổ truyền thiên về định tính còn kiến trúc hiện đại thì thiên về định lượng. Có những phần so với phong thủy, kiến trúc tỏ ra vượt trội, nhất là trong lĩnh vực vật lý kiến trúc, về khí hậu môi trường. Cũng có rất nhiều bí ẩn của phong thủy, nhưng cho tới nay khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích rõ được.

* Nếu phong thủy là một cách “sắp đặt không gian” riêng biệt, thì khai thác giá trị của nó, chúng ta có thể có những “trường phái kiến trúc phong thủy” đậm đà bản sắc dân tộc. Ông nghĩ sao về lập luận này?

- Theo tôi, ý tưởng về trường phái “kiến trúc phong thủy” của anh đưa ra là hoàn toàn khả thi. Cá nhân tôi cho rằng khi kiến trúc kết hợp với phong thủy sẽ càng tiến tới sự hoàn thiện cũng như bền vững hơn.

* Vậy phong thủy đã được xây dựng thành môn học trong trường kiến trúc, xây dựng chưa, hay mới chỉ có những áp dụng riêng lẻ một vài kinh nghiệm về phong thủy?

Muốn “tách bạch hóa” phong thủy và mê tín

“Từng buớc đưa phong thủy vào trong các trường đại học để nghiên cứu một cách khoa học, nhằm tách bạch hóa phong thủy với tôn giáo hoặc mê tín dị đoan. Đấy chính là những vấn đề lớn mà chúng tôi - những người nghiên cứu về phong thủy vẫn còn trăn trở” (KTS Phạm Cương).

- Theo những thông tin của tôi thì hiện thời, chương trình của Bộ GD&ĐT chưa có bộ môn học về phong thủy. Có số ít những trường ngoài công lập đưa phong thủy vào giới thiệu ở những tiết học phụ. Theo tôi, đây là một trong những điều bất cập và cũng là thiệt thòi của các sinh viên kiến trúc - xây dựng; mà như chúng ta biết, phong thủy đang là nhu cầu có thật và rất thiết thực của người dân, những người có nhu cầu về xây dựng.

* Anh có thể phân tích rõ hơn về việc “lộ cốt’ của tòa nhà Dinh Độc Lập (xem kỳ trước). Anh có thực sự tin rằng tòa nhà lộ cốt ấy ít nhiều ảnh hưởng đến các chủ nhân của tòa nhà này trước đây hay chẳng qua là gán cho những gì lịch sử đã diễn ra?

- Phong thủy có một câu nói rất quan trọng “hình nào thì khí đó”, các cụ ta thì có câu “trông mặt mà bắt hình dong” như vậy để nói là: qua hình tượng có thể nói đuợc một phần tính chất của đối tượng đã biểu hiện qua hình dáng bên ngoài đó. Người Á Đông ta luôn biết cách nhân cách hóa sự vật hiện tượng, ngôi nhà cũng được tưởng tượng theo dáng vẻ con người, có mặt mũi tay chân. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung những hàng cột bên ngoài của tòa nhà đó như những chiếc xương ống, xương đùi bị phô bày. Hình tượng mà lộ xương, lộ cốt như thế, thì phong thủy đánh giá là “suy khí”, là không hay, thường chủ về tính không thịnh vuợng dễ suy tàn. Công trình dân sinh cũng tương tự như vậy.

Posted Image

Phong thủy “kiêng kị” việc đặt bàn làm việc, giường ngủ dưới chiếc dầm.

Dưới ánh sáng khoa học thì đặt như vậy người sử dụng sẽ “chịu hiệu ứng

từ trường do khối lượng sắt thép bên trong dầm tương tác”

* Phân tích của anh về khách sạn T. bên bờ hồ Tây hết sức lý thú. Từ bố cục tòa nhà khách sạn này hình chữ thập (khi nhìn ảnh vệ tinh trên Google Earth) anh đã căn cứ trên phong thủy để suy đoán rằng việc kinh doanh ở đây gặp khó khăn và thậm chí cả vấn đề “nội bộ” của họ nữa. Anh thực sự có điều tra thực địa trước đó hay hoàn toàn là suy đoán theo phong thủy?

- Trường hợp khách sạn đó cũng là một phần trong các nghiên cứu thực tế nhằm kiểm nghiệm tính hợp lý và đúng đắn của phong thủy. Bởi vì một lý thuyết đúng sẽ có khả năng dự báo hoặc kiểm chứng vấn đề. Tất nhiên cần biết thực tế ra sao để còn kiểm nghiệm. Tại diễn đàn trên trang thông tin điện tử của trung tâm chúng tôi, qua tư liệu được đưa lên bằng những tấm hình, từ bản đố vệ tinh hay chỉ qua sơ đồ nhà, những ngôi nhà thậm chí ở châu Âu, ở bên Mỹ xa xôi, nơi tôi còn chưa đặt chân tới, cũng có thể đưa ra những phân tích và phán đoán với độ chính xác cao về tình hình xảy ra trong ngôi nhà và các biểu hiện của con người sống trong đó. Tất nhiên, những phán đoán này được đưa ra từ những nghiên cứu về phong thủy, và phong thủy phải có tính logic thế nào mới có thể đưa ra được những dự đoán như vậy.

* Anh vạch ra những điều cần tránh về mặt phong thủy ở công sở, văn phòng, căn hộ (tránh dầm nhà cắt ngang, không để bếp đối diện với bồn rửa...). Những điều cần tránh ấy có phù hợp với các quy tắc tổ chức không gian của nghệ thuật kiến trúc hiện đại, hay nó chỉ là những kiêng kị mang màu sắc thị dân? Nếu cần thiết như anh phân tích thì có lẽ nên đưa thành những “quy chuẩn” kiến trúc - nên chăng?

- Thường một KTS có nghề hoặc một kỹ sư xây dựng giỏi về kết cấu cũng sẽ không bao giờ để một chiếc dầm đè lên mặt bàn làm việc hoặc đưa ra phương án phòng ngủ có một cây dầm đè lên giường ngủ. Tuy nhiên, những lỗi khá thường gặp như “Thủy Hỏa bất tương xung” mà tôi có đề cập khi chiếc bếp nấu đối diện với bồn rửa thì chỉ có số ít những người hiểu biết về phong thủy mới chú ý đến và tránh được.

Bởi vậy, theo quan điểm cá nhân tôi, rõ ràng những yếu tố cần lưu ý về mặt phong thủy cũng nên được tổng hợp và sớm đưa vào làm tài liệu để các sinh viên kiến trúc - những KTS của tương lai nhận biết được. Để sau này, khi thiết kế nhà cho người dân hoặc cho cộng đồng, những mẫu thiết kế của họ không chỉ tạo nên những ngôi nhà đẹp về thẩm mỹ mà còn góp phần đem lại những tổ ấm thực sự cho các gia đình.

* Xin cảm ơn anh!

Đông Kinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội thảo "giải mã" phong thủy
“Không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai”

Nguồn Thể thao & Văn hóa:
http://www.thethaovanhoa.vn/133N2009122410...mot-cai-sai.htm


(TT&VH) - Quả thật, với tuyên bố “người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Phương Đông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã cho rằng: “Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch”. Và phải xác lập hay phục hồi lại sự đúng đắn của nguyên lý tiền đề đó.

Thất truyền và sai lệch

Posted Image

Sơ đồ Hậu Thiên Bát Quái
Lạc Việt phối Hà Đồ


Khẳng định sức sống bền bỉ của phong thủy, nhưng đồng thời người ta cũng nhận thấy các khái niệm, phương pháp ứng dụng của phong thủy có phần mù mờ, mâu thuẫn nhau. Trong quá trình tồn tại, những phương pháp ứng dụng của phong thủy đã bị pha tạp với những giá trị văn hóa phi phong thủy và tùy theo không gian văn hóa và nhận thức của thời đại, người ta đã giải thích nó một cách huyền bí. Thậm chí, bùa chú - một hiện tượng văn hóa cổ của nhân loại, có trong văn hóa cổ Đông phương; hoặc cúng bái là những nghi lễ có tính tín ngưỡng cũng tham gia vào sự ứng dụng của khoa phong thủy - qua những nghi lễ động thổ, nhập trạch như là sự bổ sung cho phương pháp ứng dụng của phong thủy. Rồi cách giải thích mang tính thần quyền cho các nguyên lý lý thuyết căn bản của phong thủy qua hàng ngàn năm, đã khiến môn phong thủy ngày càng huyền bí trong con mắt thế nhân.
Vậy phải chăng phong thủy là phi khoa học, là thần bí, thậm chí đã không ít ý kiến cho rằng: phong thủy là một thứ tín ngưỡng, hoặc là một hình thức mê tín dị đoan... Nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đặt giải thuyết rằng: Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch. Và bản chất khởi nguyên của bộ môn này trong thời đại văn minh sinh ra nó, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán trong phương pháp ứng dụng. Và như thế phải chăng khoa phong thủy ngày nay chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau những thăng trầm của lịch sử con người?

“Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai” - ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đã có “nguyên lý mới” cho phong thủy?
Thời gian qua, người ta đã ít nhiều được biết đến chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra nguyên lý nền tảng mới để “thống nhất” phong thủy. Đó chính là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - một nguyên lý Âm-Dương - Ngũ hành tương đối chuyên biệt, mà chúng tôi không muốn đi sâu trong bài tường thuật này. Nhưng có thể hiểu vắn tắt rằng nguyên lý này được nhiều người cho là thống nhất mọi phương pháp ứng dụng của phong thủy tồn tại một cách rời rạc và mâu thuẫn từ những cổ thư lưu truyền trong văn hóa Đông phương - quen gọi là trường phái - trong Phong Thủy Lạc Việt.
Ông Tuấn Anh giải thích: “Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của Lý học Đông phương - trên cơ sở định hướng bởi giả thiết về sự thất truyền và sai lệch trong các cổ thư còn lại, chúng tôi đã nhận thấy tính bất hợp lý ngay từ nguyên lý căn để lưu truyền trong cổ thư liên quan đến Lý học Đông phương. Đó là nguyên lý: “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”. Sau khi hiệu chỉnh lại thành “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, đối chiếu với tiêu chí khoa học, chúng tôi đã từng bước hệ thống hóa và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm - Dương- Ngũ hành, trong đó có khoa phong thủy - là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này với phương pháp luận của nó” - ông Tuấn Anh cho biết.
Cụ thể đối với phong thủy thì: Sự tương tác của từ trường Trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người (được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Bát trạch). Sự tương tác của cảnh quan môi trường thiên nhiên quanh khu nhà (được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Loan đầu). Sự tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường với con người (được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Dương trạch tam yếu). Và cuối cùng, sự tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu trời không gian của Thái Dương hệ (được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Huyền không).

“Không căn cứ trên nguyên lý này thì phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng” - ông Tuấn Anh kết luận.

Posted Image

Hội thảo "giải mã" phong thủy


Lời kết về chuyện phong thủy

Như lời dẫn trong kỳ 1, chúng tôi đã nói, trái ngược với xu thế “ấu trĩ” một thời là quy mọi tri thức mù mờ của người xưa là “mê tín, dị đoan”, gần đây người ta lại ra sức cổ vũ cho chúng, thậm chí coi chúng là “siêu việt”. Và tôi không đồng tình với những thông tin cho rằng, căn nhà bố trí hợp lý theo phong thủy có thể chữa được... bệnh điên. Bất cập và thái quá đều không phải là thái độ biện chứng trong khoa học.
Không phải tất cả các cụ nhà ta thời xưa đều mù quáng theo các lời phán của phong thủy. Còn nhớ ông nội tôi, vốn là một nhà Nho trong ngôi làng cổ, tạm coi là đủ cả y, lý, số nữa nên cũng được bà con mời chọn đất đặt mộ, trấn trạch, động thổ... Cụ có “di huấn” lại các con bài thơ hài hước sau: Ba thước dây gai mồi nhử thịt/ Một vừng gỗ mít cối xay xôi/ Thế gian khả hữu vương đồ địa/ Chả để mả bố mày có phí không? (đại ý rằng, mấy thứ đồ nghề của thầy phong thủy kia (dây gai, la bàn bằng gỗ mít) chỉ là cái cần “câu” rượu thịt. Thế gian đầy đất đế vương. Đặt mồ mả chỗ nào chả được”. Hóa ra cụ cũng chả tin phong thủy một cách mù quáng. Đặt mồ mả chỗ nào cũng được miễn là thế đất cao ráo, thoáng đãng... Còn những nghi thức rườm rà của thầy phong thủy thì cũng chỉ múa may để bà con... yên tâm mà thôi.
Những nghiên cứu của Trung tâm Lý học Phương Đông có thể là hết sức nghiêm túc, trên tinh thần biện chứng, nhằm giải mã phong thủy và có tham vọng xác lập một nguyên lý mới cho nó. Tuy nhiên, phong thủy có được “lành mạnh hóa” hay không, tính khoa học của nó có được phát huy hay không, lại phụ thuộc vào sự tiếp nhận của xã hội. Sự bùng nổ tràn lan của những “dịch vụ phong thủy” với những đồ đạc trấn yểm, với những quan niệm cầu kỳ về chuyện động thổ, về hướng nhà, về màu sắc công trình... không phải là một dấu hiệu tốt lành vì nó cho thấy người ta đang đi vào quá sâu những yếu tố mù mờ của phong thủy.
Muốn cho xã hội tiếp thu một cách lành mạnh thì hãy “công khai” hóa các tri thức lành mạnh về phong thủy, để thiên hạ không dùng phong thủy “phán bậy” và để “lòe bịp” lẫn nhau. Nếu vậy, việc chắt lọc các yếu tố tinh túy của phong thủy, đưa vào các trường chuyên ngành kiến trúc, xây dựng... để biến thành những kiến thức cơ bản cho các kỹ sư, KTS như suy nghĩ của KTS Phạm Cương là một hướng làm đúng, có thể làm được và nên làm ngay.

Đông Kinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

Xin mượn câu của cụ Nguyễn Du để suy nghiệm và rút kinh nghiệm của cuộc hội nghị này, chuẩn bị cho Hội thảo Phong thủy Quốc tê nếu có duyên.

--------------------------------------

Những chuyện lôm côm tại Hội nghị văn học quốc tế

Lưu Hà

Nguồn Evan.vietnamexpress

Một hội nghị bàn về việc dịch văn học VN ra nước ngoài lại bị đánh giá là "loạng choạng" ngay từ khâu dịch; ngoài hành lang, đại biểu say sưa thảo luận với báo giới còn trong hội trường, diễn giả mỗi người nói một chuyện...

> 'Thế giới biết rất ít về văn học Việt Nam'

Tuy mới chỉ bước sang ngày làm việc thứ hai, Hội nghị văn học quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam đã bộc lộ nhiều sự cố, bắt nguồn từ cách tổ chức thiếu chuyên nghiệp.

Thiếu chuẩn xác ngay từ cách dịch tên hội nghị?

Trên logo cũng như các tờ giới thiệu, tờ chương trình về Hội nghị, Ban tổ chức đều ghi rõ cả tiếng Việt (Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam) và tiếng Anh (International conference to Introduce Vietnam literature). Tuy nhiên, dịch giả Dương Tường cho rằng, hội nghị này "dịch sai từ tên gọi". Theo ông, đó là "cách dịch tiếng Tây theo kiểu ta". "Một hội nghị mời tới hơn 150 đại biểu nước ngoài, phần lớn là các dịch giả, mà lại dịch như thế người ta cười cho", ông nói. "Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam nên được dịch là International Conference for Propagation of Vietnamese literature". Trao đổi với VnExpress.net, dịch giả Dương Tường chỉ ra 3 điểm mà theo ông là thiếu chuẩn xác. "Thứ nhất, người nước ngoài thường không dùng "to + động từ" trong tên gọi các sự kiện, hội nghị, hội thảo… Thứ hai, từ "Introduce" không phản ánh đầy đủ tinh thần hội nghị mà Ban tổ chức muốn hướng tới là quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Thứ ba, cụm từ "Văn học Việt Nam" không thể dịch là "Vietnam Literature" mà chính xác phải là "Vietnamese Literature".

Chia sẻ với ý kiến của Dương Tường, dịch giả Hoàng Hưng cho biết: "Nói sai thì cũng không hẳn là sai. Nhưng dịch như thế nghe nôm na và quê mùa lắm".

Posted Image

Cách dịch tên hội nghị bị cho là thiếu chuẩn xác.

Tuy nhiên, khi dịch giả Phạm Xuân Nguyên nêu lên vấn đề này tại buổi Gặp gỡ các nhà văn trẻ diễn ra sáng 6/1, trong khuôn khổ hội nghị, nhà thơ Trần Đăng Khoa, thành viên Ban tổ chức cho rằng: "Tôi nghĩ, đây chỉ là sự khác nhau về quan niệm dịch thuật. Có người thích dịch thoát ý, có người lại thích dịch sát nghĩa". Trao đổi lại với dịch giả Dương Tường, ông nói: "Dù quan niệm thế nào thì cũng phải làm sao để người nước ngoài người ta hiểu tinh thần hội nghị, chứ không thể dùng cách dịch 'word by word' như thế".

Ngoài câu chuyện về tiêu đề, hội nghị còn xảy ra những sự cố gây cười chỉ vì tình trạng "nhiều đại biểu, lắm ngôn ngữ" trong khi Ban tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo.

Sáng 6/1, tại buổi thảo luận về Văn xuôi VN hiện đại, sau khi mời dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu lên tham luận, nhà văn Hoàng Minh Tường, thành viên chủ tịch đoàn mới ngỏ lời với toàn bộ cử tọa: "Ở đây có dịch giả tiếng Trung nào không ạ?". Dịch giả tiếng Anh đồng thời cũng là chuyên gia tiếng Trung Nguyễn Liên giơ tay. Ông được mời lên dịch từ tiếng Trung ra tiếng Việt cho Chúc Ngưỡng Tu. Không ngờ, vị giáo sư người Trung Quốc nói tiếng Việt rành rọt trong sự ngạc nhiên của cả cử tọa lẫn ban tổ chức. Dịch giả Nguyễn Liên, tiện thể, được mời dịch luôn từ tiếng Việt sang tiếng Anh phục vụ các đại biểu châu Âu. Sự cố này cho thấy rõ, ban tổ chức đã không tìm hiểu kỹ về các diễn giả cũng như không chuẩn bị chu đáo dịch giả cho buổi hội thảo.

Tham luận hội nghị: chuyện ai người ấy nói

Ngày làm việc thứ hai (6/1), Ban tổ chức chia đại biểu thành các nhóm, thảo luận về 4 chủ đề lớn. Tuy nhiên, do thiếu sự tổ chức, định hướng về tham luận, các cuộc thảo luận phần lớn rơi vào tình trạng độc thoại: mỗi dịch giả nói một chuyện, ít có sự trao đổi đa chiều. Trước một số bài phát biểu quá lan man tại cuộc Gặp gỡ các nhà văn trẻ, nhà văn Võ Thị Hảo nói: "Tôi đề nghị các đại biểu đi vào những vấn đề cụ thể, chi tiết hơn, tránh để một hội nghị tiêu tốn tiền thuế của dân lại rơi vào tình trạng lãng phí".

Posted Image

Hội nghị là cơ hội gặp gỡ của các dịch giả, nhà văn đến từ nhiều nước.

Trong khi các dịch giả nước ngoài chịu khó tìm tòi giải pháp đưa văn học VN ra nước ngoài qua những bài viết như: Dịch và xuất bản văn học VN ở Thụy Điển (Styrbjorn Gustafsson); Tình hình giới thiệu văn học VN tại Hàn Quốc và bài toán của nó (Ahn Kyong Hwan), "Ông cố vấn" và tôi: về việc giới thiệu văn học VN ra nước ngoài qua một trường hợp thành công (Chúc Ngưỡng Tu)… thì một số dịch giả VN dường như coi đây là một hội thảo khoa học hơn là một hội nghị giới thiệu, quảng bá văn học Việt ra thị trường. Những tham luận nặng tính học thuật như Truyền thống và đổi mới trong văn xuôi hiện đại VN (Đặng Anh Đào), Văn chương chăm lo cho sự sống và làm cho người gần người hơn (Nguyễn Văn Hạnh), Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi VN hiện đại (Phong Lê)… tuy rất giá trị trong nghiên cứu văn chương, nhưng dường như lại trở nên khó nắm bắt cho phần lớn các dịch giả chưa am hiểu nhiều về lịch sử văn học VN.

Ở đối cực, sự bám quá sát tinh thần quảng bá, tiếp thị lại khiến cho phần đăng đàn của nhà thơ dân tộc Bùi Tuyết Mai trở nên sống sượng so với một hội nghị lớn. Khi được mời phát biểu, chị thật thà nói: "Hôm nay, tôi mang theo tập thơ mới nhất mà tôi đã tự dịch từ tiếng Mường sang tiếng Việt. Nếu các bạn yêu tôi một chút thì mong các bạn dịch sang tiếng nước các bạn. Tôi còn nhiều tập ở nhà nữa, hôm sau tôi sẽ lần lượt mang tới". Khi bị thành viên chủ tịch đoàn cắt ngang vì phát biểu quá giờ, chị không chỉ lờ đi mà còn tự ý mời thêm một dịch giả nước ngoài trước đó đã hứa dịch thơ chị lên đăng đàn phát biểu, dù anh này không có trong kế hoạch tham luận của Ban tổ chức.

Sau hai ngày làm việc, bên cạnh những thành công nhất định trong việc tập hợp được một đội ngũ đông đảo các dịch giả nước ngoài với những bài phát biểu giá trị, hội nghị quốc tế vẫn lộ ra nhiều điều bất cập trong cách tổ chức. Điều này đã được Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh tiên lượng trước khi sự kiện này diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 4/1, ông nói: "Hội nghị không thể không có những thiếu sót. Bởi chúng ta mới tổ chức đến lần thứ hai, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức những sự kiện thu hút nhiều đại biểu đến từ nhiều quốc gia như thế này".

Share this post


Link to post
Share on other sites