Hạt gạo làng

Báo Mỹ Tôn Vinh Nghiên Cứu Của Nhà Toán Học Việt

4 bài viết trong chủ đề này

Công trình toán học của giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu vừa được báo Time đánh giá là một trong 10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất trong năm 2009.

Posted Image

Giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Ảnh: vnu.edu.vn.

Time cho biết, vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands (quốc tịch Canada và Mỹ) phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Ngày nay người ta gọi lý thuyết ấy là “Chương trình Langlands”.

Langlands hiểu rằng chứng minh những giả định của ông sẽ là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng ông tin rằng khi trở ngại đầu tiên – gọi là “bổ đề cơ bản” – bị chinh phục thì lý thuyết sẽ được chứng minh. Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của ông đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng chứng minh trường hợp tổng quát là công việc khó hơn rất nhiều so với dự đoán của Langlands. Nó khó đến nỗi các nhà toán học phải chờ đợi tới 30 năm sau.

Trong nhiều năm qua giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu đã nỗ lực chứng minh "bổ đề cơ bản". Trên thực tế anh đã chứng minh được nó vào năm ngoái, nhưng để kiểm chứng gần 200 trang tài liệu của công trình, các nhà toán học phải mất gần một năm. Khi họ xác nhận chứng minh của Bảo Châu là đúng, giới toán học khắp thế giới đã thở phào nhẹ nhõm bởi từ đây "chương trình Langlands" sẽ bước sang một trang mới.

Những việc làm của bao nhà toán học trong lĩnh vực này trong suốt ba thập kỷ qua - dựa trên dự đoán rằng bổ đề cơ bản này là chính xác - bỗng nhiên được chứng minh là đúng đắn, Time bình luận.

Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận".

Với việc chứng minh "bổ đề cơ bản", Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng toán học Fields (được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học và chỉ dành cho người dưới 40 tuổi).

Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) từng học khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhà toán học trẻ là con của giáo sư, tiến sĩ Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, Viện Cơ học Việt Nam, và phó giáo sư Trần Vân Hiền thuộc Viện Y học dân tộc.

Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.

Vào năm 2004 anh đã nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất trong nước.

Minh Long

nguồn: VNexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công trình toán học của giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu vừa được báo Time đánh giá là một trong 10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất trong năm 2009.

Posted Image Giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Ảnh: vnu.edu.vn. Time cho biết, vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands (quốc tịch Canada và Mỹ) phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Ngày nay người ta gọi lý thuyết ấy là “Chương trình Langlands”.

Langlands hiểu rằng chứng minh những giả định của ông sẽ là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng ông tin rằng khi trở ngại đầu tiên – gọi là “bổ đề cơ bản” – bị chinh phục thì lý thuyết sẽ được chứng minh. Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của ông đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng chứng minh trường hợp tổng quát là công việc khó hơn rất nhiều so với dự đoán của Langlands. Nó khó đến nỗi các nhà toán học phải chờ đợi tới 30 năm sau.

Trong nhiều năm qua giáo sư, tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu đã nỗ lực chứng minh "bổ đề cơ bản". Trên thực tế anh đã chứng minh được nó vào năm ngoái, nhưng để kiểm chứng gần 200 trang tài liệu của công trình, các nhà toán học phải mất gần một năm. Khi họ xác nhận chứng minh của Bảo Châu là đúng, giới toán học khắp thế giới đã thở phào nhẹ nhõm bởi từ đây "chương trình Langlands" sẽ bước sang một trang mới.

Những việc làm của bao nhà toán học trong lĩnh vực này trong suốt ba thập kỷ qua - dựa trên dự đoán rằng bổ đề cơ bản này là chính xác - bỗng nhiên được chứng minh là đúng đắn, Time bình luận.

Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận".

Với việc chứng minh "bổ đề cơ bản", Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng toán học Fields (được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học và chỉ dành cho người dưới 40 tuổi).

Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) từng học khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhà toán học trẻ là con của giáo sư, tiến sĩ Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, Viện Cơ học Việt Nam, và phó giáo sư Trần Vân Hiền thuộc Viện Y học dân tộc.

Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.

Vào năm 2004 anh đã nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất trong nước.

Minh Long

nguồn: VNexpress.net

Phải chăng đây là một dấu hiệu báo hiệu báo hiệu trí tuệ Việt Nam tiếp nối tinh hoa của Dân Tộc Việt Nam tỏa sáng được sự thừa nhận của cộng đồng thế giới.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và đây nữa:

Chàng trai Hà Nội trở thành Giảng viên Đại học Oxford

26 tuổi, bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Đại học Oxford và có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Đó là Nguyễn Hoàng Long, chàng trai Hà Nội vừa trở thành Giảng viên Việt Nam đầu tiên ở Đại học Oxford.

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long (ngoài cùng bên phải) cùng thầy giáo ở Đại học Oxford.

Thủ khoa Đại học BristolTiến sĩ Nguyễn Hoàng Long sinh năm 1983 tại Hà Nội. Theo học chuyên toán, Nguyễn Hoàng Long nung nấu mơ ước được đi du học một ngày nào đó. Tốt nghiệp phổ thông năm 2001, Nguyễn Hoàng Long thi đậu vào 2 trường Đại học Bách khoa và Đại học Xây dựng Hà Nội và đều được vào lớp kỹ sư tài năng của 2 trường. Sau đó, Nguyễn Hoàng Long được gia đình cho đi học tại Vương quốc Anh.

Sang Anh, Nguyễn Hoàng Long theo học tại khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bristol. Mới là sinh viên năm thứ nhất, Long đã tham dự các bài giảng dành cho sinh viên năm thứ 3, vào năm thứ 2 anh đã theo học các môn học ở bậc Thạc sĩ. Bước ngoặt trong cuộc đời Nguyễn Hoàng Long là khi anh giành được giải thưởng nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuffield (Anh) vào năm học thứ hai tại Đại học Bristol. Sau đó không lâu, Long tiếp tục giành giải thưởng từ hai công ty máy tính Logica và Inforenz cho những sáng kiến của mình về bảo mật.

Năm học thứ hai và thứ ba tại đại học Bristol, Long đạt kết quả học tập xuất sắc nhất toàn khoa. Luận văn tốt nghiệp của Long đoạt giải thưởng dành cho luận văn nghiên cứu xuất sắc nhất. "Anh Long là một sinh viên có năng lực rất đặc biệt", Giáo sư Nigel Smart, người trực tiếp hướng dẫn Long nghiên cứu các công trình khoa học, nhận xét như vậy.

Sau 4 năm học tập miệt mài, cậu sinh viên Nguyễn Hoàng Long đã tốt nghiệp Thủ khoa, khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bristol năm 22 tuổi. Với sự dìu dắt của Giáo sư Nigel Smart, một trong những nhà khoa học đầu ngành của châu Âu về ngành Bảo mật thông tin và mật mã, Nguyễn Hoàng Long đã có nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học của Vương quốc Anh và được trình bày ở một số Hội đồng khoa học uy tín.

Chưa nhận bằng tốt nghiệp, Nguyễn Hoàng Long được Công ty máy tính lớn nhất thế giới IBM và Ngân hàng SHBC nhận vào làm việc. Tuy nhiên, anh đã từ chối để nộp hồ sơ xin học tiếp vào Đại học Oxford. "Đó là một quyết định khó khăn. Đôi khi người ta mắc sai lầm và phải hối hận trong những quyết định như thế. Nhưng tôi đã từng mơ ước được học ở Oxford và đây chính là lúc tôi có thể thực hiện. Tôi biết rằng sẽ còn rất nhiều cơ hội ở phía trước", Long tâm sự.

Tiến sĩ xuất sắc của Đại học Oxford

Theo Nguyễn Hoàng Long, anh đặc biệt thích Oxford, nơi đã từng đào tạo ra 46 nhà khoa học đoạt giải Nobel, 25 thủ tướng Anh, 6 vị vua, nhiều nhà chính trị, nhiều nhà văn, nhà thơ, toán học, kinh tế, trong đó có Thủ tướng Anh Tony Blair và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Đại học Oxford luôn đi tiên phong về lĩnh vực y khoa, kinh tế và khoa học - kỹ thuật.

Với lịch sử hơn 900 năm xây dựng và phát triển, Đại học Oxford là trường lâu đời nhất tại Anh. Nổi tiếng về công tác giảng dạy và nghiên cứu, Đại học Oxford thu hút sinh viên và học giả từ 130 quốc gia trên thế giới. Số lượng sinh viên quốc tế chiếm 1/4 trong tổng số 18.000 sinh viên của trường.

Để được nhận học tiếp tại Đại học Oxford - ngôi trường danh tiếng và cổ nhất nước Anh, những hồ sơ xin học phải trải qua quá trình tuyển chọn rất khắt khe. Thế nhưng Nguyễn Hoàng Long đã được đặc cách làm luận án Tiến sĩ không qua văn bằng Thạc sĩ. Nguyễn Hoàng Long đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận làm luận văn Tiến sĩ tại khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Oxford. Sau khi phỏng vấn Nguyễn Hoàng Long, Giáo sư Bill Roscoe - Trưởng khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Oxford đã nói: "Tôi sẽ là người hướng dẫn trực tiếp cậu ấy. Tôi tin cậu ấy sẽ bảo vệ Luận án Tiến sĩ xuất sắc".

Trong thời gian làm Luận án Tiến sĩ ở Đại học Oxford, Nguyễn Hoàng Long còn được mời giảng dạy sáu môn học khác nhau cho sinh viên đại học, Thạc sĩ tại đây. Tiếng lành đồn xa, anh tiếp tục được 19 trường đại học hàng đầu của 10 nước khác nhau trên khắp thế giới mời đi giảng bài và thuyết trình, trong đó có những trường danh tiếng như Đại học Stanford của Mỹ, Cambridge, UCL ở Anh, ETH Zurich ở châu Âu, Thanh Hoa ở Trung Quốc…

Ngoài ra, Nguyễn Hoàng Long còn thành công với nghiên cứu về giao dịch tiền tệ qua mạng. Đề tài của Long được làm ba bản quyền quốc tế, làm tiêu chuẩn hóa ISO và được nhiều tạp chí đầu ngành của Mỹ, châu Âu và thế giới công bố, đặt tại những vị trí trang trọng. Trong các hội nghị khoa học do Microsoft tổ chức, Nguyễn Hoàng Long được nhắc đến với nhiều lời ngợi khen. Năm 2007, Nguyễn Hoàng Long được Đại học Oxford trao tặng giải thưởng dành cho sinh viên có kết quả nghiên cứu xuất sắc nhất.

Đúng như nhận định của Giáo sư Bill Roscoe, Nguyễn Hoàng Long đã bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sĩ tại Đại học Oxford năm 2009, khi anh 26 tuổi. Sau đó, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long được Đại học Oxford giữ lại trường nghiên cứu và giảng dạy. Anh trở thành người Việt Nam đầu tiên làm giảng viên tại Đại học Oxford.

Trái tim luôn hướng về quê nhà

Trở thành giảng viên của một trong những đại học hàng đầu thế giới, nhưng tấm lòng vị Tiến sĩ trẻ người Việt này vẫn luôn hướng về quê nhà. Nói về dự định trong tương lai, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long cho biết: " Tôi sẽ ở lại Anh trong 3-4 năm tới để theo đuổi và phát triển thêm những cái đã làm, tạo thêm mối quan hệ, sau đó tôi sẽ về Việt Nam. Tôi mong muốn những kiến thức mình học được sẽ giúp được phần nào cho ngành bảo mật vốn còn non trẻ ở Việt Nam. Tôi cũng mong muốn được giảng dạy trong một trường đại học nào đó để trao cho sinh viên Việt Nam niềm đam mê và tạo cơ hội cho họ gặp gỡ những nhà khoa học, những giáo sư đầu ngành trên thế giới từ những mối quan hệ mà tôi đã tạo dựng được".

Chia sẻ những kinh nghiệm thành công khi đi du học của mình, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long cho biết: "Có một cơ hội được học tập trong một môi trường mới, tiếp thu nền giáo dục mới sẽ rất quan trọng để rèn luyện bản thân. Đối với tôi, học đại học ở Việt Nam và học đại học ở nước ngoài chỉ khác nhau ở chỗ tạo ra những thử thách khác nhau. Tôi muốn xem khả năng của mình đến đâu".

Vũ Anh Tuấn

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thống nhất các ngành toán học chứng tỏ khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất là hoàn toàn có thể trong tri thức hiện đại.

Đấy là cách giải thích cho dễ hiểu. Còn với tôi thì Lý thuyết thống nhât đang tồn tại và đã ứng dụng từ lâu - từ hàng ngàn năm trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay