Rin86

Lý Ông Trọng

11 bài viết trong chủ đề này

Lý Ông Trọng, tên thật là Lý Thân, là một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội.

Hiệu úy phong tặng: Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại vương

Văn Lang thành cổ sơn trung điệpÔng Trọng từ thâm vân đạm nùng(Văn Lang thành cổ non trung điệpÔng Trọng đền thiêng mây nhạt nồng)(Phạm Sư Mạnh)//

Theo dân gian và sử sách lưu truyền

Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước[1]. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.

Đến thời Thục An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi xứ nước Tần.

Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi.

Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng".

Đền thờ

Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ và xưng tôn là Đức Thánh Chèm.

Đền thờ Lý Ông Trọng được xây dựng từ thời Bắc Thuộc (từ năm 603 đên năm 938) ở Thị Điềm, Thụy Phương (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay).

Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch

(nguồn wikipedia tiếng Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi xem một bản khác thì nói Ông Trong là tướng của Vua Hùng chứ không phải của An Dương Vương. Khi ông Trọng về nước và nhà Tần mời sang lần thứ II. ông đã khước từ bằng cách nói minh đã chết. Vua Hùng chính thức thông báo với nhà Tần như vậy. Nhà Tần không tin sai sứ sang tận nới đòi quật một lên để xác tín. Ông Trọng phải tự sát. Sứ nhà Tần sang đến nơi thấy xác ông đã trở về. Sau đó nhà Tần sai đúc tượng ông tại của ải, khiến quân Hung Nô sợ hãi vì tưởng Ông Trong còn sống, không dám sang đáng Tần. Từ đó về sau, những tượng lớn đều gọi tên là Ông Trọng.

Nguồn của Rin86 lấy từ đâu vậy? Nên cảnh giác sự xuyên tạc lịch sử do cố tình hoặc thiếu hiểu biết. Chuyên có vẻ tuy nhỏ, nhưng sự sai lệch về thời đại sẽ khiến nó là bằng chứng cho việc nhận định diễn biến lịch sử thời đại liên quan đến Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi xem một bản khác thì nói Ông Trong là tướng của Vua Hùng chứ không phải của An Dương Vương. Khi ông Trọng về nước và nhà Tần mời sang lần thứ II. ông đã khước từ bằng cách nói minh đã chết. Vua Hùng chính thức thông báo với nhà Tần như vậy. Nhà Tần không tin sai sứ sang tận nới đòi quật một lên để xác tín. Ông Trọng phải tự sát. Sứ nhà Tần sang đến nơi thấy xác ông đã trở về. Sau đó nhà Tần sai đúc tượng ông tại của ải, khiến quân Hung Nô sợ hãi vì tưởng Ông Trong còn sống, không dám sang đáng Tần. Từ đó về sau, những tượng lớn đều gọi tên là Ông Trọng.

Nguồn của Rin86 lấy từ đâu vậy? Nên cảnh giác sự xuyên tạc lịch sử do cố tình hoặc thiếu hiểu biết. Chuyên có vẻ tuy nhỏ, nhưng sự sai lệch về thời đại sẽ khiến nó là bằng chứng cho việc nhận định diễn biến lịch sử thời đại liên quan đến Hùng Vương.

Nếu Vua Hùng không giữ nổi tướng của mình mà phải để cho Lý Ông Trọng tự sát để đúng lời nói với nhà Tần thì độc lập dân tộc thời đó đâu rồi, nền văn minh huy hoàng mà tiến sỹ cố gắng chứng minh đâu rồi. Câu chuyện trên mới là câu chuyện sằng xuyên tạc lịch sử Việt Nam để cho người Việt Nam sợ ngoại bang dẫn đến tôi không hết lòng trung với chủ, tướng sỹ chẳng tận trung với vua, tự hủy hoại tinh hoa của mình phá hoại khối đại đoàn kết giữ nước của Dân Tộc Việt Nam. Câu chuyện này chắc tiến sỹ đọc được ở lần sang Trung Quốc làm phong thủy hả???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Vua Hùng không giữ nổi tướng của mình mà phải để cho Lý Ông Trọng tự sát để đúng lời nói với nhà Tần thì độc lập dân tộc thời đó đâu rồi, nền văn minh huy hoàng mà tiến sỹ cố gắng chứng minh đâu rồi. Câu chuyện trên mới là câu chuyện sằng xuyên tạc lịch sử Việt Nam để cho người Việt Nam sợ ngoại bang dẫn đến tôi không hết lòng trung với chủ, tướng sỹ chẳng tận trung với vua, tự hủy hoại tinh hoa của mình phá hoại khối đại đoàn kết giữ nước của Dân Tộc Việt Nam. Câu chuyện này chắc tiến sỹ đọc được ở lần sang Trung Quốc làm phong thủy hả???

Bác Liêm Trinh thân mến.

Chuyện Lý Ông Trong tôi xem từ hồi còn nhỏ. Khi suy nghĩ với các sự kiện liên quan tôi thấy rằng: Vào cuối đời Hùng Vương Thứ XVIII, nhà Tần đã chiếm Ba Thục - nước sát với biên giới Văn Lang, sự hùng mạnh của nước Tần thâu tóm lục quốc sau đó, thì việc Lý Ông Trọng tự sát cá nhân ông bào vệ quốc gia không bị xâm lăng khi thế nước đang yếu, là việc dũng cảm và không làm mất mặt triều đình khi đã thông báo ngoại giao là ông đã chết.

Bác Liêm Trinh yên tâm đi, Thiên Sứ đủ thông minh để biết cái gì đang diễn ra và sẽ có kết cục như thế nào. Hơn 12 năm tận tụy một mình bẻ que chống lại cả thế giới (Thiên Sứ đúng thì nhận định của thế giới sai về cội nguồn Kinh Dịch) để bảo vệ chân lý: Việt sử 5000 năm văn hiến. Làm gì Thiên Sứ lại sơ xuất như vậy.

Bác hãy cảnh giác, những kẻ chống lại văn hóa dân tộc Việt rất tinh vi.

Tôi muốn nói rõ thêm để bác thấy bản chất sự việc. Nhưng vì trong tương lai tôi phải đối phó lâu dài với những kẻ âm mưu chống lại văn hóa Việt dưới nhãn hiệu khoa học. Nên tôi không thể công khai nhiều vấn đề. Tuy nhiên, tôi gợi ý để bác suy ngẫm:

Lý Ông Trong chết vào thời Hùng Vương và chết vào thời An Dương Vương sẽ có sự khác biệt về thời gian kết thúc thời Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến.

Chuyện Lý Ông Trong tôi xem từ hồi còn nhỏ. Khi suy nghĩ với các sự kiện liên quan tôi thấy rằng: Vào cuối đời Hùng Vương Thứ XVIII, nhà Tần đã chiếm Ba Thục - nước sát với biên giới Văn Lang, sự hùng mạnh của nước Tần thâu tóm lục quốc sau đó, thì việc Lý Ông Trọng tự sát cá nhân ông bào vệ quốc gia không bị xâm lăng khi thế nước đang yếu, là việc dũng cảm và không làm mất mặt triều đình khi đã thông báo ngoại giao là ông đã chết.

Bác Liêm Trinh yên tâm đi, Thiên Sứ đủ thông minh để biết cái gì đang diễn ra và sẽ có kết cục như thế nào. Hơn 12 năm tận tụy một mình bẻ que chống lại cả thế giới (Thiên Sứ đúng thì nhận định của thế giới sai về cội nguồn Kinh Dịch) để bảo vệ chân lý: Việt sử 5000 năm văn hiến. Làm gì Thiên Sứ lại sơ xuất như vậy.

Bác hãy cảnh giác, những kẻ chống lại văn hóa dân tộc Việt rất tinh vi.

Tôi muốn nói rõ thêm để bác thấy bản chất sự việc. Nhưng vì trong tương lai tôi phải đối phó lâu dài với những kẻ âm mưu chống lại văn hóa Việt dưới nhãn hiệu khoa học. Nên tôi không thể công khai nhiều vấn đề. Tuy nhiên, tôi gợi ý để bác suy ngẫm:

Lý Ông Trong chết vào thời Hùng Vương và chết vào thời An Dương Vương sẽ có sự khác biệt về thời gian kết thúc thời Hùng Vương.

Cụ Tiến Sỹ cứ yên tâm với sự chứng minh hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc của cụ thì liêm trinh dẫu có ít hiểu biết về mảng này vẫn dùng hết mọi khả năng sát cánh cùng cụ.

Về phần Lý Ông Trọng thì với người Việt Nam chỉ là truyền thuyết truyền khẩu còn sách vở có nghi chép thời ấy thì đều là sách Hán cả nên Liêm trinh cũng như cụ đọc và sàng lọc để tìm ra bản chất thật của câu chuyện.

Liêm trinh hiểu mốc thời gian quan trọng như thế nào trong chứng minh lịch sử.

Kính cụ Tiến sỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ câu chuyện Lý Ông Trọng mà bác Thiên Sứ được xem từ hồi nhỏ, là câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Trong Lĩnh Nam Chích quái:

Cuối đời Hùng Vương có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ họ Lý tên Thân. Khi đẻ ra rất to lớn, rồi cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình hung hãn, hay giết người, tội ác đáng chết, Hùng Vương tiếc mà không nỡ giết. Đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn cất binh đánh ta, An Dương Vương bèn đem Lý Thân tiến nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong cho làm chức tư lệ hiệu úy. Khi Thủy Hoàng đã lấy được cả thiên hạ, sai Lý đem quân giữ đất Lâm Thao, uá danh vang dội đến Hung Nô, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng phong Lý làm phụ tín hầu, lại gả công chúa cho Lý. Sau tuổi già trở về nước. Hung Nô lại xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng nhớ tới Lý Thân, sai người sang triệu. Lý Thân không chịu đi, trốn vào rừng núi. Vua Tần trách quở, An Dương Vương tìm không được, nói dối là Lý đã chết. Vua Tần hỏi vì sao mà chết. Trả lời: vì đi tả. Tần sai sứ sang khám. An Dương Vương bèn nấu cháo đổ xuống đất để làm thực tích. Vua Tần đòi mang xác sang, Lý Thân bất đắc dĩ phải tự vẫn (hôm đó là ngày mồng 2 tháng 2). An Dương Vương sai lấy thủy ngân rắc lên xác rồi đem nộp vua Tần. Thủy Hoàng lấy làm lạ, mới đúc đồng làm tượng, đặt hiệu là ông Trọng, đem dựng ở cửa Kim Mã đất Hàm Dương. Trong bụng tượng chứa mấy chục người để lay cho tượng cử động. Hung Nô trông thấy tưởng là quan hiệu úy sống, không dám động tới cửa ải. Tới đời đường, Triệu Xương sang làm quan đô hộ đất Giao Châu, đêm mộng thấy cùng Lý Thân giảng sách Xuân Thu, Tả Truyện, nhân hỏi thăm nhà cũ, lập đền thờ cúng. Sau Cao Biền dẹp giặc Nam Chiếu, Lý hiển linh cứu trợ, Cao Biền bèn sửa sang lại miếu đền, tạc gỗ làm tượng, gọi là đền Lý hiệu úy nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (xưa gọi là xã Thụy Hàm, nay gọi là xã Thụy Hương) ở bên bờ sông Cái cách kinh thành 15 dặm.

Còn một câu chuyện khác nữa là:

Lý ông Trọng là 1 trong Tứ Đại Trụ Thần của nước ta vào thời An Dương Vương, sau đó đi sứ sang Tàu, đấu võ với tất cả các võ sĩ Tàu và đánh bại mọi võ sĩ Tàu, Tần Vương thấy là người tài nên đề nghị ở lại giúp đánh giặc Hung nô. Sau khi dẹp xong giặc thì ông được phong chức quan và làm tướng cho nước Tần, về sau ông cáo về quê rồi trốn luôn không ở lại Tàu nữa, Lý Ông trọng về Hung nô kéo quân sang làm loạn, Tần Vương sai sứ giả triệu ông về nhưng ông nhất định không về, sợ Tần Vương gây khó dễ cho An Dương Vương nên ông đã truyền thụ lại võ công cho đệ tử rồi tự vẫn và cho người đêm xác về Tàu, Tần Vương thấy xác ông thì tiếc liền cho đúc 1 pho tượng lớn rỗng bên trong đặt lên thành, cho quân sĩ vào trong điều khiển tượng đi lại, từ xa quân Hung nô tưởng ông đã về thì sợ mà lui quân.

Ở Việt Nam ông được phong là Vạn Tín Hầu Lý Thân. Lý Thân mới là tên ông. Lý Ông Trọng là tên da Tần Vương ban sau khi ông chết.

PhucTuan nghĩ rằng có thể là lúc Lý Ông Trọng sinh ra vẫn còn nhỏ thuộc vào thời kì cuối cùng của thời Hùng Vương thứ XVIII, sau này trưởng thành ra làm quan dưới thời An Dương Vương. Có thể lúc đó là thời điểm chấm dứt triều đại vua Hùng và nhà nước của An Dương Vương được thành lập. Lý Ông Trọng là một nhân tài của nhà nước, đã được cử đi sứ. Những sứ thần được cử đi là những con người thay mặt cho toàn bộ quốc gia đó, cho nên bắt buộc Lý Ông Trọng phải thể hiện tài năng của mình. Tần vương thấy thế bèn giữ lại với mục đích là nếu thu phục dùng được thì quá lợi đối với Tần. Còn nếu mà Lý Ông Trọng không phục vụ cho Tần quốc, thì giữ lại không trả người tài về cố quốc, để họ khỏi phục vụ quốc gia của mình. Những điều này chỉ là ý kiến chủ quan của PhucTuan, PhucTuan cũng không dám nói gì nhiều.

Còn về bài của chị Rin86 thì là lấy từ wikipedia. Chúng ta nên cẩn thận khi dùng nguồn ở đây, bởi vì wikipedia là một cuốn bách khoa toàn thư mở, có nghĩa là ai thích viết gì vào đó cái gì cũng được. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, không bao giờ được lấy tham khảo từ wikipedia (thầy giáo ở trường PhucTuan dạy như vậy). Nhưng không phải toàn bộ kiến thức của wikipedia là lung tung cả, có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học trong đó với điều kiện so sánh với các nguồn tham khảo khác.

Chúc mọi người có một ngày cuối tuần thật là vui vẻ! :blink:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến.

Tôi chắc chắn với bác rằng: Sự tích Lý Ông Trong vào thời An Dương Vương chỉ xuất hiện sau những năm 70 do sự xuyên tạc có mục đích của đám "hầu hết" và "công đồng". Không tin, bác hỏi Rin86 nguồn trích dẫn câu chuyện này và truy đến cùng thì sẽ thấy tôi nói đúng. Không loại trừ những tài liệu giả.

Bác yên tâm, tôi rất cảnh giác.

Thậm chí ngày xưa có người đưa ảnh chụp mộ Lạc Long Quân khuyên tôi đưa vào làm bằng chứng để chứng minh cho luận điểm của mình, tôi đã từ chối.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta phải cảnh giác với hai việc:

- Do sự hạn chế của kiến thức mà mắc sai lầm.

- Sự phá hoại có chủ ý với văn hóa Việt.

Chúng ta không thể phủ nhận một sự thực lịch sử sau đây:

- Tướng Tần là Đồ Thư đem hai vạn quân đánh Bách Việt. Thục Phán đem quân chống Tần kéo dài gần 10 năm thì diệt được tướng Tần là Đồ Thư. Thục Phán và vua Hùng Vương có cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm, sau đó Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán.

Vậy trường hợp Lý Ông Trọng rơi vào thời điểm nào của giai đoạn Thục Phán chống Tần và chống lại vua Hùng. Rõ ràng là vô lý.

Tôi đã dự báo rằng: Chuyện của Rin86 chỉ có thể xưất hiện sau năm 70. Nay Phúc Tuấn xác nhận nó từ Wikipedia, tức là nó chỉ gần đây thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bổ sung thêm một tư liệu về Lý Ông Trọng để mọi người tham khảo.

Truyền thuyết Việt Nam

Lý Ông Trọng là người Việt đầu tiên hiển đạt tại nước ngoài (Trung Hoa), được vua nước ấy nể trọng.

Ông người xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay. Lúc nhỏ có tên là Lý Thân.

Tương truyền lúc còn sơ sinh ông đã rất to lớn, hơn hẳn các trẻ em bình thường. Rồi đến tuổi trưởng thành, cao tới 2 trượng 3 thước, lại có sức khỏe bình thường. Ông hay giúp đỡ mọi người, nên được nhiều kính nể. Đặc biệt khi ông giết chết con giải hay ăn thịt người ở khúc sông Cái chảy qua làng, thì lại càng được mọi người hết lòng kính nể.

Sự hào hiệp là anh em sinh đôi của tính tình khảng khái. Cho nên, khi gặp cảnh ngang trái ông thường ra tay lập tức. Những người bề trên và các vị gia trưởng, bảo ông kiêu hãn, nghĩa là vừa kiêu ngạo vừa hung hãn. Họ chỉ thấy ở ông một kẻ bề dưới bất trị, mà không xét đến động cơ nào đã khiến ông có những hành động như thế.

Khi ấy là vào cuối thời vua Hùng Vương thứ 18, sắp sửa bước sang thời Thục Phán An Dương Vương. Ở bên Tàu là cuối thời Đông Chu liệt quốc, Tần Thủy Hoàng vừa thôn tính xong 6 nước, rồi xưng là Hoàng đế (221 trước Công nguyên). Lý Thân lúc ấy còn trẻ, vào làm nha môn cho một vị Lạc tướng, do một lần ra tay cứu giúp người bị nạn, đã chẳng may đánh chết hung thủ là người có bà con thân thích với quan trên. Vị Lạc tướng bắt Lý Thân khép vào tội chết (sát nhân giả tử), nhưng vua Hùng biết chuyện, tiếc một người trẻ tuổi có nghĩa khí, nên tha cho, chỉ còn bắt đánh đòn.

Sau trận đòn nhục nhã, lý Thân càng thấm thía thêm thân phâïn của kẻ tôi đòi: "Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ có lẽ nào chịu quanh quẩn mãi ở đây, để cho người ta hành hạ?"

Từ đấy, ông bỏ nha môn, đi tìm các thầy giỏi để học. Vừa học chữ, vừa học võ nghệ. Học thầy trong nước, rồi học cả thầy ở ngoài nước (Trung Hoa). Ông chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hễ biết ở đâu có thầy giỏi là lập tức tìm đến theo học.

Rồi đến ông thành tài, chẳng những có võ nghệ cao cường mà còn làu thông cả kinh sử. Lúc ấy ông đang ở bên Tàu.

Thời ấy, ở Trung Hoa tuy học hành rất phát triển, nhưng chứa đặt ra chế độ thi cử để chọn nhân tài. Nhân tài được tuyển chọn theo cách: Các quan lại địa phương tiến cử lên nhà vua những người tài năng danh tiếng trong địa hạt của mình, để nhà vua chọn lựa tuyển dụng.

Lý Thân được tiến cử đến Tần Thủy Hoàng, lúc ấy là vị hoàng đế lẫy lừng, người đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Biết tài của ông, Tần Thủy Hoàng trọng dụng rồi về sau cho thăng đến chức Tư lệ hiệu úy, một quan chức lớn trong quân ngũ.

Lúc bấy giờ, tuy nhà Tần thôn tính xong các nước, nhưng ở biên giới phía Bắc, vẫn bị người Hung Nô thường xuyên vào cướp. Hung Nô tuy quân ít nhưng kỵ binh của họ rất thiện chiến, khiến cho quân Tần phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Lý Thân đến trấn giữ đất Lâm Thao (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay) để đối phó với Hung Nô. Lý Thân một mặt cho canh phòng nghiêm ngặt, mặt khác lại tổ chức nhiều đợt phản công, đánh bao vây tiêu diệt lớn, khiến cho người Hung Nô sau mấy lần thất bại, đ ành phải từ bỏ ý đồ xâm lấn. Về sau, hễ họ trông thấy Lý Thân ở đâu, là lập tức quay ngựa chạy, không còn dám chống cự nữa.

Cả một vùng biên giới được bình yên, khiến cho vua Tần vui mừng như cất xong gánh nặng. Tần Thủy Hoàng rất quý trọng ông, phong cho là Phụ Tín hầu rồi gả công chúa cho ông. Đối với môt người ngoại tộc, vừa được phong chức lớn, lại vừa được nhận là giai tế như vậy, quả là rất hiếm hoi.

Tuy nhiên, mặc dù được trọng thị và tin dùng, Lý Thân vẫn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ ở nơi đất khách quê người. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi mãi về phương Nam, ở đó là quê hương, có cha mẹ, anh em và đồng bào của ông đang sinh sống. Mặc dù ngày trẻ, do phẫn chí mà ra đi, nhưng đến nay, khi tuổi tác càng cao, ông lại càng thấm thía nỗi đau của người xa xứ.

Nhưng đang mắc việc quân trọng đại, làm sao ông có thể trở về quê hương được? Ông rất biết Tần Thủy Hoàng, dù trọng thị và tín dùng như thế nào thì vẫn chém đầu ngay, nếu ông tự tiện rời bỏ nhiệm sở. Thế là ông đ ành phải chờ đến lúc mình tuổi cao sức yếu vậy.

Ông dâng sớ cáo lão lên Tần Thủy Hoàng khi thấy mình không còn đảm đương nổi việc quân, và cũng xin nhà vua cho trở lại quê hương để được nhìn mặt mọi người thân làn cuối. Tần Thủy Hoàng cho lời tâu ấy là thực, bèn chuẩn y. Thế là không quản hàng vạn dặm đường sá xa xôi, ông lui gót về quê, nơi trước kia ông đã sinh ra. Được vài năm thì ông mất, hoàn toàn mãn nguyện.

Hàng ngàn năm sau, lúc ấy nước ta đang ở gần cuối kỳ thuộc Đường (603 - 906) Triệu Xương (801) rồi Cao Biền (864) lần lượt sang nước ta cai trị. Hai tên cáo già này muốn thu phục lòng người nước Na, bằng việc xây miéu thờ Lý Thân ở làng Trèm (Từ Liêm, Hà Nội) rồi sau đó cho tạc tượng và tu bổ đền miếu quy mộtto lớn. Xương và Biền lại phao tin rằng, đã từng nằm mộng thấy cùng đ àm đạo với Lý Thân, hoặc được Lý Thân hiển linh giúp đỡ đánh thắng quan Nam Chiếu.

Mặc dù có những việc làm và lời lẽ mỵ của quân xâm lược đối với Lý Thân, nhưng tình cảm của mọi người đối với ông cũng chẳng vì thế mà suy suyển. Ông xứng đáng vẫn được tôn trọng bởi tài năng, lòng khảng khái và chí tiến thủ của mình. Những gì ông đạt được thực không dễ dàng vào thời buổi ấy. Vậy mà, đến lúc cuối đời ông lại từ bỏ tất cả để được trở về quê hương, mà đường đất đi lại đâu có gần gũi gì. Ông căm giận những người đã xử nhục mình mà bỏ nước ra đi, nhưng chưa bao giờ ông phản lại mọi người và đất nước cả.

Việc từ trước đến nay mọi người đến đền Trèm dự hội và làm lễ tưởng niệm ông, vì thế, là hoàn toàn chính đáng, chứ không phải bị kích động bởi việc làm và lời lẽ của Triệu Xương hay của Cao Biền.

Các triều đại phong kiến trước đây đều có sắc phong tặng ông. Trời Trần trùng hưng đặt các mỹ hiệu " Anh Liệt", " Dũng Mảnh". Phụ tín để gọi ông ...

Lại nói đến thời nhà Tân (Trung Hoa). Sau khi thấy Lý Thân già yếu, Tần Thủy Hoàng chuẩn y cho ông về cáo lão. Lại ban cho ông xe ngựa và tặng vật để vượt hàng vạn dặm đường dài, trở về cố quốc.

Để vẫn tiếp tục giữ cho quân Hung Nô khỏi vào xâm lấn, Tần Thủy Hoàng sai lấy đồng đúc tượng ông thật lớn, đặt trước cửa Tư Mã ở Hàng Dương, Kinh đô của nhà Tần. Lúc bấy giờ, bụng tượng khoét rỗng, chứa được hàng trục người. Vua Tần sai mấy người lính thay nhau vào đấy, thỉnh thoảng lại làm cho tượng cử động chân tay, đầu óc, hoặc đi lại được. Quân Hung Nô ở xa trong thấy, tưởng là Lý Hiệu Úy còn sống, nên không dám đến xâm phạm.

Thay vì gọi tên bức tượng là Lý Thân, Tần Thủy Hoàng cho gọi đó là Lý Ông Trọng. Xem thế đủ biết, Tần Thủy Hoàng đã nể trọng ông đến mức nào.

nguồn: http://my.opera.com/vn_series/blog/show.dml/833384

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa, cuối đời Hùng Vương, ở huyện Từ Liêm, quận Giao Chỉ, có một người họ Lý, tên Thân, thân hình to lớn, cao hai trượng ba thước, sức mạnh vô cùng. Thân lỡ tay làm chết người, bị tội tử hình, song vua Hùng Vương tiếc người kỳ dị, dũng mãnh nên không nỡ giết. Đến đời Thục An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn xua quân sang chiếm Việt Nam, vua Thục bèn đem Lý Thân ra cống hiến. Tần Thủy Hoàng được Lý Thân lấy làm quý lắm, phong cho làm Tư lệnh Hiệu úy mang quân ra đóng giữ ở bờ cõi Lâm Thao. Trông thấy hình thù khổng lồ của Lý Thân, quân sĩ nước Hung Nô khiếp sợ không dám quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng lại phong cho Lý Thân làm Vạn Tín Hầu và cho phép được trở về Nam thăm xứ sở.

Mấy năm sau, quân Hung Nô lại quấy rối ở biên thùy, Tần Thủy Hoàng nhớ đến Lý Thân, sai sứ sang vời. Lý Thân không chịu đi làm tôi cho nước ngoài bèn trốn vào rừng. An Dương Vương phải nói dối là Lý Thân chết rồi. Tần Thủy Hoàng đòi lấy xác của Lý Thân. Bất đắc dĩ, Lý Thân phải tự tử, An Dương Vương sai lấy thủy ngân ướp xác Lý Thân rồi mang nộp cho Tần Thủy Hoàng. Thấy Lý Thân đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc đồng làm tượng đen đem dựng ở cửa thành Tư Mã đất Hàm Dương, gọi là tượng Lý Ông Trọng. Tượng cao lớn hai trượng, thân hình khổng lồ, bụng rất to, trong bụng làm rỗng có thể chứa được nhiều người, hai tay và đầu, cổ có máy cử động, mỗi khi có người nước ngoài đến viếng, thì đã có người ở trong bụng tượng kéo máy cho tượng cử động. Nước Hung Nô lầm tưởng Lý Thân còn sống nên sợ oai mà không dám phạm vào cửa ải.

Đến đời Đường, Triệu Xương sang đô hộ đất Giao Châu, nghe tiếng lập đền thờ Lý Thân. Tới khi Cao Biền qua Việt Nam đánh quân Nam Chiếu, cho trùng tu lại ngôi đền và tạc tượng để thờ gọi là đền Lý hiệu úy, ở làng Thị Hiện, huyện Từ Liêm, ngay bên sông Cái, cách phía tây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trên năm mươi dặm.

nguồn: http://www.maiyeuem.net/vtopic45206.html

Share this post


Link to post
Share on other sites